-
Thông tin
-
Quiz
Công nghệ sản xuất thân vỏ ô tô của hãng Toyota | Tiểu luận môn Công nghệ kĩ thuật ôto Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Trạng, thầy đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Và xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè,…, những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ chúng em trong học tập và cuộc sống. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm về đề tài này cũng như còn những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21) 155 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Công nghệ sản xuất thân vỏ ô tô của hãng Toyota | Tiểu luận môn Công nghệ kĩ thuật ôto Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Trạng, thầy đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Và xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè,…, những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ chúng em trong học tập và cuộc sống. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm về đề tài này cũng như còn những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21) 155 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÂN VỎ Ô TÔ CỦA HÃNG TOYOTA
Sinh viên thực hiện: Mai Hoàng Linh 19145259
Hoàng Trương Trí Tuệ 19145063 Trịnh Hữu Thiên 19145021
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Trạng
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÂN VỎ Ô TÔ CỦA HÃNG TOYOTA
Sinh viên thực hiện: Mai Hoàng Linh 19145259
Hoàng Trương Trí Tuệ 19145063 Trịnh Hữu Thiên 19145021
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Trạng
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
BẢN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO CUỐI KHÓA
Môn Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
Tên tiểu luận: Công nghệ sản xuất thân vỏ ô tô của hãng Toyota. GVHD: Nguyễn Văn Trạng
Học hàm/Học vị: GVC/Tiến sĩ Nhóm sinh viên thực hiện
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm: . . . . . . . . . .
2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm: . . . . . . . . . .
3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm: . . . . . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm: . . . . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm: . . . . . . . . . . A. ĐÁNH GIÁ Cho Nhóm công việc Tiêu chí cho điểm Điểm điểm
Xác định rõ mục tiêu, đối tượng và yêu cần thực hiện 5
Tổ chức công việc/
Phân công việc cụ thể, lưu lại các hoạt động (hình ảnh, 5 Organigation clip,..) (20 points)
Có nguồn tư liệu rõ ràng, đầy đủ và tin cậy để thực hiện 5
Đảm bảo được tiến độ công việc theo yêu cầu 5
Giới thiệu bao quát nội dung cẩn trình bày 5
Giao tiếp hiệu quả với người nghe 5 Trình bày/
(ánh mát, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể,..) Presentation
Phát âm rõ ràng, giọng nói dễ nghe và cử chỉ hợp lý 5
Hình ảnh, video clip rõ ràng và hợp lý cho các nội dung. 5 (40 points)
Phần trình bày có tính trực quan, đầy đủ thông tin nhưng 15
không gây mất tập trung cho người nghe
Quản lý đúng thời gian cho nội dung trình bày 5 Sản phẩm/
Nội dung đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy và đúng chủ đề 20 Product
Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp và đúng quy định 10 (40 points)
Nộp đúng thời gian, đúng sản phẩm theo yêu cầu 10 Tổng điểm 100
B. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TP. HCM, ngày tháng năm 2022
Người đánh giá (ký tên) MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................1
TÓM TẮT........................................................................................................................ 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................4
NỘI DUNG......................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................5
1.1 ) Giới thiệu hãng xe Toyota...............................................................................5
1.2 )Đặc điểm kết cấu thân vỏ của hãng xe Toyota..................................................6
1.2.1) Hệ thống khung gầm liền khối (Unibody).................................................6
1.2.2) Hệ thống khung rời (Body on frame)........................................................7
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÂN VỎ CỦA HÃNG TOYOTA............8
2.1) Chuẩn bị vật liệu..............................................................................................8
2.1.1) Thép..........................................................................................................8
2.1.2) Nhôm........................................................................................................9
2.1.3) Phôi kim loại chế tạo thân vỏ của Toyota................................................10
2.2 ) Chuẩn bị khuôn ép.........................................................................................11
2.3 ) Công nghệ dập tấm........................................................................................12
2.3.1 ) Dập nguội...............................................................................................12
2.3.2) Dập nóng.................................................................................................14
2.4) Cắt chi tiết thừa..............................................................................................16
2.5 ) Kiểm tra các linh kiện thân vỏ sau khi cắt.....................................................19
2.6 ) Lắp ráp thân vỏ ô tô......................................................................................20
2.6.1) Quy trình công nghệ hàn lắp thân xe TOYOTA......................................21
2.6.2) Các trạm hàn...........................................................................................23
2.6.3) Các mối ghép hàn BIW...........................................................................23
2.6.4 Hàn điện trở..............................................................................................24
2.7) Kiểm tra thân vỏ ô tô......................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................28 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Nguyễn Văn Trạng, thầy đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và
vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Và xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè,…,
những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ chúng em trong học tập và cuộc sống.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm về đề tài này cũng như còn những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Nhóm em kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc ạ! 1 TÓM TẮT
Sau năm 1945, phần lớn những nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản lựa chọn con đường lắp
ráp cho các hãng nước ngoài thì Toyota lựa chọn cho mình con đường khác là tự chế tạo,
sản xuất và phát triển thành tập đoàn Toyota lớn mạnh. Một trong những khâu quan trọng
của sản xuất và lắp ráp ô tô của hãng đó là quy trình sản xuất thân vỏ xe ô tô.
Thân vỏ là nền tảng để lắp đặt, cố định và liên kết tất cả bộ phận trên xe ô tô thành một
chủ thể hợp nhất. Hơn nữa, thân vỏ còn giúp định hình kết cấu bên trong và hình dạng
bên ngoài của xe, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn khi xe xảy ra va chạm.
Chính vì thế, Toyota đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất những loại thân vỏ với kết cấu
và vật liệu phù hợp cho từng loại xe ô tô. Để hiểu rõ chi tiết, cách phân loại, vật liệu chế
tạo, công dụng, ưu và nhược điểm của chúng thì thông qua nội dung bài tiểu luận này,
nhóm chúng em sẽ tìm hiểu cặn kẽ và trình bày chi tiết về công nghệ sản xuất thân vỏ ô tô của hãng Toyota. 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIW: Body In White
OCMM: Optical Coordinate Measuring Machine
SPCN: S- Steel, P- Plate, C- Cold rolled, N
SPCM: S- Steel, P- Plate, C- Cold rolled, M
SPHM: S- Steel, P- Plate, H-Hot rolled, M
SUV: Sport Utility Vehicle 3 DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hệ thống khung gầm liền khối xe Toyota Vios.................................................7
Hình 1.2: Hệ thống khung rời xe Toyota Fortuner...........................................................7
Hình 2.1: Khung gầm xe Toyota Fotuner chế tạo bằng vật liệu thép................................8
Hình 2.2: Khung xe chế tạo bằng chất liệu nhôm của xe Toyota Vios..............................9
Hình 2.3: Phôi cuộn.......................................................................................................10
Hình 2.4: Phôi sau khi được làm phẳng và cắt thành tấm...............................................11
Hình 2.5: Kiểm tra và bảo dưỡng khuôn ép khung cửa xe.............................................11
Hình 2.6: Lắp khuôn ép vào máy ép...............................................................................12
Hình 2.7: Phương pháp dập nguội đang gia công...........................................................13
Hình 2.8: Phương pháp dập nguội sau khi gia công.......................................................14
Hình 2.9: Tấm kim loại được gia nhiệt trước khi dập nóng............................................15
Hình 2.10: Phương pháp dập nóng đang gia công..........................................................15
Hình 2.11: Phương pháp dập nóng sau khi hoàn thiện...................................................16
Hình 2.12: Sản phẩm sau khi dập được đưa vào máy cắt...............................................17
Hình 2.13: Sản phẩm đang gia công cắt.........................................................................17
Hình 2.14: Phương pháp cắt laser..................................................................................18
Hình 2.15: Kim loại thừa được mang đi tái chế.............................................................18
Hình 2.16: Kiểm tra bề mặt chi tiết................................................................................19
Hình 2.17: Kiểm tra độ lệch của sản phẩm.....................................................................20
Hình 2.18: Dây chuyền hàn lắp thân vỏ ô tô.................................................................20
Hình 2.19: Thân xe thô (BIW).......................................................................................21
Hình 2.20: Các đơn vị lắp ráp thân vỏ BIW của TOYOTA............................................22
Hình 2.21: Các bước lắp ráp thân xe thô BIW của TOYOTA........................................22
Hình 2.22: Robot hàn tiếp xúc điểm ở nắp capo............................................................23
Hình 2.23: Robot hàn cột thân xe BIW..........................................................................24
Hình 2.24: Hàn điểm ở mép cửa....................................................................................25
Hình 2.25: Hàn điểm bằng điện cực giả.........................................................................25
Hình 2.26: Hàn điểm một phía.......................................................................................26
Hình 2.27: Sơ đồ công nghệ hàn tiếp xúc đường............................................................26 4
Hình 2.28: Hệ thống robot OCMM BIW.......................................................................27 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 ) Giới thiệu hãng xe Toyota
Toyota ( Toyota Jishoda Kabushiki-gaisha ) là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính
đặt tại Nhật Bản. Toyota được đánh giá xếp hạng đầu thế giới về số lượng sản phẩm bán
ra vào năm 2008 . Đây cũng là hãng xe duy nhất được đứng vào bảng xếp hạng 10
thương hiệu hàng đầu thế giới.
Lịch sử ra đời của hãng Toyota gắn liền với câu chuyện của hai cha con Sakichi Toyoda
và con của ông là Kiichiro Toyoda. Họ là những con người đam mê chế tạo. Vào năm
1924, hai cha con nhà Toyoda đã chế tạo thành công máy dệt tự động. Họ đã bán bằng
sáng chế máy dệt cho 1 công ty Anh Quốc có tên là Platt Brothers với giá 100.000 bảng
Anh. Hai cha con ông đã dùng số tiền này để đầu tư vào lĩnh vực chế tạo ô tô. Câu
chuyện về hãng xe Toyota bắt đầu từ đây.
Ở Nhật Bản, tên "Toyota" không được phát âm rõ như "Toyoda". Tuy nhiên trong tiếng
Nhật "Toyota" được viết là "トヨタ" có 8 nét còn "Toyoda" là "トヨダ " có 10 nét. Mà
đối với người Nhật, con số 8 chính là con số may mắn và nó còn đơn giản hơn so với 10
nét. Còn xét theo tiếng La - tinh thì cái tên "Toyota" kiêu hơn và có sự đối xứng. Và đó
cũng chính là thương hiệu của hãng cho đến ngày này.
Vào năm 1934, Toyota đưa ra sản phẩm xe hơi đầu tiên của mình với tên gọi là Toyota
AA. Mãi đến năm 1937,tập đoàn mới chính thức được thành lập sau khi ông Kiichiro
Toyoda tiếp quản tập đoàn Công nghiệp Toyota của cha mình để sản xuất ô tô.
Hai năm sau khi thành lập bộ phận sản xuất ô tô, Kiichiro Toyoda bắt đầu sản xuất ô tô
và tách hẳn thành công ty Toyota Motor vào năm 1937. Sau năm 1945, phần lớn những
nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản lựa chọn con đường lắp ráp cho các hãng nước ngoài thì
Toyota lựa chọn cho mình con đường khác là tự chế tạo ,sản xuất và phát triển thành tập
đoàn Toyota lớn mạnh như ngày nay với những công nghệ tiến và nhân lực dồi dào. Một
trong những khâu quan trọng của sản xuất và lắp ráp ô tô của hãng đó là quy trình sản xuất thân vỏ xe ô tô. 5
1.2) Đặc điểm kết cấu thân vỏ của hãng xe Toyota
Thân xe là một trong 3 cụm tổng thành quan trọng của xe, được lắp đặt trên dàn gầm
hoặc khung xe, dùng để chứa hàng hóa, hành khách, hành lý, lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất của xe. Công dụng
Thân vỏ ô tô có các công dụng như sau :
- Là kết cấu chịu lực, chịu tải trọng bên ngoài.
- Bảo vệ an toàn cho hành khách, hành lý, các hệ thống, trang thiết bị trên xe.
- Là nền tảng để lắp đặt cố định và liên kết tất cả các bộ phận trên xe ô tô thành một chủ thể thống nhất.
- Là kết cấu tạo nên hình dáng thẫm mỹ và khí động cho xe.
Đặc điểm thân vỏ của hãng xe Toyota
Hãng xe Toyota thường sử dụng hai loại kết cấu thân vỏ phổ biến : hệ thống khung gầm
liền khối (Unibody) và hệ thống khung rời (Body on frame)
1.2.1) Hệ thống khung gầm liền khối (Unibody)
Hệ thống khung gầm liền khối được thiết kế với một kết cấu duy nhất nối liền với lớp vỏ
bao quanh xe tạo thành một khối từ đó định hình kiểu dáng tổng thể của một chiếc xe.
Loại này được tạo nên bởi các miếng kim loại hàn lại với nhau bằng robot hoặc laser
trong dây chuyền sản xuất. Hệ thống khung gầm liền khối là loại thân vỏ chịu lực hoàn
toàn nên nó có độ an toàn cao, độ cứng xoắn vượt trội và còn dễ sửa chữa. Với đặc điểm
như vậy, loại này thường thích hợp với các dòng xe có khung gầm thấp như Sedan,…. 6
Hình 1.1: Hệ thống khung gầm liền khối xe Toyota Vios
1.2.2) Hệ thống khung rời (Body on frame)
Hệ thống khung rời được thiết kế chủ yếu là hình cái thang, hai dầm dọc được lắp với
dầm ngang bằng bulong hay hàn ghép tạo thành một khung có độ cứng uốn và đàn hồi
xoắn lớn với khả năng chịu tải trọng cao khi chạy trên địa hình gồ ghề, đồi núi ,….Khung
rời là loại thân vỏ không chịu lực mà do khung xe chịu lực. Với các đặc điểm như vậy
nên loại này thường thích hợp trên các mẫu xe SUV, bán tải.
Hình 1.2: Hệ thống khung rời xe Toyota Fortuner 7
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÂN VỎ CỦA HÃNG TOYOTA
2.1) Chuẩn bị vật liệu
Khâu chuẩn bị vật liệu khá là quan trọng vì nó đảm bảo thân vỏ sau khi sản xuất sẽ đạt
những yêu cầu về độ cứng, độ bền cơ học, trọng lượng nhằm nâng cao chất lượng cũng
như hiệu suất của xe . Hãng xe Toyota đã và đang sử dụng 2 vật liệu chủ yếu trong chế
tạo thân vỏ ô tô là thép và nhôm. 2.1.1) Thép
Thép là một loại hợp kim có thành phần chính gồm sắt và carbon. Trên những chiếc ô tô
hiện đại ngày nay, hầu hết trọng lượng xe là từ thép. Ví du, vào những năm 2007 thì mỗi
chiếc ô tô nặng trung bình 1.090 kg thép và trên xe bán tải hoặc SUV là 1.360 kg. Còn
ngày nay hầu hết những chiếc ô tô nặng khoảng 1.360 kg và SUV khoảng 1.810 kg. Điều
đó chứng tỏ thép đã được sử dụng nhiều hơn.
Thép được dùng để làm khung gầm nền tảng hoặc bệ máy nằm dưới phần thân xe để tạo
thành bộ khung xe và bảo vệ người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm. Dầm cửa, mái và
tấm thân xe được tạo ta trong sản xuất ô tô đều được làm bằng thép trên hầu hết các xe
ngày nay. Không chỉ vậy, thép còn được sử nhiều cho nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc
vào các nhà thiết kế. Ví dụ, thép không gỉ được sử dụng để làm ống xả.
Hãng xe Toyota sử dụng thép của hãng lớn thứ ba Nhật Bản là Kobe Steel.
Hình 2.1 : Khung gầm xe Toyota Fotuner chế tạo bằng vật liệu thép 8 Ưu điểm: - Độ cứng cao. - Bền chặt.
- Dễ tạo hình ở mức độ không quá chi tiết: dập, cán , hàn,…
- Khả năng tái chế vật liệu tốt.
- Khả năng chống ăn mòn tốt nếu được xử lý đúng cách.
- Giá thành thấp ngoài trừ thép có cường độ cao và thép không gỉ. Nhược điểm: - Trọng lượng riêng cao.
- Khả năng chống ăn mòn không tốt. 2.1.2) Nhôm
Nhôm là vật liệu khá mới mẻ và ngày càng được sử dụng nhiều nhờ trọng lượng nhẹ
nhưng dẻo dai. Hãng xe Toyota đang dần chuyển từ các khối sắt truyền thống cho động
cơ, thân vỏ, khung gầm xe sang cấu trúc nhôm. Nhôm không bền như sắt nhưng có trọng
lượng nhẹ hơn, giúp cải thiện hiệu suất xe.
Hình 2.2 : Khung xe chế tạo bằng chất liệu nhôm của xe Toyota Vios 9 Ưu điểm:
- Trọng lương riêng của nhôm nhẹ hơn so với thép (40-60%).
- Độ bền và độ cứng khá tốt., khả năng chống xoắn cao. - Khó bị ăn mòn.
- Có thể tái chế 100% và có thể chế tạo theo nhiều phương pháp khác nhau. - Dễ gia công cơ học. Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn từ 3-5 lần so với thép. - Tính hàn kém hơn thép.
- Tính dễ sửa chữa kém hơn thép.
2.1.3) Phôi kim loại chế tạo thân vỏ của Toyota
Vật liệu làm thân vỏ ô tô của Toyota thường là thép tấm cán nguội SPCN, SPCM và thép
tấm cán nóng SPHN, SPHM ( sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3141) có độ dày
từ 0,6mm đến 3,2mm hoặc tương đương tùy theo đối tượng sử dụng là khung sàn hay vỏ
của thân xe. Phôi thường là các cuộn thép được xả cuộn, làm phẳng, cắt tấm và cắt đột
theo hình dạng cần thiết của từng chi tiết gia công. Việc xả cuộn, làm phẳng được thực
hiện trên máy xả cuộn và cắt định hình thường dùng máy cắt laser.
Hình 2.3 : Phôi cuộn 10
Hình 2.4: Phôi sau khi được làm phẳng và cắt thành tấm
2.2 ) Chuẩn bị khuôn ép
Tùy theo linh kiên thân vỏ khác nhau mà chuẩn bị các khuôn ép khác nhau. Trước khi
đưa khuôn ép vào máy ép, các nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng nhằm
đảm bảo khuôn không bị lỗi, hư hỏng để sản xuất các linh kiện thân vỏ đạt độ chính xác
cao, nâng cao hiệu suất. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị khuôn ép, hãng Toyota còn
cho sản xuất các sản phẩm thử để căn chỉnh khuôn sao cho phù hợp với hình dạng, kích
thước khi sản xuất hàng loạt.
Hình 2.5 : Kiểm tra và bảo dưỡng khuôn ép khung cửa xe 11
Sau khi chuẩn bị khuôn ép sẽ tiến hành lắp khuôn ép vào máy ép
Hình 2.6 : Lắp khuôn ép vào máy ép
2.3 ) Công nghệ dập tấm
Hãng xe toyota đã ứng dụng công nghệ dập tấm để chế tạo thân vỏ ô tô, với công nghệ
này nó có thể giúp cho khả năng định hình của kim loại tấm do lực ép hàng ngàn tấn của
máy ép. Đó là một trong những bước quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất ô tô, là
yếu tố quyết định hình dạng, kiểu dáng, và hiệu suất làm việc của xe. Công nghệ dập tấm
có yêu cầu trong thiết kế và chế tạo khuôn phải có độ chính xác cao. Trong quá trình dập
tấm, hãng Toyota đã áp dụng dập nguội đối với các tấm thép có tính dẻo cao và dập nóng
đối với các tấm thép có tính dẻo kém, biến dạng lớn. 2.3.1 ) Dập nguội
Dập nguội là một trong những phương pháp gia công áp lực được thực hiện dưới tác
dụng của ngoại lực ở trạng thái nguội để đạt được thành phẩm có kích thước và hình dạng
theo yêu cầu. Dập nguội thường áp dụng cho những chi tiết có hình dạng đơn giản. Quy trình dập nguội: Tấm kim loại Máy dập Sản phẩm
Ưu điểm của dập nguội:
- Sản phẩm dập nguội có chất lượng bề mặt cao nên hầu như không đòi hỏi công việc
hoàn thiện, giúp tiết kiệm chi phí.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu do các sản phẩm được tạo thành hình dạng chính xác, ít vật
liệu hay mất mát do hao cháy.
- Sản phẩm dập nguội có tính kinh tế cao.
Nhược điểm của dập nguội:
- Chỉ phù hợp cho chi tiết có hình dạng đơn giản.
- Khó tạo hình cho những chi tiết có hình dạng phức tạp.
- Do biến dạng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết tinh nên dễ phát sinh ứng suất lớn cho kim loại.
Hình 2.7 : Phương pháp dập nguội đang gia công 13
Hình 2.8 : Phương pháp dập nguội sau khi gia công 2.3.2) Dập nóng
Dập nóng là phương pháp gia công áp lực được thực hiện ở nhiệt độ rất cao làm cho kim
loại biến dạng để cho quá trình dập trở nên dễ dạng. Dập nóng áp dụng hầu hết những chi
tiết có hình dạng phức tạp. Quy trình dập nóng: Tấấm kim lo Tấm kim loại i ạ Gia nhi t ệ Máy dập Sản ph m ẩ
Ưu điểm của dập nóng:
- Có thể tạo nhiều hình dạng phức tạp.
- Sản phẩm có cơ tính cao.
- Năng suất cao khi áp dụng tự động hóa quá trình gia công.
Nhược điểm của dập nóng:
- Dung sai nhỏ có thể là một bất lợi.
- Sản phẩm có độ chính xác thấp.
- Quy trình công nghệ phức tạp.
- Chi phí đầu tư khuôn và thiết bị lớn. 14