Đề cương học phần - Xã Hội Học Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương học phần - Xã Hội Học Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Hãy trình bày và phân tích những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của ngành xã hội học?
Thuật ngữ xã hội học vào nửa đầu thế kỉ XIX do Auguste Comte đặt ra đầu tiên.
- Điều kiện kinh tế; xã hội:
- Cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại cuối thế kỉ 18 đã làm lay chuyển tận gốc hệ thống thiết
chế kinh tế xã hội cũ, hình thái kinh tế xã hội phong kiến bị sụp đổ. - Thay đổi về kinh tế:
+ Từ lao động thủ công chuyển sang LĐ máy móc làm tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm.
+ Hình thức tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất, tự do hóa lao động dẫn đến hệ thống quản lý thay
đổi, hình thành kiểu sản xuất TBCN.
+ Hình thành trung tâm kinh tế mới và khu đô thị mới, hệ thống nhà máy, xí nghiệp,tập đoàn kinh tế
giúp mở rộng thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ. - Thay đổi về xã hội:
+ Đất đai, của cải rơi vào tay giai cấp tư sản, nông dân mất đất.
+ Nông dân di cư lên thành thị kiếm sống.
+ Có sự phân chia giai cấp, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo diễn ra trên quy mô rộng.
+ Quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, an ninh bất ổn.
+ Cơ cấu gia đình thay đổi.
+ Sự xuất hiện và ↑ hệ thống TBCN đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến, làm xáo trộn đời sống xã hội.
+ Nhu cầu nhận thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày ngày càng tăng
=> Xhh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và biến đổi xã hội lập lại trật tự xã hội - Điều kiện chính trị:
+ Đỉnh cao là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 và cuộc bạo động chính trị tại các quốc gia khác như Anh, Đức, Italia
+ Chế độ pk sụp đổ xác lập thể chế TBCN,quyền lực chính trị thuộc về giai cấp tư sản và người nắm lao động xã hội
+Thay đổi về giai cấp thống trị: giai cấp PK bị tước bỏ quyền lực thay vào đó là quyền lực của giai cấp tư sản
+ Thay đổi về cách thức tổ chức xã hội
+ Sự nắm quyền của chế độ TBCN hình thành những điều kiện có lợi cho tự do buôn bán, sản xuất tư bản, bóc lột công nhân.
+ Mâu thuẫn giai cấp ko được giải quyết: gay gắt giữa tư sản và vô sản, phân hóa giàu nghèo, tầng lớp xã hội.
+ Mâu thuẫn xã hội: Tư sản và vô sản ngày càng quyết liệt dẫn đến sự ra đời và pt của phong trào công
nhân (Công xã Pari 1817, Cm tháng 10 Nga 1917) Văn hóa – Tư tưởng:
+ Cuộc đại CMTS Pháp với khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” đã khơi dậy những biến đổi mang tính
CM trong văn hóa, tư tưởng, nhận thức và hành động chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân LĐ về
quyền con người và quyền bình đẳng giai cấp.-Biến động KT - CT - VH -XH
=>Thôi thúc các nhà XHH tiền bối đặt ra những câu hỏi …
=>Vấn đề trật tự xã hội, bất bình đẳng xã hội. Làm thế nào để phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức
xã hội để tạo dựng, củng cố trật tự xã hội và tiến bộ xã hội?
Tiền đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học:
+ Phong trào văn hóa Phục hưng nửa cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX làm đòn bẩy cho sự phát
triển khoa học, lý luận, tư tưởng cho thế kỉ XVI, XVII và thế kỉ XVIII sau này. Con người có quyền và
các thiết chế phải tôn trọng, bảo vệ. Cần xóa bỏ áp bức, bất công, lập lại trật tự xã hội mới phù hợp bản
chất và đáp ứng nhu cầu con người.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và phương pháp luận vào thế kỉ XVI,XVII đặc biệt là thế kỉ
XVIII. Lần đầu tiên thế giới được coi là một thể thống nhất có trật tự, vì vậy có thể hiểu, giải thích được.
Các ngành KHTN đã phát hiện ra quy luật tự nhiên để giải thích thế giới, giải phóng con người khỏi sự chi phối của tôn giáo.
+ Từ thành tựu của khoa học, các nhà XHH đã xây dựng: cách nghiên cứu, cách xây dựng lý thuyết,
khao khát nghiên cứu. Các nhà XHH đã đặt con người về đúng vị trí của mình, lần đầu tiên đặt ra vấn đề xã hội
<=> Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu
đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội.
2. Hãy phân tích những đóng góp của Auguste Comte (1798 - 1857) đối với sự ra đời và phát triển của xã hội học?
Tiểu sử : là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học, triết học thực chứng và nhà XHH ng Pháp. Ông
trưởng thành trong thời kỳ CM Pháp khi mà XH đang có nhiều biến động. Tuy sinh ra và lớn lên trong 1
gia đình Giato theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại nung nấu tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm.
Một số công trình nghiên cứu: Hệ thống chính trị học thực chứng, chuyên luận XHH về quá trình thiết
chế hóa tôn giáo của nhân loại, môn học triết học thực chứng. Đóng góp cụ thể
- Đóng góp với sự ra đời của XHH: được coi là cha đẻ của ngành XHH. Ông cho rằng mục đích của
XHH là khám phá tri thức sử dụng nó làm công cụ cải biến xã hội làm cho xã hội tiến bộ
- Quan niệm về cấu trúc XHH: Tĩnh học xã hội:
- Nghiên cứu trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và mối liên hệ giữa chúng
- Quan niệm về đơn vị cơ cấu thành cơ cấu XH
- Cơ cấu xã hội được tạo nên từ các tiểu cơ cấu XH
- Cơ cấu xã hội phát triển từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Động học xã hội:
- Nghiên cứu quy luật biến đổi quy luật biến đổi xã hội trong các hệ thống xã hội theo thời gian
- Lý thuyết động học xã hội được xây dựng dựa trên quy luật 3 giai đoạn
- Động học XH là 1 quá trình tiến hóa trong đó con ng trở nên thông minh hơn, cuối cùng thì chủ
nghĩa vị tha chiến thắng chủ nghĩa vị kỷ
- PP nghiên cứu XHH: quan sát, thực nghiệm, so sánh, phân tích lịch sử
3. Hãy phân tích những đóng góp của Emile Durkheim (1858 - 1917) đối với sự ra đời và phát
triển của xã hội học.
– Emile Durkheim (1858-1917) là người Pháp, xuất thân từ gia đình Do Thái, ông được định hướng làm
luật sư từ nhỏ nhưng sau này lớn lên ông không muốn công việc đó và thoát ra bắt đầu công việc nghiên
cứu của mình. Các tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông: Phân công lao động trong xã hội (1893), Các quy tắc của phương pháp
- Những tác phẩm: XHH (1895), Tự tử (1897), Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo (1912).
Theo Durkheim, XHH là khoa học nghiên cứu các sự kiện XH. XH tồn tại bên ngoài cả nhân và có trước
cá nhân do đó cá nhân phải tuân thủ các phép tắc XH đã có sẵn trước khi cá nhân sinh ra. Vì vây, XHH
cần phải xem xét hệ thống XH, cấu trúc XH và các hiện tượng XH với tư cách là các sự vật, các bằng
chứng, các sự kiện đang tác động tới đời sống cá nhân.
Sự kiện XH bao gồm sự kiện vật chất và sự kiện phi vật chất. Sự kiện vật chất tiếp nhận và quan sát như
nhóm người, dân cư, tổ chức XH và thiết chế XH. Sự kiện phi vật chất như hệ thống giá trị, chuẩn mực,
phong tục, tập quán XH, cách thức hành động suy nghĩ của cá nhân. Ba tính chất đặc trưng của sự kiện XH bao gồm: tính
Khách quan là những sự kiện tồn tại khách quan, bên ngoài cá nhân, có trước cá nhân; tính phổ biến là
sự kiện XH của chung đối với nhiều cá nhân, được cộng đồng chia sẻ, chấp nhận; tính cưỡng chế hàm
chứa 1 sức mạnh có khả năng kiểm soát cá nhân buộc cá nhân phải tuân thủ.
Đoàn kết XH chi mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và nhóm XH. Nêu không có sự
đoàn kết XH thì cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành XH với tư cách là chỉnh thể hệ thống XH.
Đoàn kết XH bao gồm đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ. Đoàn kết cơ học dựa trên sự giống nhau, sự
thuần nhất, sự đơn điệu, nhất trí của các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Các cá nhân
chưa bị chuyên môn hóa, gắn bó nhau trên cơ sở cùng chia sẻ những giá trị tình thần chung, lòng trung
thành với truyền thống, tập tục, gia đình. Đoàn kết cơ học có quy mô nhỏ nhưng ý thức cộng đồng cao,
sức mạnh tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, hành động cá nhân. Đoàn kết hữu cơ dựa
trên sự phong phú, đa dạng của các chức năng, các mối liên hệ, các tương tác giữa cá nhân và các bộ
phận cấu thành nên XH. Ở đây các cá nhân bị chuyên môn hóa và tính chuyên môn hóa càng cao thì các
bộ phận trong XH càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết hữu cơ có quy mô lớn, ý thức
cộng đồng có thể yếu nhưng tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao, được tôn trọng phát triển.
4. Hãy phân tích những đóng góp của Max Weber (1864 -1920) đối với sự ra đời và phát triển của xã hội học. a. Tiêu sử:
Là 1 nhà XHH, triết học, luật học, kte học và sử học ng Đức. Ngta biết đến ông nhiều nhất với tư cách là 1 nhà ХНН.
b. Tác phẩm: Tính khách quan trong khoa học xã hội và chính sách công (1903); Đạo đức Tin Lành và
tinh thần chủ nghĩa tư bản (1904); Xã hội học tôn giáo (1912); Kinh tế và xã hội (1922)...
c. Đóng góp : Quan niệm của ông về Xhh và đối tượng nghiên cứu của xhh.
- Ông gọi xhh là khoa học về hành động xh của con người, khoa học lý giải động cơ, mục đích ý nghĩa
và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động xh của con người .
- Ông đã chỉ ra đối tượng của xhh chính là hành động xh của con người
- Ông đã xây dựng nên học thuyết về hành động xh. Ông chia hành động của con người thành 4 loại:
Hành động duy lý công cụ, Hành động duy lý giá trị, Hành động duy lý truyền thống, Hành động duy cảm
* Phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận cá nhân và phương pháp luận điển hình lý tưởng
* Bàn về bất bình đẳng: Weber k coi mọi cấu trúc XH đều bất bình đẳng như trong 1 XH có giai cấp.
Ông nhân mạnh quyền lực kte có thể là kqua nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác. Địa vị xã
hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực nhà nước, song đó không phải tất yếu duy nhất. Ông
nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải tái sản xuất như là cơ sở kinh tế của giai cấp.
Nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường.
* Quan niệm về phân tầng XH.
Bên cạnh yếu tố kinh tế, còn có các yếu tố phi kinh tế như. uy tín, quyền lực tôn giáo, chủng tộc, nó
cũng có ảnh hưởng tới các hệ thống phân tầng xh.
Từ luận điểm này, ông đã đề xuất 3 yếu tố cơ bản làm cơ sở cho phân tầng xã hội
+ Của cải, tài sản (địa vị kinh tê của các cá nhân)
+ Uy tín (địa vị XH của các cá nhân)
+ Quyền lực (địa vị chính trị của các cá nhân)
5. Tài liệu là gì? Trình bày phương pháp nghiên cứu tài liệu, các cách phân tích tài liệu trong
nghiên cứu xã hội học. Hãy cho biết các ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu
6. Trình bày phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. Lưu ý khi sử dụng phương pháp
này. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát. Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ việc vận dụng
phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. -PP Quan sát (Observation):
• KN: là pp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về các
quá trình, các hiện tượng XH dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc ng/cứu. Nguồn thông tin
quan sát là toàn bộ hành vi của người được nghiên cứu và toàn bộ hoạt động của một tổ chức có cơ cấu theo thứ bậc.
• Các hình thức quan sát: có nhiều cơ sở phân loại
• Qs tham dự và qs không tham dự
Quan sát tham dự, (thâm nhập) trong quan sát tham dự người đi quan sát phải trực tiếp tham gia vào các
hoạt động của những người được quan sát và tiếp xúc với người được quan sát
Ví dụ: Điều tra về cuộc sống của người dân tộc thiểu số, người điều tra viên cần phải sinh sống cùng với người dân tộc đó.
Quan sát không tham dự, là điều tra viên đứng ngoài cuộc và điều hành quan sát, không tham gia trực
tiếp cùng nhóm đối tượng cần quan sát. Điều tra viên đóng vai trò là người bên ngoài cộng đồng của
những người được quan sát.
Ví dụ: Quan sát việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niên nông thôn, nhà nghiên cứu hoàn toàn
không tham gia hoạt động cùng với thanh niên, họ chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ quan sát các hoạt động
mà thanh niên nông thôn sử dụng trong thời gian nhàn rỗi.
• Qs công khai và qs bí mật
Quan sát công khai là người quan sát nói rõ chức năng quan sát, mục đích của mình cho đối tượng điều tra.
Ví dụ: Quan sát hoạt động của một trường học, nhà nghiên cứu nói rõ mục đích, nhiệm vụ của mình đối
với các hoạt động nhà trường.
Quan sát bí mật. người bị quan sát không biết mình đang bị quan sát và không biết ai là người quan sát,
khi đó mọi thủ tục quan sát phải được tiến hành bí mật.
Qs chuẩn mực và k chuẩn mực
Quan sát chuẩn mực : đòi hỏi nhà nghiên cứu phải quan sát đối tượng theo một chương trình đã được
vạch sẵn với những yêu cầu rõ ràng. Người quan sát chỉ việc thu thập thông tin phù hợp với những kế hoạch đã định.
Quan sát không chuẩn mực (không cơ cấu): nghĩa là quan sát không theo một kế hoạch có sẵn nào cả,
mà hoàn toàn theo diễn biến thực tế. Trong trường hợp này người quan sát tùy vào tình hình thực tế mà
quan sát, lựa chọn lấy thông tin cần thiết. Ưu điểm
• Thu thập thông tin một cách trực tiếp của cá nhân, nhóm trong hoàn cảnh cụ thể, loại bỏ được những sai số trung gian.
• Đảm bảo tính khách quan, do đó giúp cho việc đánh các vấn đề một cách chính xác hơn, có thể quan
sát được nhiều tiêu chí khác
Qua kết quả quan sát giúp nhà nghiên cứu trình bày tốt hơn các giả thuyết nghiên cứu bời thấy
được chính xác các sự kiện, hiện tượng nghiên cứu.
• Trong cùng một thời điểm có thể điều tra được đối tượng tương đối lớn, đồng thời có thể ghi nhận
được quá trình hành động theo thời gian. • Nhược điểm:
• Chỉ thu được những thông tin mang tính bề nổi, sự can thiệp của người quan sát vào quá trình quan sát
làm ảnh hưởng tới tính khách quan tự nhiên của đối tượng quan sát.
• Chỉ sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện hiện tại mà không cho qk hoặc tỉ
• Người quan sát chỉ có khả năng quan sát một không gian giới hạn nếu không có sự trợ giúp của các
phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quan sát.
• Tính chủ quan của người quan sát có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả quan sát.
• Phương pháp này tốn kém kinh phí và mất nhiều thời gian, dễ gây mệt mỏi, đơn điệu cho cán bộ điều
tra vi phải quan sát trong thời gian dài với cùng nội dung, mục đích.
• Khó xây dựng được thang đo và tổng hợp kết quả điều tra.
• Một số chú ý khi sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học:
+ Sự tác động qua lại giữa người quan sát và người được quan sát ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan
sát, nhiều kết quả quan sát bị bóp méo do chính bản thân việc quan sát hoặc do sự có mặt của người quan sát gây га.
+ Sự có mặt của người quan sát trong khoa học tự nhiên không ảnh hưởng tới đối tượng quan sát, ngược
lại trong khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng thì ảnh hưởng này rất lớn.
+ Việc quan sát có thể thực hiện ở cá nhân riêng biệt nhưng quan sát sẽ có hiệu quả hơn khi quan sát
thực hiện với một nhóm xã hội.
+ Khi thực hiện quan sát hoạt động của một hệ thống xã hội có tổ chức theo dạng bậc [như một cơ quan,
một doanh nghiệp, một làng xã...] thì việc quan sát tốt nhất là thực hiện theo nguyên tắc [ nhìn từ trên cao nhìn xuống].
7. Thế nào là câu hỏi đóng, câu hỏi mở? Lấy ví dụ phân tích để làm rõ điểm mạnh, yếu của các câu
hỏi đóng, câu hỏi mở. Đặt tên một đề tài nghiên cứu xã hội học và đặt 5 loại câu hỏi: câu hỏi đóng
tự chọn, câu hỏi đóng lựa chọn, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp, câu hỏi lọc.
Câu hỏi đóng: là câu hỏi có sẵn các phương án trả lời khác nhau, người được phỏng vấn chỉ cần đánh
dấu vào phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình. Câu hỏi đóng bao gồm các loại sau:
8. Trinh bay định nghĩa hành động xã hội, lấy ví dụ và phân tích quan điểm của Weber về cách
phân loại hành động xã hội.
9. Phân tích định nghĩa vị thế xã hội? Đặc điểm của vị thế xã hội? Các kiểu vị thế xã hội nào? Lấy ví dụ phân tích cụ thể.
10. Trình bày khái niệm vai trò xã hội và đặc trưng của vai trò xã hội. Lấy ví dụ phân tích về xung
đột vai trò và căng thẳng vai trò.
Câu 12: Trình bày khái niệm lệch chuẩn và lấy ví dụ để phân tích các chức năng của lệch chuẩn?
Câu 14: Xã hội hóa là gì? Trình bày các môi trường xã hội hóa và lấy ví dụ phân tích các môi
trường xã hội hóa.