Đặc điểm ngôn ngữ văn học
Ngôn ngữ văn học (tiếng Anh: literary language) là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 27879799
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học. Ngôn ngữ có vị
trí quan trọng trong sáng tác văn học. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ,
công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất
liệu của văn học”. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Không có ngôn ngữ không có văn
học. Không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ
là nghệ sĩ của âm thanh. Hoạ sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét. Nhà văn là nghệ sĩ
của ngôn từ. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao động trong sự
giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. Giả Đảo: “Nhị cú tam niên đắc /
Nhất ngâm song lệ lưu” (Ba năm làm được hai câu thơ – Một lần đọc lên hai hàng nước
mắt chảy), Đỗ Phủ: “Làm người thích câu văn đẹp / Đọc chẳng kinh người chẳng chịu
thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự / Niếu đoạn số căn tu” (Tìm được một chữ hay
– đứt mấy sợi râu). Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó.
1.Ngôn ngữ văn học phải chính xác, tinh luyện và hàm súc: - Tính chính xác:
+ Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Muốn miêu tả một
mảng hiện thực nào đó hay biểu hiện những cảm nghĩ của bản thân về một sự vật và hiện
tượng nào đấy, nhà văn nói theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện
chọn ra một từ để câu thơ câu văn đạt hiệu quả NT cao nhất” hay M. Gorki: “Ngôn ngữ của
tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ
điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”. +
Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng
cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng,
tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình nữa. + Hơn năm trăm năm trước, Nguyễn Trãi viết:
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây”
Khi phiên đọc sang chữ Nôm, chữ quốc ngữ, có người đọc “bợ” thành “bẻ”. Xuân Diệu đã tìm
ra sự sai sót này. Ông cho rằng “bợ” mới đúng tâm hồn cốt cách phong thái của người ánh
hùng - nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, tâm hồn yêu thương cái đẹp như nước triều đông cuồn cuộn.
Chữ “bợ” khiến hình tượng chủ thể trữ tình trong thơ hiện lên với vẻ đẹp của nhà hiền triết
phương đông. Nhà hiền triết ấy, thích ẩn dật nơi thanh vắng, tìm thú thanh cao để tâm hồn tự
tại, thanh tĩnh vĩnh hằng. Vì vậy đêm, Nguyễn Trãi làm bạn với trăng. Ông nghiêng chén để
ánh trăng hoà vào ruợu và hớp nguyệt say với chất men nồng nàn mà cao nhã ấy. Và ánh sáng
của vũ trụ đã nhập vào tâm hồn ông, nên ông sáng như sao Khuê. Ngày ông “bợ” hoa vì hoa là
cái đẹp mong manh và yếu ớt. Ông yêu cuộc sống, nên trân trọng sự sống. Nếu đổi “bợ” thành
“bẻ”thì đã vô tình đày ải thơ và Nguyễn Trãi giữa chốn trần tục một cách thô bạo. Và như thế
chất thơ sẽ tiêu và hồn thơ sẽ tan.
+ Trong “Thề non nước”, Tản Đà trước đó viết
“Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày”
Sau đó nhà thơ chữa lại:
“Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày” lOMoAR cPSD| 27879799
Chữ “khô” thích hợp với khả năng diễn tả sâu hơn ý thơ trên. Nhà văn Pháp, Mauspassant đã
viết: “Đối tượng mà anh muốn nói dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”.
+ Âu Dương Tu (Trung Quốc) kể lại rằng: Trần Tông Dị nhận được tập thơ Đỗ Phủ trong đó có
bài “Tống Sai Lễ đô uý” có câu: “Thân khinh nhất điểu”, nhưng sau chữ “điểu” mất một chữ.
Bạn bè Trần Tông Dị bình luận, họ thêm chữ “tật” (nhanh chóng), chữ “lạc” (rơi xuống), chữ
“khơi” (bay lên), chữ “hạ” (xuống, dưới); nhưng sau khi xem nguyên tác thì là chữ “quá” (vút
qua). “Thân khinh nhất điểu quá” (Xem nhẹ tính mạng như con chim vút qua). Mọi người lúc
đó mới vỡ lẽ khen hay bởi chữ “quá” thể hiện tinh thần dũng cảm xông pha giữa chốn mũi tên
hòn đạn của Sái Hi Công.
Đỗ Phủ dùng chữ chính xác, đã đạt đến tột cùng cái đẹp của nghệ thuật như Thẩm Đức Tiềm
đã nói: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng lấy cái hơn về ý, không lấy cái hơn về lời.
Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ thường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”.
Nhà văn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của họ. Mỗi từ trong tác phẩm của họ “không có từ
nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế nó được” (L. Tolstoi).
- Tính hàm súc và tính đa nghĩa:
+ Tsêkhôp: “Ngắn gọn là bà chị của thiên tài”. Lê Quý Đôn: “ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời
rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà ý chưa hết được lại càng hay tuyệt”. Và sau này, nhà
thơ Phạm Hổ cũng nói: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau: nói ít mà gợi được
nhiều là tiêu chuẩn cao nhất”.
+ Như vậy, ngôn từ trong tác phẩm văn chương phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén tối đa
trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng, có độ thừa và có nhiều lượng ngữ nghĩa.
+ Tính hàm súc và đa nghĩa do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp
tu từ. Ngô Lôi Pháp: “Thơ phải được ý ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thế mới là tôn chỉ của người làm thơ”. + Một số ví dụ
“Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo” (Ca dao)
“Tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Tiếc hoài sợi dây” (Ca dao)
2. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học.
- Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ
gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm
bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể. - Một số ví dụ:
Ca dao: “Lắng tai nghe tiếng em đàn
Tiếng êm như nhiễu nhẹ nhàng như tơ”
Kiều: “Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
“Dưới trăng quyên đã gọi hè lOMoAR cPSD| 27879799
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” Nguyễn Khuyến:
“Trời thu xanh ngắt mất tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh)
- Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của
ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động
về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
(Tố Hữu - Mẹ Tơm) - Một số ý kiến:
M. Gorki: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngoi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách
hoàn hảo những tư tưỏng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình
tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”.
Abbé Duros: “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả
giác được tư tưởng”.
Goeth: “Hình ảnh là thực trạng của nội tâm được cụ thể hoá bằng những vật ngoại giới hoặc
tính cách tư tưỏng được thấy qua những vật cụ thể”.
L. Tolstoi: “Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp
không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”. Nguyễn Khoa Điềm:
"Trên khối đá từ ngữ
Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh,
những chữ tượng hình
Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”
(Trên khối đá từ ngữ)
3. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học:
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn
học.Văn xuỗi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình
cảm của cuộc đời chung. NT nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính
thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm.
- Bản chất của nghệ sĩ rất giàu cảm xúc và hoạt động sáng tạo văn nghệ cũng là một phương
thức vận dụng qui luật và đặc trưng của tình cảm. Raspuchin: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu
đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Nguyễn Trãi: “Hảo bả tân thi ngã
sầu”. - Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những
từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có
hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả
muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm. lOMoAR cPSD| 27879799 - Một vài ví dụ:
+ “Con sông bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buông câu” (Ca dao)
+ “Bốn bề ánh bạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”
(Xuân Diệu - Nguyệt cầm)
+ “Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ tắt Như miền Nam
Không đêm nào ngủ được Như cả nước Với miền Nam
Đêm nào cũng thức”
(Chính Hữu - Ngọn đèn đứng gác)
+ “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông” (Chế Lan Viên)
Văn học là một hình thái ý thức xã hội và cũng là một hình thái nghệ thuật, nhưng văn học khác
với các ngành nghệ thuật khác nhờ đặc trưng chất liệu sáng tạo tác phẩm. Ngôn ngữ văn học có
tính chính xác, hàm súc, đa nghĩa, hình tượng và biểu cảm. Ngôn ngữ văn học tạo được tác dụng
và hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản văn chương. Tuy vậy, ngôn ngữ văn học chỉ có thể đẹp và phát
huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có năng lực làm chủ vốn ngôn
ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo. Tsêkhôp: “Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu
tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả.” Hay H.D.
Balzac: “Nghệ sĩ càng lớn thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật.”