Cơ sở lí luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phát thanh là hình ảnh. Phát thanh là thân mật, riêng tư. Phát thanh dễ tiếp cận và dễ mang theo. Phát thanh là trực tiếp. Phát thanh có ngôn ngữ riêng của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
Phần có thể học hoặc tham khảo: Câu 6:
1. Phát thanh là hình ảnh.(mặc dù là hình thức truyền tải thông tin thông
qua âm thanh, nhưng bằng phương thức truyền đạt dễ nghe, dễ hiểu âm
thanh đó được người nghe tiếp nhận và tái tạo lại thành hình ảnh và họ
tưởng tượng ra được cái mà đang được đề cập tới)
2. Phát thanh là thân mật, riêng tư.(bất cứ chương trình phát thanh nào
cũng hướng tới số đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư
cách là cá nhân. Điều đó đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát
thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói
chuyện với từng người một)
3. Phát thanh dễ tiếp cận và dễ mang theo.(ngày nay với sự phát triển của
công nghệ kĩ thuật nên có thể sản xuất ra những chiếc đài nhỏ gọn, vừa túi
người, do đó có thể đem theo mọi nơi. Sóng radio khoẻ nên người nghe liên
tục được nghe những điều mình cần. Mặt khác hệ thống loa đài địa phương
cũng được lắp đặt ở mọi ngõ ngách và đi đâu ta cũng có thể nghe thấy tiếng của phát thanh)
4. Phát thanh là trực tiếp.(thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ
thống truyền thanh có thể rút ngắn khoảng cách ở mọi nơi. Trong một số
trường hợp như truyền hình trực tiếp, cầu truyền thanh….. phát thanh có thể
ngay tức khắc thông báo cho công chúng biết được sự kiện chính lúc đang
nghe và âm thanh sẽ được phát trực tiếp tới tai thính giả)
5. Phát thanh có ngôn ngữ riêng của mình.(Báo in thì sử dụng chữ và ảnh
để truyền tải thông điệp còn phát thanh thì sử dụng âm thanh để diễn tả
thông điệp. Âm thanh không bị phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ in nên có
nhiều thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng. Có thể coi âm thanh chính là linh hồn của phát thanh.)
6. Phát thanh có tính tức thời.(khi âm thanh tác động vào tai thính giả thì
cũng đồng thời thính giả cũng cảm nhận được lời nói và tự tưởng tượng
được ngay ra sự kiện, sự việc mà phát thanh viên đang đề cập, do đó ta có
thể cảm nhận được tính tức thời mà phát thanh đem lại).
7. Phát thanh không đắt tiền.(với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các
phương tiện thu thanh đã trở nên vô cùng nhỏ gọn, rẻ và tiện dụng)
8. Phát thanh có tính lựa chọn.(Tính lựa chọn ở đây là cách tiếp cận thính
giả, có thể lựa chọn cách tiếp cận thính giả sao cho phù hợp và dễ dàng nhất)
9. Phát thanh gợi lên cảm xúc.(điều này được tạo ra là do âm thanh được
sử dụng trên phát thanh và giọng đọc của phát thanh viên. Giọng nói chính
là công cụ quan trọng để truyền đạt ý tưởng, thông điệp vì vậy một giọng nói
chuẩn, có sức truyền cảm và phù hợp với nội dung thông điệp sẽ tạo được sự
tin cậy đối với công chúng)
10. Phát thanh làm công việc thông tin giáo dục.(phát thanh cung cấp,
định hướng những thông tin nào là chính xác và giúp cho thính giả biết được
điều gì là lẽ phải. Bên cạnh đó phát thanh cũng mang tính giáo dục các
đường lối, chủ trương và thông báo cũng như phổ biến pháp luật cho quần
chúng. Trước những thông tin nhạy cảm thì phát thanh cũng định hướng tư tưởng cho thính giả)
11. Phát thanh là âm nhạc.(Âm nhạc trên sóng phát thanh phù hợp với
nhiều đối tượng công chúng và đáp ứng được mọi nhu cầu thưởng thức.)