Đề cương cuối kỳ môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Đề cương cuối kỳ môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Mục lục
Mục lục........................................................................................................1
CHƯƠNG 3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA....................................................3
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ (Thời đại kim khí).........................3
1. Văn hóa Đông Sơn:.........................................................................3
1.1 Đặc điểm văn hóa:..................................................................3
1.2 Kinh tế:....................................................................................4
1.3 Xã hội......................................................................................4
2. Văn hóa Sa Huỳnh (VH Mộ chum).................................................4
3. Văn hóa Đồng Nai...........................................................................5
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TỰ CHỦ....................................................5
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN...............................................6
1. Văn hóa vật chất:.............................................................................6
2. Văn hóa tinh thần............................................................................6
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KÝ HẬU LÊ.............................................7
1. Văn hóa vật chất..............................................................................7
2. Văn hóa tinh thần............................................................................7
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THÀNH TỐ VĂN HÓA.......................................8
TÍN NGƯỠNG...........................................................................................8
1. Khái niệm........................................................................................8
2. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam.......................................................8
2.1 Tín ngưỡng phồn thực.............................................................8
2.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.................................................8
2.3 Tín ngưỡng sùng bái con người..............................................9
2.4 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng..........................................9
2.5 Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử......................................................10
2.6 Đạo Mẫu..................................................................................10
VĂN HÓA GIAO TIẾP VIỆT..................................................................11
TỔ CHỨC LÀNG VIỆT...........................................................................11
1. Nguyên tắc tổ chức làng................................................................12
2. Đặc trưng.......................................................................................13
3. Làng Nam Bộ................................................................................14
TỔ CHỨC NƯỚC – QUỐC GIA.............................................................14
CHƯƠNG 3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ (Thời đại kim khí) Thời gian:
- Thuộc thời đại kim khí
- Cách ngày nay 4000-2700 năm Đặc điểm:
- Hình thành 3 trung tâm văn hóa:
+ Văn hóa Đông Sơn (Văn Lang – Âu Lạc): bắc + Văn hóa Sa Huỳnh: trung + Văn hóa Đồng Nai: nam
1. Văn hóa Đông Sơn:
- Được hình thành từ 3 nền văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun phân
bố tại lưu vực S.Hồng – S.Mã – S.Cả
- Thuộc giai đoạn đồng thau – đồ sắt sớm (TK7 TCN-179TCN)
- Là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc - Nhà nước
đầu tiên của thời đạii vua Hùng.
1.1 Đặc điểm văn hóa:
- Hình thành nhiều phong tục tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng đen, uống nước
bằng mũi, trang phục giản dị, bữa ăn: gạo tẻ, cơm-rau-cá, di chuyển bằng thuyền
- Vào thời đại đồng thau, cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, biết
chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,...
- Xóm làng hình thành, phân bố ở chỗ khô ráo, gần sông. Làng mạc có diện tích
rộng với tầng văn hóa dày.
- Đời sống tinh than khá phong phú (lễ hội, nhạc cụ- thuộc bộ gõ ,
các điệu múa...) tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, nhìn sự vật sự việc có đôi có cặp
(biểu hiện tính đối xứng của hoa văn trong trang trí) - Tín ngưỡng, phong tục:
+ Tín ngưỡng vật linh, thờ cúng tổ tiên vật tổ, tìn ngưỡng phồn thực
+ Gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước: tục thờ thần mặt trời, mưa giông, các
nghi lễ phồn thực và nghi lễ nông nghiệp khác: hát đôi đáp trai gái, tục đua thuyền, .. 1.2 Kinh tế:
- Cư dân Đông Sơn là cư dân nông nghiệp lúa nước dùng cày, đắp đê trị thủy
(Sơn Tinh Thủy Tinh), trông lúa 2 vụ/năm; chăn nuôi trâu bò.
- Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa.
- Nhiều loại hình nông cụ phong phú: cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là
lưỡi cày bằng kim loại => tạo nên bước nhảy vọt trong quá trinh canh tác.
- Chăn nuôi trâu bò phát triển nhằm đảm bảo sức kéo trong nông nghiệp.
- Kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện, giai đoạn cuối biết luyện và rèn sắt.
- Trong công nghệ luyện kim và đúc đồng: Kỹ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh
cao của thời kỳ này, với một trinh độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và
loại hinh công cụ, vg khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt là trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng. 1.3 Xã hội
2 Xã hội có sự phân hóa giai cấp, nhà nước sơ khai xuất hiện: - Văn Lang (700TCN) - Âu Lạc (205-179TCN)
+ Thành Cổ Loa: công trình đê ngăn lũ/ công trình phòng thủ/ gồm 3 vòng thành
đắp bằng đất trộn gốm.
2. Văn hóa Sa Huỳnh (VH Mộ chum) - Không gian:
+ Từ đèo Ngang (Hà Tĩnh) đến Đồng Nai.
+ Là sản phẩm của dân nông nghiệp ở đồng bằng ven biền cồn bài Nam Trung Bộ
- Tồn tại từ sơ kì đồng thau đến sơ kì đồ sắt sớm. - Kinh tế đa thành phần:
Nền kinh tế của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là nền kinh tế đa thành phần.
Bên cạnh làm nông họ còn biết khai thác những nguồn lợi từ biển, rừng, biết
phát triển các nghề thủ công, mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân trong
khu vực Đông Nam Á lục địa và hảiđ ảo, và rộng hơn là với Ấn Độ, với Trung Hoa.
+ Nông nghiệp trông lúa nước ven biển, trông nương rẫy và khai thác rừng núi,
trồng lúa, đánh cá, thương nghiệp.
+ Giao lưu rộng rãi với ĐNÁ lục địa và hải đảo
+ Nghề làm gốm phát triển + Công cụ lao động: rèn
Công cụ lao ộng và vũ khí chủ yếu bằng ồng, sắt như dao, rựa, giáo, mai,
liềm, thuổng, kiếm, qua… Cùng với việc ạt ến trình ộ cao của kĩ thuật chế tạo ồ
sắt, cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn ạt ến bước phát triển cao với các nghề se sợi,
dệt vải, chế tạo ồ gốm, làm ồ trang sức.
- Là cơ sở ra đời Vương quốc Chămpa - Văn hóa: + Mai táng bằng mộ chum
Một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng
chum gốm với nhiều hình dạng như hình cầu, hình trứng, hình trụ… Trong và
ngoài chum chứa nhiều ồ tùy táng với các chất liệu á, thủy tinh, ồng, sắt…
+ Sử dụng nhiều đồ trang sức
3. Văn hóa Đồng Nai
- Không gian: Đông Nam Bộ gắp chặt với vùng đất cửa sông, giáp biển (cách
ngày nay khoảng 4.000 – 5.000)
- Mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ ở Nam Bộ
- Kinh tế đa dạng do môi trường sống đa dạng
- Công cụ: đá, đồng, gỗ, kim loại
- Nghề thủ công phát triển: nghề làm gốm, đồ trang sức...
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Đồng Nai là nghề nông và nghề thủ
công. Trong trồng trọt, lúa là loại cây lương thực chính. Người Đồng Nai còn
khai thác các sản vật rừng và săn bắn. Nghề thủ công của họ khá phát triển, thể
hiện ở chế tác các đồ trang sức bằng đá, thủy tinh, sắt, đồng… - Văn hóa: + Mộ chum + Nhà sàn + Đàn đá
Đời sống tinh thần của cư dân Đồng Nai còn nặng tín ngưỡng bái vật giáo
ược thể hiện qua nghệ thuật tạo hình: các di vật như tượng lợn rừng, rùa bằng sa
thạch, tượng chó săn mồi bằng ồng… Ngoài ra còn phải kể tới sưu tập àn á hơn 60 thanh.
Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hóa láng giềng như
trống ồng Đông Sơn, khuyên tai hai ầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hóa Sa Huỳnh…
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TỰ CHỦ
- Bắt đầu từ tk10-tk19, giai đoạn thoát khỏi 1000 năm bắc thuộc, gắn vs các
triều đại quân chủ độc lập.
Bối cảnh lịch sử
- Kéo dài từ 938 đến trước khi Pháp xâm lược (1858)
- Có nhiều triều đại thay nhau nắm quyền
- Lãnh thổ mở rộng về phía Nam. Đến giữa thế kỷ 18 việc khai phá
Nam Bộ cơ bản hoàn thành
- Đấu tranh chống xâm lược
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN - Thời gian: tk XI – tk XV
- Thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thống nhấ cộng đồng.
- Thời đại phục hưng dân tộc (là sự phục hưng văn hóa dân tộc lần thứ nhất)
- Thới đại khoan giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ, rộng mở và dân chủ (Trải qua
1000 năm Bắc thuộc => người dân đã quá mệt mỏi => an lạc, nhân thứ...)
- Kinh đô: đổi tên thành Thăng Long; Quốc hiệu: Đại Việt
1. Văn hóa vật chất:
- Mỹ thuật: phong cách gọn đẹp, hài hòa, cân xứng (kiến trúc: Thành Thăng
Long; chùa Một Cột, Phật Tích, tháp Báo Thiên, chùa Giạm...); nghệ tuật khắc
trên đá thuần thục; chạm trổ đẹp đẽ thanh thoát.
Nhà Lý cho xây dựng nhiều cung iện, đền ài, thành lũy. Thành Thăng
Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều ại phong
kiến với hai vòng, thành dài khoảng 25 km, bên trong lại có những cung iện cao ba bốn tầng.
- Nghề thủ công phát triển: nghề dệt, nghề gốm, mĩ nghệ... Đã hình thành những
làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất ịnh như làng Ma Lôi (Hải Hưng).
Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61 phường, tại ây không chỉ có chợ
mà còn có những phường thủ công và phố xá buôn bán. + Đa dạng nghề
+ Thời Trần: hình thành các làng nghề chuyên môn hóa
- “An Nam từ đại khí”: + Tháp Báo Thiên + Chuông Quy điền + Vạc Phổ Minh
+ Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm - Thương nghiệp: + Nội thương + Ngoại thương
2. Văn hóa tinh thần
- Tư tưởng khai phóng, đa nguyên
- “Tam giáo đồng quy”(Nho, Phật, Đạo): Các học thuyết khác nhau nhưng đều
hướng đến phát triển văn hóa, phục hưng văn hóa cho người Việt
- Phật giáo phát triển rực rỡ
? Vì sao Phật giáo phát triển rực rỡ: Buổi 5
- Nho giáo dần được tiếp nhận: + Văn Miếu (1070) + Quốc Tử Giám (1076)
+ Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên (1075)
+ Nhà Trần đặt danh hiện Tam khôi (1246)
- Hành thành nền văn hóa bác học
+ Văn hóa chữ Hán nở rộ
+ Hành thành văn học chữ Nôm
+ Phát triển mạnh: chèo, tuồng, múa, múa rối nước
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KÝ HẬU LÊ
1. Văn hóa vật chất
- Tu sửa, mở rộng Hoàng thành và nhiều công trình kiến trúc khác
- Quy hoạch 36 phố phường
- Các nghề thủ công rất phát triển: Bát Tràng, Nghĩa Đô, Huê Cầu, Hương Canh...
Sau một thời gian bị tàn phá nặng nề, các ngành nghề, làng nghề lại tiếp
tục phát triển. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp xuất hiện, kinh thành Thăng
Long chia lại 36 phường. Nhiều phường có phố xá buôn bán và sản xuất thủ công nghiệp.
- Quan tâm phát triển cả nông nghệp lẫn buôn bán
2. Văn hóa tinh thần
Nhà Lê rất chú trọng mở mang giáo dục. Nội dung học tập chủ yếu là các
sách kinh iển của Nho giáo. Đối tượng người học có phần cởi mở hơn lúc trước,
có cả con em bình dân, không kể giàu nghèo. Chế độ thi cử khá quy cũ. Từ 1422
trở đi, cứ 3 năm có một lần thi Hội ở kinh thành, tại các địa phương có thi
Hương, triều ình ặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy và lễ khắc tên mỗi người đỗ
tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu gọi là bia tiến sĩ
- Nho giáo trở thành quốc giáo, hạn chế Phật giáo (xuất hiện Kitô giáo)
- Giáo dục, chế độ khoa cử trở nên quy củ (đặc biệt là thời Lê Thánh Tông)
+ Xuất hiện chữ Quốc ngữ, văn học phát triển, đặc biệt là văn học chữ Nôm
- Đặt nền luật pháp: Luật Hồng Đức (722 điều 16 chương)
- Nền văn hóa bác học phát triển mạnh, sử học được chú trọng
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THÀNH TỐ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG 1. Khái niệm
- Là sự thần thánh hóa, thiêng hóa của con người với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó
- Là sản phẩm văn hóa được hình thành trong MQH giữa con người và MTTN-
MTXH và với chính bản thân mình
2. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
2.1 Tín ngưỡng phồn thực - Khái niệm:
+ Là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản
+ Thể hiện ước vọng, niềm cầu mong về sự sinh sôi của tạo vật và con người - Biểu hiện:
+ Tục thờ biểu tượng của sinh thực khí
+ Tục thờ hành vi giao phối
(VD biểu hiện t/n phồn thực: lễ hội làng Trò Trám Phú Thọ, lễ rước pháo làng
Đồng Kị, trò chơi nhún đu, trò chơi bắt chạch trong chum,...)
2.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên - Khái niệm:
+ Là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên
+ Thể hiện ước vọng, niềm cầu mong mưa thuận, gió hòa
- Nguồn gốc và đặc điểm: + Do phụ thuộc vào TN
+ Đa thần và đồng nhất với các nữ thần: Thờ thần, thờ phụ nữ có tuổi, trung
niên, hình dạng phốt phát => mong sự sinh sôi nảy nở. 27 vị thần có nguồn gốc
thuần việt thì có 17 nữ thần - Biểu hiện:
+ Tục thờ các hiện tượng TN:nghi thức cũng giao thừa (bh sùng bái thời gian)
+ Tục thờ động vật, thực vật: thờ các chép, vỏ trấu...
2.3 Tín ngưỡng sùng bái con người - Nguồn gốc:
+ Quan niệm về Hồn Vía – Thể Xác
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu - Biểu hiện:
+ Gia đình: Tục thờ tổ tiên
+ Làng xã: Thờ người có công với làng, danh nhân, anh hùng
+ Quốc gia: Thờ vua tổ (10/03 âm lịch: thờ vua tổ Hùng Vương)
2.4 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
- Khái niệm: Thành: thành trì; Hoàng: hào - Nguồn gốc:
+ Trung Quốc, là vị thần bảo trợ cho thành trì, đô thị
+ Du nhập vào Việt Nam thuộc thời Đường
- Phân loại Thành hòang Làng:
2.5 Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử Tản Viên:
- Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, mưa thuận gió hòa
- Biểu tượng không gian văn hóa xứ Đoài Thánh Gióng:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình
- Biểu tượng không gian văn hóa xứ Bắc (ngựa sắt, áo giáp sắt, gậy sắt => phát triển mạnh mẽ) Chử Đồng Tử
- Thể hiện ước vọng cuộc sống giàu sang, phát triển
- Biểu tượng không gian văn hóa xứ Đông Mẫu Liễu Hạnh
- Thể hiện ước vọng giải phóng con người, nhất là người phụ nữ
- Biểu tượng không gian văn hóa xứ Nam 2.6 Đạo Mẫu
- Nguồn gốc: Tín ngưỡng thờ nữ thần, mẫu thần + Đạo giáo Nhất quán về →
điện thần với các phủ, đền + Các nghi lễ bắt đầu chuẩn hóa Chứa đựng những →
nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ: 4 miền
Ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn, → lòng yêu nước
Hình thức thể hiện: Điện thờ, Chầu văn, Hầu đồng →
- Phân biệt dung hợp và tích hợp
+ Dung hợp: Làm hài hòa giữa 2 nền văn hóa
+ Tích hợp: biến đổi, sử dụng, thành văn hóa bản địa mới
⇨ Đặc điểm tín ngưỡng Việt Nam:
- Đa tín, mê tín, dị tín, không cuồng tín
- Tổng hợp, dung hợp, hỗn dung - Linh hoạt
- Đề cao Nữ tính, yếu tố mẹ
- Coi trọng sự cân bằng Âm dương
VĂN HÓA GIAO TIẾP VIỆT
Xét về thái độ: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè
Bắt nguồn từ hai đặc trưng của bản của làng xã Việt Nam chính là tính cộng
đồng và tính tự trị đã hình thành nên sự tồn tại đồng thời hai tính cách đối lập
trong thái độ giao tiếp của người Việt. Người Việt ta vừa thích giao tiếp nhưng
lại vừa rụt rẻ. Trong phạm vi nhỏ của cộng đồng quen thuộc nơi sinh sống như
làng xã, người Việt có thái độ giao tiếp xởi lởi, ưa giao tiếp, thích trò chuyện,
buôn chuyện. Nhưng khi vượt ra khỏi quy mô cộng đồng quen thuộc, ở những
nơi xa lạ, trược những người chưa quen, với tính tự trị người Việt Nam lại trở
nên rụt rè, dễ xấu hổ, ngại giao tiếp, ngại trò chuyện với môi trường xung quanh.
Cách thức giao tiếp: ý tứ, tế nhị, có lỗi nói vòng vo nên hay do dự, thiếu tính quyết đoán
Về cách thức giao tiếp, người dân nước ta thườn ua ý tứ, ưa tế nhị, trọng
hòa thuận. Đây cũng chính là lý do mà người Việt có thói quen nói “vòng vo tam
quốc”. Họ không ưa nói thẳng vào vấn đề một cách trự tiếp như người phương
tây mà hướng đến vấn đề bằng cách nói vòng vo qua những câu chuyện gián tiếp
liên quan khác. Từ cách thức giao tiếp ;ấy hình thành trong người Việt thói quan
đắn đo, cân nhắc kỹ càng trước khi nói năng. Điều này được thể hiện rõ qua
những câu thành ngữ ông cha ta răn dạy con cháu sau này: “Ăn có nhai, nói có
nghĩ”; “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo...” Tuy
nhiên đôi khi sự cân nhắc ấy lại tạo cho người Việt tính cách do dự, thiếu tính quyết đoán.
Xét về quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Xét về quan hệ giao tiếp, người dân nước Việt lấy tình cảm làm nguyên
tắc ứng xử, sống có lý có tình nhưng vẫn thiên hướng về tình nhiều hơn. Ca dao:
“Yêu nhau yêu cả đường đi/ ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”, “Yêu nhau củ
ấu cũng tròn/ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”
Với đối tượng giao tiếp: ưa quan sát, đánh giá, tìm hiểu đối tượng
Chính bởi quan hệ giao tiếp lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử mà với
đối tượng giao tiếp người Việt ưa quan sát, tìm hiểu, đánh giá đối tượng. Trước
đối tượng giao tiếp, người Việt thường quan tâm đến tuổi tác, quê, quán, trình độ
học vấn, địa vị xã hội, tình trạng hôm nhân gia đình... Do tính cộng đồng, người
Việt tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, tìm hiểu hoàn cảnh của người khác.
Xét về chủ thể: trọng danh dự và sợ tiếng đồn đại (vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm)
Về chủ thể giao tiếp, tính cộng đồng còn khiến cho người dân Viêt có đặc
điểm trọng danh dự, sợ tiếng đồn đại. Người Việt sợ ời nói ra để lại dấu vết, hình
thành tiếng tăm, tiếng tăm truyền tai nhau tạo nên tai tiếng.
Hệ thống nghi thức lời nói: đa dạng, phong phú
- Hệ thống xưng hô phong phú, “xưng khiêm hô tôn”(gọi mình khiêm
nhường, gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính. Cùng một cặp giao tiếp,
nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và
đều gọi nhau là chị); có tính chất (không có cái
thân mật hóa, cụ thể hóa
“tôi” chung chung), tính xã hội hóa (tính cộng đồng), tính đa nghĩa (tính tổng hợp).
Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa, cụ thể hóa trong tình cảm, coi mọi
người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.
Sau đó, nghi thức lời nói còn có tính xã hội hóa, cộng đồng hóa cao. Dựa
cào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian, bối cảnh mà hình thành quan hệ
xưng hô phù hợp khác nhau; không có cái “tôi” chung chung. Không chỉ vậy
người Việt còn có lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng hay gọi các con
bằng thứ tự sinh như Cả, Hai, Ba, Tư, Năm....
- Đa dạng các cách nói lịch sự
- Nghi thức chào hỏi: phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội. theo
không gian và theo sắc thái tình cảm.
TỔ CHỨC LÀNG VIỆT
- Làng: là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về
huyết thống, lịch sử cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay
là vùng sản xuất nông thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn. - Nguyên tắc tổ chức: + Cùng huyết thống + Cùng địa vực - Kết cấu kinh tế:
+ Tiểu nông, tự cấp tự túc
+ Nông – thủ công nghiệp – thương nghiệp – làng chài...
1. Nguyên tắc tổ chức làng Theo huyết thống:
+ Làng là nơi ở của họ, tên họ là tên làng: Nguyễn Xá, Lê Xá, Đoàn Xá...
Đây là nguyên tắc tổ chức làng mà toàn bộ người dân trong làng xinh ra
từ một dòng họ, mooth gia đình rồi trài qua nhiều đời nối tiếp. Làng chính là nơi
ở của họ, tên họ là tên làng. Có nhiều làng xã kể đến như Nguyễn Xá, Đỗ xá, Lê Xá, Đoàn Xá... + Tương thân tương ái
Chính bởi người trong cùng một dòng họ chung sống với nhau mà quan
hệ được hình thành trong làng là đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫu
nhau. Tôn ti trật tự của làng tính theo thứ tự bậc trong dòng họ, trưởng làng chính là trưởng họ. Theo địa vực
Đây là hình thức làng được hình thành từ những người sống trên cùng một
địa bàn, khu vực, có thể không thuộc chung một dòng họ với nhau nhưng hợp lại thành một làng.
+ Đề cao quan hệ láng giềng: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Hàng xóm
tối lửa tắt đèn có nhau”
Người dân trong làng cùng nhau chung sống, quan hệ bình đẳng với nhau,
tôn trọng người lớn tuổi. Đặc biệt đề cao quan hệ láng giềng gắn bó, hỗ trợ lấn
nhau trong sản xuất mùa vụ, làm đổi công cho nhau. Điều này được thể hiện rõ
qua các caao ca dao, tục ngữ xưa của ông cha ta như “Bán anh em xa, mua láng
giềng gần” hay “Hàng xóm tối lưa tắt đèn có nhau”.
+ 2 tên: tên Nôm (Làng Báng) + tên Hán (Làng Đình Bảng) [Tên Hán thể hiện
ước mơ, mong mỏi của người trong làng]
+ Phân biệt rạch ròi: chính cư – ngụ cư
Dân chính cư: Hạng chức sắc (Học vị cao, từng làm quan...)+ Hạng chức dịch
(Chánh tổng, lý trưởng...) => Quản làng; Hạng lão ( >60 tuổi); Hạng trai tráng, Hạng Ti Ấu (bé trai)
Dân ngụ cư (rìa làng, đất bãi, ngoài đê: Xóm trại...; không có tiếng nói: “Trai
làng ở góa còn đông... lấy chồng ngụ cơ”)
Cơ cấu tổ chức kinh tế: Làm nông, thủ công: Cùng hợp tác Phân bố: co cụm 2. Đặc trưng
- Gồm: tính cấu kết cộng đồng và tính tự trị
Tính cấu kết cộng đồng:
- Quan hệ xã hội trong làng: Dòng họ, phường, giáp, hội
- Biểu tượng: Cây đa – giếng nước – sân đình (Hay ví von: Tội tày đình...)
Ngôi đình: nơi thờ cùng thành hoàng làng – người có công lập làng.
Không chỉ vậy, ngôi đình làng còn là nơi thờ cúng Trời, Đất, thờ cùng tôn
nghiêm, biểu hiện đạo đưc nhớ ơn người lập làng. Đây cũng là nơi tập trung của
hội đồng làng xã, có các hội đồng chức dịch ngồi điều thành, quàn lý việc làm.
Ngoài ra đình làng còn là chốn trung tâm văn hóa khi làng có lễ hội, nơi tập
trung của người dân cho các hoạt động văn nghệ, thi đấu, trò chơi
Bến nước hay giếng nước chính là nới sinh hoạt, gặp gỡ của phụ nữ hàng ngày.
Còn gốc đa đầu làng gắn liền với quán nước trà là nơi nghỉ chân cho
khách qua đường và người làng đi làm, là nơi gặp gỡ và trao đổi thông tin
- Ưu điểm: Đoàn kết, tương trợ, ý thức tập thể - Hạn chế: + Dựa dẫm, ỷ lại
+ Cào bàng, đố kỵ (Từ bụng ta suy ra bụng người, xấu đều còn hơn tốt lọt) =>
hệ giá trị chỉ mang tính tương đối
+ Triệt tiêu ý thức cá nhân (Tu hú là cậu chim ri...): xác định cá nhân bằng mối
quan hệ cộng đồng, tập thể Tính tự trị:
- Sự tự quản về kinh tế, chính trị, tư pháp, an ninh, văn hóa tinh thần
- Biểu tượng: Lũy tre (bao bọc làng quê, chống xói lở, chống xâm nhập; ); Lệ
làng (“Phép vưa thu lệ làng”)
Bên cạnh luật lệ nhà nước, dân làng còn có thêm “lệ làng” do hội đồng
làng quyết định. Khuynh hướng lệ làng là xử lý mâu thuẫn trong dân là hòa giải.
Như ông cha ta ngày xưa cũng có câu thành ngữ “hòa cả làng” để biểu hiện điều này. - Ưu điểm:
+ Cần cù, chịu thương chịu khó: Việc mình mình phải lo
+ Cơ sở tạo nên lòng yêu nước: “Nước đi lên từ làng, nước là làng lớn”(liên hệ Làng – Kim Lân) - Hạn chế:
+ Tư hữu, ích kỷ: Cha chung không ai khóc, ăn cây nào rào cây nấy
+ Gia trưởng, bè phái: Bênh người đồng hương 3. Làng Nam Bộ
- Tên gọi: Thôn, Ấp, Phum, Sóc - Cấu trúc mở:
+ Phân bố dọc kênh rạch hoặc en lộ
+ TP cư dân luôn biến động
+ Không có lệ làng khắt khe
TỔ CHỨC NƯỚC – QUỐC GIA
Nhà nước xuất hiện khi nào?
- Quy luật chung: Khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. => Sự phân hóa giai
cấp sâu sắc => Đấu tranh giai cấp => Đòi hỏi tổ chức để điều hòa các mối quan
hệ => Nhà nước xuất hiện (Nhà Nước Hy Lạp…)
- Đặc thù phương Đông: Nhu cầu làm thủy lợi + Chống giặc ngoại xâm
Nước-Quốc gia của người Việt - Ra đời khá sớm
Nhà nước của Việt Nam ta được ra đời từ khá sớm do nhu cầu cấu kết
cộng đồng dân cư trong công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và đấu tranh xã
hội (chống ngoại xâm). Quốc gia đầu tiên của nước ta ra đời ở phía Bắc là Văn
Lang. Sau đó là Âu Lạc thời An Dương Vương, thời Lý Bôn là Vạn Xuân, Đại
Cồ Việt của thời Đinh... Giao Chỉ và An Nam là hai tên gọi mang ý nghĩa khinh
miệt mà người phương Bắc gọi nước Việt ta.
- Nước là sự mở rộng của làng: Các làng liên kết để làm thủy lợi, trị thủy, đắp đê, chống ngoại xâm
- Đặc trưng và chức năng của nước giống làng, chỉ khác về quy mô: Thái thượng
hoàng vẫn có quyền can dự vào việc nước, có quyền phế truất vua…
Về đặc trưng và chức năng, cũng bởi lẽ nước chính là sự mở rộng của
làng cho nên những đặc trưng và chức năng của nước cũng giống làng, chỉ khác
nhau về quy mô. Cách ứng phó với môi trường tự nhiên ở phạm vi làng chỉ là
liên kết sản xuất cho kịp thời vụ, song mở rộng ra phạm vi nước trở thành chống
thiên tai, ứng phó với bão lụt. Ứng phó với môi trường xã hội ở cấp độ của làng
là chống trộm cướp còn ở phạm vi nước mở rộng trở thành chống giạc ngoại xâm
Bên cạnh đó đặc trưng về tính cấu kết cộng đồng và tính tự trị của nước
cũng được mở rộng từ phạm vi làng. Tính cấu kết cộng đồng trong làng là sự
đoàn kết, tương thân tương ái, những người cùng một làng coi nhau như anh em
một nhà thì nay trong phạm vi nước đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong
phạm vi quốc gia, thành tinh thần đoàn kết của toàn dân. Tính tự trị của làng
chính là cơ sở tạo nên lòng yêu nước. Từ làng xã khép kín đã trở thànhlòng yêu
nước nồng nàn, mãnh liệt, ý thức quốc gia mạnh mẽ, ú thức đọc lập dân học;
quốc gia và ranh giới của quốc gia rất đỗi thiêng liêng.
-Mang “tính dân chủ thân dân kiểu văn hóa nông nghiệp”: Chính sách cai trị
thân dân, gần gũi, thân thiết với dân. Đi lên từ dân