Chương 3 :Nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây học phần Luật hiến pháp
Chương 3 :Nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây học phần Luật hiến pháp của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC CHIẾM HỮU NÔ LỆ PHƯƠNG TÂY
I. Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước chiếm hữu nô phương Tây: a.
Điều kiện tự nhiên
- Các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Tây được hình thành trên các đảo, bán đảo, các mặt giáp
biểnthuận lợi cho sự phát triển kinh tế thương mại, mậu dịch hàng hải.
- Khí hậu ôn đới, đất đai phù hợp với việc trồng cây công nghiệp, là nguyên liệu cho các ngành thủ
côngnghiệp, thương nghiệp.
b. Điều kiện kinh tế Công cụ lao động Năng suất lao động Phân công lao bằng sắt xuất hiện tăng cao động xã hội
Quá trình phân công lao động qua 3 giai đoạn:
Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) Thủ công nghiệp Thương nghiệp
Giải thích: Quá Trình Phân công lao động ở phương Tây đã trải qua 3 giai đoạn và 3 giai đoạn này tách
biệt hoàn toàn với nhau, tức là thương nghiệp đã tách biệt khỏi thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Không giống với phương Đông, mặc dù nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đã xuất hiện nhưng
chưa tách khỏi nền kinh tế nông nghiệp vì nền kinh tế ở phương Đông là nền kinh tế chủ đạo, thủ công nghiệp
và thương nghiệp chỉ bổ trợ thêm cho nền kinh tế nông nghiệp. Trong khi đó, ở phương Tây, thương nghiệp và
thủ công nghiệp rất phát triển.
c. Điều kiện xã hội. -
Chuyển biến về mặt xã hội:
+ Sự xuất hiện của chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ, thể hiện vai trò của đàn ông và sự xuất hiện
của các gia đình nhỏ tách ra khỏi công xã nguyên thủy.
+ Sự xuất hiện công xã láng giềng thay thế công xã thị tộc.
Công xã láng giềng là tập hợp của những gia đình nhỏ, các gia đình nhỏ tách ra khỏi công xã thị tộc và
cùng nhau sinh sống ở những vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mối liên hệ giữa họ là kinh tế chứ không
còn là huyết thống như thời công xã thị tộc.
Hình thức công xã láng giềng ở phương Tây là công xã du mục, đặc trưng nền kinh tế chăn nuôi du mục. -
Kinh tế phát triển mạnh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều đã nhanh chóng phá vỡ chế độ sở
hữuchung của chế độ công xã thị tộc. -
Con đường hình thành Nhà nước phương Tây cổ đại đi theo đúng con đường hình thành Nhà
nước theoquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. lOMoARc PSD|17327243 -
Phân hóa giàu nghèo và hình thành giai cấp: + Giai cấp thống trị:
• Quý tộc thị tộc (nắm trong tay quyền lực về chính trị)
• Quý tộc công thương (nắm trong tay quyền lực về kinh tế muốn có quyền lực chính trị quá trình
dân chủ hóa thâu tóm quyền lực) + Giai cấp bị trị: • Nông dân lao động • Bình dân
• Nô lệ (chiếm số lượng đông đảo, trực tiếp tham gia sản xuất, bị bóc lột) II. Các nhà nước điển hình
ở phương Tây thời kỳ cổ đại:
1. Nhà nước Hy Lạp:
Vì địa hình bị xé nhỏ nên ở Hy Lạp xuất hiện nhiều nhà nước thành bang, trong đó có 2 nhà nước thành
bang điển hình nhất ở Hy Lạp là: Xpác (Sparta) và Aten (Athens)
a. Nhà nước thành bang Xpác (Sparta).
- Sự ra đời của nhà nước Xpác là kết quả của quá trình thôn tính của tộc người Đôriêng đối với tộcngười Akêăng.
- Khi củng cố được sự thống trị của mình, người Đôriêng tiếp tục tổ chức chiến tranh và xâm chiếmvùng
đồng bằng của người Hilốt biến toàn bộ dân cư của họ thành nô lệ.
Giai cấp thống trị: người Đôriêng (người Xpác)
Giai cấp bị trị: + Người Pêriét (người Akêăng)
+ Người Hilốt (nô lệ tập thể của người Xpác)
Người Hilốt là nộ lê tập thể bởi vì: tàn dư của xã hội nguyên thủy (nguyên tắc ăn chung, làm chung, chiến
lợi phẩm chia đều), sau này NN được hình thành nhưng để đảm bảo cho NN tồn tại thì nguyên tắc công bằng trên vẫn còn.
Tổ chức bộ máy NN : Hai vua
Hội đồng trưởng lão (*) Hội đồng 5 quan sát Hội nghị công dân
Xpác (Sparta) theo chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. Tất cả các thiết chế quyền lực trong nhà nước đều
do tầng lớp quý tộc chủ nô nắm giữ.
Nhà nước thành bang Xpác được xem là một “trại lính”, một nhà nước mang tính quân phiệt với sự lạc
hậu về kinh tế, bảo thủ về mặt chính trị.
b. Nhà nước thành bang Aten (Athens).
- Điều kiện tự nhiên: Có bờ biển rất dài, có nhiều mỏ khoáng sản lộ thiên.
- Điều kiện kinh tế:
+ Không thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
+ Có điều kiện phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, mậu dịch hàng hải.
- Điều kiện xã hội: phân hóa giàu nghèo phân hóa giai cấp + Giai cấp thống trị: • Quý tộc thị tộc •
Quý tộc công thương >< quý tộc chủ nô (sự phát triển thương nghiệp và thủ công nghiệp đội
ngũ quý tộc công thương nắm trong tay quyền lực về kinh tế rất lớn) + Giai cấp bị trị: Bình dân & nô lệ (><
quý tộc chủ nô) Tổ chức bộ máy NN :
Hội đồng trưởng lão (*)Hội nghị nhân dân
Hội đồng quan nhiếp chính
Cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội đồng trưởng lão và đại diện cho quyền lợi của quý tộc thị tộc.
Tổ chức bộ máy nhà nước Athens khi mới hình thành có hình thức chính thể là cộng hòa quý tộc chủ
nô. Nhưng Athens không dừng lại ở đây Dân chủ hóa
❖ Quá trình dân chủ hóa ở Athens:
⮚ Cải cách của Solon:
- Tạo điều kiện kích thích công thương nghiệp phát triển.
- Hạn chế bớt thế lực của quý tộc chủ nô cũ, nâng cao địa vị kinh tế của quý tộc chủ nô mới.
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho nền cộng hòa dân chủ.
Cải cách của Clixten (Cleisthenes):
- Xóa bỏ tàn tích cuối cùng của xã hội công xã nguyên thủy.
- Mọi công dân đều được tham gia hoạt động bộ máy nhà nước. - Chính thể cộng
hòa dân chủ chủ nô đã được thiết lập.
⮚ Cải cách của Pêriclet (Pericles): xây dựng Athens thành một thành bang phát triển về mọi mặt và đưa
chế độ dân chủ nô ở Athens phát triển tới đỉnh cao, đảm bảo cho toàn bộ công dân Athens từ những người giàu
có nhất đến nghèo khó nhất đều có cơ hội tham gia vào tổ chức bộ máy nhà nước.
Sau cải cách, tổ chức bộ máy nhà nước của Athens không còn sắc màu của quý tộc thị tộc mà chuyển
sang nền cộng hòa dân chủ chủ nô. Cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội nghị công dân.
Nhận xét về nhà nước Athens:
- Hình thức chính thể của nhà nước Athens là cộng hòa dân chủ chủ nô.
- Tổ chức bộ máy nhà nước đã có sự chuyên môn hóa giữa các cơ quan:
+ Hội nghị công dân thực hiện quyền lập pháp.
+ Hội đồng 500 người thực hiện quyền hành pháp.
+ Tòa bồi thẩm thực hiện quyền tư pháp.
- Hạn chế của nhà nước Athens:
+ Chỉ những công dân nam Athens từ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia vào Hội nghị công dân, còn
phụ nữ, kiều dân và nô lệ thì không có quyền này.
+ Các cuộc họp của Hội nghị công dân đa số được tổ chức tại thành Athens nên các công dân sinh sống ở
những vùng nông thôn xa xôi không có điều kiện để thường xuyên tham gia hội nghị. lOMoARc PSD|17327243
2. Nhà nước La Mã:
a. Thời kỳ Vương Chính - thời kỳ dân chủ quân sự.
- Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực tối cao Viện nguyên lão
Vua b. Nhà nước La Mã cổ đại thời kỳ cộng hòa
- Nhà nước đầu mang chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. => Cải
cách của Hoàng đế Xecviut Tuliut ❖ Chế độ cộng hòa:
Tổ chức bộ máy NN: Đại hội Xăngtuari là cơ quan có quyền lực nhất trong Hội nghị công dân (*).
La Mã cổ đại thời cộng hòa có chính thể cộng hòa. Phát triển theo khuynh hướng cộng hòa quý tộc chủ
nô - nền cộng hòa bảo vệ quyền lợi của đội ngũ quý tộc La Mã.
c. Thời quân chủ chuyên chế
- Do sự đấu tranh của quần chúng nhân dân, sự chống đối ngày càng mạnh của các tỉnh, nhà nước La
Mãngày càng có xu hướng tăng cường chuyên chính.
- Thiết chế quân chủ chuyên chế xuất phát từ quyền lực rất lớn của Hội đồng quan chấp chính trong tình
hình chiến tranh. Thời kỳ này, La Mã tiến hành rất nhiều cuộc chiến tranh để thôn tính các khu vực ở Địa Trung
Hải, thậm chí là biến Địa Trung Hải thành “ao nhà” của người La Mã. Các cuộc chiến mang lại nhiều của
cải, nô lệ thì càng đẩy cao lên vị thế của Hội đồng quan chấp chính, sau này là Hoàng đế La Mã.
❖ Tình hình kinh tế - xã hội:
- Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ đã phát triển tới đỉnh cao. (Các cuộc chiến
tranh mang lại rất nhiều nô lệ cho người La Mã.) - Kinh tế phát triển vượt bậc,
đặc biệt là ngoại thương.
(Vì toàn bộ khu vực Địa Trung Hải nằm trong tay người La Mã nên người La Mã nắm toàn bộ hoạt động
giao thương buôn bán trong khu vực Địa Trung Hải.)
- Các trang viên phong kiến lớn hình thành ngày càng nhiều.
- Nô lệ, dân nghèo >< chủ nô, các vùng bị đô hộ >< đế quốc ngày càng gay gắt. -
Chủ nô mới >< chủ nô cũ ngày càng gia tăng.
La Mã phải thiết lập nền quân chủ chuyên chế với sự xuất hiện của Hoàng đế La Mã nắm toàn bộ
quyền lực của tổ chức bộ máy nhà nước.
Lưu ý: Nền quân chủ chuyên chế của La Mã không giống với nền quân chủ chuyên chế phương Đông
bởi lẽ Hoàng đế La Mã do Viện nguyên lão bầu ra, chứ không phải theo nguyên tắc thế tộc như ở phương Đông.
III. Nhận xét về nhà nước phương Tây thời kỳ cổ đại:
- Nhà nước phương Tây cổ đại ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp khi mâu thuẫn giai cấp đãđến
mức gay gắt đòi hỏi phải giải quyết bằng đấu tranh giai cấp.
- Các nhà nước phương Tây cổ đại có sự đa dạng về hình thức chính thể, chủ yếu là hình thức cộng hòachủ nô.
- Tổ chức bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện nhất định (Lấy ví dụ ở nhà nước Athens, có sự phân
hóa,chuyên môn hóa giữa các cơ quan, đã có cơ quan nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp).
- Bộ máy nhà nước mang nặng tính chất quân sự. lOMoARc PSD|17327243
CHƯƠNG 5. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TÂY ÂU
I. Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu:
1. Sự xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu: -
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến sự bóc lột ngày càng tăng đã dẫn đến những
sựkhủng hoảng ở La Mã (Nhà nước La Mã suy yếu). -
Bắt đầu từ sự khủng hoảng chế độ nô lệ (phương thức đấu tranh đầu tiên là nô lệ tiến hành khởi nghĩa đòi
quyền tự do, phương thức thứ hai là nô lệ tiến hành bỏ trốn), làm cho các hoạt động kinh tế thông thường ở La
Mã bắt đầu bị đình trệ dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế bị khủng hoảng đã dẫn đến sự khủng hoảng
về chính trị đã khiến cho La Mã bị chia cắt thành Tây La Mã và Đông La Mã.
Với việc kinh đô của nhà nước La Mã đã bị dời về phía đông trước đó thì phần phía Tây La Mã trở thành
một vùng đất vô chủ, chủ nô phải đối phó với sự khủng hoảng của nô lệ, sự khủng hoảng về kinh tế và cả sự
khủng hoảng về chính trị. Để đối phó sự khủng hoảng này, chủ nô thay đổi phương thức bóc lột chia đất làm 2 phần:
+ Phần nhỏ: chủ nô quản lý. Chủ nô sẽ yêu cầu nô lệ đến sản xuất và thu toàn bộ hoa lợi, lợi tức.
+ Phần lớn: chủ nô phát canh cho nô lệ. -
Nô lệ lĩnh canh đất: nộp địa tô (địa tô trong giai đoạn đầu này phần lớn là tô hiện vật) và thực hiện tô lao
dịch, trở thành lệ nông (nô lệ không còn là nô lệ theo đúng nghĩa nữa mà họ bắt đầu là những người thực hiện
hoạt động sản xuất nông nghiệp). -
Chủ nô trở thành chủ đất (lãnh chúa). Vì lợi ích của họ dựa vào việc họ phân chia đất đai và nhận được
nguồn lợi từ đất đai.
→ Hệ quả: hoạt động phát canh và thu tô của lãnh chúa đã làm quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện và phương
thức bóc lột bằng địa tô ra đời.
2. Sự xâm lược của các tộc người Giecmanh:
- Người Giecmanh tràn vào đánh chiếm Tây La Mã. Họ giành thắng lợi và thiết lập nên nhiều vương quốcphong
kiến ở Tây Âu như: Frăng, Vidigốt, ...
- Thủ lĩnh quân sự chiếm đoạt quyền lực và trở thành vua, hình thành chế độ quân chủ chuyên chế.
→ Nhận xét: Nhà nước phong kiến ở Tây Âu hình thành dựa trên 2 nguyên nhân: Sự xuất hiện quan hệ sản xuất
phong kiến trên vùng đất Tây La Mã và sự xâm lược của người Giecmanh. Sự xâm lược của người Giecmanh
được xem là yếu tố xúc tác giúp nhà nước phong kiến Tây Âu hình thành nhanh chóng hơn.
II. Sự hình thành và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Tây Âu qua các giai đoạn:
1. Giai đoạn sơ kỳ trung đại (V - IX): là giai đoạn xuất hiện các vương quốc lớn nhỏ khác nhau của người
Giecmanh. Vương quốc Frăng là rộng lớn và hùng mạnh nhất. Clovis là người sáng lập ra vương quốc Frăng và
mở đầu cho triều đại đầu tiên ở Frăng là triều đại Merovigian. Vương quốc Frăng chấm dứt với sự kiện ở Verdun
và mở đầu cho sự ra đời của 3 quốc gia Ý, Pháp và Đức => giai đoạn sơ kỳ trung đại có rất nhiều đặc trưng về
điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị, xã hội đã tác động đến tổ chức bộ máy nhà nước.
Về kinh tế: Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. Những lãnh địa phong kiến được xây dựng mang tính
chất biệt lập và gói gọn trong nó.
Về chính trị: Giai cấp thống trị chỉ bao gồm lãnh chúa phong kiến (lãnh chúa thế tập và lãnh chúa tăng lữ)
và giai cấp bị trị đa số là nông nô. Do vậy, mâu thuẫn trong xã hội chủ yếu là mâu thuẫn giữa lãnh chúa và nông nô. lOMoARc PSD|17327243
Tổ chức bộ máy nhà nước: Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến: quân chủ tuyệt đối. Quyền lực
tập trung tuyệt đối trong tay vua.
2. Giai đoạn trung kỳ trung đại (X - XV):
a. Giai đoạn X – XIII:
- Sự chuyển biến về kinh tế:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Thợ thủ công và nông nô
ở các vùng nông thôn lân cận kéo vào thành thị.
+ Thành thị là trung tâm công thương nghiệp.
- Về chính trị, xã hội:
+ Xuất hiện thị dân, ngày càng giàu có. Giải thích: Thị dân là những người sinh sống trong trung tâm thành thị và
hoạt động chủ yếu là hoạt động giao thương. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì thị dân ngày càng trở nên giàu có.
+ Thành thị nằm trên đất của lãnh chúa phong kiến nên thị dân phải nộp thuế cho lãnh chúa. Việc thị dân phải nộp
nhiều thuế cho lãnh chúa và việc thị dân bắt đầu có hoạt động thông thương với các lãnh địa phong kiến khác đã
làm cho mâu thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa phong kiến ngày càng gay gắt hơn. → Thị dân đấu tranh giành quyền
tự trị bằng các biện pháp sau:
• Nộp một số tiền lớn cho lãnh chúa và đổi lại họ nhận được sự tự do trong phạm vi thành thị của mình.
=> biện pháp đấu tranh không triệt để vì sau khi nhận được tiền xong, nhiều lãnh chúa sẵn sàng nuốt lời
và quay trở lại tiếp tục áp bức, thống trị đối với thị dân.
• Khởi nghĩa vũ trang. Họ liên kết lại với nhau và trang bị vũ khí để tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại
quân đội của lãnh chúa phong kiến.
• Liên kết với vua. Những trung tâm thành thị không đủ tiền để mua sự tự do, cũng không đủ sức mạnh để
tự mình đấu tranh vũ trang nên họ tiến hành thỏa thuận với nhà vua để nhận được sự hỗ trợ về quân sự
và đổi lại những thành thị này phải cam kết dành cho nhà vua quyền kiểm soát trung tâm thành thị sau
khi giành được quyền tự trị.
→ Kết quả: Xuất hiện thành thị tự trị hoàn toàn và thành thị tự trị không hoàn toàn, thành thị tự trị không hoàn
toàn vẫn chịu sự can thiệp của đại diện nhà vua tại trung tâm thành thị.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, kèm theo chế độ Cộng hòa thành thị trong các thành thị tự trị.
b. Giai đoạn thế kỷ XIII - XV. - Về kinh tế:
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, trở thành kinh tế hàng hóa. → kết quả tất yếu của quá trình phát
triển của những trung tâm thành thị.
+ Trung tâm thành thị ngày càng nhiều và mạnh về kinh tế.
+ Vai trò kinh tế của tầng lớp thị dân ngày càng tăng, có tiếng nói hơn trong xã hội. - Về chính trị:
+ Mâu thuẫn giữa vua và lãnh chúa ngày càng tăng, đặc biệt là vua và lãnh chúa tăng lữ. Giải thích: do sự phát
động cuộc chiến thập tự chinh đi về phương Đông nên lãnh chúa cần nhiều tiền để tham chiến, phục vụ cho chiến
tranh. -> nhà vua muốn tăng thuế nhưng lãnh chúa không hậu thuẫn.
+ Vua cần một thế lực làm chỗ dựa đối phó với lãnh chúa, củng cố thế lực -> Vua quyết định triệu tập hội nghị
các tầng lớp có thế lực hình thành nên nền quân chủ đại diện đẳng cấp. lOMoARc PSD|17327243
Hội nghị các đẳng cấp: nhằm mục đích giải quyết vấn đề về thuế, nhà vua đã triệu tập
hội nghị các đẳng cấp, bao gồm: Lãnh chúa tăng lữ - Lãnh chúa thế tập - Thị dân (có thể
có sự thay đổi, ví dụ ở Anh có thể có sự tham gia của tầng lớp Kỵ sĩ) → Tầng lớp thị dân tham gia vào trong đời
sống chính trị bằng việc tham gia vào hội nghị này và hội nghị này tồn tại bên cạnh quyền lực của nhà vua, giải
quyết vấn đề về thuế cho nhà vua.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Hình thức chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp. Cơ quan đại diện đẳng cấp trở thành
cơ quan hạn chế quyền lực của nhà vua khi nắm trong tay quyền quyết định tăng thuế, giải quyết vấn đề về tài chính.
3. Giai đoạn mạt kỳ trung đại (XV - XVII): - Về kinh tế:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến khủng hoảng. → kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thủ công nghiệp
và thương nghiệp, cùng với sự ra đời và lớn mạnh của những trung tâm thành thị ở trong lòng chế độ phong kiến ở Tây Âu.
+ Mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh.
+ Thị dân lớn mạnh và dần trở thành giai cấp tư sản. - Về chính trị:
+ Giai cấp tư sản ra đời, xuất hiện mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến. Trong đó, tư sản mâu thuẫn với quý tộc
lãnh chúa và tư sản cũng có sự mâu thuẫn với nhà vua.
+ Giai cấp tư sản và nhà vua liên minh xây dựng chế độ quân chủ tuyệt đối, xóa bỏ tình trạng phân quyền cát cứ
của các lãnh chúa phong kiến, mở rộng vương quyền. Ngược lại, vua sẽ tạo một thị trường thống nhất để giai cấp
tư sản xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. -> Giải thích: vì mới hình thành vẫn còn non trẻ và
chưa đủ sức để đối phó với quý tộc phong kiến nên tư sản cần chỗ dựa để thực hiện mục tiêu về mặt kinh tế.
Ngược lại, vua muốn lợi dụng tư sản để xóa bỏ quyền lực của lãnh chúa phong kiến, mở rộng vương quyền.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối được
hình thành là kết quả của sự liên minh tạm thời giữa tư sản và nhà nước phong kiến và nhà nước phong kiến tồn
tại trên sự mâu thuẫn giữa tư sản và chế độ phong kiến (giai cấp phong kiến)
→ Đây là giai đoạn đánh dấu sự suy vong của chế độ phong kiến Tây Âu và là biểu hiện cho sự quá độ trước khi
giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến ở Tây Âu.
II. Chế độ xã hội:
1. Kết cấu giai cấp: Có 2 giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
a. Giai cấp thống trị: Quý tộc phong kiến, gồm: lãnh chúa thế tập + lãnh chúa tăng lữ
- Lãnh chúa thế tập (lãnh chúa theo chế độ cha truyền con nối): đứng đầu là vua-lãnh chúa thế tập tối cao haylãnh
chủ tối cao. Vua sẽ tiến hành phân chia đất đai và ban tước vị cho tùy tùng bên dưới (có thể là tùy tùng hoặc họ
hàng) và lập ra các tước vị bao gồm: Công tước, Hầu tước, Bá tước, Tử tước, Nam tước, Kỵ sĩ và tiểu Kỵ sĩ. lOMoARc PSD|17327243 VUA CÔNG T C – HẦẦU T C – BÁ T C T T C – NAM T C – K SỸỸ TIU K SỸỸ
- Lãnh chúa tăng lữ: Đứng đầu là đại giáo chủ > giáo chủ > giáo phụ.
* Mối quan hệ giữa lãnh chúa - thần thuộc: “thần thuộc của thần thuộc của ta không phải là thần thuộc của ta”,
nghĩa là mối quan hệ giữa lãnh chúa và thần thuộc chỉ là mối quan hệ mang tính chất trực tiếp. Lãnh chúa ban
tước vị và ban đất cho thần thuộc và thần thuộc có trách nhiệm phục tùng cho lãnh chúa và không có trách nhiệm
gì đối với lãnh chúa cao hơn tôn chủ của mình.
b. Giai cấp bị trị: nông nô, nông dân tự do và thị dân. -
Nông nô: đối tượng chịu sự bóc lột chủ yếu nhất của giai cấp thống trị vì có số lượng đông nhất trong xã
hộibấy giờ. Nông nô có tài sản riêng, có gia đình riêng nhưng họ không được phép tự do kết hôn → Đây là sự
khác biệt so với nô lệ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Lãnh chúa không được phép tùy tiện giết nông nô. Tuy nhiên
nông nô vẫn phải gắn chặt cuộc đời của mình với nghĩa vụ nộp địa tô, sản xuất trên những mảnh đất đã được phát
canh và phải nộp thuế cho lãnh chúa, thực hiện tô lao dịch cho lãnh chúa. -
Nông dân tự do: có phần đất riêng và tự sinh sống trên mảnh đất của mình, luôn đứng trước nguy cơ bị
nôngnô hóa và phần đất của họ có nguy cơ bị lãnh địa hóa. -
Thị dân: đây là giai cấp bị trị có vai trò và sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Thị dân xuất hiện muộn hơn so với
nôngdân tự do và nông nô. Vào khoảng thế kỷ XI, ở nhà nước phong kiến Tây Âu bắt đầu có sự phát triển vượt
bậc về nền kinh tế, thị dân xuất hiện và là một bộ phận trong giai cấp bị trị. Tuy nhiên đến khoảng thế kỷ thứ
XIII, thị dân bắt đầu tham gia vào tổ chức bộ máy nhà nước và dần trở thành một bộ phận trong giai cấp thống trị
trong nhà nước phong kiến Tây Âu.
2. Quan hệ giai cấp:
- Lãnh chúa thế tập (nắm vương quyền) và lãnh chúa tăng lữ (nắm thần quyền) luôn có sự cạnh tranh quyền lực.
+ Giai cấp thống trị > < Giai cấp bị trị: mâu thuẫn giữa 2 giai cấp này luôn mang tính chất đối kháng.
+ Giai cấp thống trị > < Nông nô: là mâu thuẫn chủ đạo. lOMoARc PSD|17327243
CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG
I. Pháp luật phong kiến Trung Quốc:
Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, đảm bảo thống nhất các quan điểm xã hội, mỗi
triều đại phong kiến Trung Quốc đều ban hành ra hệ thống luật pháp phù hợp với điều kiện xã
hội của từng triều đại.
Chính vì thế, thời kỳ phong kiến Trung Quốc tồn tại nhiều triều đại và mỗi triều đại có những
hệ thống pháp luật riêng nên chương này chỉ khái quát sơ lược về pháp luật các triều đại phong
kiến và tập trung phân tích pháp luật thời nhà Đường với bộ luật Đường luật sớ nghị, bởi vì
Đường luật sớ nghị có sự hoàn thiện đạt tới đỉnh cao hơn so với các bộ luật triều đại khác và nó
cũng là bộ luật đặt nền móng cho việc xây dựng và ban hành pháp luật của thời kỳ sau. Theo
đó, Đường luật sớ nghị đã kế thừa những tư tưởng pháp lý của pháp luật thời Tần, Hán và pháp
luật các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh về cơ bản đã kế thừa Đường luật. Không chỉ vậy,
Đường luật còn có ý nghĩa to lớn với nước ngoài, như pháp luật của Nhật Bản khi Minh Tân
duy trị, hay pháp luật Triều Tiên, Việt Nam cũng coi Đường luật là cán mốc để hình thành hệ thống pháp luật.
1. Khái quát pháp luật các triều đại phong kiến Trung Quốc: Nhà Tần
Tần luật (Vân Mộng Tần giản) Cửu chương luật Nhà Hán Hán luật Luật Trinh Quán Nhà Đường Bộ luật Vĩnh Huy
Bộ Đường luật sớ nghị Nhà Tống Tống hình thống
Bộ pháp điển “Chí Nguyên tân cách” Nhà Nguyên
Bộ luật “Đại Nguyên thống chế” Nhà Minh Bộ “Đại Minh luật” Nhà Thanh
Bộ “Đại Thanh luật lệ” Triều đại Pháp luật
2. Nội dung pháp luật phong kiến Trung Quốc: Nhà Tần: -
Về cơ bản, pháp luật nhà Tần đã có những chế định bao quát các lĩnh vực về dân sự, hình
sự và tố tụng nhưng nhà Tần chủ yếu xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế, đề cao pháp trị. -
Áp dụng tuyệt đối tư tưởng Pháp trị nên việc thực thi pháp luật mang tính áp đặt, cưỡng
chế. - Hình phạt rất dã man. Nhà Hán:
- Đặc biệt dưới thời Hán Vũ Đế, rút kinh nghiệm của nhà Tần trong việc trị nước nên đồng thời
với việc đặt ra hình luật còn sử dụng Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo.
- Chủ trương: “Bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật”, “Đức chủ hình phụ” (nghĩa là lấy đức làm
chủ yếu còn hình phạt là phụ theo dùng để trợ giúp cho những việc thực hành đức), “Lễ pháp
tịnh dụng”, “Lấy Xuân thu quyết án”.
- Thay thế những hình phạt dã man thời Tần bằng những hình phạt nhẹ hơn. Nhà Đường: lOMoARc PSD|17327243 -
Đường luật sớ nghị gồm 30 quyển do Trưởng tôn Vô Kỵ và một số người phụng mệnh
hoàng đế biên soạn. Đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất còn lại của Trung Quốc. Đường luật
sớ nghị gồm 2 phần: phần luật Đường thành văn và phần giải thích luật văn của Trưởng
tôn Vô Kỵ và một số người khác. -
Về hình thức, Đường luật sớ nghị gồm 4 phần: luật, lệnh, cách, thức. -
Đường luật sớ nghị được coi là tập hợp về hệ thống hóa mang dấu ấn đậm nét của chế độ
phong kiến, thể hiện được ý chí giai cấp của tầng lớp thống trị phong kiến, nội dung của
nó phản ánh chế độ lễ nghi, chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ đẳng cấp và chế độ tâm
pháp. Bộ luật này khoan dung hơn bộ luật của triều đại phong kiến chuyên chế thời Tần , Hán . -
Tư tưởng pháp luật: “Đức lễ vi chính giáo chi bản, hình phạt vi chính giáo chi dụng”, kết
hợp giữa đạo đức và pháp luật. -
Đơn giản hóa pháp luật, giảm nhẹ hình phạt. Nhà Tống: -
Có tư tưởng cấp tiến nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhà Nguyên: -
Pháp luật thực hiện chính sách kỳ thị và áp bức dân tộc. -
Pháp luật kém phát triển chủ yếu sao chép pháp luật nhà Đường. Nhà Minh: -
Pháp luật mang trì trệ, cứng nhắc, không phù hợp thực tế. -
Áp dụng nhiều biên sắc “dĩ sắc phá luật”. Nhà Thanh: -
Pháp luật thực hiện chính sách phân biệt đối xử giữa người Mãn Thanh và người Hán. 3.
Nhận xét pháp luật phong kiến Trung Quốc: -
Vua là trung tâm của hoạt động lập pháp. -
Pháp luật mang tính trọng hình khinh dân. Giải thích: Hầu như tất cả triều đại của Trung
Quốc, hệ thống pháp luật thường quan tâm các quy định về hình sự hơn là các quy định
về dân sự. Điều này xuất phát từ xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ coi trọng và bảo vệ giai
cấp thống trị. Các quy định về hợp đồng và dân sự chưa được quan tâm nhiều. -
Pháp luật mang tính bất bình đẳng sâu sắc. -
Pháp luật thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị. -
Pháp luật kết hợp giữa lễ và hình. lOMoARc PSD|17327243