Đề cương chi tiết ôn tập môn Tâm lý quản lý | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Đề cương chi tiết ôn tập môn Tâm lý quản lý của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý quản lý
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
NHỮNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP TÂM LÝ QUẢN LÝ
I. Tâm lý và các thuộc tính 1. Tâm lý
- Khái niệm: Tâm lý là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con
người gắn liền, chi phối và điều hành mọi hoạt động của con người - Đặc điểm
+ Có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết
+ Được phát sinh thông qua hoạt động sống và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội
+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, hành động… - Vai trò
+ Vai trò nhận thức: Tâm lý giúp con người phản ánh hiện thực tự nhiên, xã hội và bản thân
+ Vai trò định hướng và thúc đẩy hoạt động: Nhờ có tâm lý, con người luôn
xuất hiện nhu cầu, động cơ và mục đích hoạt động, qua đó thúc đẩy mọi hoạt
động để thỏa mãn nhu cầu
2. Phân loại hiện tượng tâm lý
a) Phân loại theo thời gian tồn tại và vị trí tương đối trong nhân cách-
Các quá trình tâm lý
+ Thời gian tồn tại ngắn
+ Mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng
- Các trạng thái tâm lý
+ Thời gian tồn tại tương đối dài
+ Mở đầu, diễn biến, kết thúc không rõ ràng -
Các thuộc tính tâm lý
+ Khó hình thành, mất đi
+ Tạo thành nét riêng của nhân cách
b) Phân loại theo sự tham gia của ý thức
- Hiện tượng tâm lý có ý thức: Có sự tham gia của ý thức con người;
- Hiện tượng tâm lý chưa được ý thức: Không có hoặc ít có sự tham gia của ý thức lOMoARcPSD| 36086670 c) Phân loại khác
- Hiện tượng tâm lý cá nhân: Nảy sinh trong một con người nhất định
- Hiện tượng tâm lý xã hội: Nảy sinh trong mối quan hệ giữa người với người
3. Các thuộc tính tâm lý a) Khí chất
- Khái niệm: Khí chất (tính khí) là thuộc tính phức hợp của cá nhân, biểu
hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc
thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân - Phân loại HĂNG HÁI BÌNH THẢN NÓNG NẢY SUY TƯ Mạnh Mạnh Mạnh Yếu Kiểu hệ thần Cân bằng Cân bằng
Không cân bằng Không cân bằng kinh Linh hoạt
Không linh hoạt Không linh hoạt Nhanh nhẹn Điềm tĩnh Mạnh mẽ Nhạy cảm Hoạt bát Ưa trật tự Nhiệt tình Tinh tế, tế nhị Ưu điểm Cởi mở Thẳng thắn Thấu hiểu tâm Lạc quan Quyết đoán lý người khác Không sâu sắc
Không linh hoạt Dễ kích động Yếu đuối Nhược điểm Dễ thay đổi Ít cởi mở Gay gắt Dễ bị tổn Cục cằn, thô lỗ thương - Đặc điểm
+ Khí chất do đặc điểm cường độ, tính linh hoạt và tính cân bằng của kiểu hệ thần kinh tạo thành
+ Không nên đánh giá con người bởi tính khí mà nên cảm thông và kích ứng +
Sử dụng người có khí chất tương thích với yêu cầu công việc để đạt được hiệu quả
+ Mỗi người cần tự nhận thức, tự điều chỉnh tính khí để hoàn thiện hơn b) Tính cách lOMoARcPSD| 36086670
- Khái niệm: Tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt những đặc điểm tâm lý
tương đối ổn định của cá nhân và được thể hiện một cách tương đối có hệ thống
trong hành vi, ứng xử, giao tiếp của con người c) Xu hướng - Khái niệm:
+ Xư hướng là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của
hành vi, hoạt động và nhân cách của con người
+ Xu hướng biểu hiện ở một số mặt như: Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin
- Nhu cầu: Là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển
- Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó, có ý nghĩa
với cuộc sống và mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động
- Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp, một hình mẫu mẫu mực, tương đối hoàn
chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó
- Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác
định phương châm hành động của con người
- Niềm tin: Là kết tính các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người
thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân d) Năng lực
- Khái niệm: Là một thuộc tính tâm lý cá nhân, phản ánh khả năng một người
có thể hoàn thành hoạt động nào đó với kết quả nhất định - Được chia thành
+ Năng lực chung: Năng lực quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng… - Những
điều kiện cần thiết giúp một cá nhân hoạt động có kết quả
+ Năng lực riêng: Sự thể hiện độc đáo, cá biệt các phẩm chất nêu trên, nhằm đáp
ứng yêu cầu trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể với hiệu quả cao
II. Tâm lý quản lý
1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Khái niệm lOMoARcPSD| 36086670
- Quản trị là các hoạt động thể hiện quá trình tác động của chủ thể quản trị lên
đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung trong điều kiện biến động của môi trường
- Quản lý: Bản chất giống như “quản trị” nhưng được dùng cho cả cấp độ vi mô
và vĩ mô; còn “quản trị” chủ yếu được dùng ở cấp độ vi mô
- Tâm lý quản lý là một môn khoa học chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng
các kiến thức tâm lý vào hoạt động quản lý, nhằm thúc đẩy tính tích cực của
người lao động và tập thể lao động Đối tượng nghiên cứu
- Các hiện tượng tâm lý nảy sinh trong hệ thống quản lý
+ Tâm lý người lãnh đạo
+ Tâm lý người lao động
+ Tâm lý tập thể lao động
Phương pháp nghiên cứu - Quan sát
- Trò chuyện, phỏng vấn, tọa đàm
- Điều tra xã hội học - Trắc nghiệm - Thực nghiệm
- Trò chơi “Sắm vai quản lý”
- Nghiên cứu tiểu sử của người lãnh đạo nổi tiếng
2. Lịch sử hình thành
- Thời kỷ cổ đại và trung cổ
- Thế kỷ XVIII, nền văn minh công nghiệp ra đời dẫn đến sự ra đời của các lý
thuyết Quản lý theo khoa học;
- Những năm 20 của thế kỷ XX, Tâm lý học quản lý với tư cách là một chuyên
ngành của Tâm lý học ra đời
3. Vai trò của yếu tố tâm lý trong lãnh đạo, quản lý và một số lĩnh vực khác
- Giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ bản thân, có phương hướng, biện pháp tự bồi dưỡng
để hoàn thiện mình; hình thành uy tín lãnh đạo.
- Giúp nhà lãnh đạo nắm bắt tâm lý đối tượng bị lãnh đạo, giải thích/ dự đoán
được những hành vi của họ; nhận xét, đánh giá cán bộ một cách đúng đắn,
khách quan; tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả. lOMoARcPSD| 36086670
- Giúp nhà lãnh đạo biết cách tác động hợp lý đến cấp dưới; đoàn kết thống nhất tập thể.
III. Người lãnh đạo trong hệ thống quản lý
1. Khái niệm cơ bản
- Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng tới con người để thúc đẩy họ tự nguyên,
tích cực thực hiện những mục tiêu đã định - Người lãnh đạo trong hệ thống quản lý
+ Được bổ nhiệm một cách chính thức, được trao quyền hạn và nghĩa vụ nhất định
+ Là người đại diện cho tập thể trong quan hệ chính thức với các tổ chức khác
+ Là người chịu trách nhiệm về tình hình thực hiện nhiệm vụ của tập thể
2. Phương pháp lãnh đạo
Phương pháp giáo dục
- Khái niệm: Phương pháp giáo dục là các phương pháp tác động vào
nhận thức và tình cảm của con người, nhằm nâng cao tính tự giác và
nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ - Ưu nhược điểm Ưu điểm Nhược điểm
- Tác động bền vững, triệt để -
Có thể không hiệu quả tức thì
- Nâng cao nhận thức, tính tự giác và sự - Mất nhiều thời gian, công
sức gắn bó với tổ chức của người lao động - Nếu quá nặng về tình cảm sẽ dẫn tới
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người sai lầm, vô nguyên tắc lãnh đạo và nhân viên
Phương pháp hành chính
- Khái niệm: Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động
trực tiếp vào con người thông qua quyết định dứt khoát, mang tính bắt
buộc, đòi hỏi mọi người phải chấp hành, không có sự lựa chọn - Ưu nhược điểm Ưu điểm Nhược điểm
- Tác động nhanh -
Tác động không triệt để
- Thiết lập và duy trì trật tự, kỷ cương -
Hạn chế sự sáng tạo lOMoARcPSD| 36086670
- Điều chỉnh kịp thời những lệch lạc, hạn - Nếu lạm dụng sẽ khiến nhân
viên lo sợ, chế rủi ro lãnh đạo quan liêu
Phương pháp kinh tế
- Khái niệm: Phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào
con người thông qua các lợi ích kinh tế, để họ tự lựa chọn phương án hoạt
động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của mình Ưu điểm Nhược điểm
- Tạo động lực mạnh mẽ -
Tác động không triệt để
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo -
Nhân viên có thể trở nên thực dụng
- Mở rộng quyền hạn, trách nhiệm cho - Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
cấp dưới là có hạn
- Giảm thiểu việc kiểm tra, đôn đốc vạn vật
3. Uy tín của người lãnh đạo
a) Khái niệm uy tín và uy tín lãnh đạo
- Uy tín là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội về quyền uy và sự ảnh hưởng
của một cá nhân hay một tổ chức trong một lĩnh vực nhất định
- Uy tín lãnh đạo là đặc điểm tâm lý được tạo nên bởi sự kết hợp giữa quyền
uy và sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến những người khác trong tổ chức
b) Các thành tố trong uy tín của người lãnh đạo Uy tín chức vụ Uy tín cá nhân
- Được tạo ra bởi chức vụ: Bất kỳ ai, khi - Được tạo ra bởi tổng hòa các phẩm
chất được đặt vào một vị trí lãnh đạo thì đều tâm lý của bản thân người lãnh đạo, có uy tín chức vụ
được tập thể và xã hội thừa nhận
- Cấp dưới phục tùng người lãnh đạo là - Cấp dưới phục tùng người lãnh đạo
một phục tùng tổ chức cách tự giác, xuất phát từ sự tôn trọng,
tin tưởng, kính phục
c) Phân loại uy tín của người lãnh đạo
- Kết quả thực hiện quyết định từ người lãnh đạo
- Thực trạng công việc khi người lãnh đạo vắng mặt
- Sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện của cấp dưới lOMoARcPSD| 36086670
- Sự đánh giá của cấp trên
- Thái độ của mọi người khi người lãnh đạo thôi giữ chức vụ
4. Nhân cách người lãnh đạo
• Khái niệm nhân cách người lãnh đạo
- Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý ổn
định tạo nên hai mặt đức – tài nhằm đảm bảo cho người lãnh đạo đạt được
hiệu quả trong hoạt động của mình
• Các thành tố trong nhân cách của người lãnh đạo Đức Tài
- Nhóm phẩm chất tư tưởng – chính trị
- Năng lực chuyên môn
- Nhóm phẩm chất về tâm lý – đạo đức
- Năng lực lãnh đạo
+ Năng lực tổ chức
+ Năng lực ra quyết định
• Các thành tố trong nhân cách của người lãnh đạo
- Năng lực chuyên môn
+ Hiểu rõ công việc của cấp dưới
+ Giúp đỡ khi họ gặp khó khăn trong công việc
+ Đánh giá đúng mức độ hoàn thành/sai phạm
+ Tạo niềm tin và sự yên tâm của cấp dưới
- Năng lực lãnh đạo
+ Nhận định chính xác các đặc điểm tâm lý (tính khí, tính cách, xu hướng,
năng lực) của mỗi người
+ Bố trí sử dụng họ vào vị trí hợp lý nhất
+ Tác động, gây ảnh hưởng được tới người dưới quyền, tập hợp và lôi cuốn được mọi người
• Những con đường hình thành và phát triển nhân cách của người lãnh đạo - Giáo dục - Hoạt động - Giao lưu - Tập thể
5. Phong cách lãnh đạo lOMoARcPSD| 36086670 Khái niệm
- Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động lãnh đạo đặc thù của người lãnh đạo, được
hình thành dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo
và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý
Các phong cách lãnh đạo
- Phong cách độc tài (Người lãnh đạo triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức
vụ để tác động đến người dưới quyền)
+ Thiên về sử dụng mệnh lệnh
+ Luôn đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối
+ Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm của mình để ra quyết định rồi buộc
cấp dưới tuôn theo
+ Chú trọng đến hình thức tác động chính thức
- Phong cách dân chủ (Người lãnh đạo chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để tác
động đến người dưới quyền)
+ Thường sử dụng các hình thức động viên, khuyến khích
+ Không đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối
+ Thường lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định
+ Chú trọng đến hình thức tác động không chính thức - Phong cách tự do
+ Đóng vai trò cung cấp thông tin
+ Rất ít tham gia điều hành trực tiếp vào các hoạt động của tổ chức
+ Phân tán quyền hạn cho cấp dưới; để cho cấp dưới quyền độc lập cao và
quyền tự do hành động rất lớn
Các nhân tố ảnh hưởng Cá tính Môi trường
- Bao gồm: Tính khí, tính cách, năng lực - Bao gồm của người lãnh đạo;
+ Đặc điểm của doanh nghiệp
- Ảnh hưởng mạnh và bền vững nhất đến + Đặc điểm tâm lý của các cá nhân, tập phong
cách lãnh đạo thể lao động
- Khó thay đổi, nhất là khi con người đã ở + Tình huống khẩn cấp lOMoARcPSD| 36086670 tuổi trường thành
+ Những biến động, thay đổi
- Thường xuyên thay đổi IV.
Người lao động trong hệ thống quản lý
1. Đặc điểm tâm lý của các loại người lao động
a) Đặc điểm tâm lý của người lao động theo độ tuổi
• Người lao động trẻ
- Phát triển về thể chất
- Khả năng tiếp thu, học tập nhanh
- Thiếu kinh nghiệm
- Khám phá bản thân qua những thử thách, thất bại và trải nghiệm
- Rất muốn thể hiện mình
- Dễ xúc động, dễ bị kích động
• Người lao động trung niên
- Sức khỏe và trí lực đã phát triển đến mức cao và hoàn thiện
- Kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm sống phong phó
- Sự nghiệp gia đình ổn đinh
- Dao động tâm lý ít
- Khao khát khẳng định đại vị trong xã hội
• Người lao động cao tuổi
- Giảm sút về sức khỏe và và trí lực
- Nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề phức tạp
- Tự hào sâu nặng với quá khứ
- Tăng lo âu trong cuộc sống • Kết luận
- Người lao động ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý khác nhau
- Người quản lý cần hiểu sự khác biệt đó để ứng xử và tác động phù hợp
- Mọi tác động bên ngoài phải làm chuyển biến nhận thức, thái độ của người
lao động thì mới hiệu quả, bền vững
b) Đặc điểm tâm lý của người lao động theo giới tính Nam giới Nữ giới Tri giác
Tri giác không gian rõ ràng hơn Thính giác nhạy bén hơn lOMoARcPSD| 36086670
Lập luận khúc chiết, bố cục chặt
Tinh tế, nhiều hình ảnh và giàu cảm Ngôn ngữ chẽ xúc Thiên về tư duy logic
Thiên về tư duy hình tượng cụ thể
Tư duy và óc Óc tưởng tượng thiên về mối quan Óc tưởng tượng thiên về mối quan tưởng
tượng hệ giữa các vật, tính logic hệ giữa người với người, chú trọng tính hình tượng Tư duy sáng
Nam có phần trội hơn nữ tạo
Đặc điểm tâm lý của nữ giới - Nhạy cảm - Tinh tế - Nhẫn nại - Tỉ mỉ - Cẩn thận
• Phương thức lãnh đạo với lao động nữ
- Có thái độ lịch sự, tôn trọng, nghiêm túc
- Chú ý tới sự thay đổi tâm lý nữ giới, giữ thái độ ôn hòa và giúp đỡ họ khi cần thiết
- Chú ý đến lời khen ngợi và không trách móc họ một cách tùy tiện
• Đặc điểm tâm lý nam giới
- Khao khát quyền lực, của cải
- Ưa chinh phục, khám phá
- Logic, quyết đoán, lý trí
Phương thức lãnh đạo với lao động nam
- Tạo cơ hội trải nghiệm, thử thách để rèn luyện hiểu biết kinh nghiệm
- Biểu dương, khen thưởng, tăng lương, thăng chức
2. Nhu cầu và động cơ làm việc của người lao động
a) Đặc điểm tâm lý của người lao động Việt Nam
- Cần cù lao động song dễ thỏa mãn
- Thông minh, song chỉ có tính chất đối phó
- Ham học hỏi, tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức
không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân
của mỗi người Việt Nam lOMoARcPSD| 36086670
- Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời)
- Có tinh thần đoàn kết, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn
- Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết
- Khéo léo, song không duy trì đến cùng
- Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiểu chiến vì những lý do tự ái lặt vặt
- Xởi lởi chiều khách song không bền
- Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận
b) Tạo và tăng cường động cơ làm việc của người lao động
Các lý thuyết về nhu cầu và động cơ hoạt động của con người
- Thuyết quản lý một cách khoa học của Taylor
- Thuyết X và Y của Mc. Gregor
- Thuyết nhu cầu của Maslow - …
V. Tập thể và một số hiện tượng tâm lý
1. Tập thể và các giai đoạn phát triển của tập thể
a) Khái niệm tập thể
- Tập thể là một nhóm người có tổ chức, có mục đích hoạt động chung và có sự
phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, cá nhân để đạt được mục đích đề ra b) Các
giai đoạn phát triển của tập thể
Giai đoạn 1 – Hình thành - Đặc điểm
+ Mọi người còn xa lạ với nhau
+ Chưa quen với công việc
+ Chưa có sự phối hợp hoạt động
+ Ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt
+ Hiệu quả hoạt động chưa cao
- Cách thức lãnh đạo
+ Phong cách lãnh đạo độc tài
+ Xây dựng bộ máy tổ chức lOMoARcPSD| 36086670
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể + Thiết lập kỷ luật
+ Kiểm tra, đôn đốc thường xuyên
+ Kết nối các thành viên với nhau
• Giai đoạn 2 – Phân hóa
- Đội ngũ cốt cán
+ Ý thức kỉ luật tốt
+ Hoạt động tích cực
- Thụ động lành mạnh
+ Ý thức kỷ luật tốt
+ Hoạt động thụ động
- Thụ động tiêu cực
+ Ý thức kỷ luật kém
+ Hoạt động tiêu cực
- Cách thức lãnh đạo
+ Kết hợp phong cách lãnh đạo độc tài và dân chủ
+ Khen thưởng, phân quyền cho đội ngũ cốt
+ Khích lệ, động viên nhóm thụ động lành mạnh
+ Thi hành kỷ luật nghiêm minh với nhóm thụ động tiêu cực
• Giai đoạn 3 – Liên kết - Đặc điểm
+ Thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau + Phối hợp nhịp nhàng + Ý thức tự giác cao
+ Hiệu quả hoạt động được nâng cao lên rõ rệt
- Cách thức lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo dân chủ
• Giai đoạn 4 – Cực điểm
Các thành viên có yêu cầu tối đa đối với bản thân mình và cũng yêu cầu tối
đa với người lãnh đạo
2. Một số hiện tượng tâm lý trong tập thể
a) Hiện tượng lây lan tâm lý Khái niệm lOMoARcPSD| 36086670
- Hiện tượng lây lan tâm lý là hiện tượng lan truyền trạng thái tâm lý từ
người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác • Đặc điểm
- Trạng thái tâm lý nào đó xuất hiện ở một cá nhân/một nhóm và được biểu lộ
ra bằng các điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, lời nói...
- Thông qua giao tiếp, chúng dần tạo nên các phản ứng tương tự ở những
người bên cạnh. Cứ như vậy, trạng thái tâm lý được lây lan;
- Cường độ xúc cảm được lây lan tỉ lệ thuận với số lượng người trong nhóm;
- Lây lan tâm lý không chỉ xảy ra trực tiếp từ người sang người mà còn thông
qua “vật trung gian” là hình ảnh, âm thanh…
- Tốc độ lay lan nhanh hơn ở giới trẻ và phụ nữ • Phân loại
- Lây lan từ từ: Lây lan tâm lý xảy ra chậm, dần dần gây ra cảm xúc với
người xung quanh qua giao tiếp - Lây lan bùng nổ:
+ Lây lan tâm lý xảy ra rất nhanh và mạnh + Tạo sự căng thẳng
+ Bộc phát mãnh liệt, dữ dội • Nguyên nhân
- Tâm lý muốn chỉa sẻ và muốn được chia sẻ
- Sự bắt chước: sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại suy nghĩ, lời nói, hành vi của người khác • Giải pháp
- Ngăn chặn sự lây lan tâm lý tiêu cực
- Tạo ra sự lây lan tâm lý tích cực
b) Quy luật tâm lý đám đông • Khái niệm
- Tâm lý đám đông là hiện tượng đám đông có một trạng thái tinh thần chung,
tác động rất lớn tới tâm lý của mỗi cá nhân trong đó, thậm chí khiến cá
nhân có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể có được • Đặc điểm lOMoARcPSD| 36086670
- Mỗi đám đông tâm lý đều có một trạng thái tinh thần chung và thủ lĩnh đứng đầu
- Suy nghĩ, hành vi của từng cá nhân trong đám đông tâm lý sẽ bị đám đông chi phối
- Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức mạnh của đám đông tâm lý là số
lượng người trong đám đông đó • Nguyên nhân
- Sự lây lan tâm lý
- Sự tín nhiệm số đông
- Nỗi sợ hãi bị “lạc loài”
- Cảm giác tự do, không phải chịu trách nhiệm
- Sự thiếu hụt thông tin
- Bối cảnh xã hội • Giải pháp
- Giữ chính kiến và lập trường
- Suy nghĩ khác biệt, sáng tạo
- Khỏi tạo đám đông tích cực
- Ngăn chặn đám đông tiêu cực
c) Hiện tượng xung đột • Khái niệm
- Xung đột là kết quả của mâu thuẫn ở mức độ cao giữa các cá nhân hoặc nhóm
khác nhau trong tập thể, có đụng chạm đến các nhu cầu và quyền lợi • Phân loại
- Xung đột cá nhân – cá nhân
- Xung đột cá nhân – tập thể
- Xung đột tập thể - tập thể
- Xung đột nội tâm
- Xung đột công khai - Xung đột ngầm • Nguyên nhân
- Về phía lãnh đạo lOMoARcPSD| 36086670
+ Phân công công việc không hợp lý
+ Phân chia lợi ích không công bằng
+ Phong cách lãnh đạo không phù hợp
- Về phía cấp dưới
+ Sự khác biệt về đặc điểm tâm lý
+ Sự khác biệt về quan điểm, lợi ích, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm
Tác động tích cực
- Kích thích sự sáng tạo và đổi mới
- Nâng cao chất lượng ra quyết định -
Tạo lập môi trường cởi mở
- Thúc đẩy sự phát triển của tổ chức
• Tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người trong cuộc
- Làm rạn nứt lòng tin và các mối quan hệ
- Giảm năng suất lao động, hiệu quả công việc
- Đe dọa sự tồn tại của tập thể
• Các cách giải quyết
- Phương pháp áp chế: Phía đa số dùng sức mạnh để áp đảo phía thiểu số
- Phương pháp thỏa hiệp: Môi bên phải từ bỏ, nhân nhượng cái gì đó để đem
lại “sự bình yên” trong tập thể
- Phương pháp thống nhất: Sáng tạo ra một cái gì mới, một cái gì tốt hơn là
sự lựa chọn một trong hai phía
d) Dư luận tập thể Khái niệm
- Dư luận là tổng thể những nhận xét, đánh giá của nhiều người về một sự kiện,
hiện tượng nào đó mà ít nhiều liên quan đến quyền lợi của họ hoặc động chạm
đến vấn đề mà họ quan tâm
• Quá trình hình thành
- Xuất hiện sự kiện Phản ứng ở mỗi người Trao đổi bàn bạc Thống nhất ý kiến chung • Phân loại lOMoARcPSD| 36086670
- Dư luận chính thức: Dư luận được bộ máy quản trị thừa nhận hoặc tác động
lan truyền bằng con đường chính thức
- Dự luận phi chính thức: Dư luận được hình thành tự phát, không xuất phát
từ ý đồ của nhà quản trị (xuất phát từ tin đồn) Chức năng
- Điều chỉnh quan hệ
- Kích thích động viên - Giáo dục
Các nhân tố ảnh hưởng
- Tính chất của sự kiện gây nên dư luận;
- Chất lượng và số lượng thông tin về sự kiện;
- Mức độ chuẩn bị của tập thể với sự kiện;
- Mức độ phát triển của tập thể;
- Cách nghĩ của mọi người trong tập thể;
e) Thủ lĩnh trong tập thể • Khái niệm
- Thủ lĩnh là người đứng đầu một nhóm không chính thức, nổi lên trong tập thể
nhờ tài năng, đạo đức hoặc khả năng đoàn kết mọi người.
• Phân biệt Thủ lĩnh – Thủ trưởng Thủ trưởng Thủ lĩnh
Chức năng: Điều khiển hoạt động chung của nhóm và các mối quan hệ trong nhóm - Nhóm chính thức - Nhóm phi chính thức
- Xuất hiện do yêu cầu bên ngoài -
Xuất hiện do yêu cầu nội tại
- Phương thức: Bắt buộc - Phương thức: tự giác Vai trò
- Tích cực nếu muốn giúp tập thể
- Tiêu cực nếu không muốn giúp tập thể, đặc biệt là khi bất đồng quan điểm với thủ trưởng
- Tập thể lý tưởng nếu thủ lĩnh và thủ trưởng là một
f) Sự tương hợp tâm lý Khái niệm lOMoARcPSD| 36086670
- Sự tương hợp tâm lý là sự kết hợp thuận lợi nhất các đặc điểm tâm lý cá nhân của
các thành viên trong nhóm đảm bảo cho công việc cũng như sự hài lòng của cá
nhân đều đạt ở mức độ cao.
• Các mặt trường hợp - Thể chất + Chiều cao + Cân nặng - Tâm lý + Tính khí + Tính cách + Năng lực • Vai trò
- Tạo bầu không khí, thoải mái, lành mạnh
- Tránh được xung đột trong tập thể
- Nâng cao năng suất lao động
g) Bầu không khí tập thể • Khái niệm
- Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý chung của tập thể phản ánh tính
chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể đó
• Các nhân tố ảnh hưởng
- Thái độ cá nhân
- Môi trường làm việc
- Môi trường vĩ mô
- Hoàn cảnh cá nhân • Giải pháp
- Ngăn chặn bầu không khí tiêu cực
- Tạo ra bầu không khí tích cực
h) Truyền thống tập thể • Khái niệm lOMoARcPSD| 36086670
- Truyền thống tập thể là một tập hợp những thông lệ, quy tắc chung được
hình thành từ đời sống tâm lý của tập thể qua nhiều thế hệ và luôn được bảo
vệ, được tôn trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. • Đặc trưng -
Nằm trong truyền thống chung của dân tộc; -
Phản ánh tính đặc thù riêng của mỗi tập thể; -
Chất xúc tác hoà nhập cá nhân với tập thể; -
Cở sở của lòng tự hào, thống nhất tập thể; -
Cơ sở cho hoạt động có ý thức của mỗi người trên tinh thần xây dựng; -
Thể hiện ở sự kế thừa và phát huy thế mạnh, sở trường của tập
thể; VI. Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
1. Những vấn đề lý luận chung về giao tiếp
Khái niệm giao tiếp
- Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tìm hiểu lẫn nhau và tác động qua lại với nhau.
Vai trò của giao tiếp
- Hình thành, phát triển nhân cách của con người
- Hình thành, phát triển, vận hành các mối quan hệ giữa người với người
- Là phương thức tồn tại của loài người
Chức năng của giao tiếp
- Trao đổi thông tin
- Trao đổi cảm xúc
- Điều khiển, phối hợp hoạt động
- Liên kết, nối mạch
- Đánh giá, điều chỉnh
Các loại hình giao tiếp
- Phương thức giao tiếp
+ Giao tiếp trực tiếp: Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau
+ Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp qua thư, điện thoại, người khác -
Quy cách và nội dung giao tiếp lOMoARcPSD| 36086670
+ Giao tiếp chính thức: Được ấn định theo một thể lệ, một quy trình chuẩn +
Giao tiếp không chính thức: Không được ấn định theo thể lệ hay quy trình chuẩn nào cả
- Các dạng hoạt động cụ thể
+ Giao tiếp sư phạm + Giao tiếp kinh doanh + Giao tiếp ngoại giao…
- Khoảng cách giữa các đối tượng giao tiếp + Giao tiếp xã giao + Giao tiếp thân mật
+ Giao tiếp ruột thịt…
• Các phương tiện giao tiếp - Ngôn ngữ nói
+ Các thành phần chính: Ngôn từ, cách diễn đạt, tốc độ nói và âm lượng +
Các nhân tố ảnh hưởng: Môi trường giao tiếp, trình độ hiểu biết, vốn văn
hóa, tình cảm, phong tục, tập quán
+ Qua sử dụng ngôn ngữ nói có thể nhận biết được một số đặc điểm tâm lý của người giao tiếp - Ngôn ngữ viết
+ Các thành phần: Văn phong, bố cục, kiểu dáng chữ viết, lựa chọn các dấu nhấn
+ Các dạng: Thông báo, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, hợp đồng, thiệp mời, quảng cáo
+ So với ngôn ngữ nói: đòi hỏi công phu, chặt chẽ hơn về cấu trúc câu, cách
dùng từ, song diễn đạt về tình cảm, thái độ sẽ khó khăn hơn
- Ngôn ngữ cơ thể
+ Các thành phần: Ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ, tư thế
+ Thông qua ngôn ngữ cơ thể, chủ thể giao tiếp có thể biểu hiện trạng thái cảm
xúc, đồng thời có thể nhận ra được tính cách, tâm trạng hay vị trí xã hội của đối tượng giao tiếp
2. Giao tiếp trong hoạt động quản lý lOMoARcPSD| 36086670
Giao tiếp trong công tác quản lý là sự trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và các đối
tượng liên quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức
a) Những nét đặc trưng của hoạt động quản lý
- Là một dạng hoạt động phức tạp và có tính chuyên biệt
- Là một dạng hoạt động có tính sáng tạo cao
- Được tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong hoạt động quản lý
• Các nhân tố thuộc về đặc trưng chung của giao tiếp
- Loại hình giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.
- Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ cơ thể.
- Chủ thể và khách thể giao tiếp có thể có quan hệ cấp trên và cấp dưới, cũng có
thể là quan hệ ngang bằng nhau (đồng nghiệp, đồng cấp).
• Các nhân tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Sự thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ giao tiếp;
- Năng lực, uy tín của nhà lãnh đạo;
- Vốn hiểu biết chung, trình độ chuyên môn;
- Nhân cách của cá nhân;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Đặc điểm ngoại hình;
• Các nhân tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
- Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội;
- Phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo;
- Chức năng, nhiệm vụ, chất lượng công việc chuyên môn của nhóm và các thành viên trong nhóm;
- Địa điểm, không gian, thời gian khi giao tiếp
- Xác định rõ ràng, cụ thể mục đích giao tiếp;
- Thu thập thông tin từ nhiều người, nhiều sự việc khác nhau;
- Xem xét kỹ thời gian, địa điểm, bối cảnh cuộc giao tiếp;
- Không nên giao tiếp giống nhau giữa mọi người;
- Duy trì trạng thái cân bằng tâm lý trong giao tiếp;
- Tạo cho đối phương những ấn tượng tốt đẹp về mình; lOMoARcPSD| 36086670
- Biết cách lắng nghe sẽ làm cho đối phương nói một cách thoải mái;