Chương I: Mười nguyên lí của kinh tế học | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi ( Tr4) - Cá nhân: đánh đổi mục tiêu này lấy mục tiêu khác - Xã hội:quốc phòng và hàng hóa tiêu dùng, Môi trường sạch và lợi nhuận cao, hiệu quả và bình đẳng. Hiệu quả: Nhận được nhiều sản phẩm nhất ( kích cỡ của cái bánh kinh tế). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624 KINH TẾ VI MÔ PHẦN I CHƯƠNG 1
MƯỜI NGUYÊN LÍ CỦA KINH TẾ HỌC
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi ( Tr4)
- Cá nhân: đánh đổi mục tiêu này lấy mục tiêu khác - Xã hội:
+ quốc phòng và hàng hóa tiêu dùng
+ Môi trường sạch và lợi nhuận cao
+ hiệu quả và bình đẳng
Hiệu quả: Nhận được nhiều sản phẩm nhất ( kích cỡ của cái bánh kinh tế) Bình
đẳng: Phân phối sp một cách công bằng ( Cái bánh kinh tế được phân chia như thế nào)
Nguyên lý 2: Chí phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó ( Chi phí cơ hội) (Tr5)
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên (Tr6) - Con người duy lý
- Thay đổi biên: những điều chỉnh xoay quanh “ ngưỡng” của kế hoạch hành động
- Chi phí biên: chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sp
- Lợi ích biên: lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị sp
LỢI ÍCH BIÊN > CHI PHÍ BIÊN
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích
Sự khuyến khích thúc đẩy con người hành động ( Tr8)
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi (Tr10)
- Thương mại cho phép chuyên môn hóa và hưởng thụ hàng hóa và
dịch vụ đa dạng hơn với giá thấp hơn
Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tố chức hoạt động kinh tế (Tr12)
- Nên kinh tế kế hoạch tập trung: phân bổ nguồn lực thông qua quyết
định của chính phủ -> nâng cao phúc lợi kinh tế của quốc gia lOMoAR cPSD| 46831624
- Nền kinh tế thị trường: phân bố nguồn lực thông qua các doanh
nghiệp và hộ gia đình được hướng dẫn bởi giá và lợi ích riêng của họ.
THUYẾT BÀN TAY VÔ HÌNH: Giá cả (chính phủ can thiệp vào giá cả
sẽ cản trở việc phối hợp giữa các hộ gia đình và cách doanh nghiệp)
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường (Tr14)
- Cần chính phủ để: tăng hiệu lực của các quy tắc và duy trì các thể chế
+ thúc đẩy hiệu quả - tránh thất bại thị trường
+ thúc đẩy sự bình đẳng - tránh bất công trong phân phối phúc lợi kinh tế
* Thất bại thị trường: tính huống thị trường tự thân thất bại trong việc
phân bố nguồn lực hiệu quả. Do các nguyên nhân:
- hành động của một ng ahuong đến phúc lợi người ngoài cuộc
- thế lực thị trường: một chủ thể kinh tế có khả năng anh
hưởng đáng kể đến gái cả thị trường.
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của nước đó (Tr16)
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về mức sống là do sự khác biệt về năng suất lao động
- Năng suất càng cao - mức sống càng cao được thể hiện bằng tốc độ
tăngthu nhập của người dân.
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền ( lạm phát) (Tr17)
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. (Tr18)
- Tác động ngắn hạn của bơm tiền
+ Kích thích tổng chi tiêu - kích thích tổng cầu hàng hóa và dịch vụ
+ Doanh nghiệp tăng giá, thuê thêm nhân công + Thất nghiệp thấp hơn CHƯƠNG 2
SUY NGHĨ NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ HỌC
NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ KHOA HỌC
Cách nhà kinh tế áp dụng tính logic trong khoa học vào tìm hiểu một nền kinh tế: (Tr27) lOMoAR cPSD| 46831624
1. Phương pháp khoa học: Quan sát - Lý thuyết - Quan sát nhiều hơn
nữa ( thay các thí nghiệm bằng việc quan sát và suy luận các vấn đề
xảy ra trong lịch sử và hiện tại)
2. Vai trò của các giả định: Đơn giản hóa, tập truong vào các các vấn đề cơ bản (Tr28)
3. Mô hình kinh tế: biểu đồ -
Mô hình 1: Sơ đồ chu chuyển - biểu thị dòng tiền và dòng sp luân
chuyển thong qua các thị trường giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp. (Tr29) -
Mô hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất - là đường cong
lồi (do nguồn lực khan hiếm) (Tr31)
+ Tiến bộ kỹ thuật - đẩy đường giới hạn khả năng sx sang phải
+ Nền kinh tế sản xuất nhiều sp hơn - tăng trưởng kinh tế *
Sản xuất có hiệu quả ( có thể sx đc số lượng sp nhiều nhất từ
nguồn tài nguyên khan hiếm) : thể hiện bằng những điểm nằm trên
đường giới hạn khả năng sx) *
Sản xuất không hiệu quả: thể hiện qua những điểm nằm bên
trong đường giới hạn khả năng sx)
- Kinh tế vi mô ( nghiên cứu cách con người ra quyết đinh và tương tác
với nhau trong thị trường) và kinh tế vĩ mô ( nghiên cứu tổng thể nền kinh tế)
NHÀ KINH TẾ LÀ MỘT NHÀ TƯ VẤN CHÍNH SÁCH
Phát biểu thực chứng (Tr37)
- mang tính khách quan
- mô tả sự việc đúng với những gì đang xảy ra
- có thể đc xác nhận hoặc bị bác bỏ trên cơ sở chứng cứ thực nghiệm
Phát biểu chuẩn tắc
- mang tính chủ quan
- nêu ý kiến cá nhân về một sự việc: phải làm gì, nên như thế nào...
Các nhà kinh tế bất đồng về ý kiến (Tr41) CHƯƠNG 3
SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI
- Thương mại cho phép: Chuyên môn hóa và trao đổi - được hưởng
lợinhiều hơn, đem lại cơ hội tiêu dùng
Lợi thế tuyệt đối: sx hàng hóa bằng cách sử dụng ít lượng đầu vào hơn nhà sx khác
Lợi thế so sánh: sx một hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn nhà sx khác lOMoAR cPSD| 46831624
+ Có thể có lợi thế tuyệt đối trong cả hai hàng hóa nhưng ko thể có lợi
thế ss trong cả hai hàng hóa
+ Nếu một người có lợi thế ss trong một hàng hóa thì người kia sẽ có
lợi thế ss trong hàng hóa còn lại
-----> Mỗi hàng hóa nên đc sx bởi quốc gia ( cá nhân) có chi phí cơ
hội sx hàng hóa đó thấp hơn
- Nguyên tắc lợi thế so sánh giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích từ thương mại PHẦN II CHƯƠNG 4
CÁC LỰC LƯỢNG CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG
THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẠNH TRANH
- Thị trường là gì? ( Tr78)
- Người mua - quyết định cầu
- Người bán - quyết định cung
- Thị trường cạnh tranh (Tr78) ko có khả năng anh hưởng đến mức giá,
giá và lượng đc xđ bởi cả người mua và người bán khi họ tương tác với nhau trên thị trường.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ( cuối Tr78)
+ các sp bán giống nhau hoàn toàn
+ số lượng người mua và bán là rất nhiều
Người mua và người bán ko tác động đến mức giá thị trường -->
người chấp nhận giá
Tại mức giá thị trường người mua có thể mua và người bán có thể bán những gì họ muốn
- Nhà độc quyền ( Độc quyền bán): có duy nhất một người bán và quyết định giá ( Tr79) CẦU
- Lượng cầu: lượng hàng hóa mà người mua sẵn lòng mua ở mỗi mức giá
- Quy luật cầu: Với các yếu tố khác là không đổi, GIÁ TĂNG THÌ
LƯỢNG CẦU GIẢM và ngược lại ( Tr79)
- Biểu cầu: bảng mối liên hệ giữa giá bán và lượng cầu
- Đường cầu: đồ thị mối liên hệ giữa giá bán và lượng cầu (Tr80)
- Hàm cầu: pt trình bày mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cậu-
Cầu thì trường: là tổng lượng cầu cá nhân
Sự dịch chuyển của đường cầu:
+ Cầu tăng - đường cầu dịch chuyển sang phải lOMoAR cPSD| 46831624
+ Cầu giảm - đường cầu dịch chuyển sang trái
- Các yếu tố dẫn đến sự dịch chuyển đường cầu: * Thu nhập ( Tr82)
- Hàng hóa thông thường: thu nhập giảm thì cầu giảm và ngược lại
- Hàng hóa thứ cấp ( cấp thấp): thu nhập giảm thì cầu tăng và
ngượclại ( ví dụ như vé xe buýt) * Giá sp liên quan ( Tr 82-83)
- Hàng hóa thay thế: khi giá của mặt hàng này tăng thì cầu của
mặthàng kia tăng và ngược lại ( vd như áo len và áo nỉ)
- Hàng hóa bổ sung: giá của mặt hàng này tăng thì cầu của
hàng hóakia sẽ giảm ( vd đường và cà phê)
* Thị hiếu (sở thích): làm thay đổi cầu, thích thì mua nhiều. (Tr83)
* Kỳ vọng: Kỳ vọng về giá và kỳ vọng về thu nhập
* Số lượng người mua: làm tăng cẫu thị trường
PHÂN BIỆT CẦU VÀ LƯỢNG CẦU CẦU LƯỢNG CẦU
Mô tả hành vi, thái độ hay phản
Là lượng hàng hóa mà người mua
ứng của người bán khi giá thay đổi muốn mua ở mỗi mức giá
Cầu thay đổi - đường cầu dịch chuyển CUNG
- Lượng cung: lượng hàng hóa mà người bán có thể và sẵn lòng bán(Tr85)
- Quy luật cung: các yếu tố khác không thay đổi, GIÁ TĂNG THÌ CUNG TĂNG
- Biểu cung: bảng cho biết lượng cũng ở mỗi mức giá
- Đường cung: đồ thị minh họa cho sự thay đổi của lượng cung khi giáthay đổi
- Hàm cung: pt trình bày mối quan hệ đồng biến giữa giá và lượng cung
- Cung thị trường: bằng tổng các đường cung các nhân
Sự dịch chuyển đường cung: (Tr87)
+ Cung tăng - đường cung dịch sang phải
+ Cung giảm - đường cung dịch sang trái
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: (Tr88)
+ giá đầu vào: làm giảm cung
+ Công nghệ: công nghệ tiến bộ làm tăng cung
+ Kỳ vọng: kỳ vọng giá cao hơn sẽ làm giảm cung hiện tại
+ Số lượng người bán: người bán nhiều cung nhiều lOMoAR cPSD| 46831624
PHÂN BIỆT CUNG VÀ LƯỢNG CUNG CUNG LƯỢNG CUNG
Mô tả hành vi, thái độ hay pứ
Là lượng hàng hóa mà người bán
của người bán khi giá thay đổi
muốn bán ở mỗi mức giá
Cung thay đổi - đường cung dịch chuyển CÂN BẰNG CUNG CẦU
- Đạt trạng thái cân bằng khi:
- Giá muốn bán = giá muốn mua ---> giá cân bằng
- Lượng muốn bán = lượng muốn mua ---> lương cân bằng---> Khi đó
đường cung và đường cầu giao nhau tại điểm cân bằng ( tại mức giá cân
bằng lượng cung bằng lượng cầu )
- Thặng dư: tình huống lượng cung > lớn cầu ( thừa cung )
- Thiệu hụt: tình huống mà lượng cầu > lượng cung ( dư cầu )
- Quy luật cung và quy luật cầu
+ Giá cảu hàng hóa sẽ tự điều chỉnh để lượng cung = lượng cầu
+ Trong phần lớn các thị trường dư thừa và thiếu hụt chỉ mang tính tạm thời.
Ba bước để phân tích sự thay đổi điểm cân bằng
1. Sự kiện này là dịch chuyển đường cung, đg cầu hay cả hai?
2. Đường biểu diễn dịch sang phải hay sang trái
3. Dùng đồ thị cung cầu
- ss điểm cân bằng ban đầu và điểm cân bằng mới- giá và lượng cân
bằng thay đổi như thế nào? CHƯƠNG 5 CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG CO GIÃN CỦA CẦU
- Độ co giãn: đo mức độ phản ứng của người tiêu dùng hoặc ng bán (
lượng cầu hoặc lượng cung ) đối với các yếu tố tác động đến nó. -
Độ co giãn theo giá: số đo cho biết lượng cầu của một hàng hóa
thay đổi như thế nào ứng với sự thay đổi về giá của hàng hóa đó,
được tính bằng phần trăm thay đổi trong lượng cầu chia cho phần
trăm thay đổi về giá ( nếu giá tăng 1% sẽ làm cho lượng cầu giảm đi bao nhiêu % và ngc lại ).
+ Công thức độ co giãn của cầu theo giá:
- cầu co giãn: thay đổi của lượng cầu > thay đổi của giá
- cầu không co giãn: thay đổi của lượng cầu < thay đổi của giá lOMoAR cPSD| 46831624
*Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu theo giá:
- Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi: các loại hàng hóacó
nhiều sản phẩm thay thế hơn sẽ có cầu co giãn hơn bởi vì ng tiêu
dùng sẽ dễ chuyển từ sp này sp khác hơn.
- Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ:
+hàng hóa thiết yếu - cầu không co giãn
+ hàng hóa xa xỉ - cầu co giãn
- Định ngĩa thị trường: thị trường đc định nghĩa càng hẹp - cầucàng co
giãn bởi dễ tìm sp thay thế hơn
- Thời gian: cầu co giãn trong dài hạn hơn so với trong ngắn hạn.
*Sự đa dạng của đường cầu: -