độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do
tách rời và thổi từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức.
chúng vận dụng.
•
Mở rộng
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ýthức trong sự nghiệp đổi mới
của đất nước:
Trong kinh tế và chính trị:
Vận dụng của ĐCS Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới – Từ lýluận của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, kinh nghiệm những thànhcông và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng
Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng đó là “Mọi đường lối, chủ
trương của Đảng phải xuấtphát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
Trong việc xây dựng nền kinh tế mới:
Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu,đúc kết từ phân tích của nhà
khoa học, nhà triết học vàothực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa
vậtchất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thựctại vật chất thông qua
những nhận thức cụ thể. Có nhữngthứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự
cải tạocủa con người mới có ích cho nhiều việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con ngườinhận thức đúng, thậm chí
thay đổi và tác động trở lại mộtcách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể,
đồvật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ
tìm cách kìm hãm sự phát triểncủa nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta
chủ trương: “huy động ngàycàng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt
lànguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”,muốn vậy phải “nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy
mạnhtoàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển,
thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3.2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật là gì?
Khái niệm biện chứng và phép biện chứng
Khái niệm biện chứng được dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa hoặc
vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và
tư duy.
Biện chứng bao gồm hai loại là biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan:
+ Biện chứng khách quan: Là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế
giới, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Nói một cách ngắn gọn,
biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.
+ Biện chứng chủ quan: Là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất
giữa logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức. Là tư duy biện chứng và
biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con
người. Do đó, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác
phản ánh những quy luật của tư