Đề cương kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
-Giúp SV hiểu và đánh giá thực trạng của nền kinh tế cùng các tác động của thực trạng này đốivới các ngành nghề kinh doanh và đời sống của các hộ gia đình. Giúp SV nắm vững và ứng dụng một số lý thuyết kinh tế vĩ mô truyền thống, làm nền tảng chocác phân tích chính sách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47207194
Đề cương tóm tắt (HKD– 2022)
Tên môn học: Kinh Tế Vĩ Mô
GV: Nguyễn Thanh Triều. Email: trieunt@ueh.edu.vn. Số tín chỉ: 03
Giới thiệu môn học (triết lý môn học):
Mỗi cá nhân đều đang sống và hoạt động trong một nền kinh tế nhất định. Tình trạng của nền kinh
tế ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp – không chỉ thế, phản ứng của
chính phủ trước tình trạng kinh tế tác động mạnh mẽ đến thành quả hoạt động của từng cá nhân.
Vì vậy hiểu biết về nền kinh tế, cách thức nó vận hành và những chính sách có thể ước đoán được
của chính phủ trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế là điều không thế thiếu đối với các
nhà quản trị, các doanh nghiệp và cả từng cá nhân.
Mục tiêu của môn học:
- Giúp SV hiểu biết thấu đáo và chính xác ý nghĩa của các khái niệm kinh tế vĩ mô
- Giúp SV hiểu và đánh giá thực trạng của nền kinh tế cùng các tác động của thực trạng này đốivới
các ngành nghề kinh doanh và đời sống của các hộ gia đình
- Giúp SV nắm vững và ứng dụng một số lý thuyết kinh tế vĩ mô truyền thống, làm nền tảng chocác phân tích chính sách.
Phương pháp dạy - học:
Tương tác trên lớp kết hợp với nghiên cứu, thuyết trình của SV Kiến thức cốt lõi:
Theo giáo trình Nguyên lý kinh tế học,
Gregory. N. Mankiw, 2012. Lần xuất bản thứ 6, nhà xuất bản South-Western Cengage learning, từ
chương 10 đến chương 21. 1. Nền kinh tế và kinh tế vĩ mô
2. Đo lường thu nhập quốc gia
3. Đo lường chi phí sinh hoạt
4. Sản xuất và tăng trưởng
5. Tiết kiệm – Đầu tư và hệ thống tài chính 6. Thất nghiệp 7. Hệ thống tiền tệ
8. Tăng lượng tiền và lạm phát
9. Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở: Các khái niệm cơ bản
10. Lý thuyết vĩ mô về nền kinh tế mở
11. Tổng cầu và tổng cung lOMoAR cPSD| 47207194
12. Ảnh hưởng của chính sách tài chính và tiền tệ đến tổng cầu.
Các trang web hửu ích
Sinh viên cần làm quen với trang web với rất nhiều thông tin và vấn đề kinh tế vĩ mô sau đây:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: ht t p: / /ww w . ce n t r a lbank.vn; .
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam: ht t p: / /ww w .mp i . g o v .vn;
3. Bộ Tài chính Việt Nam: ht t p: / /ww w .mof . g ov.vn ;
4. Quỹ Tiền tệ Quốc tế: ww w.imf.o r g ;
Bên cạnh đó, cũng cần duy trì việc theo dõi tin tức kinh tế và tài chính trong suốt học kỳ, đặc biệt
là các tin tức và sự kiện liên quan đến nền kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới.
Tóm tắt bài giảng có thể tìm thấy trên trang web của Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright: Học liệu mở FETP OCW ( w w w .f e tp.edu.vn ) , môn Macroeconomics qua các năm
Lịch trình giảng dạy: (mỗi buổi 4 tiết) Buổi học Nội dung Giáo trình Hoạt động Ghi chú 1
Giới thiệu nền kinh tế và môn học kinh Tổng hợp
tế vĩ mô Đo lường thu nhập quốc gia Ch. 23 (10) ( GDP ) 2
Đo lường chi phí sinh hoạt (CPI) Ch. 24 (11) Thất nghiệp. Ch. 28 (15) 3
Sản xuất và tăng trưởng. Ch. 25 (12) 4
Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính Ch. 26 (13)
Tiền tệ, ngân hàng và hệ thống tiền tệ Ch. 29 (16) 5
Tăng cung tiền và lạm phát Ch. 30 (17) 6
Kinh tế mở: các khái niệm cơ bản Ch 31 (18) 7
Lý thuyết về nền kinh tế mở Ch. 32 (19) Kiểm tra giữa kỳ: trắc nghiệm 40 câu. (25% ) 8
Mô hình tổng cầu - tổng cung Ch. 33 (20) Nộp tiểu luận nhóm (15%) 9
Chính sách tiền tệ và tài chính Ch. 34 (21) lOMoAR cPSD| 47207194
Đánh giá môn học:
1. Điểm quá trình (50%)
Tham gia lớp và làm bài tập trên lớp: 10%. Mỗi bài tập trên LMS không làm sẽ bị trừ 2 điểm
KT giữa kỳ với 50 câu trắc nghiệm trong 60 phút (được phép dùng tài liệu): 25% Tiểu luận nhóm: 15%.
Mỗi nhóm 4 đến 5 SV viết (không giới hạn, gợi ý khoảng 6 - 10 trang A4) về một vấn đề
kinh tế vĩ mô. Tiểu luận phải trả lời được các câu hỏi sau:
Vấn đề là gì? Vì sao nó đáng quan tâm?
Tổng quan tóm tắt về lý thuyết vấn đề đã nêu?
Hiện trạng của vấn đề hiện nay như thế nào?
Gợi ý các chính sách, giải pháp cho vấn đề?
Nộp bài theo nhóm vào LMS (chỉ một thành viên đại diện nộp) đến hết ngày chủ nhật tuần
8, file PDF, không quá 50MB.
2. Thi cuối kỳ: (50%) đồng khối với 50 câu trắc nghiệm (chỉ được phép dung tài liệu giấy
nếu thi trực tuyến) trong 60 phút.