Đáp án câu hỏi môn Triết học Mác- lênin về Phân tích thực tiễn và nhận thức và hình ảnh minh họa | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ họa động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên, xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

2.1. Phân tích thực tiễn và nhận thức và hình ảnh minh họa
Thứ nhất : Thực tiễn và các hình thức cơ bản của nó
Thực tiễn là gì?
Thực tiễn toàn bộ họa động vật chất mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên, xã hội.
Các hoạt động (hình thức) của thực tiễn:
Thực tiễn có ba hoạt động (hình thức) cơ bản:
-Hoạt động sản xuất vật chất hình thức hoạt động bản, đầu tiên của thực
tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác
động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất các điều kiện cần thiết nhằm
duy trì sự tồn tại, phát triển của mình.
Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nhà nông, lao động của các công nhân tại nhà máy,
xí nghiệp…
-Hoạt động chính trịxã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức
khác nhau trong hội nhằm cải biến những chính trị-xã hội để thúc đẩyquan hệ
xã hội phát triển.
dụ: Hoạt động đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niênbầu cử
trường học,…
- Hoạt động thực nghiệm khoa họcmột hình thức đặc biệt của thực tiễn, được
tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại
những trạng thái của tự nhiên hội nhằm xác định những biến đổi,quy luật
phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này vai trò trong sự phát
triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các
vật liệu, nguồn năng lượng, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới,…
Ngoài ra, các hoạt động thực tiễn khôngbản như giáo dục, pháp luật, đạo đức,
… được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội ngày
nay.
Thứ hai : nhận thức và các trình độ của nó .
Nhận thức là gì?
Nhận thức một quá trình phản ánh tích cực, tự giác sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về
thế giới khách quan đó.
Quan niệm trên về nhận thức cũng chínhquan niệm duy vật biện chứng về bản
chất của nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn nguyên tắc cơ bản:
-Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
-Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào bộ óc
của con người, hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không
cái không thể nhận thức được chỉ những cái con người chưa nhận
thức được.
-Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng
tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến
nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,…
-Coi thực tiễn sở chủ yếu trực tiếp nhất của nhận thức; động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra .chân lý
Như vậy, theo quan điểm duy vật biện chứng thì thuộc hoạtnhận thức phạm vi
động phản ánh của con người (với cách chủ thể nhận thức) đối với thế giới
khách quan (với tư cách khách thể nhận thức) được tiến hành thông qua hoạt động
thực tiễn nhằm sáng tạo tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng
lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những tri thức đó.
Các cấp độ của quá trình nhận thức:
-Thông thường nhận thức có các cấp độ như sau: nhận thức cảm tính và nhận thức
tính, nhận thức kinh nghiệm nhận thức luận, nhận thức thông thường
nhận thức khoa học.
Ví dụ:
-Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lýhội, mọi người dân nhận thức được
tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó,
người dân sẽ luôn sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước.
-Tiền một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ
chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai trò quan trọng của
tiền do đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều
tiền, hoặc thậm chí những người còn bất chấp đạo đức pháp luật để kiếm
nhiều tiền như buôn bán hàng cấm, cho vay nặng lãi…
Thứ ba: Thực chất của nói đi đôi với làm với nội dung trên
-“Nói đi đôi với làm luận gắn liền với thực tiễn hay được hiểu một
trong những nguyên tắc cơ bản, tổng quát được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và
sáng tạo từ lý luận gắn liền với thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khái quát thành luận trong hoạt động thực tiễn nước ta đã trở
thành bài học giá cho mọi thế hệ ở trong giai đoạn xây dựng và thống nhất đất
nước. Phương châm “Nói đi đôi với làm” đã trở thành hành động bất diệt trong
thời đại Hồ Chí Minh luôn giá trị thực tiễn sâu sắc, trường tồn vĩnh
cửu. thể khẳng định rằng, nội dung “Nói đi đôi với làm” một trong những
biện pháp căn bản nhất thực tiễn nhất nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh
nghiệm, bệnh giáo điều, chỉ nói không làm. Người nói: "luận cốt để áp
dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý
luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem
ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách".
Ví dụ:
-Bắt đầu bằng một dụ rất cụ thể, Bác khuyên chúng ta tập thể dục, mỗi người
khỏe mạnh thì cả dân tộc khỏe mạnh sự nghiệp kháng chiến kiến quốc mới
thành công. Việc tập thể dục được Bác luôn gương mẫu thực hành, mang lại cho
Bác sức khỏe tốt để cống hiến cho công việc. Điển hình đó là những năm 1960 khi
Bác bắt đầu viết Di chúc, bác sĩ trực tiếp chăm sóc, điều trị cho Bác thông báo đáy
mắt của Bác đã dấu hiệu chảy máu. Để sức khỏe, Bác cố gắng chống chọi
với bệnh tật bằng cách tập luyện thị lực mắt trong buổi hoàng hôn bình minh,
đặc biệt tập tay cho đỡ run Bác tập co nắm hòn đá, ném bóng vào mỗi buổi
chiều…
-Một câu chuyện khác đó việc cai thuốc của Bác. Những ngày bên châu Âu
lạnh giá, Bác thường tìm đến thuốc để giúp cho mình ấm hơn nên đến công việc
bình thường hằng ngày, thuốc lá trở nên quen thuộc với Bác. Khi sức khỏe Bác suy
giảm, bác sỹ và Trung ương ngỏ ý khuyên Bác bỏ thuốc. Bác nói một câu rất từ tốn
“Các chú cho Bác bỏ dần dần có được không”. Đã nói là làm, và Bác cương quyết
bỏ được thuốc lá 4 năm cuối đời.
| 1/4

Preview text:

2.1. Phân tích thực tiễn và nhận thức và hình ảnh minh họa
Thứ nhất : Thực tiễn và các hình thức cơ bản của nó Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ họa động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên, xã hội.
Các hoạt động (hình thức) của thực tiễn:
Thực tiễn có ba hoạt động (hình thức) cơ bản:
-Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực
tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác
động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất và các điều kiện cần thiết nhằm
duy trì sự tồn tại, phát triển của mình.
Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nhà nông, lao động của các công nhân tại nhà máy, xí nghiệp…
-Hoạt động chính trị – xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức
khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học,…
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được
tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại
những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi,
phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát
triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các
vật liệu, nguồn năng lượng, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới,…
Ngoài ra, các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức,
… được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội ngày nay.
Thứ hai : nhận thức và các trình độ của nó
. Nhận thức là gì?
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.
Quan niệm trên về nhận thức cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng về bản
chất của nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn nguyên tắc cơ bản:
-Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
-Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào bộ óc
của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có
cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được.
-Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng
tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến
nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,…
-Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Như vậy, theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhận thức thuộc phạm vi hoạt
động phản ánh của con người (với tư cách chủ thể nhận thức) đối với thế giới
khách quan (với tư cách khách thể nhận thức) được tiến hành thông qua hoạt động
thực tiễn và nhằm sáng tạo tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng
lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những tri thức đó.
Các cấp độ của quá trình nhận thức:
-Thông thường nhận thức có các cấp độ như sau: nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Ví dụ:
-Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức được
tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó,
người dân sẽ luôn sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước.
-Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà
chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai trò quan trọng của
tiền do đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều
tiền, hoặc thậm chí có những người còn bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm
nhiều tiền như buôn bán hàng cấm, cho vay nặng lãi…
Thứ ba: Thực chất của nói đi đôi với làm với nội dung trên
-“Nói đi đôi với làm” hay được hiểu là “Lý luận gắn liền với thực tiễn” là một
trong những nguyên tắc cơ bản, tổng quát được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và
sáng tạo từ lý luận gắn liền với thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khái quát thành lý luận trong hoạt động thực tiễn nước ta và đã trở
thành bài học vô giá cho mọi thế hệ ở trong giai đoạn xây dựng và thống nhất đất
nước. Phương châm “Nói đi đôi với làm” đã trở thành hành động bất diệt trong
thời đại Hồ Chí Minh và nó luôn có giá trị thực tiễn sâu sắc, trường tồn và vĩnh
cửu. Có thể khẳng định rằng, nội dung “Nói đi đôi với làm” là một trong những
biện pháp căn bản nhất và thực tiễn nhất nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh
nghiệm, bệnh giáo điều, chỉ có nói mà không làm. Người nói: "Lý luận cốt để áp
dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý
luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem
ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách". Ví dụ:
-Bắt đầu bằng một ví dụ rất cụ thể, Bác khuyên chúng ta tập thể dục, mỗi người
khỏe mạnh thì cả dân tộc khỏe mạnh và sự nghiệp kháng chiến – kiến quốc mới
thành công. Việc tập thể dục được Bác luôn gương mẫu thực hành, mang lại cho
Bác sức khỏe tốt để cống hiến cho công việc. Điển hình đó là những năm 1960 khi
Bác bắt đầu viết Di chúc, bác sĩ trực tiếp chăm sóc, điều trị cho Bác thông báo đáy
mắt của Bác đã có dấu hiệu chảy máu. Để có sức khỏe, Bác cố gắng chống chọi
với bệnh tật bằng cách tập luyện thị lực mắt trong buổi hoàng hôn và bình minh,
đặc biệt tập tay cho đỡ run Bác tập co nắm hòn đá, ném bóng vào mỗi buổi chiều…
-Một câu chuyện khác đó là việc cai thuốc lá của Bác. Những ngày bên châu Âu
lạnh giá, Bác thường tìm đến thuốc để giúp cho mình ấm hơn nên đến công việc
bình thường hằng ngày, thuốc lá trở nên quen thuộc với Bác. Khi sức khỏe Bác suy
giảm, bác sỹ và Trung ương ngỏ ý khuyên Bác bỏ thuốc. Bác nói một câu rất từ tốn
“Các chú cho Bác bỏ dần dần có được không”. Đã nói là làm, và Bác cương quyết
bỏ được thuốc lá 4 năm cuối đời.