lOMoARcPSD|40651217
+ Chi phí tài nguyên: là khoản tài nguyên tiêu tốn trong sản xuất kinh doanh được
biểu hiện dưới hình thái hiện vật. Ví dụ: Để sản xuất 100 kg thóc, người nông dân phải tốn
chi phí tài nguyên như sau: 100kg phân chuồng, 3kg đạm, 5kg phân lân, 10 ngày công lao
động … Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, việc tiết kiệm tài nguyên trong hoạt động
sản xuất là vấn đề mà mọi nền kinh tế cần phải quan tâm.
+ Chi phí hiện: là những khoản chi phí mà doanh nghiệp thực sự bỏ tiền ra: chi phí
thuê lao động, nhà xưởng, mua nguyên nhiêu vật liệu, máy móc … Nếu những khoản chi
phí này được ghi chép trong sổ sách kế toán được gọi là chi phí kế toán.
+ Chi phí ẩn chính là chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo phương án A chính là giá trị hay
lợi ích của phương án thay thế tốt nhất mà chúng ta không thực hiện được nữa do phải thực
hiện phương án A.
Ví dụ một người lao động nếu sử dụng sức lao động của bản thân mình để tự điều
hành doanh nghiệp là một phương án (giả sử ta gọi là phương án A). Nhưng nếu bản thân
người lao động đó làm thuê ở các doanh nghiệp khác được gọi là phương án B. Nếu 30 triệu
đồng là tiền lương cao nhất mà người lao động nhận được nếu thực hiện phương án B thì
điều đó có nghĩa là 30 triệu đồng chính là chi phí cơ hội của phương án A.
+ Chi phí kế toán (chi phí bằng tiền – chi phí tường minh, chi phí tài chính): là khoản
chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Nó là các
khoản chi thực tế và được thể hiện trên hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp, làm cơ
sở hoạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ví dụ những khoản chi phí như: khấu hao
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu; trả tiền thuê nhân công hay
thanh toán các khoản lãi vay...
+ Chi phí kinh tế: là toàn bộ chi phí để sản xuất hàng hóa dịch vụ mặc dù thực tế nó
có được chi hay không. Như vậy, ngoài chi phí thực tế, chi phí kinh tế còn bao gồm cả chi
phí ẩn (chi phí cơ hội) của việc sử dụng các nguồn lực. Chẳng hạn tiền lương của chủ doanh
nghiệp, tiền cho thuê địa điểm kinh doanh, lãi suất tiết kiệm vốn đầu tư, … Vì vậy, chi phí
kinh tế phản ánh đầy đủ và chính xác hao phí nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, là cơ sở để xác định lợi nhuận kinh tế và lựa chọn phương án sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả.
Chi phí kinh tế = chi phí kế toán + chi phí ẩn
Sự phân biệt chi phí kế toán và chi phí kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong thực tế.
Nó giải thích tại vì sao các nhà kinh tế và các nhà kế toán lại có những đánh giá rất khác
nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tại sao lại có tình trạng “lãi giả lỗ
thật”.