-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cuyên đề“Đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo; lập kế hoạch phát triển nhà trường” cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý | môn quản trị nhân lực | trường Đại học Huế
I. Tổng quan về tình hình giáo dục và đào tạo.1.Chất lượng giáo dục được nâng cao.2.Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.3.Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục.4.Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.5.Công tác thanh tra giáo dục.6. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giáo dục.II. Nội dung đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục và đào tạo.1.Quan điểm chỉ đạo.2.Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.III. Giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo .1.Thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước trong công cuộc đổi mới nền giáo dục.2.Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.3.Ngăn chặn, xử lý những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá,xếp loại người học.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị nhân lực (ĐHH) 3 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Cuyên đề“Đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo; lập kế hoạch phát triển nhà trường” cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý | môn quản trị nhân lực | trường Đại học Huế
I. Tổng quan về tình hình giáo dục và đào tạo.1.Chất lượng giáo dục được nâng cao.2.Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.3.Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục.4.Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.5.Công tác thanh tra giáo dục.6. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giáo dục.II. Nội dung đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục và đào tạo.1.Quan điểm chỉ đạo.2.Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.III. Giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo .1.Thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước trong công cuộc đổi mới nền giáo dục.2.Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.3.Ngăn chặn, xử lý những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá,xếp loại người học.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (ĐHH) 3 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Huế
Preview text:
lO M oARcPSD| 47110589 lO M oARcPSD| 47110589 ĐẠI HỌC HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “Đường lối phát triển Giáo dục và Đào
tạo; lập kế hoạch phát triển nhà trường” CHO LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP
VỤ QUẢN LÝ MCĐ: ĐLPT
Họ và tên: TRẦN QUỐC TRƯỞNG SBD: 43
Ngày/tháng/năm sinh: 29/11/1988
Nơi sinh: Bệnh viện Nông Trường Lê Ninh – Quảng Bình
Đơn vị công tác: Trường Sky Line – Đà Nẵng
Số điện thoại:0987671045
Địa chỉ email: quoctruongk13@gmail.com
Trình bày nội dung các giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo. Từ đó, liên hệ tới việc thực hiện các giải pháp trên ở đơn vị/cơ quan nơi anh/chị
công tác hoặc đơn vị/cơ quan anh/chị quan tâm. MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Chất lượng giáo dục được nâng cao
2. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý lO M oARcPSD| 47110589
3. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục
4. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh
5. Công tác thanh tra giáo dục
6. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giáo dục
II. NỘI DUNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.
Quan điểm chỉ đạo 2.
Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
III. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
1. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhànước trong công cuộc đổi mới nền giáo dục
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học
3. Ngăn chặn, xử lý những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh
giá,xếp loại người học
4. Xây dựng xã hội học tập suốt đời
5. Xây dựng xã hội học tập suốt đời
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG SKY LINE
1. Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dụccủa Sky line
2. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2021 - 2022 và năm họctiếp theo
3. Liên hệ bản thân và giải pháp đề xuất
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà
nước quan tâm và và đầu tư, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo
dục, đào tạo luôn được ưu tiên đầu tư trong các chương trình, kế hoạch phát triền kinh tế – xã hội.
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 đã được Hội nghị Trung ương 8
(khóa XI) thông qua đề ra quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. lO M oARcPSD| 47110589
Sau gần 6 năm triển khai Nghị quyết, chất lượng ngành giáo dục nước ta đã có những
chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
1. Chất lượng giáo dục được nâng cao
Cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo được chú trọng hoàn thiện để giải
quyết những bất cập, hạn chế, tạo ra hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục thực
hiện. Đặc biệt là Quốc hội đã thông qua hai luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 và Luật Giáo dục năm 2019.
Đối với cấp giáo dục mầm non được quan tâm đầu tư phát triển. Đến năm 2017 tất
cả 63 tỉnh, thành phố nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực. Chính
phủ đã thực hiện chính sách miễn học phí đổi với trẻ em mầm non 5 tuổi và hỗ trợ
học phí cho trẻ em ở cơ sở ngoài công lập, đặc biệt là dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Đối với cấp giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục đươc đánh giá cao, tạo
được sự ấn tượng về các chỉ số phát triển và được quốc tế ghi nhận. Đồng thời, kế
hoạch triển khai chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy và học
được từng bước thực hiện tạo ra những chuyển biến rõ rệt. Công tác kiểm tra, đánh
giá, phân loại học sinh dựa trên những tiêu chí nhất định đảm bảo đánh giá đúng
năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng công tác giáo dục và định hướng
nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Chương trình giáo dục đại học được nâng cao, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước. Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế, hỗ trợ khởi
nghiệp đới với sinh nhằm giải quyết nhu cầu về việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho
sinh viên mới ra trường.
Cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được triển khai, các chương trình giáo
dục của các trường đại học được phát triển, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính.
2. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường về số
lượng và chất lượng đồng thời nâng cao trình độ đào tạo ở các cấp. Xây dựng tiêu lO M oARcPSD| 47110589
chuẩn nghề nghiệp và khung năng lực giáo viên. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.
Rà soát nhu cầu sử dụng giáo viên tại các địa phương và nhu cầu tuyền dụng cán bộ
vào công tác quản lý giáo dục. Nâng cao năng lực ngoại ngữ, có tiêu chí đánh giá,
phân loại về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm.
3. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục
Công nghệ thông tin được đẩy mạnh ứng dụng trong dạy và học cũng như
trong công tác quản lý ,điều hành. Dữ liệu trong công tác quản lý giáo dục được
thống kê và lưu trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích, đánh giá số liệu
để kịp thời đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp.
Đồng thời việc tích hợp công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo giúp
cho công việc kiểm định chất lượng giáo dục trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
4. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh
Nhiều thỏa thuận hợp tác quốc tế được ký kết tạo ra cơ hội học tập cũng như
học hỏi để đổi mới về giáo dục và dào tạo. Liên kết đào tạo nước ngoài và trao đổi
sinh viên, hợp tác nghiên cứu, tích cực hội nhập quốc tế.
5. Công tác thanh tra giáo dục
Trong những năm qua, công tác thanh tra giáo dục được đẩy mạnh đã chấn
chỉnh, duy trì kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động giáo dục. Phát hiện những sai phạm,
thiếu sót trong công tác giáo dục và có những biện pháp phòng ngừa, xử lý vi phạm kịp thời.
6. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giáo dục
Công tác đổi mới giáo dục hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết triệt để.
Hiện nay quy hoạch tổng thể về mạng lưới trường, lớp học còn chưa hoàn thiện,
nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu đổi mới giáo dục vẫn còn hạn chế, quy mô ngân sách còn nhỏ. lO M oARcPSD| 47110589
Năng lực quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và trình độ của
giáo viên các cấp vẫn chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Việc ứng dụng phương
pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin còn thiếu sự đồng bộ, tạo ra tính cục bộ, mất cân đối.
Việc quản lý, phân luồng giáo viên chưa phù hợp và đạt được hiệu quả, còn thiếu
những giáo viên có trình độ sư phạm và tâm huyết với nghề. Đồng thời chính sách
tiền lương cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn hạn chế nên chưa thu
hút được sinh viên theo học nghề sư phạm.
Các chương trình giáo dục, định hướng nghề nghiệp chưa sát với thực tiễn và nhu
cầu của thị trường lao động. Nội dung giáo dục hướng nghiệp còn chậm đổi mới,
chưa được thường xuyên cập nhật.
Tỉ lệ phòng học kiên cố còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng do nguồn kinh phí
đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn hẹp. Việc đầu tư dàn trải và chưa chú trọng huy
động vốn từ các nguồn lực khác trong xã hội cũng là một yếu tố khiến cho công tác
đổi mới giáo dục còn chậm so với mặt các nước trong khu vực và trên thế giớ
II. NỘI DUNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Quan điểm chỉ đạo
Đảng, Nhà nước lấy đổi mới giáo dục và đạo tạo là quốc sách hàng đầu, ưu
tiên đầu tư phát triển giáo dục.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới từ quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, chính sách, mục tiêu. Đổi mới từ hoạt động quản
lý Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục – đào tạo. Tăng cường
sự tham gia của gia đình, cộng đồng xã hội, các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến,
xây dựng để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục.
Kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được, học hỏi có chọn lọc kinh
nghiên của nền giáo dục các nước trên thế giới. Xây dựng chính sách giáo dục dài
hạn, phù hợp đối với từng cấp học, có lộ trình và tính khả thi cao. lO M oARcPSD| 47110589
Gắn lý luận với thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học. Có sự kết
hợp, trao đổi và kết nối giữa gia đình và nhà trường.
Phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với phát triển giáo dục và đào tạo. Nghiên
cứu nâng cao phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác
quản lý giáo dục và giảng dạy trong nhà trường.
Chú trọng giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Hạn chế những tiêu cực
trong công tác thi cử, kiểm tra để đánh giá đúng năng lực của người học. Phát triển
giáo dục ở các cấp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nơi điều kiện
kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
2. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Giáo dục con người Việt Nam phát triền toàn diện, phát huy khả năng tư duy,
sáng tạo của người học. Đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước trong thời kì mới, tạo
ra những chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục và đào tạo.
Xây dựng sự nghiệp giáo dục đạt trình độ tiên tiến, xây dựng nền giáo dục mở. Đảm
bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cùng như nguồn lực để phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết các chương trình giáo dục với các nước
có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.
Đưa giáo dục mầm non phát triển, chuẩn hóa, trang bị cho các em hiểu biết, nâng
cao thể chất để bước vào lớp 1. Xây dựng hệ thống các trường mầm non đạt tiêu
chuẩn và có chính sách miễn học phí phù hợp.
Phát triển giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, nâng cao trí tuệ và năng
lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Giáo dục toàn diện cả về thể
chất và tinh thần, bồi dường nhân tài, có sự phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Xây dựng mạng lưới cơ cấu ngành nghề, nhân lực trình độ đại học phù hợp
với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Nâng cao năng lực tự học, sáng tạo của
người học gắn với lòng yêu nước và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. lO M oARcPSD| 47110589
Bảo đảm cho mọi người dân đều có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng
chuyên môn, xóa mù chữ bền vững.
Giảng dạy tiếng Việt góp phần giữ vững bản sắc của dân tộc và tình cảm gắn bó với
quê hương, Tổ quốc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh.
III. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO Đ MI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước trong công cuộc đổi mới nền giáo dục
Đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế và
giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng. Đánh giá
đúng tầm quan trọng của chất lượng giáo dục và đào tạo để có cơ chế, chính sách
phù hợp. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định chất
lượng giáo dục và đào tạo. Đặt người học là chủ thể của quá trình giáo dục và sự
phối hợp có trách nhiệm của giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Tăng cường phản biện trong xã hội, huy động các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ
trí thức tham gia vào đánh giá, giám sát nội dung cũng như quá trình đổi mới nền
giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong công tác bồi dưỡng chính trị, tư
tưởng trong đội ngũ giáo viên. Thực hiện gương mẫu, đi đầu và có trách nhiệm trước
Đảng, nhân dân về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Đưa đội ngũ giáo
viên, viên chức và học sinh phát huy vai trò và sứ mệnh để xây dựng nền giáo dục
hiện đại và phát triển.
Có chính sách quy hoạch dài hạn để phát triển đội ngũ giáo viên, viên chức
ngành giáo dục, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học
Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, xác định rõ định hướng đào
tạo. Đưa ra các tiêu chuẩn, chuẩn đầu ra đối với từng cấp học, chuyên ngành đào tạo. lO M oARcPSD| 47110589
Cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo đối với từng cơ sở đào tạo, có quy trình giám
sát, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục khoa học, công khai, minh bạch.
Đổi mới nội dung chương trình dạy học nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất và năng
lực người học. Nội dung chương trình dạy học phải đảm bảo hài hòa giữa lý thuyết
và thực tiễn, giữa phát triển tri thức và phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên
Việt Nam. Tăng cường đạo đức, lối sống và ý thức công dân. Giữ gìn và phát huy
tinh thần hiếu học của dân tộc, những giá trị văn hóa, truyền thống nhân văn, tốt đẹp
của con người Việt Nam.
Tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục
kiến thức quốc phòng, an ninh, dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng
đồng người Việt Nam xa xứ.
Xây dựng bộ sách giáo khoa, tài liệu học tập đảm bảo về nội dung và hình
thức, phù hợp với từng cấp học và yêu cầu đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng áp dụng những thành tự khoa học, nhất là tin học vào giảng dạy và đào
tạo. Hạn chế tiến tới xóa bỏ những phương pháp dạy đã lỗi thời, không còn phù hợp
với yêu cầu thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học.
Giáo dục nhân cách người học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và phát triển
thể lực của từng cá nhân. Có sự phân hóa giữa các môn học cho đồng đều, giảm số
giờ lý thuyết trên lớp và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài trời. Có chính sách
hỗ trợ và phát triển giáo dục cho học sinh khuyết tật, học sinh vùng xâu, vũng xa,
biên giới, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Giáo dục và định hường nghề nghiệp cho người học, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo môi
trường và việc làm cho người học sau khi hoàn thành chương trình học.
3. Ngăn chặn, xử lý những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá, xếp loại người học
Chất lượng các kì thi, kiểm tra, đánh giá kết quả phải có các tiêu chí cụ thể,
khoa học. Kết quả đánh giá phải toàn diện, từ đánh giá quá trình học cho đến đánh
giá cuối kỳ, cuối năm học. lO M oARcPSD| 47110589
Áp dụng phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hưóng giảm tốn kém
cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học. Tăng cường việc
đánh giá của gia đình, nhà trường, cá nhân người sử dụng lao động với tự đánh giá của người học.
Xây dựng phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kết quả học tập và
nhu cầu sử dụng lao động của từng ngành nghề. Áp dụng chính sách tự chủ tuyển
sinh cho các trường đại học, cao đẳng.
Nâng cao công tác kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo. Rà soát, kiểm
tra định kỳ và có tham khảo tiêu chí đánh giá của các chương trình giáo dục quốc tế
có uy tín. Giảm bớt gánh nặng về bằng cấp, tăng hiệu quả công việc thực tế.
4. Xây dựng xã hội học tập suốt đời
Nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục theo điều kiện của đất nước và xu hướng của
nền giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới.
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đảm bảo phù hợp với nhu
cầu đào tạo và tính khoa học. Phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế –
xã hội. Xã hội hóa để đầu tư xây dựng hệ thống các trường học, cơ sở vật chất đạt chất lượng cao.
5. Tăng cường sự tham gia đóng góp của các nguồn lực xã hội
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và quản lý đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đảm
bảo kinh phí cho hoạt động đổi mới và phát triển nền giáo dục. Khuyến khích phát
triển các trường ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu về giáo dục và tự chủ về tài chính
của các cơ sở giáo dục.
Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động
hỗ trợ đào tạo. Xây dựng chính sách tài chính minh bạch, xây dựng các quỹ học
bổng, khuyến học để hỗ trợ học sinh, sinh viên gặp khó khăn. Tôn vinh các cá nhân,
tập thể có những cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG SKY LINE lO M oARcPSD| 47110589
1. Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục của Sky line
Để nâng cao chất lượng giáo dục, các giải pháp triển khai đồng bộ tại Skyline,
đó là: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá
và tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.Cụ thể:
Nhà trường kiểm tra và phân loại học sinh đầu năm học, qua đó chỉ đạo bồi
dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém ngoài giờ lên lớp. Xác định các nguyên nhân học
sinh bỏ học và áp dụng các biện pháp vận động tạo điều kiện về hỗ trợ kinh tế để
giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên các môn học thực hiện dạy học theo
chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình GDPT. Chỉ đạo dạy học hiệu quả, đổi mới
phương pháp dạy học: Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng giáo viên về
đổi mới PPDH, ở từng bộ môn, Khuyến khích vận dụng các PPDH phát huy tính tích
cực, sáng tạo khuyến khích khả năng tự học của học sinh. Tăng cường ứng dụng
CNTT hợp lý; tổ chức dạy học sát đối tượng; sử dụng hợp lý SGK khắc phục dạy
học theo lối đọc- chép. Qua đó sẽ từng bước làm thay đổi cách dạy của GV tạo ra
không khí phấn khởi trong các nhà trường.
Trong kiểm tra đánh giá cũng cần thực hiện đổi mới. Căn cứ vào yêu cầu của
Bộ về đổi mới KTĐG, Trường Skyline kịp thời tổ chức hướng dẫn các tổ chuyên
môn quy trình ra đề kiểm tra đánh giá các môn học đảm bảo tỉ lệ: Nhận biết 60%,
thông hiểu và vận dụng 70%. Chỉ đạo việc đảm bảo đánh giá sát, đúng trình độ học
sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng
lực của mình; thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ đã ban hành.
Xây dựng kế hoạch và triển khai chuẩn bị đánh giá định kỳ kết quả học tập
của học sinh nhằm góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông tiếp theo.
Phối hợp với các Dự án mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn và
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên: Bồi dưỡng giảng dạy theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng; bồi dưỡng hướng dẫn ra đề kiểm tra đánh giá cho giáo viên. lO M oARcPSD| 47110589
Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học cho cụ thể: Về thiết bị dạy học
được tăng cường bổ sung hàng năm đáp ứng yêu cầu giảng dạy; các phòng học được
củng cố đầu tư sửa chữa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh; phòng bộ môn đáp
ứng được yêu cầu phục vụ khai thác, sử dụng của giáo viên. Sách giáo khoa được phát hành đầy đủ.
2. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2021 - 2022 và năm học tiếp theo
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy
cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy kết quả 5 năm thực hiện cuộc vận động
“Hai không”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong cơ sở giáo nhà trường.
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Cụ thể:
Bồi dưỡng giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp theo chương trình bồi
dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên; tăng cường NCKH sư phạm ứng dụng; quan
tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học ở trường TH;
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
Tăng cường xây dựng CSVC trường học, tạo chuyển biến rõ rệt của các trường
TH trong việc xây dựng, cải tạo cảnh quan nhà trường; tăng cường xây dựng CSVC
nhà trường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đẩy nhanh xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện phổ cập giáo dục: Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Hội nghị tổng
kết năm học thực hiện phổ cập giáo dục THCS; tiếp tục củng cố, nâng cao chất
lượng tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS, thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những
nơi có điều kiện) giai đoạn 2022- 2025;
3. Liên hệ bản thân và giải pháp đề xuất
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục tại trường Sky
line bản thân tôi có những đề xuất và giải pháp cụ thể sau : lO M oARcPSD| 47110589
Mỗi cán bộ GV phải không ngừng phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết của đảng
uỷ các cấp về giáo dục từ trung ương đến địa phương. Mỗi cá nhân cần xác định
được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn
học tập đổi mới theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Phấn đấu vì mục
tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, tự học và trau dồi
kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn.
Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo, ưu
tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tập trung quy hoạch Đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức lối sống đội ngũ cán bộ
giáo viên và học sinh; thực hiện tốt việc luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các
cán bộ quản lý trường học gắn với giải quyết chính sách theo Nghị định 132 của
chính phủ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong trường học; nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tốt quy chế dân chủ
thường xuyên thanh tra theo chuyên ngành nhằm phát hiện, khắc phục những yếu
kém trong Giáo dục, đồng thời biểu dương khen thưởng xứng đáng và kịp thời những điển hình tiên tiến.