Cùng tìm hiểu về một số nhân vật văn học nổi tiếng - Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu về một số nhân vật văn học nổi tiếng - Văn học Việt Nam sau giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực
Preview text:
NHÂN V T V ĂN H C
Bylanguyenspon02/03/2021
Anh:Character, Protagonist; Pháp: Héros, Personnage;, Nga: Герой, Персонаж
Là hình tượng con người được mô tả trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngụ ngôn,
cổ tích, thần thoại, Nhânvậtvănhọc có thể là con vật, hoặc thần linh. Dù mang hình
hài thần linh hay con người, mọi Nhânvật đều là chủthểhànhđộng, là đầu mối nối
kết các motif thành hệ thống sự kiện trong thế giới tạo hình và là chủthểlờinói tạo
nên văn bản ngôn từ của tác phẩm. Đôi khi khái niệm Nhânvật được sử dụng như một
ẩn dụ để chỉ hiện tượng nổi bật nào đó trong sáng tác, ví như có thể nói “đồng tiền” là
nhân vật chính trong EugénieGrandet của H. Balzac, hoặc “nhân dân” là nhân vật
chính trong Cửabiển của Nguyên Hồng.
Nội hàm của khái niệm Nhânvậtvănhọc chỉ có thể xác lập đầy đủ trong tương quan
với hàng loạt phạm trù khác, trước hết là phạm trù tácgiả. Một mặt, Nhânvật là đối
tượng thẩm mĩ, là “Ngườikhác” trong cái nhìn nghệ thuật của tác giả, được tác giả
mô tả và biến thành “trung tâm giá trị” của tác phẩm, mọi hành vi và ý thức của nó
đều thể hiện bản chất của thế giới do tác giả sáng tạo ra. Mặt khác, bước vào tác
phẩm, Nhânvật hiện lên như một con người cụ thể, sống động, tự định đoạt hành vi
và số phận của mình. Ta hiểu vì sao L. Tolstoi từng thừa nhận trong tiểu thuyết Anna
Karenhinna, Vronski “bỗng
độtnhiênnổsúng” và việc nhân vật “bỗng đột nhiên nổ
súng” như thế là hành vi nằm ngoài ý đồ của tác giả. Cho nên, cặp phạm trù Nhân
vật và Tácgiả là điểm tựa quan trọng bậc nhất để xác định hình
thức chỉnhthể của tác
phẩm văn học. Theo M. Bakhtin hình thức của tác phẩm là sự “gặp gỡ”, là kết quả
tương tác giữa chỉnhthểNhânvật do hoạt động của nó tự tạo ra và sự “phản ứng tổng
thể” của tác giả với chỉnh thể “nhân vật như một con người”.
Ở Việt Nam, các khái niệm Ngườikểchuyện và Ngườitrầnthuậtthường đượckhoa
nghiên cứu và phê bình văn học xếp vào phạm trù Nhânvật: Nhânvậtngười kể
chuyện và Nhânvậtngườitrầnthuật. Ở Nga lại có truyền thống xếp chúng vào phạm
trù “Hìnhtượngtácgiả” để phân biệt với chuỗi khái niệm chỉ bộ ba chủ thể trong
hoạt động thẩm mĩ: Tácgiả-Ngườisángtạo – Hìnhtượngtácgiả – Nhânvật. M.M.
Bakhtin, và sau ông, B.O. Korrman, gọi Tácgiả-Ngườisángtạo là “Tácgiảkhởi
nguyên”, gọi Hình
tượngtácgiả (Ngườikểchuyện và Ngườitrầnthuật) là “Tácgiả
thứsinh”. Ở đầu này, “Tác
giảkhởinguyên” là “bản thể sáng tạo chẳng do cái gì tạo
ra”. Nó được ông ví với “Chúatrời”: “Chúa trời” sáng tạo ra tất cả, nhưng Ngài tự
sinh, tự tại, đứng ngoài mọi sự mô tả. Ở đầu kia, Nhânvật là “bản thể được sáng tạo
ra không phải để sáng tạo”. Ở giữa, “Tácgiảthứsinh” là “bản thể được “Tác giả khởi
nguyên” tạo ra để sáng tạo thế giới nhân vật”. Nó là “bản thể trung gian” giữa thế
giới Nhânvật và độcgiả.
Ở các thể loại văn học khác nhau, Nhânvật có những đặc điểm khác nhau. Trong thơ
trữ tình tâm tư, ý thức của Nhânvật tựa như hòa tan vào ý thức của tácgiả, nên độc
giả chỉ bắt gặp ở đây giọng nói và cái nhìn của Chủthểtrữtình. Trong kịch và thơ trữ
tình nhập vai, ý thức tácgiả lại giống như hòa tan vào ý thức Nhânvật, nên ở đây chỉ
có lời trực tiếp của Nhân vật. Trong tác phẩm tự sự, các loại Nhân vật hành
đông, Nhân vật người kể chuyện, Nhân vật trần thuậtđược phân chia “ngôi”
thành Chủ–Khách tách bạch, ứng với nó là sự phân chia lời nhân vật thành các
loại: lờitrựctiếp, lờigiántiếp và lờibántrựctiếp. ADVERTISEMENT REPORT TH IS AD
Hạt nhân kiến tạo nghĩa và tổ chức hình thức quan trọng bậc nhất củaNhân
vậtlà vaitruyện kểvàchứcnăngtruyện kểcủa chúng. “Nội dung” của Nhân vật trong
tác phẩm văn học thường gắn chặt với các vai truyền thống,ví như, cha – mẹ –
con (trong truyền thuyết, sử thi), thiện
–ác(trong cổ tích), trung
–nịnh, đấngbâc–
vôloài…(trong văn học trung đại và hiện đại). Có nguồn cội từ cổ mẫu được hình
thành trong sáng tác dân gian, nhìn chung các vaitryền thống ấy có thể qui về hai loại
cơ bản: chínhdiện và phảndiện. Chúng tồn tại lâu bền trong vô thức, tiềm thức cộng
đồng, cắm rễ sâu vào các tầng vỉa của văn hóa của nhân loại. V.Ja. Propp xem cấu
trúc của truyện cổ tích thần kì là một hệ thống chứcn Trong ăng. quan niệm của ông, chức là năng
motif nhìn từ khía cạnh mục đích của truyện kể. Nói cách khác, nó
là hành vi của chủ thể hành động đẩy truyện kể tiến về phía trước. Theo đó, có thể
phân biệt hai loại chức năng: chứcnăng“chung” và chứcnăng“riêng”. Chức năng
“riêng” là những chức năng nảy sinh từ cấu trúc truyện kể, chúng không có tầm quan
trọng tự thân và là chức năng của các nhân vật phụ, nhân vật “hàng hai”, thứ yếu, ví
như “người ban tặng”, “kẻ làm hại”, hay “người trợ giúp”. Chức năng “chung” là
chức năng thiết yếu, nảy sinh từ quan niệm về cấu trúc của thếgiới“bổđôi”, “lưỡng
trị” bị nghiêng lệch, hoặc khiếm khuyết trong tình huống khởi đầu truyện kể: sống–
chết, âm–dương, giàu–nghèo, thiện–ác, ta–địch… Đó là chức năng truyện kể
dành cho Nhânvậtchính. Nó buộc Nhânvật phải tái thiết và bảo tồn trật tự của thế
giới ấy. Để loại bỏ khiếm khuyết, tái thiết và duy trì trật tự của thế giới “lưỡng trị
song tồn”, Nhân vậtchính phải có một phẩm chất đặc biệt, ấy là năng lực phátkiến và
khả năng khởi xướng hành động nhằm khắc phục những trở ngại mà người bình
thường không thể vượt qua. Trong văn học thơì cổ xưa (cổ tích thần kì, sử thi), năng
lực khởixướng và phátkiến của Nhânvật luôn trùng khớp với việc thực hiện các nhu
cầu tất yếu mang tính phổ quát của đời sống cộng đồng, ví như chinh phục thiên
nhiên, khai phá đất đai mở rộng địa bàn cư trú, chống lại sự xâm lăng của các thị tộc
bộ lạc khác… Cho nên trong các ngôn ngữ Âu – Mĩ, có hai thuật ngữ thường được sử
dụng để chỉ phạm trù Nhânvật: “Personnage”, nghĩa gốc là “mặt nạ”, và“Héros”,
nghĩa gốc là “Anh hùng”. Nhânvật nào cũng có thể gọi là “personnage” “mặt nạ”,
nhưng không phải “personnage” nào cũng được gọi là “Héros” (“Anh hùng”).
Vai văn học và chức truyện năng
kể chi phối nguyên tắc tiếp cận và cách thức mô
tả Nhânvật trong tác phẩm. Trong truyền thuyết, sử thi cổ đại, trong truyện sử, truyện
thơ trung đại, hoặc trong tiểu thuyết, trường ca lãng mạn hiện đại, các nhân vật anh
hùng, các “bậc” trung nghĩa, những “đấng” tài hoa thường được được đặt vào khu vực
gián cách với cái “đương đạị đang tiếp diễn” và được mô tả theo nguyên tắc lí tưởng
hóa. Ngược lại, chân dung các nhân vật phản diện thuộc phường “vô loài” thường
được tiếp cận từ quan điểm “suồng sã” và được mô tả bằng bút pháp tả chân. Cho nên, chức truyện năng
kể vàvai văn học là hạt nhân kiến tạo hình tượng nhân vật
thành các chỉnh thể cấu trúc. Dựa vào kiểu cấu trúc chỉnh thể, có thể phân biệt 3
kiểu Nhânvật: Nhânvật“mặtnạ”, Nhânvậtloạihình và Nhânvậttínhcách. Nhân
vật“mặtnạ” (Personnage–“masque”) là nhân vật bị đồng nhất giản đơn với các
chức năng truyện kể của chúng. Đó là loại hình nhân vật ta thường bắt gặp trong thần
thoại, trong truyện cổ tích thần kì, trong truyền thuyết, hoặc dụ ngôn… Ngay cả trong
sáng tác hiện đại, các nhân vật phụ, nhân vật thứ yếu cũng thường bị đồng nhất với
chức năng truyện kể hoặc các vai văn học truyền thống của chúng. Nhânvậtloại
hình (Type) là hình thức nhân cách đã hoàn bị, có sẵn của con người cá nhân, hạt nhân
cấu trúc của nó là yếu tố “loại”. Ví như “người hà tiện”, “người đạo đức giả” (trong
hài kịch Molière), thói “Sở Khanh” (trong TruyệnKiều của Nguyễn Du), hay “con
người nhỏ bé” (trong văn học hiện thực) đều là “loại hình” (type), chứ không phải
“tính cách” (character), vì chúng gần như là hình thức có sẵn trong bản tính tự nhiên
của con người. Hạt nhân cấu trúc của Nhânvậttínhcách (Character) là yếu tố “cá
tính”, là cái riêng. Nó là cá nhân có khả năng tự quyết, tự lựa chọn cho mình một vai
trò riêng trong đời sống nói chung, cũng như trong từng sự kiện riêng lẻ. Khả năng tự
quyết, tự lựa chọn ấy luôn gắn liền với hệ thống các giá trị được Nhânvật thừa nhận,
và do đó, nó không phải là một loại khuôn mẫu phẩm hạnh, mà là một lập trường
sống, một quan niệm nhân sinh được nó thức nhận. Với ý nghĩa như thế, khái
niệm “tính cách” (Character) đồng nghĩa với khái niệm Nhân vật (Personnnage),
nhưng không phải Nhânvật (Personnage) nào cũng là một tínhcách (character).
Trong tiến trình lịch sử, các loại hình chức và năng
vai truyện kể của Nhânvật, tương
quan giữa các vaivà các loại hình chức ấy năng
với “nội dung” của con người cá
nhân được mô tả trong tác phẩm không ngừng thay đổi. Sự thay đổi này kéo theo sự
vận động, thay đổi của cả nội dung lẫn hình thức Nhân vật. Lịch sử văn học hơn hai
thế kỉ qua còn chứng kiến sự thay đổi tận gốc cấu trúc chủ thể của con người cá nhân
và đây là nhân tố cốt yếu tạo nên những cách tân quan trọng bậc nhất của phạm
trù Nhânvật. Việc mô tả con người thường nhật, xóa bỏ nguyên tắc bổ đôi của mô
hình thế giới lưỡng trị, nhất là việc mô tả quá trình nhận thức như một “dòng ý thức”
và mô tả hoạt động tự nhận thức của con người là bằng chứng hiển nhiên nhất về
những cách tân như vậy. Nhưng trong sáng tạo nghệ thuật, mọi sự khởi xướng bao giờ
cũng gắn chặt với kí ức, ở cực này, sự giải cấu trúc càng diễn ra ráo riết, thì ở cực kia
càng có xu hướng tái tổ hợp, tái tổ chức những cấu trúc cổ xưa. Cho nên, dẫu cách tân
thế nào thì xuyên suốt toàn bộ lịch sử văn học, bao giờ cũng có hai tuyến mô tả hình
tượng con người tạo thành hai kiểu cấu trúc Nhân vật: cấu trúc truyềnthống và cấu trúc nghịchdị.
NGƯỜI BIÊN SOẠN: LA KHẮC HÒA TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tamarrchenko N.D. (Chủ biên). Thipháphọc.Từđiểncácthuậtngữvàkháiniệm
chuyêndụng. Nxb Kulaginoi Intrada, 2008
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên). Từđiểnthuậtngữ
vănhọc. Nxb Giáo dục, 2004.
3. Bakhtin M.M. Tác giả và nhân vật trong hoạt động thẩm mĩ// Bakhtin M.M. Tuyển
tập (Bộ 7 tập), T.2, M., 2003.
4. Broitman S. N., Thipháphọclịchsử//Tamarchenko N.D.(Chủ biên),Líluậnvăn
học(2 tập), T.2 Nxb Academa, 2004
https://languyensp.wordpress.com/2021/03/02/