Đánh giá quá trình thực hiện hóa tư tưởng môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô tiến hành từ năm 1917 đến năm 1921. Trong giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1921, ta có thể chia làm hai giai đoạn như sau: 1.1 Giai đoạn 1917 – 1918. Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga do Đảng Cộng sản (b) Nga, đứng đầu là Lênin lãnh đạo đã tạo ra bước nhảy vọt có tính chất đánh dấu một thời đại mới - thời đại xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội từ lĩnh vực tư tưởng, lý luận đã được hiện thực hóa trong thực tiễn cách mạng nước Nga.. Nước Nga trước Cách mạng tháng 10 là một nước lạc hậu về kinh tế, tiểu nông chiếm ưu thế, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển (tiền tư bản), lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng nên giải quyết vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội rất phức tạp và
khó khăn.. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ĐCSVN
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 32573545
Chủ đề 13/ Đánh giá quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại
Liên Xô từ 1917 đến 1991 và tại Việt Nam từ 1954 đến 1986. Liên hệ thực tiễn hiện nay.. MỤC LỤC
Chủ đề 13/ Đánh giá quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô từ 1917 đến
1991 và tại Việt Nam từ 1954 đến 1986. Liên hệ thực tiễn hiện nay......................................................1
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................................2
1. Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô tiến hành từ năm 1917 đến
năm 1921....................................................................................................................................................2
1.1 Giai đoạn 1917 –
1918.........................................................................................................................2
1.2 Giai đoạn 1918 - 1921: chính sách cộng sản thời
chiến....................................................................3
2. Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1954 đến năm 1986. 5
2.1 Những đặc điểm cơ bản giai đoạn 1954 đến năm
1975....................................................................5
2.2 Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1975 đến năm 1986
....................................................................................................................................................................6
KẾT LUẬN................................................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết đã
có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới; làm cho chủ nghĩa
tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Đồng thời cổ vũ
mạnh mẽ cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ
con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; mở ra một
thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh. lOMoAR cPSD| 32573545
Với chủ đề bài tiểu luận em lựa chọn: “Đánh giá quá trình hiện thực hóa tư tưởng về
Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô từ 1917 đến 1991 và tại Việt Nam từ 1954 đến 1986.
Liên hệ thực tiễn hiện nay” để có thể phân tích sâu về giai đoạn ngay sau khi cách
mạng tháng mười nga giành thắng lợi có những điểm chú ý trong giai đoạn này. 1 lOMoAR cPSD| 32573545 NỘI DUNG 1.
Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô tiến
hành từ năm 1917 đến năm 1921
Trong giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1921, ta có thể chia làm hai giai đoạn như sau:
1.1 Giai đoạn 1917 – 1918
Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga do Đảng Cộng sản (b) Nga, đứng đầu là
Lênin lãnh đạo đã tạo ra bước nhảy vọt có tính chất đánh dấu một thời đại mới thời
đại xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội từ lĩnh vực tư tưởng, lý luận đã được hiện
thực hóa trong thực tiễn cách mạng nước Nga.
Nước Nga trước Cách mạng tháng 10 là một nước lạc hậu về kinh tế, tiểu nông chiếm
ưu thế, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển (tiền tư bản), lại bị chiến tranh tàn phá
nghiêm trọng nên giải quyết vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội rất phức tạp và khó khăn.
Sau Cách mạng Tháng Mười, việc ký kết hòa ước Brest - Litovsk (Brét - Litốp) tạo
cho Chính quyền Xô viết có được một thời gian hòa hoãn ngắn ngủi. Lênin đã kịp
thời chuyển trọng tâm công tác của đảng và nhà nước sang xây dựng kinh tế. Lênin
chỉ rõ: sau khi hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ tịch thu tư bản và trấn áp sự phản
kháng của tư bản, giai cấp vô sản và chính đảng của nó cần phải chuyển trọng tâm
chủ yếu là nhiệm vụ quản lý, tức là thực hành kiểm kê và kiểm soát đối với tư bản,
xây dựng kỷ luật nghiêm khắc, nâng cao mạnh mẽ năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất cho chế độ mới.
Lênin đã phân tích cơ cấu kinh tế của nước Nga, chỉ rõ, nước Nga đang tồn tại năm
thành phần kinh tế: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế gia 2 lOMoAR cPSD| 32573545
trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ và kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong đó kinh tế hàng hóa nhỏ chiếm ưu thế.
Để quá độ một cách rất thận trọng lên chủ nghĩa xã hội, Lênin đã chỉ rõ cần phải đưa
kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế hàng hóa nhỏ vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhà nước....
Lênin đã dự báo những khó khăn của một nước tiểu nông quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, khẳng định phải lợi dụng khâu trung gian là chủ nghĩa tư bản nhà nước để từng
bước cải tạo quan hệ kinh tế cũ, trên cơ sở đó định ra một loạt chính sách, biện pháp
tương đối thận trọng và tiến từng bước.
Tuy nhiên, đường lối lên chủ nghĩa xã hội nêu trên đã bị đình lại và nhanh chóng
được thay thế bằng chính sách cộng sản thời chiến, vì bùng nổ cuộc nội chiến và sự
can thiệp vũ trang quy mô lớn của các thế lực tư bản nước ngoài.
1.2 . Giai đoạn 1918 - 1921: chính sách cộng sản thời chiến
Sở dĩ Lênin và Chính quyền Xô viết từ bỏ kế hoạch mùa xuân năm 1918, chuyển
sang thực hiện chính sách cộng sản thời chiến là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau. -
Nguyên nhân khách quan: vào mùa hè năm 1918, cuộc chiến tranh quy mô
lớn bùng nổ, nước Cộng hòa Xô viết nhiều liền lâm vào tình trạng vô cùng nguy cấp.
Ba phân tư lãnh thổ của nước Cộng hòa Xô viết, những vùng sản xuất lương thực và
sản xuất nguyên liệu quan trọng bị đế quốc và bọn phản loan chiếm đóng nên việc
cung cấp lương thực cực kỳ khó khăn.
Đất nước lâm vào cảnh đói kém. Đế quốc và bọn phản động trong nước không những
âm mưu dùng vũ lực để lật đổ Chính quyền Xô viết, mà chúng còn muốn dùng “bàn
tay gây cuộc của quỷ đói” bóp chết chính quyền non trẻ này. Vấn đề lương thực trở
thành thách thức sống còn của chính quyền Xô viết. Trong tình hình đó, Lênin buộc 3 lOMoAR cPSD| 32573545
phải dùng mọi biện pháp để trưng thu lương thực và nguyên, nhiên liệu công nghiệp,
nhằm cứu cách mạng, cứu Chính quyền Xô viết. -
Nguyên nhân chủ quan: một nguyên nhân quan trọng - nữa của việc thi hành
chính sách cộng sản thời chiến không phải chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh, mà còn
thuộc tư tưởng chỉ đạo chủ quan của Lênin và những người lãnh đạo Bôn-sê- vích
lúc đó là tư tưởng muốn thực hiện “quá độ trực tiếp”.
Trong giai đoạn này, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh trước hết phải khôi phục và phát
công nghiệp, từ đó đặt cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đồng thời nêu lên nhiệm
vụ tổ chức to lớn là phải “biến” toàn bộ cơ cấu kinh tế của đất một nước thành “một
cỗ máy khổng lồ hoàn chỉnh”, “thành một chỉnh thể kinh tế khiến hàng triệu triệu
người phải làm việc tuân thủ theo một kế hoạch”.
Suy nghĩ tổng thể của Lênin đề ra từ mùa xuân năm 1918 về kế hoạch quá độ lên chủ nghĩa xã hội là:
trước hết, khôi phục và phát triển đại công nghiệp, đặt nên tảng vật chất cho chủ
nghĩa xã hội, đưa chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là sản xuất hàng hóa nhỏ vào quỹ đạo
của chủ nghĩa tư bản nhà nước, hạn chế và từng bước xóa bỏ thương nghiệp tư nhân,
trên cơ sở phát triển công nghiệp, xây dựng một hệ thống trao đổi sản phẩm trực tiếp
giữa công, nông nghiệp với sự khống chế của nhà nước; đồng thời hướng dẫn những
người tiểu nông thực hiện chế độ canh tác chung ( tức công xã nông nghiệp, các tập
đoàn canh tác chung và tổ hợp lao động thường gọi là nông trang tập thể); và cuối
cùng thực hiện ý tưởng xây dựng toàn bộ nền kinh tế quốc dân thành một “đại công
xưởng” do nhà nước lãnh đạo thống nhất thực hiện theo một kế hoạch thống nhất.
Có thể nói, kế hoạch này là kế hoạch “quá độ trực tiếp”. Điều này có nghĩa là nó
không thông qua con đường làm sống động nền kinh tế tiểu nông, không dựa trên cơ
sở nền kinh tế tiểu nông để phát triển đại công nghiệp, mà là đối lập giữa khôi phục 4 lOMoAR cPSD| 32573545
và phát triển đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế tiểu nông, đồng thời
với việc trước hết nắm đại công nghiệp, phải tính toán để hạn chế và xóa bỏ sản xuất
hàng hóa nhỏ, đồng thời tập thể hóa tiểu nông.
2. Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1954 đến năm 1986
2.1 . Những đặc điểm cơ bản giai đoạn 1954 đến năm 1975
Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh; Khôi phục phần lớn
những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các
vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
Đặc điểm cơ bản trong giai đoạn này, hai mươi năm bền bỉ, kiên cường, trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, chúng ta đã đạt được những thắng
lợi to lớn: chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
bước đầu được xác lập. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tê, chúng ta
đã đạt được những thành tựu quan trọng. Một đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa vững
vàng về lập trường chính trị và trình độ chuyên môn được hình thành. Sự lớn mạnh
về mọi mặt của miền Bắc xã hội chủ nghĩa thời kỳ này thể hiện rõ tính ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa trước thử thách của cuộc chiến tranh tàn khốc, là nhân tố
quyết định bảo đảm thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tuy vậy, nền kinh tế miền Bắc lúc này vẫn mang tính sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất
kỹ thuật còn thấp kém. Các ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé, chưa đủ sức
làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Quan hệ sản xuất mới chưa được củng cố
vững chắc, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Lao động thủ
công còn chiếm 80% lực lượng lao động xã hội. Năng suất lao động còn thấp; tổng
sản phẩm xã hội chưa bảo đảm nhu cầu của nhân dân. 5 lOMoAR cPSD| 32573545
Nguyên nhân của tình trạng nói trên cả về mặt khách quan và chủ quan:
Về khách quan, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện xuất phát
điểm còn thấp kém. Mặt khác, quá trình xây dựng tiến hành trong điều kiện đất nước
có chiến tranh. Chúng ta phải tập trung sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giải
phóng miền Nam và chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.
Về chủ quan, Đảng và Nhà nước ta đã mắc một số sai lầm, bắt nguồn từ nhận thức
còn đơn giản, duy ý chí, chưa nắm vững, đúng đăn quy luật vận động lên chủ nghĩa
xã hội ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nền sản xuất nhỏ, còn mang tính tự cấp tự túc.
Phương pháp tư duy của chúng ta còn giáo điều, rập khuôn mô hình xây dựng chủ
nghĩa xã hội của Liên Xô, chưa xuất phát đầy đủ từ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của thực tế nước ta.
2.2 . Quá trình hiện thực hóa tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai
đoạn 1975 đến năm 1986
- Sau chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đất nước ta gặp muôn
vàn khó khăn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiến hành
hai cuộc chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ độc lập
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; đồng thời tập trung lãnh đạo xây dựng cơ sở
vật chất của chủ nghĩa xã hội, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả
nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Tuy nhiên, việc
duy trì lâu dài mô hình, cơ chế kinh tế tập trung bao cấp không còn phù hợp và đã
bộc lộ những hạn chế, nhược điểm; việc hoạch định và thực hiện đường lối cách
mạng xã hội chủ nghĩa, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm khuyết điểm chủ quan, duy ý
chí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh
tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện hai kế 6 lOMoAR cPSD| 32573545
hoạch phát triển kinh tế - xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và Kế
hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành
tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh; Khôi
phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây
dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt
động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu xây
dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế được
nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả.
Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa,
xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công
nhân viên chức nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.
- Trước những thách thức của thời kỳ mới, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn, tìm tòi,
hoạch định đường lối đổi mới, ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/9/1979
của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) về “Phương hướng nhiệm vụ phát triển công
nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương”; Chỉ thị 100-CT/TW ngày
13/1/1981 của Ban Bí thư về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến
nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”; Quyết định 25
/QĐ-CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh; Nghị 7 lOMoAR cPSD| 32573545
quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa V (tháng 6/1985) thừa nhận sản xuất hàng hóa
và những quy luật của sản xuất hàng hóa; Kết luận của Bộ Chính trị ( tháng 8/1986)
về 3 quan điểm kinh tế trong tình hình mới... KẾT LUẬN
Tóm lại, Chính sách cộng sản thời chiến trong giai đoạn 1917-1921 là cần thiết, buộc
phải áp dụng trong thời chiến, nó bảo đảm cho thắng lợi của chiến tranh, giữ vững
chính quyền Xô viết công nông. Nhưng về mặt cải tạo kinh tế cũ trong đó sản xuất
nhỏ chiếm ưu thế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì chính sách đó đã thoát ly đặc điểm
tình hình nước Nga, một quốc gia ở trình độ phát triển tiền tư bản, vì vậy nó lại là
một sai lầm nghiêm trọng.
Thứ hai, Trong giai đoạn 1954-1975 đã khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến
tranh, thực hiện các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần
góp phần hiện thực hóa từng bước và vững chắc những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, Trong giai đoạn 1975 -1986 sai lầm trong thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
Trong giai đoạn này có những thành tựu và sai lầm trong bước thực hiện hóa chủ
nghĩa xã hội đã làm tiền đề cho tương lai xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn chủ nghĩa xã hội - trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Chương 3: Quá trình thực hiện hóa những quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học. 8