Chuyên đề: Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân học phần Lý luận chung

Chuyên đề: Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

lOMoARcPSD|36215 725
CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN
Họ và tên: Nguyễn Phương Anh; Sinh năm: 1997
Lớp: K6-VB2 Vĩnh Phúc
BÀI LÀM
1. Theo Hiến pháp năm 2013, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
được quy định là giống nhau
Khẳng định trên là sai
Tại Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quant xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Nhiệm vụ ca Tòa án nhân
n là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt độngpháp”. Nhiệm vụ của Viện kiếm sát nhân dân là “bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
nh nghiêm chỉnh và thống nhất”
2. Theo pháp luật hiện hành, hệ thống Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính.
Khẳng định trên là sai
Theo Điều 3 Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân được tổ chức “ Tòa án
nhân dân tối cao; tòa án nhân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, tnh phố trực thuộc trung ương;
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án quân sự”
3. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã có sự thay đổi trong lịch sử lập hiến Việt
Nam.
Khẳng định trên là đúng
Hiến pháp năm 1959 ra đời là bản Hiến pháp đầu tiên có quy định về chế đnh Viện
kiểm sát nhân dân. Điều 150 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân
lOMoARcPSD|36215 725
chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ
quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân”
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan
Viện kiểm sát nhân dân. Điều 2 Luật Tổ chức VKSND quy định chức năng cơ bản của
VKSND là kiểm sát việc tuân theo pp luật làm cho pháp luật được chấp hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ được giữ vững.
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992 tiếp tục khẳng định “ Viện kiểm sát nhân
n thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật”
Tuy nhiên từ Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) chức năng của Viện kiểm sát đã thu hẹp
đáng kể, chỉ còn hoạt động trong các hoạt động tư pháp. Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi
2001) quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoạt
động tư pháp, góp phn đảm bảo cho pp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Tại Hiến pháp 2013 chức năng của Viện kiểm sát được khẳng định “thực hành quyền
ng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”
4. Theo pháp luật hiện hành, cơ quan điều tra được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tất
cả các cấp.
Khẳng định trên là sai
Theo quy định Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự
m 2015 và Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Cơ quan điều tra
VKSND tối caoquan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục 1) là đơn vị trực thuộc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thẩm quyền điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát quân sự Trung ương điều tra ti phạm xâm phạm hoạt động pháp, tội phạm
về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người
phạm tội là cán bộ, công chức thuộcquan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ
quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt đngpháp.
| 1/2

Preview text:

lOMoARc PSD|36215725
CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Họ và tên: Nguyễn Phương Anh; Sinh năm: 1997
Lớp: K6-VB2 Vĩnh Phúc BÀI LÀM
1. Theo Hiến pháp năm 2013, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
được quy định là giống nhau Khẳng định trên là sai
Tại Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Nhiệm vụ của Tòa án nhân
dân là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp”. Nhiệm vụ của Viện kiếm sát nhân dân là “bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất”
2. Theo pháp luật hiện hành, hệ thống Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính. Khẳng định trên là sai
Theo Điều 3 Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân được tổ chức “ Tòa án
nhân dân tối cao; tòa án nhân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án quân sự”
3. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã có sự thay đổi trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
Khẳng định trên là đúng
Hiến pháp năm 1959 ra đời là bản Hiến pháp đầu tiên có quy định về chế định Viện
kiểm sát nhân dân. Điều 150 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân lOMoARc PSD|36215725
chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ
quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân”
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan
Viện kiểm sát nhân dân. Điều 2 Luật Tổ chức VKSND quy định chức năng cơ bản của
VKSND là kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được chấp hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ được giữ vững.
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992 tiếp tục khẳng định “ Viện kiểm sát nhân
dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật”
Tuy nhiên từ Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) chức năng của Viện kiểm sát đã thu hẹp
đáng kể, chỉ còn hoạt động trong các hoạt động tư pháp. Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi
2001) quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoạt
động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Tại Hiến pháp 2013 chức năng của Viện kiểm sát được khẳng định “thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”
4. Theo pháp luật hiện hành, cơ quan điều tra được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tất cả các cấp. Khẳng định trên là sai
Theo quy định Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 và Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Cơ quan điều tra
VKSND tối cao Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục 1) là đơn vị trực thuộc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thẩm quyền điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát quân sự Trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm
về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người
phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ
quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.