Đề cương kì 1 năm 2023 môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Đề cương kì 1 năm 2023 môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU 1: Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi trường này
trong văn hóa Việt Nam truyền thống.
Tính sông nước là một đặc điểm vốn có, tạo nên một nền văn hoá Việt Nam vô
cùng độc đáo. Dưới đây là đặc điểm môi trường sông nước của Việt Nam và ảnh
hưởng của nó trong văn hoá Việt Nam truyền thống.
*Đặc điểm môi trường sông nước:
Về đặc điểm môi trường sông nước Việt Nam, trước hết ta khẳng định Việt
Nam là một quốc gia của những dòng sông, hồ nước. Địa hình Việt Nam trải dài
khoảng 15 vĩ độ, núi rừng chiếm ⅔ diện tích, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên
tạo điều kiện cho sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp. Việt Nam có 2360 con
sông trên 10 km, trong đó có 106 con sông chính. Sông MêKong và sông Hồng
là hai dòng sông có chiều dài lớn nhất chảy qua Việt Nam, trong đó, sông Hồng
là dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất với 551km. Ngoài ra còn có
các dòng sông dài khác như sông Đà, sông Thái Bình… Tại mỗi địa phương đều
có một con sông, một hồ nước làm linh hồn cho vùng đất đó. Có thể kể đến sông
Tô Lịch, sông Mã, sông Cả,... hoặc các hồ nước gắn liền với các câu chuyện lịch
sử như hồ Hoàn Kiếm. Thứ hai, không thể không kể đến đường bờ biển dài 3260
km của Việt Nam. Việt Nam có diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền, giáp
biển Đông - nguồn giao thương thương mại tấp nập nhất thế giới. Do đó, nếu
như người dân xứ du mục gắn bó với vó ngựa và cao nguyên thì đời sống người
dân Việt Nam lại mang đậm hình ảnh của con thuyền và sông nước
*Ảnh hưởng của môi trường sông nước trong văn hóa Việt Nam truyền thống:
Môi trường sông nước có ảnh hưởng đến nhiều mặt trong văn hoá Việt Nam,
điển hình bao gồm: Văn hoá vật chất và Văn hoá tinh thần.
Về văn hoá vật chất bao gồm văn hoá sản xuất, cách tổ chức nhà nước, văn
hoá ăn - mặc - ở - đi lại.
Trước hết là văn hoá sản xuất. Tính sông nước trong tự nhiên làm cho
Việt Nam sớm bước vào nghề trồng lúa nước. Sông ngòi phát triển thuận lợi cho
việc phát triển của cây lúa và là điều kiện tốt cho việc bồi đắp phù sa màu mỡ.
Nghề nông gắn liền với cây lúa và đồng nước và thuật ngữ “lúa nước” ra đời từ
đó. Sông nước dày đặc cũng đòi hỏi ông cha ta có kế hoạch đắp đê trị thuỷ. Con
đê là biểu trưng cho đắp đê trị thuỷ, cho ý chí bảo vệ mùa màng và không gian
quần cư của con người.
Về văn hoá tổ chức nhà nước, người Việt Nam do có nhu cầu trị thuỷ,
chống giặc nước nên nhà nước mới ra đời. “Nhà nước” đúng theo tên gọi gắn
với nước có một tầm quan trọng không nhỏ trong việc bảo vệ bờ cõi của nhân 1
dân ra chống khỏi giặc ngoại xâm, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước muôn
đời của dân tộc cao và mạnh như sóng biển.
Về văn hoá ăn, cá là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Việt. Người
Việt từ xưa phát triển nghề nuôi cá và làm mắm (mắm cá và mắm tôm…).
Người Việt cũng có nhiều đồ uống phong phú như rượu, chè, nước vối, thậm chí
là uống nước lã trực tiếp từ sông suối hay tích trữ nước mưa để nấu ăn.
Về văn hoá mặc, nam giới cởi trần, đóng khố, đi chân đất. Nữ giới mặc
yếm, váy. Cách mặc như này không chỉ mát mà còn dễ dàng di chuyển trên sông nước.
Về văn hoá ở, nhà truyền thống tại Việt Nam lợp ngói hình vảy cá, hai
đầu mái cong vút như sóng nước. Tại những khu vực sông nước phổ biến loại
hình nhà thuyền, nhà bè, nhà nổi. Có thể kể đến chợ nổi Cà Mau, nhà nổi tại
đồng bằng sông Cửu Long… Người dân cũng gọi tên các bộ phận ngôi nhà gắn
liền với sông nước, ví dụ, Giọt ranh dùng để chỉ bộ phận nằm ở ranh giới ngoài
cùng của mái nhà, từ đó nước mưa nhỏ giọt xuống theo phương thẳng đứng.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nổi tiếng với làng ven sông hay các ngã ba sông, ngã tư sông.
Về văn hoá đi lại, người Việt Nam chuộng đi đường thuỷ như chèo đò,
chèo thuyền… Việt Nam là một trong những nước biết làm cầu phao hoặc cầu
thuyền sớm nhất thế giới. Từ xưa, người Việt Nam để hoà hợp với lối sống thiên
nhiên đã biết cách bơi, cách lặn, thạo thuỷ chiến và giỏi dùng thuyền. Không chỉ
vậy, thuyền và ghe còn được xem như có linh hồn con người, người Việt cũng
có tục vẽ mắt thuyền với mong muốn tránh được thuỷ quái, giúp ngư phủ tìm
được nhiều cá, mùa màng bội thu.
Về văn hoá tinh thần bao gồm văn hoá ứng xử - ngôn ngữ, tín ngưỡng và
các phong tục tập quán
Về văn hoá ứng xử - ngôn ngữ, người Việt gọi Tổ quốc là nước, mọi mặt
sinh hoạt đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực, ngôn từ hàng ngày
liên quan đến sông nước. Ví dụ:
Nói về nghị lực, ý chí: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Nói về kinh nghiệm làm ăn: Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau; Bắc cầu mà noi,
không ai bắc cầu mà lội
Nói về việc sinh nở khó nhọc của phụ nữ: Đàn ông vượt biển có chúng bạn, đàn
bà vượt cạn chỉ có một mình
Nói về quan hệ vợ chồng và tình yêu nam nữ: Thuyền theo lái, gái theo chồng;
Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền… 2
Ngay cả khi đi trên bộ hẳn hoi, người Việt vẫn nghĩ và nói theo cách của người
đi trên sông nước: người ta vượt đường xa để lặn lội đến thăm nhau; đi nhờ xe ai một đoạn là quá giang..
Về văn hoá tôn giáo- tín ngưỡng, người Việt Nam có truyền thuyết Con
rồng cháu tiên để giải thích nguồn gốc của người VN, có ông tổ Lạc Long Quân
có gốc từ nước. Bên cạnh đó, người Việt có tục thờ những loài sống ở vùng sông
nước như rắn, cá sấu, rồng, cá voi… Tại Quảng Nam có tục thờ cá ông hằng
năm và lập nghĩa trang cá ông với mong muốn thuận lợi trong nghề chài lưới và
cầu an toàn trong những chuyến đi biển của người dân. Ngoài ra, người Việt
cũng có tục thờ nước như nghi thức rước nước trong các lễ hội, lễ lấy nước
mới…Người Việt cũng có tục tiễn ông Táo lên trời bằng cá chép.
Về phong tục tập quán, trong tang ma, các quan niệm về thế giới của
người chết cũng nằm ở một vùng sông nước (suối vàng) và để đến được với thế
giới bên kia thì cần phải đi bằng thuyền. Khi cúng ông bà tổ tiên thường phải có
ly rượu trắng.Thêm vào đó, trong các lễ tết, lễ hội, người Việt có những trò chơi
thể hiện ước vọng của cư dân nông nghiệp như đua thuyền, múa rối nước, hát chèo, hò…
Như vậy, ta có thể thấy, đặc điểm sông nước tự nhiên của Việt Nam đã có
ảnh hưởng sâu sắc đến không chỉ con người mà còn cả văn hoá Việt Nam.
Chính món quà của thiên nhiên ấy đã giúp Việt Nam sở hữu một nền văn hoá có
thể coi là độc nhất vô nhị và ấn tượng bậc nhất trên thế giới.
Câu 2: Bối cảnh và đặc điểm văn hoá thời Lý - Trần
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt, Lý - Trần có lẽ là thời đại mang
nhiều dấu ấn lịch sử nhất. Lý - Trần, hay còn được biết đến là thời kỳ phục hưng
đầu tiên của dân tộc Việt khỏi ách Bắc thuộc, có bối cảnh lịch sử và đặc điểm văn hoá độc đáo.
Về bối cảnh lịch sử, Lý - Trần là tên thời đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam
nằm trong giai đoạn năm 1009 - 1400, thuộc thời kỳ văn hoá Việt Nam tự chủ -
thời kỳ các vương triều phong kiến thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ.
Thời Lý - Trần bắt đầu từ sau sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành
Đại La và đổi tên là thành Thăng Long vào năm 1010, đồng thời mở đầu cho
giai đoạn phục hưng văn hoá Đại Việt. Từ năm 1226 sau khi Lý Chiêu Hoàng
truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý và
đưa đất nước đi lên phát triển về mọi mặt. Thời Lý-Trần, lãnh thổ được mở rộng
về phía Nam. Ví dụ, nhờ cuộc liên hôn của công chúa Huyền Trân và Quốc
vương Chế Mân mà bờ cõi nước ta được mở rộng ở Chiêm Thành.
Mặt khác, thời kỳ này cũng có khá nhiều biến đổi từ ngoại cảnh, chủ yếu là các
cuộc xâm lược liên tiếp của phong kiến phương Bắc và những cuộc chiến tranh 3
bảo vệ đất nước của cư dân Việt. Đó là 2 lần chống Tống, 3 lần chống quân
Mông Nguyên trở thành niềm tự hào lớn về truyền thống anh dũng chống giặc
ngoại xâm của dân tộc Việt.
Về đặc điểm văn hoá
Văn hoá thời Lý Trần được biểu hiện ở nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là 3
dạng văn hoá bao gồm Văn hoá vật chất, các Hệ tư tưởng và nền Văn hoá bác học phát triển.
Về văn hoá vật chất, tiêu biểu nhất là các công trình kiến trúc và nghề thủ công.
Vào thời Lý, kiến trúc phát triển rất mạnh mẽ. Sau khi dời đô, tại Thăng Long,
nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, thành luỹ mà tiêu biểu là thành
Thăng Long với chiều dài 25km, bên trong có các cung điện cao đến ba, bốn
tầng. Ngoài ra còn có các công trình tiêu biểu như Chùa Một Cột, tháp Bảo
Thiên, chùa Giam… Do các công trình này đều hoà hợp với cảnh trí thiên nhiên
xung quanh nên thời này nổi tiếng với chùa và tượng phật.
Ngoài thành luỹ và chùa, nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm cũng rất phát
triển với bố cục tương gọn, đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu;
đường nét cũng rất mềm mại, uyển chuyển mang đặc trưng thanh thoát, nhẹ
nhàng. Hình tượng con rồng thời Lý cũng khá độc đáo. Bởi vậy nên kiến thúc
thời này khá tương đồng với kiến trúc, mỹ thuật Chăm… thể hiện được mong
muốn “giải Hoa” về mặt văn hoá, đưa về những giá trị cội nguồn Đông Nam Á của dân tộc Việt.
Tiêu biểu hơn cả là An Nam tứ đại khí, là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo của nước ta
thời Lý - Trần bao gồm tháp Bảo thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh
Lâm và vạc Phổ Minh. Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) là tượng
Di Lặc được đúng bằng đồng mà theo văn bia nay vẫn còn giữ được trong chùa
thì tượng cao 6 trượng (xấp xỉ 24m) chứng tỏ trình độ đúc đồng đạt đến đỉnh
cao, nói lên hoài bão to lớn của người Việt trong việc xây dựng những công
trình lớn. Tháp Báo Thiên gồm 12 tầng, cao 20 trượng, do vua Lí Thánh Tông
cho xây dựng trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây hồ Lục Thuỷ (tức
Hồ Gươm, Hà Nội) từng là đệ nhất danh thắng đế đô một thời. Chuông Quy
Điền được đúc năm 1101 và dự định treo tại chùa Diên Hựu (tiền thân chùa Một
Cột sau này), nhưng sau khi đúc xong thì đánh không kêu nên vua sai người vần
ra ruộng sau chùa. Vạc Phổ Minh được đúc bằng đồng vào thời Trần Nhân
Tông, đặt tại sân chùa Phổ Minh, được chạm khắc tinh vi, bệ vạc khắc tên các vị
vua từ Kinh Dương Vương đến Lý Thánh Tông.
Cùng với kiến trúc, nghề thủ công cũng rất phát triển như dệt, gốm, mỹ nghệ…
Các sản phẩm vải lụa thời Lý được ưa chuộng và các lò luyện gốm đã tạo ra các
loại ngói bằng sứ trắng, ngói tráng men và những loại gạch khổ lớn… Nhà Trần 4
đã phát triển thêm những mô hình chuyên môn hoá sản xuất - tức mỗi vùng chỉ
sản xuất 1 sản phẩm, tạo nên sự đa dạng cho nghệ thuật thời bấy giờ.
Về các hệ tư tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý - Trần là tư tưởng khai phóng, đa
nguyên - tức là việc sẵn sàng rộng mở để tiếp nhận các luồng ảnh hưởng của
văn hoá. Thời này nổi bật với sự hiện diện của Tam giáo đồng nguyên là sự
dung hòa ba đạo là Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo, kết hợp với ảnh hưởng của
văn hoá Chăm Pa đã tạo nên một văn hoá thời Lý - Trần rất độc đáo. Trong đó,
Phật giáo phát triển rực rỡ nhất, Nho giáo dần được tiếp nhận và Đạo giáo vẫn được tiếp nhận.
Về Phật giáo, đây là tôn giáo có tác động mạnh tới tư tưởng, tâm lý, phong tục
và nếp sống của đông đảo nhân dân. Nó có ảnh hưởng to lớn với kiến trúc, điêu
khắc, thơ văn và cả nghệ thuật. Như nhà sử học Lê Văn Hưu từng nói: “Nhân
dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa”; sư tăng và tín đồ Phật
giáo thời Lý - Trần phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Có thể kể đến
nhà vua Trần Nhân Tông đi tu ở núi Yên Tử và lập nên Thiền phái Trúc Lâm.
Thời này, chùa chiền được xây dựng khắp cả nước. Năm 1031, nhà Lý bỏ tiền ra
xây dựng 950 chùa. Các nhà sư thời nay cũng có chỗ đứng hơn khi được tham
gia chính sự, ví dụ như sư Vạn Hạnh đã vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi
vua. Ngoài ra, nhà chùa cũng là cơ sở giáo dục, đào tạo sư tăng và tri thức thời
đại. Chính những tri thức Phật giáo này đã nối liền Phật giáo với Nho giáo và
Đạo giáo, đặt nền móng cho chính sách Tam giáo đồng nguyên. Về Nho giáo
, chính nhờ Phật giáo nên Nho giáo đã tiếp thu thêm nhân tố từ 🍇
bi, bác ái; cũng nhờ Phật giáo mà Nho giáo đi sâu hơn và rộng hơn vào văn hoá
Việt Nam. Từ nhu cầu củng cố vị trí, vai trò của bậc quân vương; nhu cầu hệ
thống hoá đội ngũ quan liêu; nhu cầu tuyển chọn người tài nên Nho giáo chính
thức được tiếp nhận. Thời kỳ đầu Nho giáo chưa mạnh và tín đồ cũng chưa
nhiều nên ảnh hưởng còn hạn chế, song nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã
hội như một hiện tượng xã hội hiển nhiên.
Vào thời Lý, năm 1070, Văn Miếu được xây dựng và đúc tượng Chu Công, thờ
Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài, bao
gồm các môn thi như viết chữ, làm tính, hình luật… Năm 1076, Quốc Tử Giám -
trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập. Đây là cột mốc ghi nhận
Nho giáo có địa vị trong xã hội.
Vào thời Trần, tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo và trở thành lực lượng đáng
kể trong triều đình, Nho giáo lúc này dần lấn át Phật giáo. Đến năm 1247, nhà
Trần đặt danh hiệu tam khôi (là ba học vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa)
dành cho 3 người thi đỗ xuất sắc nhất trong kỳ thi Đình.
Về Đạo giáo, tôn giáo này du nhập vào Việt Nam thông qua quan lại cai trị
người Hán - là đạo sĩ hoặc tín đồ Đạo giáo. Vào thế kỷ II, đạo sĩ phía nam sông 5
Trường Giang nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại. Đạo giáo cũng có chỗ đứng
trong văn hoá Việt vì phù hợp với nhiều tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam.
Văn hoá Việt cũng có pha trộn thêm các văn hoá mang nét Chăm Pa độc đáo.
Về nền văn hoá bác học, nền văn học chữ viết và các ngành nghệ thuật như ca,
múa, nhạc, chèo, tuồng phát triển. Hệ thống văn học chữ viết bao gồm văn học
chữ Hán và văn học chữ Nôm được tạo nên dựa trên các tư tưởng tôn giáo, các
nhà sư, nhà yêu nước, nhà hiếu học… Hai tác phẩm nổi bật nhất của văn học
thời Lý là Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt và Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
Trên đây là bối cảnh lịch sử và đặc điểm văn hoá thời Lý Trần.
Câu 3: Tín ngưỡng: khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín
ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng.
Theo Luật Tôn giáo tín ngưỡng năm 2016, tín ngưỡng là niềm tin của con
người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền
thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Một trong số những tín ngưỡng quan trọng nhất, tồn tại lâu đời nhất là tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là sự sùng bái, thiêng
hoá các hiện tượng tự nhiên để thể hiện ước vọng , niềm cầu mong mưa thuận
gió hoà. Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con
người. Với người Việt Nam sống bằng nghề nghiệp lúa nước thì sự gắn bó với
tự nhiên lại càng lâu dài và bền chặt.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên biểu hiện qua tín ngưỡng đa thần. Do chất âm
tính trong đời sống nông nghiệp và với tín ngưỡng phồn thực nên thiên về sùng
bái tôn thờ nhiều nữ thần. Các nữ thần thường là các bà mẹ, các mẫu - tục thờ
Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình. Bà Trời, bà Đất, bà Nước
là những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên quan trọng nhất, thân thiết
nhất đối với cuộc sống của con người. Bà đất tồn tại dưới tên Mẹ Đất, bà nước
tên bà Thủy, ba bà tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam Phù.
Các bà Mây, Mưa, Sấm, Chớp là các hiện tượng có vai trò to lớn trong cuộc
sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Nhóm nữ thần này là dạng tín ngưỡng
Tứ pháp: Pháp Vân - Thần Mây ở chùa Bà Dâu, Pháp Vĩ - Thần Mưa ở chùa Bà
Đậu, Pháp Lôi, Thần Sấm ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện - Thần Chớp ở chùa Bà Dàn. 6
Bên cạnh đó, người Việt còn thờ không gian và thời gian. Thần không gian chỉ
Ngũ Hành Nương Nương coi sóc các phương trời, thần thời gian là Thập Nhị
Hành Khiển gồm 12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão…
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn biểu hiện qua tục thờ động vật và thực vật.
Chim, rắn, cá sấu là những loài động vật được sùng bái hàng đầu. Thiên hướng
nghệ thuật còn đầy các con vật này lên mức biểu trưng: tiên, rồng Theo truyền
thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là giống “Rồng Tiên”.
Thực vật thì có cây đa, cây gạo nhưng được tôn sùng nhất là cây lúa, dù là vùng
nào cũng có các tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Mẹ Lúa.
Có thể thấy, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian của người
Việt, có lịch sử lâu đời, hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước
vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của
người Việt. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người
sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế.
Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tiếp nối tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, văn hóa dân tộc ta còn tồn tại tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên. Với niềm tin rằng tổ tiên, ông bà sau khi mất sẽ dõi theo, phù
hộ độ trì cho con cháu nên con cháu tự nhận thức được trách nhiệm cả về vật
chất và tinh thần đối với họ.
Về bản chất của tín ngưỡng cúng tổ tiên
Phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc
thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Nó vừa
biểu hiện cho sự nhớ ơn, biết ơn các vị tổ phụ, tình cảm với ông cha, vừa là
niềm tin cho rằng các vị tổ đó vẫn tồn tại bên con cháu, ban phúc hoặc giáng họa
cho người còn sống. Trong từng gia đình hoặc dòng họ, người ta lập nên các bàn
thờ, trên đó các đồ thờ, khám thờ, bài vị ghi tên tuổi chức tước tổ phụ (thường là
4, 5 đời), đèn hương. Trong các dịp giỗ tết hoặc ngày sóc vọng, các gia đình
thường cúng tế tổ tiên với niềm thành kính.
Một họ chia thành nhiều chi, chỉ tính theo nam giới, nữ giới thuộc họ bên nhà
chồng. Người con trai trưởng không kể tuổi tác, được kính nể. Mỗi dòng họ
thường có một nhà thờ họ (Từ đường), là nơi thờ cúng tổ tiên và hội họp trong
các buổi giỗ tết, thường cũng là dịp ăn uống cỗ bàn và bàn bạc những công việc
chung của họ. Mỗi dòng họ thường lưu giữ một quyển lịch sử dòng họ tức gia
phả, ghi lại tên tuổi, thế thứ các chi họ và đặc biệt là các công trạng khoa mục
chức tước của những vị tổ phụ, coi đó là niềm vinh dự chung của họ. Kinh phí
thờ cúng của họ dựa vào hoa lợi của loại ruộng hương hỏa, được giao cho người
con trai trưởng. Người nào không có con trai sẽ trao phần ruộng đó cho họ hàng
để lo việc cúng giỗ cho mình sau này, gọi là ruộng kỵ. Những người cùng một 7
dòng họ trong làng xã thường có ý thức cao trong việc đoàn kết, tượng trợ bảo
vệ uy tín của họ mình. Tuy nhiên, từ đó cũng sinh ra tệ nạn bè phái, cục bộ,
tranh chấp, kiện tụng trong các vấn đề quyền lực đất đai. Tính cố kết dòng họ ở
đây đã biến thành một thứ chủ nghĩa vị kỷ dòng họ mang nhiều yếu tố tiêu cực. Về ý nghĩa
Việc thờ phụng tổ tiên là để thể hiện lòng tri ân đối với công ơn của tổ tiên, ông
bà cha mẹ đã khuất. Đồng thời gìn giữ và phát huy đạo lý “uống nước nhớ
nguồn” đến thế hệ sau. Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn trong văn
hóa người Việt, giúp gìn giữ lỗi sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý,
hướng thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông đã khuất.
Về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Thuật ngữ Thành hoàng là một từ Hán Việt: “Thành hoàng có nghĩa là thành
hào, hào có nước gọi là trì, không có nước gọi là hoàng. Đắp đất làm “thành”,
đào hào làm “hoàng”. Thành hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại và đã
được thờ như là vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, một châu hay một
huyện. Việc thờ Thành hoàng phổ biến khắp đất nước Trung Quốc thời cổ đại; ở
đâu xây thành, đào hào là ở đó có Thành hoàng. Thành hoàng thường được vua
ban biển miếu hoặc phong tước. Chính quyền phong kiến Trung Quốc đã lấy
việc thờ phụng Thành hoàng làm việc giáo hóa dân chúng. Về bản chất
Tuy tín ngưỡng thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vì quy mô
và cơ cấu làng cổ Trung Quốc có nhiều điểm khác với làng cổ của Việt Nam,
nên tín ngưỡng thờ Thành hoàng của các làng Việt cổ cũng không giống tín
ngưỡng thờ Thành hoàng của làng cổ Trung Quốc.
Việc thờ Thành hoàng của nhiều làng xã Việt Nam đôi khi là thờ một sức mạnh
tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần
mưa). Trong số các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tùy thuộc vào đặc
điểm cư trú của làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con sông
thường là thờ các vị thủy thần; những làng ở trên sườn núi thường thờ thần núi (sơn thần).
Điểm đặc biệt của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của các làng Việt cổ là chỗ, dù
thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần,
dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chặt chẽ hay cởi mở, dù dân làng giàu
sang hay nghèo túng,.. thì nhân vật được dân làng thờ làm Thành hoàng vẫn
không thay đổi, mà tồn tại mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác. 8
Cấp bậc thành hoàng làng có ba hạng:
Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên
thần như Tản viên Sơn thánh, Cao sơn, Quý Minh Đổng thiên vương. Sóc
thiên vương, Chử đồng tử
Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không
rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những
thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng
nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng
cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Theo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng
hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua… Để thờ
phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và
ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng).
Miếu này còn gọi là “nghè”, nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc
thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu. Để đơn giản
hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu.. Về ý nghĩa
Thành hoàng làng là vị thần bảo hộ, là người cứu dân làng khỏi các khổ nạn do
những thế lực Thiêng khác gây ra. Thành hoàng chứng kiến đời sống của dân
làng, ban phúc độ trì cho những người trung hiếu, hiền lành, giáng họa trừng
phạt những kẻ độc ác vô luân. Thần còn là lực lượng tiếp sức cho nhân dân
trong các cuộc chống ngoại xâm, dập tắt thiên tai, bệnh dịch bằng con đường âm phù.
Nhà nước phong kiến Việt Nam chọn lọc và phong sắc cho Thành hoàng làng
nhằm mục đích đoàn kết và động viên toàn bộ sức mạnh của cộng đồng làng, xã
và dân tộc thành một khối, đồng thời thực hiện việc quản lý xã hội đến cơ sở xã hội
Nếu như sự thờ cúng gia tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong gia đình
thì sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong cộng
đồng làng, xã. Trên cơ sở những nguyện vọng, mong ước của các thành viên
trong làng hội tụ ở thần.
Câu 4: Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và liên hệ thực tế. 9
Bản chất của con người được bộc lộ nhiều nhất qua giao tiếp. Vậy qua
những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt, ta cũng có thể phần nào
hiểu thêm được về bản chất của người Việt Nam.
(1)Trước tiên, xét về THÁI ĐỘ đối với việc giao tiếp, người Việt vừa thích
giao tiếp nhưng lại vừa có tính rụt rè. Người Việt Nam có đời sống nông
nghiệp, phụ thuộc lẫn nhau và coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ. Tính cộng
đồng này khiến người Việt coi trọng việc giao tiếp và thích giao tiếp. Việc
thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu qua 2 điểm:
Từ góc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt có tính thích thăm viếng.
Nếu đã là mối quan hệ thân thiết, thì họ sẽ luôn tìm cách tới thăm nhau. Thăm
viếng không còn là vấn đề công việc (như phương Tây) mà đã trở thành hành
động thể hiện tình cảm, tình nghĩa và thắt chặt mối quan hệ với nhau.
Còn với góc độ của đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có tính hiếu
khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ thì người Việt ta dù có
nghèo cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và nồng hậu nhất có thể. Ở các
miền quê hẻo lánh, miền núi xa xôi thì tính hiếu khách càng được biểu hiện rõ ràng.
Đồng thời với việc thích giao tiếp thì người Việt lại có đặc tính rụt rè.
Sự tồn tại của 2 tính cách trái ngược này bắt nguồn từ 2 đặc tính của làng xã
Việt Nam - tính cộng đồng và tính tự trị. Người Việt xởi lởi, cởi mở khi tiếp
xúc với cộng đồng, người thân quen. Tuy nhiên khi đối mặt với người lạ thì lại
tỏ ra rụt rè - đó là tính tự trị. Hai tính cách ấy là 2 mặt của cùng 1 bản chất,
chúng không mâu thuẫn vì được thể hiện ở 2 môi trường khác nhau. Đây chính
là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
(2)Xét về QUAN HỆ GIAO TIẾP, người Việt với văn hóa nông nghiệp trọng
tình nghĩa đã cho người Việt tư tưởng lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử -
“Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”......
Nói khái quát, người Việt Nam trọng sự hài hòa trong âm dương nhưng
vẫn thiên về âm hơn, trong cuộc sống, người Việt sống có tình có lý nhưng vẫn
thiên về tình cảm hơn. Người Việt luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời,
ai giúp mình một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo bạn một chút cũng đều tôn làm
thầy. Từ đó mà khái niệm “thầy” được mở rộng rất nhiều: thầy đồ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói,...
(3)Với ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP, người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan
sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng
gia đình,... Đó là những vấn đề người Việt thường quan tâm, thói quen này cũng
là một sản phẩm của tính cộng đồng. 10
Do tính cộng đồng nên người Việt tự thấy có trách nhiệm cần quan tâm
người khác, mà quan tâm thì phải hiểu được tâm tư, hoàn cảnh của người ấy.
Bên cạnh đó, do lối sống tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có lối xưng hô khác
nhau. Vì vậy càng cần hiểu đối tượng giao tiếp của mình. Người Việt sẽ lựa
chọn đối tượng giao tiếp thích hợp qua cách tìm hiểu người khác, nếu không có
sự lựa chọn sẽ thích ứng một cách linh hoạt.
(Liên hệ) Thật vậy, đối tượng giao tiếp được người Việt lựa chọn rất kỹ
càng trước khi đi vào giao tiếp sâu. Trước khi quyết định trò chuyện, có một mối
quan hệ với ai đó, chúng ta sẽ có xu hướng tìm kiếm mọi thông tin về họ qua
facebook, instagram hoặc các nền tảng xã hội khác của người ấy. (4)Dưới góc độ
, tính cộng đồng còn khiến người Việt CHỦ THỂ GIAO TIẾP
Nam có đặc điểm là trọng danh dự - “Tốt danh còn hơn lành áo”, “Đói cho
sạch, rách cho thơm”,... Danh dự gắn với năng lực giao tiếp, lời hay nói ra để lại
dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Chính vì quá trọng danh dự mà người Việt Nam bị mắc bệnh sĩ diện. Ở
làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và
tục chia phần. Chỉ vì danh dự, sĩ diện mà các cụ 70 80 tuổi vẫn có thể to tiếng
với nhau vì miếng ăn. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.
Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư luận - một
thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng. Người Việt Nam sợ dư luận tới mức
“chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ không ai dám dẫm lên dư luận mà đi
theo ý mình” - một nhà văn đã từng viết.
(5)Về CÁCH THỨC GIAO TIẾP, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và
trọng sự hòa thuận.
Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen “vòng vo tam quốc”, không
bao giờ trực tiếp đi vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam
trước khi giao tiếp là phải hỏi thăm, đưa đẩy tạo không khí “miếng trầu làm đầu
câu chuyện”. Ngày nay “miếng trầu” có thể thay bằng chén trà, điếu thuốc hay ly bia…
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư
duy trong các mối quan hệ. Tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi
nói năng. Sự đắn đo ấy đã tạo nên một nhược điểm là tính thiếu quyết đoán.
Để tránh quyết đoán và giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai thì người
Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận rất quan trọng trong giao tiếp
của người Việt. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt luôn chủ trương nhường nhịn.
(6)Người Việt Nam có hệ thống NGHI THỨC LỜI NÓI rất phong phú. 11
Trước hết là sự phong phú của hệ thống xưng hô. Trong khi các ngôn
ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt
còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô. Hệ
thống xưng hô này có những tính chất sau:
Thứ nhất, tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong
cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.
Thứ hai, tính chất cộng đồng hóa cao - không có những từ xưng hô
chung chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể.
Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng - người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc
(gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng xưng khiêm hô tôn
giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng
xưng là em và cùng gọi nhau là chị.
Nghi thức trong các cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình
cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung
chung mà mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con
xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm),...
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian, nên người
Việt Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình
cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kĩ các lời
chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, trưa, chiều, tối… (*Bổ sung):
1. So sánh với văn hóa giao tiếp của giới trẻ hiện nay (giống và khác)
Đó là những đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt ta từ xưa, vậy trong xã
hội hiện đại ngày nay văn hóa giao tiếp của giới trẻ đã thay đổi như thế nào. - Giống:
Về thái độ giao tiếp, người trẻ Việt Nam hiện nay vẫn giữ thái độ thân
thiện, cởi mở và thân quen với những người thân quen xung quanh. Tuy nhiên
lại rụt rè trước những mối quan hệ mới hoặc chỉ đơn giản là xã giao. Để duy trì
và thắt chặt mối quan hệ, giới trẻ cũng thường xuyên hẹn gặp mặt, nói chuyện
với nhau. Cùng với đó là thái độ hiếu khách, đặc biệt là với những vị khách du
lịch nước ngoài khi tới Việt Nam, giới trẻ sẽ luôn đón tiếp họ với tinh thần vô cùng vui vẻ và cởi mở.
Giới trẻ Việt Nam ngày nay cũng vẫn giữ được mối quan hệ giao tiếp
tình cảm giữa người với người, điều này được thể hiện qua những hành động
giúp đỡ lẫn nhau, dù nhỏ nhưng rất ý nghĩa. 12
Người Việt trẻ hiện nay cũng vẫn có thói quen tò mò, tìm hiểu rất kỹ càng
về đối tượng giao tiếp của mình trước khi giao tiếp. Cùng với đó, hệ thống
xưng hô phức tạp của người Việt vẫn tiếp tục được lưu truyền đến ngày nay.
Cuối cùng là về nghi thức lời nói, giới trẻ cũng vẫn giữ lối giao tiếp lịch
sự, hòa nhã với những người không quá thân quen, với những người với quan hệ
là khách hàng,... với mình. - Khác:
Tuy nhiên vẫn có những khác biệt, thay đổi trong đặc trưng giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
Về quan hệ giao tiếp, tuy vẫn còn giữ cái tình trong cách giao tiếp nhưng
ở những không gian như cơ quan, nơi làm việc hay những nơi yêu cầu sự
nghiêm túc. Người trẻ hiện nay thường bỏ đi cái tình và coi trọng lý trí, sự tư duy hơn khi giao tiếp.
Đặc trưng có nhiều sự thay đổi nhất chính là chủ thể giao tiếp, tư tưởng
trọng danh dự hay sự xuất hiện của bệnh sĩ trong xã hội ngày nay đã giảm đi rất
nhiều. Giới trẻ giao tiếp trên tinh thần tôn trọng nhau, luôn coi trọng danh dự
của đối phương, không làm nhau phải khó xử. Tuy vậy nhưng với sự phát triển
của mạng xã hội, internet thì vấn đề tin đồn và dư luận vẫn còn có rất nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến những người của công chúng.
2. So sánh với văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc.
Văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc có phần trang trọng, dập khuôn
hơn so với Việt Nam. Cùng với đó thì người Hàn cũng ít gửi gắm tình cảm vào
cách giao tiếp hơn là người Việt.
Người dân Hàn Quốc sử dụng kính ngữ (cách nói lễ phép, lịch sự sử dụng
với người lớn, những người có chức vụ, địa vị cao hơn mình hay thậm chí còn
được sử dụng với những người bằng, kém tuổi khi chưa thân quen). Trong khi
người Việt Nam giao tiếp, xưng hô có phần thoải mái. Khi mới quen nếu muốn
thể hiện sự thân thiện có thể nói chuyện, sử dụng ngôn ngữ với nhau như bạn bè
thân thiết ngay lập tức. Nhưng người Hàn thì không như vậy, thậm chí khi đã trở
nên thân thiết họ còn cần thỏa thuận với nhau về việc bỏ kính ngữ khi giao tiếp.
Đó là một sự khác biệt lớn về nghi thức lời nói trong giao tiếp của người Việt Nam và người Hàn Quốc.
Trong khi cách thức giao tiếp của người Việt có phần thân thiện ngay cả
khi nói chuyện với người lớn, ngược lại người Hàn Quốc khi nói chuyện với
người lớn tuổi hơn hoặc có cấp bậc cao hơn là nói chuyện với tông giọng nhỏ,
dễ gần, đồng thời hơi cúi mình xuống để người đối diện không phải ngước lên 13
để nhìn mình. Khi xưng hô, họ luôn khiêm tốn, đề cập tới bản thân với tư cách là
người có vị trí thấp hơn. 14