-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Danh sách câu hỏi thi vấn đáp - Marketing | Học viện Chính sách và Phát triển
Danh sách câu hỏi thi vấn đáp - Marketing | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Marketing (1234) 47 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Danh sách câu hỏi thi vấn đáp - Marketing | Học viện Chính sách và Phát triển
Danh sách câu hỏi thi vấn đáp - Marketing | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing (1234) 47 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
I. Lý thuyết
1. Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Phân tích các thách thức trong quản trị chuỗi
cung ứn
g (Chương 1 )
- Quản trị chuỗi cung ứng là lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát hoạt động của
tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng với mục tiêu tối ưu hóa đồng bộ chuỗi.
- Các thách thức trong quản trị chuỗi cung ứng
+ Tính phức tạp của chuỗi (phạm vi hoạt động)
+ Mâu thuẫn về mục tiêu giữa các bên
+ Tính thay đổi theo thời gian
2. Chuỗi giá trị là gì? Giải thích các hoạt động trong chuỗi giá trị theo M.Poter (Chương 1)
- Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động của công ty làm tăng giá trị cho sản phẩm
- Các hoạt động trong chuỗi giá trị theo Michael Porter:
+ Các hoạt động chính: chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm để cung cấp cho khách hàng •
Hậu cần đến: Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và
dịch chuyển đầu vào của sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi,
kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp •
Sản xuất: Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành
sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết
bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất •
Hậu cần ra ngoài: là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ
và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý
kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận
tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình – kế hoạch •
Marketing và bán hàng: những hoạt động liên quan đến quảng cáo,
khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá •
Dịch vụ khách hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và
bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm
+ Các hoạt động bổ trợ cho phép hoạt động chính diễn ra một cách tốt nhất •
Thu mua: liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được
sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung
cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm,
các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. •
Phát triển công nghệ: Theo quan điểm của Porter thì mọi hoạt động đều
gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc các công nghệ
được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các hoạt động giá trị
sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các kiểu công nghệ khác nhau liên
quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau. •
Quản trị nguồn nhân lực: là những hoạt động liên quan đến việc chiêu
mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong
tổ chức, có hiệu lực cho cả các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ •
Cơ sở hạ tầng công ty: Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là
khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hỗ trợ chỉ cho một chiều hoặc
nhiều các hoạt động chính, mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức.
3. Logistics là gì? 7 nguyên tắc quản trị logistics (Chương 1)
- Dịch vụ logistic là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao. (Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005)
- 7 nguyên tắc quản trị logistic: + Đúng hàng + Đúng số lượng + Đúng yêu cầu + Đúng địa điểm + Đúng thời gian + Đúng khách hàng + Đúng giá
4. Dự báo? Đặc điểm dự báo (Chương 2)
- Dự báo nhu cầu là quá trình dự đoán số lượng nguyên vật liệu sản xuất hoặc
tiên liệu thói quen mua sắm của khách hàng để tối ưu hóa lượng hàng tồn kho mà
vẫn đáp ứng được nhu cầu.
- Đặc điểm của dự báo:
+ Dự báo cần có giả thiết
+ Dự báo luôn có sai số
+ Dự báo tổng hợp thường chính xác hơn dự báo tách rời từng sản phẩm
+ Độ chính xác của dự báo tỷ lệ nghịch với khoảng thời gian dự báo: dự báo dài
hạn và trung hạn ít chính xác hơn dự báo ngắn hạn
5. Hoạch định nhu cầu là gì? Giải thích 4 bước hoạch định nhu cầu (Chương 2)
- Hoạch định nhu cầu là quá trình phân tích, đánh giá, dự đoán nhu cầu trong
tương lai của khách hàng và lập kế hoạch cung cấp.
- 4 bước hoạch định nhu cầu:
+ Mô hình hóa: xác định cơ sở dữ liệu, phương pháp và công cụ sử dụng để dự báo
+ Dự báo: sử dụng mô hình để tính toán nhu cầu
+ Lập kế hoạch nhu cầu: Phân tích, đánh giá, phát triển các kịch bản nhu cầu
dựa trên dự báo đã tính toán
+ Kế hoạch cung cấp: lên kế hoạch cung ứng cho kịch bản khả thi nhất
6. Giải thích Quy tắc ABC và Quy tắc XYZ (Chương 3)
- Phương pháp phân tích ABC: phân loại nguyên vật liệu dựa vào số lượng và
giá trị của nguyên vật liệu
+ Nhóm A có giá trị cao => quản lý chính, nỗ lực mua sắm cao, giá cả và khối
lượng mua sắm thay đổi theo từng đơn hàng
+ Nhóm B có giá trị trung bình
+ Nhóm C có giá trị thấp => quản lý rút gọn
- Phương pháp phân tích XYZ: phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào biến động nhu cầu
+ Nhóm X: nhu cầu ổn định, độ b ế i n thiên dưới 15%
+ Nhóm Y: nhu cầu biến thiên thường do thay đổi xu hướng hoặc theo mùa, độ
biến thiên trong khoảng 15-50%
+ Nhóm Z: nhu cầu bất thường, có độ biến thiên trên 50%
7. Mua sắm điện tử? Các loại hình chợ thương mại điện tử (Chương 3)
- Mua sắm điện tử là việc sử dụng internet hoặc các mạng lưới/hệ thống để trao
đổi thông tin và mua bán hàng hóa/dịch vụ giữa nhà cung cấp và khách hàng trong
chuỗi cung ứng – chủ yếu là mô hình B2B
- Các loại hình chợ thương mại điện tử:
+ Thị trường điện tử tư nhân là sàn giao dịch TMDT do một công ty sở hữu –
bên bán hoặc bên mua, và có quyền kiểm soát hoàn toàn việc tham gia vào giao dịch mua bán của thành viên
• Thị trường điện tử tư nhân – Bên bán: sàn gia dịch do 1 công ty sở hữu để bán
các sản phẩm do mình cung cấp
• Thị trường điện tử tư nhân – Bên mua: TTDT tư nhân trong đó công ty sản
xuất mua từ các nhà cung cấp được mời
• Thị trường điện tử trung gian: Là loại hình đặc biệt của TTDT tư nhân. Mua
bán đấu giá, trong quan hệ với các khách hàng tích hợp, giao dịch phức tạp... cần
đến sự tham gia của trung gian. Trong trường hợp này, người mua hoặc người bán
tự thuê người trung gian, kiểm soát việc mời ai tham gia thị trường
+ Thị trường điện tử công cộng – sàn giao dịch: Là TTDT nhiều bên, thường
được sở hữu và điều hành bởi một bên thứ ba hoặc một tập đoàn, trong đó nhiều
người mua và nhiều người bán gặp nhau để giao dịch điện tử với nhau, còn được gọi
là cộng đồng giao dịch hoặc sàn giao dịch.
8. Định mức NVL là gì? Giải thích các yêu cầu của quản lý NVL (Chương 3)
- Định mức nguyên vật liệu là mô tả số lượng và trật tự các nguyên vật liệu cần
thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng
- 4 yêu cầu cơ bản trong hoạt động quản lý nguyên vật liệu :
+ Cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất
+ Đảm bảo vừa đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu
+ Cung cấp đồng bộ (cân đối trong sản xuất): tính đồng bộ không phải là sự
bằng nhau về số lượng mà là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên
1 đơn vị sản phẩm quyết địn h
+ Đảm bảo giá thấp nhất có thể
9. Nêu điều kiện áp dụng mô hình EOQ, POQ và QDM để tính toán lượng đặt
hàng tối ưu (Chương 4) - Mô hình EOQ:
+ Nhu cầu cho một loại hàng trong năm biết trước và không đổi
+ Khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng (chu kỳ cung ứng)
biết trước và không đổi
+ Không có chiết khấu theo số lượng
+ Chi phí đặt 1 đơn hàng không đổi bất kể quy mô lô hàng
+ Toàn bộ hàng được giao cùng thời điểm
+ Tồn kho ban đầu bằng 0 (cạn dự trữ không xảy ra nhờ giao hàng đúng lúc)
+ Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho
- Mô hình POQ: Áp dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản
phẩm vừa tiến hành sản xuất vừa được sử dụng hoặc bán ra
- Mô hình QDM: Áp dụng khi mua hàng với số lượng lớn có chiết khấu =>
giảm chi phí đặt hàng, tăng chi phí tồn kho 10.
Các hoạt động chính của kho hàng? Phân biệt kho truyền thống và 3 hình
thức kho hiện đại (Chương 4)
- 4 chức năng/hoạt động chính của kho hàng: + Tiếp nhận + Lưu trữ + Thu gom đơn hàng + Gửi hàng đi - Phân biệt:
Kho hiện đại
Kho truyền thốn g
Thiết kế không gian cơ bản: 4 bức tường, 1 mái nhà và sàn nhà, khu vực
xếp dỡ và cửa ra vào xe tải
Dự trữ hàng hóa trong thời gian ngắn để Hàng hóa được lưu trữ lâu hơn
phục vụ nhu cầu cơ bản thông thường vài ngày hoặc tuần
Có sự di chuyển trong kho hiện đại, thực Lưu trữ => vị trí gần nhà cung cấp,
hiện nhiều hoạt động phối hợp phân nhà sản xuất
phối => vị trí gần khách hàng 11.
Kho hàng là gì? Các nguyên tắc thiết kế kho hàng (Chương 4)
- Kho hàng là nơi lưu trữ, bảo quản và trao đổi hàng hóa
- Các nguyên tắc thiết kế kho hàng: + Dùng cơ sở 1 tầng
+ Di chuyển hàng hóa theo đường thẳng
+ Sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị
+ Sắp xếp hợp lý mặt bằng kho, kệ hàng
+ Giảm thiểu tối đa không gian lối đi
+ Tận dụng tối đa chiều cao của tòa nhà 12.
Giải thích các khái niệm: hiệu ứng roi da (Chương 2), Nút cổ chai, điểm
ràng buộc trong S
C (Chương 3)
- Hiệu ứng roi da là một hiện tượng quan sát được trong chuỗi cung ứng khi
nhu cầu thay đổi gia tăng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối đến nhà sản xuất. Tác
động của hiệu ứng roi da khiến các thông tin bị bóp méo và không đầy đủ, dẫn đến
tồn kho dư thừa, dự báo kém, công suất sản xuất không đủ hoặc dư thừa, sản phẩm
không có sẵn, chi phí chuỗi cung ứng cao.
- Nút cổ chai điểm mà sự lưu chuyển nguyên vật liệu đòi hỏi thời gian dài nhất
=> điểm nghẽn làm chậm một phần của quá trình
- Điểm ràng buộc trong chuỗi cung ứng là điểm nút cổ chai có thể làm chậm toàn bộ quá trình 13.
Phân phối trong SC là gì? Giải thích 6 cấu hình mạng lưới phân phối (Chương 5)
- Phân phối trong chuỗi cung ứng là toàn bộ quá trình lập kế hoạch, thực hiện
và kiểm soát việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến khách hàng.
- 6 cấu hình mạng lưới phân phối:
+ Giao hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất: nghĩa là nhà sản xuất lưu trữ và
phân phối trực tiếp. Ưu điểm lớn nhất của việc phân phối không bán lẻ là có thể tập
trung các yêu cầu từ các đơn hàng khác nhau, đảm bảo tính sẵn có và phạm vi sản
phẩm cao từ nhà sản xuất. Mô hình này cung cấp dịch vụ giao hàng tốt vì sản phẩm
được giao đến nơi khách yêu cầu, tiết kiệm chi phí lưu trữ và giảm đáng kể chi phí
xử lý tại các của hàng bán lẻ. Tuy nhiên, thời gian thực hiện đơn hàng theo mô hình
này thường lâu do khoảng thời gian giao hàng tương đối dài từ phía nhà sản xuất đến tay khách hàng.
+ Giao hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất thông qua trung gian kết hợp: Các
nhà sản xuất gửi sản phẩm đến một trung tâm hợp nhất, được vận hành bởi các nhà
bán lẻ hoặc nhà thầu từ bên thứ ba. Sau đó, các nhà bán lẻ sử dụng phương tiện giao
hàng riêng hoặc của bên thứ ba để giao sản phẩm cho người dùng cuối cùng.
Khả năng tập trung hàng hóa và trì hoãn đơn hàng là một lợi thế đáng kể của
mô hình này. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi việc đầu tư cao hơn cho hệ thống thông
tin và yêu cầu các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác
chặt chẽ để đảm bảo khả năng theo dõi đơn hàng.
+ Giao hàng từ kho nhà phân phối: các nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ sẽ lưu
trữ sản phẩm và giao hàng trực tiếp từ địa điểm của họ cho khách hàng thông qua
giao hàng trọn gói. Chi phí giao hàng thấp nhờ lợi thế kích thước lô hàng lớn. Ngoài
ra, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng cao hơn, nhưng chi phí bảo trị và xử lý lại
tương tự như lưu trữ tại nơi sản xuất
Thời gian hoàn thiện đơn hàng trong mô hình này tốt hơn so với mô hình lưu
trữ tại nơi sản xuất, bởi khi hàng của nhà phân phối thường gần khách hàng hơn và
tất cả các đơn hàng được hợp nhất tại kho trước khi giao.
+ Giao hàng từ kho nhà phân phối kết hợp giao hàng chặng cuối: Nhà phân
phối lưu trữ và giao hàng tận nơi. Mô hình này phù hợp với các sản phẩm cần giao
hàng nhanh và được đóng gói bởi các nhà phân phối/nhà bán lẻ, lưu trữ và giao hàng
đến người dùng cuối cung tại địa điểm được chỉ định. Đây là mô hình có khối lượng
hàng hóa và chi phí giao hàng cao nhất do khả năng hợp nhất sản phẩm thấp.
Mô hình này có thời gian hoàn thiện đơn hàng nhanh hơn, nhưng độ đa dạng
sản phẩm thường thấp hơn khi so sánh với mô hình giao hàng trọn gói, trải nghiệm
của khách hàng thường rất tốt, đặc biệt với các sản phẩm kích thước cồng kềnh.
+ Nhận hàng từ nơi lưu trữ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối: Nhà sản
xuất/Nhà phân phối lưu trữ và khách hàng đến nhận sản phẩm. Trong mô hình này,
hàng được lưu tại kho của nhà sản xuất/nhà phân phối, nhưng khách hàng đặt hàng
trực tuyến sau đó đến một địa điểm chỉ định để nhận sản phẩm.
Chi phí hàng hóa trong mô hình này có thể được giữ ở mức thấp cho các đơn
vị sản xuất/phân phối. Chi phí giao hàng cũng thấp hơn bất kỳ mô hình phân phối
nào, thông qua việc sử dụng đơn vị vận tải nguyên xe và tích hợp các đơn giao hàng
khác nhau nhưng giao đến chung một địa điểm.
+ Nhận hàng từ nơi lưu trữ của nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ lưu trữ, khách đến lấy
hàng. Trong mô hình này, các nhà bán lẻ lưu trữ hàng tại không gian riêng của mình,
khách đến thẳng nhà bán lẻ để mua hoặc lấy hàng đã đặt trực tuyến. Điều này làm
tăng chi phí trong việc tích hợp giao nhận sản phẩm, tuy nhiên, với các sản phẩm
cần mua nhanh, tỷ suất lợi nhuận vẫn có thể tăng ngay cả khi yêu cầu hàng hóa tức
thì. Chi phí gia hàng thấp hơn nhiều so với các mô hình khác vì chi phí vận chuyển
thấp có thể được áp dụng cho các nhà bán lẻ. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng khá cao
do yêu cầu có nhiều cửa hàng bán lẻ tại địa phương. 14.
Các loại hình vận tải? 2 nguyên lý của vận tải (Chương 5)
- Các loại hình vận tải : + Đường hàng không + Đường bộ + Đường sắt + Đường thủy + Đường ống + Đường điện tử
- 2 nguyên lý của vận tải:
+ Tính kinh tế theo quy mô: sự tăng lên về số lượng sẽ làm giảm chi phí vận
chuyển bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm
+ Tính kinh tế theo khoảng cách: Sự tăng lên về khoảng cách sẽ làm giảm chi
phí vận chuyển bình quân trên một đơn vị sản phẩm 15.
Thu hồi là gì? Phân loại các sản phẩm thu hồi. Giải thích tại sao DN phải
thu hồi sản phẩm (Chương 6)
- Thu hồi là một quy trình quản lý chuỗi cung ứng, trong đó các hoạt động liên
quan đến trả hàng, logistic ngược được phối hợp thực hiện giữa doanh nghiệp và các
thành viên trong chuỗi cung ứn g
- Phân loại sản phẩm thu hồi :
+ Sản phẩm thu hồi từ hoạt động sản xuất
+ Sản phẩm thu hồi từ hoạt động phân phối
+ Sản phẩm thu hồi trong quá trình tiêu dùng
- Lý do doanh nghiệp phải thu hồi sản phẩm: 04 động lực: + Khách hàng + Cạnh tranh
+ Hệ thống ISO 14001: hệ thống quản lý môi trường + Luật pháp quốc gia 16.
Vận tải xanh là gì? Các giải pháp vận tải xanh (Chương 6)
- Vận tải xanh là hình thức vận tải thân thiện và không gây tác động tiêu cực đến môi trường
- Các giải pháp vận tải xanh:
+ Thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo
+ Sử dụng phương thức/phương tiện vận tải thân thiện với môi trường
+ Ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực 17.
Phân biệt chuỗi cung ứng bền vững và chuỗi cung ứng xanh (Chương 6)
Chuỗi cung ứng bền vữn g
Chuỗi cung ứng xanh
Phát triển bền vững là sự phát triển
Phát triển xanh là phát triển tập
đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không trung vào môi trường
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ trong tương lai.
Tập trung vào xã hội, môi trường,
Tập trung nghiêm ngặt vào môi văn hóa và kinh tế trường 18.
Krajic: Mô hình gồm 4 bước:
− Bước 1: Phân loại hàng hóa: theo 2 tiêu chí
+ Rủi ro cung cấp: khả năng hàng hóa không được đáp ứng (nguyên vật liệu
khan hiếm, khả năng sẵn có của nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của chính phủ,
thiên tai, logistics khó khăn, ít nhà cung cấp,...)
+ Tác động đến lợi nhuận: tác động mạnh khi mặt hàng tăng thêm giá trị quan
trọng cho đầu ra của doanh nghiệp, có thể do nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao trong
sản phẩm hoặc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
− Bước 2: Phân tích thị trườn g
Xem xét đánh giá sức mạnh của nhà cung cấp và sức mạnh của doanh nghiệp với tư cách khách hàng
+ Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm:
• Mức độ tập trung của nhà cung cấp
• Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp
• Sự khác biệt của các nhà cung cấp
• Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm
• Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành
• Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế
• Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp
• Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức ngành
+ Sức mạnh của khách hàng thể hiện ở: + Vị thế mặc cả + Số lượng người mua
+ Thông tin mà người mua có được
+ Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
+ Tính nhạy cảm đối với giá
+ Sự khác biệt hóa sản phẩm
+ Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành
+ Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế
+ Động cơ của khách hàng
− Bước 3: Định vị chiến lược
+ Cách tiếp cận chiến lược: Quản lý 4 nhóm hàng hóa:
• Mặt hàng đòn bẩy (tác động lợi nhuận cao, rủi ro cung cấp thấp): doanh nghiệp
nên mua toàn bộ, tận dụng lợi thế để đàm phán, xem xét sản phẩm thay thế hoặc các
nhà cung cấp khác, đặt các đơn hàng khối lượng lớn
• Mặt hàng nút cổ chai (tác động lợi nhuận thấp, rủi ro cung cấp cao): nên mua
dự phòng (có tích trữ) và tìm cách kiểm soát/đa dạng hóa nhà cung cấp
• Mặt hàng không quan trọng (tác động lợi nhuận và rủi ro cung cấp thấp): giảm
chi phí và gánh nặng quản lý cho bộ phận thu mua
• Mặt hàng chiến lược (tác động lợi nhuận cao, rủi ro cung cấp cao): cần nhận
được sự quan tâm nhất từ các nhà quản lý mua sắm, cần phát triển mối quan hệ cung
ứng dài hạn, phân tích và quản lý rủi ro thường xuyên, lập kế hoạch dự phòng và
xem xét việc tự sản xuất
+ Các mặt hàng chiến lược (b1) được phân loại theo quyền lực của nhà cung cấp
và quyền lực của người mua (b2) vào các nhóm chiến lược mua sắm như hình bên:
• Chiến lược tận dụng lợi thế (expoit): tận dụng sức mạnh của người mua để có
mức giá tốt và hợp đồng dài hạn từ một số nhà cung cấp
• Chiến lược đa dạng hóa (diversify): giảm rủi ro cung ứng bằng cách tìm kiếm
nhà cung cấp và sản phẩm thay thế
• Chiến lược cân bằng (balance): cân nhắc giữa hai chiến lược mua sắm trên
− Bước 4: Kế hoạch hành động
+ Lập kế hoạch thực hiện (căn cứ vào ma trận kraljic)
+ Giám sát công việc thu mua
19. Mô hình danh mục hàng hóa tinh gọn và linh hoạt
- 2 tiêu chí phân loại hàng hóa: Tinh gọn và linh hoạt Tiêu chí Nhân tố ảnh hưởng Yếu tố chất lượng Yếu tố chi phí Tinh gọn - Độ bền linh kiện - Chi phí mua hàng
- Độ tin cậy của linh kiện - Chi phí tồn kho - Đổi mới linh kiện - Chi phí chất lượng Yếu tố linh hoạt Yếu tố thời gian Linh hoạt - Khối lượng linh hoạt - Tốc độ giao hàng - Điều chỉnh linh hoạt - Độ tin cậy giao hàng - Năng lực công nghệ - Tốc độ phát triển
- 4 nhóm hàng hóa mua sắm
+ Nhóm 1 – Mặt hàng tinh gọn: Nguyên vật liệu có tác động lớn đến chi phí và
chất lượng sản phẩm. Các nguyên vật liệu này được sử dụng để sản xuất nhiều sản
phẩm khác nhau của doanh nghiệp
Cần xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp dựa trên sự đồng thuận lâu dài
về chất lượng và chi phí, các chương trình được phát triển với nhà cung cấp để cải
thiện 2 yếu tố này, tìm kiếm nhà cung cấp toàn cầu với số lượng lớn, chi phí thấp
+ Nhóm 2 – Mặt hàng linh hoạt: Các thành phần nguyên vật liệu có thời gian
chờ hàng lâu và nhu cầu thay đổi khó dự đoán
Cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, trao đổi và cập nhật thông
tin thường xuyên với họ. Các nhà cung cấp địa phương phù hợp hơn để đáp ứng
những thay đổi linh hoạt trong đặt hàng
+ Nhóm 3 – Mặt hàng vừa tinh gọn vừa linh hoạt: Các thành phần nguyên vật
liệu có tính tác động lớn đến chi phí, chất lượng cũng như có tính linh hoạt cao về thời gian và nhu cầu
Tùy chọn giữa cung ứng tinh gọn và cung ứng linh hoạt
+ Nhóm 4 – Mặt hàng không quan trọng: Các thành phần nguyên vật liệu tác
động đến tính cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng – thường là nhóm C (phương pháp
phân loại nguyên vật liệu ABC)
Vấn đề chính của nhóm này là chi phí thực hiện hoạt động thu mua thậm chí
có thể cao hơn giá trị của chúng, do đó cần đơn giản hóa (hoặc tự động) quy trình thu mua, quản lý tồn kho II.
Thực tế: Mô tả kèm số liệu
1. Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng bền vữn g
a. Mô tả chuỗi cung ứng của McDonald’s
− Nhà cung cấp
McDonald’s có hàng nghìn nhà cung cấp trực tiếp sản phẩm cho hơn một triệu
người tại hơn 100 quốc gia, bao gồm nhiều lớp cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu.
Các nhà cung cấp trực tiếp cho nhà hàng là nhà cung cấp thứ nhất, nhà cung cấp cho
nhà cung cấp là nhà cung cấp thứ 2 và nó trải dài mãi như thế.
Rất nhiều đối tác đã giữ mối quan hệ với McDonald's trong suốt nhiều thập kỷ,
thậm chí một số vẫn còn hợp tác kể từ khi nhà sáng lập Kroc đích thân bắt tay họ.
+ Nhà cung cấp khăn giấy Martin-Brower LLC, công ty này đã làm việc với
McDonald’s từ năm 1956. Đối tác này tự hào là người cung cấp sản phẩm cho cửa
hàng McDonald’s đầu tiên tại Illinois, và cho đến nay đã mở rộng mạng lưới lên tới
15.000 địa điểm khắp Bắc Mỹ.
+ Các nhà cung cấp của McDonalds bao gồm Tyson Foods (TSN) , Lopez
Foods, 100 Circle Farms, Gaviña Gourmet Coffee, Hildebrandt Farms, v.v. Các công
ty này cung cấp nguồn cung cấp bánh mì, thịt, gia cầm, cá, sản phẩm và các sản phẩm từ sữa.
+ Tất cả những nhà hàng của McDonald's chỉ lấy các sản phẩm tốt nhất từ các
nhà cung cấp chọn lọc. Những nhà cung cấp này được yêu cầu phải tuân theo các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt để chuẩn bị các nguyên liệu thực phẩm thật chất lượng và hợp vệ sinh.
− Sản xuất
Hoạt động sản xuất của McDonald's rất được chú trọng. Bí quyết của họ nằm ở
việc lựa chọn nguyên liệu cực kỳ tỉ mỉ để tạo nên những món ăn ngon. McDonald's
đã chi hàng triệu đô la để nhập khẩu một chiếc máy làm bánh mì kẹp thịt từ Hoa Kỳ về Việt Nam.
− Vận chuyển
Sau khi các SP đã qua công đoạn chế biến và được làm đông lạnh, đóng gói
theo tiêu chuẩn của công đoạn sản xuất, các sản phẩm này sẽ được vận chuyển thông
qua đường hàng không để đến với các quốc gia khác.
Những nguồn nguyên liệu hoặc sản phẩm sau khi đã chế biến sơ, sau khi được
cập cảng hay sân bay sẽ được các hãng logistics thực hiện thủ tục hải quan, vận
chuyển đến kho bãi. Mỗi sản phẩm sẽ được lưu trữ tại 1 khu vực với nhiệt độ khác
nhau sau đó chuyển đến các cửa hàng McDonald’s theo như yêu cầu của họ.
Các nhà phân phối phải có hệ thống thiết bị lưu trữ lạnh và khô đảm bảo lưu
trữ sản phẩm ở nhiệt độ 22oC.
Hệ thống xe tải phải được thiết kế đặc biệt đảm bảo giữ được nhiệt độ ổn định
trong suốt quá trình vận chuyển từ kho cho đến cửa hàng McDonald’s. − Bán hàng:
McDonalds có hơn 37.000 nhà hàng trên toàn cầu. Họ mua hơn 2 tỷ quả trứng
hàng năm chỉ ở Mỹ. Họ bán 75 chiếc bánh mì kẹp thịt mỗi phút mỗi ngày trên khắp thế giới.
Có 550 triệu chiếc Big Mac được bán ra mỗi năm, 9 triệu pound khoai tây chiên được bán ra mỗi ngày
Tại mỗi cửa hàng McDonald’s, khi các món ăn được phục vụ KH mới chính
thức được làm chín và phục vụ NTD chỉ trong vòng 5 – 10 phút. McDonald’s còn
phát triển hệ thống giao hàng đến tận nhà: KH chỉ cần gọi điện thoại đến cửa hàng
và yêu cầu món ăn mà mình yêu thích, chỉ tầm 15 – 30 phút sau, món ăn mà họ yêu
cầu sẽ được nhân viên giao hàng miễn phí đến tận nhà.
− Quản lý hàng tồn kho của McDonald’s
Đối với bất kỳ công ty thực phẩm nào, McDonald's cũng phải đối mặt với nhữn g
thách thức khi quản lý hàng tồn kho. Những thách thức này bao gồm dự báo nhu cầu
để các sản phẩm không bị vứt bỏ cũng như kiểm soát các nguyên liệu thô như bánh
mì, khoai tây và thịt bò. Tuy nhiên, McDonald's có khả năng vượt qua những thách
thức đó, và đây là cách:
Liên lạc liên tục giữa người lập kế hoạch khu vực và các nhà hàng. Mỗi ngày,
mỗi nhà hoạch định khu vực liên lạc với khoảng 100 nhà hàng bằng cách thực hiện
các cuộc gọi hội nghị và trao đổi email.
Hệ thống quản lý hàng tồn kho đáng tin cậy. Hàng tồn kho của McDonald được
quản lý bằng cách sử dụng hệ thống kiểm soát kho hàng để đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn sẵn có.
Dự báo nhu cầu chính xác. Các nhà lập kế hoạch khu vực phân tích hiệu suất
trong quá khứ và làm việc trên các chiến dịch bán hàng trong tương lai, do đó dự
đoán nhu cầu trong tương lai. Họ sử dụng biểu đồ kiểm soát kho của hệ thống quản
lý hàng tồn kho của họ để h ể
i n thị lịch sử bán sản phẩm và tạo dự báo cho từng nhà hàng.
Lưu trữ và phân phối. Quản lý kho hàng của McDonald's có các khu vực riêng
biệt dành cho thực phẩm khô, lạnh và đông lạnh. Tại mỗi khu vực, một nhiệt độ cụ
thể được duy trì để sản phẩm không bị hư hỏng do thời tiết và khí hậu thay đổi. Điều
tương tự cũng xảy ra đối với phân phối -McDonald's có ba kênh phân phối giống
nhau, qua đó họ phân phối thực phẩm đến các nhà hàng một cách hiệu quả trong khi
vẫn duy trì nhiệt độ sản phẩm chính xác.
b. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vữn g
Chuỗi cung ứng bền vững của MCDonald’s tập trung ở 5 tiêu chí: Đồ ăn, hành
tinh(môi trường), nguồn cung, cộng đồng và con người. Để đạt thành công trong
chuỗi cung ứng MCDonald’s đã đưa các giải pháp dựa trên 5 tiêu chí mà họ đưa ra trước đó.
− Vấn đề thực phẩm của MCDonald’s
Hiện nay, béo phì đang là một vấn đề phức tạp và nhiều mặt, McDonald’s đã
đưa ra các mục tiêu cũng như thay đổi menu để phù hợp với tất cả mọi người. Thứ
nhất, phục vụ 100% trái cây, rau và sữa ít béo hoặc ngũ cốc. Thứ hai, giảm muối,
đường, chất béo và calories trên thực đơn.
− Vấn đề nguồn cung cấp trong chuỗi cung ứng bền vững
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn cung cấp trong chuỗi cung ứng bền vững,
McDonald’s đào tạo cho các nhà cung cấp của mình để họ đạt các tiêu chuẩn về an
toàn thực phẩm từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến khi vận chuyển. McDonald’s cam
kết tìm nguồn cung ứng bền vững cho con người, môi trường và doanh nghiệp. − Bảo vệ môi trường
+ Quản lý rác thải: McDonald’s giảm thiểu và chuyển đổi chất thải của các nhà hàng, sử dụn
g bao bì tái chế bằng sợi.
+ Sử dụng năng lượng tái tạo: Ngoài việc bổ sung và thay đổi năng lượng trong
chuỗi nhà hàng, McDonald’s yêu cầu các nhà cung cấp báo cáo mức sử dụng điện
năng, tiếp tục mua năng lượng tái tạo để cải thiện hiệu quả sử dụng và hỗ trợ tái tạo năng lượng.
− Bảo đảm quyền lợi con người và hỗ trợ cộng đồn g + Con người:
McDonald’s cung cấp cho nhân viên điều kiện làm việc tốt, an toàn, sạch sẽ và
thoải mái. Hỗ trợ phát triển việc làm cho thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, người
khuyết tật,... Cung cấp chế độ bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác. Tôn trọng quyền
lợi lao động của nhân viên. + Hỗ trợ cộng đồng:
Thành lập tổ chức phi lợi nhuận RMHC để cung cấp nơi ở và hỗ trợ cho gia
đình của trẻ em bị bệnh nặng. Mở chương trình cung cấp học bổng và hỗ trợ giáo
dục cho nhân viên và gia đình họ. Thực hiện các hoạt động xã hội và từ thiện định kỳ.
2. Ứng dụng CPFR trong 1 chuỗi cung ứng
a. Mô hình chuỗi cung ứng của Walmart:
b. Ứng dụng CPFR vào quản trị chuỗi cung ứng của Walmart
Để giải quyết tăng cường mối quan hệ giữa các nhà cung ứng và để phát triển
thành một sự cộng tác thì yếu tố chính là chia sẻ thông tin điện tử để cải thiện công
việc của cả hai công ty. Vậy nên cuối thế kỉ XX, Walmart và Procter&Gamble đã
phát triển một chương trình chung bao gồm chia sẻ thông tin, lập kế hoạch và dự báo chung.
Walmart cùng với P&G ứng dụng hệ thống CPFR đầu tiên. Walmart đã chọn
P&G vì Walmart là một trong những khách hàng lớn nhất của P&G, còn P&G là nhà
cung cấp lớn nhất của Walmart tính tới thời điểm này. Walmart và P&G thương
lượng và hợp tác để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng hàng hóa, kế hoạch
bán hàng, dự đoán nhu cầu của khách hàng và đưa ra các mục tiêu bán hàng cụ thể.
Các quy trình ứng dụng CPFR cụ thể của Walmart với P&G thể hiện ở ba bộ phận giải pháp là:
+ Hoạt động hợp tác hoạch định: Walmart thương lượng, đề nghị P&G cùng
cộng tác, lập kế hoạch dự báo về doanh thu, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm P&G sắp tới.
+ Hoạt động dự báo: Các điểm bán lẻ của Walmart cung cấp thông tin về doanh
thu dựa trên dữ liệu bán hàng theo thời gian thực từ máy tính tiền của các cửa hàng.
Từ đó, Walmart dự báo nhu cầu thị trường và đưa ra các dự báo về doanh thu, xuất
hàng và lượng hàng tồn kho cần thiết. Thông tin đó sẽ được tổng hợp tại các cơ sở
dữ liệu Retail Link. Thông qua hệ thộng vệ tinh toàn cầu, Retail Link sẽ kết nối và
chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu của P&G.
+ Hoạt động hợp tác bổ sung: P&G tiếp nhận, phản hồi lại thông tin dự báo của
Walmart và đồng bộ hóa chúng để lên kế hoạch sản xuất và điều độ phân phối hiệu
quả cho mình. Walmart và P&G đã hợp tác chặt chẽ để cùng nhau quản lý quy trình
sản xuất, vận chuyển và lưu kho hàng hóa, chia sẻ thông tin liên quan đến doanh thu,
lượng hàng tồn kho, các chương trình khuyến mãi và kế hoạch bán hàng. Dựa trên
thông tin về nhu cầu và dự báo, Walmart và P&G đã đưa ra các quyết định tái cấp
hàng hóa, vận chuyển và lưu kho hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.
Walmart quyết định chia sẻ dữ liệu về doanh số bán hàng và chỉ số tồn kho với
nhà cung cấp lớn nhất của họ. Nhờ việc hợp tác, và chia sẻ dữ liệu, Walmart đã tăng
sự hiệu quả trong vận hành, giá giảm và cuối cùng người mua được hưởng lợi. Về
phía P&G, họ thấy được những phân tích mang tính dự đoán từ dữ liệu được chia sẻ,
từ đó có thể đưa ra mức giá thấp hơn cho một lượng hàng lớn của một mặt hàng nào
đó. Qua quá trình hợp tác này, Walmart và P&G đã có thể tối ưu hóa quy trình cung
ứng hàng hóa, giảm thiểu sự cố trong quá trình sản xuất và vận chuyển, cải thiện khả
năng dự báo nhu cầu của khách hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Walmart ѕử dụng mô hình CPFR để giảm chi phí, chiếm lấу ᴠị trí dẫn đầu trong
cuộc chiến tranh giành thị phần. Walmart đề nghị các nhà cung ứng của mình tham
gia ᴠào mô hình CPFR, các bên cùng nhau chia ѕẻ thông tin một cách công khai để
lập nên kế hoạch dự báo ᴠề doanh thu, ѕản lượng tiêu thụ ѕắp tới. Các điểm bán lẻ
trên hệ thống của Walmart ѕẽ cung cấp thông tin ᴠề doanh thu dựa trên POS từ các
cửa hàng, ѕau đó Walmart ѕẽ thu thập ᴠà хử lý хữ liệu đưa ra mức dự báo doanh thu,
ѕản lượng, thành phần ѕản phẩm trong thời gian ѕản хuất rồi chia ѕẻ thông tin cho
các nhà cung ứng của mình. Các nhà cung ứng của Walmart tiếp nhận thông tin ᴠề
dự báo ᴠà lên kế hoạch хử lý, đồng thời cũng gửi thông tin ᴠề Walmart ᴠề ѕản lượng
có thể cung ứng đủ haу những bất thường do ѕản хuất. Nhờ vậy mà lượng hàng hóa
sản xuất ra được siết chặt đáp ứng đủ cung cầu khách hàng, lượng hàng tồn kho
giảm, đáp ứng những thay đổi bất thường có thể xảy ra, siết chặt khỏi chi phí cho
việc vận chuyển và bảo quản (hai bên cung cấp thông tin công khai, minh bạch, kịp
thời và đúng lúc cho nhau).
Walmart cũng đã sử dụng thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để kết hợp, sử
dụng các mã số có thể được quét từ xa để theo dõi việc di chuyển của hàng hóa trong
chuỗi cung ứng, vì vậy Walmart đã khuyến khích các nhà cung cấp của mình cùng
sử dụng công nghệ này. Điều này có thể giúp họ kiểm soát được lượng hàng dự trữ
trong các cửa hàng, việc giao hàng và lượng hàng dự phòng trong kho tại các trung tâm phân phối.
Walmart đã thực hiện CPFR này rất tốt đối với tất cả các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng của mình. Việc này tạo nên một sự hợp tác “win-win” đối với tất cả
các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, nó hỗ trợ việc ra quyết định một cách hoàn hảo.
3. Ứng dụng mua sắm điện tử trong 1 chuỗi cung ứng
4. Giải pháp cross-docking của 1 chuỗi cung ứng
a. Mô hình chuỗi cung ứng của Walmart
Walmart là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất trên thế giới với hơn 11.000
đơn vị bán lẻ dưới 69 biểu ngữ tại 27 quốc gia. Chuỗi cung ứng của Walmart bao gồm các thành phần sau:
− Nhà cung cấp (Suppliers): Đây là các công ty hoặc cá nhân cung cấp hàng
hóa và sản phẩm cho Walmart. Walmart đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp để
đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp. Walmart có khoảng 90.000 nhà cung cấp trên
toàn thế giới, trong đó có khoảng 200 nhà cung cấp chính như: P&G, Nestle,
Unilever, và Kraft... Với mạng lưới nhà cung cấp này, Walmart sẽ linh hoạt được
nguồn cung đầu vào và đảm bảo được tiêu chí thời gian – một trong những yếu tố
chính tạo nên chuỗi cung ứng nhanh nhạy.
Các nhà cung cấp của Walmart được yêu cầu tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt về chất lượng và an toàn sản phẩm. Họ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đối
với thời gian giao hàng và phải cung cấp thông tin chính xác về số lượng và tính
trạng của hàng hóa, cũng như chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và giá cả cạnh tranh.
Điều này giúp Walmart duy trì một mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả và đáng
tin cậy, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường đúng lúc và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc lựa chọn các nhà cung cấp đúng cách là một phần quan trọng trong chiến
lược kinh doanh của Walmart, giúp họ tăng tính cạnh tranh và đạt được sự thành
công trên thị trường. Những nhà cung cấp tốt sẽ giúp Walmart đảm bảo rằng hàng
hóa luôn sẵn sàng trong các cửa hàng, đồng thời giúp giảm chi phí và tăng tính cạnh
tranh của Walmart trên thị trường.
− Trung tâm phân phối (Distribution Centers): Tính đến Quý 1/2023 Walmart
có 212 trung tâm phân phối ở Mỹ. Mạng lưới trung tâm phân phối vận chuyển mọi
thứ từ hàng hóa nói chung đến hàng tạp hóa dễ hư hỏng đến các cửa hàng Walmart
và Sam's Club. Mỗi trung tâm phân phối có quy mô hơn 1 triệu feet vuông. Tổng
chiều dài của băng tải bên trong mỗi trung tâm khoảng 5 dặm. Mỗi trung tâm phân
phối sử dụng hơn 600 nhân viên bốc xếp và vận chuyển hơn 200 xe kéo hàng ngày.
Mỗi trung tâm phân phối hỗ trợ từ 90 đến 100 cửa hàng Walmart trong bán kính 150
dặm, với các cơ sở và cửa hàng mới xuất hiện mỗi năm. Walmart có hệ thống các
trung tâm phân phối trên toàn thế giới, nơi hàng hóa được nhập vào và phân phối
đến các cửa hàng của Walmart. Điều này giúp Walmart có thể giảm chi phí vận
chuyển và tối ưu hóa quy trình phân phối.
Trung tâm phân phối cho phép Walmart quản lý số lượng lớn sản phẩm và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Nhờ khả năng này, Walmart có
thể giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng và tăng độ tin cậy của mình.
Trung tâm phân phối giúp Walmart tối ưu hoá quy trình vận chuyển và quản lý
lưu trữ hàng hóa. Walmart có thể lưu trữ hàng hóa theo cách tối ưu để tiết kiệm
không gian và giảm chi phí vận chuyển. Việc đóng gói và dán nhãn hàng hóa tại
trung tâm phân phối cũng giúp Walmart tăng cường tính chuyên nghiệp và sự hiệu
quả của quy trình vận chuyển.
Nhờ trung tâm phân phối, Walmart có thể kiểm tra, kiểm định và đảm bảo chất
lượng của sản phẩm trước khi chúng được gửi đến các cửa hàng. Điều này giúp
Walmart đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và giảm
thiểu sự phát sinh của các vấn đề về chất lượng sản phẩm.
− Nhà bán lẻ (Retail Stores): Đây là điểm đến cuối cùng của chuỗi cung ứng
của Walmart, nơi khách hàng đến mua hàng. Walmart quản lý các cửa hàng để đảm
bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm được cung cấp đầy đủ. Tính đến tháng 10/2021,
Walmart có hơn 10,000 cửa hàng và Clubs bán lẻ tại 24 quốc gia, hoạt động
dưới 48 tên thương hiệu khác nhau. Nhà bán lẻ là một phần rất quan trọng trong
chuỗi cung ứng của Walmart, đặc biệt là khi Walmart trở thành một trong những nhà
bán lẻ hàng đầu thế giới.
Nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng. Họ cung cấp
sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của Walmart, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của
Walmart. Nhờ vào việc đưa ra các sản phẩm của Walmart đến tay khách hàng cuối
cùng một cách chất lượng và đúng thời gian, nhà bán lẻ giúp cho khách hàng tin
tưởng và phát triển long-term relationship với thương hiệu của Walmart.
Nhà bán lẻ cũng là nguồn thông tin quý giá về nhu cầu và xu hướng của thị
trường. Thông tin này giúp Walmart tối ưu hóa kế hoạch chuỗi cung ứng của mình
và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiếp theo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhờ đó, nhà bán lẻ có thể giúp Walmart tiếp cận đến các thị trường mới và mở
rộng thị trường của mình.
− Khách hàng (Customers): Khách hàng là thành phần cuối cùng của chuỗi cung
ứng của Walmart. Walmart đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các
sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.
Đối với Walmart, khách hàng là nguồn thu nhập chính của công ty. Vì vậy,
những quyết định của khách hàng liên quan đến mua sắm và tiêu dùng ảnh hưởng
đến toàn bộ chuỗi cung ứng của Walmart.
Khách hàng là người đưa ra yêu cầu và nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của
Walmart. Những thông tin này được Walmart sử dụng để đưa ra kế hoạch sản xuất,
lập kế hoạch kho hàng và phân phối hàng hóa đến các cửa hàng. Ngoài ra, khách
hàng còn đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, giúp
Walmart cải thiện quy trình sản xuất và cung ứng.
Khách hàng cũng là người quyết định cuối cùng trong việc mua sản phẩm và
dịch vụ của Walmart. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty,
cũng như quyết định về việc sản xuất và phân phối các sản phẩm .
Thông qua sự phản hồi của khách hàng, Walmart luôn cố gắng đáp ứng các yêu
cầu và nhu cầu của khách hàng để đảm bảo sự thành công của mình.
− Hệ thống thông tin và quản lý (Information and management systems):
Đây là một thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng của Walmart. Walmart
sử dụng các hệ thống thông tin và quản lý để theo dõi các hoạt động của chuỗi cung
ứng, giám sát chất lượng và lượng hàng hóa được cung cấp. Bộ phận về hệ thốn g
thông tin của Walmart có khoảng 3000 cộng tác viên làm việc tại trung tâm công
nghệ David Glass tại Bentonville, Arkansas.
Đối với Walmart thì kỹ thuật và công nghệ được coi là then chốt tạo ra hiệu
quả và liên tục trong chuỗi cung ứng của họ. Từ những năm 1980, Walmart đã xây
dựng hệ thống thông tin và mạng vệ tinh để quản lý chuỗi cung ứng.
Với một Tập đoàn bán lẻ và phân phối lớn nhất thế giới như Walmart thì kỹ
thuật và công nghệ thông tin gần như là yếu tố then chốt tạo ra sự uyển chuyển và
hiệu quả trong toàn hệ thống. Hệ thống thông tin đã đóng một phần rất lớn trong việc
xây dựng những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới, có năng lực tiết kiệm hơn 300 triệu USD hàng năm.
Hệ thống thông tin tích hợp là việc dụng một phần mềm hệ thống để thực hiện
việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận liên quan lẫn nhau trong hoạt động của chuỗi
cung ứng. Đó là việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin “4 liên kết”, bao gồm: ● Cửa hàng Wal-Mart
● Trụ sở công ty của Walmart
● Trung tâm phân phối Walmart ● Nhà cung cấp
Thông qua hệ thống này, Walmart kết nối thông tin giữa các cửa hàng với trụ
sở công ty và trung tâm Walmart để xác định lượng hàng tồn kho. Sau đó, Walmart
cho phép nhà cung cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán
hàng. Từ đó, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý.
Lúc đầu nhà cung cấp không thực hiện việc chia sẻ thông tin bởi vì họ nghĩ
rằng nó sẽ làm tổn hại đến vị thế cạnh tranh của họ. Bây giờ họ đã trở nên gần chữ
với hệ thống ví dụ như: Walmart phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp và kết hợp
với hệ thống dữ liệu của họ với chính Walmart để giám sát các hàng hoá đang bán.
Điều này cho phép công ty có thể giữ chi phí lưu kho ở mức thấp, cho phép các
nhà cung cấp điều chỉnh việc tăng hay giảm hoạt động sản xuất phụ thuộc vào việc bán hàng.
Walmart có hơn 60.000 nhà cung cấp nếu chỉ tính riêng trong nước Mỹ, có thể
giữ cho mọi thành viên am hiểu thông tin là rất khó. Công ty phải làm xuyên suốt
từng mắt xích của hệ thống bán lẻ, nơi mà các nhà cung cấp có thể kết nối thông tin
trong một hệ thống internet bảo mật. Họ có thể kiểm tra độ lưu kho và khả năng bán
hàng của từng cấp độ các cửa hàng cá biệt. Có một mối liên hệ trực tiếp giữa kiểm
kê và thông tin, và khi một công ty càng có nhiều thông tin về nhà cung cấp và khách
hàng của nó thì càng có thể làm tốt hơn, vượt kế hoạch. Một sự hiểu biết lớn hơn về
mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng còn có thể nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Việc điều tiết được lượng sản phẩm sản xuất ra đã làm giảm đáng kể hàng tồn
kho, giúp Walmart tiết kiệm được 5 - 10% chi phí cho hàng hoá so với hầu hết các
đối thủ. Đó cũng là điều kiện để nhà cung cấp càng gắn kết chất với Walmart và
Walmart cũng có nhiều cơ hội mua hàng trực tiếp từ chính nhà sản xuất mà không
cần thông qua các đại lý trung gian.
b. Giải pháp Cross-docking của Walmart
− Hệ thống vận tải:
Walmart áp dụng phương pháp Cross-Docking trong hệ thống vận tải của mình
bằng cách đơn giản hóa quá trình vận chuyển và tối ưu hoá việc phân phối hàng hóa đến các cửa hàng.
Cụ thể, Walmart sử dụng kho trung chuyển để phân loại và gộp các đơn hàng
thành các tuyến vận chuyển tối ưu, giúp giảm thời gian vận chuyển và tối ưu hiệu
quả vận tải. Những đơn hàng gửi đến kho trung chuyển của Walmart sẽ được sắp
xếp và phân loại, rồi chuyển tiếp vào các xe tải đến các cửa hàng. Trong khi đó,
những đơn hàng từ các cửa hàng sẽ được tập trung và gom lại tại kho trung chuyển
để giao cho khách hàng. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi hàng sẽ
được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa.
Để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách trơn tru, Walmart sử
dụng các công nghệ thông tin để quản lý đơn hàng và theo dõi các chuyến vận
chuyển. Nhằm đồng bộ và phối hợp các hoạt động vận tải, Walmart áp dụng kế
hoạch quản lý vận tải (Transportation Management Plan) để giám sát và quản lý các
chuyến vận chuyển của mình.
Việc áp dụng phương pháp Cross-docking cùng với các công nghệ tiên tiến và
kế hoạch quản lý vận tải giúp Walmart tối ưu hoá việc vận chuyển hàng hóa đến các
cửa hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
− Quản trị kho bãi:
Walmart áp dụng phương pháp Cross-Docking trong việc quản trị kho bãi bằng
cách giảm thiểu thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho và tối ưu hóa quá trình chuỗi cung ứng.
Walmart sử dụng kho trung chuyển để thu hẹp kho bãi, đồng thời giảm thiểu
thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho. Kho trung chuyển của Walmart được trang bị
hệ thống máy móc và công nghệ tiên tiến, giúp phân loại hàng hóa và tự động đưa
chúng vào các xe vận chuyển tới các cửa hàng sau khi hàng hóa được đưa vào kho.
Hệ thống kho bãi của Walmart chính là các trung tâm phân phối trên khắp nước
Mỹ. Hàng hóa được nhập đế từ các nhà cung cấp, chúng được chuyển đến trung tâm
phân phối, thực hiện phân loại, ghi nhãn, đóng bao. Sau đó, thông qua hệ thống xe
tải hàng hóa sẽ được chuyển đến các cửa hàng và siêu thị trong khu vực.
Walmart còn sử dụng các công nghệ thông tin tiên tiến để theo dõi các đơn
hàng đến và đi từ kho trung chuyển. Các đơn hàng được phân loại và nhóm lại để dễ
dàng quản lý và vận chuyển. Việc áp dụng phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa
thời gian chờ đợi cũng như thời gian lưu trữ hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển và
tối ưu hoá hiệu quả quản lý kho bãi của Walmart.
Ngoài ra, Walmart cũng sử dụng kế hoạch quản lý kho Inventory Management
Plan (IMP) để đảm bảo sự liên tục của hệ thống chuỗi cung ứng. IMP giúp Walmart
theo dõi rõ ràng số lượng hàng hóa còn lại trong kho và lên kế hoạch nhập hàng mới
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời giảm thiểu chi phí tồn kho và quản
lý tốt hơn quá trình nhập xuất hàng hóa.
Tóm lại, sự kết hợp giữa Cross-Docking cùng với việc sử dụng các công nghệ
tiên tiến và kế hoạch quản lý kho IMP đã giúp Walmart tối ưu hoá quá trình quản lý
kho bãi và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
− Quản trị tồn kho:
Với một quy mô hoạt động phân phối và bán lẻ khổng lồ như Walmart, để có
thể đáp ứng được phân phối một cánh linh hoạt hoạt, kịp thời đến các cửa hàng, vừa
cạnh tranh với các đối thủ về cắt giảm chi phí là một vấn đề không nhỏ. Để giải
quyết vấn đề này, Walmart đã tiến hành việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông
tin vào quản trị tồn kho, song song với việc áp dụng kỹ thuật “cross-docking” để tạo ra hiệu quả cao nhất.
Áp dụng Cross-docking ở Walmart là đưa hàng hóa thành phẩm từ cơ sở sản
xuất và phân phối trực tiếp nó cho các cửa hàng và siêu thị mà rất ít và hầu như
không phải lưu trữ hàng qua khâu trung gian (trung tâm phân phối). Cross-docking
cắt giảm chi phí nắm giữ và lưu trữ tồn kho. Tức là bước lắp đầy một kho hàng bằn g
hàng tồn kho trước khi giao nó đi là hoàn toàn được cắt giảm. Đơn giản như là nhận
hàng từ một cửa và giao hàng thông qua một cửa khác mà không phải lưu trữ hàng trong nhà kho.
Hiện nay, trong hoạt động quản trị tồn kho, Walmart đang thực hiện có 5 loại
hình kỹ thuật về “cross - docking”:
+ Opportunistic Cross-docking (Cross-docking cơ hội): Theo loại hình này thì
thông tin chính xác về nơi hàng hóa được chuyển đi, nơi sẽ được chuyển đến cũng
như chính xác số lượng hàng hóa giao nhận là rất cần thiết. Cross-docking thời cơ
cũng được dùng trong việc quản trị hệ thống kho bãi của Walmart thông qua hệ
thống thông tin, liên kết giữa Walmart và các nhà bán lẻ, để nhà cung ứng thông báo
thường xuyên cho nhà bán lẻ những mặt hàng cần thiết đã sẵn sàng được vận chuyển
và có thể vận chuyển ngay tức thời.
+ Flow-through Cross-docking (Cross-docking theo dòng chảy): Theo loại hình
này thì luôn luôn có một dòng hàng hóa ổn định đi ra và đi vào trung tâm phân phối
hàng hóa của Walmart. Loại cross-docking này thường được áp dụng cho nhữn g
hàng hóa dễ bị hư hỏng, chỉ tươi mới trong một khoảng thời gian ngắn như rau quả,
thực phẩm tươi sống; hay cho những loại hàng hóa không dự trữ được lâu trong kho
(sữa, thực phẩm đóng hộp). Hệ thống cross-docking này được dùng trong việc phân
phối hàng hóa cho các siêu thị và những cửa hàng bán lẻ giá rẻ khác.
+ Distributor Cross-docking (Cross-docking nhà phân phối): Trong loại hình
cross-docking này thì hàng hóa sẽ được nhà cung ứng chuyển trực tiếp cho các cửa
hàng bán lẻ. Không có một trung gian vận chuyển nào tham gia vào quá trình phân phối này.
+ Manufacturing Cross-docking (Cross-docking sản xuất): Những cơ sở kho
tạmncủa cross-docking phục vụ cho nhà máy và tạm thời được coi là kho mini của
xưởng sản xuất. Khi mà xưởng sản xuất cần những phần và nguyên vật liệu để sản
xuất một phần của sản phẩm, nó sẽ được cung cấp cho các nhà cung cấp trong khu
vực sản xuất trong một thời gian ngắn khi cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu thời
gian và chi phí vận chuyển, cũng như chi phí lưu kho bãi.
+ Pre-allocated cross-docking (Cross-docking được phân bổ trước): Trong loại
hình này, hàng hóa đã sẵn sàng được đóng gói và dán nhãn bởi nhà sản xuất và sẵn
sàng chuyển cho các trung tâm phân phối và từ đó hàng hóa sẽ được chuyển đến các
cửa hàng. Hàng hóa được vận chuyển đến trung tâm phân phối và chuyển trực tiếp
từ đây đến các cửa hàng và đến tay người tiêu dùng mà không cần phải đóng gói lại
hay là thay đổi bao bì của sản phẩm.
Hiện nay, Walmart sử dụng 31 trung tâm thực hiện thương mại điện tử chuyên
dụng và 4.700 cửa hàng nằm trong phạm vi 10 dặm của 90% dân số Hoa Kỳ để t ự h c
hiện các đơn đặt hàng trực tuyến với tốc độ vượt trội. Tuy nhiên, công ty bán lẻ này
không chỉ dừng lại ở đó.
Walmart cho biết rằng họ sẽ xây dựng bốn trung tâm thực hiện đơn hàng (FCs)
thế hệ mới trong ba năm tới, với trung tâm đầu tiên khai trương vào mùa hè năm
2022 ở Joliet, Illinois. Những trung tâm này là loại đầu tiên của Walmart sử dụng sự
kết hợp mạnh mẽ giữa con người, người máy và máy học để tạo tiền lệ hoàn toàn
mới cho Walmart về tốc độ hoàn thành trong khi tiếp tục tạo môi trường làm việc
tích cực cho nhân viên của công ty.
Bốn cơ sở thế hệ tiếp theo này, Walmart sẽ thuê hơn 4.000 nhân viên, đồng
thời giới thiệu các công việc tập trung vào công nghệ mới như kỹ thuật viên kiểm
soát, nhà phân tích kiểm toán chất lượng và quản lý quy trình.
+ Dỡ hàng (Unload): Người bán và nhà cung cấp gửi hàng hóa trong thùng hàng
đến trung tâm thực hiện đơn hàng. Khi các thùng hàng đến, các nhân viên dỡ các xe
kéo và đặt các thùng hàng lên băng chuyền nơi chúng được chuyển đến nơi nhận.
+ Nhận (Receive): Khi nhận, một nhân viên sẽ tách hộp ra và đặt các mục riêng
lẻ vào một túi. Chiếc túi được đưa vào một hệ t ố
h ng lưu trữ tự động, khổng lồ, nơi
một con thoi vận chuyển nó đến một trong hàng triệu địa điểm được chỉ định. Hệ
thống lưu trữ được thiết kế để tính đến từng inch vuông, kéo dài từ sàn đến trần trong
một cấu trúc được xây dựng tùy chỉnh được thiết kế để c ứ h a hàng tồn kho.
+ Phân loại (Pick): Khi một khách hàng đặt hàng trực tuyến, hệ thống sẽ bắt đầu
hoạt động, truy xuất các mặt hàng của họ và chuyển các thùng hàng cần thiết cho
một nhân viên tại trạm lấy hàng. Đây là một chiến thắng to lớn cho các nhân viên
của Walmart, những người làm truyền thống sẽ phải đi bộ tới chín dặm mỗi ngày,
chọn các mặt hàng từ nhiều tầng giá đỡ trải rộng trên hàng trăm nghìn mét vuông không gian.
+ Đóng gói (Pack): Đồng thời, một hộp tùy chỉnh được tạo ra để phù hợp với số
đo chính xác của đơn hàng. Trong khu vực đóng gói, Walmart ước tính các nhân
viên có thể tập hợp tối đa 4 đơn đặt hàng cùng một lúc và gửi các gói hàng sẽ được
vận chuyển trong vòng chưa đầy 30 phút sau khi khách hàng nhấp để đặt hàng.
+ Vận chuyển (Ship): Sau đó, đơn đặt hàng đã hoàn thành sẽ tự động được ghi
băng, dán nhãn và chuyển đến khu vực được chỉ định, sau đó đơn hàng sẽ được vận
chuyển đến đích cuối cùng.
Ưu tiên của Walmart là định vị chiến lược các trung tâm thực hiện đơn hàng để
kết hợp hiệu quả nhất với 4.700 cửa hàng và 210 trung tâm phân phối. Cùng với
nhau, hệ thống tài sản thực hiện này được tối ưu hóa để n ậ h n đơn đặt hàng cho
khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách này, công ty cho khách hàng thấy
rằng họ không cần tìm đâu xa ngoài Walmart để có được thứ họ cần, vào thời điểm
họ cần. Từ việc xây dựng các trung tâm thực hiện công nghệ cao mới cho đến trang
bị thêm, Walmart tiếp tục hiện đại hóa và chuyển đổi chuỗi cung ứng của mình bằn g
cách bổ sung công nghệ tự động hóa thay đổi cuộc chơi vào các cơ sở của mình.
5. Giải pháp vận tải xanh
a. Vai trò của DHL trong các chuỗi cung ứng
DHL là một trong những công ty logistic lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan
trọng trong chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp tại các lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới.
- Đối với các doanh nghiệp công nghệ: DHL cung cấp các giải pháp chuỗi cung
ứng đổi mới giúp tối đa hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro trên nhiều phân ngành khác
nhau, bao gồm PC và notebook, điện toán doanh nghiệp, hình ảnh và in ấn, EMS và
ODM, chất bán dẫn, mạng và điện tử tiêu dùng. Với hơn 300 khách hàng công nghệ
hàng đầu, chuyên môn trong ngành công nghệ của DHL đảm bảo tiết kiệm chi phí
và tối ưu hóa quy trình cần thiết cho sự thành công của khách hàng. DHL đóng vai
trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp công nghệ như Apple,
HP, IBM, Amazon và nhiều công ty khác. Các dịch vụ vận chuyển của DHL giúp
đưa các sản phẩm công nghệ từ nhà máy đến khách hàng cuối cùng.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô: DHL cung cấp dịch vụ vận chuyển
và kho bãi cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô như Ford, Ford BMW, Audi và nhiều
hãng khác trên toàn thế giới. DHL Supply Chain, nhà cung cấp dịch vụ logistic với
hơn 230 hoạt động trên toàn cầu, có hơn 15.000 chuyên gia về chuỗi cung ứng ô tô
cộng tác với khách hàng, DHL phát triển các giải pháp linh hoạt, hiệu quả giúp tăng
năng suất và thúc đẩy hiệu quả, cung cấp dịch vụ q ả
u n lý kho đầy đủ tại một địa
điểm rộng 325.000m2 và triển khai hệ thống quản lý kho WMS để hướng dẫn lấy
hàng theo trình tự với hơn 130 mặt hàng được thêm vào trình tự hoạt động gồm phanh, kẹp và gương.
- Đối với các doanh nghiệp về thời trang và đồ gia dụng: DHL cũng đóng vai
trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp về thời trang và đồ gia
dụng như Adidas, Nike, Burberry, Samsung, Panasonic, LG và nhiều công ty khác.
DHL cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng chuyên biệt, linh hoạt từ đầu đến cuối
cho hơn 550 công ty tiêu dùng
b. Giải pháp
- Phương tiện vận chuyển:
+ Sử dụng phương tiện vận tải đa phương thức: vận chuyển hàng hóa từ điểm
này đến điểm khác thông qua hai hợc nhiều phương thức vận tải
+ Sử dụng xe điện chạy bằng pin
+ Thí điểm xe chở hàng điện tử
- Sử dụng nhiên liệu thay thế;
+ Sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững SAF
+ Sử dụng nhiên liệu sinh học: dựa trên các nguyên liệu sinh học thô, ví dụ như
dầu ăn đã qua sử dụng và các chất thải khác.
+ Sử dụng nhiên liệu điện cho các phương tiện vận chuyển bằng điện
- Sử dụng công nghệ
+ Sử dụng các nền tảng kỹ thuật số thông minh: Ra mắt dịch vụ theo dõi lượng
khí thải carbon từ từng loại hình chuyên chở khác nhau + Sử dụng robot
+ Xu hướng Cloud & API: mở rộng tích hợp hoạt động của điện toán đám mây,
sử dụng các dịch vụ phần mềm dựa trên web để lưu trữ và trao đổi dữ liệu trực tuyến
thay vì sử dụng các giải pháp ổ cứng tại chỗ
+ Sử dụng big data để tối ưu hóa giao hàng chặng cuối
6. Cấu hình mạng lưới phân phối của 1 chuỗi cung ứng TMĐT
a. Mô hình chuỗi cung ứng của Toyota: − Nhà cung ứng
Toyota đã tạo nên một mạng lưới cung ứng hiện đại đem đến nhiều ưu thế về
chi phí sản xuất so với các đối thủ, nhờ việc giảm chi phí nguyên vật liệu, nhân công,
bảo hành. Toyota phụ thuộc vào các nhà cung ứng bên ngoài đối với hầu hết các
nguyên vật liệu và phụ tùng. Toyota hợp tác với các nhà cung cấp trong suốt quá
trình từ nghiên cứu đến sản xuất sản phẩm, chủ trương tìm kiếm những nhà cung
ứng có khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới dựa trên các tiêu chí về chất lượng, giá
cả, khả năng phân phối và công nghệ. Toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng của
mình nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ô tô. Mục đích của Toyota là
giảm thiểu số lượng các nhà cung cấp và tạo dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững
bằng việc bồi dưỡng các nhà cung cấp hiện có để họ mở rộng và phát triển cùng
Toyota thay vì tăng số lượng nhà cung cấp sẽ khiến cho chi phí tăng lên. Các nhà
cung cấp cung ứng hàng ngàn bộ phận và linh kiện để tạo nên một chiếc xe. Những
bộ phận và linh kiện này được nhận về qua hệ thống hậu cần bên trong từ hàng trăm
nhà cung cấp bậc 1. Nhà cung cấp bậc 1 bao gồm các nhà sản xuất bộ phận đầu tiên
và vận chuyển trực tiếp đến nhà máy lắp ráp. Bản thân các nhà cung cấp cũng cần
đến các nhà cung cấp khác nên chuỗi cung ứng bao gồm nhiều cấp độ được gọi là
bậc 1, bậc 2, bậc 3… Hệ thống nhà cung ứng đa cấp này tạo thành mạng lưới cung
ứng của Toyota. Để sản xuất ra một chiếc xe hơi hoàn thiện, Toyota Việt Nam phải
phối hợp với các nhà cung ứng trong nước để sản xuất linh kiện bên cạnh việc nhập
khẩu động cơ từ nước ngoài. Hiện nay Toyota Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới
và dây chuyền sản xuất với 9 nhà cung ứng chính:
1. Công ty TNHH Toyota Bosoku Hà Nội: Bộ ghế, nắp khoang phụ tùng trong
xe, tấm ốp cửa, giá đỡ bánh xe dự phòng, thanh ngăn cách
2. Công ty Hệ thống dây Sumi- Hanel (SHWS): Bộ dây điện
3. Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu (EMTC): Bộ dụng cụ, tay quay kích
4. Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng (YHV): Bộ dây điện
5. Công ty Phát triển Kỹ thuật Tân Đức (TD- Tech): Đài
6. Công ty TNHH Công nghiệp Harada (HVL): Ăng ten
7. Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam (GSV): Ắc quy
8. Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV): Ống xả, tấm sườn xe phải/trái, tấm
trần xe phải/trái, tấm khoang bánh xe trong/ngoài, phải/trái, sàn xe, ống nhiên liệu
và ống phanh, thanh đỡ bảng điều khiển
9. Công ty TNHH Denso Việt Nam (DMVN): Bàn đạp − Nhà máy lắp ráp
Xe được sản xuất tại nhà máy lắp ráp từ các bộ phận, linh kiện. Nhà máy được
chia thành các phân xưởng khác nhau. Đầu tiên, một chiếc xe có khung và vỏ được
làm tại một xưởng thân xe. Ở xưởng dập, các phần của thân xe được dập bằng áp
suất. Công ty sử dụng robot trong xưởng thân xe để hàn các bộ phận lại với nhau.
Sau đó, xe sẽ được chuyển đến xưởng sơn để sơn bên ngoài trước khi đưa xuống dây
chuyền cuối cùng để lắp ráp. Tại đây, hầu hết các phụ tùng đã được nhà cung ứng
cài đặt sẵn để tạo thành một chiếc xe hoàn chỉnh. Mỗi bộ phận được gắn với một dây
chuyền sản xuất được chuẩn hóa để các bộ phận được chuyển từ kho hàng đến dây
chuyền địa chỉ dựa trên một nhãn mã vạch được nhà cung cấp gắn vào container
chứa các bộ phận đó. Sau khi được lắp ráp, chiếc xe sẽ phải trải qua một số cuộc
kiểm tra và nếu đáp ứng các tiêu chuẩn thì nó sẽ được vận chuyển đến đại lý. Toyota
là công ty dẫn đầu về đổi mới mô hình sản xuất khi tự đưa vào Mô hình Sản Xuất
Toyota (Toyota Production System). Mô hình này ứng dụng “chiến thuật kéo” khi
đặt nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm cho sản xuất để tối ưu hóa nhân lực và
thời gian sắp xếp. Toyota sử dụng phương pháp JUST IN TIME để quản lý công
đoạn sản xuất thông qua các bảng truyền tin và phiếu trao đổi giữa các công đoạn.
Quy trình sản xuất được thực hiện theo đúng số lượng cần thiết mà công đoạn sản
xuất tiếp theo cần đến, giảm tối thiểu sản phẩm tồn kho cũng như nguyên vật liệu
tồn kho. Xe được sản xuất đúng và đủ đơn đặt hàng, đúng thời gian giao hàng cho khách.
− Phân phối và dịch vụ
Hiện nay, Toyota Việt Nam có mạng lưới bán hàng và dịch vụ lên tới 18 đại lý.
Các đại lý nhận xe về từ nhà sản xuất, kiểm kê xe, dự trữ, bán hàng, cung cấp hỗ trợ
tài chính, chuẩn bị cho việc giao xe và hướng dẫn khách hàng về đặc điểm, vận hành
xe trong suốt quá trình 17 bàn giao. Thêm vào đó, đại lý còn cung cấp dịch vụ bảo
hành sau bán hàng và dịch vụ hỗ trợ. Mô hình bán hàng của Toyota được thiết kế để
giữ doanh số bán xe cao mà các đại lý chỉ phải lưu kho thấp. Mục tiêu là chỉ có 20%
số xe tồn kho cho 80% số xe bán ra ở mỗi khu vực thị trường. Sau khi đại lý bán xe
và giao cho khách hàng, họ gửi xác nhận đã bán cho nhà sản xuất, điều này sẽ giúp
giảm lượng hàng tồn kho, cung cấp cho đại lý tín dụng bán hàng và bắt đầu thời hạn
bảo hành cho khách hàng. Toyota luôn chú trọng đến dịch vụ sau bán hàng, đáp ứng
nhu cầu cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe. Đại lý
cung cấp dịch vụ sau bán hàng và hỗ trợ cho lượng lớn khách hàng, vì thế Toyota
thiết lập một mạng lưới cung ứng hiệu quả để cung ứng các dịch vụ đáng tin cậy đến
các đại lý. Toyota cùng đào tạo và giúp đỡ các đại lý trong việc cung cấp các dịch
vụ một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, Toyota cũng sử dụng các công nghệ tiên tiến
như thương mại điện tử và điện toán để liên hệ trực tiếp với người sử dụng xe cũng như người muốn mua xe.
7. Giải pháp thu hồi của 1 chuỗi cung ứn g
a. Mô hình chuỗi cung ứng của Samsung