Dàn ý, câu hỏi Cấu thành Tội phạm - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Dàn ý, câu hỏi Cấu thành Tội phạm - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Bố cục: 3 phần
1. Các yếu tố của tội phạm
2. Cấu thành tội phạm (khái niệm, đặc điểm các yếu tố CTTP và phân loại CTTP)
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu CTTP
Mục đích bài giảng: cung cấp 1 công cụ để xác định 1 hành vi phạm tội là 1 tội phạm cụ thể.
Đặt vấn đề:
ở bài trước, chúng ta đã nghiên cứu về tội phạm, theo đó tội phạm được quy định tại Khoản 1
Điều 8 BLHS:
Tội phạm: - là hành vi nguy hiểm cho xã hội
- được quy định trong BLHS
- do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
- xâm phạm: + độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
+ chế độ chính trị, chế độ kinh tế
+ nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
+ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
+ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân
+ xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự PL XHCN.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu
hình phạt.
Từ khái niệm đó cho phép chúng ta thể xem xét tội phạm nhiều mặt nội dung
khác nhau:
*Thứ nhất, xét về mặt nội dung chính trị - hội: tội phạm hành vi nguy hiểm cho
hội, khác với các vi phạm pháp luật khác. Các vi phạm pháp luật khác tuy cũng tính
nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ chưa đáng kể.
Tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện:
- tội phạm hành vi thiệt hại đáng kể đến các QHXHgây ra hoặc đe dọa gây ra
được LHS bảo vệ.
- đó những quan hệ tính khi bịtương đối quan trọng hoặc quan trọng
xâm hại có thể đến gây ra những thiệt hại hoặc những ảnh hưởng đáng kể điều kiện tồn tại
phát triển của chế độ XHCN.
- Việc đánh giá hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tình hình phát
triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
* Thứ hai, xét về mặt hình thức pháp lý: tội phạm được quy định trong luật hình sự; các
vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản của các ngành luật khác.
1
- một hành vi nguy hiểm cho hội chỉ thể bị coi tội phạm nếu được quyThể hiện:
định trong BLHS.
- nếu một hành vi nào đó kể cả gây nguy hiểm đáng kể cho hội nhưng chưa
được quy định trong BLHS thì không phải là tội phạm.
* Thứ ba, xét về mặt hậu quả pháp lí: tội phạm có tính phải chịu hình phạt.
- chỉ tội phạm mới bị xử bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nghiêmThể hiện:
khắc nhất là hình phạt.
- các vi phạm pháp luật khác chỉ thể bị xử bằng các biện pháp cưỡng chế ít
nghiêm khắc hơn.
* Thứ tư, xét về mặt cấu trúc: tội phạm là 1 dạng vi phạm pháp luật mà 1 vi phạm pháp luật
xét về mặt cấu trúc thì được cấu thành bởi : khách thể; mặt khách quan; chủ thể mặt chủ
quan của vi phạm pháp luật.
→ Do đó, xét về mặt cấu trúc thì tội phạm được cấu thành bởi: Khách thể; mặt khách quan;
chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm.
Tuy nhiên trong mỗi yếu tố cấu thành tội phạm lại những nét riêng biệt khác với những vi
phạm pháp luật khác (vi phạm hành chính; vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật Nhà nước). Đây
là cơ sở giúp phân biệt 1 hành vitội phạm hay chỉ vi phạm pháp luật khác. Chínhvậy,
để xác định 1 hành vi vppl tội phạm đòi hỏi phải nắm vững các yếu tố của tội phạm cấu
thành tội phạm.
Sau đây, ta sẽ nghiên cứu tội phạm dưới góc độ hình thức cấu trúc, tức là nghiên cứu các yếu tố
của tội phạm:
1. Các yếu tố của tội phạm:
1.1. KT của tội phạm
- Mỗi hành vi vppl đều được thực hiện bởi sự tác động đến đối tượng thuộc 1 QHXH nhất định.
QHXH đó chính là khách thể tác động của hành vi vi phạm đó.
Như vậy, KT của tội phạm: là quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ
bị tội phạm xâm hại
* QHXH:
- Nhu cầu sinh tồn phát triển đã buộc con người phải liên kết với nhau thành những cộng
đồng. Giữa các thành viên cộng đồng luôn nảy sinh những sự liên hệ về vật chất, về tinh thần
với nhau và những mối liên hệ này luôn có giới hạn gọi là các quan hệ.
- QHXH được hiểu ;là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người
nghĩa là chúng xuất hiện trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất; trong việc thỏa
mãn những nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích xã hội.
2
- QHXH rất đa dạng, phong phú; đó có thể là quan hệ gia đình (quan hệ giữa cha mẹ, vợ chồng,
con cái), quan hệ lao động (quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động), quan hệ
về tài sản, quan hệ chính trị, đạo đức…
* KT của tội phạm QHXH được LHS bảo vệ: hay những QHXH được Nhà nước xác
định cần được bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật hình sự
- là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Đ8 BLHS – đó là những quan hệ xã hội có liên
quan trực tiếp đến : + độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
+ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nềnn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự ATXH;
+ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức;
+ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền
lợi ích hợp pháp khác của công dân.
+ các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Câu hỏi: trong khoa học LHS có ý kiến cho rằng khách thể trực tiếp của tội phạm không phải
các QHXH đối tượng tác động (như khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự của con ngườitính mạng sức khỏe con người; tài sản là khách thể
trực tiếp của các tội xâm phạm sở hữu…)
Trả lời: theo quan điểm của chúng tôi, quan điểm trên là chưa chính xác. Bởi vì, hành vi gây
thiệt hại cho QHXH này hay QHXH khác được thể hiện ở nhiều mặt:
- hoặc gây thiệt hại cho các chủ thể của quan hệ xã hội;
- hoặc gây thiệt hại cho chính nội dung mối quan hệ xã hội;
- gây thiệt hại cho các điều kiện phát sinh và tồn tại của mối quan hệ xã hội.
→ như vậy, đối tượng tác động chỉ 1 bộ phận cấu thành nên QHXH; các khách thể trực tiếp
được đưa ra thực chất cũng là các mối quan hệ xã hội.
dụ: các tội chiếm đoạt tài sản, tài sản bị chiếm đoạt tuy không hề bị thay đổi về lượng
cũng như về chất; thế nhưng QHSH (quyền chiếm dụng, quyền sử dụng quyền định đoạt)
đối với các tài sản đó lại thay đổi hại cho chủ sở hữu hợp pháp tài sản đó. Hoặc các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe cũng như vậy; tính mạng, sức khỏe con người nói chung ở đây
như một tồn tại hội LHS bảo vệ, sựm hại đến tính mạng, sức khỏe con người
xâm phạm đến chủ thể tồn tại xã hội đó.
* KT của tội phạm là những QHXH bị tội phạm xâm hại:
- không phải hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những QHXH được xác định ở
Điều 8 trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định –
những trường hợp đã được cụ thể hóa qua những quy phạm pháp luật hình sự Phần các tội
phạm của BLHS.
- Tội giết người (Đ93 BLHS) xâm phạm quyền sống của con ngườiVí dụ:
3
- Tội trộm cắp tài sản (Đ138 BLHS) xâm phạm quyền sở hữu của con người về
tài sản
- Tội cướp tài sản (Đ133 BLHS) xâm phạm quyền sở hữu và tính mạng, sức khỏe
của công dân.
=> Kết luận: Khách thể của tội phạm là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm
- các hành vi xâm phạm đến các QHXH không phải là khách thể của tội phạm thì
không phải là tội phạm.
- hiểu khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội; phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và phân
biệt tội phạm này với tội phạm khác.
1.2. Mặt khách quan của tội phạm
- Mỗi vi phạm pháp luật đều được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài; trong KH
luật gọi đó là mặt khách quan.
Vậy, mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài ý thức chủ quan của
người phạm tội, không còn nằm trong ý nghĩ của người phạm tội nữa.
Bao gồm: + Hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Những điều kiện bên ngoài khác (công cụ, phương tiện, thời gian,
địa điểm, hoàn cảnh phạm tội…)
Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội:
- Trong LHS, hành vi được hiểu là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách
quan dưới hình thức hành động hoặc không hành động nhằm đạt những mục đích chủ định
và mong muốn.
- Hành vi chỉ bao gồm những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan mà mặt
thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển.
- Biểu hiện của con người ra bên ngoài sẽ không được coi hành vi nếu biểu hiện đó không
được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải kết quả của hoạt
động ý chí. Những biểu hiện loại này thể những biểu hiện không chủ định (như phản
xạ không điều kiện bẩm sinh, phản ứng trong tình trạng choáng hay trong tình trạng xúc động
mạnh…) hoặc những biểu hiện trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển
mặt thực tế của biểu hiện do rối loạn ý thức.
- Hành vi khách quan của tội phạm mang tính nguy hiểm chohội được thể hiện ở chỗ hành
vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho QHXH được LHS bảo vệ.
Thứ hai, về hậu quả nguy hiểm cho xã hội:
4
- Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho QHXH là khách thể bảo vệ
của LHS, được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan
hệ xã hội là khách thể của tội phạm.
- Tính chất mức độ thiệt hại được xác định bởi tính chất mức độ biến đổi của các đối
tượng tác động của tội phạm những đặc điểm của như các tội xâm phạm sức khỏe hoặc bởi
chính đối tượng bị tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho hội làm biến đổi tình trạng như
các tội chiếm đoạt tài sản (tội trộm cắp tài sản, tội tham ô tài sản…)
Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi hậu quả - mối quan hệ khách
quan luôn tồn tại giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành
vi đó gây ra.
- Trong việc áp dụng pháp luật, để buộc chủ thể phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho
hội, cơ quan áp dụng phải chứng minh hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó do hành vi nguy hiểm
cho xã hội của chủ thể gây ra.
- Để chứng minh điều này, quan áp dụng phải xác định sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa
hành vi nguy hiểm cho hội hậu quả nguy hiểm cho hội; tức xác định được 3 điều
kiện:
+ hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian;
+ hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng
khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật;
+ hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả của hành vi trái pháp luật – khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của
đối tượng tác động hoặc khả năng để sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra không bị ngăn chặn.
Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm còn có những nội dung biểu hiện khác; đó là
phương tiện phạm tội; phương pháp, thủ đoạn phạm tội thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
phạm tội.
- Phương tiện phạm tội những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện
hành vi phạm tội của mình.
- công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội.
- Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ: mặt khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (Đ202 BLHS) thể hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ hậu
quả (thiệt hại nghiêm trọng xảy ra, đó gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về
sức khỏe hoặc về tài sản của người khác).
=> Kết luận: Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm
- Không mặt khách quan thì cũng không các yếu tố khác của tội phạm do vậy cũng
không có tội phạm.
5
- Việc xác định đúng mặt khách quan của tội phạm sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và
tòa án phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên sở các dấu hiệu bản điển hình nhất
được nhà làm luật ghi nhận với tính chất các dấu hiệu bắt buộc tại điều, khoản tương ứng
trong phần các tội phạm BLHS.
1.3. Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
- Chủ thể của tội phạm chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong LHS.
Theo LHS VN, chủ thểy chỉ thể con người cthể. Theo đó, pháp nhân không thể
chủ thể của tội phạm, đây cũng 1 yếu tố để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác.
- Người có thể trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực TNHS. Đó là năng lực
nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi thực hiện và năng lực điều khiển được hành vi theo
đòi hỏi tất yếu của xã hội để có năng lực này, con người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy
người thể chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn 2 đặc điểm: NLTNHS đủ tuổi chịu
TNHS.
Thứ nhất, về NLTNHS:
- BLHS không quy định người có NLTNHS là 1 người có những điều kiện gì? mà chỉ quy định
tình trạng không có NLTNHS.
- Điều 13 BLHS đã xác định người trong tình trạng không NLTNHS người mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình.
- Vậy, người không NLTNHS người không năng lực lựa chọn, quyết định hành
động phù hợp với những đòi hỏi của xã hội.
Câu hỏi: Vấn đề đặt ra là: trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong
tình trạng say do dùng rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác được coi người không
NLTNHS vìràng họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện năng lực nhận
thức hoặc năng lực điều khiển hành vi của họ bị hạn chế hoặc có thể loại trừ?
: Không. Vì trước đó họ là người có NLTNHS và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chấtTrả lời
kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng say nên họ có lỗi; do đó họ vẫn phải chịu TNHS.
Thứ hai, về độ tuổi chịu TNHS:
- Điều 12 BLHS quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu
TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
- việc quy định này không chỉ xác định tuổi bất đầu thể phải chịu TNHS còn phân hóa
TNHS của người chưa thành niên có hành vi phạm tội theo độ tuổi.
6
: Điều 104 BLHS năm 1999 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạiCâu hỏi
cho sức khỏe của người khác thì chủ thể của tội phạm là ai?
Trả lời : Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên
(khoản 1; 2)đây là tội phạm ít nghiêm trọng; mức cao nhất của khung hình phạt Khoản 1
là tù đến ba năm vàkhoản 2đến 7 năm (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS) hoặc
từ đủ 14 tuổi trở lên (Khoản 3; 4) đây tội phạm nghiêm trọng nghiêm trọng đặc biệt
nghiêm trọng mức cao nhất của khung hình phạt khoản 3 đến mười lăm năm
khoản 4 đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS)
tất nhiên những người này phải không trong tình trạng không năng lực trách nhiệm
hình sự.
=> Kết luận: Chủ thể của tội phạm là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm
- Thỏa mãn dấu hiệu chủ thể là căn cứ cần thiết để truy cứu TNHS.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm với
tư cách là người trực tiếp thực hiện hành vi; ngoài những người đó ra, người khác với tư cách là
người trực tiếp thực hiện nh vi được tả trong CTTP của tội phạm đó đủ NLTNHS
cũng không thể là chủ thể của tội phạm – được KHLHS gọi là chủ thể đặc biệt
dụ: chỉ người mẹ mới chủ thể của tội giết con mới đẻ quy định Đ94 BLHS; chỉ
người có chức vụ mới là chủ thể của các tội phạm về chức vụ quy định tại Chương XXI BLHS.
1.4. Mặt chủ quan của tội phạm: những biểu hiện tâm bên trong của tội phạm,
không thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan nên bằng các giác quan chúng ta không
thể nhận biết được phải thông qua một quá trình nhận thức theo phương pháp biện
chứng
Bao gồm: + lỗi;
+ động cơ phạm tội;
+ mục đích phạm tội.
Thứ nhất, lỗi:
- là của con người thái độ tâm lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu
quả do hành vi đó gây ra; được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội bị coi có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức
được hoặc đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm chohội của hành viđủ
điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Thứ hai, động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố
ý.
7
Thứ ba, mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt
được khi thực hiện hành vi phạm tội.
: Ví dụ Mặt chủ quan của tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS): tội phạm được thực hiện do
lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích vụ lợi. Người phạm tội biết rõ tài sản mà y cướp là tài sản của
người khác mục đích của y muốn chiếm đoạt biến tài sản của người khác thành của
mình.
Mặt chủ quan của tội khủng bố (Điều 84 BLHS): tội phạm được thực hiện do lỗi
cố ý trực tiếp mục đích nhằm chống chính quyền nhân n. Tuy nhiên nếu hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, đe dọa xâm phạm tính mạng không nhằm mục đích
chống chính quyền nhân dân thì không cấu thành tội khủng bố thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 93 BLHS). Như vậy, rõ ràng dấu hiệu hậu quả làm chết
người hành vi khách quan xâm phạm tính mạng của người khác chưa đủ để phản ánh mục
đích phạm tội; do đó mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm của tội khủng bố (Điều 84 BLHS)
Mặt chủ quan của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn lại nước ngoài nhằm chống
chính quyền nhân dân (Điều 91 BLHS): tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp mục
đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, cũng hành vi trốn đi nước ngoài hoặc trốn
lại nước ngoài không mục đích chống chính quyền nhân dân thì thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội lại nước ngoài hoặc ở lại Việt
Nam trái phép (Điều 274 BLHS); đây hành vi khách quan không phản ánh được mục đích
phạm tội, do đó mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân dấu hiệu bắt buộc của CTTP
tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 91
BLHS).
=> Kết luận: Mặt chủ quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm
- sở để buộc chủ thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho hội của mình về
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra;
- nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu TNHS, dù cho hành vi của họ thực hiện đã gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Điều 8 BLHS xác định hành vi nguy hiểm cho hội chỉ bị coi tội phạm khi được thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Kết luận phần 1: Mỗi yếu tố trên đều có mặt quan trọng của nó. Bốn yếu tố CTTP có liên
quan với nhau và tổng hợp lại cùng quyết định tính nguy hiểm của tội phạm. Trong thực
tế, mỗi yếu tố chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận cấu thành của thể thống nhất là tội phạm.
Thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm
8
2. Cấu thành tội phạm
2.1. Khái niệm
- Như ta đã biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong BLHS. Điều
2 BLHS quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS
=> theo quy định đó thì tội phạm được quy định trong BLHS ở dạng hoàn chỉnh với đầy đủ yếu
tố hợp thành. Khuôn mẫu pháp lý đó gọi là cấu thành tội phạm.
- Trong KH LHS có rất nhiều quan điểm về CTTP, như:
+ CTTP là khuôn mẫu pháp lý của tội phạm.
+ CTTP là khái niệm pháp lý (được quy định trong luật) về hành vi phạm tội.
+ CTTP hệ thống các dấu hiệu cần đủ cho từng tội phạm cụ thể được quy định trong
BLHS.
Về cơ bản, quan điểm được thừa nhận rộng rãi CTTP là tổng hợp các dấu hiệu đặc trưng cho
loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự”.
- Dù được định nghĩa như thế nào, ta cũng có thể hiểu, CTTP là
+ tổng hợp các dấu hiệu.
+ Các dấu hiệu này không phải bao gồm tất cả các dấu hiệu của các yếu tố của tội phạm
chỉ thể hiện các yếu tố tính đặc trưng, các yếu tố cần đủ để khẳng định hành vi
phạm tội hay không và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Cần và đủ cho việc định tội.
+ Các dấu hiệu này được quy định trong Luật hình sự (quy định cả ở phần các tội phạm
và cả ở phần chung của BLHS).
- Không phải tất cả các dấu hiệu của các yếu tố của tội phạm đều được đưa vào CTTP;
những yếu tố bắt buộc phải có, có những yếu tố không bắt buộc. Được thể hiện:
+ MKQ của tội phạm: dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho hội dấu hiệu bắt buộc phải
trong mọi CTTP
Vì: hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất; tất cả các yếu tố khác của tội phạm đều
chỉ các biểu hiện xoay quanh gắn liền với hành vi; không hành vi thì cũng không
các biểu hiện khác.
Dấu hiệu hậu quả chỉ được tả trong trường hợp hành vi chỉ tính nguy hiểm hoặc
tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi gây ra hậu quả do đó dấu hiệu hậu quả nói chung
thường được mô tả trong tất cả các CTTP vô ý.
Dấu hiệu khác chỉ trong một số tội nhất định những tội này đỏi hỏi phải để xác
định hành vi phạm tội.
Ví dụ: Tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS) đòi hỏi phương tiện phạm tội phải là những giá trị vật
chất
Tội cưỡng ép kết hôn (Điều 146 BLHS) đòi hỏi thủ đoạn phạm tội là thủ đoạn hành hạ,
ngược đãi, yêu sách của cải, uy hiếp tinh thần…
9
Tội hoạt động phỉ (Điều 83 BLHS) thì địa điểm phạm tội vùng núi, vùng biển, vùng
hiểm yếu khác.
Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) thì hoàn cảnh phạm tội hoàn cảnh khách quan
đặc biệt.
+ MCQ của tội phạm: dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi CTTP
Vì: người phải chịu TNHS theo LHS VN không phải đơn thuần người này đãHV
khách quan gây thiệt hại cho hội còn đã lỗi trong việc thực hiện hành vi khách
quan đó. LHS VN không chấp nhận quy tội khách quan, nghĩa truy cứu TNHS con người
trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ.
Dấu hiệu động cơ: Điều 95 tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động;
Điều 96 tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Điều 105 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động;
Điều 106 tội cố ý gây thương tích hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Dấu hiệu mục đích: 14 tội chương I các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Điều 133 tội cướp tài sản;
Điều 135 tội cưỡng đoạt tài sản;
Điều 136 tội cướp giật tài sản
Điều 143 tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
+ Chủ thể của tội phạm: dấu hiệu con người cụ thể; có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
bắt buộc phải có trong mọi CTTP; dấu hiệu không bắt buộc là các dấu hiệu bổ sung tương ứng
đối với riêng chủ thể đặc biệt của tội phạm
10
| 1/10

Preview text:

CẤU THÀNH TỘI PHẠM Bố cục: 3 phần
1. Các yếu tố của tội phạm
2. Cấu thành tội phạm (khái niệm, đặc điểm các yếu tố CTTP và phân loại CTTP)
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu CTTP
Mục đích bài giảng: cung cấp 1 công cụ để xác định 1 hành vi phạm tội là 1 tội phạm cụ thể. Đặt vấn đề:
ở bài trước, chúng ta đã nghiên cứu về tội phạm, theo đó tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS:
Tội phạm: - là hành vi nguy hiểm cho xã hội
- được quy định trong BLHS
- do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
- xâm phạm: + độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
+ chế độ chính trị, chế độ kinh tế
+ nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
+ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
+ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân
+ xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự PL XHCN.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Từ khái niệm đó cho phép chúng ta có thể xem xét tội phạm ở nhiều mặt nội dung khác nhau:
*Thứ nhất, xét về mặt nội dung chính trị - xã hội: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, khác với các vi phạm pháp luật khác. Các vi phạm pháp luật khác tuy cũng có tính
nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ chưa đáng kể.
Tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện:
- tội phạm là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các QHXH được LHS bảo vệ.
- đó là những quan hệ có tính tương đối quan trọng hoặc quan trọng và khi bị
xâm hại có thể gây ra những thiệt hại hoặc những ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện tồn tại và
phát triển của chế độ XHCN.
- Việc đánh giá hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tình hình phát
triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
* Thứ hai, xét về mặt hình thức pháp lý: tội phạm được quy định trong luật hình sự; các
vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản của các ngành luật khác.
1
Thể hiện: - một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu được quy định trong BLHS.
- nếu một hành vi nào đó kể cả gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng chưa
được quy định trong BLHS thì không phải là tội phạm.
* Thứ ba, xét về mặt hậu quả pháp lí: tội phạm có tính phải chịu hình phạt.
Thể hiện: - chỉ có tội phạm mới bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nghiêm
khắc nhất là hình phạt.
- các vi phạm pháp luật khác chỉ có thể bị xử lí bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn.
* Thứ tư, xét về mặt cấu trúc: tội phạm là 1 dạng vi phạm pháp luật mà 1 vi phạm pháp luật
xét về mặt cấu trúc thì được cấu thành bởi : khách thể; mặt khách quan; chủ thể và mặt chủ
quan của vi phạm pháp luật.
→ Do đó, xét về mặt cấu trúc thì tội phạm được cấu thành bởi: Khách thể; mặt khách quan;
chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm.
Tuy nhiên trong mỗi yếu tố cấu thành tội phạm lại có những nét riêng biệt khác với những vi
phạm pháp luật khác (vi phạm hành chính; vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật Nhà nước). Đây
là cơ sở giúp phân biệt 1 hành vi là tội phạm hay chỉ là vi phạm pháp luật khác. Chính vì vậy,
để xác định 1 hành vi vppl là tội phạm đòi hỏi phải nắm vững các yếu tố của tội phạm và cấu thành tội phạm.
Sau đây, ta sẽ nghiên cứu tội phạm dưới góc độ hình thức cấu trúc, tức là nghiên cứu các yếu tố của tội phạm:
1. Các yếu tố của tội phạm:
1.1. KT của tội phạm
- Mỗi hành vi vppl đều được thực hiện bởi sự tác động đến đối tượng thuộc 1 QHXH nhất định.
QHXH đó chính là khách thể tác động của hành vi vi phạm đó.
Như vậy, KT của tội phạm: là quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ
bị tội phạm xâm hại
* QHXH:
- Nhu cầu sinh tồn và phát triển đã buộc con người phải liên kết với nhau thành những cộng
đồng. Giữa các thành viên cộng đồng luôn nảy sinh những sự liên hệ về vật chất, về tinh thần
với nhau và những mối liên hệ này luôn có giới hạn gọi là các quan hệ.
- QHXH được hiểu là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người ;
nghĩa là chúng xuất hiện trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất; trong việc thỏa
mãn những nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích xã hội. 2
- QHXH rất đa dạng, phong phú; đó có thể là quan hệ gia đình (quan hệ giữa cha mẹ, vợ chồng,
con cái), quan hệ lao động (quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động), quan hệ
về tài sản, quan hệ chính trị, đạo đức…
* KT của tội phạm là QHXH được LHS bảo vệ: hay là những QHXH được Nhà nước xác
định cần được bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật hình sự
- là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Đ8 BLHS – đó là những quan hệ xã hội có liên
quan trực tiếp đến : + độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
+ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự ATXH;
+ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức;
+ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của công dân.
+ các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Câu hỏi: trong khoa học LHS có ý kiến cho rằng khách thể trực tiếp của tội phạm không phải
là các QHXH mà là đối tượng tác động (như khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự của con người là tính mạng sức khỏe con người; tài sản là khách thể
trực tiếp của các tội xâm phạm sở hữu…)
Trả lời: theo quan điểm của chúng tôi, quan điểm trên là chưa chính xác. Bởi vì, hành vi gây
thiệt hại cho QHXH này hay QHXH khác được thể hiện ở nhiều mặt:
- hoặc gây thiệt hại cho các chủ thể của quan hệ xã hội;
- hoặc gây thiệt hại cho chính nội dung mối quan hệ xã hội;
- gây thiệt hại cho các điều kiện phát sinh và tồn tại của mối quan hệ xã hội.
→ như vậy, đối tượng tác động chỉ là 1 bộ phận cấu thành nên QHXH; các khách thể trực tiếp
được đưa ra thực chất cũng là các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: ở các tội chiếm đoạt tài sản, tài sản bị chiếm đoạt tuy không hề bị thay đổi về lượng
cũng như về chất; thế nhưng QHSH (quyền chiếm dụng, quyền sử dụng và quyền định đoạt)
đối với các tài sản đó lại thay đổi có hại cho chủ sở hữu hợp pháp tài sản đó. Hoặc ở các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe cũng như vậy; tính mạng, sức khỏe con người nói chung ở đây
như là một tồn tại xã hội mà LHS bảo vệ, sự xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người là
xâm phạm đến chủ thể tồn tại xã hội đó.
* KT của tội phạm là những QHXH bị tội phạm xâm hại:
- không phải hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những QHXH được xác định ở
Điều 8 trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định –
những trường hợp đã được cụ thể hóa qua những quy phạm pháp luật hình sự ở Phần các tội phạm của BLHS. Ví dụ:
- Tội giết người (Đ93 BLHS) xâm phạm quyền sống của con người 3
- Tội trộm cắp tài sản (Đ138 BLHS) xâm phạm quyền sở hữu của con người về tài sản
- Tội cướp tài sản (Đ133 BLHS) xâm phạm quyền sở hữu và tính mạng, sức khỏe của công dân.
=> Kết luận: Khách thể của tội phạm là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm
- các hành vi xâm phạm đến các QHXH không phải là khách thể của tội phạm thì
không phải là tội phạm.
- hiểu rõ khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội; phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và phân
biệt tội phạm này với tội phạm khác.
1.2. Mặt khách quan của tội phạm
- Mỗi vi phạm pháp luật đều được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài; trong KH
luật gọi đó là mặt khách quan.
Vậy, mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài ý thức chủ quan của
người phạm tội, không còn nằm trong ý nghĩ của người phạm tội nữa.

Bao gồm: + Hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Những điều kiện bên ngoài khác (công cụ, phương tiện, thời gian,

địa điểm, hoàn cảnh phạm tội…)
Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội:
- Trong LHS, hành vi được hiểu là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách
quan dưới hình thức hành động hoặc không hành động nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn.
- Hành vi chỉ bao gồm những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan mà mặt
thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển.
- Biểu hiện của con người ra bên ngoài sẽ không được coi là hành vi nếu biểu hiện đó không
được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải là kết quả của hoạt
động ý chí. Những biểu hiện loại này có thể là những biểu hiện không có chủ định (như phản
xạ không điều kiện bẩm sinh, phản ứng trong tình trạng choáng hay trong tình trạng xúc động
mạnh…) hoặc là những biểu hiện trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển
mặt thực tế của biểu hiện do rối loạn ý thức.
- Hành vi khách quan của tội phạm mang tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở chỗ hành
vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho QHXH được LHS bảo vệ.
Thứ hai, về hậu quả nguy hiểm cho xã hội: 4
- Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho QHXH là khách thể bảo vệ
của LHS, được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan
hệ xã hội là khách thể của tội phạm.
- Tính chất và mức độ thiệt hại được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của các đối
tượng tác động của tội phạm như các tội xâm phạm sức khỏe hoặc bởi những đặc điểm của
chính đối tượng bị tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho xã hội làm biến đổi tình trạng như ở
các tội chiếm đoạt tài sản (tội trộm cắp tài sản, tội tham ô tài sản…)
Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả - là mối quan hệ khách
quan luôn tồn tại giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra.
- Trong việc áp dụng pháp luật, để buộc chủ thể phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, cơ quan áp dụng phải chứng minh hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó do hành vi nguy hiểm
cho xã hội của chủ thể gây ra.
- Để chứng minh điều này, cơ quan áp dụng phải xác định sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa
hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; tức là xác định được 3 điều kiện:
+ hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian;
+ hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng
khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật;
+ hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả của hành vi trái pháp luật – khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của
đối tượng tác động hoặc khả năng để sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra không bị ngăn chặn.
Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm còn có những nội dung biểu hiện khác; đó là
phương tiện phạm tội; phương pháp, thủ đoạn phạm tội và thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
- Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện
hành vi phạm tội của mình.
- công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội.
- Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ: mặt khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (Đ202 BLHS) thể hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và hậu
quả (thiệt hại nghiêm trọng xảy ra, đó là gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về
sức khỏe hoặc về tài sản của người khác).
=> Kết luận: Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm
- Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm. 5
- Việc xác định đúng mặt khách quan của tội phạm sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và
tòa án phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất
được nhà làm luật ghi nhận với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều, khoản tương ứng
trong phần các tội phạm BLHS.
1.3. Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
- Chủ thể của tội phạm là chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong LHS.
Theo LHS VN, chủ thể này chỉ có thể là con người cụ thể. Theo đó, pháp nhân không thể là
chủ thể của tội phạm, đây cũng là 1 yếu tố để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.
- Người có thể trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực TNHS. Đó là năng lực
nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi thực hiện và năng lực điều khiển được hành vi theo
đòi hỏi tất yếu của xã hội và để có năng lực này, con người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy
người có thể là chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn 2 đặc điểm: có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Thứ nhất, về NLTNHS:
- BLHS không quy định người có NLTNHS là 1 người có những điều kiện gì? mà chỉ quy định
tình trạng không có NLTNHS.
- Điều 13 BLHS đã xác định người ở trong tình trạng không có NLTNHS là người mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Vậy, người không có NLTNHS là người không có năng lực lựa chọn, quyết định và hành
động phù hợp với những đòi hỏi của xã hội.
Câu hỏi: Vấn đề đặt ra là: trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong
tình trạng say do dùng rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác có được coi là người không có
NLTNHS vì rõ ràng họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện năng lực nhận
thức hoặc năng lực điều khiển hành vi của họ bị hạn chế hoặc có thể loại trừ?
Trả lời: Không. Vì trước đó họ là người có NLTNHS và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất
kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng say nên họ có lỗi; do đó họ vẫn phải chịu TNHS.
Thứ hai, về độ tuổi chịu TNHS:
- Điều 12 BLHS quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu
TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
- việc quy định này không chỉ xác định tuổi bất đầu có thể phải chịu TNHS mà còn phân hóa
TNHS của người chưa thành niên có hành vi phạm tội theo độ tuổi. 6
Câu hỏi: Điều 104 BLHS năm 1999 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác thì chủ thể của tội phạm là ai? Trả lời
: Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên
(khoản 1; 2) vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng; mức cao nhất của khung hình phạt ở Khoản 1
là tù đến ba năm và ở khoản 2 là tù đến 7 năm (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS) hoặc
từ đủ 14 tuổi trở lên (Khoản 3; 4) vì đây là tội phạm nghiêm trọng nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt ở khoản 3 là tù đến mười lăm năm và ở
khoản 4 là tù đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS)
và tất nhiên những người này phải không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
=> Kết luận: Chủ thể của tội phạm là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm
- Thỏa mãn dấu hiệu chủ thể là căn cứ cần thiết để truy cứu TNHS.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm với
tư cách là người trực tiếp thực hiện hành vi; ngoài những người đó ra, người khác với tư cách là
người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP của tội phạm đó có đủ NLTNHS
cũng không thể là chủ thể của tội phạm – được KHLHS gọi là chủ thể đặc biệt
Ví dụ: chỉ có người mẹ mới là chủ thể của tội giết con mới đẻ quy định Đ94 BLHS; chỉ có
người có chức vụ mới là chủ thể của các tội phạm về chức vụ quy định tại Chương XXI BLHS.
1.4. Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm,
không thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan nên bằng các giác quan chúng ta không
thể nhận biết được mà phải thông qua một quá trình nhận thức theo phương pháp biện chứng
Bao gồm: + lỗi; + động cơ phạm tội; + mục đích phạm tội. Thứ nhất, lỗi:
- là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu
quả do hành vi đó gây ra; được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức
được hoặc có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có đủ
điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Thứ hai, động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. 7
Thứ ba, mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt
được khi thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ:
Mặt chủ quan của tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS): tội phạm được thực hiện do
lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích vụ lợi. Người phạm tội biết rõ tài sản mà y cướp là tài sản của
người khác và mục đích của y là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành của mình.
Mặt chủ quan của tội khủng bố (Điều 84 BLHS): tội phạm được thực hiện do lỗi
cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Tuy nhiên nếu hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, đe dọa xâm phạm tính mạng không nhằm mục đích
chống chính quyền nhân dân thì không cấu thành tội khủng bố mà có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 93 BLHS). Như vậy, rõ ràng dấu hiệu hậu quả làm chết
người và hành vi khách quan xâm phạm tính mạng của người khác chưa đủ để phản ánh mục
đích phạm tội; do đó mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm của tội khủng bố (Điều 84 BLHS)
Mặt chủ quan của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống
chính quyền nhân dân (Điều 91 BLHS): tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục
đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, cũng hành vi trốn đi nước ngoài hoặc trốn
ở lại nước ngoài mà không có mục đích chống chính quyền nhân dân thì có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt
Nam trái phép (Điều 274 BLHS); ở đây hành vi khách quan không phản ánh được mục đích
phạm tội, do đó mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của CTTP
tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 91 BLHS).
=> Kết luận: Mặt chủ quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm
- là cơ sở để buộc chủ thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra;
- nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu TNHS, dù cho hành vi của họ thực hiện đã gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Điều 8 BLHS xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi được thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Kết luận phần 1: Mỗi yếu tố trên đều có mặt quan trọng của nó. Bốn yếu tố CTTP có liên
quan với nhau và tổng hợp lại cùng quyết định tính nguy hiểm của tội phạm. Trong thực
tế, mỗi yếu tố chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận cấu thành của thể thống nhất là tội phạm.
Thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm
8
2. Cấu thành tội phạm 2.1. Khái niệm
- Như ta đã biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong BLHS. Điều
2 BLHS quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”
=> theo quy định đó thì tội phạm được quy định trong BLHS ở dạng hoàn chỉnh với đầy đủ yếu
tố hợp thành. Khuôn mẫu pháp lý đó gọi là cấu thành tội phạm.
- Trong KH LHS có rất nhiều quan điểm về CTTP, như:
+ CTTP là khuôn mẫu pháp lý của tội phạm.
+ CTTP là khái niệm pháp lý (được quy định trong luật) về hành vi phạm tội.
+ CTTP là hệ thống các dấu hiệu cần và đủ cho từng tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS.
Về cơ bản, quan điểm được thừa nhận rộng rãi “ CTTP là tổng hợp các dấu hiệu đặc trưng cho
loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự”.
- Dù được định nghĩa như thế nào, ta cũng có thể hiểu, CTTP là
+ tổng hợp các dấu hiệu.
+ Các dấu hiệu này không phải bao gồm tất cả các dấu hiệu của các yếu tố của tội phạm
mà chỉ thể hiện các yếu tố có tính đặc trưng, các yếu tố cần và đủ để khẳng định hành vi có
phạm tội hay không và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Cần và đủ cho việc định tội.
+ Các dấu hiệu này được quy định trong Luật hình sự (quy định cả ở phần các tội phạm
và cả ở phần chung của BLHS).
- Không phải tất cả các dấu hiệu của các yếu tố của tội phạm đều được đưa vào CTTP; có
những yếu tố bắt buộc phải có, có những yếu tố không bắt buộc. Được thể hiện:
+ MKQ của tội phạm: dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi CTTP
 Vì: hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất; tất cả các yếu tố khác của tội phạm đều
chỉ là các biểu hiện xoay quanh và gắn liền với hành vi; không có hành vi thì cũng không có các biểu hiện khác.
 Dấu hiệu hậu quả chỉ được mô tả trong trường hợp hành vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc
tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi gây ra hậu quả và do đó dấu hiệu hậu quả nói chung
thường được mô tả trong tất cả các CTTP vô ý.
 Dấu hiệu khác chỉ trong một số tội nhất định vì những tội này đỏi hỏi phải có để xác định hành vi phạm tội.
Ví dụ: Tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS) đòi hỏi phương tiện phạm tội phải là những giá trị vật chất
Tội cưỡng ép kết hôn (Điều 146 BLHS) đòi hỏi thủ đoạn phạm tội là thủ đoạn hành hạ,
ngược đãi, yêu sách của cải, uy hiếp tinh thần… 9
Tội hoạt động phỉ (Điều 83 BLHS) thì địa điểm phạm tội là vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác.
Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) thì hoàn cảnh phạm tội là hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
+ MCQ của tội phạm: dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi CTTP
 Vì: người phải chịu TNHS theo LHS VN không phải đơn thuần vì người này đã có HV
khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách
quan đó. LHS VN không chấp nhận quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu TNHS con người
trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ.
Dấu hiệu động cơ: Điều 95 tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động;
Điều 96 tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Điều 105 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động;
Điều 106 tội cố ý gây thương tích hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Dấu hiệu mục đích: 14 tội chương I các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Điều 133 tội cướp tài sản;
Điều 135 tội cưỡng đoạt tài sản;
Điều 136 tội cướp giật tài sản
Điều 143 tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
+ Chủ thể của tội phạm: dấu hiệu con người cụ thể; có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
bắt buộc phải có trong mọi CTTP; dấu hiệu không bắt buộc là các dấu hiệu bổ sung tương ứng
đối với riêng chủ thể đặc biệt của tội phạm 10