Đại cương ung thư | Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Phân tích được nguyên nhân gây bệnh ung thư.Phân tích được cơ chế sinh bệnh ung thư.Phân tích được các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh ung thư.Nguyên nhân bên ngoài.Tác nhân vật lý.Tác nhân hóa học.Các tác nhân sinh học.Suy giảm miễn dịch và AIDS. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sinh học đại cương (BIO1059)
Trường: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 47669111 ĐẠI CƯƠNG UNG THƯ (Cancer)
MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được nguyên nhân gây bệnh ung thư.
2. Phân tích được cơ chế sinh bệnh ung thư.
3. Phân tích được các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh ung thư.
1. KHÁI NIỆM BỆNH UNG THƯ
- Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh
ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức không tuân theo các cơ
chế kiểm soát về phát triển cơ thể.
- Đa số bệnh ung thư hình thành khối u. Đối với u lành tính chỉ phát triển tại chỗ,
rất chậm, có vỏ bọc xung quanh . Các khối u ác tính (ung thư)phát triển xâm lấn
và phá hủy các tổ chức xung quanh như hình con cua. Đồng thời chúng di trú và
đến phát triển ở nhiều cơ quan khác nhau và hình thành nên di căn,cuối cùng dẫn tới tử vong.
- Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển
lâu dài. Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột biến gen từ lúc bào thai,
còn hầu hết các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài có khi hàng chục
năm mà không có dấu hiệu gì. Khi khối u phát triển nhanh mới có triệu chứng.
Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi ung thư ở giai đoạn cuối.
- Sinh bệnh học ung thư là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế bào do tổn
thương DNA. Do vậy ung thư là bệnh lý về gen. Thông thường, một tế bào
chuyển sang tế bào ung thư phải trải qua một số đột biến gen. Qúa trình này
gồm hệ thống gen tiền ung thư (proto-oncogene) và gen ức chế ung thư (tumor suppressor gene). 2. NGUYÊN NHÂN
Biến đổi DNA gây ra bệnh ung thư, trong đó yếu tố di truyền chiếm khoảng
20% và yếu tố môi trường chiếm khoảng 80% nguyên nhân gây ra ung thư.
2.1. Nguyên nhân bên ngoài (môi trường) 1 lO M oARcPSD| 47669111
Bao gồm tác nhân vật lý, hóa học, sinh học 2.1.1. Tác nhân vật lý Bức xạ ion hóa
Là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo
được dùng trong khoa học. Nguyên nhân này chiếm 2 – 3% trong số các trường
hợp ung thư chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi và ung thư bạch cầu.
Các nhà X quang đầu tiên trên thế giới không có phương pháp bảo vệ nên
thường bị ung thư da, và bệnh bạch cầu.
Những người sống sót trong vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki
ở Nhật Bản năm 1945 và sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Tần suất mắc
mới bệnh ung thư đặc biệt bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp tăng cao.
Tác động của tia phóng xạ gây ung thư ở người phụ thuộc 3 yếu tố: tuổi tiếp
xúc càng nhỏ càng nguy hiểm, mối liên hệ liều – đáp ứng, cơ quan bị chiếu xạ (tuyến
giáp, tuỷ xương nhạy cảm với tia xạ). Bức xạ cực tím
Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời. Càng gần xích đạo tia cực tím càng
mạnh. Tác nhân này chủ yếu gây ra ung thư da. Những người làm việc ở ngoài trời
thường có tỷ lệ ung thưda khu trú ở vùng đầu, cổ cao hơn những người làm việc
trong nhà. Đối với những người da trắng sống ở vùng nhiệt đới tỷ lệ ung thư hắc tố
cao hơn hẳn người da màu.
Những thay đổi xảy ra ở tầng ozon của bầu khí quyển đã ảnh hưởng đến sự
tiếp xúc với tia cực tím. Kết quả là có tăng đáng kể tầng suất mới mắc của ung thư da trong tương lai. 2.1.2. Tác nhân hóa học Thuốc lá
Theo thống kê của Dol ở Anh đã khẳng định thuốc lá là nguyên nhân của
khoảng 90% ung thư phế quản. Thuốc lá gây ra khoảng 30% các loại ung thư chủ
yếu là ung thư phế quản và một số ung thư vùng mũi họng, ung thư đường tiết niệu.
Ngoài chất Nicotin, trong khói thuốc lá chứa rất nhiều chất Hydrocarbon thơm, trong
đó chất 3-4 Benzopyren là chất gây ung thư trên thực nghiệm. Người hút thuốc lá
nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần người không hút, nếu nghiện nặng nguy
cơ cao hơn từ 15 – 20 lần. Ở Việt Nam, hút thuốc lào và ăn trầu thuốc cũng có nguy
cơ cao kể cả ung thư khoang miệng. 2 lO M oARcPSD| 47669111
Nguy cơ ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc khi họ thường
xuyên tiếp xúc với khói thuốc thải ra từ người hút thuốc (hút thuốc lá thụ động). Đặc
biệt là trẻ em nhiễm khói thuốc lá rất nguy hại.
Đối với người đang hút thuốc mà bỏ thuốc thì nguy cơ ung thư cũng giảm đi.
Chế độ ăn uống và các chất gây ô nhiễm thực phẩm
Chế độ ăn đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư
chủ yếu là ung thư đường tiêu hóa.
- Chất béo và thịt: Các nghiên cứu cho thấy với chế độ ăn uống giàu chất béo và
thịt động vật làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư đại trực tràng.
- Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren hoặc nướng trực tiếp thịt ở
nhiệt độ cao tạo ra sản phẩm gây đột biến gen.
- Những chất gây ô nhiễm và chất phụ gia trong thực phẩm: thịt cá hun khói và
ướp muối, các loại mắm và các sản phẩm ướp muối có hàm lượng nitrosamine.
Các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến có chứa nhiều muối nitrat
và nitrit. Ăn nhiều thức ăn có chứa nitrat, nitrit và nitrosamin làm tăng nguy cơ
ung thư thực quản và dạ dày.
- Nấm mốc Aspergil us flavus thường có ởngũ cốc bị mốc đặc biệt là lạc tiết ra độc
tố Aflatoxin, chất này gây ra ung thư gan nguyên phát.
- Một số phẩm nhuộm thực phẩm, thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng có khả năng gây ung thư.
- Trái cây và rau xanh: chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh, quả chín và nhiều sợi
thực vật (ở vỏ lụa của hạt gạo) cho thấy làm giảm tỷ lệ ung thư đại trực tràng.
Các loại vitamin A,C,E làm giảm nguy cơ ung thư do có vai trò chống oxy hóa và đột biến gen. Yếu tố nghề nghiệp
Tác nhân sinh ung thưquan trọng nhất trong việc gây bệnh ung thư nghề
nghiệp chủ yếu là các hóa chất, ít gặp hơn là các tác nhân khác như vi rút, bức xạ
ion hóa. Nguyên nhân này gây ra khoảng 2 – 8% ung thư. Các ung thư do nghề
nghiệp thường là ung thư da, hô hấp, đường tiết niệu.
Hắc ín và các dẫn xuất của chúng có trong dầu mỏ cũng được xem là các chất
sinh ưng thư vì có chứa hydrocacbon thơm.Amian có lẽ là chất quan trọng nhất gây
ung thư phổi do nghề nghiệp.Anilin có trong các thuốc thuốc nhuộm và gây ung thư
bàng quang. Hít thở Benzen có thể làm ức chế tủy xương và gây ra chứng thiếu máu
bất sản, nếu tiếp xúc Benzen với mức độ cao sẽ gây ra bệnh ung thư bạch cầu tủy 3 lO M oARcPSD| 47669111
cấp, ngoài ra nó có thể gây ra bệnh đa u tủy xương và u lympho ác tính. Còn nhiều
loại chất hóa học nghề nghiệp gây ung thư.
Một số thuốc và nội tiết
Các loại thuốc hóa liệu trong ung thư rõ ràng đã làm tăng nguy cơ bệnh bạch
cầu như thuốc nhóm alkyl như melphalan, chlorambucil và cyclophosphamide.
Thuốc giảm đau chứa phenacetin làm tăng nguy cơ ung thư thận và ung thư
biểu mô đường niệu khác.
Thuốc ức chế miễn dịch azathioprien gây ung thư da, u lympho ác không Hodgkin.
Điều trị thay thế estrogen làm giảm các triệu chứng mạn kinh làm tăng nguy
cơ ung thư nội mạc tử cung. Trái lại Tamoxifen là thuốc tổng hợp kháng estrogen
ảnh hưởng đến các thụ thể estradiol làm giảm nguy cơ tái phát và di căn ung thư vú.
2.1.3. Các tác nhân sinh học Virus sinh ung thư - Virus Epstein - Barr:
Người ta phân lập được virus này và thấy kháng thể chống lại kháng nguyên
của virus Epstein - Barr ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.
Mới đây Epstein - Barr virus cũng liên hệ với bệnh Hodgkin.
- Ung thư gan và viêm gan virus:
Viêm gan virus B (HBV) có mối liên hệ với ung thư gan nguyên phát (HCC). Ngoài
ra viêm gan virus (HCV) mới được ghi nhận lànguyên nhân gây ra ung thư gan nguyên phát.
- Virus gây u nhú (HPV): thường truyền qua đường sinh dục. Loại này được coi là
có liên quan đến các ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
- Virus HTLV1 gây bệnh bạch cầu tế bào lympho T.
Ký sinh trùng và vi khuẩn
Sán Schistosoma thường có mặt với ung thư bàng quang và một số ít ung thư
niệu quản ở người Ả Rập cùng Trung Đông.
Helicobacter Pylori là một vikhuẩn có vai trò gây bệnh viêm dạ dày, loét dạ
dày tá tràng và ung thư dạ dày.
2.2. Nguyên nhân bên trong gây ung thư 2.2.1. Yếu tố di truyền 4 lO M oARcPSD| 47669111
80 - 90% người sẽ bị ung thư do họ mang gen gây hại. U Wilms, ung thư
nguyên bào võng mạc 2 mắt và những bệnh nhân đa polip có tính chất gia đình là
các loại ung thư di truyền theo tính trội theo mô hình của Mendel. Ung thư tuyến
giáp thể tủy ( loại ung thư tuyến giáp có tiết ra Thyrocalcitonine) cũng mang tính chất di truyền rõ rệt.
Những năm gần đây nhờ những nghiên cứu về gen, người ta đã phân lập được
các gen sinh ung thư (oncogen) thực chất các gen tiền ung thư (protooncogen). Dưới
tác động của một vài tác nhân nào đó tiền gen sinh ung thư hoạt hóa và biến thành
gen sinh ung thư. Từ đó gen sinh ung thư mã hóa để sản xuất các protein và men liên
quan đến quá trình phân chia và biệt hóa tế bào theo xu hướng ác tính. Loại gen quan
trọng khác là các gen ức chế ung thư (Anti-oncogen)( tumor suppressor gen). Khi
cơ thể vắng mặt các gen này, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng cao. Một số gen ức chế
sinh ung thư quan trọng là gen P53 của bệnh ung thư liên bào võng mạc mắt, gen
WT1 trong bệnh u Wilms, gen NF1 trong bệnh đa u xơ thần kinh của Recklinghausen.
2.2.2. Suy giảm miễn dịch và AIDS.
Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải thường dễ bị ung thư và
thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
Ở những bệnh nhân ghép cơ quan và được điều trị bằng các loại thuốc ức chế
miễn dịch người ta thấy nguy cơ mắc bệnh u Lympho ác không Hodgkin tăng 32
lần, ung thư gan và đường mật trong gan tăng 30 lần, ung thư phổi tăng 2 lần, ung
thư bàng quang tăng 5 lần, ung thư cổ tử cung gần 5 lần, các melanoma ác tính và
ung thư tuyến giáp tăng lên 4 lần.
Người có HIV dương tính có nguy cơ cao mắc Sarcome Kaposi và u Lympho ác Non Hodgkin.
3. CƠ CHẾ SINH BỆNH UNG THƯ 3.1. Cơ chế gen
Các gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ung thư bao gồm:
sự phân chia tế bào, biệt hóa, tạo mạch máu, xâm lấn và chết tế bào. Qúa trình này
liên quan chặt chẽ đến 2 nhóm gen: gen sinh ung thư và gen kháng ung thư.
Gen sinh ung thư (oncogene): tổng hợp ra protein đóng góp vào sinh ung thư.
Các gen sinh ung thư có thể thuộc nhóm: các yếu tố tăng trưởng bị hoạt hóa bất
thường, các thụ thể yếu tố tăng trưởng, các phân tử dẫn truyền tín hiệu tế bào, các
yếu tố sao chép của nhân tế bào. Cho tới nay đã tìm được được trên 50 loại oncogen. 5 lO M oARcPSD| 47669111
Gen kháng ung thư: hoạt hóa những protein kiểm soát phân bào theo hướng
ức chế làm chu kỳ phân bào bị dừng lại thường ở pha G1, làm biệt hóa tế bào hoặc
mã hóa tế bào chết theo chương trình. Các gen kháng ung thư đã được biết: APC,
BRCA1, NF1, NF2, WT1,VHL, RB, p53. Đặc biệt quan trọng là 2 gen RB và p53
có ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào. 3.2. Cơ chế tế bào.
Tổng hợp DNA không diễn ra liên tục mà gián đoạn.Thời gian giữa 2 lần phân
bào được chia thành một số giai đoạn.
Bao gồm 4 giai đoạn hay 4 pha:
- Pha G1 (gap): Thời gian từ lúc kết thúc phân bào đến khi bắt đầu pha S. Giai
đoạn này tế bào tập trung chuẩn bị tổng hợp RNA và các protein chức năng có liên quan.
- Pha S (synthesis): giai đoạn tổng hợp DNA.
- Pha G2: khoảng thời gian ngắn để nhân tế bào chuẩn bị cho sự phân bào -
Pha M (mitosis): giai đoạn phân chia tế bào.
- Pha G0: gồm các tế bào không tham gia chu kỳ tế bào. Đây là các tế bào không
đáp ứng với các tín hiệu kích thích tổng hợp DNA. Tuy vậy các tế bào
ở pha G0 vẫn tổng hợp RNA và các protein chức năng, vẫn duy trì chức năng
của tế bào biệt hóa. Các tế bào ở pha G0 còn là nguồn dự trữ và sẵn sàng đi
vào chu kỳ tế bào, tham gia phân chia.
Người trưởng thành trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào.Số lượng tế bào
sinh ra bằng số lượng chết đi (khoảng 1012 tế bào chết mỗi ngày). Khi ung thư, tế
bào sinh sản vô hạn độ (tế bào sinh nhiều hơn tế bào chết). Mỗi quần thể tế bào gồm 3 quần thể nhỏ.
- Tế bào trong chu trình nhóm 1: sinh sản liên tục đi từ lần gián phân này đến lần gián phân khác.
- Tế bào trong chu trình nhóm 2: tế bào cuối cùng được biệt hóa, chết đi không
phân chia nữa (chết theo chương trình).
- Tế bào ở giai đoạn pha Go: không tăng sinh, không theo chu trình, không phân chia. 6 lO M oARcPSD| 47669111
Cơ chế của tăng trưởng số lượng của các quần thể tế bào: chu trình tế bào
được rút ngắn, giảm tốc độ tế bào chết, tế bào Go trở lại chu trình.
Sự tăng sinh vô hạn của tế bào ung thư còn do cơ chế mất sự ức chế tiếp xúc:
tế bào bình thường khi đang ở quá trình phân chia nếu tiếp xúc với tế bào bình thường
khác cũng đang phân chia thì quá trình phân bào chấm dứt. Trong ung thư cơ chế
này không còn. Các tế bào ung thư giảm hoặc mất tính kết dính. Tế bào ung thư có
thể tiết ra một số enzyme có thể gây tiêu col agen ở cấu trúc nâng đỡ mô. 3.3. Cơ chế khác
Các yếu tố vi môi trường cũng ảnh hưởng đến sự sống của tế bào ung thư: các cytokine, pH, oxy, glucose.
Sinh ung thư còn liên quan tới cơ chế suy giảm miễn dịch. Ung thư hay gặp
gặp ở người bị suy giảm miễn dịch. 4. PHÂN LOẠI UNG THƯ
Ung thư có thể được phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ
quan bị tổn thương. Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di
căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung
thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u nguyên phát. 7 lO M oARcPSD| 47669111
Bệnh ung thư được chia làm 3 nhóm chính: ung thư biểu mô, ung thư mô liên
kết và ung thư tổ chức đặc biệt.
- Ung thư biểu mô (carcinoma): từ các tế bào biểu mô của các tạng và các cơ
quan. Gồm 2 loại chính: ung thư biểu mô phủ và ung thư biểu mô tuyến.
- Ung thư tổ chức liên kết (sarcoma): từ các tế bào của tổ chức liên kết của cơ
thể. Bao gồm ung thư xương, ung thư tế bào xơ, ung thư của cơ quan tạo máu, ung thư tế bào sụn….
- Ung thư tổ chức đặc biệt: thần kinh, sợi thần kinh, màng não, ung thư hắc tố,
ung thư tổ chức bào thai…
5. QÚA TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA UNG THƯ
Qúa trình tiển triển tự nhiên của ung thư có thể chia thành 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tiền ung thư và tiền lâm sàng: chiếm 75% thời gian bệnh. Khoảng
30 lần nhân đôi với số lượng 109 tế bào tương đương khối u 1cm3 trước khi có
các triệu chứng lâm sàng.
- Giai đoạn lâm sàng: chiếm 25% thời gian bệnh với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Giai đoạn cuối một tế bào hay nhiều tế bào ung thư di chuyển từ vị trí nguyên
phát đến vị trí mới và tiếp tục quá trình tăng trưởng tại đó và cách vị trí nguyên phát
một khoảng cách gọi là di căn. Có thể di căn theo đường máu, bạch huyết, kế cận và dụng cụ phẫu thuật.
Vị trí di căn của ung thư khác nhau tùy theo ung thư nguyên phát -
Cơ quan hay di căn: phổi, gan, não, xương.
- Cơ quan ít di căn: cơ, da, tuyến ức, lách. 8 lO M oARcPSD| 47669111
6. CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ
Chẩn đoán bệnh ung thư bao gồm: chẩn đoán bước đầu, chẩn đoán xác định
và chẩn đoán giai đoạn.
Đối với sinh viên Dược khoa chúng tôi trình bày chất chỉ điểm khối u, chẩn
đoán tế bào học và giải phẫu bệnh, và phân loại TNM.
6.1. Chất chỉ điểm khối u (tumor marker)
Là những chất xuất hiện và thay đổi nồng độ trong cơ thể liên quan đến sự
phát sinh và phát triển ung thư.Chúng có thể là các phân tử protein, acid nucleic, các
hormon, một số enzym và kể cả một số tế bào đặc biệt.Chất chỉ điểm ung thư chia làm 2 loại chính:
- Chất chỉ điểm tế bào: các kháng nguyên tập trung trên bề mặt của màng tế bào
(bệnh bạch cầu) và các cơ quan cảm thụ nội tiết trong ung thư vú.
- Dịch thể chỉ điểm: những chất xuất hiện trong huyết thanh, nước tiểu và các
dịch sinh học khác của cơ thể. Các chất này được tổng hợp và bài tiết từ các
tế bào ung thư hoặc tạo ra do sự phản ứng của cơ thể đối với tế bào ung thư.
Chất chỉ điểm ung thư còn có giá trị đánh giá tiên lượng, hiệu quả điều trị và theo dõi điều trị. Chất chỉ điểm
Tăng liên quan đến
Tăng không phải ung ung thư thư
1. AFP (Alpha-Feto · K gan nguyên phát - Phụ nữ có thai Protein) · K tinh hoàn
- Viêm gan, xơ gan & gan · K nguyên bào nhiễm độc) - Bệnh viêm ruột 2. bHCG
· K màng đệm (chorion) - Phụ nữ có thai (Beta-Human * K tinh hoàn - Sử dụng cần sa Chorionic - Tinh hoàn thiểu năng Gonadotropin) hoặc xơ hóa
- Viêm ruột, loét tá tràng 3. CA 15-3 · K vú
- Bệnh gan: viêm, xơ gan (Carbohydrate - Phổi
- Lupus, Lao, Sarcoid antigen 15-3) - Nội mạc tử cung - Thương tổn ở vú - Dạ dày ruột
4. CA 19-9 · K tụy tạng - Bệnh vêm tụy 9 lO M oARcPSD| 47669111
(Carbohydrate antigen · K đường mật
- Viêm loét đại-trực tràng 19-9) * Đại - trực tràng - Viêm ruột + Dạ dày
- Viêm, tắc đường mật 5. CA 125
· K buồng trứng - Phụ nữ có thai (Carbohydrate antigen - Vú - Phụ nữ đang hành kinh 125) - Đại tràng - Lạc nội mạc tử cung
- Tử cung, cổ tử cung - U nang buồng trứng - Phổi - Viêm vùng khung chậu - Tụy tạng - Viêm tụy, xơ hóa tụy 6. CEA · K đại tràng - Người hút thuốc lá (Carcino embryonic · K thực quản - Bệnh viêm tụy antigen) · K vú - Viêm loét đại tràng · K tử cung - Viêm ruột * Tụy tạng, Dạ dày - Viêm gan, xơ gan
* K phổi (không tế bào - COPD nhỏ) - Tắc mật * K tuyến giáp - Suy giáp * Tai mũi họng - Loét dạ dày-tá tràng * Tế bào C 7. tPSA K tiền liệt tuyến - Phì đại TLT (t otal prostate specific - Viêm, chấn thương TLT antigen) . - Sau thăm khám TLT fPSA
( qua trực tràng bằng ngón ( free prostate specific tay) antigen) 8. Calcitonine K tuyến giáp thể tủy U tế bào ưa crom ( medullary thyroid ( Pheochromocytoma) carcinoma) Cường giáp, suy thận mạn, bệnh Paget
6.2. Chẩn đoán tế bào học 10 lO M oARcPSD| 47669111
Xét nghiệm tìm tế bào ác tính từ các tế bào bong của cơ thể: phiến đồ âm đạo
(pap test) có giá trị trong phát hiện ung thư cổ tử cung. Tìm tế bào ung thưtrong dịch
màng phổi, dịch phế quản, dịch màng bụng, dịch rửa dạ dày…
Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chọc hút các khối u hoặc các hạch.
Chẩn đoán tế bào học có ưu điểm: nhanh, đơn giản và kinh tế…Tuy nhiên có
nhược điểm là tồn tại tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả.
6.3. Chẩn đoán giai đoạn
Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư. Bao gồm
đánh giá tình trạng tại chỗ, tại vùng và di căn xa. 6.3.1. Phân loại TNM
Hệ thống TNM gồm ba yếu tố chính: T: U nguyên phát (Tumor). N: Hạch tại vùng (Node). M: Di căn xa (Metastase).
TNM được đánh giá trước khi điều trị và theo những qui định chung: T (U nguyên phát).
To: Chưa có dấu hiệu u nguyên phát.
Tis(insitu): Ung thư tại chỗ.
T1 - T4: Theo kích thước tăng dần hoặc mức xâm lấn tại chỗ của u nguyên phát.
Tx: Không thể đánh giá được u nguyên phát. N (Hạch tại vùng).
No: Chưa có dấu hiệu xâm lấn hạch tại vùng.
N1 - N3: Mức độ tăng dần sự xâm lấn của hạch tại vùng.
Nx: Không thể đánh giá được hạch tại vùng. M (Di căn xa). Mo: Chưa có di căn xa.
M1: Di căn xa (Có thể chỉ ra vị trí di căn).
Mx: Không đánh giá được di căn.
6.3.2. Phân loại theo tiêu chuẩn khác 11 lO M oARcPSD| 47669111
Theo sự tiến triển của ung thư: tại chỗ, tại vùng và toàn thân Ví
dụ: phân loại giai đoạn Dukes cải tiến cho ung thư trực tràng
Giai đoạn A: u giới hạn ở niêm mạc, chưa di căn hạch.
Giai đoạn B1: u xâm lấn giới hạn ở lớp cơ, chưa di căn hạch.
Giai đoạn B2: u xâm lấn hết lớp cơ, chưa di căn hạch.
Giai đoạn C1: u chưa xâm lấn hết thành trực tràng nhưng có di căn hạch.
Giai đoạn C2: u xâm lấn qua thành trực tràng và có di căn hạch.
Trong các phân loại giai đoạn thì phân loại theo TNM của Tổ chức chống ung thư
quốc tế chính xác hơn và nhiều thông tin hơn nên được áp dụng nhiều hơn.
7. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Để điều trị ung thư đạt hiệu quả cần phải áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất…Tùy từng loại ung thư và giai đoạn bệnh mà
áp dụng phối hợp các phương pháp khác nhau.
Điều trị triệt căn là nhằm giải quyết tận gốc toàn bộ bệnh có thể điều trị khỏi
bệnh, kéo dài đời sống. Chỉ định điều trị triệt căn chỉ áp dụng đối với giai đoạn sớm,
tổn thương còn khu trú. Điều trị tạm thời chỉ định cho bệnh nhân giai đoạn muộn
không có khả năng chữa khỏi, mục đích làm cho bệnh nhân sống thêm một một thời
gian. Trong điều trị tạm thời ngoài phương pháp điều trị cơ bản cần phải điều trị:
giảm đau, chống nôn, chăm sóc tinh thần và chăm sóc toàn diện. 7.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản. Mục đích loại bỏ phần lớn tổ chức
ung thư. Đối với ung thư ở giai đoạn sớm, tổ chức khối u còn khu trú thì phẫu thuật
triệt căn. Với giai đoạn muộn hơn thì phẫu thuật không lấy hết được tổ chức ung thư
đã xâm lấn rộng ra xung quanh.
7.1.1. Phẫu thuật dự phòng bệnh ung thư
Theo khuyến cáo của WHO thì trong cơ thể có bất kỳ một khối u nào hoặc tổn
thương viêm loét điều trị dài ngày mà không khỏi cũng nên cắt bỏ để tránh bị ung thư.
Phẫu thuật cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư Ví dụ:
- Cắt bỏ hẹp bao quy đầu trước 10 tuổi phòng ung thư dương vật.
- Khoét chóp cổ tử cung ở trường hợp ung thư giai đoạn Tis là biện pháp để
điều trị và phòng ung thư xâm lấn. 12 lO M oARcPSD| 47669111
- Phẫu thuật cắt tuyến vú dự phòng ở những phụ nữ mang gen BRCA 1- 2.
7.1.2. Phẫu thuật để chẩn đoán Các phương pháp
- Sinh thiết kim: áp dụng trong chẩn đoán khối u vú, hạch, gan, phổi… - Sinh
thiết khoét chóp hoặc lấy toàn bộ u: thường chỉ định cho khối u nhỏ.
- Mở bụng thăm dò hoặc soi ổ bụng: phương pháp này hiện nay ít sử dụng vì
có nhiều phương pháp hỗ trợ chẩn đoán như chụp cắt lớp (CT Scanner) hay cộng hưởng từ (MRI).
7.1.3. Phẫu thuật để điều trị
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà có 2 loại chỉ định: điều trị phẫu thuật triệt căn và tạm thời.
Phẫu thuật triệt căn được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.
Phẫu thuật tạm thời: chỉ định cho những bệnh nhân ở giai đoạn muộn. Phẫu thuật
tạm thời có các mục đích khác nhau (lấy bỏ khối u tối đa, phục hồi sự lưu thông, cầm máu, giảm đau…) 7.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để điều
trị bệnh ung thư. Đó là song điện từ ( tia X, tia Gamma..) hoặc các hạt nguyên tử (electron, nơtron…)
Xạ trị: tiêu diệt được các tế bào ung thư đã xâm lấn rộng ra vùng xung quanh tổ
chức ung thư nguyên phát mà phẫu thuật không làm được. Tuy nhiên điều trị tia xạ
không diệt được tế bào ung thư đã di căn xa hoặc những loại ung thư biểu hiện toàn
thân (leukemia, u lympho ác tính…).
7.2.1. Các phương pháp chiếu xạ
- Xạ trị ngoài: nguồn xạ đặt ngoài cơ thể, máy sẽ hướng chùm tia vào vùng tổn
thương để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị áp sát: nguồn xạ được đặt áp sát hoặc cắm trực tiếp vào vùng tổn thương.
Một số các đồng vị phóng xạ dạng lỏng như I131 , phosphor 32 có thể dùng
bơm trực tiếp vào trong cơ thể để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.
- Xạ phẫu định vị, xạ trị định vị.
7.2.2. Chỉ định xạ trị
- Điều trị triệt căn: chỉ định cho những bệnh nhân giai đoạn sớm. Được chỉ định
đơn độc hoặc phối hợp với phẫu thuật, hóa chất. 13 lO M oARcPSD| 47669111
- Xạ trị triệu chứng: chỉ định cho những bệnh nhân giai đoạn muộn với mục
đích làm giảm và chống lại các biến chứng của ung thư như chống đau, chống
chèn ép, chống chảy máu. 7.3. Hóa trị
Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân. Mục đích tiêu diệt tế bào ung
thư đang lưu hành trong cơ thể. Hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư thì cũng tổn thương tế bào lành.
Mỗi thuốc hóa chất tác động vào mỗi giai đoạn phân bào khác nhau. 7.4. Nội tiết
- Điều trị ung thư bằng nội tiết có tác dụng làm thoái lui bệnh và kéo dài thời
gian sống thêm cho bệnh nhân như trong ung thư vú và tuyến tiền liệt.
- Một số ung thư cũng đáp ứng với điều trị nội tiết như: ung thư nội mạc tử cung, ung thư giáp trạng.
- Một số ung thư không liên quan đến nội tiết cũng đáp ứng tốt với điều trị
corticoid như bệnh bạch cầu. 7.5. Điều trị đích
Kháng thể đơn dòng là các kháng thể gắn với các kháng nguyên đặc hiệu trên
bề mặt tế bào có thể phá hủy tế bào u qua các cơ chế khác nhau. Một số kháng
thể còn được gắn thêm đồng vị phóng xạ, hóa chất, cytokine để tiêu diệt tế bào u.
7.6. Tác nhân điều hòa đáp ứng miễn dịch
- Interferon: có 3 loại INF α, β, . Trong đó INF α được sử dụng rộng rãi nhấtɣ
và có hoạt tính rõ rệt nhất trong bệnh ung thư máu.
- Interleukin: chủ yếu IL- 2. Có khả năng gắn với các thụ thể bề mặt tế bào đặc
hiệu nằm trên tế bào lympho. Ngoài ra có khả năng hoạt hóa tế bào diệt tự
nhiên. IL-2 sử dụng vào điều trị ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư hắc tố. 8. DỰ PHÒNG UNG THƯ 8.1. Phòng bệnh bước 1
Là phòng ngừa ban đầu là nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc
với các nguyên nhân gây ra ung thư. Đây là phương pháp dự phòng tích cực nhất.
Ví dụ: không hút thuốc lá, không uống rượu, tiêm phòng vacxin… 8.2. Phòng bệnh bước 2 14 lO M oARcPSD| 47669111
Sàng lọc và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh hoặc những dấu hiệu
của một tình trạng tiền ung thư: sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung, ung thư vú,
ung thư phổi, ung thư gan…
Qúa trình này chỉ có hiệu quả trên một số bệnh có phản ứng (test) đặc hiệu.
Bằng những chương trình sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh có test đặc hiệu
làm hạ thấp giai đoạn lâm sàng và giảm tỷ lệ tử vong.
8.2.1. Sàng lọc ung thư vú
- Tự khám vú: thực hiện một tháng một lần và khám sau khi sạch kinh khoảng 5
ngày. Thường phát hiện được các khối u còn nhỏ.
- Khám lâm sàng tuyến vú: khám cho tất cả phụ nữ trên 40 tuổi ít nhất một năm một lần.
- Chụp tuyến vú: chỉ định cho phụ nữ trên 40 tuổi trong diện nguy cơ cao, một năm
nên chụp vú không chuẩn bị một lần.
8.2.2. Sàng lọc ung thư cổ tử cung
- Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa nếu sàng lọc được tiến hành bằng Paptest
một cách chính xác hay tế bào học âm đạo mỗi năm một đến hai lần ở phụ nữ
trên 30 tuổi đã có gia đình.
- Tế bào học cổ tử cung là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa ung thư cổ tử
cung xâm lấn và tử vong do ung thư cổ tử cung. Ở những nước đã áp dụng chương
trình sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng Paptest tỷ lệ các trường hợp ung thư cổ tử
cung xâm lấn đã giảm 30%.
- Ở các địa phương không có phương tiện để làm Paptest có thể khám cổ tử cung
bằng mỏ vịt cho các phụ nữ trên 30 tuổi. Nếu phát hiện có những tổn thương nghi
ngờ sẽ chuyển đến phòng khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.
- Có thể kết hợp khám bằng mắt với làm thử nghiệm Lugol soi cổ tử cung để phóng
đại các thương tổn ở cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung để vừa chẩn đoán vừa
điều trị các ung thư tiền xâm lấn.
8.2.3. Ung thư gan nguyên phát
- Sàng lọc bằng cách đo Alpha Fetoprotein trong huyết thanh những đối tượng đã bị viêm gan virus B.
- Siêu âm được dùng để theo dõi các trường hợp có kết quả bất thường.
8.2.4. Ung thư tuyếntiền liệt 15 lO M oARcPSD| 47669111
Ba test có khả năng phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng là: thăm khám
trực tràng bằng tay, siêu âm qua trực tràng, kháng nguyên đặc hiệu của tuyếntiền liệt - PSA. 8.2.5. Ung thư phổi
Chụp X quang phổi định kỳ hàng năm cho những người hút thuốc trên 45 tuổi để
phát hiện những khối u còn nhỏ. 8.2.6. Ung thư tuyến giáp
Các đối tượng đã được chiếu xạ vào vùng đầu cổ sẽ có nguy cơ cao, cần phải
được thăm khám định kỳ, xét nghệm calcitonin và thyroglobulin. 7.3. Phòng bệnh bước 3
Là tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất để kéo dài thời
gian sống thêm cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức (2011), “Ung thư học đại cương”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Văn Hiếu (2015) “Ung thư học” Nhà xuất bản y học
3. McPhee S.J., Papadakis M.A. (2015) Current Medical Diagnosis and
Treatment, 50 thedition , Lange Medical Books, McGraw Hill.
4. Greene R.J., Harris N.D. (2008)Pathology and Therapeutics for
Pharmacists - A Basis for Clinical Pharmacy Practice, 3nd edition,
Published by the Pharmaceutical Press 16 lO M oARcPSD| 47669111 17