-
Thông tin
-
Quiz
Đáp án Bài tập Kinh tế Vi Mô - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Gỉa sử có thể đi từ Hà Nội đến TP HCM bằng 2 cách: máy bay và tàu hoả. Gía vé máy bay là 1.500.000 đồng và chuyến bay mất 2 giờ. Gía vé tàu hoả là 800.000 đồng và đi mất 30 giờ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Đáp án Bài tập Kinh tế Vi Mô - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Gỉa sử có thể đi từ Hà Nội đến TP HCM bằng 2 cách: máy bay và tàu hoả. Gía vé máy bay là 1.500.000 đồng và chuyến bay mất 2 giờ. Gía vé tàu hoả là 800.000 đồng và đi mất 30 giờ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
Bài tập kinh tế vi mô
BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ
Bài số 1: (Tính chi phí cơ hội)
Gỉa sử có thể đi từ Hà Nội đến TP HCM bằng 2 cách: máy bay và tàu hoả. Gía vé máy bay là
1.500.000 đồng và chuyến bay mất 2 giờ. Gía vé tàu hoả là 800.000 đồng và đi mất 30 giờ
a. Cách đi sẽ được lựa chọn đối với
Nhà kinh doanh mà thời gian tính bằng 1.000.000 đồng/h
Sinh viên mà thời gian tính bằng 20.000đồng/h
b. Vì sao chi phí cơ hội ở đây là quan trọng
Bài số 2: (Đường giới hạn khả năng sản xuất tuyến tính)
Một trang trại có thể canh tác hai hàng hoá café X và hạt đều Y. Các khả năng đạt
được của trang trại được thể hiện qua bảng: Các khả năng Café (tạ) hạt điều (tạ) A 25 0 B 20 2 C 15 4 D 10 6 E 5 8 F 0 10
a> Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của trang trại này
b> Cho biết chi phí cơ hội của việc sản xuất café và hạt điều của trang trại này có xu hướng gì không? GV Trương Hoàng Hoa Duyên 1 Bài tập kinh tế vi mô
Bài số 3: (xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất) Các khả năng X(Triệu CPCH X Y (Triệu CPCH Y tấn) tấn) A 10 5/2Y 0 - B 8 2Y 5 2/5X C 6 5/3Y 9 1/2X D 3 4/3Y 14 3/5X E 0 - 18 3/4X
Một nền kinh tế giản đơn có hai hàng hoá X và Y, giả định rằng các nguồn lực được
sử dụng một cách tối ưu, các khả năng đạt được của nền kinh tế được thể hiện qua bảng sau:
a> Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
b> Nếu sản xuất dừng ở việc kết hợp 3 triệu tấn X, 9 triệu tấn Y. Bạn có nhận xét gì?
c> Nền kinh tế có thể sản xuất được 8 triệu tấn X và 8 Triệu tấn Y không?
d> Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất của 1 sp X,Y
Bài số 4: Phân tích cận biên Một hoạt động có:
Tổng lợi ích được mô tả bằng phương trình: TB=100Q-0,05Q2
Tổng chi phí được mô tả bằng phương trình: TC=40Q+0,05Q2
a> Mức độ hoạt động Q, Tối đa hoá lợi ích
b> Mức độ hoạt động Q*, Tối đa hoá lợi ích ròng
c> Viết phương trình lợi ích cận biên và chi phí cận biên
d> Hãy cho biết bản chất của nguyên tắc cận biên
Bài số 5: Bài tập tổng hợp
Một nền kinh tế giãn đơn có 2 ngành sản xuất gạo, máy kéo. Gỉa định rằng, nền
kinh tế này ở trạng thái toàn dụng (sử dụng tối ưu các nguồn lực). Các khả năng
đạt được của nền kinh tế đó được thể hiện trong bảng sau:
Các khả năng Gạo (triệu tấn) Máy kéo (triệu chiếc) GV Trương Hoàng Hoa Duyên 2 Bài tập kinh tế vi mô A 100 0 B 80 16 C 60 28 D 30 36 E 0 40
a> Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của nền kinh tế
b> Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất gạo và máy kéo.
c> Cho biết quy luật chi phí cơ hội tăng dần được minh hoạ như thế nào? Bài số 6:
Doanh nghiệp của bạn mua một dây chuyền sản xuất đã được đầu tư cách đây
15 năm về trước. Gía trị còn lại của dây chuyền là 1 tỷ đồng, và khấu hao mỗi lần
sản xuất là 100 triệu đồng. Bạn đang cân nhắc nên sử dụng dây chuyền này vào
việc sản xuất một trong hai sản phẩm A và B. Nếu sản xuất sản phẩm A bạn thu
được lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Để sản xuất sản phẩm này, cần một lượng chi phí chi
nguyên vật liệu là 5 tỷ và nhân công là 4 tỷ. Nếu sản xuất sản phẩm B bạn thu
được lợi nhuận 1 tỷ đồng. Để sản xuất sản phẩm B thì cần một lượng chi phí
nguyên vật liệu là 10 tỷ và chi phí nhân công là 5 tỷ. Hãy xác định chi phí SX và
chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm A, sản phẩm B Bài số 7:
Có hai người công nhân cùng làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân nhỏ lắp ráp
xe đạp. Mỗi công nhân đều có thể làm hai công việc, lắp ráp và sơn khung xe. Với
8 giờ mỗi ngày công nhân A sơn được 12 khung xe hoặc có thể lắp ráp được 5
chiếc xe đạp. Công nhân B có thể sơn được 4 khung xe hoặc lắp được 4 chiếc xe
đạp. Với tư cách là người quản lý doanh nghiệp. Bạn sẽ phân công lao động như thế nào? Tại sao?
A SƠN 12 KHUNG XE TỪ BỎ 5 CHIẾC XE ĐẠP
CPCH 12 KHUNG XE = 5 CHIẾC XE ĐẠP
CPCH 1 KHUNG XE =5/12 CHIẾC XE ĐẠP
B SƠN 4 KHUNG XE =4 XE ĐẠP CPCH 4 KHUNG XE = 4 XE ĐẠP
CPCH 1 KHUNG XE= 1 CHIẾC XE ĐẠP
KẾT LUẬN; A SẼ SƠN KHUNG XE GV Trương Hoàng Hoa Duyên 3 Bài tập kinh tế vi mô
B LẮP 4 XE TỪ BỎ 4 KHUNG XE CPCH4 XE = 4 KHUNG XE CPCH 1 XE =1 KHUNG XE A LẮP 5 XE =12 KHUNG CPCH 5 XE = 12 KHUNG CPCH 1 XE= 12/5 KHUNG XE
KẾT LUẬN: ANH B SẼ LẮP XE ĐẠP
Bài số 8:Cho giới hạn khả năng sản xuất sau: Khả năng Vải (triệu m) Gạo (triệu tấn) A 0 30 B 1 28 C 2 24 D 3 18 E 4 10 F 5 0
Bài số 9: Cho số liệu sau đây về tổng lợi ích (TB) và tổng chi phí (TC) Q TB TC 10 2000 200 20 3600 600 30 4800 1200 40 5600 2000 50 6000 3000 a> Xác định các giá trị của
MB,MC tương ứng với tùng mức quy mô hoạt động Q
b> Xác định quy mô hoạt động tối ưu GV Trương Hoàng Hoa Duyên 4 Bài tập kinh tế vi mô
c> Nếu người ra quyết định này đang hoạt động với quy mô Q=30, Thì nên thay
đổi sản lượng như thế nào? Vì sao? Bài số 10: KV1 KV2 KV3 X Y X Y X Y A 200 0 D 100 0 G 50 0 B 100 50 E 50 50 H 25 50 C 0 100 F 0 100 I 0 100
Một nền kinh tế giản đơn sản xuất hai loại hàng hoá X và Y. Nền kinh tế đó bao
gồm 3 khu vực địa lý KV1, KV2 và KV3. Gỉa sử rằng, cả ba khu vực sử dụng tối
ưu các nguồn lực, các khả năng có thể đạt được của 3 khu vực này như sau:
a> Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) cho các khu vực KV1,KV2,
KV3. Bạn có nhận xét gì về các đường này?
b> Từ các đường giới hạn khả năng sản xuất trên hãy xác định đường giới hạn khả
năng sản xuất của nền kinh tế với hai hàng hoá X,Y GV Trương Hoàng Hoa Duyên 5 Bài tập kinh tế vi mô
CHƯƠNG II: CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Bài số 1: (Cầu cá nhân, cầu thị trường)
Cầu cá nhân của sinh viên ngày 8.3 được cho trong bảng sau: Nhóm sinh viên A Nhóm sinh viên B Gía Lượng Gía Lượng
(nghìn đồng/bó) (số bó hoa) (nghìn đồng/bó) (số bó hoa) 10 12 10 8 15 8 15 6 20 4 20 4 25 0 25 2
a. Hãy tìm cầu thị trường về hoa ngày 8.3
b. Viết đường cầu của nhóm sinh viên A, Sinh viên B, từ đó xác định đường cầu thị trường
Bài số 2a: Cầu cá nhân ngày 8.3 của cửa hàng hoa 1,2,3 trong một trường đại học cho ở bảng sau: Nhóm sinh viên A Nhóm sinh viên B Nhóm sinh viên C Gía Lượng Gía Lượng Gía Lượng (nghìn (số bó hoa) (nghìn (số bó hoa) (nghìn (số bó đồng/bó) đồng/bó) đồng/bó) hoa) 5 20 5 4 5 9 15 15 15 3 15 6 25 10 25 2 25 3 35 5 35 1 35 0
1. Hãy vẽ đường cầu của từng nhóm sinh viên A,B,C, từ đó suy ra đường cầu thị trường
2. Tính cầu thị trường và căn cứ vào lượng cầu thị trường để vẽ đường cầu thị trường
2b. Cho biểu cầu sau:
a. Viết phương trình đường cầu b. Vẽ đường cầu Gía Lượng cầu (nghìn đồng) ( triệu tấn) 60 22 80 20
Bài số 3: Xác định 100 18 giá và lượng cân bằng thị trường 120 16 GV Trương Hoàng Hoa Duyên 6 Bài tập kinh tế vi mô
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các lượng cầu và lượng cung tại mỗi mức giá khác nhau như sau: Gía Lượng cầu Lượng cung (nghìn đồng) (triệu tấn) (triệu tấn) 60 22 14 80 20 16 100 18 18 120 16 20
a> Xác định phương trình đường cung và đường cầu
b> Gía và lượng cân bằng bao nhiêu, xác định lượng dư thừa và thiếu hụt hàng hóa
c> Tại mức giá P=90, P=110 xảy ra hiện tượng gì trên thị trường
d> Minh hoạ kết quả trên đồ thị
Bài số 6: Có biểu cung, cầu thị trường sản phẩm A như sau: Giá Lượng cầu Lượng cung (1.000 đ/kg) (triệu tấn) (triệu tấn) 1 7 0 2 6 1 3 5 2 4 4 3 5 3 4 6 2 5
a.Viết phương trình hàm cung, hàm cầu. Tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị
trường. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt hàng hóa
b.Vì lý do nào đó, cầu về sản phẩm A giảm đi một lượng là hai triệu tấn ở mỗi mức
giá, giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào
c.Để khuyến khích sản xuất sản phẩm A, Chính phủ quyết định trợ giá 400đ/kg, giá và
sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
d.Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả tính được
Bài số 7: Xác định thừa, thiếu hụt với giá sàn và giá trần
Thị trường về loại hàng hoá X có đường cầu QD=180-10P bao gồm 100 người bán có
biểu cung cá nhân về hàng hoá này hoàn toàn giống nhau: GV Trương Hoàng Hoa Duyên 7 Bài tập kinh tế vi mô Gía (nghìn đồng) Lượng (triệu tấn) 18 1,5 17 1,3 16 1,2 15 0,9 14 0,7 13 0,5 12 0,3 11 0,1
a> Viết phương trình biểu diễn hàm cung của thị trường
b> Gía và sản lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu
c> Nếu chính phủ quy định giá trần là 12 nghìn đồng/kg thì thị trường xảy ra hiện
tượng gì?. Để khắc phục hiện tượng này, chính phủ phải làm cách nào?
d> Cũng như câu hỏi c, nhưng chính phủ quy định mức giá sàn là 14 nghìn đồng/kg.
Bài số 8: (Ảnh hưởng của Thuế, trợ cấp và quảng cáo)
Số liệu sau đây về cung và cầu loại bánh kẹo alpha như sau: 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Gía (nghìn đồng/gói) Lượng cung 0 30 60 90 120 150 180 210 240 (triệu gói/tuần) Lượng cầu 200 180 160 140 120 100 80 60 40 (triệu gói/tuần)
a> Viết phương trình cầu, cung. Xác định giá và lượng cân bằng.
b> Nếu chính phủ áp đặt giá là P=40 nghìn đồng/gói thì điều gì sẽ xảy ra?
c> Nếu chính phủ đánh thuế t=10 nghìn đồng /gói bán ra. Gía và sản lượng sẽ thay
đổi thế nào?.Vẽ đồ thị minh hoạ
d> Tác động của thuế đối với các thành viên kinh tế tham gia thị trường như thế nào?
Bài số 9: Hàm cầu về sản X hàng năm có dạng:P=20-0,2Qd. Qd=
Hàm cung về sản phẩm X trong năm trước là: P=5+0,1Qs , Qs=
(đơn vị P nghìn đồng, Q tấn) GV Trương Hoàng Hoa Duyên 8 Bài tập kinh tế vi mô
a> Xác định giá và lượng cân bằng sản phẩm X năm trước?: Qs =Qd. Q, P? I=P*Q
b> Cung về sản phẩm X năm nay giảm bằng P=2+0,1Qs1. Thu nhập của người sản
xuất sản phẩm X thay đổi thế nào so với năm trước. I1=P1*Q1, Qs1= Qd
c> Nếu chính phủ đặt giá sàn P=10 nghìn đồng/tấn trên thị trường sản phẩm X và
sẽ cam kết mua hết sản phẩm dư thừa thì thu nhập của người sản xuất sản phẩm X là bao nhiêu?
P2=10 THAY VÀO PTĐ CUNG S1 VÀ ĐƯỜNG CẦU, Qs1= , Qd= , so sánh , dư bao nhiêu. I= P2*Qs1=
d> Nếu chính phủ không can thiệp và thị trường sản phẩm X mà thực hiện trợ giá
5333 đồng/kg thì thu nhập của người sản xuất sản phẩm X bao nhiêu?
Trợ gía là hỗ trợ tiền trên số lượng sản phẩm làm ra. I2=P1*Q1 + Q1*5,333 =
Theo Anh, (chị) ở câu d hay câu c có lợi hơn?
e> Minh họa kết quả trên đồ thị?
Bài số 10: Có biểu cung , biểu cầu sản phẩm X như sau: Gía Lượng cầu Lượng cung (Nghìn đồng/kg) (triệu tấn) (triệu tấn) 6 44 26 8 36 36 10 28 46 12 20 56
a> Hãy xây dựng phương trình hàm cung, hàm cầu cuả thị trường hàng hoá X
b> Trên cơ sở đó hãy xác định giá và mức sản lượng cân bằng của thị trường
c> Hãy xác định lượng hàng hoá dư thừa hoặc thiếu hụt nếu giá áp đặt là 10 nghìn đồng/kg
d> Vẽ đồ thị mô tả kết quả tìm được GV Trương Hoàng Hoa Duyên 9 Bài tập kinh tế vi mô
Bài số 11: Thị trường sản phẩm X được cho bởi hàm cung và hàm cầu như sau: Cung: P=5+0,2Q Cầu: P=20-0,1Q
Trong đó giá tính bằng nghìn đồng/ đơn vị, lượng tính bằng nghìn đơn vị/ngày
a) Tính giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X
b) Nếu chính quyền thành phố đặt giá sản phẩm P=10 nghìn đồng/đơn vị thì điều
gì xảy ra trên thị trường
c) Nếu chính quyền thành phố muốn giá sản phẩm ở mức 10 nghìn đồng/đơn vị
và không có thiếu hụt hàng hoá thì phải hỗ trợ cho những người bán sản phẩm bao nhiêu tiền
d) Nếu chính phủ đánh thuế 0,5 nghìn đồng/kg thì giá và lượng cân bằng thay đổi
như thế nào? Ai là người chịu thuế?
e) Minh hoạ kết quả bằng đồ thị
Bài số 12: Cho cung, cầu về sản phẩm X như sau: PD=15-0,1QD PS=3+0,2QS
Trong đó; giá tính bằng đơn vị nghìn đồng/kg, lượng tính bằng kg
a> Nếu không có thuế hoặc trợ cấp thì giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
b> Nếu chính phủ đánh thuế vào người sản xuất sản phẩm X là 3 nghìn đồng/kg
thì giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Gánh nặng thuế được chia như thế nào?
c> Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả đã tính được
Bài số 13: Hình 2.7 mô tả cầu của một sản phẩm ở hai thị trường I và II
a> Hãy viết các phương trình biểu diễn DI,DII b>
c> Gỉa sử cung cố định ở mức Q*=600 . Tính giá và lượng cân bằng mới trên thị trường
d> Nếu có một chiến dịch quảng cáo được tiến hành thì hàm cầu về sản phẩm trên
thị trường I sẽ thay đổi thành Q=2000-100P. Khi đó sẽ có thay đổi gì đối với
giá và lượng cân bằng ở thị trường I
e> Minh hoạ bằng đồ thị
Bài số 14:Thị trường một loại sản phẩm có phương trình cung, cầu tương ứng GV Trương Hoàng Hoa Duyên 10 Bài tập kinh tế vi mô D: Q=160 S: Q=10P+20
P tính bằng nghìn đồng/đơn vị. Q tính bằng triệu đơn vị
a. Xác định giá và lượng cân bằng
b. Tính doanh thu người bán
c. Nếu chính phủ đánh thuế 2 nghìn đồng/đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh thu
thực tế sau thuế của người sản xuất thay đổi như thế nào?
d. Minh hoạ bằng đồ thị
Bài số 15: Có nhiều nhu cầu sản phẩm gạo Việt nam từ các nước khác nhau. Tổng cầu
là QD=3550-266P, trong đó cầu nội địa là QDD = 1000-46P.Tổng cung QS=1800+240P.
Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40%. Đơn vị tính của Q là 10 tấn, P là 1.000đ/kg
a.Xác định mức giá và sản lượng gạo cân bằng? Thu nhập của người nông dân thay đổi như thế nào.
b.Giả sử Chính phủ bảo đảm mua lượng gạo dư thừa hàng năm đủ để tăng giá lên
3.000đ/kg , thì hàng năm Chính phủ phải mua bao nhiêu gạo? Chi ra bao nhiêu tiền
c.Nếu Chính phủ đánh thuế là 0,5 ngàn/kg vào nhà sản xuất, thì giá cả và sản lượng
thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế?
Bài số 16:Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng QD=480-0,1P
Thu hoạch năm trước: QS1=270 Thu hoạch năm nay:QS2=280
a. Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Có nhận xét gì về thu nhập của người
nông dân năm này so với năm trước
b. Để đảm bảo thu nhập cho người nông dân, chính phủ đưa ra 2 giải pháp i.
Ấn định giá tối thiểu hàng năm là 2100đồng/kg và cam kết sẽ mua hết phần lúa dư ii.
Chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ giá cho người nông dân là 100đồng/kg.
Tính số tiền mà chính phủ chi ra ở mỗi giải pháp. Thu nhập của người nông dân ở
mỗi giải pháp. Theo anh chi, giải pháp nào có lợi nhất
c. Chính phủ bỏ chính sách khuyến nông và đánh thuế là 100 đ/kg thì giá thị
trường thay đổi thế nào?. Giá thực tế mà người nông dân nhận được? Ai là người chịu thuế?
Bài số 17: Thị trường GAS ở Hà Nội được cho bởi: P= 150-QD P=2QS Trong đó
P: tính bằng nghìn đồng/bình GV Trương Hoàng Hoa Duyên 11 Bài tập kinh tế vi mô Q: Tính bằng nghìn bì nh
a. Gía và lượng cân bằng bao nhiêu?
b. Một sự cố kỹ thuật ở nhà máy Gas Vũng Tàu ảnh hưởng lớn đến thị
trường làm hàm cung giảm 30 nghìn bình tại mỗi mức giá. Hãy phân
tích tình hình thị trường.
c. Nhà nước đã can thiệp bằng cách áp đặt giá 90 nghìn đồng/bình để bình
ổn giá. Điều gì xảy ra, ai là người được lợi và thiệt trong trường hợp này.
d. Muốn giữ cho giá Gas ở mức 90 nghìn đồng/bình, nhà nước có thể có biện pháp nào khác.
Bài số 18: Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu gạo
Hàm cầu về gạo của Việt Nam năm 2000 là: QD=30-3P
Trong đó cầu tiêu dùng trong nước QDn=20-2P Hàm cung có dạng
QS=18+P (P tính bằng nghìn đồng/kg, P tính bằng triệu tấn)
Gỉa sử cầu xuất khẩu về gạo giảm đi 50%
a. Điều gì xảy ra với giá gạo trên thị trường tự do.Nông dân có lý do gì để lo lắng không?
b. Gỉa sử chính phủ muốn mua một lượng gạo hàng năm sao cho giá gạo tăng lên
2500đ/kg. Khi cầu xuất khẩu giảm, thì chính phủ mua bao nhiêu gạo mỗi
năm,và chính phủ chi bao nhiêu tiền
c. Gỉa sử chính phủ trợ cấp cho người nông dân là 1050đ/kg giá và lượng cân
bằng thay đổi thế nào? Người tiêu dùng và người sản xuất mỗi người được lợi
bao nhiêu từ chương trình trợ cấp này? Gía người sản xuất và người tiêu dùng
thực nhận bây giờ là bao nhiêu? GV Trương Hoàng Hoa Duyên 12 Bài tập kinh tế vi mô
CHƯƠNG III: ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU Bài số 1:
1.Giả sử giá bắp tăng lên 3% làm cho lượng cầu giảm 6%. Độ co giãn của cầu đối với
giá bắp sẽ như thế nào ?
2.Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các mức giá khác nhau như sau: Giá Lượng cầu Lượng cung (USD) (triệu) (triệu) 60 22 14 80 20 16 100 18 18 120 16 20
a.Xác định hàm số cung và hàm số cầu
b.Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu
c.Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD
d.Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng 80 USD đến 100 USD
e.Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) là 80 USD. Có sự thiếu hàng không?
Nếu có, lượng thiếu hụt là bao nhiêu?
Bài số 2: Cầu đối với sữa bò của một cửa hàng được xác định Q=120-20P.
a. Tính co giãn điểm của cầu theo giá tại mỗi mức giá P=6 và P=0
b. Tính hệ số co giãn trong khoảng P=6 và P=0
Bài số 3: Hàm cầu của sản phẩm A được cho bởi phương trình Q=100-P
a.Viết công thức tính độ co giãn của cầu theo giá
b. Tại mức giá nào độ co giãn bằng -2, -1
Bài số 4: Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
Giả sử hàm cầu hàng hoá A được biểu diễn như sau: Qd=10I+100
a. Tính co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hoá đó tại mức thu nhập I=10 triệu đồng EDI =a*I/Q =10*10/200 =1/2
b. Co giãn của cầu theo thu nhập là bao nhiêu nếu thu nhập tăng lên I =15 triệu 1
EDI =a*I1/Q1 =10*15/250 =150/250 =3/5 GV Trương Hoàng Hoa Duyên 13 Bài tập kinh tế vi mô
c. Hàng hoá này thuộc loại hàng hoá nào
Bài số 5: Tính độ co giãn của cầu theo giá
Cho biểu cầu về hàng hoá X như sau: Gía (nghìn đồng/kg) Lượng cầu (triệu tấn) 10 15 15 10 20 5 25 0
a. Tính độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng mức giá P=15 đến P=20, P=25
b. Viết phương trình đường cầu. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá
P=20, P=25 (Áp dụng công thức a=1/ P`(Q), ED=1/P`(Q), *P/Q)
Bài số 7: Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hoá X là 1,2. Năm ngoái sản
lượng tiêu thụ của hàng hoá X là 1500 chiếc. Thu nhập tăng lên 15% và các điều kiện
khác không đổi, năm nay sản lượng tiêu thụ sẽ là bao nhiêu? EDI ÁP DUNG CÔNG THỨC EDI =a* I/Q
Bài số 8: Hệ số co giãn chéo của thép và nhôm là 1,3; công ty thép năm ngoái tiêu thụ
2 triệu tấn, năm nay giá nhôm giảm đi 10%, và các điều kiện khác không đổi, hỏi năm
nay công ty bán được bao nhiêu? EDXY
Bài số 9: Một công ty có hàm cầu như sau:QX=1000-0,5PY.Với QX là lượng hàng hoá X và PY là giá hàng hoá Y
a. Hãy cho biết mối quan hệ giữa X và Y (X, Y LÀ HAI HÀNG HOÁ GÌ)
a= -0,5 <0: có nghĩa khi Py tăng thì Qx giảm và ngược lại
hoặc: giả sử cho Py= 1000, Qx=50 khi Py= 2000, Qx =0
x, y là hai hàng hoá bổ sung.
b. Hãy xác định hệ số co giãn chéo của cầu tại các mức Py=1000, Py=800
Edxy =a*Py/Qx =-0,5*1000/500= -1 Edxy = -0,5*800/600 =-2/3
c. Xác định hệ số co giãn chéo của cầu khi PY trong khoảng (600,800)
Edxy =a*Py/Qx =-0,5*[(800+600)/2/(700+600)/2]= -7/13
Bài số 10: Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X là: (D): Q= -5P+70 (S): Q= 10P+10 GV Trương Hoàng Hoa Duyên 14 Bài tập kinh tế vi mô
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng, vẽ đồ thị
b. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng
c. Nếu chính phủ quy định mức giá P=3 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường
d. Nếu chính phủ quy định mức giá P=5 và hứa sẽ mua hết phần dư thừa thì số tiền
chính phủ cần chi là bao nhiêu
e. Nếu cung giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng mới là bao nhiêu?
Bài số 11: Hàm số cầu táo hàng năm có dạng QD=100-1/2P. Mùa thu hoạch táo năm
trước là 80 tấn, năm nay thời tiết không thuận lợi nên lượng thu hoạch táo năm nay chỉ
đạt 70 tấn (táo không thể tồn trữ) Qs=80 Qs1=70
a. Vẽ đường cầu và đường cung về táo
b. Xác định giá táo năm nay trên thị trường. Q1=70, P1=60
c. Hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của
người trồng táo năm nay so với năm trước? I1=P1*Q1, I0=P0*Q0
d. Nếu chính phủ đánh thuế mỗi kg táo là 5 đv, thì giá cả cân bằng và sản lượng
cân bằng thay đổi thế nào? Gía thực tế mà người nông dân nhận được là bao
nhiêu? Ai là người chịu thuế? Giải thích?
NẾU ĐƯỜNG CUNG LÀ HẰNG SỐ:
NẾU ĐƯỜNG CẦU LÀ MỘT HẰNG SỐ:
Bài số 12:Hàm Số cầu trung bình của một cửa hàng đối với sản phẩm X là: Q=600- 0,4P
a. Nếu giá bán P= 1.200 đ/sp thì doanh thu của cửa hàng là bao nhiêu?
b. Nếu muốn bán 400 sản phẩm, cần ấn định giá bao nhiêu?
c. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P=500đ/sp
d. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P=1.200đ/sp.
Bài số 13: Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng: (D): P=-Q+120 Qd=120-P (S):P=Q+40 Qs=P- 40
a. Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị
b. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. P0=80, Q=40
Thị trường sẽ như thế nào nếu P=100:
Cách 1: thay P vào PTDC, PTD cầu: QS>Qd: dư thừa
Cách 2: P=100>P0, Qs>Qd: thị trường dư thùa hàng hoá
Tính hệ số co giãn cầu theo giá tại điểm cân bằng thị trường? Edp =a.P/Q =-1*80/40=-2 GV Trương Hoàng Hoa Duyên 15 Bài tập kinh tế vi mô
c. Nếu chính phủ quy định mức giá 90đ/sp, thì xảy ra hiện tượng gì trên thị trường?
d. Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm, làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn
30 sản phẩm. Qt=30 thay Qt vào phương trình đường cung và đường cầu D: Pd=-30+120=90 S: Ps =30+40=70 P0=80
Hãy tính mức thuế chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm? t=Pd-Ps= 90-70=20
Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao nhiêu?
Người tiêu dùng chịu thuế 10 đơn vị
Nhà sản xuất chịu thuế 10 đơn vị
Hãy tính lượng tổn thất do việc tăng thuế gây ra?
Doanh thu ban đầu khi chưa có thuế: TR1=40*80=3200 Doanh thu sau thuế: TR2=70*30=2100 DOANH THU GIẢM= 1100
Bài số 14: Khi giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 15%
a. Xác định hệ số co giãn chéo của hai mặt hàng X và Y
b. X và Y có mối quan hệ gì với nhau. Cho ví dụ
Bài số 15: Hàm số của một sản phẩm (bao gồm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) là: QD=50.000-200P.
Trong đó hàm số tiêu thụ trong nước QDD=30.000-150P
Hàm số cung sản phẩm ra: QS=5000+100P
a. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng của thị trường về sản phẩm này.
b. Nếu cầu xuất khẩu giảm 40% thì mức giá và sản lượng cân bằng mới của thị trường là bao nhiêu?
c. Tính hệ số co giãn cung và cầu tại mức giá cân bằng mới
d. Nếu chính phủ đánh thuế là 60đv/đvsp thì giá cả và sản lượng trên thị trường là
bao nhiêu?Ai là người gánh chịu khoảng này?
Bài số 16: Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X trên thị trường là: (D): Q=40-2P (S): P=Q-10
a. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng
b. Tính hệ số co giãn của cầu theo mức giá cân bằng câu a
c. Gỉa sử chính phủ đánh thuế là 3 đvt/đvsp. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân
bằng thị trường. Tính hệ số co giản của cầu theo gía tại mức giá cân bằng mới GV Trương Hoàng Hoa Duyên 16 Bài tập kinh tế vi mô
Bài số 17: Gỉa sử trên thị trường chỉ có 3 người mua sản phẩm X. Số lượng mua của
mỗi cá nhân A,B,C tương ứng với các mức giá của X cho ở bảng sau:
Số lượng mua Mức giá (P) 14 12 10 8 6 4 2 0 QA 0 5 10 15 20 25 30 35 QB 0 9 18 27 36 45 54 63 QC 0 6 12 18 24 30 36 42 Hãy xác định:
a. Đường cầu của sản phẩm X
b. Gía cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm X, biết hàm cung thị trường: P= Q/10 +1
c. Xác định hệ số co giãn của cầu và của cung theo giá tại mức giá cân bằng
d. Gỉa sử do thu nhập tăng nên tại mỗi mức giá những người mua đều muốn mua
với số lượng nhiều hơn 30% so với trước. Hãy xác định giá cả và sản lượng cân
bằng mới của thị trường:
Bài số 18: Thị trường Gas Hà Nội được cho bởi P=150-QD P=2QS
a. Gía và lượng cân bằng bao nhiêu?
b. Một sự cố kỹ thuật ở nhà máy Gas Vũng Tàu đã ảnh hưởng lớn đến thị trường
Gas làm lượng cung giảm đi 30 nghìn bình tại mỗi mức gía. Hãy phân tích tình hình thị trường
c. Nhà nước can thi thiệp bằng cách áp đặt giá 90 nghìn đồng/ bình để bình ổn
giá. Điều gì sẽ xảy ra? Ai được lợi và bị thiệt trong trường hợp này?
d. Muốn giữ giá Gas ở mức 90 nghìn đồng/bình. Nhà nước có thể có biện pháp nào khác? GV Trương Hoàng Hoa Duyên 17 Bài tập kinh tế vi mô
CHƯƠNG IV: LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN
Bài số 1: Một người có mức thu nhập I= 300 để chi mua 2 sản phẩm X và Y với giá
tương ứng: PX=10, PY=20. Lợi ích của người này được thể hiện qua phương trình tổng hữu dụng: TU=X(Y-2)
a. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được?
b. Nếu thu nhập tăng lên I2=600, giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu
dùng tối ưu mới và tổng lợi ích đạt được thay đổi thế nào?
c. Nếu giá sản phẩm Y tăng PY=30, các yếu tố còn lại không đổi. Hãy xác định số
sản phẩm X,Y mà người tiêu thụ sẽ mua
Bài số 2: Một người tiêu dùng với khoảng tiền 1.000.000 đồng dùng để chi tiêu cho
việc mua thực phẩm (F) và quần áo (C), thực phẩm giá trung bình là 5000 đồng/sp và
quần áo 10.000 đồng/sp. Hàm hữu dụng của thực phẩm và quần áo đối với người này cho như sau: TU=F(C-2)
a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người này? GV Trương Hoàng Hoa Duyên 18 Bài tập kinh tế vi mô
b. Tại phương án tối ưu này tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho quần áo (MRSFC) là bao nhiêu?
Bài số 3:Một người tiêu dùng có bảng số liệu về tổng lợi ích (nghìn đồng) đối với
phim màn ảnh rộng ở rạp như sau: Q MU TU 0 0 0 1 50 50 2 38 88 3 33 121 4 29 150 5 25 175
a. Xác định lợi ích biên của người này
b. Nếu giá xem phim là 50 nghìn đồng thì người tiêu dùng này sẽ xem bao nhiêu bộ phim?
P=50. NGUYÊN TẮC CỦA SỰ LỰA CHỌN
MC>=P, P=50, KL Người này xem bộ phim 1 lần
c. Nếu giá xem bộ phim là 25 nghìn đồng thì tổng thặng dư của người tiêu dùng này là bao nhiêu P=25
CS= CS1+CS2+CS3+CS4+CS5=50-25+38-35+33-25+29-25+25-25=50 CS= MU-P
Bài số 4: Một người tiêu dùng có một khoảng thu nhập I=120$, dùng để mua hai hàng
hoá X và Y với giá lần lượt là PX=3$ và PY=1 $. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng có dạng TU=2X*Y
a.Tìm tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá đó
b.Tìm kết hợp giữa X và Y để để tối đa hoá lợi ích. Tính lợi ích thu được
c.Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên là là 150$. Tìm kết hợp mới giữa X
và Y để tối đa hóa lợi ích
d.Giá của hàng hoá X tăng lên gấp đôi khi kết hợp giữa X và Y để tối đa hoá lợi
ích khi thu nhập là 120 là bao nhiêu? Bài số 5: GV Trương Hoàng Hoa Duyên 19 Bài tập kinh tế vi mô
Người tiêu dùng A có thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng, thường mua hai hàng hoá thịt và khoai tây
a.Giả sử giá thịt là 20.000 đồng/kg, giá khoai tây là 5.000 đồng/kg. Hãy thiết lập
phương trình đường ngân sách và minh hoạ bằng đồ thị
b.Hàm số lợi ích khi tiêu dùng hai sản phẩm trên được cho như sau:
TU = (M – 2).P (Với M là thịt và P: khoai tây)
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà người tiêu dùng này mua để tối đa hoá lợi ích.
c.Nếu giá khoai tây tăng đến 10.000 đ/kg. Đường ngân sách thay đổi như thế nào?
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hoá lợi ích.
Bài số 6: Một người tiêu dùng có một lượng thu nhập là 35 $ để chi tiêu cho hai hàng
hoá X và Y.Lợi ích tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hoá cho trong bảng trên QXY TUX TUY 1 60 20 2 110 38 3 150 53 4 180 64 5 200 70 6 206 75 7 211 79 8 215 82 9 218 84
Gỉa sử gía hàng hoá X là 10$ đv, giá hàng hoá Y là 5$ đv
a. Hãy xác định lợi ích biên của hai hàng hoá X và Y GV Trương Hoàng Hoa Duyên 20