Cơ sở Văn hoá Việt Nam (CSVHVN)

Cơ sở Văn hoá Việt Nam (CSVHVN)

Thông tin:
10 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cơ sở Văn hoá Việt Nam (CSVHVN)

Cơ sở Văn hoá Việt Nam (CSVHVN)

97 49 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 36006831
ND1: Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi trường này trong văn
hóa Việt Nam truyền thống.
1. Những đặc điểm nổi bật của địa hình sông nước Việt Nam
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông
nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sông
lớn như sông Hồng, Mê Công
(Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những
đồng bằng châu thổ
rất rộng lớn và phì nhiêu.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba
lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và
chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn
phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các
sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223
gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200
triệu tấn/năm.
ND2: Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý – Trần
1. Bối cảnh lịch sử thời Lý – Trần
Triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 kết
thúc năm 1225, trải qua 9 đời vua. Sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là
Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt đầu năm 1225 kéo dài đến năm 1400, trải qua 13
đời vua. Lý-Trần là hai triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và
phát triển hưng thịnh trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc…
Trong đó, Phật giáo được coi trọng phát triển cực thịnh trở thành Quốc giáo đồng thời trở
thành đặc trưng văn hóa thời kỳ này. Đây còn là thời kỳ đặt nền móng cho hệ thống luật
pháp, giáo dục khoa cử hình thành và phát triển. Công cuộc giữ nước của quân dân Đại
Việt thời Lý-Trần được thể hiện qua chiến công vang dội của cuộc kháng chiến chống
Tống (1077) và 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông (1257-1285-1288) khắc sâu trong ký
ức nhân dân ta và trở thành niềm tự hào lớn về truyền thống anh dũng chống giặc ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam
2. Đặc trưng văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần
Thời đại Lý - Trần là thời kỳ huy hoàng trong lịch sử Việt Nam xây dựng được Nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh, khẳng định sức mạnh dân tộc, thực hiện
nền Độc lập tự chủ vững bền sau 1000 năm mất nước và phục hưng mạnh mẽ văn hóa
Việt Nam.
lOMoARcPSD| 36006831
- Văn hóa vật chất: Về mặt văn hóa vật chất, trong thời đại Lý - Trần đã đạt được một số
thành tựu quan trọng:
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm đến sản xuất, trị thủy, khuyến khích khai hoang.
- Thủ công nghiệp: có bước phát triển mới, nhất là ngành ươm tơ, dệt lụa, nhiều ngành
nghề, trong nhân dân rất phổ biến và phát triển
- Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang, đẩy
mạnh, chợ ngày càng nhiều
+ Kiến trúc
Phong cách gọn đẹp, hài hóa cân xứng
Thăng Long là điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: Mô hình Tam trùng thành
quách: thành là nơi định đô, có 4 cửa; ngoài thành là thị với bến sông, chợ búa
nơi sinh sống và buôn bán của thị dân; 61 phường tập hợp của các thợ thủ công;
phía Tây kinh thành, cho người đến khai phá, lập khu “Thập tam trại
Thành tựu to lớn thứ nhất ở thời kì này là xây dựng được kinh thành Thăng Long
với kết cấu bởi 3 vòng thành: Thành Nội, Thành Trung, Thành Ngoại.
Trong khu vực kinh thành Thăng Long cũng được xây dựng một số ngôi chùa:
Chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Hưng Thiện, chùa Thắng Nghiêm… Ở thời đại
– Trần chùa thường gắn với núi non, sông nước, mây trời.
An Nam tứ đại khí là những kỳ tích của giai đoạn này (Tháp Bảo Thiên, Chuông
Quy Điền, Vạc Phổ Minh, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm). Theo các nhà nghiên
cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam, con rồng thời Lý - Trần cũng có những điều hết
sức đặc biệt.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng từ thời Lý (1070) là một
quần thể kiến trúc tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta. Văn
Miếu nằm ở trung tâm kinh thành Thăng Long, trên một vùng đất rộng lớn được
xây dựng theo kiểu đặc trưng phương Đông.
- Văn hóa tinh thần: Văn hóa tinh thần tiếp nối văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, nhưng
các tư tưởng tôn giáo bắt đầu thế hiện đậm nét hơn và có sự phân hóa rõ rệt:
+ Tư tưởng: Khai phóng, đa nguyên, “Tam giáo đồng quy”
+ Từ vua chúa đến dân chúng ai ai cũng sùng mộ Đạo Phật, Nho giáo dần được tiếp nhận
+ Vào nửa đầu thế kỷ XI, dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054), giặc giã nổi lên khắp
nơi. Nhà vua và các nhà tư tưởng uyên bác đương thời đã nhận
+ Hình thành văn hóa bác học, Tầng lớp tri thức, Văn học chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm,
“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí
Đông A, tinh thần “Sát Thát" của vua tôi nhà Trần.
lOMoARcPSD| 36006831
Dòng văn học chữ Nôm ra đời và tồn tại song hành cùng nền văn hóa chữ Hán. Tầng
lớp Nho sĩ, tri thức ngày càng đông đảo, có nhiều cống hiến quan trọng vào việc cùng cố
nền độc lập dân tộc, khơi dậy tự hào và ý chí quật cường vươn lên của một dân tộc tự do,
một quốc gia độc lập.
Trong thời đại Lý – Trần, nghệ thuật quân sự đã phát triển thành một nền văn hóa
quân sự với những nguyên tắc, nguyên lý chặt chẽ đuợc thể hiện qua sách vở và thực hiện
trong các trận đánh tiêu diệt quân xâm lược.
Tinh thần yêu nước thiết tha là một đặc điểm nổi bật ở thời đại Lý Trần tinh thần yêu
nước ấy luôn luôn được thể hiện trong các tác phẩm văn học, sử học, trong mỗi bài thơ,
bài hịch, bài chiếu của các nhà sư, nho sĩ, tướng quân hoặc vua chúa.
ND3: Tín ngưỡng: khái niệm, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Tổ tiên,
tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
Khái niệm tín ngưỡng: tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng hóa của con người đối
với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó. Các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đều
bắt nguồn từ các quan niệm dân gian, ví dụ: “Cây gạo có ma, cây đa có thần”, từ nỗi sợ,
con người dần tin tưởng và sùng bái các sự vật tự nhiên.
Trong nền văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng dân gian có một vị trí quan trọng và được xem
như một loại hình tôn giáo không có tổ chức nhất định. Bằng lòng tin tín ngưỡng, người
Việt ta luôn hướng đến những điều thiện, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với ông bà,
tổ tiên, những người có công với làng xóm, đất nước Nguồn gốc của tín ngưỡng:
- Con người đã từ sự sợ hãi dẫn đến niềm tin về thần linh. Họ đoán rằng, vàdần dần “tin”
rằng, có những sức mạnh huyền bí và những thần linh sau lưng các hiện tượng họ không
giải thích và kiểm soát được.
- Họ đoán thêm rằng, và dần dần “tin” rằng, họ có thể liên lạc và mua chuộc các thần
linhnầy giúp đỡ họ bằng cách tôn thờ, dâng cúng các lễ vật. Đây là những “niềm tin”
của con người trong thời văn minh thô sơ.
- Những niềm tin, hay tín ngưỡng, nầy trở thành nền tảng của tín ngưỡng và tôn giáo
trong nhân loại cho đến ngày nay
- Tín ngưỡng trở thành một nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu nầy là một phần của
quá trình tiến hóa và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của nhân loại. Nhu cầu
tín ngưỡng đứng ngay đàng sau các nhu cầu thiết yếu khác như cơm ăn, áo mặc và tình
dục Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
- Khái niệm: Đây là sản phẩm của môi trường sống, sống phụ thuộc vào tự nhiên, không
giải thích được tự nhiên và là nhu cầu đời sống tâm linh.
- Nguồn gốc:
Sùng bái tự nhiên được xem là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người.
Đặc biệt là đối với các nền văn hóa gốc nông nghiệp.
lOMoARcPSD| 36006831
- Biểu hiện:
+ Tín ngưỡng đa thần: Do chất âm tính trong đời sống nông nghiệp và với tín ngưỡng
phồn thực nên thiên về sùng bái, tôn thờ nhiều nữ thần.
Các nữ thần thường là các Bà Mẹ, các Mẫu - Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín
ngưỡng Việt Nam điển hình.
o Thờ mẫu là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện
tương tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của người
làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa gốc
du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá. Tuy nhiên, các bà vẫn
song song tồn tại: bà trời Mẫu Thượng Thiên( còn gọi là mẫu Cữu Trùng hay
Cửu Thiên Huyền Nữ), ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana.
o Nhiều nhà ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay
bà Thiên Đài).
o Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất (địa Mẫu), bà Nước dưới tên Bà Thủy. Nhiều
vùng bà Đất, bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Sứ, Bà
Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Ba bà này tồn tại dưới dạng tín ngướng TAM PHỦ
o Các bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp là những hiện tượng có vai trò to lớn trong
cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Khi Đạo Phật vào Việt Nam, nhóm
nữ thần này được nhào nặn thành Tứ Pháp: Pháp Vân Thần Mây được thờ ở Chùa
Bà Dâu, Pháp Vũ – Thần Mưa thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi – Thần Sấm thờ
Chùa Bà Tướng và Pháp Điện – Thần Chớp thờ ở Chùa Bà Dàn.
o Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời
gian. Thần không gian được hình dung theo Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ
Phương chi thần coi sóc các phương trời; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả
đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển ( 12
vị thần mỗi vị coi sóc 1 năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão…) đồng thời có trách
nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà Mụ.
+ Tín ngưỡng sùng bái loài vật:
Động vật: Chim, chim, rắn, cá sấu – phổ biến ở vùng sông nước – thuộc loại động
vật phổ biến hàng đầu. Người Việt có câu: “ Nhất điều, nhì xà, tam ngư , tứ
tượng”. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các
con vật này lên hướng biểu trưng: “Tiên”, “Rồng”. Theo truyền thuyết thì tổ tiên
người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là giống “Rồng Tiên”.
Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa: Cây Lúa xuất hiện khắp nơi dù là
vùng Người Việt hay các vùng dân tộc đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa,
Mẹ Lúa. Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa,
cây Dâu, quả Bầu…
lOMoARcPSD| 36006831
- Ý nghĩa: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch
sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín
ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe,
tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho
họ sức mạnh, niềm tin và có sức hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của
tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng biết,
biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân
với nước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Khái niệm:
Nghĩa hẹp: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc con cháu, các thế hệ sau thờ cúng tổ tiên,
ông bà, cha mẹ những người có cùng huyết thống đã mất để tưởng nhớ công sinh thành,
nuôi dưỡng.
Nghĩa rộng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống
trong gia đình, dòng tộc, mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng,
tổ nghề…), đất nước (Vua Hùng….): tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hiểu theo nghĩa
rộng, không chỉ thờ những người có công sinh thành và nuôi dưỡng đã khuất, những
người có cùng huyết thống, mà còn thờ cả những người có công với cộng đồng, làng xã,
đất nước
- Nguồn gốc: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời nguyên thủy được thể hiện rõ nét
qua việc thờ cúng những người đã khuất vào những ngày tết, mùng 1, rằm,.. Bên cạnh
đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp,
gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Vậy nên, người Việt luôn tôn
kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua đời khác. Đặc biệt, tư tưởng Nho giáo
đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”,...nên người Việt xưa
rất hiếu thảo với cha mẹ và thờ phụng khi đã khuất.
- Biểu hiện:
Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; ngay cả những gia đình không
tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Ngoài ngày giỗ thì việc cúng tổ tiên còn
được tiến hành đều đặn vào các ngày sóc vọng (mồng một, ngày rằm), dịp lễ tết và bất kỳ
khi nào trong nhà có việc: để bá cáo tổ tiên (dựng vợ gả chồng,sinh con… . ); để cầu tổ
tiên phù hộ (làm nhà, đi xa, thi cử… . ); để tạ ân (thi đỗ, đi xa về bình yên…). Bàn thờ tổ
tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa – nơi trang trọng nhất. Cùng với đồ ăn đồ mặc là hương
hoa, trà rượu. Rượu (rượu gạo) có thể có hoặc không, nhưng li nước lã thì nhất thiết
không thể thiếu. Nhất thiết có, vì nó đơn giản nhất, nhà nào, lúc nào cũng sẵn; nhất thiết
có, còn vì ý nghĩa triết lí: nước là thứ quý nhất (sau đất) của dân nông nghiệp lúa nước.
Vượt lên trên cả phạm vi gia đình, dòng họ là việc thờ cúng tổ tiên trong cả nước.Việt
Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đều có truyền thuyết, huyền thoại về
nguồn gốc của dân tộc mình. Với người dân Việt, lễ hội hàng năm thờ vua Hùng - người
có công dựng nước là một biểu hiện sâu sắc, và là một ví dụ điển hình cho tín ngưỡng thờ
lOMoARcPSD| 36006831
cúng tổ tiên trong cả nước. Với người Việt, lễ hội hàng năm thờ vua Hùng – người có
công dựng nước là một biểu hiện sâu sắc.Tục thờ vua Hùng diễn ra hàng năm vào ngày
mồng mười tháng ba âm lịch, là Quốc lễ của cả dân tộc.
- Ý nghĩa
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn.
Người Việt cho rằng, giữa những người đã khuất và còn sống đều có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Họ luôn tin rằng, những người đã khuất vẫn luôn hiện hữu, theo dõi cháu con
để mang lại sự bình an, phúc lộc.
+ Cũng chính vì vậy, ý nghĩa, tục lệ này thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam để bày tỏ lòng biết
ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân
tộc. Đồng thời gìn giữ và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau. + Có
thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp gìn giữ
lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông
đã khuất.
Tín ngưỡng thờ thành Hoàng Làng
Tín ngưỡng này là tiêu biểu cho sự linh hoạt, dung hợp tổng hợp trong văn hóa của người
Việt Nam ta. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong
đó từ “thành” là thành trì,“hoàng” là hào để bảo vệ thành trì. Ngay từ thời nhà Chu, người
ta đã dựng miếu để thờ thần bảo vệ cho thành trì, đô thị của mình, vị thần ấy được gọi là
Thành hoàng. Cho đến thời Tùy – Đường, tục thờ Thành hoàng trở nên phổ biến và phát
triển hơn.
- Khái niệm: Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ
biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. “Người Việt phổ biến nhất, nổi bật
nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình, đền, miếu thờ thần”. “Bởi thế,
thần Thành hoàng là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng
xưa kia”.
- Biểu hiện: Đi cùng tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là hội làng, lễ hội ở làng
là môitrường để thực hiện tín ngưỡng ở làng xã. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến là hội
làng
Diềm ở làng Viêm Xá, xã Hoà Long, thành phố Bắc.
+ Mặc dù ở thời Hậu Lê, triều đình chỉ cho phép nhân dân thờ Chính thần do bấy giờ Nho
giáo là quốc giáo, nhưng việc thực hiện lễ “mật”, tục “hèm” này của nhân dân chủ yếu là
để thờ Tà thần và Dâm thần, đây cũng chính là ví dụ tiêu biểu cho tính tự trị của làng xã,
là minh chứng cho câu thơ “Phép vua thua lệ làng”.
+ Thành hoàng làng được thờ phụng thành kính và trân trọng ở các không gian thiêng
trong các làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ. Ở đồng bằng Bắc bộ, làng nào cũng thờ Thành
hoàng làng. Thành hoàng có thể là nhiên thần, nhân thần, được phân thành thượng đảng
lOMoARcPSD| 36006831
thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần, chính thần, tà thần… nhưng đều có chung một điểm
là có công trạng đối với làng. Dân làng thể hiện sự biết ơn bằng việc thờ phụng. - Ý
nghĩa: Như vậy, ta có thể nói, tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín
ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh. Tục thờ Thành hoàng làng
là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, nó thể hiện ýthức về lòng biết ơn với
những người có công của làng xã, đồng thời thể hiện ýthức giữ gìn tục lệ cổ truyền của
làng xã và sự đoàn kết của nhân dân. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng chính là tinh hoa
chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho khát vọng xây dựng một cuộc sống
phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Qua đây, ta có thể thấy tín ngưỡng có một vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của
người dân Việt Nam, nó phản ánh rõ nét đời sống sinh hoạt của người dân, đồng thời
cũng có những ảnh hưởng, chi phối nhất định đến lối sống và phong tục tập quán. Và như
vậy, tín ngưỡng dân gian chính là một trong những thành phần tạo nên bản sắc văn hóa
của dân tộc Việt, góp phần làm cho nền văn hóa thêm phong phú, đặc sắc. ND4: Đặc
trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và liên hệ thực tế. 1. Văn hoá giao tiếp của
người Việt:
- Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, vì vậy, giao tiếp là một trong những
hìnhthái biểu hiện của văn hoá cá nhân và cộng đồng rõ nét nhất. Qua đó thể hiện bản
chất của con người.
- Người Việt rất coi trọng việc coi trọng giao tiếp bởi:
+ Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”.
+ Sự giao tiếp củng cố tình thân : “áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”. +
Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con
người: “Vàng thì thử lửa, thử than”, “Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
2. Các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
- Về thái độ trong giao tiếp: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè
Đặc trưng này bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, sống phụ thuộc lẫn nhau nên cần coi
trọng các mối quan hệ cộng đồng, giữ gìn mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng
đồng.
Coi trọng giao tiếp nên người Việt mới thích giao tiếp:
+ Về chủ thể, người Việt thích thăm viếng nhau, đây là hành vi biểu hiện tình cảm,
tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ. Đặc biệt thăm viếng nhau đây không
do nhu cầu công việc ( như ở Phương Tây) vậy nên việc này càng trở tốt đẹp, có ý
nghĩa.
+ Về đối tượng giao tiếp, người Việt có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay
lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu
lOMoARcPSD| 36006831
đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon
nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là
rất rụt rè. Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã
Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị:
+ Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, tính cộng đồng ngự trị, họ sẽ thoải mái theo những
qui tắc có sẵn
+ Khi ở ngoài cộng đồng, tính tự trị phát huy tác dụng, họ không xác định được vị
thế của mình, vì vậy trở nên lúng túng.
- Về quan hệ giao tiếp, do ảnh hưởng của văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng
tình nên họ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
VD: “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”“Yêu nhau mọi việc
chẳng nề/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
Mặc dù lấy sự hài hoà âm dương làm trọng nhưng họ vẫn thiên về âm, cuộc sống có lý
nhưng vẫn thiên về tình, coi trọng tình cảm hơn “Một bồ cái lý không bằng một tý cái
tình” , ai giúp cũng nhớ ơn, ai bảo ban cũng tôn là thầy -> khái niệm “thầy” được mở ra
rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng..
- Về đối tượng giao tiếp: người Việt có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá.->
Đây là sản phẩm của tính cộng đồng làng xã
+ Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người
khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh.
+ Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô
riêng, nên nếu không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp
được. Vd: “Chọn mặt gửi vàng”, “Tùy mặt gửi lời/ Tùy người gửi của.”
+ Ngay cả khi không được lựa chọn (không biết được thông tin của đối phương) thìngười
Việt Nam dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Vd: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài”, “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.”
- Về chủ thể giao tiếp: người Việt rất trọng danh dự và sợ tiếng đồn đại. Danh dự
gắn với năng lực giao tiếp, lời hay tạo thành tiếng tăm; lời dở tạo thành tai tiếng. Vd:
“Tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Về cách thức giao tiếp: tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hoà thuận, có lối nói vòng vo,
hay do dự, thiếu tính quyết đoán. Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống
trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ.
Vd: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”
- Hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú:
+ Hệ thống xưng hô phong phú, “xưng khiêm hô tôn”, có tính chất thân mật hóa, cụ thể
hóa (không có cái “tôi” chung chung), tính xã hội hóa (tính cộng đồng), tính đa nghĩa
lOMoARcPSD| 36006831
(tính tổng hợp)
+ Đa dạng các cách nói lịch sự
+ Nghi thức chào hỏi: phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo không gian và
theo sắc thái tình cảm.
Vd: Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn,
xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có
một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá
(cảm ơn khi được quan tâm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen), Cháu được như hôm
nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
3. Liên hệ với văn hóa giao tiếp của Pháp (nn sv đang học)
- Trong cách chào hỏi
Chào hỏi là một nghệ thuật ứng xử của Pháp. Để chào đối phương, người Pháp có 3 lựa
chọn: hôn má, bắt tay hoặc chỉ nói “bonjour”. Nếu là lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn có thể
không cần phải chào hôn má. Đặc biệt nếu là nữ, thì người nam sẽ ưu tiên cho bạn chọn
cách chào. Trong khi đó, người Việt chỉ chào hoặc bắt tay.
“Faire la bise” (hôn má) là một kiểu chào nổi tiếng của Pháp, nó hoàn toàn không giống
kiểu hôn má của người Việt. Khi hôn, hai má của đối phương chạm vào nhau, nghĩa là
môi không chạm vào da mặt người khác mà áp má vào má, tạo ra một cái vỗ nhẹ. Đại đa
số người Pháp bắt đầu nụ hôn chào bằng má bên phải. Tuy nhiên, cũng có một số vùng
nước Pháp như Basse-Normandie có xu hướng bắt đầu hôn từ má phải sang bên má trái.
- Trong gia đình
Trong cách giáo dục con cái, Việt Nam có truyền thống bảo bọc, lo lắng và có chút gì đấy
áp đăt con cái. Ngược lại, ở Pháp giáo dục đề cao tính độ c lậ p và tôn trọng quyền
tự do cá
nhân.
Ở Việt Nam, khi chưa lập gia đình, hoặc thậm chí là đã lập gia đình, con cái vẫn có thể ở
cùng bố mẹ. Trong khi ở Pháp, thanh niên cứ đến 18 tuổi là ra riêng, tự quyết định mọi
viêc của bản thân, không khiến bố mẹ lo nữa.
Các gia đình Viêt rất tôn trọng tôn ti trậ t tự, có trước có sau. Ngược lại, trong các gia
đìn Pháp, ai cũng có quyền phát biểu ý kiến như nhau, từ ông bố 50 cho đến đứa con 6
tuổi. - Trong tình cảm đôi lứa
Người Viêt Nam chọn bạn trăm năm không chỉ cho bản thân mà còn vì gia đình. Còn ở 
Pháp, họ không sống chung với gia đình, môt năm vài lần gặ p mặ t nhau nhân những
dịp  lễ lớn, nên họ chọn người yêu là chỉ cho bản thân với suy nghĩ rằng họ mới là người
sống chung với người yêu chứ không phải gia đình. Ngoài ra, thanh niên Pháp cũng
thường sống chung với nhau khá lâu trước khi đi đến hôn nhân, thâm chí nhiều cặ p có
con với  nhau rồi cũng không muốn kết hôn chính thức.
- Trong đời sống thường ngày
lOMoARcPSD| 36006831
Người Pháp rất giữ phép lịch sự. Họ hay dùng từ “pardon” nghĩa là xin lỗi cho một hành
động vô ý hoặc cố ý. Ví dụ như muốn vượt qua mặt ai đó, vô ý cản đường,... Ngoài
“pardon”, “bonjour”, “au revoir”, “merci” là những từ bạn luôn nghe thấy khi ở Pháp.
Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đất nước,
con người Pháp. Người Pháp luôn chú ý đến vấn đề ăn mặc, họ rất chau chuốt, thậm chí
là mặc đồ hàng hiệu để thể hiện sự đẳng cấp và tôn trọng đối phương.
Để thể hiện phép lịch sự của mình, người Pháp gọi là “Monsieur / Madame”, điều này thể
hiện sự tôn trọng, kính nể.
Trong khi đó, người Việt chuộng cách nói chuyện thân thiết, tình cảm, gần gũi nhiều hơn.
- Cách tặng quà
Người Pháp thường có thói quen tặng quà cho nhau ngay cả những ngày bình thường. Dù
chỉ là một món quà nhỏ như bó hoa, thanh socola,... nhưng người Pháp luôn trân trọng
điều đó. Người Việt thường tặng quà cho nhau trong những dịp quan trọng như lễ, tết,...
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 36006831
ND1: Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi trường này trong văn
hóa Việt Nam truyền thống.
1. Những đặc điểm nổi bật của địa hình sông nước Việt Nam
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông
nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công
(Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những
đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba
lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn
phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các
sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223
gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
ND2: Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý – Trần
1. Bối cảnh lịch sử thời Lý – Trần
Triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 kết
thúc năm 1225, trải qua 9 đời vua. Sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là
Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt đầu năm 1225 kéo dài đến năm 1400, trải qua 13
đời vua. Lý-Trần là hai triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và
phát triển hưng thịnh trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc…
Trong đó, Phật giáo được coi trọng phát triển cực thịnh trở thành Quốc giáo đồng thời trở
thành đặc trưng văn hóa thời kỳ này. Đây còn là thời kỳ đặt nền móng cho hệ thống luật
pháp, giáo dục khoa cử hình thành và phát triển. Công cuộc giữ nước của quân dân Đại
Việt thời Lý-Trần được thể hiện qua chiến công vang dội của cuộc kháng chiến chống
Tống (1077) và 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông (1257-1285-1288) khắc sâu trong ký
ức nhân dân ta và trở thành niềm tự hào lớn về truyền thống anh dũng chống giặc ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam
2. Đặc trưng văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần
Thời đại Lý - Trần là thời kỳ huy hoàng trong lịch sử Việt Nam xây dựng được Nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh, khẳng định sức mạnh dân tộc, thực hiện
nền Độc lập tự chủ vững bền sau 1000 năm mất nước và phục hưng mạnh mẽ văn hóa Việt Nam. lOMoAR cPSD| 36006831
- Văn hóa vật chất: Về mặt văn hóa vật chất, trong thời đại Lý - Trần đã đạt được một số thành tựu quan trọng: + Kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm đến sản xuất, trị thủy, khuyến khích khai hoang.
- Thủ công nghiệp: có bước phát triển mới, nhất là ngành ươm tơ, dệt lụa, nhiều ngành
nghề, trong nhân dân rất phổ biến và phát triển
- Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang, đẩy
mạnh, chợ ngày càng nhiều + Kiến trúc
• Phong cách gọn đẹp, hài hóa cân xứng
• Thăng Long là điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: Mô hình Tam trùng thành
quách: thành là nơi định đô, có 4 cửa; ngoài thành là thị với bến sông, chợ búa –
nơi sinh sống và buôn bán của thị dân; 61 phường tập hợp của các thợ thủ công;
phía Tây kinh thành, cho người đến khai phá, lập khu “Thập tam trại”
• Thành tựu to lớn thứ nhất ở thời kì này là xây dựng được kinh thành Thăng Long
với kết cấu bởi 3 vòng thành: Thành Nội, Thành Trung, Thành Ngoại.
• Trong khu vực kinh thành Thăng Long cũng được xây dựng một số ngôi chùa:
Chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Hưng Thiện, chùa Thắng Nghiêm… Ở thời đại
Lý – Trần chùa thường gắn với núi non, sông nước, mây trời.
• An Nam tứ đại khí là những kỳ tích của giai đoạn này (Tháp Bảo Thiên, Chuông
Quy Điền, Vạc Phổ Minh, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm). Theo các nhà nghiên
cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam, con rồng thời Lý - Trần cũng có những điều hết sức đặc biệt.
• Văn Miếu – Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng từ thời Lý (1070) là một
quần thể kiến trúc tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta. Văn
Miếu nằm ở trung tâm kinh thành Thăng Long, trên một vùng đất rộng lớn được
xây dựng theo kiểu đặc trưng phương Đông.
- Văn hóa tinh thần: Văn hóa tinh thần tiếp nối văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, nhưng
các tư tưởng tôn giáo bắt đầu thế hiện đậm nét hơn và có sự phân hóa rõ rệt:
+ Tư tưởng: Khai phóng, đa nguyên, “Tam giáo đồng quy”
+ Từ vua chúa đến dân chúng ai ai cũng sùng mộ Đạo Phật, Nho giáo dần được tiếp nhận
+ Vào nửa đầu thế kỷ XI, dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054), giặc giã nổi lên khắp
nơi. Nhà vua và các nhà tư tưởng uyên bác đương thời đã nhận
+ Hình thành văn hóa bác học, Tầng lớp tri thức, Văn học chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm,
“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí
Đông A, tinh thần “Sát Thát" của vua tôi nhà Trần. lOMoAR cPSD| 36006831
Dòng văn học chữ Nôm ra đời và tồn tại song hành cùng nền văn hóa chữ Hán. Tầng
lớp Nho sĩ, tri thức ngày càng đông đảo, có nhiều cống hiến quan trọng vào việc cùng cố
nền độc lập dân tộc, khơi dậy tự hào và ý chí quật cường vươn lên của một dân tộc tự do,
một quốc gia độc lập.
Trong thời đại Lý – Trần, nghệ thuật quân sự đã phát triển thành một nền văn hóa
quân sự với những nguyên tắc, nguyên lý chặt chẽ đuợc thể hiện qua sách vở và thực hiện
trong các trận đánh tiêu diệt quân xâm lược.
Tinh thần yêu nước thiết tha là một đặc điểm nổi bật ở thời đại Lý Trần tinh thần yêu
nước ấy luôn luôn được thể hiện trong các tác phẩm văn học, sử học, trong mỗi bài thơ,
bài hịch, bài chiếu của các nhà sư, nho sĩ, tướng quân hoặc vua chúa.
ND3: Tín ngưỡng: khái niệm, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Tổ tiên,
tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
Khái niệm tín ngưỡng: tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng hóa của con người đối
với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó. Các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đều
bắt nguồn từ các quan niệm dân gian, ví dụ: “Cây gạo có ma, cây đa có thần”, từ nỗi sợ,
con người dần tin tưởng và sùng bái các sự vật tự nhiên.
Trong nền văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng dân gian có một vị trí quan trọng và được xem
như một loại hình tôn giáo không có tổ chức nhất định. Bằng lòng tin tín ngưỡng, người
Việt ta luôn hướng đến những điều thiện, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với ông bà,
tổ tiên, những người có công với làng xóm, đất nước Nguồn gốc của tín ngưỡng:
- Con người đã từ sự sợ hãi dẫn đến niềm tin về thần linh. Họ đoán rằng, vàdần dần “tin”
rằng, có những sức mạnh huyền bí và những thần linh sau lưng các hiện tượng họ không
giải thích và kiểm soát được.
- Họ đoán thêm rằng, và dần dần “tin” rằng, họ có thể liên lạc và mua chuộc các thần
linhnầy giúp đỡ họ bằng cách tôn thờ, dâng cúng các lễ vật. Đây là những “niềm tin”
của con người trong thời văn minh thô sơ.
- Những niềm tin, hay tín ngưỡng, nầy trở thành nền tảng của tín ngưỡng và tôn giáo
trong nhân loại cho đến ngày nay
- Tín ngưỡng trở thành một nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu nầy là một phần của
quá trình tiến hóa và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của nhân loại. Nhu cầu
tín ngưỡng đứng ngay đàng sau các nhu cầu thiết yếu khác như cơm ăn, áo mặc và tình
dục Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
- Khái niệm: Đây là sản phẩm của môi trường sống, sống phụ thuộc vào tự nhiên, không
giải thích được tự nhiên và là nhu cầu đời sống tâm linh. - Nguồn gốc:
Sùng bái tự nhiên được xem là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người.
Đặc biệt là đối với các nền văn hóa gốc nông nghiệp. lOMoAR cPSD| 36006831 - Biểu hiện:
+ Tín ngưỡng đa thần: Do chất âm tính trong đời sống nông nghiệp và với tín ngưỡng
phồn thực nên thiên về sùng bái, tôn thờ nhiều nữ thần.
• Các nữ thần thường là các Bà Mẹ, các Mẫu - Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín
ngưỡng Việt Nam điển hình.
o Thờ mẫu là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện
tương tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của người
làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa gốc
du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá. Tuy nhiên, các bà vẫn
song song tồn tại: bà trời Mẫu Thượng Thiên( còn gọi là mẫu Cữu Trùng hay
Cửu Thiên Huyền Nữ), ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana.
o Nhiều nhà ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài).
o Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất (địa Mẫu), bà Nước dưới tên Bà Thủy. Nhiều
vùng bà Đất, bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Sứ, Bà
Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Ba bà này tồn tại dưới dạng tín ngướng TAM PHỦ
o Các bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp là những hiện tượng có vai trò to lớn trong
cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Khi Đạo Phật vào Việt Nam, nhóm
nữ thần này được nhào nặn thành Tứ Pháp: Pháp Vân Thần Mây được thờ ở Chùa
Bà Dâu, Pháp Vũ – Thần Mưa thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi – Thần Sấm thờ ở
Chùa Bà Tướng và Pháp Điện – Thần Chớp thờ ở Chùa Bà Dàn.
o Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời
gian. Thần không gian được hình dung theo Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ
Phương chi thần coi sóc các phương trời; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả
đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển ( 12
vị thần mỗi vị coi sóc 1 năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão…) đồng thời có trách
nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà Mụ.
+ Tín ngưỡng sùng bái loài vật:
• Động vật: Chim, chim, rắn, cá sấu – phổ biến ở vùng sông nước – thuộc loại động
vật phổ biến hàng đầu. Người Việt có câu: “ Nhất điều, nhì xà, tam ngư , tứ
tượng”. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các
con vật này lên hướng biểu trưng: “Tiên”, “Rồng”. Theo truyền thuyết thì tổ tiên
người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là giống “Rồng Tiên”.
• Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa: Cây Lúa xuất hiện khắp nơi dù là
vùng Người Việt hay các vùng dân tộc đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa,
Mẹ Lúa. Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu… lOMoAR cPSD| 36006831
- Ý nghĩa: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch
sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín
ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe,
tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho
họ sức mạnh, niềm tin và có sức hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của
tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng biết,
biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân
với nước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Khái niệm:
Nghĩa hẹp: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc con cháu, các thế hệ sau thờ cúng tổ tiên,
ông bà, cha mẹ những người có cùng huyết thống đã mất để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng.
Nghĩa rộng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống
trong gia đình, dòng tộc, mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng,
tổ nghề…), đất nước (Vua Hùng….): tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hiểu theo nghĩa
rộng, không chỉ thờ những người có công sinh thành và nuôi dưỡng đã khuất, những
người có cùng huyết thống, mà còn thờ cả những người có công với cộng đồng, làng xã, đất nước
- Nguồn gốc: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời nguyên thủy được thể hiện rõ nét
qua việc thờ cúng những người đã khuất vào những ngày tết, mùng 1, rằm,.. Bên cạnh
đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp,
gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Vậy nên, người Việt luôn tôn
kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua đời khác. Đặc biệt, tư tưởng Nho giáo
đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”,...nên người Việt xưa
rất hiếu thảo với cha mẹ và thờ phụng khi đã khuất. - Biểu hiện:
Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; ngay cả những gia đình không
tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Ngoài ngày giỗ thì việc cúng tổ tiên còn
được tiến hành đều đặn vào các ngày sóc vọng (mồng một, ngày rằm), dịp lễ tết và bất kỳ
khi nào trong nhà có việc: để bá cáo tổ tiên (dựng vợ gả chồng,sinh con… . ); để cầu tổ
tiên phù hộ (làm nhà, đi xa, thi cử… . ); để tạ ân (thi đỗ, đi xa về bình yên…). Bàn thờ tổ
tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa – nơi trang trọng nhất. Cùng với đồ ăn đồ mặc là hương
hoa, trà rượu. Rượu (rượu gạo) có thể có hoặc không, nhưng li nước lã thì nhất thiết
không thể thiếu. Nhất thiết có, vì nó đơn giản nhất, nhà nào, lúc nào cũng sẵn; nhất thiết
có, còn vì ý nghĩa triết lí: nước là thứ quý nhất (sau đất) của dân nông nghiệp lúa nước.
Vượt lên trên cả phạm vi gia đình, dòng họ là việc thờ cúng tổ tiên trong cả nước.Việt
Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đều có truyền thuyết, huyền thoại về
nguồn gốc của dân tộc mình. Với người dân Việt, lễ hội hàng năm thờ vua Hùng - người
có công dựng nước là một biểu hiện sâu sắc, và là một ví dụ điển hình cho tín ngưỡng thờ lOMoAR cPSD| 36006831
cúng tổ tiên trong cả nước. Với người Việt, lễ hội hàng năm thờ vua Hùng – người có
công dựng nước là một biểu hiện sâu sắc.Tục thờ vua Hùng diễn ra hàng năm vào ngày
mồng mười tháng ba âm lịch, là Quốc lễ của cả dân tộc. - Ý nghĩa
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn.
Người Việt cho rằng, giữa những người đã khuất và còn sống đều có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Họ luôn tin rằng, những người đã khuất vẫn luôn hiện hữu, theo dõi cháu con
để mang lại sự bình an, phúc lộc.
+ Cũng chính vì vậy, ý nghĩa, tục lệ này thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam để bày tỏ lòng biết
ơn, lòng thành kính đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân
tộc. Đồng thời gìn giữ và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau. + Có
thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp gìn giữ
lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông đã khuất.
Tín ngưỡng thờ thành Hoàng Làng
Tín ngưỡng này là tiêu biểu cho sự linh hoạt, dung hợp tổng hợp trong văn hóa của người
Việt Nam ta. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong
đó từ “thành” là thành trì,“hoàng” là hào để bảo vệ thành trì. Ngay từ thời nhà Chu, người
ta đã dựng miếu để thờ thần bảo vệ cho thành trì, đô thị của mình, vị thần ấy được gọi là
Thành hoàng. Cho đến thời Tùy – Đường, tục thờ Thành hoàng trở nên phổ biến và phát triển hơn. -
Khái niệm: Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ
biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. “Người Việt phổ biến nhất, nổi bật
nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình, đền, miếu thờ thần”. “Bởi thế,
thần Thành hoàng là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xưa kia”. -
Biểu hiện: Đi cùng tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là hội làng, lễ hội ở làng xã
là môitrường để thực hiện tín ngưỡng ở làng xã. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến là hội làng
Diềm ở làng Viêm Xá, xã Hoà Long, thành phố Bắc.
+ Mặc dù ở thời Hậu Lê, triều đình chỉ cho phép nhân dân thờ Chính thần do bấy giờ Nho
giáo là quốc giáo, nhưng việc thực hiện lễ “mật”, tục “hèm” này của nhân dân chủ yếu là
để thờ Tà thần và Dâm thần, đây cũng chính là ví dụ tiêu biểu cho tính tự trị của làng xã,
là minh chứng cho câu thơ “Phép vua thua lệ làng”.
+ Thành hoàng làng được thờ phụng thành kính và trân trọng ở các không gian thiêng
trong các làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ. Ở đồng bằng Bắc bộ, làng nào cũng thờ Thành
hoàng làng. Thành hoàng có thể là nhiên thần, nhân thần, được phân thành thượng đảng lOMoAR cPSD| 36006831
thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần, chính thần, tà thần… nhưng đều có chung một điểm
là có công trạng đối với làng. Dân làng thể hiện sự biết ơn bằng việc thờ phụng. - Ý
nghĩa: Như vậy, ta có thể nói, tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín
ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh. Tục thờ Thành hoàng làng
là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, nó thể hiện ýthức về lòng biết ơn với
những người có công của làng xã, đồng thời thể hiện ýthức giữ gìn tục lệ cổ truyền của
làng xã và sự đoàn kết của nhân dân. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng chính là tinh hoa
chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho khát vọng xây dựng một cuộc sống
phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Qua đây, ta có thể thấy tín ngưỡng có một vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của
người dân Việt Nam, nó phản ánh rõ nét đời sống sinh hoạt của người dân, đồng thời
cũng có những ảnh hưởng, chi phối nhất định đến lối sống và phong tục tập quán. Và như
vậy, tín ngưỡng dân gian chính là một trong những thành phần tạo nên bản sắc văn hóa
của dân tộc Việt, góp phần làm cho nền văn hóa thêm phong phú, đặc sắc. ND4: Đặc
trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và liên hệ thực tế.
1. Văn hoá giao tiếp của người Việt:
- Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, vì vậy, giao tiếp là một trong những
hìnhthái biểu hiện của văn hoá cá nhân và cộng đồng rõ nét nhất. Qua đó thể hiện bản chất của con người.
- Người Việt rất coi trọng việc coi trọng giao tiếp bởi:
+ Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”.
+ Sự giao tiếp củng cố tình thân : “áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”. +
Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con
người: “Vàng thì thử lửa, thử than”, “Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
2. Các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
- Về thái độ trong giao tiếp: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè
Đặc trưng này bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, sống phụ thuộc lẫn nhau nên cần coi
trọng các mối quan hệ cộng đồng, giữ gìn mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng.
Coi trọng giao tiếp nên người Việt mới thích giao tiếp:
+ Về chủ thể, người Việt thích thăm viếng nhau, đây là hành vi biểu hiện tình cảm,
tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ. Đặc biệt thăm viếng nhau đây không
do nhu cầu công việc ( như ở Phương Tây) vậy nên việc này càng trở tốt đẹp, có ý nghĩa.
+ Về đối tượng giao tiếp, người Việt có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay
lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu lOMoAR cPSD| 36006831
đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là
rất rụt rè. Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã
Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị:
+ Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, tính cộng đồng ngự trị, họ sẽ thoải mái theo những qui tắc có sẵn
+ Khi ở ngoài cộng đồng, tính tự trị phát huy tác dụng, họ không xác định được vị
thế của mình, vì vậy trở nên lúng túng. -
Về quan hệ giao tiếp, do ảnh hưởng của văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng
tình nên họ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
VD: “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”“Yêu nhau mọi việc
chẳng nề/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
Mặc dù lấy sự hài hoà âm dương làm trọng nhưng họ vẫn thiên về âm, cuộc sống có lý
nhưng vẫn thiên về tình, coi trọng tình cảm hơn “Một bồ cái lý không bằng một tý cái
tình” , ai giúp cũng nhớ ơn, ai bảo ban cũng tôn là thầy -> khái niệm “thầy” được mở ra
rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng.. -
Về đối tượng giao tiếp: người Việt có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá.->
Đây là sản phẩm của tính cộng đồng làng xã
+ Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người
khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh.
+ Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô
riêng, nên nếu không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp
được. Vd: “Chọn mặt gửi vàng”, “Tùy mặt gửi lời/ Tùy người gửi của.”
+ Ngay cả khi không được lựa chọn (không biết được thông tin của đối phương) thìngười
Việt Nam dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Vd: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài”, “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.” -
Về chủ thể giao tiếp: người Việt rất trọng danh dự và sợ tiếng đồn đại. Danh dự
gắn với năng lực giao tiếp, lời hay tạo thành tiếng tăm; lời dở tạo thành tai tiếng. Vd:
“Tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch, rách cho thơm” -
Về cách thức giao tiếp: tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hoà thuận, có lối nói vòng vo,
hay do dự, thiếu tính quyết đoán. Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống
trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ.
Vd: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”
- Hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú:
+ Hệ thống xưng hô phong phú, “xưng khiêm hô tôn”, có tính chất thân mật hóa, cụ thể
hóa (không có cái “tôi” chung chung), tính xã hội hóa (tính cộng đồng), tính đa nghĩa lOMoAR cPSD| 36006831 (tính tổng hợp)
+ Đa dạng các cách nói lịch sự
+ Nghi thức chào hỏi: phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo không gian và theo sắc thái tình cảm.
Vd: Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn,
xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có
một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá
(cảm ơn khi được quan tâm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen), Cháu được như hôm
nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
3. Liên hệ với văn hóa giao tiếp của Pháp (nn sv đang học) - Trong cách chào hỏi
Chào hỏi là một nghệ thuật ứng xử của Pháp. Để chào đối phương, người Pháp có 3 lựa
chọn: hôn má, bắt tay hoặc chỉ nói “bonjour”. Nếu là lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn có thể
không cần phải chào hôn má. Đặc biệt nếu là nữ, thì người nam sẽ ưu tiên cho bạn chọn
cách chào. Trong khi đó, người Việt chỉ chào hoặc bắt tay.
“Faire la bise” (hôn má) là một kiểu chào nổi tiếng của Pháp, nó hoàn toàn không giống
kiểu hôn má của người Việt. Khi hôn, hai má của đối phương chạm vào nhau, nghĩa là
môi không chạm vào da mặt người khác mà áp má vào má, tạo ra một cái vỗ nhẹ. Đại đa
số người Pháp bắt đầu nụ hôn chào bằng má bên phải. Tuy nhiên, cũng có một số vùng ở
nước Pháp như Basse-Normandie có xu hướng bắt đầu hôn từ má phải sang bên má trái. - Trong gia đình
Trong cách giáo dục con cái, Việt Nam có truyền thống bảo bọc, lo lắng và có chút gì đấy
áp đăt con cái. Ngược lại, ở Pháp giáo dục đề cao tính độ c lậ p và tôn trọng quyền tự do cá ̣ nhân.
Ở Việt Nam, khi chưa lập gia đình, hoặc thậm chí là đã lập gia đình, con cái vẫn có thể ở
cùng bố mẹ. Trong khi ở Pháp, thanh niên cứ đến 18 tuổi là ra riêng, tự quyết định mọi
viêc của bản thân, không khiến bố mẹ lo nữa.̣
Các gia đình Viêt rất tôn trọng tôn ti trậ t tự, có trước có sau. Ngược lại, trong các gia
đìnḥ Pháp, ai cũng có quyền phát biểu ý kiến như nhau, từ ông bố 50 cho đến đứa con 6
tuổi. - Trong tình cảm đôi lứa
Người Viêt Nam chọn bạn trăm năm không chỉ cho bản thân mà còn vì gia đình. Còn ở ̣
Pháp, họ không sống chung với gia đình, môt năm vài lần gặ p mặ t nhau nhân những
dịp ̣ lễ lớn, nên họ chọn người yêu là chỉ cho bản thân với suy nghĩ rằng họ mới là người
sống chung với người yêu chứ không phải gia đình. Ngoài ra, thanh niên Pháp cũng
thường sống chung với nhau khá lâu trước khi đi đến hôn nhân, thâm chí nhiều cặ p có
con với ̣ nhau rồi cũng không muốn kết hôn chính thức.
- Trong đời sống thường ngày lOMoAR cPSD| 36006831
Người Pháp rất giữ phép lịch sự. Họ hay dùng từ “pardon” nghĩa là xin lỗi cho một hành
động vô ý hoặc cố ý. Ví dụ như muốn vượt qua mặt ai đó, vô ý cản đường,... Ngoài
“pardon”, “bonjour”, “au revoir”, “merci” là những từ bạn luôn nghe thấy khi ở Pháp.
Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đất nước,
con người Pháp. Người Pháp luôn chú ý đến vấn đề ăn mặc, họ rất chau chuốt, thậm chí
là mặc đồ hàng hiệu để thể hiện sự đẳng cấp và tôn trọng đối phương.
Để thể hiện phép lịch sự của mình, người Pháp gọi là “Monsieur / Madame”, điều này thể
hiện sự tôn trọng, kính nể.
Trong khi đó, người Việt chuộng cách nói chuyện thân thiết, tình cảm, gần gũi nhiều hơn. - Cách tặng quà
Người Pháp thường có thói quen tặng quà cho nhau ngay cả những ngày bình thường. Dù
chỉ là một món quà nhỏ như bó hoa, thanh socola,... nhưng người Pháp luôn trân trọng
điều đó. Người Việt thường tặng quà cho nhau trong những dịp quan trọng như lễ, tết,...