Đề cương chi tiết học phần chất lượng cao | Môn kinh tế vi mô
Chương trình Kinh tế học Vi mô 1 được trình bày với mục tiêu giúp người học nghiên cứu nắm bắt đuợc những nguyên lý kinh tế cơ bản trong Kinh tế học và Kinh tế vi mô nói riêng. Kết cấu các bài giảng được trình bày đơn giản và hợp lý nhưng vẫn bảo đảm tính hiện đại. Nội dung môn học được xây dựng phù hợp với kiến thức của giai đoạn 1, đi sâu vào những khái niệm về thị trường, cung- cầu, co giãn của cầu và cung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
THEO PHƯƠNG THỨC NEU-ELEARNING
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TXKHMI01 – KINH TẾ VI MÔ Số tín chỉ: 03
Điều kiện để được đi thi: điểm chuyên cần >= 5 điểm và giữa kỳ >= 2
điểm; Điều kiện để hoàn thành học phần: điểm tổng kết >= 4,5 điểm; Sinh
viên không đủ điều kiện đi thi phải học lại. Ví dụ: ĐIÊM KẾT LUẬN CHUYÊN CẦN GIỮA THI HẾT HỌC KỲ PHẦN 7 7 8
Hoàn thành học phần môn học 5 2 3 Thi lại 10 1 ( Không được thi ) Học lại 4 10 (Kh ông được thi ) Học lại I.GIẢNG VIÊN:
Giảng viên: thông tin ở diễn đàn lớp học
Hỗ trợ giải đáp thắc mắc:
CB vận hành lớp học Điện thoại Email ThS. Nguyễn Minh Hoàng 0948155566 minhhoang0110@gmail.com
II.MỤC TIÊU MÔN HỌC
Chương trình Kinh tế học Vi mô 1 được trình bày với mục tiêu giúp người học nghiên
cứu nắm bắt đuợc những nguyên lý kinh tế cơ bản trong Kinh tế học và Kinh tế vi mô nói riêng.
Kết cấu các bài giảng được trình bày đơn giản và hợp lý nhưng vẫn bảo đảm tính hiện đại. Nội
dung môn học được xây dựng phù hợp với kiến thức của giai đoạn 1, đi sâu vào những khái
niệm về thị trường, cung- cầu, co giãn của cầu và cung, hành vi người tiêu dùng và doanh
nghiệp (Sản xuất - Chi phí - Lợi nhuận), cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, cung cầu lao động, thất bại thị trường,
Sau khi học xong môn này, sinh viên cần nắm bắt được những nguyên lý kinh tế vi mô,
từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu học phần Kinh tế vi mô 2. Ngoài ra, sinh viên còn có
thể bước đầu vận dụng được lý thuyết vi mô để giải thích được một số vấn đề kinh tế của kinh tế thị trường. III.NỘI DUNG MÔN HỌC
- Bài 1: Tổng quan về kinh tế học
- Bài 2: Lý thuyết cung cầu
- Bài 3: Co giãn của cầu và cung
- Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
- Bài 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận
- Bài 6: Cấu trúc thị trường
- Bài 7: Thương mại quốc tế
- Bài 8: Các thất bại của Thị trrường và vai trò của Chính phủ. IV.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN THEO PHƯƠNG THỨC NEU- ELEARNING
Tài liệu học tập chính
1. Giáo trình, Bài giảng (slide + video, mp3) “Kinh tế vi mô” trên website lớp học tại: https://elearning.neu.edu.vn/
2. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế học, 2012 (Xuất bản kỷ niệm 55 năm
ngày thành lập Đại học KTQD), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Bộ môn Kinh tế vi mô (ĐH KTQD), Kinh tế vi mô- Giáo trình chuẩn dùng trong các
trường ĐH và Cao đẳng, NXB Giáo dục, 2010
Tài liệu tham khảo th
1. Mankiw, Gregory (2012). Principles of Economics 6 Edition, South Western Cengage Learning Mason.
2. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Doorbusch, Econonmics, XB lần thứ ba, 1991, McGraw Hill
3. Michael Parkin, Microeconmics - XB lần thứ tư, 1990, Addison-Wesley
4. Robert S. Pindyck, DanielL. Rubinfeld, Microeconomics, XB lần thứ hai,1992, Macmillan
5. Paul A.Samuelson & William D.Nordhaus, Economics, XB lần thứ 14, Mc,GrawHill, 1992
6. Bradley R.Schiller, The Microeconomy today, XB lần thứ tư, Randan House, 1989
V. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Để học tốt và đảm bảo tiến độ học tập, sinh viên cần làm đủ các bài luyện tập trắc nghiệm (LTTN),
bài kiểm tra (KT), trao đổi với giảng viên trên lớp học. Nội dung cụ thể được mô tả dưới đây:
Trắc nghiệm trực tuyến o Luyện tập trắc nghiệm (Tính điểm chuyên cần) Bài tập Nội dung bài tập Mục đích LTTN 1 10 câu trắc nghiệm
Luyện tập bài 1. Sử dụng trong tuần 1 LTTN 2 10 câu trắc nghiệm
Luyện tập bài 2. Sử dụng trong tuần 2 LTTN 3 10 câu trắc nghiệm
Luyện tập bài 3. Sử dụng trong tuần 3 LTTN 4 10 câu trắc nghiệm
Luyện tập bài 4. Sử dụng trong tuần 4 LTTN 5 10 câu trắc nghiệm
Luyện tập bài 5. Sử dụng trong tuần 5 LTTN 6 10 câu trắc nghiệm
Luyện tập bài 6. Sử dụng trong tuần 6
LTTN 7 10 câu trắc nghiệm Luyện tập bài 7. Sử dụng trong tuần 7 o Bài tập về nhà
(Tính điểm giữa kỳ): 30% Bài tập Nội dung bài tập Mục đích % trong điểm tổng kết KT 1 30 câu trắc nghiệm
Kiểm tra kiến thức bài 1, 2,3,4 15% KT 2 30 câu trắc nghiệm
Kiểm tra kiến thức bài 5,6,7,8 15%
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN THEO PHƯƠNG THỨC NEU- ELEARNING
VII.CÁCH THỨC CHẤM ĐIỂM
Điểm chuyên cần (chiếm 10% điểm tổng kết học phần). Diễn đàn và các bài luyện tập
tính điểm sẽ được mở đến hết tuần 8.
Điểm chuyên cần được tính là tổng điểm của phần bài luyện tập trắc nghiệm và phần điểm trao
đổi, thảo luận trên diễn đàn theo công thức:
Điểm chuyên cần = A+B. Trong đó:
A = (Điểm trung bình của các bài luyện tập trắc nghiệm) x 0.5
(Ghi chú: Các bài luyện tập trắc nghiệm được làm nhiều lần, lấy điểm cao nhất).
B = min (tổng số điểm bài đăng trên diễn đàn;10) x 0,5
( Ghi chú: Nếu tổng số điểm bài đăng trên diễn đàn lớn hơn 10 thì được tính điểm là 10).
Đề được dự thi, điểm chuyên cần phải đạt từ 5 điểm trở lên.
• Điểm giữa kỳ (Chiếm 30% điểm tổng kết học phần). Trong đó:
Điểm kiểm tra lần 1: 15%
Điểm kiểm tra lần 2: 15%
Bài tập tính điểm 30%, học viên được phép làm tối đa 3 lần tính điểm cao nhất.
Để được dự thi thì điểm kiểm tra giữa kỳ phải đạt từ 2 điểm trở lên và không có bài nào được điểm =0.
• Điểm thi hết môn (Chiếm 60% điểm tổng kết học phần)
• Hình thức thi: Trắc nghiệm 40 câu • Thời gian thi: 60 phút
VIII.CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Sinh viên cần nắm vững kế hoạch học tập
Để đạt được kết quả tốt nhất đối với học phần Kinh tế vi mô, sinh viên cần phải học tập nội
dung môn học trên bài giảng điện tử. Phải làm đủ các bài tập luyện tập trắc nghiệm, không được bỏ bài nào.
Điều kiện để được đi thi: phải có điểm chuyên cần >= 5 điểm, giữa kỳ >= 2 điểm
Điều kiện để hoàn thành học phần Kinh tế vi mô: điểm tổng kết >=4,5 điểm
Sinh viên có thắc mắc trong quá trình học tập nên trao đổi với bạn cùng nhóm, sau đó với
trưởng nhóm. Trong trường hợp sinh viên vẫn không hiểu bài thì có thể hỏi giảng viên để được giải đáp.
Trong trường hợp sinh viên có thắc mắc về điểm hay nội dung môn học, đề nghị liên hệ trực tiếp
Giáo viên chủ nhiệm lớp mình để nhận được sự trợ giúp.
CHÚC ANH/CHỊ HỌC TẬP TỐT!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Trưởng bộ môn
TS. Đinh Thiện Đức