DẠNG ĐỀ 2: Phân tích sự thay đổi diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai qua hai đoạn trích sau:
Buổi trưa hôm ấy ông Hai ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé thì ông cắt chúng nó ra vườn trông mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết. Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm, ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai mỏi nhừ. Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn
Môn: cơ sở văn hóa học Việt Nam
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
17:33 4/9/24 LÀNG-ĐỀ-2 - LÀNG-ĐỀ-2 LUYỆN ĐỀ 2 LÀNG
DẠNG ĐỀ 2: Phân tích sự thay đổi diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai qua hai đoạn trích sau:
Buổi trưa hôm ấy ông Hai ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé
thì ông cắt chúng nó ra vườn trông mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết. Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm,
ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một
mình, ông phải làm cố, hai vai mỏi nhừ. Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về
cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.
Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.
Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở
đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. Và
Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông
lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?… Thật là tuyệt đường sinh
sống! Mà không gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu
người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng
còn mặt mũi nào đi đến đâu. “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm
trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng ?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay.
Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông
giàn ra, về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua
khoét như thế lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê
gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng đóng ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với
nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà
lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái
làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất
rồi thì phải thù. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai,
ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em
đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có
bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng
ông cũng vơi đi được vài phần.
a. Mở bài: + Mở bài gián tiếp (nếu là HSG hoặc nếu muốn) + Giới thiệu về tác giả + Giới thiệu về tác phẩm,
nhân vật ông Hai + Trích dẫn hai đoạn trích và giới thiệu về nội dung hai đoạn trích: Tiêu biểu trong tác phẩm
là hai đoạn trích “buổi trưa……nhớ cái làng quá” và “Ông Hai ngồi lặng……vơi đi được vài phần” đã khắc hoạ rõ
nét sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước và khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
b. Thân bài: Ý1. Giới thiệu về tình huống truyện (tài liệu)
Ý2. Phân tích đoạn 1: Tâm trạng nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng theo giặc
(Tài liệu + Lấy dẫn chứng thật nhiều từ chính những câu văn trong đoạn trích của đề bài)
Ý3. Phân tích đoạn 2: Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
(Tài liệu + Lấy dẫn chứng thật nhiều từ chính những câu văn trong đoạn trích của đề bài)
Ý4: Nhận xét về sự thay đổi tâm trạng của nhân vật ông Hai và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả:
+ Hai đoạn trích cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong tâm trạng của nhân vật ông Hai. Nếu như đoạn đầu là nỗi nhớ làng
da diết, niềm tự hào hãnh diện về ngôi làng chợ Dầu, là đỉnh cao của niềm hạnh phúc thì đoạn hai là vực sâu của nỗi
đau, sự xấu hổ, nhục nhã, đau khổ và buồn bã. Những đến cuối cùng với câu chuyện giữa ông Hai với đứa con nhỏ
thì tình yêu làng với ông vẫn thật sâu sắc. Ông Hai có một niềm tin mãnh liệt đối với làng, với cụ Hồ và cuộc kháng chiến của dân tộc.
+ Hai đoạn trích cũng cho thấy ngòi bút tài tình trong miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả
Ý5. Liên hệ mở rộng (Tài liệu)
c. Kết bài: + Khẳng định lại các nét nghệ thuật (tài liệu) about:blank 1/3 17:33 4/9/24 LÀNG-ĐỀ-2 - LÀNG-ĐỀ-2
+ Khẳng định lại vẻ đẹp của ông Hai qua đoạn trích
LUYỆN ĐỀ 2 CHIẾC LƯỢC NGÀ
DẠNG ĐỀ 2: Phân tích sự thay đổi diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu qua hai đoạn trích sau:
(...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất
thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó
và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi
im, dầu cúi gầm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi
mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mời lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to, rồi lấy dầm
bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Và
(...) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó, không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình
khóc, anh Sáu một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé
hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt
lấy ba nó, và đôi vai nhỏ của nó run lên. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn
tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
a. Mở bài: + Mở bài gián tiếp (nếu là HSG hoặc nếu muốn) + Giới thiệu về tác giả + Giới thiệu về tác phẩm,
nhân vật bé Thu + Trích dẫn hai đoạn trích và giới thiệu về nội dung hai đoạn trích: Tiêu biểu trong tác phẩm
là hai đoạn trích “Trong bữa cơm……không về” và “Trong lúc đó……trái tim tôi” đã khắc hoạ rõ nét sự thay đổi
trong diễn biến sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật bé Thu trước và khi nhận ra ông Sáu là ba.
b. Thân bài: Ý1. Giới thiệu về tình huống truyện (tài liệu)
Ý2. Phân tích đoạn 1: Tâm trạng nhân vật bé Thu trước khi nhận ông Sáu là ba
- Tính cách rắn rỏi, bướng bỉnh, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong
bữa cơm đó.... nó cũng không về".
+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ
đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa,
gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm." => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.
+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh
của một đứa trẻ lúc giận dỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chi tiết nhỏ.
+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đấy" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên
vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.
=> Bé Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt
ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng,
Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành
động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông
không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa
thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.
=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế
chỉ trong một hành động nhỏ.
Ý3. Phân tích đoạn 2: Tâm trạng nhân vật bé Thu khi nhận ra ông Sáu là ba
- Tình yêu thương ba vô bờ bến đươc thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó....nắm lấy trái tim tôi"
+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét
lên, hai tay nó siết lấy chặt cổ....và đôi vai nhỏ bé của nó run run"
=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những
cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba - con trong những ngày tháng vừa qua.
=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình
Ý4: Nhận xét về sự thay đổi tâm trạng của bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả:
- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như
đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khoảng
trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn 1 bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thì đoạn 2, bé
Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tình cảm bấy nhiêu
- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con
của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.
Ý5. Liên hệ mở rộng (Tài liệu) about:blank 2/3 17:33 4/9/24 LÀNG-ĐỀ-2 - LÀNG-ĐỀ-2
c. Kết bài: + Khẳng định lại các nét nghệ thuật (tài liệu)
+ Khẳng định lại vẻ đẹp của ông Hai qua đoạn trích about:blank 3/3