-
Thông tin
-
Quiz
Đại hội Đảng toàn quốc - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, mở đầuquá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳnày, đất nước đã trải qua một số sự kiện lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng lớn.Nhân dân đã vượt qua muôn vàn trở ngại,. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Đại hội Đảng toàn quốc - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, mở đầuquá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳnày, đất nước đã trải qua một số sự kiện lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng lớn.Nhân dân đã vượt qua muôn vàn trở ngại,. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982)
A. Ngữ cảnh và tầm quan trọng
Từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, mở đầu
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ
này, đất nước đã trải qua một số sự kiện lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng lớn.
Nhân dân đã vượt qua muôn vàn trở ngại, nghịch cảnh và đạt được nhiều thành
công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp
nhiều khó khăn, trở ngại. Sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về kinh tế,
phát triển xã hội còn có một số bất cập. Một cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra
ở nước ta. Do đó, Đảng phải có kế hoạch rà soát lại đường lối, đánh giá một cách
khách quan thành tựu và khuyết điểm, đồng thời xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu,
chủ trương và biện pháp quan trọng để khai thác tiềm năng của đất nước, khắc
phục những khó khăn và khuyết điểm, giải quyết đúng những vấn đề quan trọng và
cấp bách về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về sản xuất và đời sống, v.v... nhằm tiếp
tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
B. Đại hội V của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được tổ chức từ ngày 27-3 đến ngày
31-3-1982 tại thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn
1,7 triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công
nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới. Đại hội đã thông qua các văn kiện quan
trọng, bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đồng chí Lê Duẩn được bầu
lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội V đã bổ sung đường lối chung do Đại hội IV đề ra với những quan điểm mới:
Khẳng định Việt Nam thời điểm bấy giờ đang từng bước tiến lên thời kỳ quá
độ lên CNXH với những khó khăn về mọi mặt. Đó là khó khăn, phức tạp,
lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã tự phê bình về những khuyết điểm và sai lầm của mình trước Đại hội.
Việc xác định trên thực tiễn cách mạng nước ta đang ở chặng đường nào trên
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quyết định việc nhận rõ và
nắm chắc quy luật khách quan và là căn cứ để thể chế hoá đường lối, quyết
định chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn cách mạng; tránh chủ
quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Đại hội cũng nêu rõ : “Kinh nghiệm của
5 năm 1976 - 1980 cho thấy phải cụ thể hoá đường lối của Đảng - đường lối
chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, vạch ra chiến lược kinh tế, xã hội cho chặng đường
đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”.
Từ tình hình thực tiễn đất nước cùng với những biến động của tình hình quốc tế và
những âm mưu từ các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, Đại hội V đã xác định
trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng:
Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cả hai nhiệm vụ
này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về công tác xây dựng đất nước theo
khuynh hướng CNXH, báo cáo chính trị của Đảng đề rõ những nhiệm vụ
trọng yếu về kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 1981-1985 và những năm 80.
Trong đó những mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội trong những năm 80 :
Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và cần thiết nhất dần ổn
định, hướng tới cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhândân.
Tiếp tục củng cố cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa; đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trang
bị thêm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các ngành kinh tế chuẩn bị cho
bước phát triển mới của công nghiệp nặng trong chặng đường tới.
Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc
phòng, giữ vững an ninh trật tự.”
Xây dựng thành công CNXH sẽ tạo nên sự vững mạnh cho quốc gia về mọi
mặt từ đó tiếp sức đánh thắng mọi kẻ thù chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc. Và bên cạnh đó, có tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chức
Tổ quốc thì mới đủ điều kiện để xây dựng thành công CNXH. Hai nhiệm vụ
chiến lược này phải đi đôi với nhau cùng xây dựng một đất nước vững
mạnh. “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng,
bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội”.
Về nội dung, bước đi, cách làm thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
trong chặng đường đầu tiên Đại hội xác định :
“Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một
số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công-nông nghiệp hợp lý.”
Nội dung trên cho thấy Đại hội đã xác định đúng đắn những bước đi đầu
tiên trong công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, áp dụng hợp lý vào
điều kiện thực tiễn nước ta, với một nước sở hữu ruộng đất cũng như nguồn
lao động tiềm năng, việc tập trung đẩy mạnh nông nghiệp sẽ phát huy và
khai thác tối đa thế mạnh về lao động, đất đai, ngành nghề,… Gia tăng đẩy
mạnh hàng tiêu dùng và sự điều chỉnh trong công nghiệp nặng làm có mức
độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ.Từ các yếu tố trên kết hợp với nhau tạo nên các tiền đề cần thiết
đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo.
Về công tác đối ngoại, Đại hội xác định : Công tác đối ngoại phải trở thành một
mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các
thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.
Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội chủ trương xây dựng Đảng vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và
khoa học, một đảng thật sự trong sạch, có sức chiến đấu cao và gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
Tuy nhiên, Đại hội V còn có những hạn chế:
- Chưa phản ánh rõ nguyên nhân đến tình trạng trì trệ của nền kinh tế, khuyết
điểm ở trong khâu tổ chức thực hiện nên đã chưa có được những sửa chữa đúng mức cần thiết.
- Chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong
thời kỳ quá độ, chưa xác định được quan điểm cụ thể về việc kết hợp kế
hoạch với thị trường, việc tổ chức lưu thông phân phối vẫn một chiều do kế
hoạch nhà nước quyết định.
- Coi nông nghiệp là mũi nhọn nhưng chưa có những đối sách, giải pháp thiết
thực nhằm giải phóng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp.
- Về đối ngoại, Đại hội chưa đưa ra giải pháp cụ thể để đưa Việt Nam thoát
khỏi tình trạng bị bao vây cô lập.
Đại hội lần thứ V của Đảng là thành quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, tổng
hợp ý kiến của toàn Đảng nhằm chỉ rõ mục tiêu, phương hướng. .. để giải quyết những
vấn đề cấp bách nóng bỏng của cách mạng Việt Nam. Đánh dấu một bước chuyển
biến mới đối với phương thức lãnh đạo của Đảng trên con đường cách mạng “Tất cả vì
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”.