-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cùng tìm hiểu ngân hàng đề cương giao tiếp sư phạm (2023-2024) | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu ngân hàng đề cương giao tiếp sư phạm (2023-2024) | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Giao tiếp Sư Phạm 36 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Cùng tìm hiểu ngân hàng đề cương giao tiếp sư phạm (2023-2024) | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu ngân hàng đề cương giao tiếp sư phạm (2023-2024) | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Giao tiếp Sư Phạm 36 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40660676
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIAO TIẾP SƯ PHẠM Câu 1.Giao tiếp sư phạm -
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con
người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại
cùng nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Khái niệm giao tiếp sư phạm: -
Theo nghĩa rộng, GTSP là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể trong
quá trình giáo dục, nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau, thiết lập nên những mối quan hệ để thực hiện mục đích giáo dục. VD:
+ Giáo viên giảng bài cho học sinh trong lớp nghe giảng.
+ Giáo viên trao đổi về kiến thức với các đồng nghiệp. -
Theo nghĩa hẹp, GTSP là sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh nhằm
truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng, kĩ xảo
tương ứng để xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Câu 2. Đặc trưng của giao tiếp sư phạm
- Giao tiếp sư phạm mang tính chuẩn mực (mẫu mực).
Tính chuẩn mực là một tất yếu trong giao tiếp sư phạm. Khi giảng bài, khi đánh giá
học sinh và khi gặp gỡ trò chuyện với học sinh, thầy luôn phải có sự mẫu mực,
thống nhất giữa lời nói với việc làm...phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
VD: Chuẩn mực, tác phong của nhà giáo luôn là một yếu tố được quan tâm và đặt
lên hàng đầu, nhà nước cũng đã quy định rất rõ tại Điều 5 Quy định về đạo đức nhà
giáo ban hành kèm theo Quyết địnhsố 16/2008/QĐ-BGDĐT thì Tiêu chuẩn lối
sống, tác phong của nhà giáo. Trong mỗi trường sư phạm, tác phong của người
giáo viên không chỉ là bộ mặt của nền giáo dục, mà còn ảnh hưởng trực tiếptới
học sinh, tác động tới hành vi và nhân cách của học sinh.
- Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên chủ yếu tác động đến học sinh bằng tình cảm.
+ Giáo viên tác động bằng tình cảm của mình.
+ Giáo viên tác động tới mặt tình cảm của học sinh.
Các loại giao tiếp khác đòi hỏi cả lí và tình hoặc thiên về lí, thậm chí chỉ có lí (nguyên tắc).
VD: Khi học sinh không làm bài tập về nhà, người giáo viên không nên trách cứ,
mắng, hay có những hành động tiêu cực trực tiếp. Thay vào đó, người giáo viên
nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân, lí do khiến học sinh không làm bài tập, đồng thời ôn lOMoAR cPSD| 40660676
tồn trò chuyện để từ đó, đưa ra lời khuyên để học sinh khắc phục lỗi sai của mình. -
Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên tác động đến học sinh bằng nhân cách của mình.
+ Giáo viên dùng nhân cách của mình làm công cụ tác động. Hiệu quả tác động
bằng lời nói hay hành động tới học sinh do nhân cách của giáo viên quy định. +
Giáo viên không thể giáo dục một phẩm chất nào đó cho học sinh mà bản thân họ chưa có.
- VD: Khi đi học, chúng ta thường có thói quen trình bày bài giống những gì thầy,
cô giáo làm. Không chỉ dừng lại ở bài tập, tác phong và cử chỉ của người giáo
viên còn ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen,cảm xúc của học sinh. Một người thầy
có thói quen dừng lại giữa bụcgiảng chào học sinh khi vào lớp, hành động này
khiến học sinh hình thành thói quen đứng dậy nghiêm chỉnh chào thầy giáo. Dần
dần, điều này trở thành một phản xạ, mỗi khi đến môn học của thầyhọc sinh đều
chủ động đứng dậy trước để chào, thể hiện sự tôn trọngcủa bản thân.
- Giao tiếp sư phạm là giao tiếp xã hội, được xã hội thừa nhận và tôn trọng.
+ Giao tiếp sư phạm diễn ra trong môi trường sư phạm - an toàn, lành mạnh.
+ Nhà nước và xã hội đều tôn trọng người thầy giáo.
VD: Tác giả Ngô Công Hoàn quan niệm “Giao tiếp giữa con người với con người
trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm”. Từ nhận định trên, có thể
thấy rõ giao tiếp sư phạm là giao tiếp xã hội.
Câu 3. Chức năng của giao tiếp sư phạm
* Trao đổi thông tin -
Thông tin trong giao tiếp sư phạm trước hết là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo, các giá trị... mà thầy giáo truyền đạt đến học sinh. Đó là nội dung bài học,
môn học, cách học..., hay nói rộng hơn, đó là kinh nghiệm xã hội lịch sử mà mỗi
người đến trường cần được lĩnh hội để sống bình thường trong xã hội. Để lĩnh hội
được, học sinh phải thông qua giao tiếp với thầy giáo, với bạn bè... Quá trình đó
xét về chức năng của nó là quá trình giáo dục sư phạm, học sinh tiếp thu được tri
thức của nhân loại để hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và trên cơ sở tri thức
đó mà phát triển nền văn hoá xã hội. -
Thông tin trong giao tiếp sư phạm còn là những cảm xúc, là thế giới tâm hồn
củanhững người tham gia giao tiếp. Mỗi con người là một thế giới tâm hồn chứa đựng cảm xúc.
VD: Trong một tiết học, thầy giáo kể một câu chuyện của bản thân về lần đầu được
điểm kém do không ôn bài. Không chỉ nằm ở việc giúp học sinh biết về một kỉ lOMoAR cPSD| 40660676
niệm trong quá khứ của mình, thầy giáo còn giúp học sinh nhận ra được sai lầm
trong cách ôn thi, từ đó rút ra kinh nghiệm và học tập cẩn thận. Việc trao đổi thông
tin trong giao tiếp sư phạm diễn ra từ cả hai phía, giữa thầy và trò, nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động giáo dục.
* Tri giác lẫn nhau -
Giao tiếp sư phạm luôn diễn ra sự nhận thức và hiểu biết nhau giữa giáo
viên vàhọc sinh. Đặc tính quan trọng của tri giác lẫn nhau không chỉ là nhận thức
về đối tượng giao tiếp mà còn nhận thức được chính bản thân trong mối quan hệ
đó. Tri giác lẫn nhau diễn ra trong suốt quá trình giao tiếp, giúp mỗi người thu
thập thông tin cả cảm tính (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười, trang phục...) lẫn lí
tính (phẩm chất, tính cách, tình cảm...) của đối tượng giao tiếp. -
Trong quá trình giao tiếp sư phạm, giáo viên và học sinh hiểu biết lẫn nhau
bằngcách cùng chia sẻ cảm xúc của mình đối với những xúc động mạnh của người
kia, bằng con đường đồng nhất hoá bản thân mình với người kia và bằng biện
pháp suy nghĩ về người kia. Nhờ tri giác lẫn nhau mà giáo viên hiểu rõ học sinh
của mình hơn, chất lượng quan hệ cũng như hiệu quả của tác động giáo dục nâng
cao hơn. Tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm là một hình thức tri giác liên nhân cách.
VD: Khi người giáo viên đặt ra một câu hỏi khiến học sinh lộ ra vẻ lúng túng. Lúc
này, người giáo viên không nên gặng hỏi, mà chủ động gợi ý, đặt ra những câu hỏi
phụ đơn giản hơn, để học sinh có thể tự tin và tìm ra câu trả lời chính xác. Từđó,
tạo ra cảm giác tự tin cho người học, cũng như không khí thoải mái cho giờ học.
Việc quan sát thái độ của ngườihọc, cũng như người dạy, có lợi ích rất lớn nhằm
nâng cao chất lượng của giờ học, đem lại cảm giác thoải mái, hứng khởi. * Đánh giá lẫn nhau
Cùng với sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp, con người
luôn có sự đánh giá lẫn nhau trên cơ sở định hướng giá trị của mình. Kết quả của
nó ảnh hướng quyết định tới tiến trình cũng như hiệu quả của quá trình giao tiếp.
- Chẳng hạn, từ chỗ hiểu nhầm dẫn đến đánh giá sai về học sinh, giáo viên có thể
căng thẳng trong cư xử với các em, và tất nhiên, giáo viên sẽ hứng chịu phản ứng
có thể là trực tiếp hoặc ngấm ngầm không lấy gì là tốt đẹp từ phía học sinh, thậm
chí có thể phá vỡ quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh.
VD: Khi gặp phải một bài làm điểm kém của một học sinh, người giáo viên không
nên lập tức trách móc hay có những hành động tiêu cực. Thay vào đó, người giáo
viên cần tìm hiểu kĩ lực học của học sinh này, từ đó đưa ra những phương án lOMoAR cPSD| 40660676
giảng dạy phù hợp, đem lại sự thoải mái cũng như động lực cho học sinh phấn đấu.
* Ảnh hưởng lẫn nhau -
Mỗi người tham gia giao tiếp quan hệ vói người cùng giao tiếp với mình
như làchủ thể có tâm lí, ý thức. Nếu trong hoạt động thực tiễn có đối tượng, kết
quả là vật chất (đối tượng được cải tạo), thì trong giao tiếp kết quả trước hết liên
quan đến những thay đổi này hay khác trong ý thức, hành vi và phẩm chất của
những người giao tiếp. Mỗi thành viên tham gia giao tiếp có thể có kế hoạch nào
đó, nhưng trong quá trình giao tiếp trên thực tế có thể diễn ra khác với dự kiến của
kế hoạch cá nhân. Trong quá trình giao tiếp, các kế hoạch cá nhân được biến đổi
và có thể tạo ra một kế hoạch chung nào đó năng động hơn, hoặc ngược lại, bất đồng hơn. -
Như vậy, giao tiếp dẫn đến sự thay đổi không chí là tư tưởng mà còn thay
đổi cảchức năng tâm lí, trạng thái, thuộc tính tâm lí của những người giao tiếp.
Trong giao tiếp sư phạm, với chức năng xã hội là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều
khiển hoạt động nhận thức cũng như quá trình hình thành nhân cách của học sinh,
giáo viên có ảnh hường vô cùng lớn tới học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi. -
Tuy nhiên trong quá trình này, giáo viên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía
học sinh (liên hệ ngược). Một khía cạnh đặc biệt lưu ý là, giữa học sinh với học
sinh cũng có ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn trong quá trình các em giao tiếp với nhau
(học thầy không tày học bạn).
VD: Khi giảng bài, tâm lí cũng như cảm xúc, thái độ của người giáo viên có
nhữngảnh hưởng nhất định tới học sinh. Người giáo viên có cảm xúc vui vẻ, hào
hứng sẽđem lại một bầu không khí sôi nổi và thoải mái cho lớp học. Người giáo
viên có cảm xúc không tốt, cáu giận sẽ tạo cho lớp học không khí căng thẳng,
nặng nề. Ngoài ra, trạng thái và kết quả của lớp học cũng ảnh hưởng tới tâm lý
của người giáo viên. Chính vì vậy, giáo viên và học sinh ảnh hưởng tới nhau trong
quá trình giao tiếp sư phạm.
* Điều khiển hoạt động nhóm
Giao tiếp luôn mang ý nghĩa xã hội, đó là giao tiếp đảm bảo tổ chức mọi người tiến
hành hoạt động chung, đảm bảo cho sự liên hệ qua lại của họ. Đặc điểm cơ bản của
chức năng này thể hiện ở chỗ chính quá trình giao tiếp là quá trình trao đổi các ý
đồ, tư tưởng, biểu tượng...
- Sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng... sẽ điều khiển hoạt động chung của nhóm,
cộng đồng. Trong giao tiếp sư phạm, sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng... giữa giáo lOMoAR cPSD| 40660676
viên và học sinh là điều kiện lí tưởng đảm bảohiệu quả cao trong dạy học và giáo
dục, và điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực giao tiếp của người giáo viên. -
Thông qua giao tiếp, giáo viên tổ chức các mối quan hệ, các tương tác giữa giáo
viên với học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của
học sinh - đó là khía cạnh bản chất của phương pháp dạy học tích cực
VD: Người giáo viên giống như một nghệ sĩ trên sân khấu, một người diễn viên tài
năng sẽ biết cách lôi cuốn khán giả về phía mình. Một giáo viên hiệu quả sẽ biết
thu hút sự tham gia của học sinh. Để trở thành một giáo viên hiệu quả, thầy cô
phải làm chủ được các chiến thuật, các kĩ thuật dạy học đảm bảo học sinh tham
gia vào các hoạt động mà mình tổ chức, lắng nghe những gì mà mình nói, thực
hiện những nhiệm vụ mà mình yêu cầu.
* Ở một cách diễn đạt khác, giao tiếp sư phạm gồm các chức năng sau: +
Công cụ: Giao tiếp sư phạm là cơ chế xã hội của việc điều khiển và truyền đạt
thông tin cần thiết cho việc thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục.
+ Liên kết: Giao tiếp sư phạm là phương tiện liên kết giáo viên với giáo viên, giáo
viên với học sinh, học sinh với học sinh...
+ Tự thể hiện: Giao tiếp sư phạm là sự trình diễn thế giới nội tâm của giáo viên và
học sinh, và do đó là hình thức hiểu biết lẫn nhau.
+ Chuyển dời: Quá trình sư phạm (dạy học và giáo dục) về bản chất là quá trình tổ
chức cho học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội. Trong quá trình
này, thầy giáo là cầu nối giữa học sinh và nền văn hoá đó. Như vậy, qua giao tiếp
sư phạm, thầy giáo và học sinh đã "chuyển dời” những tri thức cần thiết từ nền
văn hoá nhân loại vào bản thân mình. Đây là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp sư phạm.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giao tiếp là yếu tố quyết định quan
trọng nhất của các quá trình nhận thức ở tất cả các mức độ. Trong quá trình lĩnh
hội khái niệm, nhờ giao tiếp sư phạm mà cơ sở khái quát hoá và trừu tượng hoá
được mở rộng (so với hoạt động cá nhân), giao tiếp sư phạm thúc đẩy việc chọn
lọc và sắp xếp các kiến thức sẽ lĩnh hội. Giao tiếp sư phạm tạo ra các điều kiện
thuận lợi để xem xét các nhiệm vụ từ các quan điểm khác nhau và những thay đổi
chiến lược tìm kiếm cách giải quyết chúng. Ở đây nhấn mạnh hiệu quả giao tiếp
giữa thầy giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình dạy học. +
Kiểm soát xã hội: Giao tiếp sư phạm có chức năng thể chế hoá hành vi và hoạt
động của giáo viên và học sinh, tức là làm cho hoạt động sư phạm tuân theo
những quy định, nguyên tắc xác định. lOMoAR cPSD| 40660676
+ Xã hội hoá: Giao tiếp sư phạm hình thành cho cả giáo viên và học sinh kĩ năng,
kĩ xảo tác động qua lại trong xã hội phù hợp với các chuẩn mực và quy tắc, các phong tục, tập quán...
Câu 4. Vai trò của giao tiếp sư phạm -
Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục nói
chungvà trong việc hình thành nhân cách người thầy giáo nói riêng. -
Trong hoạt động sư phạm, hoạt động giao tiếp không những là điều kiện cơ
bảnvà tất yếu của hoạt động sư phạm mà còn là công cụ, là phương tiện để thực
hiện mục đích sư phạm, bởi tất cả những nội dung giáo dục từ việc giảng dạy thú
vị, sáng tạo đến các phương pháp tích cực, tiến bộ chỉ phát huy tác dụng khi và chỉ
khi được đảm bảo bằng giao tiếp sư phạm phù hợp, đúng đắn. Từ đó cho thấy giao
tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm và bản chất của quá trình sư phạm -
Nếu coi hoạt động sư phạm phục vụ 3 mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát
triểnthì giao tiếp sư phạm có vai trò:
+ Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy vì giao tiếp sư phạm đảm bảo
sự tiếp xúc tâm lý với học sinh, hình thành động cơ tích cực học tập, tạo bầu không
khí tâm lý trong nhận thức, tìm tòi
+ Là sự bảo đảm tâm lý – xã hội cho quá trình giao tiếp vì nhờ giao tiếp sư phạm
mà hình thành được mối quan hệ giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống, ảnh
hưởng tới sự hình thành các định hướng, các chuẩn mực, các kiểu sống của cá nhân
và có sự tiếp xúc tâm lý giữa thầy và trò. Điều đó đảm bảo kết quả của hoạt động
học tập, khắc phục những trở ngại tâm lý, hình thành các mối quan hệ liên nhân
cách trong tập thể học sinh.
+ Là phương pháp tổ chức mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, bảo đảm cho việc
dạy và giáo dục có hiệu quả bởi vì giao tiếp sư phạm đã tạo ra hoàn cảnh, tìn
huống tâm lý kích thích việc tự học và tự giáo dục của học sinh, khắc phục các
yếu tố tâm lý kìm hãm sự phát triển nhân cách trong quá trình giao tiếp: thiếu tự
tin, lúng túng khi giao tiếp, …Tạo điều kiện để phát hiện việc điều chỉnh tâm lý –
xã hội trong quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất, nhân cách -> Như
vậy, giao tiếp sư phạm không chỉ là phương tiện, là công cụ để thực hiện mục
đích sư phạm mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là một thành phần
chủ đạo trong cấu trúc năng lực của người thầy giáo, góp phần tạo nên nhân cách của họ lOMoAR cPSD| 40660676
+ Nhờ có giao tiếp sư phạm nhà giáo dục mới tổ chức được hoạt động của mình,
đồng thời giao tiếp sư phạm là công cụ thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan
hệ giao tiếp giữa các thầy cô giáo trong nhà trường.
+ Giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách
của học sinh. Thông qua giao tiếp sư phạm mà nhà giáo dục truyển đạt những tri
thức khoa học, kinh nghiệm, trải nghiệm… còn người được giáo dục thì lĩnh hội
tiếp thu tri thức, kinh nghiệm chuẩn mực đạo đức để hình thành, phát triển tâm lý
nhân cách cho chính mình. Qua sự trao đổi thông tin giữa nhà giáo dục và người
học sinh đã giúp cho nhiều học sinh hình thành được một số phẩm chất và nhân
cách như: ý thức trách nhiệm, tôn trọng tập thể, lòng tự trọng….
+ Nhờ có giao tiếp sư phạm, nhà giáo dục đã đi sâu vào thế giới tinh thần của học
sinh, thiết lập được mối quan hệ gắn bó đối với học sinh, kích thích học sinh tính
tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động giao tiếp để trở thành những nhân
cách có ích cho xã hội và tự hoàn thiện bản thân.
Câu 5. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Nguyên tắc: là hệ thống những chuẩn mực, quy định có tác dụng chỉ đạo, định
hướng suy nghĩ và hành động của con người.
Nguyên tắc giao tiếp sư phạm: là hệ thống những quan điểm có tác dụng chỉ đạo,
định hướng thái độ và hành vi ứng xử của chủ thể giao tiếp, cũng như việc lựa
chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp trong hoạt động sư phạm.
* Nguyên tắc mẫu mực, mô phạm
- Mô phạm là khuôn mẫu, mực thước cho mọi người làm theo. - Biểu hiện:
✓ Mẫu mực về hình thức (trang phục, cử chỉ, hành vi)
✓ Mẫu mực về thái độ quan hệ
✓ Mẫu mực về ngôn từ
- Sự mẫu mực trong giao tiếp sẽ tạo ra uy tín của GV đối với HS
VD: Trong một lần, vì quá nóng vội, bạn đã phạt một học sinh vì cho rằng em đó
đã vi phạm kỉ luật. Nhưng rồi sau đó bạn phát hiện ra em đó ko có lỗi. Bạn sẽ xử lý ntn? Cách xử lí:
• Hãy thẳng thắn và trung thực với các em và với chính bản thân mình.
• Hãy công khai xin lỗi học sinh đó trước lớp. Chờ một dịp thuận lợi, một buổisinh
hoạt lớp với không khí vui vẻ chẳng hạn, bạn hãy nói với các em học sinh thế
này: “Hôm trước, cô đã hơi nóng vội nên đã phạt oan bạn A. Người lớn cũng có lOMoAR cPSD| 40660676
những lúc mắc khuyết điểm. Cô rất xin lỗi bạn A và cả lớp. Chắc các em cũng là
những học sinh rộng lượng đúng không?”
• Hoặc gặp riêng học sinh, bạn sẽ nói chuyện dễ dàng hơn, cô trò cảm thông vàhiểu nhau.
* Nguyên tắc tôn trọng nhân cách
- Tôn trọng nhân cách là coi trọng phẩm giá, nguyện vọng của HS, không ép buộc. - Biểu hiện:
✓ Biết khích lệ, động viên HS bày tỏ suy nghĩ, mong muốn; biết lắng nghe nhu cầu
và nguyện vọng của các em
✓ Chân thành, trung thực trong phản ứng đối với HS;
✓ Sử dụng ngôn từ phù hợp; không có những lời nói xúc phạm đối với HS trongmọi trường hợp
✓ Cử chỉ, điệu bộ khoan hòa
✓ Trang phục gọn gàng, lịch sự
VD: Với những học sinh ít nói có tính cách khép mình, có thể gọi phát biểu trong
giờ sinh hoạt, một câu hỏi rộng có thể chia thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn như một
sự gợi ý đối với học sinh đó. Ngoài ra, giáo viên nên giữ nụ cười của mình sao
cho thân thiện, biểu hiện mong chờ, điều này góp phần tạo cảm giác dễ chịu cho
học sinh được hỏi. * Nguyên tắc thiện chí
- Thiện chí là nghĩ tốt về HS, tạo điều kiện cho HS bộc bạch tâm tư, nguyện vọng - Biểu hiện:
✓ Trong dạy học: Hết mình vì HS, làm việc với lương tâm nghề nghiệp và
tinhthần trách nhiệm cao đối với HS
✓ Trong đánh giá HS: Khách quan, công bằng, khích lệ sự tiến bộ và vươn lên của HS
✓ Trong phân công nhiệm vụ: lòng tin đối với HS
✓ Trong giải quyết các vấn đề quan hệ
✓ Trong sử dụng hình phạt
VD: Sau khi chấm bài kiểm tra, giáo viên nhận thấy có hai bài khá giống nhau,
một của học sinh giỏi, một của học sinh yếu hơn. Lúc đó, giáo viên không nên có
đánh giá chủ quan như bạn yếu chép bài bạn giỏi. Giáo viên có thể gọi riêng hai
bạn lên để đối chất về hai bài làm và đưa ra cách giải quyết công bằng nhất bất
kể hai bạn có học lực ra sao. Dù ai chép bài, giáo viên vẫn cần phải nhắc nhở lOMoAR cPSD| 40660676
nhẹ nhàng, trừ nhẹ bài chép. Nếu bài không phải chép mà chỉ tình cờ giống nhau
(điều này rất có thể xảy ra với các môn tự nhiên) nếu bài làm tốt, giáo viên có thể
khích lệ sự tiến bộ của bạn yếu.
* Nguyên tắc tạo niềm tin
- Tạo niềm tin là thể hiện sự chân thành, không sáo rỗng, kiểu cách. - Biểu hiện:
+ Tin tưởng vào sự thay đổi và khả năng tiến bộ của HS
+ Tìm ra ưu điểm, mặt tích cực của HS thay vì miệt thị, phê phán
+ Khiến HS tin vào năng lực và nhân cách của mình
+ Ngay lập tức giải tỏa nghi kỵ của HS
VD: Trong lớp có một học sinh rất nghịch ngợm hay pha trò trong giờ. Giáo viên
trong trường hợp này, không nên có định kiến xấu với học sinh (bởi từ đó có thể
nảy sinh những đánh giá chủ quan tiêu cựccủa giáo viên trong quá trình tương tác
của giáo viên với học sinh này),luôn phải tin rằng học sinh luôn có mặt tốt, tìm
hiểu nguyên nhân họcsinh này nghịch như vậy là do đâu (có thể muốn thu hút sự
chú ý, có thể là do thừa năng lượng, hoặc do học sinh đó không có nhiều cơ hộithể
hiện bản thân với người khác,…), từ đó tìm hướng giải quyết thích hợp vì sự tiến bộ của học sinh đó.
* Nguyên tắc đồng cảm
- Đồng cảm = đặt mình vào vị trí của người khác. - Biểu hiện:
✓ Hiểu đặc điểm và hoàn cảnh của HS; hiểu được tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của HS
✓ Thân mật, gần gũi với HS
✓ Khoan dung, độ lượng trong ứng xử
VD: hoàn cảnh sống cũng ảnh hướng khá nhiều đến đời sống tâm lí của học sinh.
Một học sinh luôn luôn không chú ý học, phá phách,không hợp tác luôn phạm
khuyết điểm có thể là do một tổn thương đến từ tâm lí. Là người giao viên, chúng
ta cần tìm hiểu để có thể có phương hướng giúp đỡ học sinh…
Câu 6. Phong cách giao tiếp sư phạm
* Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật
tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của giáo viên và học
sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm.
* Phong cách độc đoán lOMoAR cPSD| 40660676
- Là phong cách mà trong đó giáo viên khi ứng xử với học sinh thường xem nhẹ,
không tính đến đặc điểm tâm lí cá nhân của đối tượng giao tiếp. Vì vậy khi tiếp
xúc với học sinh hay đưa ra những yêu cầu xa lạ, mang tính chất áp đặt khiến cho
các em khó thực hiện được - Biểu hiện:
✓ Giữ khoảng cách với HS
✓ Không để tâm đến những đòi hỏi, yêu cầu và nguyện vọng của HS
✓ Nguyên tắc cứng nhắc, không nhân nhượng, không linh hoạt✓ Duy ý chí - Tác
động + Ưu điểm: -
Phong cách độc đoán có tác dụng nhất định đối với công việc cần phải hoàn
thành trong thời gian ngắn, có tính cấp bách -
Phong cách này phù hợp với tập thể mới hình thành và tập thể không có sự
thống nhất + Nhược điểm:
✓ Khiến HS thụ động, lệ thuộc và thiếu tích cực
✓ Tạo ra sự chống đối từ phía HS
✓ Giảm những tác động giáo dục của GV đối với HS
Ví dụ: Trong quá trình giảng bài Toán, giáo viên giảng từ 1 phía, không để ý đến
khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh, yêu cầu học sinh làm theo cách của
mình mà không để ý đến ý kiến khác
- KLSP: Trong quá trình dạy học cần tránh việc lạm dụng phong cách độc đoán, bắt ép HS theo ý của GV
+ Về thái độ: Tôn trọng ý kiến HS, quan tâm để ý đến khả năng nhận thức, nhu cầu của HS
+ Về hành vi: lắng nghe ý kiến từ HS, khích lệ HS phát biểu ý kiến. Sử dụng linh
hoạt, hiệu quả phong cách độc đoán trong quá trình xử lí tình huống nảy sinh trong giờ học trên lớp
* Phong cách tự do
- Phong cách tự do là phong cách mà giáo viên linh hoạt thay đổi cách ứng xử theo
sự thay đổi của hoàn cảnh giao tiếp - Biểu hiện:
✓ Dễ thay đổi về mục đích, nội dung, đối tượng
✓ Không câu nệ nghi thức✓ Không làm chủ được cảm xúc - Tác động: + Ưu điểm
✓ Có tính mềm dẻo, linh hoạt, khéo léo trong giao tiếp
✓ Phát huy tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo và ý thức tự giác của HS lOMoAR cPSD| 40660676
✓ Tạo được bầu không khí thoải mái trong giao tiếp + Nhược điểm
✓ Dễ phá vỡ các quy tắc quan hệ, dễ bị coi nhẹ; dễ rơi vào tình trạng hời hợt,
nôngcạn, thiếu tập trung
- Ví dụ: Trong lớp tiết Toán, giáo viên tạo điều kiện cho HS phát biểu suy nghĩ,
cách làm của mình đồng thời hòa đồng với các em trong giờ nghỉ giải lao - KLSP:
+ Trong quá trình giao tiếp cần quan tâm đến thái độ, hành vi, nhu cầu chính đáng
của HS + Có thái độ đúng mực trong quá trình giao tiếp, kiểm soát tốt cảm xúc của
bản thân + Cần kết hợp linh hoạt với các phong cách giao tiếp khác
* Phong cách dân chủ
- Là phong cách giao tiếp mà thầy cô giáo coi trọng những đặc điểm tâm lý cá
nhân, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và
các mức độ tích cực nhận thức của học sinh. Biết lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng
kịp thời nguyện vọng chính đáng của học sinh - Biểu hiện:
✓ Luôn gần gũi, thân mật với HS
✓ Lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của HS
✓ Kịp thời giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc, hoặc những vấn đề HS gặp phải
✓ Tôn trọng nhu cầu và những những đòi hỏi chính đáng của HS✓ Biết đề ra
những yêu cầu phù hợp và vừa sức đối với HS - Tác động: + Ưu điểm:
✓ Kích thích tính tích cực nhận thức của HS
✓ Tạo ra ở HS tính độc lập, sáng tạo và ý thức trách nhiệm
✓ Là phong cách giao tiếp có tác động tích cực nhất đối với hiệu quả dạy học và giáo dục
+ Lưu ý: Tuy nhiên phong cách dân chủ ở đây không có nghĩa là nuông chiều, thả
mặc HS hoặc xóa bỏ ranh giới thầy trò theo nghĩa “cá mè một lứa” mà là thể hiện
sự tôn trọng đối tượng giao tiếp, thể hiện rõ sự “tôn sư trọng đạo” ở HS
-Ví dụ: Khi soạn giáo án, GV đưa ra các bài toán phù hợp với trình độ nhận thức
của HS. Trong khi giảng Toán cho HS, GV luôn mời HS phát biểu cách làm của mình
=>KL chung: Ba loại phong cách giao tiếp sư phạm trên đều có những mặt mạnh,
mặt yếu nhất định. Xuất phát từ nguyên tắc của quá trình giao tiếp sư phạm, đòi
hỏi giáo viên phải thường xuyên thực hiện phong cách dân chủ. Tuy nhiên, người lOMoAR cPSD| 40660676
giáo viên trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh nên vận dụng một cách
linh hoạt, pha trộn cả ba loại hình phong cách trên phù họp với từng hoàn cảnh,
mục đích giao tiếp cụ thể... Việc tổ chức quá trình giáo dục và dạy học ở nhà
trường không thể phù hợp hoàn toàn với một phong cách giao tiếp nào, mà chỉ phù
hợp với từng loại công việc của lớp, của trường khi giáo viên giao việc, hướng
dẫn, tổ chức học tập, lao động... cho học sinh. Điều này thể hiện rõ nghệ thuật giao
tiếp sư phạm cảa từng giáo viên. Trong thực tế, có giáo viên quá lợi dụng phong
cách này hoặc phong cách khác trong tiếp xúc với học sinh, nên đã gây ra ở học
sinh tâm lí sợ hãi, hoặc coi thường giáo viên.
Câu 7.Phương tiện giao tiếp sư phạm (PT ngôn ngữ và PT phi ngôn ngữ) *Khái niệm
- Phương tiện giao tiếp sư phạm là những yếu tố trung gian (ngôn ngữ, phi ngôn
ngữ…) giúp GV, HS, các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận
thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau trong quá trình giao tiếp
* Phương tiện ngôn ngữ
- Phương tiện ngôn ngữ trong GTSP là lời nói và chữ viết giúp giáo viên, học sinh,
các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, tác động
qua lại với nhau trong quá trình giao tiếp
*Phương tiện phi ngôn ngữ ** Hành vi, cử chỉ, điệu bộ
Trong giao tiếp sư phạm, hành vi giao tiếp của giáo viêncó đặc điểm là:
+ Được hình thành từ các nguồn gốc khác nhau
+ Khoan dung, cung kính, tôn sư, trọng đạo.
+ Hành vi giao tiếp sư phạm mang tính linh hoạt
- Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đứng, đi
+ Điệu bộ là cử động của tay, chân, cơ thể …để diễn đạt một điều gì đó hay phụ họa thêm cho lời nói.
Ví dụ: vừa giảng bài, vừa đưa tay làm điệu bộ
Điệu bộ có thể góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động. Đối với giáoviên, điệu
bộ phải do sự rèn luyện theo yêu cầu sư phạm mà tạo thành
+ Cử chỉ: Là cử động hay một việc làm của cá nhân biểu lộ một thái độ hay một
trạng thái tinh thần nào đó. Cử chỉ có khi giống như một điệu bộ là có ý phụ họa
cho ngôn ngữ nói, nhưng phần lớn các cử chỉ có ý biểu đạt một thái độ hay một
trạng thái độc lập chứ không phụ họa cho lời giảng. Ví dụ như vẫy tay cho
họcsinh ngồi xuống, đưa mắt có ý nhắc học sinh trật tự lOMoAR cPSD| 40660676
+Tư thế: là cách đặt toàn thân thể và các bộ phận của thân thể ở một vị trí nhất
định trong thời điểm nhất định.Trong giao tiếp sư phạm thường có hai tư thế hoặc
là đứng, hoặc là ngồi.Tư thế của giáo viên đĩnh đạc, đàng hoàng, ung dung, khoan thai.
VD: Khi giảng bài mới, giáo viên nên ở tư thế đứng, mắt hướng về phíahọc sinh.
Khi viết bảng, giáo viên nên nghiêng người về phía bên phải. -Lưu ý:
- Trong giao tiếp sư phạm, hành vi, cử chỉ, điệu bộ của thầy cô giáo phải thể hiện
sự văn minh, lịch sự, tế nhị, thân thiện, tự nhiên, chuẩn mực - Điệu bộ cần mang ý
nghĩa giáo dục, không nên quá cuồng nhiệt, tùytiện. ** Diện mạo - Đặc điểm:
+ Bao gồm sắc mặt nét mặt đặc điểm của khuôn mặt dâu tóc trang phục trang sức...
Giao tiếp phi ngôn ngữ dáng vẻ bên ngoài bao gồm hình dáng thân thể cung cách
đi đứng trang phục và cung cách ứng xử trong giao tiếp sư phạm. + Là phương tiện
có thể gây ấn tượng mạnh - Lưu ý:
+ Cần chú trọng trang phục sao cho lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng, văn minh + Trong
giao tiếp với học sinh nên thường trực trên môi nụ cười tươi thì sẽ giúp đối tượng
giao tiếp cảm thấy thoải mái và tích cực hơn trong quá trình giao tiếp
+ Thái độ nhận thức của giáo viên đối với học sinh cần hướng vào mục tiêu giáo
dục xây dựng đạo đức phát triển trí tuệ, thể lực và năng lực thẩm mỹ của học sinh
trên tất cả hành vi ** Không gian - Địa điểm:
+ Đặc điểm:
• Là 1 phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Việc bố trí một địa điểm giao tiếp phù
hợp với tính chất, mục đích, nội dung cuộc giao tiếp là hết sức quan trọng.
• Địa điểm trong GTSP thông thường là lớp học, tuy nhiên cũng có khi là sân trường…
• Địa điểm thường thoáng mát, sáng sủa, sạch sẽ, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh + Lưu ý:
• Lớp học là nơi diễn ra GTSP thì cần phải bài trí hài hoà, thuận tiện cho hoạt
độngcủa giáo viên và học sinh
• Không gian lớp học hay 1 địa điểm khác để GTSP cần phải phù hợp với
hoàncảnh và đối tượng giao tiếp - Khoảng cách tiếp xúc: + Đặc điểm:
• Là một phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm
• Nói lên mức độ tương tác nhau giữa các cá nhân. Một khoảng cách hợp lý
giữahai người ѕẽ tạo nên ѕự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuуện. lOMoAR cPSD| 40660676
• Trong mọi loại giao tiếp đều cần có khoảng cách không gian giữa hai chủ thểgiao
tiếp. Trong giao tiếp sư phạm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách thích hợp
giữa giáo viên và học sinh là 3,5m, độ cao chữ viết trên bảng là 5cm.
• Khoảng cách giao tiếp sư phạm có tính linh động tuỳ tình huống giao tiếp.+ Lưu ý:
• Chọn khoảng cách phù hợp để giao tiếp hiệu quả, không quá xa mà cũng
khôngquá gần, nếu quá xa thì mức độ giao tiếp sẽ càng thấp dẫn đến hiệu quả của
cuộc giao tiếp không cao.
• Nếu đám đông càng lớn, ta càng phải đứng cách xa để có thể bao quát hết cả
hộitrường. Sử dụng hợp lí khoảng cách giao tiếp trong giao tiếp sư phạm là yêu
cầu nghiệp vụ đối với giáo viên. ** Thời gian - Đặc điểm:
+ Giúp cho đối tượng giao tiếp căn chỉnh được thời lượng, nội dung của cuộc giao
tiếp + Cách thức sử dụng thời gian cho chúng ta biết được nhiều điều về họ, như:
việc đến muộn có nghĩa là coi thường mọi người.
+ Thời gian là thước đo, căn chỉnh giúp quá trình diễn ra giao tiếp có điểm dừng,
nghỉ đển cuộc giao tiếp được diễn ra dài hơn mà không gây sự mệt mỏi cho đối tượng giao tiếp. - Lưu ý:
+ Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên cần sử dụng hợp lí thời gian để tránh các hiện
tượng phí thời gian vô ích hoặc bị: “cháy giáo án”
+ Không chỉ giáo viên mà học sinh cũng cần đến lớp đúng giờ để đảm bảo quá
trình giao tiếp hay dạy học có hiệu quả. ** Sự im lặng - Đặc điểm:
+ Im lặng được dùng như dấu hiệu của sự tôn trọng
VD: khi giáo viên giảng bài thì học sinh chăm chú lắng nghe, im lặng không nói chuyện với nhau
+ Trong giao tiếp sư phạm, việc giáo viên sử dụng sự im lặng hoặc điểm dừng khi
đang nói có tác dụng tập trung chú ý hoặc kích thích tư duy của học sinh và thu
được kết quả tôt nhất trong việc tiếp thu kiến thức - Lưu ý:
+ Cần phải tuỳ vào từng trường hợp và xem xét có cần im lặng hay không.
+ TrongGTSP với học sinh thì giáo viên không nên Im lặng quá lâu dễ làm cho học sinh bị sợ.
+ Cần sử dụng sự im lặng phù hợp vừa thể hiện sự tôn trọng với các em vừa không
làm mất đi sự tự tin của các bạn học sinh trong quá trình giao tiếp.
=> Kết luận chung: Trong giao tiếp sư phạm cần vận dụng các phương tiện giao
tiếp đúng lúc và nên kết hợp có các phương tiện với nhau để giúp cho quá trình lOMoAR cPSD| 40660676
giao tiếp sư phạm diễn ra hiệu quả, đạt kết quả như mong muốn. Câu 8.Kỹ năng
giao tiếp sư phạm (KN lắng nghe, KN thuyết phục, KN quản lý cảm xúc, KN
giải quyết tình huống sư phạm)
* Khái niệm kỹ năng giao tiếp SP
- KNGTSP là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xãhội cá nhân
với sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười, tư thế củađầu, cổ, vai, tay, chân,
đồng thời với ngôn ngữ nói, viết của người giáo viên.
- Sự phối hợp hài hòa, hợp lý giữa các vận động đều mang một nộidung tâm lý
nhất định, phù hợp với những mục đích, ngôn ngữ, nhiệm vụ giao tiếp cần đạt mà giáo viên là chủ thể
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua:
+ Những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình.
+ Do vốn sống kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người, trong các quan hệ xã hội…
+ Rèn luyện trong môi trường sư phạm qua các lần thực hành, tiếp xúc với học sinh
(thâm niên nghề càng cao thì KNGTSP càng hợp lý).
=> Khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của người giáo viên để nhận thức
nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của
học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt
mục đích giáo dục * Kỹ năng lắng nghe
a. Khái niệm Là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào việc quan sát, tập
trung chú ý cao độ để nắm bắt thông tin, hiểu được cảm xúc, thái độ, quan điểm
của đối tượng giao tiếp, đồng thời giúp đối tượng giao tiếp cảm thấy được tôn
trọng, quan tâm và chia sẻ.
Mục đích của kĩ năng lắng nghe: giúp giáo viên thu thập được những thông tin cần
thiết trong quá trình giáo dục; thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, thấu hiểu và tạo mối
quan hệ hợp tác tích cực với đối tượng b. Biểu hiện của kĩ năng lắng nghe ➢
Tập trung chú ý tối đa vào những gì đối tượng nói: im lặng, chăm chú,
không ngắt lời, không phản bác, không làm việc khác trong khi nghe ➢
Tập trung quan sát, nhận biết được hành vi, cử chỉ, cảm xúc của học sinh
vàgiải nghĩa chính xác những biểu hiện phi ngôn ngữ của đối tượng ➢
Đưa ra những phản hồi phù hợp với nội dung đối tượng đã nói và những
cảmxúc của họ; đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở cho họ tiếp tục nói; nhấn mạnh
hay mở rộng những điều họ nói lOMoAR cPSD| 40660676 ➢
Khuyến khích: sử dụng những đáp ứng không lời để thể hiện sự quan tâm
vàkhuyến khích đối tượng như: tiếp xúc bằng mắt và có những động tác đáp ứng
thích hợp với những chia sẻ của đối tượng (gật đầu, hơi ngả người về phía đối tượng giao tiếp…)
=> Giáo viên có kĩ năng lắng nghe tốt:
- Duy trì tiếp xúc bằng mắt với đối tượng
- Không ngắt lời đối tượng
- Không vội vàng đưa ra kết luận
- Nghe chính xác nội dung những điều đối tượng nói
- Có thể đưa ra những tín hiệu cho đối tượng thấy rằng họ đang được lắng nghe
-Biết phân tích các thông tin để đặt câu hỏi làm rõ vấn đề đang được chia sẻ
- Không hỏi những câu không liên quan đến vấn đề đang được chia sẻ- Nhận diện
được những cảm xúc người nó c. Cách thực hiện kĩ năng lắng nghe
Bao gồm 5 bước: 1. Tập trung, 2. Tham dự, 3. Hiểu, 4. Ghi nhớ, 5. Hồi đáp, 6. Phát
triển. Trung tâm của chu trình lắng nghe này là mong muốn thấu hiểu của giáo viên
đối với đối tượng - Bước 1: Tập trung
+ Thể hiện thái độ toàn tâm toàn ý để lắng nghe đối tượng. Giáo viên chỉ chú ý vào
người nói, thể hiện sự mong muốn lắng nghe, không được tranh thủ làm việc khác
hay nhìn lơ đãng xung quanh
+ Tôn trọng bản thân người nói và những gì họ nói
+ Khuyến khích người nói cởi mở hơn
+ Nghe chính xác điều người nói muốn truyền tải
+ Hiểu đúng ý đối tượng muốn nói gì - Bước 2: Tham dự
+ Hòa vào với nội dung câu chuyện và trạng thái xúc cảm của đối tượng
+ Thể hiệnrõ giáo viên đang lắng nghe thông qua các biểu hiện: cử chỉ, nét mặt và
lời nói như: gật đầu, biểu hiện đồng cảm qua nét mặt, sử dụng những từ có nghĩa
đồng tình (ah, uh, oh, vâng, dạ, thế ạ, …) Bước 3: Hiểu
+ Kiểm tra lại sự chính xác của những thông tin đã tiếp nhận và chứng tỏ mình đã
hiểu đúng những gì đối tượng nói bằng việc nhắc lại những từ khóa, ý quan trọng
mà đối tượng đã trình bày
+ Lặp lại thông điệp đối tượng đã nói lOMoAR cPSD| 40660676
+ Trình bày lại nội dung củađối tượng theo cách hiểu của mình
+ Đặt các câu hỏi để xác nhận như:
• Có phải ý của anh/chị/em là…?
• Theo như tôi hiểu thì anh/chị/em muốn nói….?
• Tôi hiểu như thế này có đúng không…? - Bước 4: Ghi nhớ
✓ Chọn lọc thông điệp/nội dung chính mà đối tượng muốn truyền tải
✓ Ghi chép/ghi nhớ những nội dung chính, thông tin cần thiết trong buổi giao tiếp
- Bước 5: Hồi đáp Giáo viên phải trả lời, giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của học sinh
trong điều kiện có thể. ✓ Cung cấp thông tin cho đối tượng
✓ Giải đáp thắc mắc giúp đối tượng hiểu hơn vấn đề
✓ Cho đối tượng thấy họ được lắng nghe, được hiểu, được khích lệ để tiếp tục chiasẻ
- Bước 6: Phát triển Làm cho câu chuyện rõ ràng hơn, sâu sắc hơn và có thể mở
rộng ra ngoài nội dung ban đầu Giáo viên đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề, hoặc
phát triển thêm các ý kiến khác mà học sinh chưa đề cập đến hoặc không có ý định đề cập đến.
=> Quy trình 6 bước này liên tục lặp đi lặp lại trong quá trình giao tiếp sư phạm
đảm bảo lắng nghe một cách hiệu quả nhất.
* Kỹ năng quản lí cảm xúc
a. Khái niệm: Là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân
để nhận diện, xử lý và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một cách phù hợpvới đối
tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Quản lý cảm xúc là một quá trình, để có kĩ năng quản lý cảm xúc đòi hỏi cần thời
gian rèn luyện và cần những kỹ thuật/cách thức để đạt được mục đích mà chúngta mong muốn.
b. Biểu hiện của kỹ năng quản lý cảm xúc
- Biết nhận diện cảm xúc của bản thân và đối tượng giao tiếp
- Biết làm chủ trạng thái cảm xúc của mình và điều khiển, điều chỉnh các cảmxúc
của bản thân cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp - Không để những
cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói của mình - Không đưa ra những
quyết định ngẫu hứng, bất cẩn mà luôn suy nghĩ trước khi hành động.
- Luôn có khả năng theo dõi được biểu hiện và mức độ cảm xúc của mình trongquá trình giao tiếp lOMoAR cPSD| 40660676
+ Bộc lộ cảm xúc của mình với đối tượng giao tiếp bằng lời nói, hành vi, cử chỉ phù hợp.
+ Chế ngự các cảm xúc tiêu cực của bản thân Người giáo viên có kĩ năng quản lý
cảm xúc tốt là người luôn chủ động trong quá trình giao tiếp sư phạm/có trạng thái
cảm xúc phù hợp, không bị cảm xúc chi phối và điều khiển, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực
c. Cách thực hiện kĩ năng QLCX * Nguyên tắc
➢ Mình là người điều khiển và chịu trách nhiệm về cảm xúc; không phải cảm xúcđiều khiển mình;
➢ Cần phải ý thức về nguyên nhân, lý do gây ra CX
➢ Có quyền thể hiện tất cả các dạng cảm xúc tích cực và tiêu cực, nhưng phải nhớ:
cảm xúc tiêu cực có những hệ lụy nếu như không kiểm soát được;
➢ Cảm xúc tiêu cực không thể triệt tiêu hay kìm hãm mà cần có cách quản lý;
➢ Luôn mong muốn nuôi dưỡng cảm xúc tích cực;
➢ Hãy vị tha và rộng lượng với mọi người * Các bước
- Bước 1: Dự báo (nhận thức, chuẩn bị) Dự báo các tình huống và trạng thái
cảmxúc của bản thân, của đối tượng giao tiếp
- Bước 2: Nhận diện (hiểu lý do nảy sinh cảm xúc và gọi tên cảm xúc) Nhận
biếtđược lí do gây ra cảm xúc và gọi được tên của cảm xúc Cụ thể là nhận ra
được các dạng cảm xúc hiện thời của bản thân chỉ ra chính xác cảm xúc mà cá
nhân đang trải nghiệm là gì
- Bước 3: Thực hiện cách quản lý cảm xúc
Cảm xúc nảy sinh cũng do yếu tố nhận thức khác nhau về cùng một sự kiện→ Có
thể quản lý được cảm xúc của bản thân thông qua việc thay đổi các tác nhân bên
trong (nhận thức) hay các yếu tố bên ngoài (không gian, thời gian, hoạt động ...) bằng cách:
+ Điều chỉnh nhận thức Nhận thức là cơ sở của thái độ (cảm xúc) và hành vi, điều
chỉnh nhận thức là điều chỉnh cái gốc, là giai đoạn đầu tiên giúp cá nhân có được
hiểu biết về sự kiện để từ đó có thể có những thái độ rung cảm khác nhau và dẫn
đến phản ứng hành vi riêng.
+ Do mối quan hệ qua lại giữa nhận thức- thái độ- hành vi nên thay đổi hành vi sẽ
dẫn đến thay đổi cảm xúc. Ví dụ: khi đang trải nghiệm cảm xúc buồn nếu tìm đến lOMoAR cPSD| 40660676
những hoạt động như đi chơi thể thao, nói chuyện với bạn bè, người thân sẽ khiến
thay đổi sự chú ý và tạo hứng thú, giúp cho cảm xúc buồn giảm bớt Viết nhật k
cũng là cách để giải tỏa cảm xúc đang trải nghiệm, nhưng đồng thời việc viết ra
cũng là công cụ giúp chúng ta một lần nữa nhìn lại những suy nghĩ, cảm xúc, hành
vi của mình và thấy cần phải thay đổi gì Các kĩ thuật và biện pháp khác:
+ Thư giãn (Hít thở sâu): cách này sẽ cung cấp thêm một lượng oxy phản ứng thay
đổi sinh lý khi cơ thể giúp chúng ta bình tĩnh hơn.
+ Sử dụng thời gian tạm lắng/thay đổi vị trí là cho phép mình thoát khỏi cảm xúc
hiện tại, khỏi bối cảnh gây cảm xúc hiện bằng cách rời đi chỗ khác
+ Kỹ thuật self-talk (tự nói với bản thân mình): là tự nói thầm với bản thân những
câu nói chất vấn chính mình - Sử dụng sự hài hước: tìm ra yếu tố hài hước trong
tình huống để hóa giải hoặc giảm bớt những cảm xúc tiêu cực ở cả hai bên. +
Thay đổi chú ý: là sự chuyển mục tiêu tri giác một cách có chủ ý sang đối tượng
khác để tạo khoảng thời gian cho cảm xúc “lắng” xuống cũng như tránh các phản ứng hành vi tiêu cực.
+ Ngừng suy nghĩ: “cắt” dòng suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc tiêu cực + Giao
tiếp quyết đoán: bày tỏ cảm xúc nhưng với thái độ dứt khoát và không công kích,
đổ lỗi hay chỉ trích người gây ra cảm xúc cho mình.
- Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng quản lý cảm xúc Sau khi trải
nghiệmvà áp dụng những kỹ thuật, biện pháp khác nhau để quản lý cảm xúc của
mình, bước tiếp theo cá nhân sẽ rút kinh nghiệm, nêu ra bài học cho bản thân
trong quá trình các tình huống tương tự hoặc những tình huống khác trong tương
lai. * Kỹ năng thuyết phục a. Khái niệm
- Thuyết phục Là quá trình thay đổi hoặc cải thiện thái độ, niềm tin hoặc cử chỉ
đốivới một kết quả được xác định trước thông qua sự tuân thủ tự nguyện Kurt. W
Mortensen - Nhiều tác giả khác lại cho rằng thuyết phục là đưa ra những tình tiết,
sự kiện để phân tích, giải thích, đánh giá làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo
- Như vậy, thuyết phục là phương pháp tác động vào nhận thức của con người
bằnglý lẽ là chính PP này được xây dựng trên cơ sở tính lôgic, tính chặt chẽ, xác
đáng của các lập luận nhằm làm thay đổi quan điểm, thái độ của người khác, làm
cho người khác tin theo, làm theo hoặc xây dựng quan điểm mới. Hiệu quả của
thuyết phục phụ thuộc vào: uy tín của người thuyết phục, tính chặt chẽ và lôgic
của lý lẽ đưa ra, một số đặc điểm tâm lý cá nhân, hoàn cảnh diễn ra sự thuyết
phục, cách thức thuyết phục lOMoAR cPSD| 40660676
- Kĩ năng thuyết phục Là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của giáo
viênđể tác động, cảm hóa làm thay đổi quan điểm, thái độ, niềm tin của học
sinh/phụ huynh/đồng nghiệp, làm cho họ tin tưởng, nghe theo và làm theo Người
giáo viên có khả năng thuyết phục để người khác tin tưởng, nghe theo và làm
theo cũng chứng tỏ rằng họ có khả năng gây ảnh hưởng và có uy tín thật sự với
người khác b. Biểu hiện của kĩ năng thuyết phục - Biết chọn thời điểm thuyết phục thích hợp
- Biết lựa chọn cách thức thuyết phục phù hợp với từng đối tượng: bằng lời
nói,việc làm bằng tình cảm
- Có lý lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, có minh chứng
- Biết tôn trọng, lắng nghe và dành thời gian cho đối tượng suy nghĩ, bày tỏ
quanđiểm, cảm xúc - Thừa nhận/khen ngợi (một cách khách quan) cái hay, cái
đúng trong quan điểm của đối tượng - Biết dẫn dắtđối tượng thay đổi quan
điểm/thái độ/hành vi theo hướng tích cực
c. Các bước thực hiện kĩ năng thuyết phục
- Bước 1: Tạo không khí bình đẳng, tôn trọng và thể hiện thànhý/thiện chí của mình với đối tượng
- Bước 2: Lắng nghe đối tượng bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc
- Bước 3: Thừa nhận hoặc khen ngợi những điểm phù hợp trong quan điểm/ý kiếncủa đối tượng
- Bước 4: Chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quan điểm/ý kiến của đối tượng
và đề nghị họ thay đổi
+ Lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự ngắn gọn, có trọng tâm không gây áp lực
+ Lý lẽ đưa ra phải rõ ràng, lập luận logic, chặt chẽ và có minh chứng cụ thể
- Bước 5: Tổng kết và khắc sâu lại thông điệp cần thuyết phục đối tượng thay đổi
- Bước 6: Ghi nhận kết quả (Đo kết quả thay đổi bằng hành vi, khôngbằng lời nói)
-> Lưu ý: quá trình thuyết phục cần theo dõi sát các biểu hiện phi ngôn ngữ của
họ để có sự điều chỉnh phù hợp Nếu đối tượng không thay đổi, hay thái độ xấu đi
thì không nên tiếp tục; mà có thể chuyểnchủ đề khác Nội dung cũng như phương
thức nói chuyện cũng phải theo đó mà thay đổi, hoặc chọn thời điểm khác.
TÌNH HUỐNGII. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI HỌC SINH Tình huống 1 lOMoAR cPSD| 40660676
Lớp bạn phụ trách có học sinh X tháo vát, lanh lợi nhưng có lần
đã bị góp ý về khuyết điểm mượn tiền của bạn không chịu trả
đúng hạn. Sắp đến ngày 26/3, lớp tổ chức đi dã ngoại, có ý kiến đề Tên tình huống
xuất nên cử X đảm nhận trách nhiệm việc thu tiền, mua sắm một
số thứ cần thiết phục vụ cho chuyến đi. Là GVCN lớp, bạn xử lí như thế nào? Phân tích
Đây là một tình huống hay gặp trong trường lớp. Cụ thể là học
sinh bị góp ý về việc không rõ ràng trong chuyện tiền bạc. Vấn đề
này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: học sinh để quên
trả tiền đúng hạn, có hiện tượng không trả tiền và sâu hơn là bùng
tiền trong trường lớp,…. nên các em khó có thể tự giải quyết và
thường sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. ●
Phương án 1: GV thông báo, phê bình trước lớp và không
cho học sinh X đảm nhận thu tiền trong buổi dã ngoại tới, còn việc
trả tiền mượn là giữa học sinh X và người cho mượn, GV không
có trách nhiệm giải quyết. ●
Phương án 2: GV nói chuyện với phụ huynh bạn X về vấn
đề tiền bạc đề nghị cùng phối hợp giải quyết và không để bạn X
đảm nhận việc thu tiền cho buổi đi dã ngoại. ● Phương án 3: -
Trước tiên giáo viên cần tìm hiểu về việc mượn tiền của bạn Các hướng giải
X qua những người đã góp ý. quyết có thể -
Sau đó, GV gọi riêng bạn X ra nói chuyện, hỏi thăm xem thành lập
dạo nào em có gặp khó khăn gì không. Sau đó GV chia sẻ với bạn
về những góp ý đó và vấn đề tiền bạc là một vấn đè nhạy cảm và
chúng ta cần phải rõ ràng. Nếu thật sự có vấn đề mượn tiền như
vậy thì GV cần giữ thái độ điềm tĩnh để nói chuyện với X và động viên em. -
GV tổ chức một buổi sinh hoạt trước lớp đưa ra một câu
chuyện và nhắc nhở tế nhị về chuyện tiền bạc sau đó bàn bạc về
chuyến đi tới. GV đề cử bạn X đảm nhận việc thu tiền và mua sắm
và nhắc bạn X cần ghi lại rõ ràng những thứ đã mua để GV kiểm tra và giúp đỡ. lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/ ●
Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhược điểm của
nhân cách, có thiện chí, đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. Những các hướng giải
kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm quyết xúc, hành vi ●
Lựa chọn phương án 3 vì: ✓
Việc quan trọng hiện tại là cần xác thực sự việc về mượn
tiền và tế nhị, khéo léo khuyên nhủ học sinh X. ✓
Phương án 1 trong trường hợp này sẽ không hợp lý vì việc
phê bình học sinh trước tập thể lớp là hành động rất nên hạn chế
trừ trường hợp học sinh vi phạm những nội quy của trường và cần
được nhắc nhở. Hơn nữa việc phê bình sẽ làm ảnh hưởng đến tâm
lý của học sinh cũng như tiết học của giáo viên là do người giáo
viên phụ trách, vì vậy không thể nói là giáo viên không có trách nhiệm giải quyết. ✓
Phương án 2 GV chưa xác thực được vấn đề đã vội vàng đề
cập với phụ huynh có thể gây tâm lý bối rối, giận dữ cho phụ
huynh cũng như khó chịu, hoảng sợ với học sinh. Điều này khiến
GV khó giải quyết được mâu thuẫn và chưa đồng cảm với học sinh. ✓
Phương án 3 giải quyết được vấn đề tốt hơn. Việc tìm hiểu
rõ ràng vấn đề và gọi riêng ra học sinh ra nói chuyện sẽ giúp X dễ
dàng chia sẻ hơn. Hơn nữa việc cho X thu tiền chuẩn bị dã ngoại
dưới sự giúp đỡ của GV sẽ làm X tự tin, không bị mặc cảm và có
thể sửa đổi được vấn đề không rõ ràng về tiền bạc. Hơn nữa, cách
làm này còn giúp học sinh X rèn tính tự giác, trung thực và rút ra bài học kinh nghiệm
Giáo viên cần có thiện ý và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm,
luôn giữ bình tĩnh và biết cách giải quyết tình huống một cách
chủ động, hiệu quả và tốt nhất đối với mỗi học sinh, để học sinh
có thể tự nhận lỗi của mình và nhận ra bài học đạo đức, nâng cao Kết luận
nhận thức của bản thân. Tình huống 2 lOMoAR cPSD| 40660676
Trong một giờ seminar tại lớp, là giáo viên mới ra trường, mặc dù Tên tình
đã có sự chuẩn bị cẩn thận những bạn đã bị đuối lí trước sức “tấn huống
công” mạnh mẽ của cả lớp về một vấn đề không thuộc phạm vi
của đề tài seminar hôm đó.Bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
Đây là tình huống khá phổ biến trong môi trường học đường. Cụ
thể là: Buổi seminar là một buổi chuyên đề về một nội dung nào
đó. Học sinh ở lứa tuổi THCS hay THPT có đều đã có ý thức học
tập và muốn tìm hiểu nhiều thứ xung quanh. Các học sinh, xuất Phân tích
phát từ nhiều nguyên nhân: thích tìm hiểu thêm về nhiều chủ đề
khác nhau, thích hỏi xoáy để trêu giáo viên trẻ,…., nên có câu hỏi
“hóc búa” khi sắp kết thúc tiết học khiến giáo viên trẻ cảm thấy
khó khăn, không thoải mái. Các hướng giải
● Phương án 1: GV không trả lời hoặc trả lời 1 cách qua loa vì nội lOMoAR cPSD| 40660676
dung không thuộc phạm vi buổi seminar để kết thúc đúng giờ. Vì
giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học là rất ngắn nên cần tận dụng để
đảm bảo thời gian thư giãn lấy lại sức và chuẩn bị cho các tiết dạy tiếp theo.
● Phương án 2: GV cố gắng nói đến cùng và khẳng định lí lẽ của
mình đúng và nhắc cả lớp cần tập trung hơn vào nội dung của
buổi seminar. ● Phương án 3: -
Trước tiên, giáo viên bảo cả lớp bình tĩnh và thầy sẽ cố
gắng cùng lớp mình giải quyết vấn đề này. quyết có
+ Nếu ngay lúc đó đã nghĩ ra lời giải cho câu hỏi đó thì sẽ chia sẻ thể
cho cả lớp ấy để các em về nhà suy nghĩ và tìm lời giải. Và hẹn cả thành
lớp nếu vẫn chưa giải quyết thì sẽ có một buổi cùng chia sẻ, giải lập đáp. -
Nếu ngay lúc đó chưa nghĩ ra hướng làm thì GV xin phép
hẹn cảlớp buổi sau vì vấn đề này không thuộc phạm vi của buổi
seminar hôm nay và nói thật rằng “tạm thời thầy vẫn chưa có
những lời giải hay, những thông tin hay về vấn đề này”. Vì vậy
thầy và các em sẽ cùng về nhà tìm hiểu và chia sẻ với nhau trong
buổi học tới (có thể tổ chức một buổi seminar về vấn đề học sinh
hỏi). Như vậy vừa có thời gian để suy nghĩ thêm về vấn đề hoặc
trao đổi, hỏi ý kiến đồng nghiệp lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/ ●
GV cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhược điểm của
nhân cách, có thiện chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng các hướng giải
cần thiết là kỹ năng nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành quyết
vi, diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, linh hoạt mềm dẻo trong
giao tiếp và điều khiển quá trình giao tiếp. ●
Lựa chọn phương án 3 vì:
✓ Việc quan trọng hiện tại là cần giúp cả lớp ổn định và nhanh
chóng lấy bình tĩnh để tiếp tục bài giảng của buổi seminar. ✓
Phương án 1 trong trường hợp này sẽ không hợp lý vì chúng ta
không nên trả lời qua loa, như vậy là tự bộc lộ năng lực chuyên
môn chưa tốt với học sinh khiến học sinh mất niềm tin vào năng
lực của người giáo viên, đồng thời khiến học sinh không tôn
trọng nhân cách của mình vì đã không thành thực mà kiếm cớ lấp liếm,
trả lời qua loa, không dám thừa nhận sự thực;mặt khác vi phạm
nguyên tắc nhân cách mẫu mực và thiện chí trong giao tiếp sư
phạm, thiếu kỹ năng sư phạm là linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp.
✓ Phương án 2: GV trở nên thiếu sự tế nhị, uyển chuyển trong
giảng dạy, đôi co với học sinh và bắt buộc học sinh phải theo lời
mình. GV chưa cho học sinh thấy rõ ý nghĩa và chức năng của
những buổi seminar đồng thời thể hiện năng lực phản ứng nhanh
chưa tốt dẫn đến sự mất hứng thú, niềm tin của học sinh với GV.
✓ Phương án 3 giải quyết được vấn đề tốt hơn. Việc ổn định lớp,
trung thực nhận với học sinh và bình tĩnh quay lại bài giảng sẽ
giúp các em tôn trọng GV hơn, tiếp tục nghe giảng và nắm được ý
nghĩa của buổi seminar. GV hẹn học sinh giải quyết vấn đề (hoặc
tổ chức seminar) sẽ giúp học sinh tin tưởng vào uy tín của GV..
Là một giáo viên, nên vui mừng vì có học sinh ham học hỏi như
vậy, khuyến khích các em không ngừng tìm tòi khám phá các kiến
thức mới. Không nên “thẹn quá hóa giận” khi gặp những câu hỏi Kết luận
khó ngoài khả năng của mình. Qua đó cũng cần nhắc nhở bản thân
phải không ngừng học tạp, trau dồi kiến thức kỹ năng để dần hoàn
thiện nhân cách và năng lực chuyên môn. Tình huống 3 lOMoAR cPSD| 40660676
Học sinh trong lớp bị mất tiền: Sau giờ ra chơi, bạn bước vào
lớp, khi tiến hành bài dạy mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một
em học sinh đứng lên thất thanh:“Thưa cô em bị mất tiền. Em Tên tình
mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã huống
không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng
khóc. Nếu Là GVCN của lớp, bạn nên xử lý trường hợp này như thế nào?
Đây là một tình huống hay gặp trong trường lớp. Cụ thể là học
sinh thưa với giáo viên là bị mất tiền. Vấn đề này có thể xuất phát Phân tích
từ nhiều nguyên nhân như: học sinh để tiền ở đâu đó và quên, có
hiện tiện trộm cắp trong trường lớp nên các em khó có thể tự giải
quyết và thường sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. Các hướng giải
✓ Phương án 1: Phê bình HS đó vì làm gián đoạn tiết học, coi
việc mất tiền là do bản thân em ấy làm mất, GV không có trách nhiệm giải quyết.
⮚ Phương án 2: Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là
trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. Sau đó
bạn tiếp tục bài giảng của mình và có thể đẩy nhanh tiến độ bài
giảng một chút để dành chút thời gian cuối tiết học để giải quyết vấn đề: quyết có
+ Trước tiên bạn nên khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn thể
ở trong túi em hay không và có phải mất ở lớp thật không. + Nếu thành
thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh, ôn lập
tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp: bạn động viên
tinh thần tự giác của các em trước, rồi giải thích cho học sinh và
mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy tiền của bạn có cơ hội
trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy thì bạn không nên mạt sát học
sinh mà hãy tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Hãy đưa ra lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học
sinh lấy tiền của bạn và toàn bộ học sinh trong lớp. lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/ ✔
Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhược điểm của
nhân cách, có thiện chí, đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. Những các hướng giải
kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm quyết xúc, hành vi ✔
Lựa chọn phương án 2 vì: -
Việc quan trọng hiện tại là cần ổn định lớp, không ảnh
hưởng đến bài học nhưng vẫn giải quyết được vấn đề -
Phương án 1 trong trường hợp này sẽ không hợp lý vì việc
phê bình học sinh trước tập thể lớp là hành động rất nên hạn chế
trừ trường hợp học sinh vi phạm những nội quy của trường và cần
được nhắc nhở. Hơn nữa việc phê bình sẽ làm ảnh hưởng đến tiết
học và mọi việc xảy ra trong tiết học là do người giáo viên quản
lý, vì vậy không thể nói là giáo viên không có trách nghiệm giải quyết.
✓ Phương án 2 giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Việc ổn định lớp và
tiếp tục bài giảng là đúng vì những vấn đề phát sinh không nên để
ảnh hưởng đến tiết học. Làm theo phương án này thì vấn đề được
giải quyết ổn thỏa hơn. Hơn nữa, còn giúp học sinh rèn tính tự
giác, trung thực và rút ra bài học kinh nghiệm.
Giáo viên cần có thiện ý và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm,
luôn giữ bìnhtĩnh và biết cách giải quyết tình huống một cách chủ Kết luận
động, hiệu quả và tốt nhất đối với mỗi học sinh, để học sinh có thể
tự nhận lỗi của mình và nhận ra bài học đạo đức, nâng cao nhân thức của bản thân. Tình huống 4
Khi sắp kết thúc bài giảng một học sinh trong lớp làm bạn hơi Tên tình
không thoải mái vì những câu thắc mắc “hóc búa” ngoài sự chuẩn huống
bị của bạn. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Đây là tình huống khá phổ biến trong môi trường học đường. Cụ
thể là: Học sinh, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có câu hỏi “hóc Phân tích
búa” khi sắp kết thúc tiết học khiến giáo viên cảm thấy không thoải mái. lOMoAR cPSD| 40660676
⮚ Phương án 1: Trả lời 1 cách qua loa để kết thúc đúng giờ. Vì
giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học là rất ngắn nên cần tận dụng để
đảm bảo thời gian thư giãn lấy lại sức và chuẩn bị cho các tiết dạy tiếp theo
⮚ Phương án 2: Nếu ngay lúc đó đã nghĩ ra lời giải cho câu hỏi Các hướng
đó thì sẽ gợi ý cho em học sinh ấy để em về nhà suy nghĩ và tìm giải quyết có
lời giải. Và hẹn nếu em vẫn không làm được thì buổi sau cô sẽ thể thành lập
chữa. ⮚ Phương án 3: Nếu ngay lúc đó chưa nghĩ ra hướng làm
thì sẽ hẹn em buổi sau vì bây giờ cô có việc bận (nếu có việc thật
sự) hoặc nói thật rằng “tạm thời cô vẫn chưa nghĩ ra lời giải cho
câu hỏi này, để cô về nhà nghĩ thêm và sẽ trả lời em vào buổi học
sau”. Như vậy vừa có thời gian để suy nghĩ thêm về lời giải hoặc
trao đổi, hỏi ý kiến đồng nghiệp Phân tích ưu/
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân nhược điểm của
cách, có thiện chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần các hướng giải
thiết là kỹ năng nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi, quyết
diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, linh hoạt mềm dẻo trong
giao tiếp và điều khiển quá trình giao tiếp. ✔
Lựa chọn phương án 2 hoặc 3, tùy vào lúc đó đã nghĩ ra lời giảihay chưa. ✔
Chúng ta không nên trả lời qua loa, như vậy là tự bộc lộ
năng lực chuyên môn chưa tốt với học sinh khiến học sinh mất
niềm tin vào năng lực của người giáo viên, đồng thời khiến học
sinh không tôn trọng nhân cách của mình vì đã không thành thực
mà kiếm cớ lấp liếm, trả lời qua loa, không dám thừa nhận sự
thực; mặt khác vi phạm nguyên tắc nhân cách mẫu mực và thiện
chí trong giao tiếp sư phạm, thiếu kỹ năng sư phạm là linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp
Là một giáo viên, nên vui mừng vì có học sinh ham học hỏi như
vậy, khuyến khích các em không ngừng tìm tòi khám phá các kiến
thức mới. Không nên “thẹn quá hóa giận” khi gặp những câu hỏi Kết luận
khó ngoài khả năng của mình. Qua đó, chúng ta cũng cần nhắc
nhở bản thân phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức kỹ
năng để dần hoàn thiện nhân cách và năng lực chuyên môn. lOMoAR cPSD| 40660676 Tình huống 5
Khi chấm bài kiểm tra giáo viên B thấy có hai bài làm của hai học Tên tình
sinh giống hệt nhau. Qua tìm hiểu, giáo viên B được biết hai bạn huống
này đã có hiện tượng chép bài nhau. Là giáo viên, trong trường
hợp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đây là một tình huống rất hay gặp trong kiểm tra đánh giá kết quả
trong trường lớp. Cụ thể là hai bài làm của hai học sinh giống hệt
nhau. Bài làm của hai học sinh giống hệt nhau trong trường hợp
môn học đó là các môn khoa học xã hội (văn, sử, địa, …) hay các
môn học thể hiện được tính cá nhân trong bài làm thì có hai khả
năng: một là một trong hai học sinh chép bài của bạn còn lại và Phân tích
hai là 2 HS cùng chép bài từ một tài liệu. Còn đối với các môn học
như toán, lý, hóa,… việc trình bày đúng giống nhau cũng có khả
năng xảy ra. Vì vậy GV cần xem xét thật kĩ trước khi xử lý. Trên
thực tế, nếu bạn là GV đã dạy 2 HS đó được khá lâu thì chắc cũng
có những nhận định về đạo đức cũng như lực học của 2 HS, tuy
nhiên không nên vội vàng kết luận.
⮚ Phương án 1: Trong giờ trả bài trên lớp, GV trực tiếp nêu ra
vấn đề và yêu cầu 2 HS giải thích và tự nhận lỗi. Nếu 2 HS đó Các hướng giải không lOMoAR cPSD| 40660676
chịu nhận ai là người chép bài thì sẽ cho 2 HS đó điểm kém hoặc
chia đôi điểm bài kiểm tra. Nếu 2 HS đó nhận lỗi thì cho 2 em đó
kiểm tra lại hay kiểm tra miệng luôn trên lớp.
⮚ Phương án 2: Giáo viên vẫn chấm theo thang điểm với cả 2 bài
giống hệt nhau và không bình luận gì thêm. ⮚ Phương án 3:
+ Thực hiện trả bài trên lớp bình thường, có những lời khen và
động viên với những bài làm tốt và động viên các em có bài làm
còn thấp cố gắng trong những bài kiểm tra sau. quyết có
+ Kể một câu chuyện giáo dục con người phải biết trung thực, thể
thành quả do mình làm ra thực sự đáng quý và cho dù kết quả như thành
thế nào thì nó cũng sẽ đem lại cho bạn một bài học và từ đó rút lập
cho mình những kinh nghiệm và ngày càng tốt hơn.
+ Trao đổi riêng với 2 HS đó. Nếu hai học sinh đó thực sự hối lỗi
và nhận lỗi thì tha lỗi cho HS, khuyến khích 2 em sửa lỗi, cho 2
em về cùng ôn tập lại và vào tiết sau GV sẽ gọi 2 HS lên trả lời và
lấy điểm đó là điểm kiểm tra. Nếu 2 HS đó không có thái độ nhận
lỗi thì cho 2 HS đó cùng làm ngay tại đó một bài kiểm tra và giải
thích tại sao GV lại cho 2 em đó làm lại bài. Sau đó GV cầm 2 bài
kiểm tra cũng rút ra những nhận xét, cách khắc phục lỗi trong bài
trong những bài kiểm tra sau. Nếu như bài này không phải do
chính những HS đó viết thì chắc hẳn việc rút kinh nghiệm sửa sai là không thể. lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân nhược điểm của
cách, có thiện chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần các hướng giải
thiết là kỹ năng nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi quyết
✔ Lựa chọn phương án 3 vì: -
Điều quan trọng là cho HS tự nhận ra lỗi lầm của mình và
phương án 3 giúp đạt được hiệu quả đó. -
Nếu sử dụng phương án 1: nêu tên và xử phạt trực tiếp 2 HS
đó trên lớp sẽ khiến 2 em đó xấu hổ với bạn bè hay bị chúng bạn
cười chê, điều này không tốt cho tâm lý của các em; mặt khác vi
phạm nguyên tắc tôn trọng nhân cách và có thiện chí trong giao tiếp sư phạm -
Nếu sử dụng phương án 2: việc không làm rõ lý do tại sao 2 bài
làm lại giống y hệt nhau, nếu thật sự có gian lận, học sinh sẽ
không nhận ra được lỗi lầm của mình và lần sau có thể tiếp tục
gian lận trong học tập và kiểm tra
Bài làm của hai hay nhiều học sinh giống nhau có thể nói là một
tình huống rất hay gặp trong kiểm tra đánh giá kết quả trong
trường lớp. Tình huống xử lý quan trọng là phải làm cho học sinh Kết luận
tự nhận ra lỗi lầm và hiểu được việc chép bài của bạn để đạt điểm
cao thực sự lại có tác hại với chính bản thân học sinh hơn cái lợi trước mắt. Tình huống 6
Tình huống: Ngân là học sinh do bạn chủ nhiệm và còn là con của
Hiệu trưởng của trường. Trong một lần thi kiểm tra định kì bị giáo Tên tình
viên coi thi bắt quả tang Ngân đang quay cóp bài và còn có lời lẽ huống
thiếu lễ phép với giáo viên đó. Bạn cũng chứng kiến được sự việc
đó. Là GVCN trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử lý như thế nào?
Đây là một tình huống trong kiểm tra đánh giá kết quả trong
trường lớp. Cụ thể là con của Hiệu trưởng trường bị GV bắt quả Phân tích
tang đang quay cóp và HS đó có lời lẽ thiếu lễ phép với GV. Nếu
GV giải quyết không ổn thỏa thì sẽ có thể phát triển thành giáo
viên với cấp trên (phụ huynh) lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng
⮚ Phương án 1: nói chuyện với giám thị rằng bạn ấy là con của giải quyết có
hiệu trưởng thì mình nên tạo điều kiện, nên bỏ qua không nên xử thể thành lập
phạt để tránh gây ra ấn tượng xấu với hiệu trưởng.
⮚ Phương án 2: Kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng
nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm
của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây căng
thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng
“thấy người quen mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ
nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thực sự có quyết
tâm khắc phục khuyết điểm.
+ Trấn an để em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ
lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu
em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy
cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn
chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của
bạn nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.
+ Sau kì thi nên gặp riêng em học sinh đó trao đổi một cách thẳng thắn.
+ Phương án 2 trong trường hợp này giải quyết hợp lý hơn bởi lẽ
nội quy đưa ra là để tất cả học sinh đều thực hiện và không có Phân tích ưu/
ngoại lệ, vì vậy học sinh nào phạm lỗi cũng bị xử phạt như nhau nhược điểm của
để đảm bảo tính công bằng. Hơn nữa, mình làm đúng theo nội quy các hướng giải
đã đề ra là đúng bổn phận của người giáo viên. Hơn nữa, qua việc quyết
này còn cho các học sinh thấy được sự công bằng, không thiên vị
con ông cháu cha và cũng giúp học sinh phạm lỗi nhận ra lỗilầm,
rút kinh nghiệm và cố gắng học tập tốt hơn.
Trước những tình huống khá nhạy cảm, mỗi giáo viên cần khéo
léo xử lí đảm bảo công bằng, trung thực trong kiểm tra, đánh giá
và giúp học sinh đó hiểu và nhận ra lỗi của mình và cố gắng học Kết luận tập hơn. Tình huống 7 lOMoAR cPSD| 40660676
Sau khi trả bài kiểm tra định kì cho lớp, bạn chữa bài cho các em
rút kinh nghiệm thì bỗng nghe tiếng xé và vò giấy. Khi quay lại thì Tên tình
thấy Nam đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ huống
ngác của các bạn trong lớp. Trong trường hợp này, bạn nên làm gì?
Trong tiết chữa bài, học sinh xé bài kiểm tra ngay trước cả lớp.
Đây là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất dễ xảy Phân tích
ra trong thực tế. Nếu giáo viên giải quyết không ổn thỏa thì sẽ gây
ra ảnh hưởng không chỉ đến học sinh phạm lỗi mà còn ảnh hưởng đến các học sinh khác Các hướng
⮚ Phương án 1: khiển trách học sinh hành động của em ấy là giải quyết có thể thành lập không thể hiện sự
tôn trọng giáo viên cúng là không tôn trọng công sức mà em ấy
bỏ ra. Phạt cảnh cáo để em ấy rút kinh nghiệm lần sau.
⮚ Phương án 2: Bạn nên dành ít phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích lOMoAR cPSD| 40660676
về hành động vừa rồi của em ấy. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của
em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình
nguyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó
là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và
chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không
ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc
thành những mảnh giấy vụn.
+ Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học
sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao
em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu
những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.
+ Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút
kinh nghiệm để lần sau không có những phản ứng nóng nảy như thế. Phân tích ưu/
✔ Lựa chọn phương án 2 vì: nhược điểm của
+ Trong trường hợp này học sinh biểu hiện ngay trước mặt giáo các hướng giải viên cho quyết
thấy em ấy còn là một học sinh bồng bột, chưa nhận thức rõ
được hậu quả sẽ xảy ra. Vì vậy, giáo viên nên nhẹ nhàng nói
chuyện để em ấy tự nhận ra lỗi lầm.
+ Phương án 1 trong trường hợp này không hợp lý vì các em vẫn còn là học
sinh, suy nghĩ vẫn còn bồng bột. Nếu mà trực tiếp quở trách và bắt lOMoAR cPSD| 40660676 em ấy nhận
lỗi thì bên ngoài em ấy có thể biểu hiện nhận lỗi nhưng thực
chất là em ấy không phục, từ đó sẽ khiến học sinh càng khó chịu hơn.
+ Phương án 2 giải quyết ổn thỏa hơn. Trong trường hợn này, trước tiên
mình nên tiì hiểu nguyên nhân trước, sau đó nhẹ nhàng nhắc
nhở dù nguyên nhân như nào thì em ấy cũng không nên có hành
động như vậy. Việc nhắc nhở
nhẹ nhàng sẽ khiến em ấy tự nhận ra lỗi lầm của mình, học sinh
sẽ cảm thấy người giáo viên gần gũi hơn và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
Đối với học sinh, chúng ta nên hạn chế sử dụng phương pháp cứng rắn mà nên
mềm dẻo, nhẹ nhàng thì sẽ giảm bớt sự căng thẳng của vấn đề và dễ dàng giải Kết luận
quyết vấn đề hơn. Mỗi giáo viên cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực,
tôn trọng nhân cách, có thiện chí trong giao tiếp sư phạm và
kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp. Tình huống 8
Nếu có một bạn học sinh của lớp bạn chủ nhiệm, tham gia vào việc phá hoại tài
sản của nhà trường. Khi bạn hỏi về sự việc này thì không có em Tên tình nào nhận lỗi huống
nhưng bạn lại không có bằng chứng chính xác về việc em đó
đã làm? Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này? lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích
Học sinh trong lớp mình chủ nhiệm tham gia phá hoạt của công của nhà trường,
người giáo viên không có chứng cứ chính xác. đây là vấn đề liên quan đến việc
học sinh vi phạm nội quy của trường, vì vậy cần giáo dục để các
em ấy hiểu ra sự cần thiết của việc bảo vệ của công. lOMoAR cPSD| 40660676
⮚ Phương án 1: vì không có bằng chứng xác thực nên mình bỏ qua vấn đề này,
chờ bao giờ học sinh phạm lỗi mà có chứng cứ xác thực sẽ giải quyết vấn đề này sau.
⮚ Phương án 2: Vào giờ sinh hoạt lớp, GVCN sẽ nói với các em rằng: “Các
em đã biết rằng tài sản của nhà trường không chỉ có riêng các em sở hữu mà
nó là của chung. Nếu các em biết gìn giữ thì nó luôn đẹp có thể sử dụng
trong rất nhiều năm mà nó vẫn như mới. Nếu lớp mình có bạn nào Các hướng giải đã chót quyết có thể
tham gia vào việc phá hoại tài sản của nhà trường thì hãy đứng lên thành lập nhận lỗi
thì các em chỉ bị phạt nhẹ. Nếu bây giờ các em mà sợ hay ngại không nhận
thì sau giờ có thể gặp riêng cô thú nhận về việc mình đã làm. Cô sẽ không
nói ra tên người làm trước lớp. Các em mà không thú nhận lỗi lầm mình đã
gây ra thì nhà trường vẫn có cách tìm ra và đưa ra các quyết định kỷ luật
đến em đó vì đã vi phạm quy định nhà trường mà không trung thực, không
dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình sẽ không bao giờ có
thể tiến bộ được”. Phân tích ưu/
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân nhược điểm của cách, có thiện các hướng giải
chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng quyết nghe và lOMoAR cPSD| 40660676
biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi, linh hoạt mềm dẻo
trong giao tiếp và điều khiển quá trình giao tiếp.
✔ Lựa chọn phương án 2 vì:
Việc phá hoại của công là vấn đề nên được đề cập và nhắc nhở để
giáo dục học sinh dù không có học sinh nào phá hoại của cộng.
+ Phương án 1 giải quyết không hợp lý bởi trong trường hợp này, nếu lần
sau vẫn không có chứng cứ thì lại bỏ qua, hơn nữa tài sản của nhà trường
lại bị hư hại thêm, nếu không có sự nhắc nhở kịp thời thì việc
phá hoại này sẽ càng tiếp diễn nhiều hơn.
+ Phương án 2 giải quyết vấn đề ổn thỏa hơn. Trước tiên là giáo dục các em
về tầm quan trọng của việc bảo vệ của công. Việc nhắc nhở chung
cả lớp cũng là nhắc nhở cả lớp đó là điều không đúng, vi phạm nội quy của trường.
Hơn nữa, còn rèn cho học sinh sự tự giác, trung thực mạnh
dạn đứng ra nhận lỗi để rút kinh nghiệm lần sau.
Giáo viên cần có thiện ý trong giao tiếp sư phạm, luôn giữ bình tĩnh và biết cách
giải quyết tình huống một cách chủ động, hiệu quả và tốt nhất Kết luận giúp học sinh có
thể tự nhận lỗi của mình và giúp học sinh nhận ra bài học đạo
đức, nâng cao nhân thức của bản thân. Tình huống 9 lOMoAR cPSD| 40660676 Tên tình
Là giáo viên chủ nhiệm khi bước vào lớp, bạn thấy bảng chưa huống
lau và trong phòng học có nhiều mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học. Trong tình huống
đó, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Bạn bước vào lớp học mà lớp bảng vẫn chưa lau, có nhiều mảnh giấy vụn trên Phân tích
sàn Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau : lớp hôm nay trưa trực nhật lớp
hoặc là các bạn xả rác ra lớp,… lOMoAR cPSD| 40660676
⮚ Phương án 1: bạn nhờ 1 học sinh lau bảng và bắt đầu tiết
học của mình còn rác là ở chỗ học sinh nên mình không quan tâm.
⮚ Phương án 2: Tùy vào tình huống cụ thể mà bạn cần phải nhanh trí tìm cách
xử lý. Cũng không nên quá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai có trách
nhiệm với việc “xả rác” này. Bạn cũng có thể tự làm nếu thấy hợp
lý và cũng chỉ là mấy mảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau. Các hướng Nhưng giải quyết có
sau đó bạn cũng nghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ thể thành lập
không có lần sau như thế.
Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay ngắn,
“nhờ” một em học sinh lên lau bảng “giúp” cô, sau đó
nhanh chóng bắt đầu bài giảng. Và đến cuối buổi chắc chắn
bạn phải yêu cầu lớp trưởng có trách nhiệm cắt cử các bạn
trực nhật để bước vào tiết học sau.
Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra
bầu không khí căng thẳng cho buổi lên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy. Phân tích ưu/
✔ Cần vận dụng nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp sư phạm. nhược điểm của Những kỹ các hướng giải
năng cần thiết là linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và điều khiển lOMoAR cPSD| 40660676 quá trình giao tiếp.
✔ Lựa chọn phương án 2
+ Phương án 1 giải quyết không ổn thỏa, là một người giáo viên cho dù
không phải là giáo viên chủ nhiệm nhưng cũng là lớp học mà
mình dạy, vì vậy mình phải quan tâm đến lớp học, không nên thờ ơ.
+ Phương án 2 giải quyết vấn đề tốt hơn. Đầu tiên là mình nên quyết
xóa bảng, bắt đầu tiết học của mình. Còn việc nhắc nhở để đến
cuối tiết thì sẽ không ảnh hưởng tiết học và không khiến bầu
không khí trở lên căng thẳng. Việc nhắc nhở cả lớp là cần thiết, là
một tập thể thì ai cũng nên có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
Và lớp trưởng là người điều hành, vì vậy lớp trưởng nên đôn
đốc các bạn trực nhật đầu giờ và sau mỗi tiết học.
Việc trực nhật lớp cúng là một nội quy của trường và sẽ chấm và thi đua của
lớp. Vì vậy, việc dường như rất nhỏ nhưng cũng đánh giá được ý thức của con Kết luận
người và qua đó thể hiện được việc tổ chức, quản lý của một lớp
có hiệu quả hay không, đội ngũ ban cán bộ có quan tâm, thực sự tâm huyết hay không. Tình huống 10
Học sinh tự ý bỏ về trong giờ lao động: Tình huống: Trong buổi lao động, giáo Tên tình
viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ý bỏ về huống
giữa giờ. Bạn sẽ xử lý thế nào? lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích
Trong giờ lao động, học sinh tự ý bỏ về. Có thể có rất nhiều nguyên nhân : nhà
học sinh có việc đột xuất; học sinh bị mệt, ốm,…
⮚ Phương án 1: để kệ cho 2 em ấy về và để đến tiết sinh hoạt thì nhắc nhở,
khiển trách học sinh không có ý thức trong các hoạt động giữ vệ sinh trường lớp.
⮚ Phương án 2: Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp giáo viên chủ
nhiệm, khi các em trở lại, trước tiên giáo viên chủ nhiệm nên hỏi
nguyên nhân vì sao hai bạn lại bỏ về khi vẫn chưa hoạt động
xong. Nếu: + Nhà học sinh có việc đột xuất mà phụ huynh xin Các hướng giải
phép thì minh cho hai bạn ấy về trước nhưng buổi sau phải trực quyết có thể nhật lớp bù. thành lập
+ Nếu có bạn bị ốm thì mình để bạn ấy lên phòng y tế nằm nghỉ
ngơi, không cho học sinh tự ý về trước.
+ Nếu học sinh không có lý do chính đáng thì yêu cầu 2 em ấy tiếp tục dọn
vệ sinh cùng lớp. Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để
kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quả buổi lao động. Giáo viên
chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được
góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/ ✔
Cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách, có thiện chí, nhược điểm của đồng cảm trong các hướng giải
giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là tự chủ cảm xúc, quyết
hành vi, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp ✔ Lựa chọn phương án 2
+ Phương án 1 giải quyết không hợp lý vì nếu trên đường về học sinh xảy
ra chuyện hoặc là học sinh bỏ đi chơi, đua đòi theo bạn bè thì tất cả trách
nhiệm sẽ thuộc về người giáo viên
+ Phương án 2 giải quyết vấn đề ổn thỏa hơn, tùy vào từng trường hợp mà
đưa ra các hướng giải quyết hợp lý
Phụ huynh đã yên tâm giao con em cho nhà trường thì là giáo viên chủ nhiệm,
mình nên quan tâm đến học sinh hơn. Trong thời gian học sinh đến trường thì Kết luận
trách nhiệm thuộc về giáo viên, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến học sinh hơn,
tránh tình trạng học sinh bỏ đi chơi chẳng may phát sinh vấn
đề thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước phụ huynh và nhà trường. Tình huống 11
Trong lớp 9A có một số học sinh hư thường bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài của
lớp. Vì vậy sổ này thường hay bị tẩy xoá để che giấu những khuyết điểm và các Tên tình
học sinh hư mắc phải. Hôm nay sinh hoạt cuối tuần giáo viên chủ huống nhiệm lớp lại
một lần nữa nhận thấy sổ đầu bài bị tẩy xoá. Là giáo viên
chủ nhiệm đó, bạn sẽ giải quyết thế nào? lOMoAR cPSD| 40660676
Đây là một tình huống phổ biến trong thực tế. Cụ thể là học Phân tích
sinh cá biệt thường xuyên tẩy xoá sổ ghi đầu bài để che giấu những khuyết điểm. Các hướng
Phương án 1: Giáo viên tức giận mắng học sinh sau đó phạt giải quyết có
các em đã tẩy xóa sổ đầu bài thật nặng. thể thành lập
Phương án 2: Giáo viên lại tiếp tục chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng với cả lớp.
Phương án 3: Giáo viên bình tĩnh kết hợp nhắc nhở học sinh và phê bình nhưng
không quá nhẹ nhàng, cần có chút kiên quyết. Giáo viên hỏi một số học sinh
cá biệt có bị mắc lỗi trong tuần qua không, để các em tự giác nhận sau đó
mời lớp trưởng cho ý kiến. Giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh
thấy phạm lỗi mà không dám nhận lỗi là việc làm không tốt.
✔ Cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách, có thiện chí, đồng cảm trong
giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là tự chủ cảm xúc,
hành vi, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và điều khiển quá trình
giao tiếp. ✔ Lựa chọn phương án 3 Theo nguyên tắc giao tiếp sư phạm, giáo viên cần Phân tích ưu/
thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của học sinh cá biệt để hiểu các nhược điểm của em nghĩ gì các hướng giải
và tại sao làm như vậy. Đồng thời giáo viên tạo điều kiện cho học quyết sinh tự
nhận lỗi, tự kiểm điểm bản thân cũng như có phê bình ý thức của
học sinh để không tái phạm. Giáo viên cần kết hợp phong cách
tự do và phong cách độc đoán để vừa tạo không khí thoải mái
vừa thể hiện sự kiên quyết. lOMoAR cPSD| 40660676
Trong giao tiếp sư phạm giáo viên cần đồng cảm, thấu hiểu và đặt vị trí vào học sinh: -
Giáo viên cần khoan dung đồng thời thể hiện sự kiên quyết
trongxử lý học sinh phạm lỗi. Kết luận -
Giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh tự nhận lỗi và xem xét bản thân. -
Giáo viên cần tạo sự gần gũi khi giảng giải trong giao tiếp. Tình huống 12
Trong giờ học cô giáo đang giảng bài trên lớp và nhận thấy có một số học sinh Tên tình huống
nghe giảng rất mệt mỏi, luôn gục xuống bàn… Là cô giáo
trong trường hợp này bạn sẽ làm gì?
Đây là một vấn đề hay gặp trong trường học, nó có liên quan tới
sự đánh giá, cư xử công bằng của GV đối với từng đối tượng
học sinh. Cụ thể là: Cô giáo đang
giảng bài thì một số học sinh tỏ ra rất mệt mỏi. Khó khăn là cô giáo phải giải Phân tích
quyết tình huống sao cho không ảnh hưởng quá nhiều đến tiết học mà vẫn đạt
được mục tiêu sư phạm của mình. Hướng giải quyết sẽ
theo hướng thấu hiểu, thái độ đúng chừng mực. lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng
⮚ Phương án 1: Cô giáo đuổi các em học sinh đó ra ngoài, có giải quyết có
thể là rửa mặt, bao giờ tỉnh táo thì học tiếp, còn các bạn còn lại thể thành lập
tiếp tục học bài. ⮚ Phương án 2: Cô giáo cho mấy em đó đứng
góc lớp, hoặc thường xuyên gọi
mấy em đó đứng dậy để trả lời câu hỏi. Sau đó báo với giáo
viên chủ nhiệm về thái độ vô lễ của mấy em đó.
⮚ Phương án 3: Mới đầu nhìn thấy cô sẽ tiến lại gần bàn các em,
đứng ở đó, giảng bài, lên cao giọng, nhấn nhá để giúp các em tập
trung vào bài giảng, nếu thấy các em vẫn đang gục xuống bàn thì
tăng dần mức độ thể hiện sự chú ý của mình tới những em đó và
muốn các em thay đổi thái độ của mình: gõ tay xuống bàn, cho
lớp thảo luận theo cặp, mời các em phát biểu ý kiến
…Nếu thấy các em mệt quá thì sẽ dừng lại vài phút để hỏi lý do làm sao hôm
nay lại có vài bạn mệt thế. Tìm hiểu nguyên nhân, nhìn lại cách dạy của
mình, thẳng thắn trao đổi với học sinh và cùng nhau tìm ra cách giải quyết
(nếu là vì lí do cá nhân của mấy em ý, như thức khuya, buồn chuyện nhà…thì
có thể tâm sự sau và giúp các em tìm sự giúp đỡ từ mọi người; nếu lý do là
từ giáo viên thì chính cô giáo đó sẽ cố gắng hết sức để thay đổi
cách dạy bằng cách nhờ giáo viên khác dự giờ và góp ý… cố
gắng hạ thấp cái tôi của mình một chút mà hiệu quả thu được rất xứng đáng). lOMoAR cPSD| 40660676
✔ Lựa chọn phương án 3 vì cô giáo đã thực hiện được kĩ năng lắng nghe, tự
chủ cảm xúc hành vi trong giao tiếp cũng như thực hiện được các Phân tích ưu/ nguyên nhược điểm của
tắc cơ bản trong giao tiếp: tôn trọng học sinh, thấu hiểu. Phương các hướng giải
pháp này đã thể hiện giáo viên có tinh thần học hỏi về kỹ năng quyết
giảng dạy và đồng cảm với học sinh, giúp kéo gần khoảng cách
giữa giáo viên và học sinh.
Giáo viên cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách, có thiện chí , đồng
cảm trong giao tiếp sư phạm, giải quyết nhanh, không gây ảnh hưởng đến tập Kết luận
thể. Một giáo viên tốt cần biết quan tâm đến cảm xúc của học sinh, biết nhìn
lại bản thân mình và biết cách giải quyết các tình huống một cách
chủ động, uyển chuyền và hiệu quả nhất. Tình huống 13
Trong 15 phút kiểm tra miệng trước khi giảng bài mới, cô B đã gọi một học sinh
lên bảng (cả lớp đều biết bạn học sinh đó là cháu ruột của cô) Tên tình huống nhưng học sinh
đó không thuộc bài và không trả lời được câu hỏi của cô. Nếu là
cô B, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Đây là một vấn đề hay gặp trong giảng dạy, nó có liên quan tới sự Phân tích
đánh giá công bằng của GV đối với từng đối tượng học sinh. lOMoAR cPSD| 40660676 -
Phương án 1: GV nhận xét câu trả lời của HS, nêu câu trả
lời đúng và lơ đi phần đánh giá, cho điểm và đề cập luôn vào bài mới. - Phương án 2:
+ Xử lý tạm thời: Là một giáo viên cần thể hiện thái độ công bằng trong
kiểm tra đánh giá kết quả. Trong trường hợp này cũng vậy. GV sẽ cho Các hướng giải
điểm đúng với câu trả lời của HS và cũng như các HS khác, GV quyết có thể
cho HS đó cơ hội để gỡ điểm vào những lần sau. thành lập
+ Xử lý lâu dài: Nói chuyện riêng với HS đó không chỉ với tư cách là
một GV mà còn là tư cách của một người cô. Giải thích cho em hiểu rõ
nguyên nhân cô lại có cách xử lí như vậy. GV động viên HS cố
gắng học tập và có gì không hiểu GV sẽ tận tình chỉ bảo.
Nếu là GV B trong trường hợp này, em sẽ chọn cách xử lí số 2 vì: Cách xử lý Phân tích ưu/
này thể hiện sự công bằng trong đánh giá kết quả của HS, GV nhược điểm của không được có các hướng giải
sự thiên vị vì bất cứ lý do gì. Cách xử lý này còn giúp HS nhận ra quyết
sai lầm của mình và sửa chữa.
Trước một tình huống khá nhạy cảm, giáo viên phải uyển chuyển, tinh tế xử lý Kết luận
để đảm bảo công bằng và cho học sinh đó nhận ra lỗi của bản
thân và cố gắng học tập hơn. Tình huống 14
Bạn trừng phạt một học sinh vì cho rằng em đó phạm lỗi nhưng sau khi tìm hiểu lOMoAR cPSD| 40660676 Tên tình huống
thì mới biết em học sinh đó không mắc lỗi. Là giáo viên trong
trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? ● Nhận thức
vấn đề cần giải quyết:
+ Sự hiểu nhầm của giáo viên với học sinh
+ Sự thông cảm và tha thứ của học sinh với giáo viên khi giáo viên đó
nhận ra là GV đã xử phạt nhầm● Các tri thức cần vận dụng để xử Phân tích lý tình huống
+ Kỹ năng kiểm soát hành vi, lời nói
+ Kỹ năng giải thích trình bày nguyên nhân
+ Nguyên tắc tôn trọng trong giao tiếp
+ Kỹ năng nhận xét và giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng lắng nghe và nhận lỗi
+ GV dù nhận ra lỗi vẫn phớt lờ đi coi như không biết. Các hướng giải
+ GV nhận lỗi với HS tuy nhiên không chân thành mà còn vẫn có
quyết phần đổi lỗi có thể thành lập
cho HS tại sao lại không giải thích. Phân tích ưu/
Trong giờ sinh hoạt gần nhất, em sẽ xin lỗi học sinh đó trước mặt
nhược điểm của cả lớp và các hướng giải
nói ra lí do vì mình chưa tìm hiểu kỹ đã vội kết luận và phạt học quyết sinh. Đồng
thời nhắc nhở học sinh sự việc này không chỉ mình cô cần rút kinh nghiệm
mà đây còn là bài học của mỗi người trong cuộc sống. Khi phải giải quyết và
đối mặt với một vấn đề hoặc việc làm của người khác chúng ta cần
phải bình tĩnh để phân tích xem xét để đưa ra kết luận đúng nhất.
Và các hình phạt đối với học sinh đó sẽ được bỏ. lOMoAR cPSD| 40660676
Giáo viên cần phải biết tự nhận lỗi và chỉnh sửa hành vi sao cho đúng đắn. Việc
đổ lỗi cho học sinh khi chưa biết rõ nguyên nhân thì sẽ dễ dẫn đến kết luận sai
lầm. Vì vậy trước khi quyết định thưởng phạt thì cần phải xem xét Kết luận và tìm hiểu
tình huống rõ ràng. Khi mắc lỗi, giáo viên cần xin lỗi học sinh một
cách chân thành, cởi mở đồng thời cũng giảng giải cho các học
sinh khác một bài học trong cuộc sống từ các tình huống thực tế. Tình huống 15
Một nhóm học sinh lớp 10 tìm đến nhà giáo viên chủ nhiệm và báo với cô một
sự việc rất nghiêm trọng: Cách đây một tuần, các em đã lỡ đăng một bài viết
trên Facebook để phản đối một ca sĩ thần tượng bằng những lời lẽ thiếu chuẩn Tên tình huống
mực, xúc phạm đến uy tín của ca sĩ đó. Bài viết đó đã nhận được rất nhiều lượt
chia sẻ và những lời đe doạ sẽ tìm đến tận trường học để trừng trị những học
sinh đã đăng những bài viết này. Các em đã xoá bài viết. Tuy
nhiêm các em luôn cảm thấy bất an và lo sợ không dám đến trường. Phân tích • Mục tiêu:
- Không được để sự không minh bạch, thiếu tính công khai trong việc giải
quyết tình huống vì đây là tính huống ngoài phạm vi trường học, đặc
biệt là công khai trên mạng xã hội lOMoAR cPSD| 40660676
- Giải quyết khéo léo, hiệu quả tránh để lại sự mâu thuẫn giữa học sinh và
nhóm đối tượng cũng như những suy nghĩ tiêu cực, sự bất an của học sinh. ● Phân tích vấn đề:
- Vấn đề nằm ở việc học sinh đã quá khích buông những lời lẽ thiếu chuẩn
mực, xúc phạm đến uy tín của một người, đặc biệt là một ca sĩ
có sức ảnh hưởng công chúng.
+ Phương án 1: Từ chối học sinh không giải quyết vì đây là vấn
đề không thuộc phạm vi nhà trường.
+ Phương án 2: Khuyên nhủ các em nên đối mặt với những hậu
quả của việc làm mình gây ra, nhắn tin hoặc gọi điện xin lỗi ca sĩ đó.
+ Phương án 3: Trước tiên là trấn an tinh thần các em, khuyên các em nên
bình tĩnh giải quyết vấn đề. Tiếp theo, giáo viên đưa ra lời khuyên Các hướng nhủ nên giải quyết có
viết một bài viết lên mạng để đính chính thông tin cũng như xin lỗi thể thành lập người ca
sĩ đó, mong cộng đồng mạng có thể tha thứ và bỏ qua. Sau đó,
giáo viên cần kết hợp với phụ huynh các học sinh đó đưa ra những
biện pháp bảo vệ an toàn cho học sinh đến trường và học tập hiệu
quả. Cuối cùng, trong một giờ sinh hoạt, giáo viên sẽ mở một buổi
thảo luận về chủ đề Mạng xã hội và đưa ra lời răn đe, lời khuyên
cũng như kinh nghiệm cho các em học sinh. Phân tích ưu/
- Nếu em là thầy giáo chủ nhiêm trong tình huống trên em sẽ giải nhược điểm của quyết theo lOMoAR cPSD| 40660676
phương án 3. Theo em phương án đó là hợp lý và hiệu quả. Việc trước nhất
của một giáo viên là phải giúp học sinh mình bình tĩnh, ổn định tâm lý sau đó
mới đưa ra những lời khuyên hay lời răn đe. Cách làm này vừa giúp học sinh các hướng giải
nhận ra cái sai, vừa dám lên tiếng nhận lỗi lầm và xin lỗi, sửa chữa quyết những vấn
đề mình gây ra, giúp các em có trách nhiệm với bản thân hơn. Hơn
nữa, cách làm này sẽ hiệu quả vì có sự kết hợp giữa giáo viên và
phụ huynh. - Cách làm này thêm phần hoàn thiện bởi việc tổ chức
buổi sinh hoạt để cùng học sinh nhìn ra vấn đề và nhận thức về
việc làm cũng như trách nhiệm của bản thân -
Vấn đề mạng là một vấn đề nhạy cảm và nổi bật của lứa tuổi vị thành
niên. Giáo viên các xác định rõ các vấn đề, mâu thuẫn cần giải
quyết trong tính huống này và xử lý chúng một cách uyển chuyển, khéo léo. -
GV cần có thiện ý và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm, Kết luận
luôn giữ bình tĩnh và biết cách giải quyết tình huống một cách chủ động và hiệu quả
nhất đối học sinh, để HS có thể tự nhận lỗi của mình và giúp
HS nhận ra bài học đạo đức, nâng cao nhân thức của bản thân. Tình huống 16 Tên tình huống
Một giáo sinh đi thực tập tốt nghiệp được phân công làm chủ nhiệm lớp 11A.
Buổi đầu tiên ra mắt học sinh, cô bị một số học sinh cá biệt trong
lớp trêu chọc, gọi cô là “em giáo”, thậm chí có em còn không đứng
lên chào khi cô vào lớp. lOMoAR cPSD| 40660676
Là giáo viên đó trong trường hợp này bạn sẽ giải quyết ra sao? ●
Tình huống nêu ra: Giáo sinh thực tập bị một số học sinh cá biệt trêu
chọc, gọi là “em giáo”, có em còn không đứng lên chào cô khi cô vào lớp. ●
Phân tích tình huống: Trong thực tế, học sinh thấy giáo sinh
thực tập còn trẻ, lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên thường trêu
chọc vui đùa. Trong trường hợp này, một số học sinh cá biệt gọi cô Phân tích là “ em giáo” và
một số học sinh còn không đứng lên chào cô trong buổi đầu cô bước vào
lớp. Giáo sinh nếu không giữ vững tâm lý sẽ dễ lúng túng,
ngại ngùng khiến học sinh được đà trêu đùa thêm. lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng giải •
Phương án 1: Giáo viên lờ đi và tiếp tục buổi giới thiệu làm quyết có thể quen với lớp. thành lập •
Phương án 2: Giáo viên cho cả lớp ngồi xuống, sau đó mời
những bạn vừa nói “em giáo” và các bạn không đứng lên chào cô ra khỏi lớp. •
Phương án 3: Giáo viên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả lớp
và sau đó dừng lâu hơn ở chỗ các học sinh vẫn còn đang ngồi chưa đứng
lên chào cô. Sau khi cho các em ngồi xuống, giáo viên bình tĩnh hướng
ánh nhìn tới những học sinh cá biệt. Mở đầu bằng câu nói hài hước “
Trông cô trẻ quá hay sao mà các em gọi cô như vậy”. Sau đó tiếp tục nói
chuyện trao đổi cởi mở với các học sinh. Sau khi kết thúc buổi học, giáo
sinh thực tập sắp xếp một buổi gặp gỡ riêng với giáo viên chủ nhiệm
trước đây của lớp 11A để tìm hiểu tình hình lớp, đặc biệt là tính
cách các em học sinh cá biệt. lOMoAR cPSD| 40660676
Phương án 3, theo em, là lựa chọn tối ưu nhất trong 3 phương án.
Nếu xử lý theo cách 2 thì các hs đó sẽ không những không nhận ra vấn đề mà trong lòng
còn thành kiến với cô giáo sinh. Nếu xử lý theo phương án 1 thì những học sinh
này sẽ có ý khinh nhờn, coi thường giáo viên lần sau học sinh lại Phân tích ưu/ tiếp tục hành nhược điểm của
xử như vậy. Khi ta xử lý theo phương án 3, giáo viên đưa ra tín hiệu các hướng giải tới những quyết
học sinh không đứng lên chào mình. Vì các em cũng đã lớn, nên khi gặp ánh
nhìn này các em sẽ tự động đứng lên. Giáo sinh sử dụng câu nói
hài hước đáp lại sự xưng hô “em giáo” giúp những học sinh đó tự
động xem xét lại lời nói của mình đã phù hợp chưa.
Không phải đứng trước tình huống sư phạm nào giáo viên cũng xử lý cứng
nhắc, khuôn mẫu, phải khéo léo xử lý ứng biến phù hợp. Đặc biệt, Kết luận trong
trường hợp một giáo sinh thực tập, phải luôn giữ thái độ bình
tĩnh khi xảy ra các sự cố bất ngờ trong những ngày đầu làm quen với lớp. Tình huống 17 Tên tình huống
Trong một lần dạy Toán tại lớp 12A, bạn vô tình viết sai một công thức Toán.
Nhiều bạn đã chụp ảnh và chép lại những công thức để ôn tập cho bài kiểm tra
1 tiết. Khi chấm bài bạn phát hiện các học sinh đều dùng công thức viết sai đó
và trừ điểm các em ấy. Khi lên lớp trả bài, có 1-2 em bảo: “Đây lOMoAR cPSD| 40660676
chính là công thức thầy/cô dạy hôm trước mà ạ”. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này.
Đây là tình huống về chuyên môn thỉnh thoảng xảy ra trong môi trường học Phân tích
đường. Cụ thể là: Học sinh cảm thấy thầy/cô dạy không đúng
nên muốn kiến nghị không được trừ điểm. •
Phương án 1: Vẫn trừ điểm vào bài kiểm tra và trả lời học
sinh: doem ấy không tự kiểm tra lại kiến thức. •
Phương án 2: Không trừ điềm cho cả lớp, yêu cầu toàn bộ
học sinh xoá ảnh bài chụp hôm đó và dạy lại công thức. •
Phương án 3: Trước tiên, giáo viên nhận lỗi học sinh, đưa ra lí do hôm Các hướng giải
đó đã dạy sai công thức (do không tập trung, do không kiểm tra kĩ) quyết có thể và thành lập
mong học sinh thông cảm. Sau đó, giáo viên cho ôn tập lại công thức
đó và đề nghị có một buổi kiểm tra lại để đảm bảo kiến thức cho học sinh. Phân tích ưu/ ✓
Phương án 1: Giáo viên vô tình đã đổ lỗi sang cho học sinh, nhược điểm của
có thể khiến học sinh cáu giận và sẽ không hợp tác với giáo viên các hướng giải trong các bài giảng sau. quyết ✓
Phương án 2: Cách xử lí đã giải quyết được các mâu thuẫn cơ
bảnvề điểm số cũng như sửa sai về chuyên môn. Tuy nhiên, giáo
viên chưa nhìn nhận được lỗi của bản thân, vấn đề quan trọng nhất
trong giảng dạy, khiến giáo viên mất chữ tín với học sinh. ✓
Nếu tôi là người giáo viên trong trường hợp này, tôi sẽ lựa
chọn phương án 3. Giáo viên cần trực tiếp nhận lỗi và sửa lỗi trước
học sinh của mình. Đồng thời, giáo viên cần tổ chức lại một buổi kiểm lOMoAR cPSD| 40660676
tra để đảm bảo công bằng trong việc đánh giá
Một giáo viên nên lắng nghe, linh hoạt, chủ động nhận lỗi sai và sửa sai trước
các học sinh của mình. Qua đó cũng cần nhắc nhở bản thân phải Kết luận không ngừng
học tập, trau dồi kiến thức kỹ năng để dần hoàn thiện nhân cách và năng lực chuyên môn. Tình huống 18
Trong lớp cô giáo L. chủ nhiệm có một học sinh hay gây gổ đánh nhau với bạn,
học lực lại quá yếu. Nhưng một lần cả lớp đi tham quan, em đó đã Tên tình huống có hành động
dũng cảm cùng người khác bắt kẻ gian. Cô giáo chủ nhiệm và cả
lớp đều chứng kiến chuyện đó. Là cô giáo L., bạn sẽ làm gì trước tình huống đó.
Nhận xét: Đây là tình huống cũng thường gặp trong môi trường học đường.
Hành vi của học sinh có phần sai cũng có phần đúng nên đòi hỏi giáo viên phải Phân tích
có cách xử lý phù hợp, mềm mỏng và được các học sinh trong lớp đồng thuận
để nhận thấy nên làm gì và không nên làm gì để không có
những trường hợp trương tự lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng giải ✓
Phương án 1: Phê bình làm việc nguy hiểm, chúng ta mới là quyết có thể học sinh thành lập
chưa đủ sức khoẻ, chưa biết hết mánh khoé của các kẻ gian ngoài
xã hội, yêu cầu lần sau cần gọi người lớn giải quyết. ✓
Phương án 2: Gọi riêng em học sinh ra nói chuyện, hỏi lí do
tại sao đi tham quan lại xông xáo, còn ở trường lại hay gây gổ với
các bạn. ✓ Phương án 3: Tuyên dương em học sinh trước cả lớp. Kể một một câu
chuyện ngắn về những người anh dũng sẵn sàng chống lại cái ác trong
cuộc sống đời thường, động viên học sinh cần cố gắng rèn luyện học tập
theo đúng với trách nhiệm của một học sinh để trở thành
những người có ích cho xã hội. lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/ ✓
Phương án 1: Việc giáo viên phê bình học sinh trước những nhược điểm của hành động các hướng giải
em ấy cho là đúng sẽ gây mâu thuẫn lớn khiến giáo viên, học quyết
sinh trở nên xa cách và có thể ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh. ✓
Phương án 2: Việc phê bình cá nhân, tìm hiểu những lí do riêng sẽkhiến
học sinh cả thấy không thoải mái do học sinh đang trong lửa tuổi trưởng
thành, các em muốn có những bí mật riêng nhưng lại muốn được thể hiện bản thân. ✓
Nếu em là giáo viên chủ nhiệm trong tình huống trên, em sẽ xử
lý theo phương án 3: tuyên dương em học sinh đó trước cả lớp vì trong lần đi
tham quan đã có hành động dung cảm cùng người khác bắt kẻ gian, hành
động đó rất đáng để tuyên dương. Tuy nhiên, hành động đó là quá
nguy hiểm vì chúng ta mới chỉ là học sinh, chưa có đủ sức khỏe và các mánh
khóe như mấy kẻ gian ngoài xã hội kia. Vì thế, học sinh trong lớp
cần biết đó là hành động tốt và khi gặp trường hợp tương tự thì tốt nhất nên
gọi người lớn đến giải quyết. Đồng thời giáo viên cũng động viên học
sinh và kêu gọi cả lớp giúp đỡ bạn trong quá trình học tập và rèn luyện. lOMoAR cPSD| 40660676
Trong trường hợp trên, chúng ta cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng, động cảm
và thấu hiểu với học sinh. Giáo viên cẩn tinh tế, khéo léo lồng ghép
những bài học cuộc sống để động viên học sinh nhận thấy được
những vấn đề ở bản thân, qua đó, cải thiện và hoàn thiện hơn. Kết luận Tình huống 19
Trên đường đi tập thể dục, thấy 2 em học sinh đang đi tới, thầy A. tưởng các
em sẽ chào thầy vì thầy đang dạy lớp các em và biết rất rõ về 2 em Tên tình huống học sinh
này. Nhưng không, cả 2 em đều đi thẳng qua thầy mà không một lời
chào. Là thầy A. bạn sẽ giải quyết như thế nào? ●
Tình huống nêu ra: Khi tập thể dục thầy A gặp hai em học sinh
lớp mình dạy nhưng hai em đi qua không hề chào hỏi thầy. ●
Phân tích tình huống: Tình huống phổ biến, xảy ra nhiều trong thựctế. Phân tích
Trong tình huống này, hai bạn học sinh đã coi như không nhìn thấy
thầy mà cứ thế đi qua. Thầy nên giải quyết như thế nào trong tình huống này? Các hướng ✓
Cách thứ nhất: Đi qua coi như không thấy 2 em đó và coi như giải quyết có chưacó gì xảy ra. thể thành lập ✓
Cách thứ hai: ngày hôm sau gặp riêng hai em để hỏi lý do. ✓
Cách thứ ba: bình tĩnh, chủ động chào hỏi và nói chuyện với hai em học
sinh. Sau đó, thầy tìm hiểu nguyên nhân (có lẽ do các em ngại chào
hỏi, có lẽ không thích mình, hoặc thật sự không muốn chào hỏi…) và
thầy nên đề xuất với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp đó làm một lOMoAR cPSD| 40660676
chuyên đề liên quan đến cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày, về
đạo đức, hay chủ đề “ Tôn sư, trọng đạo”…..nâng cao nhận thức cho các em.
Nếu em là thầy giáo trong trường hợp trên em sẽ chọn cách giải quyết thứ 3. Vì
cách thứ nhất không giải quyết được vấn đề, cách thứ hai không giải quyết được
triệt để. Cách thứ ba hợp lý nhất vì thầy vừa xử lý tình huống ngay lúc đấy vừa
có biện pháp xử lý lâu dài. Thầy có thể khéo léo chào các em, thầy đôi khi lên
tiếng trước cũng không sao cả, chẳng hạn hai em đó tên là Linh và Hà : “Linh, Phân tích ưu/
Hà hai em đi tập thể dục à? Đang nói chuyện gì vui thế, không cả nhược điểm của nhìn thấy thầy các hướng giải
nữa” thầy có thể chào hỏi và nói chuyện với thái độ thân thiện niềm quyết nở không
thể hiện sự khó chịu, vừa làm cho học sinh chột dạ, vừa thể hiện sự thân thiện,
có lẽ sẽ làm cho hai em thấy áy náy. Sau đó thầy cần tìm hiểu nguyên nhân tại
sao các em làm như vậy, và đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc nhà trường
Làm chuyên đề liên quan đến đạo đức, giao tiếp ứng xử hằng ngày…
v..v.. để bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho các em.
Là một giáo viên tương lai cần phải học cách nhẫn nhịn và kiên trì, “
học sinh luôn đúng”, hãy tìm hiểu nguyên nhân rồi nghĩ ra hướng giải quyết. Phải tùy Kết luận
thuộc vào tình huống để lựa chọn cách giải quyết tốt nhất, giải quyết tạm thời và lâu dài lOMoAR cPSD| 40660676 Tình huống 20
Trong giờ học cô giáo đang giảng bài trên lớp và nhận thấy có một số học sinh Tên tình huống
nghe giảng rất mệt mỏi, luôn gục xuống bàn… là cô giáo trong
trường hợp này bạn sẽ làm gì? •
Phân tích tình huống: Cô giáo đang giảng bài thì một số học
sinh tỏ ra rất mệt mỏi, chưa biết nguyên do là gì. Khó khăn là cô
giáo phải giải quyết tình huống sao cho không ảnh hưởng quá
nhiều đến tiết học mà vẫn đạt được mục tiêu sư phạm của mình. Phân tích
Hướng giải quyết sẽ theo hướng thấu hiểu, thái độ đúng chừng mực. •
Mục tiêu giải quyết tình huống: Tháo gỡ được tình trạng hiện
tại của lớp và không có lặp lại về sau, trong bất kì tiết học nào. lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng giải 1)
Cô giáo đuổi các em học sinh đó ra ngoài, có thể là rửa mặt, quyết có thể
bao giờ tỉnh táo thì học tiếp, còn các bạn còn lại tiếp tục học bài. thành lập 2)
Cô giáo cho mấy em đó đứng góc lớp, hoặc thường xuyên gọi mấyem
đó đứng dậy để trả lời câu hỏi. Sau đó báo với giáo viên chủ nhiệm
về thái độ vô lễ của mấy em đó.
Mới đầu nhìn thấy cô sẽ tiến lại gần bàn các em, đứng ở đó, giảng
bài, lên cao giọng, nhấn nhá để giúp các em tập trung vào bài giảng, nếu thấy
các em vẫn đang gục xuống bàn thì tăng dần mức độ thể hiện sự chú ý
của mình tới những em đó và muốn các em thay đổi thái độ của mình: gõ
tay xuống bàn, cho lớp thảo luận theo cặp, mời các em phát biểu ý kiến
…Nếu thấy các em mệt quá thì sẽ dừng lại vài phút để hỏi lý do làm sao
hôm nay lại có vài bạn mệt thế. Tìm hiểu nguyên nhân, nhìn lại cách dạy
của mình, thẳng thắn trao đổi với học sinh và cùng nhau tìm ra cách
giải quyết (nếu là vì lý do cá nhân của mấy em ý, như thức khuya,
buồn chuyện nhà…thì có thể tâm sự sau và giúp các em tìm sự giúp đỡ từ mọi
người; nếu lí do là từ giáo viên thì chính cô giáo đó sẽ cố gắng hết
sức để thay đổi cách dạy bằng cách nhờ giáo viên khác dự giờ và góp
ý… cố gắng hạ thấp cái tôi của mình một chút mà hiệu quả thu được rất xứng đáng). lOMoAR cPSD| 40660676
Em chọn phương án thứ ba vì cô giáo đã thực hiện được kỹ năng Phân tích ưu/ lắng nghe, tự nhược điểm của
chủ cảm xúc hành vi trong giao tiếp cũng như thực hiện được các hướng giải
các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp: tôn trọng học sinh, thấu quyết hiểu.
Kết luận sư phạm: Để là một giáo viên tốt thì phải biết quan tâm đến cảm xúc Kết luận
của học sinh, biết nhìn lại bản thân mình và biết cách giải quyết
mọi tình huống một cách chủ động và hiệu quả nhất.
III. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI PHỤ HUYNH Tình huống 1
Một phụ huynh khi kiểm tra bài học của con mình ở trên lớp đã phát hiện ra
giáo viên A. giải nghĩa sai từ ngữ, phân tích mô hình ngữ pháp câu Tên tình huống không
đúng. Vị phụ huynh đó đã gặp và trao đổi điều đó với giáo viên A. Là
giáo viên A trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? Phân tích
Đây là một tình huống rất hay gặp trong giảng dạy, khi GV vô tình giảng sai bài
hay HS ghi chép bài chưa chính xác. lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng giải ➢
Phương án 1: Yêu cầu PHHS cho xem lại vở ghi của HS và quả quyết có quyết thể thành
đây là do HS đó ghi chép nhầm. GV xử lý như vậy để đảm bảo cho lập
trình độ chuyên môn của mình và để PHHS tin tưởng giao con cho GV. ➢ Phương án 2:
+ Khi GV gặp riêng với PHHS trước tiên GV cần khôn khéo trong cách xử lý:
+ GV : “ Em thực sự rất mong a/c thông cảm khi đã để cho trường hợp
này xảy ra dù cho là vì nguyên nhân gì, do em không quan tâm kĩ tới
việc học, ghi chép bài của từng học sinh hay do sai lầm khi giảng dạy
trên lớp. Trước tiên em mong a/c cho em thời gian để làm rõ( nếu
PHHS có đem vở của HS thì có thể yêu cầu PHHS cho xem lại) để có
cách xử lý phù hợp nhất.”
+ Sau khi điều tra rõ nguyên nhân, nếu HS chép nhầm bài thì giải thích
cho HS hiểu. Nếu là lỗi của GV thì GV cần xử lí hợp lí để vẫn giữ
được niềm tin của PHHS khi giao con cho mình.
+GV: “ Như a/c biết đấy ông cha ta có câu : phong ba bão táp không
bằng ngữ pháp Việt Nam, và con người không phải ai cũng không mắc
sai lầm bao giờ. Em biết mình mắc sai lầm khi đang giáo dục cho thế hệ
tương lai là hoàn toàn đáng trách, em sẽ rút kinh nghiệm và chú ý hơn
trong những bài giảng sau này của mình. Em cũng sẽ để ý tới em nhà
mình hơn, giúp em học tập tốt hơn và không để những trường hợp như
vậy xảy ra nữa. Anh chị hãy tin rằng GV trường mình đã được qua đào
tạo bài bản, em cũng đang trau dồi thêm kiến thức của mình nên a/c cứ
yên tâm. Cuối cùng em xin lỗi a/c một lần nữa khi đã để xảy ra sự việc này ”. lOMoAR cPSD| 40660676
● Không nên xử lý theo giải pháp 1, vì bản thân mình là một người
giáo viên, cần trung thực làm gương cho học sinh. Giáo viên hoàn
toàn có thể xin lỗi và nhận lỗi với học sinh. Điều này sẽ giúp cho học
sinh luôn tôn trọng thầy cô. Ngược lại, nếu cố gắng che giấu khuyết
điểm của mình, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên sẽ không thể Phân tích Ưu
hòa hợp được như trước. Học sinh sẽ luôn có sự nghi ngờ về trình độ Nhược điểm của
của học sinh● Cách xử lý thứ 2 hoàn toàn hợp tình hợp lý. Hợp lý các hướng giải bởi rõ ràng GV là quyết
người sai thì phải dám đứng lên nhận lỗi, trung thực để làm gương cho
học sinh. Hợp tình bởi nó sẽ giúp cho học sinh thêm gần gũi giáo viên,
phụ huynh sẽ càng thêm tôn trọng giáo viên hơn -
Giáo viên cần soạn bài chu đáo trước khi tới lớp và có hỏi lại
học sinh sau mỗi tiết học xem các em có hiểu bài hay còn thắc mắc chỗ nào không. -
Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng sưphạm để hiệu quả giảng dạy ngày càng tốt hơn. -
Giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh cùng hỗ trợ học sinh
tronghọc tập để hiệu quả học tập của học sinh được nâng cao. Kết luận Tình huống 2 Tên tình huống
Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A đã không tiếc lời sỉ vả,
mắng nhiếc học sinh sau khi xem sổ đầu bài thấy các giáo viên bộ môn nhận
xét, đánh giá không tốt về tình hình học tập và chuẩn bị bài… của học
sinh trong lớp. Một số học sinh về nhà đã kể lại chuyện đó cho cha
mẹ của mình. Các vị phụ huynh đã phản ánh việc làm đó của giáo
viên chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng lOMoAR cPSD| 40660676
nhà trường. Là Hiệu trưởng nhà trường, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đây là mâu thuẫn giữa GV chủ nhiệm và phụ huynh liên quan đến cách xử lí
GV khi có những hành vi mắng nhiếc HS khi các em mắc lỗi. Và hiệu
trưởng, một người dù không liên quan trực tiếp phải đưa ra giải pháp Phân tích xử lí toàn vẹn nhất.
Đây là một tính huống cũng không quá xa lạ nhưng đòi hỏi
Hiệu trưởng cần có cách xử lí phù hợp nhất có thể.
Gặp mặt GV chủ nhiệm đó trực tiếp để trao đổi về tình hình, tìm hiểu rõ nguyên nhân:
● Nếu thấy chỉ vì nguyên nhân HS bị ghi sổ đầu bài như vậy mà GV
chửi mắng học sinh như vật là không đúng. Yêu cầu GV đó nhận lỗi
và sửa chữa. Đồng thời thì cũng sẽ yêu cầu GV đó có buổi gặp mặt
trao đổi với phụ huynh học sinh để xin lỗi vì hành động thiếu kiểm
soát của bản thân đồng thời cùng thảo luận kết hợp với gia đình học
sinh để dạy bảo HS không tái phạm lỗi nữa cùng nhau chung sức tìm Các hướng giải
ra giải pháp tối ưu để HS tiến bộ trong học tập và có ý thức tốt hơn. quyết có
Về phía học sinh GV cần trao đổi thẳng thắn với học sinh. Nói rõ lỗi thể thành
và nhắc nhở sửa đổi. ● Nếu tình hình không được thực hiện tốt bởi lập
giáo viên chủ nhiệm thì hiệu
trưởng sẽ cho họp hội đồng nhà trường tiến hành kiểm điểm và yêu cầu
khắt khe, kiểm tra đánh giá GV đó lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích Ưu
● Đây có lẽ là giải pháp triệt để nhất cho tình huống này. Tuy nhiên, Nhược điểm nó của các hướng
còn phụ thuộc vào diễn biến của quá trình xử lý. Liệu người giáo viên giải quyết
có thừa nhận lỗi hay không? Liệu phụ huynh và học sinh có chấp nhận
bỏ qua hay không? Vì theo điều lệ mới, giáo viên không được phê
bình học sinh trước toàn lớp. Như vậy, cô giáo chủ nhiệm ở đây đã
mắc một lỗi cơ bản và cần phải tiếp nhận.
● Bên cạnh đó, tình huống cũng có yêu cầu khắt khe với Hiệu trưởng
người dù không có mặt trực tiếp trong tình huống nhưng phải đưa ra
cách xử lí hợp tình hợp lý nhất. -
Khi có vấn đề nảy sinh trong lớp học của giáo viên và học sinh
truyền tới phụ huynh và có phản hồi tiêu cực thì cán bộ nhà trường
đặc biệt là hiệu trưởng cần xem xét rõ tình hình để xác định rõ thực
hư, tìm cách giải quyết tốt nhất cho cả hai bên. -
Về mặt nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm sẽ cần xem xét thái
độ và hành vi chuẩn mực dạy học có biện pháp xử lý thích đáng và
yêu cầu giáo viên sửa đổi hành vi. -
Về phía gia đình học sinh thì có thể cũng nên gặp mặt nếu điều kiện cho
phép, hiệu trưởng cần giải thích, đưa ra lời hứa và các giải pháp đề xuất
cho các phụ huynh biết nhằm tạo sự tin tưởng của gia đình và nhà
trường qua đó cùng nhau thống nhất hợp tác quan điểm để có sự kết
hợp giáo dục ở gia đình và nhà trường tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi nhất cho học sinh phát triển năng lực và nhân cách đạo đức con người. Kết luận Tình huống 3 lOMoAR cPSD| 40660676 Tên tình huống
Một phụ huynh học sinh trong Ban phụ huynh của lớp bạn chủ nhiệm rất tích
cực giúp đỡ nhà trường và lớp học của con mình. Thế nhưng con của
vị phụ huynh đó lại học rất kém, có thể xếp loại cả năm học dưới trung bình. Là giáo
viên chủ nhiệm lớp, bạn sẽ làm gì để giúp đỡ em học sinh đó và đáp lại lòng tốt của phụ huynh.
Đây là tình huống phổ biến trong thực tế. Phụ huynh học sinh luôn hết
lòng giúp đỡ nhà trường và lớp học thế nhưng con lại chưa học tập Phân tích
tốt. Để đáp lại sự giúp đỡ đó của phụ huynh, giáo viên sẽ giúp đỡ học sinh đó. ●
Giáo viên thể hiện sự giúp đỡ học sinh, tạo điều kiện để học sinh tiến bộ
trong học tập bằng cách kèm học cũng như để bản thân học sinh
nhận thức được sự quan tâm của gia đình và nhà trường để cố gắng. ●
Đồng thời phối hợp với gia đình để nhắc nhở em tiến bộ hơn. Theo nguyên
tắc giao tiếp sư phạm, để học sinh cần tiến bộ thì việc học sinh tự ý thức Các hướng giải
được tầm quan trọng của việc học cũng như sự mong mỏi của gia quyết có thể
đình, nhà trường là hết sức quan trọng để từ đó học sinh luôn có ý thành
thức phấn đấu. Giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện học lập tập tốt nhất để
học sinh cảm thấy yên tâm. Đồng thời sự phối hợp giữa nhà trường
và gia đình là cần thiết trong giáo dục.
● Có lẽ đây là giải pháp tối ưu cho trường hợp này khi đã loại trừ Phân tích Ưu - được lOMoAR cPSD| 40660676
những cách xử lý “tối kỵ” như nhắm mắt cho qua, hay nâng điểm Nhược điểm của động viên. các hướng giải
● Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải quan sát học sinh xung quanh để quyết
tránh những sự việc nhiểu lầm như “thiên vị” hay “mua điểm”. Kết luận
- Trong giáo dục sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết.
- Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt nhất, luôn động viên,
khuyến khích học sinh học tập một cách chân thành. Tình huống 4
Vào năm học mới, bạn được phân công chủ nhiệm lớp 9A. Trong lớp có 1 học
sinh cá biệt luôn gây ảnh hưởng xấu: lôi kéo bạn bè trốn học đi chơi, Tên tình gây sự rồi huống
đánh nhau với bạn bè trong lớp, trong trường, trấn lột các học sinh lớp dưới…
Là giáo viên chủ nhiệm lớp đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào.
Đây là một tình huống không còn xa lạ trong các lớp học ngày nay. Khi trong
lớp, luôn có một gương mặt “tiêu biểu” luôn tìm cách ảnh hưởng tới Phân tích tập thể
lớp học. Tình huống này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần có giải pháp hợp tình hợp lí. lOMoAR cPSD| 40660676
Hướng giải quyết ➢ Giải pháp 1: có thể thành lập
● Tìm hiểu nguyên nhân tại sao em ấy lại có tính cách như vậy ●
Cùng tham khảo, bàn bạc ý kiến với các học sinh để đưa ra cách xử lí
phù hợp giúp đỡ bạn học sinh ấy. ➢ Giải pháp 2: ●
Vẫn thực hiện kỉ luật do em đó đã phạm lỗi. ●
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh đó lại có hành vi như
vậy qua bạn bè cùng trang lứa và qua phụ huynh, tìm hiểu hoàn cảnh
gia đình để có hướng giải quyết phù hợp. ●
Gặp mặt trực tiếp với phụ huynh để tìm ra hướng đi phù hợp. Đây làcách
xử lí phù hợp nhất để có thể tìm ra một số lý do chủ quan nào đó ảnh
hưởng tới suy nghĩ và lối hành xử của học sinh đó: có thể do hoàn cảnh
gia đình, do môi trường sống,… Từ đó cô giáo và các bạn sẽ cùng giúp
bạn học sinh này trở nên tốt hơn.
● Cách xử lý 1 có phần nhẹ nhàng hơn nhưng chưa triệt để. Bởi nếu
không khôn khéo, bạn học sinh sẽ lại nảy sinh sự cưỡng chế, luôn
dằn vặt với mặc cảm, không chịu hợp tác và càng khó dạy bảo hơn. ● Phân tích Ưu
Cách xử lý 2 có vẻ triệt để nhưng dễ xảy ra những kết quả ngoài Nhược điểm của mong các hướng giải
muốn như: bạn học sinh cá biệt sẽ cảm thấy khó chịu, ác cảm với quyết
giáo viên vì không thích được giúp đỡ và đặc biệt, phiền tới phụ
huynh. ● Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống mà
người giáo viên nên cân nhắc về giải pháp để có thể xử lý một cách triệt để nhất. lOMoAR cPSD| 40660676
Để giải quyết lâu dài một tình huống sư phạm, không chỉ thực hiện giải quyết
trước mắt mà nhà sư phạm phải đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân đã Kết luận dẫn tới việc
đó, không thể quy chụp mọi học sinh như nhau. Vì sống trong những
môi trường khác nhau nên đã hình thành nên thái độ và cách ứng xử khác nhau. Tình huống 5
Có những phụ huynh học sinh trực tiếp đến gặp Hiệu trưởng trường Tiểu học Tên tình huống
DVA góp ý phê bình giáo viên chủ nhiệm về một điều gì đó. Là Hiệu
trưởng trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? Phân tích
Đây là tình huống không quá hiếm gặp trong trường học. Tình huống có thể bắt
nguồn từ nguyên nhân tính cách của phụ huynh quá nóng nảy, thiếu niềm tin
vào giáo viên chủ nhiệm hoặc do chính giáo viên chủ nhiệm không tạo được
niềm tin vững chắc với phụ huynh. Cụ thể tình huống này là: “Phụ huynh học
sinh lên gặp trực tiếp hiệu trưởng của trường để góp ý, phê bình điều gì đó mà
không qua giáo viên chủ nhiệm” lOMoAR cPSD| 40660676 ●
Đợi sau khi tiếp xong vị phụ huynh kia sẽ gọi những người có
liên quan lên gặp và hỏi rõ sự việc. ●
Dựa vào thông tin 2 bên cung cấp sẽ tùy trường hợp để đưa ra
cách xử lý phù hợp. Kiểm tra tính xác thực của thông tin thông qua cách ứng xử hàng
ngày của những người có liên quan. Tuy nhiên cần nhắc nhở nhân viên
hoặc giáo viên trong trường, sau này cần cẩn thận hơn trong cách hành xử Các hướng giải
để tránh những tình huống như vậy tái diễn. Nên hành xử phù hợp quyết có
với nguyên tắc mẫu mực trong giao tiếp sư phạm, tạo dựng được thể thành
niềm tin với phụ huynh và học sinh. lập ●
Nếu tôi là hiệu trưởng trong tình huống này tôi sẽ ứng xử theo
phương án này vừa mang tính nghiêm minh lại linh hoạt, mềm dẻo.
Xử lý tinh tế không vi phạm nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn
trọng và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. ✓
Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu
mực trong giao tiếp sư phạm (xử lý công bằng, nghiêm minh mà không Phân tích Ưu
thiếu tình người), tôn trọng nhân cách, có thiện chí, niềm tin và Nhược điểm của
đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. các hướng giải ✓
Vận dụng các kỹ năng sư phạm như nghe và biết lắng nghe, tự quyết kiềm chế
cảm xúc và hành vi, linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ
năng thuyết phục, xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp. Kết luận
Là một giáo viên tương lai, phải không ngừng trau dồi kỹ năng lOMoAR cPSD| 40660676 chuyên môn, đạo
đức nghề nghiệp. Giáo viên cần tạo được niềm tin với học sinh, phụ huynh và
cả cấp trên, đồng thời, cũng cần có niềm tin, đồng cảm với đồng nghiệp, Tình huống 6
Một phụ huynh học sinh tham gia rất nhiệt tình trong hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, nhưng bạn biết rõ động
cơ của vị phụ huynh này là muốn cho con họ được chọn vào đội học
sinh giỏi đi thi cấp Quận trong Tên tình
khi em này chưa đủ trình độ tuyển chọn. Là giáo viên chủ nhiệm của huống
em học sinh đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong tình huống trên, phụ huynh này tham gia rất nhiệt tình trong
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh với
động cơ là cho con họ được
chọn vào đội tuyển học sinh giỏi đi thi cấp Quận. Tuy nhiên, vì là phụ huynh Phân tích
học sinh, không nên xử lý quá cứng rắn, cần mềm mỏng trong giao tiếp để phụ
huynh hiểu và thông cảm. Điều đó, sẽ giúp ích cho giáo viên trong việc tạo mối
quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường Các hướng giải ➢
Phương án 1: Cho học sinh vào đội tuyển để cảm ơn lòng tốt quyết có thể của phụ huynh thàh lập ➢
Phương án 2: Nói thẳng với phụ huynh: “Tôi thừa biết mục tiêu củaanh/
chị là gì và tôi nói thẳng: con anh chị không đủ trình độ để vào đội
tuyển đâu. Cảm ơn thời gian qua anh chị đã giúp đỡ trường. lOMoAR cPSD| 40660676
➢ Phương án 3: Đến gặp phụ huynh đó: ●
Trước tiên là cảm ơn phụ huynh đó đã có tấm lòng, tích cực
thamgia các hoạt động, nhờ đó mà lớp cũng đạt được thành tích cao
trong thời gian gần đây. ●
Sau đó, nói rõ về tình hình học tập của học sinh đó “Tuy
chămngoan, nhưng học lực lại chỉ được khá, tiếp thu bài chưa
nhanh. Trong lớp, còn rất nhiều bạn có học lực tốt hơn, vì vậy việc
chọn em hs đó đi thi là không công bằng với học sinh khác và cũng
không phù hợp với tiêu chí của nhà trường, mong gia đình thông
cảm. Mong gia đình kèm cặp em, tôi cũng cố gắng giúp em trong
việc học tập, nếu đủ điều kiện mà nhà trường đề ra thì em sẽ được thi” ✓
Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc nhân
cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm (xử lý), tôn trọng nhân cách,
có thiện chí, niềm tin và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. ✓
Vận dụng các kỹ năng sư phạm như nghe và biết lắng nghe, tự Phân tích ưu/ kiềm chế nhược điểm của
cảm xúc và hành vi, linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ các hướng giải
năng thuyết phục, xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp quyết ✓
Chúng ta không nên chọn phương án 1 hay 2 vì vi phạm sự
công bằng, nghiêm minh và thiếu tình người.
Khi phụ huynh phối hợp, nhiệt tình trong hoạt động của trường sẽ mang lại hiệu
quả cao hơn cho quá trình giáo dục. Tuy nhiên, không được để lợi ích
làm lu mờ nguyên tắc, đạo đức nghề giáo, càng không được mất tôn Kết luận
trọng với phụ huynh học sinh. Qua đó cần nhắc nhở bản thân luôn
điềm tĩnh và kiên định khi giải quyết mâu thuẫn với phụ huynh học sinh. Tình huống 7 lOMoAR cPSD| 40660676
Vào năm học mới, sau khi học được 1 tháng, giáo viên dạy lớp 1A
phát hiện thấy em H. ngồi trong lớp chỉ nghịch ngợm, quấy phá. Trong giờ học, em vẫn
cười đùa tự nhiên, giáo viên nói gì em cũng không làm theo. Sau Tên tình
nhiều lần theo dõi, giáo viên mới biết em bị điếc hoàn toàn. Là giáo huống
viên dạy lớp đó, bạn sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?
Tình huống nêu ra: Giáo viên dạy lớp 1A sau 1 tháng dạy học đã phát
hiện ra em học sinh nghịch ngợm quấy phá trong lớp đó bị điếc hoàn
toàn. Phân tích tình huống: Tình huống này giáo viên cần phải giải quyết thật khéo Phân tích
léo, không để cho em học sinh H bị tổn thương, lại có thể giữ cho lớp
học ổn định không ảnh hưởng đến học tập của lớp. ➢
Phương án 1 : Dùng ám hiệu ý bảo em H trật tự. ➢
Phương án 2: ổn định lớp học, rời sự chú ý của các học sinh khác hướng
vào bài học. sau đó gặp GVCN để trao đổi. Tìm hiểu về gia đình em Các hướng giải
H, bệnh tình của em, và tìm hiểu một số “ thủ ngữ” - ngôn ngữ của quyết có thể
người khiếm thính để giao tiếp với em. Sau đó, sẽ đến nhà em H, hỏi thành lập
thăm tình hình của e H ở nhà và bệnh tình của em, nói chuyện với bố
mẹ về tình hình của em ở trên lớp và khuyên gia đình nên cho em học
những lớp giáo dục đặc biệt để em có thể phát triển thuận lợi hơn. lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/ ✓
Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc đồng nhược điểm của cảm, các hướng giải
nguyên tắc bền vững, lâu dài, triệt để và lan tỏa trong giao tiếp sư quyết phạm. ✓
Nên lựa chọn phương án 2 ✓
Chúng ta không nên chọn phương án 1 vì bệnh tình của em H cần phải
được phát hiện và thông báo kịp thời đến gia đình để có thể phối
hợp với gia đình để giúp đỡ, chia sẻ cho em.
hi nhìn nhận một vấn đề, giáo viên cần phải quan sát tìm hiểu nguyên nhân để
đưa ra quyết định, không thể phán đoán dựa trên cảm tính. Với những em học
sinh như trong tình huống trên giáo viên cần khéo léo lựa chọn cách giải quyết,
tôn trọng, yêu thương và cảm thông. Khi gặp mặt phụ huynh, giáo Kết luận viên cần nói
chuyện với thái độ chân thành, thân thiện và bình tĩnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào cũng phải bình tĩnh giải quyết không được nôn nóng vội vàng cũng không
được tức giận to tiếng. Với những vấn đề nhạy cảm, giáo viên cần
khéo léo sử dụng ngôn ngữ và hành động linh hoạt để giải quyết. Tình huống 8
Nghe tin con mình không được lên lớp phải lưu bạn lại lớp 10. Cha của em học
sinh đó đã đến gặp giáo viên chủ nhiệm lớp trong tình trạng “nửa say, Tên tình
nửa tỉnh” vì hơi men và nói với giáo viên chủ nhiệm: huống
“Tôi chỉ có mỗi một đứa con duy nhất. Thầy phải cho nó lên lớp, nếu nó không
được lên lớp thì tôi sẽ giết nó.” lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích
Phân tích: Tình huống khá nhạy cảm, một ông bố khá khó tính và thích uống
rượu thấy con mình không được lên lớp 10 thế là đến gặp giáo viên trong tình
trạng nửa say, nửa tỉnh để uy hiếp là nếu con mình không được lên lớp thì mình
sẽ giết con. Ở tình huống này, khó khăn được thấy rất rõ, khi một người say thì
sẽ không tự chủ được cảm xúc và hành động của mình do vậy hướng giải quyết
của giáo viên phải cực kì mềm dẻo và phải xử lý được ngay thời
điểm đó cũng như về lâu về dài.
Mục tiêu giải quyết tình huống: -
Giải quyết được tình huống ngay tức khắc và lâu dài. -
Theo nguyên tắc thì con ông ấy vẫn sẽ bị lưu ban, nhưng phải làm sao để hiểu
việc lưu ban này không có gì là to tát mà ông đòi giết con, làm sao để
không có bất kì hậu quả xấu nào xảy ra trong tương lai. Có thế còn
giúp ông này với con yêu thương nhau hơn, giúp gia đình có bố tốt hơn, con học giỏi hơn. lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng ➢
Phương án 1, Cùng ông ấy ra quán uống rượu cho đến say rồi giải quyết có đưa ông đấy về nhà thể thành lập ➢
Phương án 2: Thầy bảo rằng tôi đã báo lại trường hợp của em cho cấp
trên và đang trong quá trình xem xét, chưa có kết quả chính thức, bao
giờ có kết quả thì sẽ báo lại cho bác đấy sau và khuyên bác đấy bình tĩnh. Nói
như vậy có thể trấn an bác ấy, tránh những hậu quả đáng tiếc. Dẫn bác
về và nhờ giáo viên khác trông tiết học. Đợi khi phụ huynh đó tỉnh
rượu (không ra quán rượu), thì nói chuyện:
“Tôi hiểu rằng làm phụ huynh rất vất vả, hy sinh những điều tốt nhất cho con
mình nên luôn mong con mình phải học giỏi để không phụ công nuôi nấng, sinh
thành của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ em sẽ có những lúc mắc lỗi, phạm sai lầm. gia
đình và giáo viên phối hợp để các em vượt qua những sai lầm đấy. Vì lOMoAR cPSD| 40660676 vậy tôi
mong gia đình trong thời gian tới, phụ huynh sẽ phối hợp với nhà trường để giáo
dục em, giúp em trưởng thành. Mong phụ huynh chăm lo, quan tâm, chú ý đến
con của mình. Trong độ tuổi này, học sinh dễ bị ảnh hưởng bởi những người
xung quanh mình, do đó giáo viên và phụ huynh cần là những tấm gương mẫu
mực để học sinh noi theo.”
Đối với em học sinh: Quan tâm, chú ý hơn với em học sinh, có thể
giúp em tâm sự, giãi bày, cho em một số lời khuyên để em có thái độ
sống tích cực. Kể cho em các tấm gương về đấu tranh chiến thắng
nghịch cảnh từ gia đình: Oprah Winfrey. ✓
Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc tôn trọng,có
thiện ý, đồng cảm, vừa giải quyết tức thời và vừa giải quyết lâu dài Phân tích ưu/ trong nhược điểm của giao tiếp sư phạm các hướng giải quyết ✓
Nên lựa chọn phương án 2 ✓
Không nên lựa chọn phương án 1 vì phương án này không triệt
để, tình huống có thể lặp lại sau này. Ngoài ra có thể gây cản trở đến tiết học. Kết luận
Là người giáo viên, khi gặp mặt phụ huynh, cần nói chuyện với thái
độ chân thành, thân thiện và bình tĩnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào cũng phải bình tĩnh giải quyết không được nôn nóng vội vàng
cũng không được tức giận to tiếng.
Với học sinh, cần quan tâm sâu sắc đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn, kém lOMoAR cPSD| 40660676
may mắn,... động viên và khích lệ để các bạn ấy có thái độ tích cực với cuộc sống. Tình huống 9
Trong một buổi đi dã ngoại của học sinh khối 8 ở một trường THCS, trong lúc
chơi đùa với nhau chẳng may một em học sinh bị trật khớp chân. Cô giáo chủ
nhiệm cùng một số em trong lớp đã kịp thời đưa em học sinh đến bệnh Tên tình viện gần huống
đó. Khi về nhà, em học sinh đó đã kể lại với phụ huynh. Hôm sau phụ huynh đã
đến gặp giáo viên chủ nhiệm lớp trách cứ cô thiếu trách nhiệm với
học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Tóm tắt tình huống: Học sinh đi dã ngoại với lớp bị bong gân.
Phụ huynh trách cứ cô thiếu trách nhiệm.
Phân tích: Giáo viên khi bị trách cứ có thể cảm thấy ấm ức, tức giận. Tuy nhiên, Phân tích
khi giao tiếp với phụ huynh cần phải mềm mỏng, phải bình tĩnh, không được
nóng giận nếu không sẽ làm xấu đi quan hệ với phụ huynh lOMoAR cPSD| 40660676 Các hướng
➢ Phương án 1: Đổ lỗi tại con của anh/chị cá biệt, nô đùa quá trớn giải quyết có trong khi thể thành lập
các học sinh khác đều không bị tai nạn gì. Giáo viên chúng tôi không thể
một lúc mà canh hết tất cả mấy chục học sinh được. Mong sau sự cố
này, học sinh sẽ rút ra bài học và phụ huynh cũng nghiêm khắc giáo
dục lại con của mình để không xảy ra sự cố đáng tiếc thêm một lần
nữa. ➢ Phương án 2: Mời phụ huynh vào văn phòng nói chuyện, hỏi thăm về tình trạng của học sinh
Có thể nói như sau:”Em và ban giám hiệu rất tiếc về trường hợp của em A. Cá
nhân em rất xin lỗi chị. Em có thể hiểu được tâm trạng của chị
lúc này.Đây là chuyện mà không ai muốn xảy ra.
=> Dùng tình cảm,lựa lời nói khéo léo với phụ huynh để phụ huynh bớt giận.
“Các em còn đang trong lứa tuổi hiếu động và rất thích thể hiện, em và các thầy
cô sẽ quan tâm, để ý em hơn để không xảy ra sự việc đáng tiếc này
một lần nữa”Trò chuyện thêm với phụ huynh về việc học hành và về
những sở thích của em A. Đặc biệt trong thời gian tới giáo viên sẽ
cùng với các bạn trong lớp giúp đỡ tạo điều kiện tối đa để em A theo kịp bài .
Hi vọng em sớm bình phục, đến trường cùng cô và các bạn.Lớp sẽ
tổ chức một buổi đi thăm em A. lOMoAR cPSD| 40660676 ✓
Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm:
Tính mô phạm trong giao tiếp
Có thiện ý trong giao tiếp
Đồng cảm trong giao tiếp ✓
Do đó, cần chọn phương án 2. Xử lý theo phương án 1 sẽ Phân tích ưu/
làm phụ huynh càng tức giận, không tin tưởng vào giáo viên và nhược điểm của
nhà trường. Gây khó khăn cho quá trình giáo dục sau này. các hướng giải ✓
Các kỹ năng giao tiếp sư phạm đã thể hiện là: quyết -
Kỹ năng định hướng giao tiếp - Kỹ năng định vị -
Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp sư
phạm- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Kết luận
Khi trở thành giáo viên, nếu phụ huynh trách cứ vì một việc không may xảy ra
với học sinh, giáo viên cần phải bình tĩnh, xử lý thật khéo léo để không làm xấu
đi mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.Gia đình kết hợp
với nhà trường cùng quản lý và giáo dục học sinh sẽ là cơ sở để
học sinh phát triển đầy đủ cả về trí tuệ và nhân cách. Tình huống 10
Trong buổi họp phụ huynh sơ kết học kỳ 1, một phụ huynh đã
phát biểu: tất cả những yêu cầu của nhà trường từ đầu năm học
chúng tôi đã thực hiện đầy đủ,
nhưng mong muốn của chúng tôi đối với nhà trường thì chưa Tên tình được các giáo viên huống
thực hiện tốt, cụ thể kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
chưa cao, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều… Là giáo viên chủ
nhiệm bạn xử lý như thế nào? lOMoAR cPSD| 40660676
Đây là tình huống giáo viên nói riêng và phụ huynh nói chung bị
trách cứ. Việc phụ huynh đáp ứng nhu cầu nhà trường đã làm
cho việc giáo dục học sinh trở Phân tích
nên dễ dàng hơn, tuy nhiên lại không có được kết quả như
mong đợi. Giáo viên cần xử lý thật khéo để lấy lại lòng tin từ phía phụ huynh. Các hướng ➢
Phương án 1: Phản ứng lại gay gắt ý kiến của vị phụ giải quyết có huynh đó, nói đây thể thành lập
không phải lỗi nhà trường và nhà trường không phải chịu
trách nhiệm về việc này. ➢
Phương án 2: Vẫn gật đầu đồng tình với ý kiến của phụ
huynh nhưng sau đó bỏ qua và coi như không có chuyện gì xảy ra. ➢
Phương án 3: Đầu tiên đợi các phụ huynh phát biểu ý kiến
, phải thực sự lắng nghe và tiếp thu, có thái độ hòa nhã, vui vẻ… tạo thiện cảm cho lOMoAR cPSD| 40660676
người đối diện và không khí không quá gay gắt..
- Sau đó khi các bác đã bình tĩnh thì mình nên nhận sai, đây là thiếu sót và
trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường, vì
lúc này mà mình đổ lỗi cho học sinh ngay là một sự thiếu sót,
càng làm không khí thêm nặng nề.
Mặc dù nhận lỗi nhưng cũng phải chỉ rõ cho phụ huynh hiểu ‘’
Nhà trường đang cố gắng và hoàn thiện hơn nữa để các em được
học tập, học hành hiệu quả hơn,
cảm ơn các Bác đã ủng hộ và đóng góp cho nhà trường, việc làm
của các bác giúp chúng tôi, cũng như các em thoải mái, cố gắng
hơn nữa.. Nhưng kết quả học tập chưa cao cũng phải phụ thuộc
vào chính bản thân mỗi học sinh, chỉ có bản thân các bạn ấy cố
gắng mới được. Là giáo viên chủ nhiệm tôi sẽ cố gắng
dạy bảo, chăm lo cho các em hơn nữa. Cảm ơn những đóng góp
quý báu của các bác, cô trò chúng tôi sẽ càng ngày càng hoàn
thiện bản thân mình’’. lOMoAR cPSD| 40660676 Phân tích ưu/
✓ Trong tình huống trên cần vận dụng nguyên tắc giao tiếp trong nhược điểm của sư phạm: các hướng giải
- Tính mô phạm trong giao tiếp quyết
- Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp
- Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm
- Đồng cảm trong giao tiếp ✓
Do đó, phương án 1 sẽ làm gay gắt thêm mối quan hệ giữa
phụ huynh và nhà trường. Phương án 2 giải quyết chưa triệt để.
Phương án 3 là phương án hội tụ các nguyên tắc đã nêu trên. ✓
Vận dụng các kỹ năng giao tiếp : - Kỹ năng định vị
- Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
Một giáo viên cần nhận thức được rằng khi nói chuyện hay trao đổi với người
khác không chỉ riêng học sinh cần phải có thái độ đúng mực, thân Kết luận
thiện, và luôn đặt mình vào vị trí người khác, sẵn sàng nhận sai
nếu như mình là người có lỗi.