Đánh giá tác động môi trường - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Đánh giá tác động môi trường - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Mở đầu
Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn đề
môi trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát triển sao
cho hài hòa với lợi ích môi trường. Tuy nhiên, các vấn đề về tác hại môi trường
vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh. Môi trường sinh sống,
hoạt động và phát triển của con người vẫn đang ngày ngày bị tàn phá mặc dù cộng
đồng quốc tế vẫn đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường. Do đó, trong vài năm gần
đây, thuật ngữ “an ninh sinh thái” đã xuất hiện và trở thành một trong những mục
tiêu chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Sau cách mạng công nghiệp, nền
kinh tế thế giới như thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của
nhiều nước. Song sự lợi dụng tự nhiên của con người cũng ngày càng phá hoại môi
trường nghiêm trọng hơn. Một loạt các vấn đề an ninh sinh thái, môi trường và tài
nguyên mang tính toàn cầu và khu vực như sự thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu,
tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị thiếu nghiêm trọng và các hiện tượng
môi trường như sương mù London đã đe doạ đến sự phát triển bền vững của con
người. Ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề toàn cầu và buộc mọi quốc gia
phải liên kết với nhau để cùng tìm phương thức giải quyết. Hơn thế, vấn nạn sinh
thái này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và
đời sống chính trị quốc tế.
Bài tiểu luận sẽ đánh giá về một hiện tượng môi trường cụ thể - sương mù
London, cũng như các vấn đề môi trường trong quản lý và sử dụng đất ở Việt
Nam. Nguyên nhân nào làm môi trường sinh thái bị ô nhiễm và tàn phá. Thực
trạng của vấn đề ra sao trên phạm vi trong nước. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra
đời của các quy định luật pháp mới bao gồm các quy định của quốc gia và quốc tế
nhằm cố gắng làm thay đổi mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
Nội dung
2.1. Sương mù London
2.1.1. Lịch sử sương mù London
Sương mù từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người
dân ở London. Do vị trí địa lý nên thủ đô của nước Anh thường có nhiệt độ ấm hơn
những nơi khác trong mùa hè nhưng mùa đông lại rất lạnh giá. Trong suốt nhiều
tháng, trên khắp các đường phố, sương mù giăng kín lối, tạo thành một trong
những nét đặc trưng thường được nhắc đến mỗi khi nói đến thành phố này. Tuy
nhiên, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều sau khi cuộc Cách mạng
công nghiệp được khởi xướng vào cuối những năm 1700.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng, số công xưởng, nhà máy sản
xuất ở nước Anh nói chung và đặc biệt là ở London nói riêng đã tăng lên theo cấp
số nhân. Trong quá trình hoạt động, các nhà máy đã xả nhiều loại khí và các hạt
độc hại ra bầu khí quyển. Tình trạng ô nhiễm trong không khí cũng được xem là
một chất xúc tác khiến cho sương mù - vốn được coi là đặc trưng của London, trở
nên nghiêm trọng hơn khi nước bám vào các hạt nhỏ để tạo ra sương mù bị ô
nhiễm.
Khi một số hóa chất hòa lẫn với nước và không khí, chúng có thể biến thành
axit, có thể gây kích ứng da, khó thở và thậm chí còn ăn mòn các tòa nhà. Sương
mù có thể dễ dàng nhận ra bởi độ dày, mùi hôi, màu sắc vàng hay nâu bẩn, khác
hoàn toàn với sương mù trắng tinh sạch ở nhiều khu vực khác ở Anh.
Tháng 12/1813, người dân ở London cũng đã báo cáo về sự xuất hiện của
màn sương dày đặc, có mùi khó chịu của nhựa than đá. Ở thời điểm đó, làn sương
dày đặc cũng đã khiến người dân thậm chí đứng ở bên này phố không thể nhìn
sang bên kia. Tình trạng cũng kéo dài trong vài ngày. Tiếp đó, tháng 12/1873, tình
trạng tương tự tiếp tục xảy ra nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn khi trong những
ngày đó, người ta ghi nhận số người chết ở London đột ngột tăng cao, nhiều hơn
40% so với bình thường.
Trong các tháng 1/1880, 2/1882, 12/1891, 12/1892 và 11/1948, số người tử
vong do sương mù ở London cũng được ghi nhận ở mức cao hơn hẳn so với những
ngày khác. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở London thường là khu vực
rìa phía Đông của thành phố, là nơi có mật độ nhà máy và nhà cửa cao hơn so với
các nơi khác ở thủ đô của nước Anh. Đây cũng là khu vực có địa hình thấp hơn các
nơi còn lại, khiến cho sương mù khó bốc hơi hơn.
2.1.2. Sương mù London năm 1952
Tháng 12/1952, sương mù “sát thủ” bao phủ toàn bộ Thủ đô London và ban
đầu, người dân cũng không để ý vì nó trông không khác sương mù tự nhiên quen
thuộc xuất hiện ở Anh hang nghìn năm qua. Nhưng trong những ngày tiếp theo,
tình hình xấu đi và bầu trời tối sầm lại. Ở nhiều nơi tại Thủ đô London, tầm nhìn
giảm chỉ còn khoảng 1m, giao thông bị đình trệ và hàng chục nghìn người mắc các
bệnh hô hấp.
Vào thời điểm sương mù tan là ngày 9/12, có hơn 150.000 người phải nhập
viện và hơn 12.000 người đã tử vong do các biến chứng về sức khỏe. Hàng nghìn
động vật ở nơi đây đã chết.
Nguyên nhân màn khói chết chóc chỉ được giải mã sau hơn 60 năm. Một loạt
bài báo học thuật trong ngành y tế đã được đăng tải vào những năm 2000 mô tả
chính xác nguyên nhân gây ra sương mù năm 1952 và những tác động của nó đến
sức khỏe đối với những người bị di chứng và những người đã qua đời. Điều đã xảy
ra là một khối không khí lạnh khổng lồ từ phía Bắc đã xâm nhập bầu khí quyển
London và kết hợp với tất cả các yếu tố như nhiệt lượng và khói, bụi từ số lượng
lớn các ống khói đang hoạt động hết công suất trong tháng 12 (năm 1952), đã
khiến khối không khí ô nhiễm này lưu lại trên mặt đất.
Trong khi các loại than chất lượng cao được ưu tiên cho xuất khẩu để trả các
khoản nợ trong Thế chiến II, sau chiến tranh, than sử dụng nội địa chủ yếu là loại
chất lượng thấp, có nhiều muối (tương tự như than non) làm tăng lượng lưu huỳnh
Dioxit trong khói. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà máy nhiệt điện than ở khu vực Đại
London, bao gồm Fulham, Battersea, Bankside, Greenwich và Kingston trên sông
Thames, cũng làm tăng thêm ô nhiễm.
Thời tiết vào tháng 11 và đầu tháng 12/1952 rất lạnh, tuyết rơi dày khắp
vùng. Để giữ ấm, người dân London đã đốt một lượng lớn than trong nhà để sưởi.
Trong điều kiện bình thường, khói sẽ bốc lên bầu khí quyển và phân tán nhưng do
thời tiết, các quá trình vật lý và hóa học tạo ra sự đảo ngược. Hỗn hợp không khí
khói bụi ngưng tụ bị đẩy xuống dưới, gần mặt đất, trong khi không khí ở gần mặt
đất sẽ mát hơn không khí ở trên cao. Vì vậy, khi thoát ra khỏi ống khói, khói ấm đã
bị mắc kẹt.
Bên dưới sự đảo ngược của nghịch lưu, gió rất nhẹ khuấy động không khí
bão hòa tạo thành một lớp sương mù dày 100-200m. Sự đảo ngược năm 1952 cũng
giữ lại các hạt và khí thải ra từ các ống khói của nhà máy ở khu vực London, cùng
với ô nhiễm do gió từ phía Đông mang lại từ vô số ống khói các khu công nghiệp.
Không những thế, ô nhiễm và khói từ khí thải của phương tiện giao thông, đặc biệt
là từ đầu máy hơi nước và xe buýt chạy bằng nhiên liệu diesel đã thay thế hệ thống
xe điện bị bỏ rơi. Các ngành công nghiệp khác và thương mại cũng góp phần gây ô
nhiễm không khí.
Các hợp chất sinh ra từ việc đốt than chất lượng thấp đã bị không khí lạnh
biến thành axit sulfuric thông qua một quá trình được kích thích bởi azote dioxide,
rất nguy hiểm nếu con người hít phải nó. Hàng ngàn vạn ống khói vẫn nhả khói
vào bầu trời, những cột khói đen đặc, nồng độ bụi khói gấp 10 lần bình thường,
nồng độ SO2 gấp 6 lần, Fe2O3 trong khói tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra
bọt H2SO4, ngưng đọng trong bụi khói thành những đám axit.
Toàn bộ quá trình này khiến không khí ở London trở nên rất độc hại và
những người không đeo khẩu trang ngoài trời hoặc có vấn đề về phổi sẽ bị chết mà
không hề hay biết. Phải mất hơn 60 năm khoa học mới gỡ rối thành công mớ hỗn
độn này.
Màn sương khói khổng lồ được coi là sự kiện ô nhiễm không khí tồi tệ nhất
trong lịch sử Vương quốc Anh, có tác động lớn nhất trong nghiên cứu môi trường
và nâng cao nhận thức của công chúng về mối quan hệ giữa chất lượng không khí
và sức khỏe. Sau hiện tượng sương mù độc hại dày đặc, hầu hết gia đình ở London
chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu ít chất thải khác. Để tránh
lịch sử lặp lại, Anh đã áp dụng một số thay đổi bao gồm Đạo luật Không khí sạch
1956 và 1968, sử dụng rộng rãi hệ thống sưởi trung tâm và chuyển sang sử dụng
nhiên liệu không khói... Tuy vậy, vào năm 1962, sương mù độc đã cướp đi sinh
mạng của 750 cư dân London, dù quy mô thiệt hại kém xa "Màn sương khói khổng
lồ năm 1952".
2.2. Các vấn đề môi trường trong quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam
2.2.1. Ô nhiễm đất:
Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các
khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là do
chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ
dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt gặp
những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng
đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện trạng rác
thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm:
- Sử dụng hóa chất nông nghiệp quá mức: Việc sử dụng bừa bãi hóa chất
nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô
nhiễm nguồn đất. Tuy nó là phương pháp khá hiệu quả đối với người nông dân, thế
nhưng các loại độc tính ở trong các loại hóa chất này có thể gây ra các ảnh hưởng
tiêu cực tới môi trường. Bên cạnh đó, các hóa chất khi ngấm vào trong lòng đất
cũng có thể sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm và làm cho toàn bộ nguồn nước
bị ô nhiễm, điều này sẽ đặc biệt nguy hại đối với những hộ gia đình đang sử dụng
các nguồn nước giếng chưa qua xử lý.
- Hoạt động công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều nhà máy và khu công
nghiệp bất chấp các quy định về an toàn nước thải mà xả thẳng chúng ra bên ngoài
môi trường khi chưa được qua xử lý. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy
hại cho môi trường đất. Chẳng hạn như tại các nhà máy nhiệt điện, lượng than
hằng ngày được đốt cháy rất nhiều, khi này sẽ có một số chất không phân hủy được
sẽ tồn tại dưới dạng tro rồi thẩm thấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ tích tụ và biến
thành các chất thải độc hại.
- Chất thải sinh hoạt: Việc xử lý rác thải sinh hoạt chưa hiệu quả đã dẫn đến
tình trạng ô nhiễm đất, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Chất thải rắn (CTR) sinh
hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 61.000 tấn/ngày và ước tính CTR sinh hoạt ở
các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16%/năm.
- Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dụng không đúng quy hoạch; sản xuất,
sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép
theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không đảm bảo chất lượng.
2. Rừng và suy thoái đất:
Việt Nam đang mất đi diện tích rừng lớn do việc khai thác gỗ trái phép,
chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và đô thị, và sự suy thoái do mất cân bằng
môi trường. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, năm
1995 chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt
đang bị xói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Diện tích rừng nguyên sinh
giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, tập trung ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ; phần lớn rừng tự nhiên hiện nay còn lại là rừng nghèo. Nguyên nhân chính của
tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông,
xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng
đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước.
Mất rừng và suy thoái đất gây ra việc mất mất sinh thái, giảm chất lượng đất ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và giảm hiệu suất nông nghiệp. Gia tăng lũ lụt và xói
mòn đặc biệt là ở các khu vực đồi núi và ven biển, sa mạc hóa ở các tỉnh ven biển
miền trung và làm giảm nguồn nước sạch và sinh kế cho cộng đồng.
3. Mất đất:
Sự tăng trưởng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mất mất
đất nhanh chóng. Đất nông nghiệp, rừng, và vùng đất sinh thái quan trọng khác bị
chuyển đổi sang sử dụng đất đô thị, công nghiệp và hạ tầng. Sự tiêu thụ đất không
bền vững đã gây ra sự suy thoái môi trường và mất cân bằng đất đai.
Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp
để đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân đã dẫn đến việc phá rừng và chuyển
đổi sử dụng đất, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi trường.
Phát triển đô thị: Việc phát triển đô thị nhanh chóng đã dẫn đến việc sử dụng
đất ngày càng nhiều, bê tông hóa và nhựa đường ảnh hưởng đến diện tích đất nông
nghiệp và môi trường.
4. Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn
hán, lũ lụt, sạt lở đất,... ảnh hưởng đến sử dụng đất và môi trường. Hạn hán kéo dài
làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và khả năng sử
dụng đất cho nông nghiệp. Buộc con người phải chuyển đổi sang các loại cây trồng
chịu hạn hoặc sử dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước. Lũ lụt gây xói mòn
đất, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và sử dụng đất cho nhà ở. Đòi hỏi sự đầu tư vào
hệ thống đê điều, cống thoát nước và các biện pháp phòng chống thiên tai khác.
Bên cạnh đó, các hoạt động sử dụng đất như phá rừng, tăng cường nông nghiệp, sử
dụng phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và quá trình đô thị hóa cũng
đóng góp vào tăng lượng khí thải nhà kính và sự suy thoái đất.
| 1/7

Preview text:

Mở đầu
Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn đề
môi trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát triển sao
cho hài hòa với lợi ích môi trường. Tuy nhiên, các vấn đề về tác hại môi trường
vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh. Môi trường sinh sống,
hoạt động và phát triển của con người vẫn đang ngày ngày bị tàn phá mặc dù cộng
đồng quốc tế vẫn đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường. Do đó, trong vài năm gần
đây, thuật ngữ “an ninh sinh thái” đã xuất hiện và trở thành một trong những mục
tiêu chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Sau cách mạng công nghiệp, nền
kinh tế thế giới như thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của
nhiều nước. Song sự lợi dụng tự nhiên của con người cũng ngày càng phá hoại môi
trường nghiêm trọng hơn. Một loạt các vấn đề an ninh sinh thái, môi trường và tài
nguyên mang tính toàn cầu và khu vực như sự thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu,
tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị thiếu nghiêm trọng và các hiện tượng
môi trường như sương mù London đã đe doạ đến sự phát triển bền vững của con
người. Ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề toàn cầu và buộc mọi quốc gia
phải liên kết với nhau để cùng tìm phương thức giải quyết. Hơn thế, vấn nạn sinh
thái này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và
đời sống chính trị quốc tế.
Bài tiểu luận sẽ đánh giá về một hiện tượng môi trường cụ thể - sương mù
London, cũng như các vấn đề môi trường trong quản lý và sử dụng đất ở Việt
Nam. Nguyên nhân nào làm môi trường sinh thái bị ô nhiễm và tàn phá. Thực
trạng của vấn đề ra sao trên phạm vi trong nước. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra
đời của các quy định luật pháp mới bao gồm các quy định của quốc gia và quốc tế
nhằm cố gắng làm thay đổi mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Nội dung 2.1. Sương mù London
2.1.1. Lịch sử sương mù London
Sương mù từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người
dân ở London. Do vị trí địa lý nên thủ đô của nước Anh thường có nhiệt độ ấm hơn
những nơi khác trong mùa hè nhưng mùa đông lại rất lạnh giá. Trong suốt nhiều
tháng, trên khắp các đường phố, sương mù giăng kín lối, tạo thành một trong
những nét đặc trưng thường được nhắc đến mỗi khi nói đến thành phố này. Tuy
nhiên, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều sau khi cuộc Cách mạng
công nghiệp được khởi xướng vào cuối những năm 1700.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng, số công xưởng, nhà máy sản
xuất ở nước Anh nói chung và đặc biệt là ở London nói riêng đã tăng lên theo cấp
số nhân. Trong quá trình hoạt động, các nhà máy đã xả nhiều loại khí và các hạt
độc hại ra bầu khí quyển. Tình trạng ô nhiễm trong không khí cũng được xem là
một chất xúc tác khiến cho sương mù - vốn được coi là đặc trưng của London, trở
nên nghiêm trọng hơn khi nước bám vào các hạt nhỏ để tạo ra sương mù bị ô nhiễm.
Khi một số hóa chất hòa lẫn với nước và không khí, chúng có thể biến thành
axit, có thể gây kích ứng da, khó thở và thậm chí còn ăn mòn các tòa nhà. Sương
mù có thể dễ dàng nhận ra bởi độ dày, mùi hôi, màu sắc vàng hay nâu bẩn, khác
hoàn toàn với sương mù trắng tinh sạch ở nhiều khu vực khác ở Anh.
Tháng 12/1813, người dân ở London cũng đã báo cáo về sự xuất hiện của
màn sương dày đặc, có mùi khó chịu của nhựa than đá. Ở thời điểm đó, làn sương
dày đặc cũng đã khiến người dân thậm chí đứng ở bên này phố không thể nhìn
sang bên kia. Tình trạng cũng kéo dài trong vài ngày. Tiếp đó, tháng 12/1873, tình
trạng tương tự tiếp tục xảy ra nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn khi trong những
ngày đó, người ta ghi nhận số người chết ở London đột ngột tăng cao, nhiều hơn 40% so với bình thường.
Trong các tháng 1/1880, 2/1882, 12/1891, 12/1892 và 11/1948, số người tử
vong do sương mù ở London cũng được ghi nhận ở mức cao hơn hẳn so với những
ngày khác. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở London thường là khu vực
rìa phía Đông của thành phố, là nơi có mật độ nhà máy và nhà cửa cao hơn so với
các nơi khác ở thủ đô của nước Anh. Đây cũng là khu vực có địa hình thấp hơn các
nơi còn lại, khiến cho sương mù khó bốc hơi hơn.
2.1.2. Sương mù London năm 1952
Tháng 12/1952, sương mù “sát thủ” bao phủ toàn bộ Thủ đô London và ban
đầu, người dân cũng không để ý vì nó trông không khác sương mù tự nhiên quen
thuộc xuất hiện ở Anh hang nghìn năm qua. Nhưng trong những ngày tiếp theo,
tình hình xấu đi và bầu trời tối sầm lại. Ở nhiều nơi tại Thủ đô London, tầm nhìn
giảm chỉ còn khoảng 1m, giao thông bị đình trệ và hàng chục nghìn người mắc các bệnh hô hấp.
Vào thời điểm sương mù tan là ngày 9/12, có hơn 150.000 người phải nhập
viện và hơn 12.000 người đã tử vong do các biến chứng về sức khỏe. Hàng nghìn
động vật ở nơi đây đã chết.
Nguyên nhân màn khói chết chóc chỉ được giải mã sau hơn 60 năm. Một loạt
bài báo học thuật trong ngành y tế đã được đăng tải vào những năm 2000 mô tả
chính xác nguyên nhân gây ra sương mù năm 1952 và những tác động của nó đến
sức khỏe đối với những người bị di chứng và những người đã qua đời. Điều đã xảy
ra là một khối không khí lạnh khổng lồ từ phía Bắc đã xâm nhập bầu khí quyển
London và kết hợp với tất cả các yếu tố như nhiệt lượng và khói, bụi từ số lượng
lớn các ống khói đang hoạt động hết công suất trong tháng 12 (năm 1952), đã
khiến khối không khí ô nhiễm này lưu lại trên mặt đất.
Trong khi các loại than chất lượng cao được ưu tiên cho xuất khẩu để trả các
khoản nợ trong Thế chiến II, sau chiến tranh, than sử dụng nội địa chủ yếu là loại
chất lượng thấp, có nhiều muối (tương tự như than non) làm tăng lượng lưu huỳnh
Dioxit trong khói. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà máy nhiệt điện than ở khu vực Đại
London, bao gồm Fulham, Battersea, Bankside, Greenwich và Kingston trên sông
Thames, cũng làm tăng thêm ô nhiễm.
Thời tiết vào tháng 11 và đầu tháng 12/1952 rất lạnh, tuyết rơi dày khắp
vùng. Để giữ ấm, người dân London đã đốt một lượng lớn than trong nhà để sưởi.
Trong điều kiện bình thường, khói sẽ bốc lên bầu khí quyển và phân tán nhưng do
thời tiết, các quá trình vật lý và hóa học tạo ra sự đảo ngược. Hỗn hợp không khí
khói bụi ngưng tụ bị đẩy xuống dưới, gần mặt đất, trong khi không khí ở gần mặt
đất sẽ mát hơn không khí ở trên cao. Vì vậy, khi thoát ra khỏi ống khói, khói ấm đã bị mắc kẹt.
Bên dưới sự đảo ngược của nghịch lưu, gió rất nhẹ khuấy động không khí
bão hòa tạo thành một lớp sương mù dày 100-200m. Sự đảo ngược năm 1952 cũng
giữ lại các hạt và khí thải ra từ các ống khói của nhà máy ở khu vực London, cùng
với ô nhiễm do gió từ phía Đông mang lại từ vô số ống khói các khu công nghiệp.
Không những thế, ô nhiễm và khói từ khí thải của phương tiện giao thông, đặc biệt
là từ đầu máy hơi nước và xe buýt chạy bằng nhiên liệu diesel đã thay thế hệ thống
xe điện bị bỏ rơi. Các ngành công nghiệp khác và thương mại cũng góp phần gây ô nhiễm không khí.
Các hợp chất sinh ra từ việc đốt than chất lượng thấp đã bị không khí lạnh
biến thành axit sulfuric thông qua một quá trình được kích thích bởi azote dioxide,
rất nguy hiểm nếu con người hít phải nó. Hàng ngàn vạn ống khói vẫn nhả khói
vào bầu trời, những cột khói đen đặc, nồng độ bụi khói gấp 10 lần bình thường,
nồng độ SO2 gấp 6 lần, Fe2O3 trong khói tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra
bọt H2SO4, ngưng đọng trong bụi khói thành những đám axit.
Toàn bộ quá trình này khiến không khí ở London trở nên rất độc hại và
những người không đeo khẩu trang ngoài trời hoặc có vấn đề về phổi sẽ bị chết mà
không hề hay biết. Phải mất hơn 60 năm khoa học mới gỡ rối thành công mớ hỗn độn này.
Màn sương khói khổng lồ được coi là sự kiện ô nhiễm không khí tồi tệ nhất
trong lịch sử Vương quốc Anh, có tác động lớn nhất trong nghiên cứu môi trường
và nâng cao nhận thức của công chúng về mối quan hệ giữa chất lượng không khí
và sức khỏe. Sau hiện tượng sương mù độc hại dày đặc, hầu hết gia đình ở London
chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu ít chất thải khác. Để tránh
lịch sử lặp lại, Anh đã áp dụng một số thay đổi bao gồm Đạo luật Không khí sạch
1956 và 1968, sử dụng rộng rãi hệ thống sưởi trung tâm và chuyển sang sử dụng
nhiên liệu không khói... Tuy vậy, vào năm 1962, sương mù độc đã cướp đi sinh
mạng của 750 cư dân London, dù quy mô thiệt hại kém xa "Màn sương khói khổng lồ năm 1952".
2.2. Các vấn đề môi trường trong quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam 2.2.1. Ô nhiễm đất:
Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các
khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là do
chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ
dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt gặp
những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng
đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện trạng rác
thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm:
- Sử dụng hóa chất nông nghiệp quá mức: Việc sử dụng bừa bãi hóa chất
nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô
nhiễm nguồn đất. Tuy nó là phương pháp khá hiệu quả đối với người nông dân, thế
nhưng các loại độc tính ở trong các loại hóa chất này có thể gây ra các ảnh hưởng
tiêu cực tới môi trường. Bên cạnh đó, các hóa chất khi ngấm vào trong lòng đất
cũng có thể sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm và làm cho toàn bộ nguồn nước
bị ô nhiễm, điều này sẽ đặc biệt nguy hại đối với những hộ gia đình đang sử dụng
các nguồn nước giếng chưa qua xử lý.
- Hoạt động công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều nhà máy và khu công
nghiệp bất chấp các quy định về an toàn nước thải mà xả thẳng chúng ra bên ngoài
môi trường khi chưa được qua xử lý. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy
hại cho môi trường đất. Chẳng hạn như tại các nhà máy nhiệt điện, lượng than
hằng ngày được đốt cháy rất nhiều, khi này sẽ có một số chất không phân hủy được
sẽ tồn tại dưới dạng tro rồi thẩm thấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ tích tụ và biến
thành các chất thải độc hại.
- Chất thải sinh hoạt: Việc xử lý rác thải sinh hoạt chưa hiệu quả đã dẫn đến
tình trạng ô nhiễm đất, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Chất thải rắn (CTR) sinh
hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 61.000 tấn/ngày và ước tính CTR sinh hoạt ở
các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16%/năm.
- Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dụng không đúng quy hoạch; sản xuất,
sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép
theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không đảm bảo chất lượng.
2. Rừng và suy thoái đất:
Việt Nam đang mất đi diện tích rừng lớn do việc khai thác gỗ trái phép,
chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp và đô thị, và sự suy thoái do mất cân bằng
môi trường. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, năm
1995 chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt
đang bị xói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Diện tích rừng nguyên sinh
giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, tập trung ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ; phần lớn rừng tự nhiên hiện nay còn lại là rừng nghèo. Nguyên nhân chính của
tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông,
xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng
đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước.
Mất rừng và suy thoái đất gây ra việc mất mất sinh thái, giảm chất lượng đất ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và giảm hiệu suất nông nghiệp. Gia tăng lũ lụt và xói
mòn đặc biệt là ở các khu vực đồi núi và ven biển, sa mạc hóa ở các tỉnh ven biển
miền trung và làm giảm nguồn nước sạch và sinh kế cho cộng đồng. 3. Mất đất:
Sự tăng trưởng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mất mất
đất nhanh chóng. Đất nông nghiệp, rừng, và vùng đất sinh thái quan trọng khác bị
chuyển đổi sang sử dụng đất đô thị, công nghiệp và hạ tầng. Sự tiêu thụ đất không
bền vững đã gây ra sự suy thoái môi trường và mất cân bằng đất đai.
Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp
để đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân đã dẫn đến việc phá rừng và chuyển
đổi sử dụng đất, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi trường.
Phát triển đô thị: Việc phát triển đô thị nhanh chóng đã dẫn đến việc sử dụng
đất ngày càng nhiều, bê tông hóa và nhựa đường ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp và môi trường. 4. Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn
hán, lũ lụt, sạt lở đất,... ảnh hưởng đến sử dụng đất và môi trường. Hạn hán kéo dài
làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và khả năng sử
dụng đất cho nông nghiệp. Buộc con người phải chuyển đổi sang các loại cây trồng
chịu hạn hoặc sử dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước. Lũ lụt gây xói mòn
đất, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và sử dụng đất cho nhà ở. Đòi hỏi sự đầu tư vào
hệ thống đê điều, cống thoát nước và các biện pháp phòng chống thiên tai khác.
Bên cạnh đó, các hoạt động sử dụng đất như phá rừng, tăng cường nông nghiệp, sử
dụng phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và quá trình đô thị hóa cũng
đóng góp vào tăng lượng khí thải nhà kính và sự suy thoái đất.