-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày các khái niệm: văn minh phương Đông, văn minh phương Tây, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp. Trình bày tiêu chí phân loại các nền văn minh, các trình độ văn minh trên thế giới. Trình bày vị trí địa lý, tên gọi, thời gian xuất hiện, chủ nhân sáng tạo ra các nền văn minh phương Đông cổ - trung đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 10 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Đề cương Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày các khái niệm: văn minh phương Đông, văn minh phương Tây, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp. Trình bày tiêu chí phân loại các nền văn minh, các trình độ văn minh trên thế giới. Trình bày vị trí địa lý, tên gọi, thời gian xuất hiện, chủ nhân sáng tạo ra các nền văn minh phương Đông cổ - trung đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 10 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỤC LỤC
1. Trình bày các khái niệm: văn minh phương Đông, văn minh phương Tây,
văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp.(2)
2. Trình bày tiêu chí phân loại các nền văn minh, các trình độ văn minh trên thế giới(3)
3. Trình bày vị trí địa lý, tên gọi, thời gian xuất hiện, chủ nhân sáng tạo ra
các nền văn minh phương Đông cổ - trung đại(4)
4. Trình bày vị trí địa lý, tên gọi, thời gian xuất hiện, chủ nhân sáng tạo ra
các nền văn minh phương Tây cổ đại(5)
5. Trình bày khái quát thành tựu chữ viết của văn minh Trung Hoa và sự ảnh
hưởng đối với các quốc gia khác(7)
6. Trình bày khái quát thành tựu văn học, sử học của văn minh Trung Hoa
và sự ảnh hưởng đối với Việt Nam (8)
7. Trình bày khái quát sự ra đời Hồi giáo và thành tựu chủ yếu của văn minh Arập (9)
8. Trình bày khái quát thành tựu văn học, triết học, khoa học tự nhiên của
văn minh Hy Lạp cổ đại (12)
9. Trình bày khái quát thành tựu chữ viết, văn học, tôn giáo của văn minh La Mã cổ đại(13)
10. Trình bày nội dung cơ bản các hệ phái tư tưởng của văn minh Trung Hoa cổ đại(16)
11. Phân tích vai trò, vị trí các nền văn minh lớn của phương Đông cổ - trung đại (18)
12. Phân tích vai trò, vị trí các nền văn minh lớn của phương Tây cổ đại (19)
13. Phân tích thành tựu văn học của văn minh Ai Cập cổ đại và liên hệ ý nghĩa
tác phẩm “Nói thật và nói láo” với hiện nay. (21)
14. Phân tích sự ảnh hưởng “tứ đại phát minh” của văn minh Trung Hoa đối với thế giới (21)
15. Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á(24)
16. Phân tích nội dung, ý nghĩa bộ luật Hamurabi của văn minh Lưỡng Hà cổ đại (27)
17. Phân tích sự ra đời, vai trò, vị trí của văn minh công nghiệp thời cận đại (29) 1
18. Phân tích đặc điểm của văn minh công nghiệp và liên hệ với tác phong sinh viên hiện nay (30)
19. Phân tích sự ra đời, thành tựu chủ yếu của văn minh xã hội chủ nghĩa
20. Phân tích sự tàn phá văn minh nhân loại của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX (32)
Câu 1:Trình bày các khái niệm: văn minh phương Đông, văn minh phương
Tây, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp.
Khái niệm văn minh: Văn minh theo nghĩa rộng, là tổng hòa các giá trị sáng tạo
của nhân loại, bao gồm văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chính trị,
văn minh xã hội, văn minh sinh thái…
Văn minh theo nghĩa hẹp, có nội dung về phương diện tinh thần, về tư tưởng, lý
luận, đạo đức, văn học, nghệ thuật, giáo dục và khoa học, những sinh hoạt xã hội
của nhân loại. Xét cho cùng, tiêu chí của văn minh là sự tiến bộ ở đỉnh cao
* Khái niệm văn minh phương Đông: là khái niệm chung chỉ các nền văn minh
phát nguyên ở khu vực rộng lớn của châu Á và Đông Bắc châu Phi, xuất hiện ở
khoảng TNK thứ III TCN. Các nền văn minh phương Đông ra đời gắn liền với lưu
vực của các con sông lớn (Ai cập - Sông Nile, Trung Quốc - Hoàng Hà, Trường Giang…)
* Khái niệm văn minh phương Tây: là khái niệm chung bao gồm nền văn minh Hy
Lạp – La Mã phát triển thịnh đạt thời cổ đại, sau đó là khoảng thời gian châu Âu
chìm trong “Đêm trường trung cổ”. Đến thế kỷ XIV, văn hóa Phục hưng ở châu Âu
bắt đầu đạt được thành tựu rực rỡ, đưa văn minh phương Tây trở thành trung tâm
lớn của văn minh nhân loại và tiếp tục phát triển sang thời Cận – hiện đại.
* Khái niệm văn minh nông nghiệp: là một giai đoạn phát triển của xã hội loài
người, trong đó nông nghiệp đóng vai trò nền tảng kinh tế chính. Đây là thời kỳ
con người chuyển từ lối sống săn bắt hái lượm sang canh tác và chăn nuôi để tự
cung tự cấp lương thực. Đặc trưng của văn minh nông nghiệp bao gồm việc trồng
trọt cây lương thực, thuần dưỡng động vật, định cư tại các làng mạc, phát triển
công cụ và kỹ thuật nông nghiệp, giáo, nghệ thuật và khoa học và con người vần là 2
một thành phần của tự nhiên, chưa xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội.
VMNN đặt nền móng cho sự phát triển của các nền văn minh phức tạp sau này
* Khái niệm văn minh công nghiệp: Văn minh công nghiệp là giai đoạn phát triển
xã hội, được hình thành thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp và thông qua
sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, trong đó công nghiệp và sản xuất
hàng hóa quy mô lớn trở thành nền tảng kinh tế chính. Đặc trưng của giai đoạn này
là việc sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến, sự phát triển các ngành công
nghiệp nặng, và sự hình thành các trung tâm đô thị lớn. Văn minh công nghiệp
cũng kéo theo những thay đổi xã hội sâu rộng, như gia tăng dân số đô thị và sự
xuất hiện của tầng lớp lao động công nghiệp.
* Khái niệm văn minh hậu công nghiệp : Văn minh hậu công nghiệp là giai đoạn
phát triển xã hội sau văn minh công nghiệp, đặc trưng bởi sự chuyển dịch từ nền
kinh tế dựa trên công nghiệp sản xuất sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ, công nghệ
thông tin và tri thức. Trong giai đoạn này, vai trò của các ngành công nghiệp nặng
giảm đi, trong khi các ngành dịch vụ, công nghệ cao, và sáng tạo tri thức trở nên
quan trọng hơn. Xã hội hậu công nghiệp thường có mức độ tự động hóa cao, lực
lượng lao động chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, y tế, và công
nghệ, cùng với sự gia tăng tầm quan trọng của thông tin và kỹ năng chuyên môn.
Câu 2: Trình bày tiêu chí phân loại các nền văn minh, các trình độ văn minh trên thế giới
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại và sắp xếp các nền văn minh trên thế giới,
trong đó tiêu chí phân loại các nền văn minh và các trình độ văn minh trên thế giới
có thể dựa trên nhiều yếu tố:
Theo tiêu chí kinh tế - xã hội, văn minh có thể được phân loại từ văn minh
săn bắt hái lượm, dựa vào săn bắt và hái lượm, không có định cư cố định; đến văn
minh nông nghiệp, dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, sống định cư tại làng mạc; rồi
văn minh công nghiệp, dựa vào sản xuất công nghiệp quy mô lớn, sử dụng máy
móc; và cuối cùng là văn minh hậu công nghiệp, dựa vào dịch vụ, công nghệ thông tin, và tri thức.
Theo tiêu chí khoa học - công nghệ, có các giai đoạn từ tiền sử, với công cụ
đá thô sơ, chưa có chữ viết; cổ đại, với phát minh chữ viết và sử dụng kim loại;
trung đại, với phát triển kỹ thuật nông nghiệp và xây dựng; cận đại, với phát minh
máy móc và bắt đầu cách mạng công nghiệp; đến hiện đại, với công nghệ cao và tự động hóa.
Theo tiêu chí văn hóa - xã hội, văn minh có thể là văn minh sơ khai, tổ chức
xã hội theo bộ lạc với tín ngưỡng đơn giản; văn minh phát triển, có nhà nước, luật 3
pháp và văn hóa phong phú; hay văn minh phức tạp, với xã hội nhiều tầng lớp và liên hệ toàn cầu.
Câu 3: Trình bày vị trí địa lý, tên gọi, thời gian xuất hiện, chủ nhân sáng tạo
ra các nền văn minh phương Đông cổ - trung đại
● Nền văn minh Ai Cập cổ đại
Vị trí địa lý: nằm ở phía Đông Bắc châu Phi: phía Bắc tiếp giáp với Địa Trung
Hải, phía Đông giáp với biển Đỏ, phía Tây tiếp giáp với sa mạc Sahara. Mặc dù
bao quanh Ai Cập là sa mạc núi và biển nhưng nền văn minh Ai Cập vẫn là một
quốc gia có nền văn minh phát triển sớm nhất vì vùng đất này có dòng sông Nin
chảy qua, do đó sự phát triển của nền văn minh ai cập được luôn gắn liền với dòng sông quan trọng này
Thời gian xuất hiện: Nền văn minh Ai Cập xuất hiện sớm nhất từ đầu thiên niên
kỷ thứ IV TCN, vào thời điểm đó, cư dân Ai Cấp đã biết chế tạo và sử dụng công
cụ lao động bằng kim loại đồng đỏ trong lao động sản xuất. Nền văn minh Ai Cập
kéo dài đến năm 30 TCN thì tan rã và trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã, chấm
dứt thời kì cực thịnh của văn minh sông Nin
Chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại là những tộc người đến từ Đông Bắc
châu Phi và Tây Á, họ là những bộ lạc nhỏ sống trong thung lũng sông Nile đã
phát triển thành một loạt các nền văn hoá có khả năng làm chủ trồng trọt là chăn
nuôi, làm đồ thủ công, công cụ bằng đá và sử dụng đồng đỏ.
● Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Vị trí địa lý: Tọa lạc trên một vùng đồng bằng bằng phẳng ở lưu vực hai con song
Tigro và Ơphrat. Xung quanh không được bao bọc bởi núi non nên rất thuận tiện
cho việc giao thương, trao đổi buôn bán nhưng cũng là nơi rất thuận tiện cho
những kẻ xâm lược tấn công. Hai con sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
là hai nguồn mạch quan trọng cho sự tồn tại của nền văn minh Lưỡng Hà.
Thời gian xuất hiện và chủ nhân sáng tạo ra nền văn minh Lưỡng Hà: Từ
thiên niên kỷ IV TCN, người Xume đã từ vùng đồi núi của các quốc gia vùng
Trung Á di cư đến vùng dồng bằng lưỡng hà. Chuyển từ thời kì đồ đá mới sang
thời đại kim khí, đồng thời họ cũng thực hiện bước chuyển đổi từ các bộ lạc du
mục sang cư dân nông nghiệp. Dần dần họ đã hình thành nên các làng xóm phát
triển nghề trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với các nghề phụ dệt vải làm đồ gốm, săn
bắt và bắt cá. Nhờ giao thương mà người Xuma đã có đồng đỏ để chế tác công cụ
kim loại. Nhờ đất đai màu mỡ, khí hậu thuận tiện tạo điều kiện cho nền kinh tế
nông nghiệp pt dẫn đến sự phân chia xã hội thành giai cấp và dần dần nhà nước 4
hình thành. Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại kéo dài đến giữa thiên niên kỉ I TCN
thì tan rã và bị người Átxyri làm chủ
● Nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại
Vị trí địa lý: Ấn Độ cổ - trung đại trải dài với những núi cao, sông dài, biển rộng
và những đồi cỏ xanh bát ngát, những cánh rừng lặng lẽ và âm u. Phía Bắc án ngữ
bởi dãy Himalaya, bảo vệ Ấn Độ một cuộc sống bình yên. Cách Himalaya 100km
là sa mạc nóng bỏng với cao nguyên Deccan. Ấn Độ có rất nhiều con sông lớn
chảy qua, tạo nên những đồng bằng rộng lớn màu mỡ, hình thành nên một nền văn minh rực rỡ
Thời gian xuất hiện: Xuất hiện vào giữa thiên niên kỉ thứ ba TCN, nền văn minh
Ai Cập được hình thành trên lưu vực sông Ấn và kéo dài đến năm 1857
Người xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những
người Dravidian, họ chủ yếu cư trú ở bán đảo Ấn Độ. Ngoài ra còn có sự pha trộn
khác nhiều dòng máu khác nhau, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa
phong phú đã tạo nên nền văn minh ấn độ
● Nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại
Vị trí địa lý: Nằm trên một lục địa lớn nằm ở phía Đông của Châu Á, trải dài với
núi cao, sông dài, biển rộng, hồ lớn, đồng bằng màu mỡ phì nhiêu, địa hình cảnh
quan đa dạng. Hai con sông lớn và quan trong là sông Hoàng Hà và sông Dương
Tử đã bồi đắp nên một vùng đồng bằng rộng lớn.
Thời gian xuất hiện: Khoảng thế kỉ XXI TCN - năm 1911
Nền văn minh Trung Hoa cổ gắn liền với vùng lục địa Đông Á rộng lớn. Cách
đây khoảng 50 vạn năm, đã có con người sinh sống, được gọi là người vượn Bắc
Kinh, họ đã biết dùng lửa. Trải qua hàng chục vạn năm, những cư dân nguyên
thuỷ vùng này đã phát triển và ngày càng đông đúc, hình thành nên các bộ lạc
lớn và bành trướng lãnh thổ, biết chăn nuôi và trông trọt và cư trú trên một vùng
rộng lớn của lục địa châu Á. Trên vùng đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc, tổ tiên
xưa của người Trung Hoa sống thành những lnafg xóm ven sống, trong những
túp lều tường đất, mái tranh,..
Câu 4:Trình bày vị trí địa lý, tên gọi, thời gian xuất hiện, chủ nhân sáng tạo
ra các nền văn minh phương Tây cổ đại
● Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại Văn minh Hy Lạp 5
Vị trị địa lý: Hi Lạp cổ đại bao gồm miền lục địa Hi Lạp , miền đất ven bờ biển
Tiểu Á và những đảo thuộc biển Êgiê. Đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu,
không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành
nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận
lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ
khai thác như đồng, vàng, bạc…
Thời gian xuất hiện: Từ khoảng thế kỷ XII cho tới thế kỉ IX TCN và kéo dài đến
cuối thời kỳ cổ đại ( năm 600 TCN)
Chủ nhân: Dân cư cổ nhất của thế giới Hi Lạp là cư dân đã sáng tạo nên nền văn
minh Cret-Myxen, khoảng thiên niên kỷ III – II TCN, trên đảo Cret, một vài đảo
khác và vài vùng đất của lục địa Hi Lạp. Cuối thiên niên kỷ III, đầu thiên niên kỷ II
TCN, các tộc người Hi Lạp thuộc ngữ hệ Ấn – Âu từ phía Bắc – hạ lưu sông
Đanuýp xuống bán đảo Ban Căng và các đảo trên biển Êgiê. Quá trình này kéo dài
hơn 1000 năm, kết thúc với việc cư dân Hi Lạp chinh phục và định cư ở đây Văn Minh La Mã
Vị trí địa lý: Nơi khởi phát của nền văn minh Roma là bán đảo Italia, một bán đảo
dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc ngăn cách với châu
Âu. Bán đảo này trên bản đồ giống như một chiếc ủng, bao bọc ba mặt Đông, Nam
và Tây là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicilia, phía Tây là đảo Corsica và đảo
Sardinia. Diện tích của bán đảo lớn gấp năm lần lục địa Hi Lạp. Bán đảo Italia có
những điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi: những đồng bằng
phì nhiêu màu mỡ. miền Nam có nhiều đồng cỏ lớn, thuận lợi cho sự phát triển
nghề nông và chăn nuôi gia súc.
Thời gian xuất hiện: Cuối TNK III TCN đến năm 476
Chủ nhân: Bán đảo Italia có con người cư sống từ khá sớm. Trước thiên niên kỷ
thứ II TCN đã có người Ligua (Ligures) sinh sống ở đây vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồng thau.
Đầu thiên niên kỷ II TCN, các tộc người phía Bắc tràn xuống, vượt qua dãy
Alpe và định cư ở một số vùng trên bán đảo. Đến cuối thiên niên kỷ II TCN lại xảy
ra một đợt di cư lớn của người châu Âu từ phía Bắc, tạo thành một cộng đồng dân
cư châu Âu sống ở bán đảo Italia, gọi chung là người Italios, Khoảng thế kỷ X
TCN, người Êtơruxcơ từ Tiểu Á cũng thiên di đến Italia, định cư chủ yếu ở vùng
giữa hai sông Ácnơ và Tibrơ 6
Vào khoảng thế kỷ VIII TCN, những người nói tiếng Hi Lạp cũng thiên di và định
cư ở Miền Nam bán đảo và đảo Sicilia.
Muộn hơn nữa, người Xentơ (người Italia quen gọi là người Galia) ở phía Bắc
Alpe đến vùng Bắc bán đảo và đồng bằng sông Pô
Nhìn chung vào giữa thiên niên kỷ I TCN đã hình thành nên những cộng đồng cư dân sau đây ở Italia
Câu 5: Trình bày khái quát thành tựu chữ viết của văn minh Trung Hoa và sự
ảnh hưởng đối với các quốc gia khác
Đến đời Thương, chữ viết Trung Quốc mới ra đời: văn tự giáp cốt (được khắc trên
mai rùa, xương thú - chủ yếu là xương quạt của bò). Lần đầu tiên được phát hiện
vào năm 1899 tại di chỉ Ân Khư. Đây là loại chữ tượng hình
Trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm
thanh (gắn liền với hình vẽ có một âm tiết để biểu đạt hình vẽ)
Ở di chỉ Ân Khư người ta phát hiện 10 vạn mảnh mai rùa và xương thú có khắc
chữ giáp cốt (khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ).
- Thời Tây Chu, xuất hiện chữ (
kim văn chung đỉnh văn) (chữ viết trên chuông
đỉnh). Do việc phân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần như vậy, vua
Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh.
Thời Tây Chu còn một loại chữ viết nữa gọi là thạch cổ văn (chữ viết trên đá)
Ngoài ra, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên thẻ tre.
Các loại chữ viết này gọi chung là chữ “đại triện”, hay “cổ văn”.
- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do chiến tranh, đất nước chia cắt nên chữ viết cũng không thống nhất.
- Tần: Tần Thuỷ Hoàng giao cho Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ
chữ của các nước khác tạo thành chữ tiểu triện.
Đây là cơ sở chữ Hán sau này.
- Sang thời Hán, xuất hiện chữ lệ (yếu tố tượng hình ít hơn chữ triện), là giai đoạn
quá độ để phát triển thành chữ chân (tức chữ Hán ngày nay) 7
Ảnh hưởng: Thành tựu chữ viết của Trung Hoa đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với
nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Hệ thống chữ Hán không chỉ là
công cụ giao tiếp mà còn là phương tiện truyền bá văn hóa, tri thức và công nghệ.
Ở Nhật Bản, chữ Hán được tiếp nhận và biến đổi thành hệ thống chữ viết riêng gọi
là Kanji, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, văn học và hành chính. Tại
Hàn Quốc, chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ trước khi Hangeul
được phát minh, và vẫn còn được dùng trong các văn bản trang trọng và học thuật.
Ở Việt Nam, chữ Hán cũng đã được sử dụng trong hàng ngàn năm và là nền tảng
cho hệ thống chữ Nôm, giúp ghi chép và bảo tồn văn học, lịch sử, và các tài liệu
quan trọng. Nhờ sự truyền bá của chữ Hán, các quốc gia này đã có thể tiếp cận và
tiếp thu những tri thức và kỹ thuật tiên tiến của Trung Hoa cổ đại, từ đó thúc đẩy
sự phát triển văn hóa và kinh tế của mình.
Câu 6: Trình bày khái quát thành tựu văn học, sử học của văn minh Trung
Hoa và sự ảnh hưởng đối với Việt Nam
● Thành tựu văn học
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có nền văn học vô cùng phong phú. Thơ ca, tiểu
thuyết, kịch là những loại hình văn học đạt được những thành tựu to lớn, tiêu biểu:
Kinh Thi, Thơ Đường, tiểu thuyết Minh – Thanh. 1.Kinh Thi
là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc, được
sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Kinh
Thi có 305 bài chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. Là một tập thơ được sáng tác
trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không những chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tấm
gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. 2. Thơ Đường
Thời kì huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907) . Trong số
các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay: Lý Bạch, Đỗ Phủ thuộc thời
Thịnh Đường và Bạch Cư Dị thuộc thời Trung Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất.
Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi Thánh 3. Tiểu thuyết Minh- Thanh
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh -Thanh.
Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thủy hử của Thi
Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa
Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần v.v… 8 ● Thành tựu sử học
Trung Quốc làm nước có nền sử học phát triển sớm và là nước có kho tàng sử học
rất phong phú, Các tác phẩm sử học nổi tiếng thời kỳ này là Xuân Thu của
Khổng Tử, Sử ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố, ngoài ra còn có các tác
phẩm Sử thông, Thông điển và tư trị thông Giám của Tư Mã Quang
● Ảnh hưởng đối với Việt Nam
Các thành tựu văn học và sử học của văn minh Trung Hoa cổ trung đại đã có ảnh
hưởng sâu rộng đến Việt Nam, đặc biệt trong việc hình thành và phát triển văn hóa,
giáo dục và hệ thống triều đình. Văn học Trung Hoa, với các tác phẩm kinh điển
như thơ Đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ hay tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa,” “Tây
du ký,” đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều thế hệ nhà thơ và nhà
văn Việt Nam. Hệ thống thi cử và giáo dục Nho giáo từ Trung Hoa cũng được áp
dụng, tạo ra một tầng lớp trí thức và góp phần quan trọng trong việc quản lý xã hội.
Về sử học, các phương pháp biên soạn lịch sử của Trung Hoa như trong “Sử ký”
của Tư Mã Thiên đã được Việt Nam học hỏi, áp dụng vào các bộ sử như “Đại Việt
sử ký” của Lê Văn Hưu. Không chỉ dừng lại ở văn học và sử học, tư tưởng triết
học như Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo từ Trung Hoa cũng đã thâm nhập sâu vào
tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 7: Trình bày khái quát sự ra đời Hồi giáo và thành tựu chủ yếu của văn minh Arập
● Sự ra đời của Hồi giáo
Trước khi đạo Hồi ra đời thì đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng của cư dân Ả Rập
là đa thần giáo, mỗi thị tộc, bộ lạc thờ một vật thiêng. Vì vậy muốn thống
nhất các bộ lạc, thị tộc thì yêu cầu thiết yếu nhất là phải bãi bỏ các tín
ngưỡng tôn giáo khác nhau để thiết lập nên một tôn giáo thống nhất.
- Mohamet – người đóng vai trò thống nhất toàn bộ bán đảo Ả Rập, thành lập Nhà nước và Đạo Hồi
+ Khoảng từ năm 610, Mohamet bắt đầu truyền bá đạo Hồi, ông kêu gọi mọi
người từ bỏ đa thần giáo, đi theo một tôn giáo duy nhất và tôn thờ một vị
thần duy nhất là thần Ala.
+ Trong 12 năm đầu, Mohamet chỉ lôi kéo được một số ít người, chủ yếu là
họ hàng gần gũi với mình đi theo tôn giáo mới
Trong quá trình hình thành và phát triển ban đầu của Nhà nước Ả Rập và 9
Hồi giáo, Mohamet đã xây dựng một chính thể thần quyền (trong đó chính
trị và tôn giáo hợp nhất), ông vừa là lãnh đạo tối cao về tôn giáo, vừa là nhà
chính trị kiêm chỉ huy quân sự tối cao. Đây là nền tảng sức mạnh tạo nên sự thống nhất.
Để thuyết phục giới qúy tộc, năm 628 Mohamet đã cử tín đồ của mình
thực hiện nghi lễ hành hương đến Mecca, để cho thấy rằng tín đồ của tôn
giáo mới không có ý định tranh giành vai trò một trung tâm tôn giáo của Mecca.
Năm 630 Mohamet chiếm Mecca, trở thành người đứng đầu Nhà nước Ả
Rập mới thành lập. Đền Caaba trở thành thánh đất chính của Hồi giáo với
tảng đá đen là biểu tượng chung của đạo Hồi và Mecca trở thành thánh địa
chủ yếu của tôn giáo này.
● Thành tựu chủ yếu 1. Văn học
- Thơ ca: truyền miệng và chữ viết
Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thơ ca Ả Rậplà từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI, tập thơ nổi tiếng “Anh dũng
ca” do hai thầy trò Abu Tammam sưu tầm và hiệu đính. Trong thời kỳ này, ở Ả Rậpxuất hiện nhiều nhà
thơ tiêu biểu như Abu Nuvát, Abu la Ala Maari.
- Văn xuôi: nổi tiếng nhất là tác phẩm “Nghìn lẻ một đêm”, hình thành từ thế kỷ X đến thế kỷ XII. Những
truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập “Một nghìn câu chuyện” của Ba Tư ra đời từ thế kỷ VI, dần
dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp…rồi cải biên và gắn lại với
nhau thành một truyện dài xảy ra trong cung vua Ả rập. Tập truyện ly kỳ này phản ánh cuộc sống, phong
tục, tập quán và ước nguyện của nhân dân các dân tộc trong đế quốc Ả rập, đồng thời thể hiện sức
tưởng tượng phong phú của họ. 2. Nghệ thuật:
- Khi mới hình thành nhà nước, nghệ thuật của Ả Rậphết sức đơn điệu, nghèo nàn. Giáo chủ Môhamét
cấm điêu khắc, hội hoạ do việc cấm thờ ảnh tượng; cấm dùng trang sức bằng vàng, bạc, lụa vì cho rằng
nếu làm như vậy sẽ dẫn người ta đến những ham muốn vật chất, sa ngã. Về sau, những quy định đó dần được nới lỏng.
- Ả Rập có điều kiện tiếp thu nền nghệ thuật của các nước khác: Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, Bidăngtium.
Do vậy, trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc có những tiến bộ đáng kể
+ Kiến trúc: xây dựng cung điện và thánh thất của đạo Islam. Các thánh đường của đạo Islam thường
được xây dựng công phu, mái vòm hình bát úp, cột thon nhỏ kiểu Ba Tư.
+ Điêu khắc: các nhà điêu khắc Ả Rậpkhông được phép đúc tượng, họ chỉ chạm trổ vào tường để trang
trí thánh đường. Trong trang trí nội thất của các thánh đường đều tuân theo một nguyên tắc: không thờ
ảnh tượng mà chỉ trang trí hoa lá: hoa sen, hoa cẩm chướng, trang trí bằng các loại hình học: đường
thẳng, góc nhọn, hình vuông, hình đa giác, bầu dục, trôn ốc…xen kẽ là những đường gợn sóng, ngôi sao
và các bông hoa, đặc biệt là các dòng kinh Côran viết bằng tiếng Ả rập. 10
- Âm nhạc: Lúc đầu cũng bị cấm, sau đó người ta cho rằng rượu như là thể xác, âm nhạc là linh hồn, nhờ
hai thứ đó mà cuộc sống con người mới được vui vẻ, do vậy, âm nhạc dần dần được phổ biến. Tuy
nhiên, nhạc Ả Rập khá đơn điệu, buồn tẻ. Người Ả Rập đã sử dụng một số nhạc cụ trong sinh hoạt tập
thể: đàn lút, đàn lia, sáo, trống… 3. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên Ả Rậprất phát triển dựa trên những thành tựu của các nền văn minh Ấn Độ, Trung
Quốc, Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà a. Toán học
Người Ảrập tiếp tục phát triển đại số, lượng giác, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số của người Ấn
Độ, do đó đã có lúc người ta nhầm lẫn chính người Ả Rập đã sáng tạo ra . hệ thống chữ số
Nhà đại số học nổi tiếng nhất là Môhamét Ibơn Muxa (780-855), tác phẩm “Đại số học” của ông là quyển
sách đầu tiên về môn khoa học này.
Nhà toán học Abu Apđala al-Battani (850 – 929) có nhiều đóng góp về môn Lượng giác học với các khái
niệm sin, cosin, tang, cotang mà chúng ta sử dụng ngày nay.
b. Thiên văn học: người Ả Rậpcũng rất chú ý quan sát các vì sao và nghiên cứu các vết trên Mặt Trời. Họ
cũng cho rằng Trái Đất hình tròn. Al – Biruni, nhà thiên văn học nổi tiếng cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI còn
cho rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất.
c. Địa lý học: do thương nghiệp sớm phát triển nên người Ả Rập sớm có những quyển sách tập hợp các
kiến thức địa lý: “Địa chí đế quốc Hồi giáo” của Môhamét Al-Mucađaxi và “Sách của Rôgiê” của Iđrix.
d. Vật lý học: tiêu biểu nhất là Al Haitơham với tác phẩm “Sách quang học” được đánh giá là tác phẩm có
tính chất khoa học nhất thời trung đại. Ông biết đến thuỷ tinh thể, sự khúc xạ ánh sáng. Nhờ sự gợi ý của
ông mà các nhà vật lý học phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng.
e. Hoá học: người Ả Rập đã chế tạo ra nồi cất, phân biệt được bazơ và axít, bào chế được nhiều loại thuốc
g. Sinh vật học: thuyết tiến hoá của Ôtman Aman-Giahip từ thế kỷ XIX, cho rằng từ khoáng vật tiến hoá
thành thực vật rồi đến động vật, đến người.
Người Ả Rập đã biết ghép cây tạo ra các giống cây mới.
h. Y học: tuy bị cấm giải phẫu và mổ tử thi nhưng Ả Rậpvẫn là nước có nền y học rất phát triển, đặc biệt
khoa mắt. Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng được dịch ra tiếng Latinh: “Mười khái luận về mắt” của Isác,
“Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt” của Ixa, “Bệnh đậu mùa và bệnh sởi” của Radi, “Tiêu chuẩn
y học” của Xina…Nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Latinh và được dùng trong các trường y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ.
Nhà nước Ả Rập đã xây rất nhiều bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho mọi tầng lớp nhân dân, ngoài ra
còn tổ chức các đoàn thầy thuốc đến các thị trấn để chữa bệnh cho dân. Một số thầy thuốc còn thường
xuyên được cử đến nhà lao để khám bệnh cho tù nhân. Thời trung đại, Ả Rậplà nước có những thành
tựu rất lớn về y học và là nước đứng hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế. 4. Giáo dục 11
- Theo truyền thuyết, Môhamét rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông nói: “Kẻ nào từ biệt gia
đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang đi trên con đường của Chúa…Mực của nhà
bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì đạo” [4].
- Chế độ giáo dục gồm 3 cấp: tiểu học, trung học, đại học
Sớm nhất là đại học Cairô thành lập năm 988
- Ngoài ra có trung tâm khoa học, thư viện để nghiên cứu và giảng dạy thần học, thiên văn học, y học.
Đến đầu thế kỷ VIII, người Ả Rập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó sách xuất hiện ngày
càng nhiều. Cuối thế kỷ IX, ở Bátđa có đến trên 100 hiệu sách. Thành phố Bát đa khi bị quân Mông Cổ
đánh chiếm có đến 36 thư viện công cộng[5]. Trong khi ở Tây Âu, văn hoá đang suy thoái thì các trung
tâm đại học của Ả rập, nhất là Coócđôba đã thu hút nhiều lưu học sinh các nước Tây Âu đến học tập.
=> Tóm lại, văn minh Ả Rập rất rực rỡ và toàn diện. Người Ả Rậpcó nhiều đóng góp to lớn vào kho tàng
văn minh nhân loại, đồng thời họ có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản văn hoá của Hy Lạp cổ
đại; trong sự giao lưu văn minh phương Đông và văn minh phương Tây (người Ả Rập là trung gian
truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương Đông như chữ số của Ấn Độ, nghề in, thuốc súng, la
bàn của Trung Quốc sang Tây Âu).
Câu 8: Trình bày khái quát thành tựu văn học, triết học, khoa học tự nhiên
của văn minh Hy Lạp cổ đại ● Văn học Thần thoại Hi Lạp :
+ Thuật ngữ thần thoại – Mitologia (tiếng Nga), Mythology (tiếng Anh) , Mythologie (tiếng Pháp)
xuất phát từ chữ Hi Lạp Mythologos (Mythos : truyền thuyết ; logos : lời nói, truyện kể, học thuyết).
+ Thần thoại Hi Lạp là thể loại văn học ra đời sớm, hình thành chủ yếu trong thời kỳ tan rã của xã
hội thị tộc, bộ lạc (thế kỷ XI - IX) và phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh vào thế kỷ VIII TCN – VII TCN.
Thần thoại ra đời trong điều kiện trình độ phát triển của xã hội còn thấp và được thể hiện dưới
hình thức truyền thuyết, những câu chuyện hoang đường về giới tự nhiên, xã hội và con người,
song thể phản ánh quá trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh, gắn với thực tiễn.
Thần thoại Hi Lạp, cùng với anh hùng ca, thể hiện thời kỳ lịch sử quan trọng của Hi Lạp : chuyển
tiếp từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Giữa thần thoại và anh hùng ca
vừa đan xen, vừa nối tiếp, trong đó thần thoại là khúc dạo đầu, thể hiện tiến trình lịch sử đầu tiên ấy.
+ Thế giới các thần : đông đảo, với nhiều thế hệ, nhiều mối quan hệ phức tạp. Dưới đây chỉ là các
vị thần linh tiêu biểu cho hệ thống thần linh đông đảo ấy ● Triết học
+ Triết học (Philosophy - Philosophia bắt nguồn từ chữ Hi Lạp philos - yêu và sophia – sự thông
thái, tri thức) là một trong những thành tựu văn minh lớn của người Hi Lạp, là cội nguồn của triết
học phương Tây. Triết học Hi Lạp ra đời trong một xã hội có nền kinh tế thủ công nghiệp và 12
thương nghiệp phát triển, chế độ chiếm nô phát triển cao, trên nền tảng của những thành tựu
khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo.
+ Nét nổi bật trong lịch sử triết học Hi Lạp là sự hình thành, phát triển và đấu tranh giữa các
trường phái duy vật và duy tâm.
Triết học Hy Lạp cổ đại chia làm 2 giai đoạn lịch sử: Thời kỳ hình thành của các trường phái duy
vật và duy tâm đầu tiên - từ thế kỷ VII đến thế kỉ VI TCN và thời kì phát triển của triết học Hi Lạp cổ
điển - thể kỉ V - IV TCN
Triết học thời kỳ Hi Lạp hóa – 3 thế kỷ trước công nguyên :Thời kỳ phát triển cuối cùng của triết
học Hi Lạp cổ đại, với hai trường phái Êpiquya và Stôisit
=>> Triết học Hi Lạp cổ đại là sản phẩm của một xã hội chiếm nô phát triển, trên cơ sở nền kinh tế
thủ công nghiệp và thương nghiệp khá phát triển, trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự
nhiên, ít bị tôn giáo chi phối. Sự phát triển ấy diễn ra trong bầu không khí xã hội tương đối tự do,
diễn ra cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng duy vật và duy tâm. Nó đã đặt cơ sở cho nền triết học phương Tây về sau. ● Khoa học tự nhiên
Hi Lạp cổ đại không chỉ là quê hương của triết học mà còn là cái nôi của nền khoa học châu Âu,
đặc biệt là khoa học tự nhiên.
Trong một xã hội có nhiều bước tiến về kinh tế và một bầu không khí tương đối dân chủ - tự do
(dân chủ chủ nô), xuất hiện nhiều nhà khoa học, khám phá tự nhiên và đi đến nhiều thành tựu
quan trọng, có giá trị cho sự phát triển của khoa học nhân loại. Trên rất nhiều lĩnh vực, các nhà
khoa học Hi Lạp cổ đại (thường đồng thời là nhà triết học) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Toán học: Vượt qua được những phép tính và bài toán sơ giản, các nhà toán học Hi Lạp cổ đại
đã khái quát những kiến thức toán học thành các định lí, định đề, nguyên lí vẫn còn được sử
dụng trong toán học hiện đại: Định lý Pitago, định lí Talet, định luật Acsimet, Tiên đề Ơcơlit…Họ
đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Chính nhuwgx điều đó đã khiến cho toán học và
nền khoa học nói chung của Hi Lạp cổ đại phát triển mạnh, vượt qua những thành tựu của người
phương Đông cổ đại về lý thuyết toán học.:
Nét độc đáo của các nhà khoa học Hi Lạp, là đã vượt qua được cách nhìn thần bí của tôn giáo về
thế giới, dùng con mắt trực quan, phương pháp khoa học để khám phá thế giới, dù còn ở bước
đầu, từ đó khái quát thành tri thức khoa học, với những tiên đề, định lí, định luật mà ngày nay một
số vẫn còn giá trị khoa học lớn và được giảng dạy trong các trường học (định lí Talét, định lí
Pytago, định luật Ácsimét, tiên đề Ơcơlít…). Khoa học tự nhiên ở Hi Lạp cổ đại khác với những tri
thức khoa học ở phương Đông, vốn mang tính chất kinh nghiệm và ít khi vươn lên tầm khái quát.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nền triết học Hi Lạp cổ đại nảy nở và phát triển
mạnh các học thuyết triết học duy vật.
Câu 9: Trình bày khái quát thành tựu chữ viết, văn học, tôn giáo của văn minh La Mã cổ đại
*Chữ viết: Người La Mã đã tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp để tạo thành
bảng chữ cái La-tinh. Ngoài ra họ còn tạo ra chữ số La Mã còn được sử dụng
đến ngày nay. Người La Mã có chữ viết vào thế kỷ VII TCN chữ Latinh, có 13
nguồn gốc từ Hy Lạp và đạt được sự ổn định vào thế kỷ II TCN. Lúc đầu, chữ
viết La Mã gồm 21 chữ cái, đến thế kỷ I TCN thêm chữ Y, Z và sau đó là các
chữ W, J và U. Trong quá trình lịch sử, người La Mã đã dần dần biến bảng
chữ cái cho thích hợp với ngôn ngữ của mình. Các nhà văn La Mã phát minh
ra cách viết chữ theo nguyên tắc nét thanh, nét đậm và sáng tạo ra kiểu chữ có
chân làm cho chữ viết trở nên đẹp và dễ đọc hơn. Sức mạnh quân sự và sự
bành trướng lãnh thổ, cùng với sự đơn giản và tiện lợi của hệ thống chữ viết,
chữ Latin ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế
chế La Mã lúc đó. Chính vì thế, nó trở thành nguồn gốc của nhiều chữ viết
khác nhau ở châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và nhiều nước
khác trên thế giới. Ngày nay, nhiều thuật ngữ khoa học, đặc biệt trong y học
và chính trị có nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Latin.
*Văn học Hy - La cổ đại gồm 3 bộ phận chính có liên chẽ với nhau là thần
thoại, thơ – sử thi và kịch.)
Thần thoại: Người La Mã tiếp thu gần như hoàn toàn kho tàng thần thoại và
hệ thống các vị thần củangười Hy Lạp cổ đại, nhưng các vị thần lại mang tên
mới với những sắc thái riêng của người La Mã. Thơ – sử thi: Thơ La Mã cổ
đại chịu nhiều ảnh hưởng phong cách thơ của Hy Lạp. Thời kỳ Cộng Hòa, ở
La Mã đã xuất hiện khá nhiều thi sĩ với các tác phẩm nổi tiếng như:
Andronicus, người dịch Illiad và Odyssée cùng nhiều bài thơ khác của Homer
sang tiếng Latin; Neuvius, với Cuộc chiến tranh Punic (gồm 7 quyển), đề cập
đến cuộc chiến tranh giữa La Mã với Carthage; Cartulus - nhà thơ đặc sắc
Thời Cộng hòa với nhiều bài thơ tình nồng cháy trong mối tình với vợ một
chính khách ở Roma.. Thời hoàng kim của văn học La Mã kéo dài từ khoảng
năm 100 TCN đến những năm 40 SCN, đặc biệt là dưới thời Augustus
Octavius. Trong giai đoạn này, một người thân cận của Octavius là Mecene đã
lập văn đàn và đứng ra bảo trợ cho các thi nhân văn sĩ La Mã lúc đó. Những
nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này là Vigile, Horace, Ovide... Ngoài ra, 14
ở La Mã còn có một số nhà thơ khác như Tulius với những tác phẩm mang tính hùng biện,...
Kịch: Nghệ thuật kịch được biểu diễn đầu tiên ở La Mã là vào năm 240 TCN.
Chính nhà thơ Andronicus là người đầu tiên được giao nhiệm vụ chuẩn bị
kịch bản cho buổi biểu diễn ấy. Ở La Mã, nhiều nhà thơ cũng đồng thời là nhà
soạn bi hài kịch như Andronicust, Neuvius, Enniust, Plantus,
Sénèque...Nhưng nhìn chung, kịch của La Mã cổ đại ảnh hưởng rất nhiều từ
kịch Hy Lạp. Các nhà soạn kịch La Mã thường dịch lại các vở bị, hài kịch của
Hy Lạp, cải biến các vở kịch Hy Lạp thành kịch La Mã hoặc phỏng theo đó để
soạn những vở kịch lịch sử của người Roma.
*Tôn giáo: Cũng như người Hy Lạp, lúc đầu. Họ cho rằng, những hiện tượng
trong giới tự nhiên, mọi điều lành dữ, may rủi trong cuộc sống đều do các vị
thần xui khiến. Do vậy, mọi sự vật cũng như hoạt động của con người đều
được gán cho một vị thần nào đó. Sau khi tiếp xúc với nền văn minh Hy Lạp,
người La Mã đã tiếp thu toàn bộ hệ thống các vị thần của người Hy Lạp, tôn
giáo của người La Mã lúc này cũng theo đa thần giáo, nhưng được La Mã hóa
bằng cách đổi thành những tên gọi khác nhau mang đặc trưng La Mã. Đến
khoảng thế kỷ 1, khi Đế chế La Mã mở rộng, những người di cư đến thủ đô đã
mang theo các giáo phái địa phương của họ, nhiều trong số đó đã trở nên phổ
biến đối với người La Mã. Cuối cùng Kitô giáo là tôn giáo thành công nhất
trong số này, và năm 380 đã trở thành quốc giáo chính thức. Ban đầu Kito
giáo là tôn giáo của nô lệ và dân nghèo, mong muốn sự bình đẳng trong một
xã hội bất bình đẳng như xã hội chiếm nô Roma. Dần dần tôn giáo đó trở
thành tôn giáo của giai cấp thống trị Roma. Hoàng đế Constantine đã cải theo
đạo Kito và biến nó thành tôn giáo của đế quốc Roma vào thế kỷ IV. Kito giáo
từ đó trở thành tôn giáo phổ biến ở châu Âu, có vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần, đời sống chính trị và cả kinh tế. Đối với người La Mã thông
thường, tôn giáo là một phần của cuộc sống hàng ngày. Mỗi nhà có một ngôi
đền hộ gia đình mà tại đó cầu nguyện và libations cho các vị thần trong
nước của gia đình được chào bán. Các đền thờ lân cận và những nơi linh
thiêng như suối và lùm cây rải rác phố. Lịch La Mã được cấu trúc xung 15
quanh các quan sát tôn giáo. Phụ nữ, nô lệ và trẻ em đều tham gia vào một
loạt các hoạt động tôn giáo. Một số nghi lễ công cộng có thể được thực hiện chỉ
bởi phụ nữ, và phụ nữ hình thành những gì có lẽ là linh mục của Rome nhất
nổi tiếng, Vestals được thành thành bang hỗ trợ, người chăm sóc tổ ấm thiêng
liêng của Rome trong nhiều thế kỷ, cho đến khi tan rã dưới sự thống trị Kitô giáo.
Câu 10: Trình bày nội dung cơ bản các hệ phái tư tưởng của văn minh Trung Hoa cổ đại
Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: Âm dương, bát
quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ
đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí
không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương (lưỡng
nghi). Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn
(sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái,
hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất. Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả,
Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha
trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này, những người theo thuyết Âm
dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả
thích các biến động của lịch sử xã hội .
Về tư tưởng: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện
rất nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải
thích các vấn đề của cuộc sống (Bách gia tranh minh).
Nho gia: Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ
nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ
thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên
mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục.
Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người. Tới thời Hán Vũ Đế (140-87
TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi 16
truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối
và nâng lên thành Nho giáo.
Đạo gia: Đại biểu cho phái Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử . Hai ông đã
thể hiện tư tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh.
Theo Lão Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm
trong trời đất. Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão
Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với
nhau. Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông
xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không
thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời. Phái Đạo giáo
sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử
làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần
tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.
Pháp gia: Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp
trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời
Tần Thuỷ Hoàng. Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh,
rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
● Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ
hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen.
● Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm
vững quyền thế, không chia xẻ cho kẻ khác.
● Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo
hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn
cứ vào tài năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức
hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên.
Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì
trừng phạt thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”, trọng thưởng, trọng phạt. 17
Mặc gia: Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa
thế kỉ IV TCN). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa.
Mặc Tử còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Tư
tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời
Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
Câu 11: Phân tích vai trò, vị trí các nền văn minh lớn của phương Đông cổ - trung đại ● Vị trí
Qua mọi thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá phương Đông vẫn toả sáng.
Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các
khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn hoá Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam
Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn hoá
Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea,
Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập – Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu
song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả
sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá
cổ đại là sự xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Korea, v.v.
Bức tranh văn hoá phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ.
Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các
dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiến bộ từ phương
Tây để làm giàu cho vườn hoa văn hoá của dân tộc mình. Bức tranh văn hoá
phương Đông từ đây càng ngày càng rực rỡ sắc màu.
Trong giai đoạn hiện nay, những giá trị của văn minh phương Đông vẫn còn đang
lan tỏa rộng khắp. Những giá trị ấy như một liều thuốc tinh thần để con người
phương Đông quay về với cội nguồn, quay về tìm hiểu quá khứ rực rỡ của ông cha,
cũng như làm cơ sở cho việc tiếp thu những giá trị mới của nền văn minh nhân loại. ● Vai trò 18
Nền văn minh phương Đông cổ trung đại đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử
phát triển của nhân loại, với những đóng góp to lớn về nhiều mặt. Các nền văn
minh như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, và Trung Hoa đã phát triển nền nông nghiệp
sớm, với các hệ thống tưới tiêu phức tạp và kỹ thuật canh tác tiên tiến, nuôi sống
các cộng đồng dân cư đông đảo và hỗ trợ sự phát triển của các thành phố lớn. Họ
cũng tạo ra các hệ thống chữ viết phức tạp như chữ tượng hình của Ai Cập, chữ
hình nêm của Lưỡng Hà, chữ Phạn của Ấn Độ, và chữ Hán của Trung Hoa, qua đó
ghi chép và truyền tải tri thức, lịch sử và văn hóa. Các thành tựu về khoa học, toán
học, thiên văn học và y học từ các nền văn minh này đã đặt nền móng cho nhiều
phát minh và khám phá sau này. Đồng thời, các tôn giáo và triết học từ phương
Đông, như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo và Nho giáo, đã ảnh hưởng sâu sắc
đến tư tưởng và đời sống tinh thần của con người. Nền văn minh phương Đông cổ
trung đại không chỉ tạo nên những thành tựu vĩ đại trong quá khứ mà còn để lại di
sản lâu dài, tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội hiện đại
Câu 12: Phân tích vai trò, vị trí các nền văn minh lớn của phương Tây cổ đại *Nền văn minh Hy lạp:
Ở Phương Tây, trên các vùng đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển hình thành
các thành bang (Thành phố ven biển Địa Trung Hải - Polis)
- Với những đặc điểm:
+ Khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa, ít mưa, đất đai khô cằn, ít mưa. Vì thế
công cụ bằng đồng không sử dụng được ở khu vực này
+ Cách đây khoảng 3000 năm công cụ bằng sắt được phát mình, người
dân mới có thể định cư và sinh sống tại đây
Văn minh Phương Tây hình thành muộn hơn Văn minh Phương Đông khoảng 2000 năm
Vị trí địa lí: Diện tích: Hy Lạp cổ đại: 45000 dặm vuông
+Vị trí: Hy Lạp cổ đại là cái nôi của nền văn minh Châu Âu, là một vùng đất nằm
ở Nam Âu, phía Nam bán đảo Balkans bên bờ Địa Trung Hải.
*nền văn minh La Mã: Vị trí địa lý:
- La Mã (Rôma) là tên một quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý
- Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa 19
Trung Hải, diện tích khoảng 300.000 km2, lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp
+ phía Bắc có dãy Anpơ ngăn cách bán đảo với châu Âu + phía Nam có đảo Xixin
+ phía Tây có đảo Coocxơ và đảo Xacdennhơ.
- Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã còn xâm chiếm các vùng bên ngoài,
lập thành một đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của 3 châu: Âu, Á,
Phi, bao quanh Địa Trung Hải. ● Vai trò:
Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy
Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của
những cư dân gốc du mục, cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ từ các thành bang
nhỏ bé. Do có cùng một phong cách nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh Hy-Lạp.
Khác với các quốc gia cổ đại ở phương Đông, chủ yếu được hình thành ở những
khu vực gần các con sông, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp; còn văn minh
phương Tây cổ đại được hình thành và phát triển trên những khu vực có điều kiện
tự nhiên tương đối khắc nghiệt, phức tạp – không thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Từ đó hình thành những
con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… thúc đẩy giao lưu, buôn bán
giữa các nước; đồng thời mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây
truyền bá khắp thế giới.
Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu
mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại. Đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của
chế độ chiếm nô – gắn liền với phương thức sản xuất đạt đến mức hoàn chỉnh và
cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại, đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo
những giá trị vật chất, tinh thần của nền văn minh phương Tây.
Sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khát
vọng mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Văn minh Hy-La
không chỉ đặt nền tảng vững chắc nhất cho văn minh phương Tây cổ đại phát
triển, mà còn có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát kiến vĩ đại trong
suốt chiều dài lịch sử, đồng thời đóng góp chung cho sự phát triển của nhân loại. 20