Đề cương môn Kế toán tài chính
Đề cương môn Kế toán tài chính
Môn: Quản trị chất lượng(EAUT)
Trường: Đại học Công Nghệ Đông Á
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (3TC)
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN: (NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH) CHƯƠNG 1:
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ ỨNG TRƯỚC
1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.
1.1.1. Nhiệm vụ kế toán
1.1.2. Kế toán tiền mặt.
1.1.2.1 Kế toán tiền mặt bằng đồng việt nam.
1.1.2.2 Kế toán tiền mặt bằng ngoại tệ.
1.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng.
1.1.3.1 Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng đồng việt nam.
1.1.3.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
1.1.4. Kế toán tiền đang chuyển.
1.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU.
1.2.1. Kế toán phải thu của khách hàng.
1.2.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
1.2.3. Kế toán các khoản phải thu khác.
1.2.4. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi.
1.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG VÀ TRẢ TRƯỚC.
1.3.1. Kế toán khoản tiền tạm ứng.
1.3.2. Kế toán chi phí trả trước.
1.3.3. Kế toán các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ. CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ. 2.1.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ. 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Đặc điểm
2.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
2.3. HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ.
2.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
2.4.1. Tài khoản chuyên dùng
2.4.2. Trình tự kế toán tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG.
3.1. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG.
3.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian.
3.1.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
3.2. QUỸ TIỀN LƯƠNG.
3.3. QUỸ BẢO HIỂM VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
3.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
3.4.1. Tài khoản chuyên dùng 3.4.2. Trình tự kế toán CHƯƠNG 4:
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
4.1. Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ. 1 4.1.1 Khái niệm TSCĐ 4.1.2. Đặc điểm TSCĐ
4.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ. 4.2.1. Phân loại TSCĐ. 4.2.2. Đánh giá TSCĐ.
4.3. Hạch toán chi tiết TSCĐ.
4.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ.
4.4.1. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
4.4.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê ngoài.
4.5. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.
4.5.1. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ.
4.5.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
4.5.3. Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ.
4.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ.
4.6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
4.6.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.
4.7. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn CHƯƠNG 5
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
5.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
5.1.1. Khái niệm CPSX và giá thành SP.
5.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa CPSX và giá thành SP.
5.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
5.2. PHÂN LOẠI CP SXKD VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SP.
5.2.1. Phân loại chi phí SXKD.
5.2.1.1. Phân loại chi phí SXKD theo hoạt động và công dụng kinh tế
5.2.1.2. Phân loại chi phí SXKD theo nội dung, tính chất kinh tế.
5.2.1.3. Phân loại chi phí SXKD theo công dụng kinh tế của chi phí.
5.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
5.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
5.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành.
5.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
5.3.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
5.3.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
5.3.1.2. Đối tượng tính giá thành.
5.3.2. Phương pháp tập hợp CPSX.
5.3.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp.
5.3.2.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
5.3.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
5.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
5.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
5.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
5.3.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2
5.4. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương
pháp kiểm kê định kỳ (giới thiệu). CHƯƠNG 6
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
6.1 NHIỆM VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KD
6.2 KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, HÀNG HOÁ
6.2.1 Khái niệm thành phẩm, hàng hoá.
6.2.2. Đánh giá thành phẩm, hàng hoá.
6.2.2.1. Đánh giá thành phẩm.
6.2.2.2. Đánh giá hàng hoá.
6.2.3. Hạch toán chi tiết thành phẩm, hàng hoá.
6.2.4. Kế toán tổng hợp nhập kho thành phẩm, hàng hoá.
6.2.4.1. Kế toán tổng hợp nhập kho thành phẩm, hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên.
6.2.4.2. Kế toán tổng hợp nhập kho thành phẩm, hàng hoá theo phương pháp
kiểm kê định kỳ (giới thiệu).
6.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán.
6.3 KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU
6.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng.
6.3.1.1. Khái niệm và nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng.
6.3.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.3.1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
6.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
6.3.2.1. Kế toán chiết khấu thương mại.
6.3.2.2. Kế toán doanh thu hàng đã bán bị trả lại.
6.3.2.3. Kế toán giảm giá hàng bán.
6.3.2.4. Kế toán thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp.
6.3.2.5. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
6.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
6.4.1. Kế toán chi phí bán hàng.
6.4.1.1. Nội dung chi phí bán hàng.
6.4.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.4.1.3. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
6.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
6.4.2.1. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp.
6.4.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.4.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
6.5 KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
6.5.1. Kế toán chi phí hoạt động tài chính
6.5.1.1. Nội dung chi phí hoạt động tài chính.
6.5.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.5.1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
6.5.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
6.5.2.1. Nội dung doanh thu hoạt động tài chính
6.5.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.5.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. 3
6.6 KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ THU NHẬP KHÁC
6.6.1. Kế toán chi phí khác
6.6.1.1. Nội dung chi phí khác.
6.6.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
3.6.1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
6.6.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
6.6.2.1. Nội dung thu nhập khác
6.6.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.6.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
6.7 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
6.7.1. Khái niệm, phương pháp xác định kết quả kinh doanh.
6.7.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
6.7.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. CHƯƠNG 7:
KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU, LẬP BCTC
7.1. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ .
7.1.1. Kế toán tiền vay .
7.1.2. Kế toán khoản nợ phải trả cho người bán .
7.1.3. Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước .
7.1.4. Kế toán khoản phải trả cho người lao động .
7.1.5. Kế toán chi phí phải trả .
7.1.6. Kế toán các khoản phải trả phải nộp khác .
7.1.7. Kế toán phát hành trái phiếu công ty .
7.1.8. Kế toán các khoản nhận ký quỹ, ký cược .
7.2. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU .
7.2.1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh .
7.2.2. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản .
7.2.3. Kế toán lợi nhuận chưa phân phối .
7.2.4. Kế toán cổ phiếu quỹ .
7.2.5. Kế toán các quỹ của doanh nghiệp .
7.2.6. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
7.3. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH .
3.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính .
3.1.2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính.
3.1.3. Những công việc kế toán cần làm trước khi lập báo cáo tài chính .
7.4 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH .
7.4.1. Bảng cân đối kế toán .
7.4.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán .
7.4.1.2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 -DN )
7.4.1.3 Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán .
7.4.1.4 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán
7.4.2 Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN )
7.4.2.1 Khái niệm và tác dụng của báo cáo KQKD .
7.4.2.2 Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
7.4.2.3 Cơ sở số liệu lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
7.4.2.4 Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
7.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Giới thiệu )
7.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Giới thiệu ) 4
PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ÔN TẬP
(Chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh ở DN đăng ký nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên)
1. Nguyên tắc quản lý và kế toán vốn bằng tiền
2. Trình tự kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
4. Trình tự kế toán các khoản nợ phải thu của khách hàng, phải thu khác, tạm ứng.
5. Khái niệm, đặc điểm, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
6. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ
7. Trình tự kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
8. Các hình thức tiền lương áp dụng trong doanh nghiệp. Trình tự kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương
9. Các khoản trích theo lương, nguồn hình thành và nội dung chi tiêu?
10. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại
(Nội dung nguyên giá TSCĐ và phương pháp tính nguyên giá TSCĐ)
11. Hao mòn và khấu hao TSCĐ; phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng;
12. Trình tự kế toán tăng TSCĐ do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành; Trình tự kế
toán giảm TSCĐ do thanh lý,nhượng bán và trao đổi; khấu hao, sửa chữa TSCĐ
13. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất, khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm.
14. Phương pháp tính giá thành giản đơn và hệ số; Phương pháp xác định chi phí sản
xuất dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp?
15. Nội dung và phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
16. Khái niệm và nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng; các phương thức tiêu thụ
và trình tự kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức bán trực tiếp cho khách
hàng, bán qua đại lý, ký gửi, bán trả góp.
17. Khái niệm và phương pháp kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (chiết
khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại).
18. Nội dung và phương pháp kế toán chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp;
chi phí thu nhập hoạt động tài chính; chi phí thu nhập khác.
19. Khái niệm và phương pháp xác định kết quả kinh doanh.
20. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính và phương pháp lập, đọc bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh 5
PHẦN III. BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Cho biết:
Các Doanh nghiệp trong các bài tập dưới đây đều hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, chịu thuế GTGT đầu ra theo phương
pháp khấu trừ thuế
Bài số 01:
Công ty A là một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
I-Số dư TK 111 (1111) tại thời điểm 01/01/N là 130.000.000 đ
II- Trong tháng 01/N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1) Mua 1 máy vi tính bằng tiền mặt, số tiền; 19.800.000đ (Trong đó; thuế GTGT:
1.800.000đ Phiếu chi kèm theo hoá đơn - số 01 ngày 02/01/N).
2) Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ: 230.000.000đ (Phiếu thu 01 - ngày 04/01/N).
3) Tạm ứng chi ông Hải (Cán bộ quản lý) đi công tác: 12.000.000đ (Phiếu chi 02 - ngày 08/01/N)
4) Tạm ứng lương đợt một tháng 01/N:135.000.000đ(Phiếu chi số 03 ngày 12/01/N)
5) Công ty B thanh toán tiền mua hàng kỳ trước bằng tiền mặt, sô' tiền 66.000.000đ
(Phiếu thu số 02, ngày 17/01/N).
6) Mua 1 số công cụ nhập kho bằng tiền mặt, số tiền: 9.900.000đ (trong đó: thuế
GTGT: 900.000đ - Phiếu chi kèm theo hoá đơn - số 04 ngày 25/1/N).
7) Ông Hải (cán bộ quản lý) thanh toán tạm ứng số tiền đã chi là 10.500.000d (Trong
đó: thuế GTGT: 500.000đ - kèm theo hoá đơn và giấy đi đường), số chưa chi ông
Hải nộp trả quỹ bằng tiền mặt: …(Phiếu thu Số 03 ngày 27/1/N)
8) Ngày 28/01, phiếu thu số 04, xuất kho 5.000kg đường kính trắng bán cho công ty
K, giá bán chưa có thuế GTGT là 20.000đ/kg, thuế GTGT 10%, giá xuất kho
15.000đ/kg. Thu tiền mặt nhập quỹ.
9) Ngày 29/01, phiếu chi 05, chi tiền mặt trả nợ tiền hàng tháng trước cho công ty Hoà Phát 8.200.000đ
10) Ngày 25, phiếu chi 06, chi phí quảng cáo sản phẩm phát sinh bằng tiền mặt 4.200.000đ
III- Yêu cầu : Nêu tên các chứng từ kế toán cần lập hoặc thu thập để hoàn thành các
NVKT phát sinh trên và lập định khoản kế toán?
Bài số 02: Doanh nghiệp A là 1 đơn vị kinh doanh thương mại, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
I- Số dư tài khoản 112 tại thời điểm 01/02/N là: 2.450.000.000đ.
II- Trong tháng 02/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1) Mua 1 máy tính xách tay bằng chuyển khoản, số tiền; 22.000.000đ (trong đó: thuế
GTGT: 2.000.000đ (giấy báo Nợ ngày 02/02/N).
2) Công ty X chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng tháng trước số tiền:
140.000.000đ (giấy báo Có ngày 08/02/N). 6
3) Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ, số tiền 320.000.000đ (phiếu thu số 20 ngày 12/02
kèm giấy báo Nợ ngày 12/02/N).
4) Chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng tháng trước, số tiền 240.000.000đ (giấy báo Nợ ngày 17/02/N).
5) Chuyển khoản góp vốn thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát số tiền
2.100.000.000đ (báo Nợ ngày 22/02/N) ; Cơ sỏ kinh doanh này dự kiến có thòi
gian hoạt động là 15 năm.
6) Chuyển khoản mua hàng hoá nhập kho, số tiền là 220.000.000đ (thuế GTGT:
20.000.000đ), (giấy báo Nợ ngày 24/02/N).
7) Chuyển khoản số tiền: 150.000.000đ mua trái phiếu xây dựng Tổ quốc kỳ hạn 5
năm từ 27/02/N đến 27/02/N+5 (giấy báo Nợ ngày 27/2)
8) Ngày 28, chuyển tiền gửi ngân hàng đặt trước cho công ty K để mua vật liệu, số
tiền 15.000.000đ (Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng)
III.Yêu cầu: Nếu tên các chứng từ kế toán cần lập hoặc thu thập để hoàn thành các
NVKT phát sinh trên và lập định khoản kế toán?
Bài số 03: Công ty B có tình hình sau:
I. Số dư đầu tháng tháng 09/20N của tài khoản 131 là 120.000.000 đồng
Trong đó: Phải thu của công ty A là 50.000.000đ
Phải thu của công ty B là 70.000.000đ
II. Trong tháng 09 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 02, xuất kho 2.000kg kẹo hoa quả bán cho doanh nghiệp Tiến Thành, giá
bán chưa có thuế là 12.000đ/kg, thuế GTGT 10%, giá xuất kho 9.000đ/kg, chưa thu tiền.
2. Ngày 05, xuất 8.000kg đường kính trắng bán cho công ty B, giá bán chưa có
thuế là 10.000.000đ/kg, thuế GTGT 10%, giá xuất kho 7.000đ/kg. Thanh toán bằng
chuyển khoản sau 12 ngày.
3. Ngày 10, Công ty B thanh toán toàn bộ tiền hàng cho doanh nghiệp X bằng tiền
mặt ở nghiệp vụ (2). Do thanh toán trước hạn doanh nghiệp X cho công ty B hưởng chiết
khấu bằng 1% trên tỷ lệ doanh thu trừ vào số nợ phải trả. Số còn lại doanh nghiệp thu tiền mặt nhập quỹ.
4. Ngày 12, nhận tiền đặt trước của khách hàng Z bằng tiền mặt là 4.250.000đ
5. Ngày 18, công ty A thanh toán nợ cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản (Đã
nhận được giấy báo Có của ngân hàng)
III. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài số 04:
I. Số dư đầu tháng 09 năm 20N của TK 133 (1331) là 50.000.000 đồng.
II. Trong tháng 09 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 02, mua vật liệu của công ty M về nhập kho, số tiền trên hoá đơn GTGT: tiền
hàng 75.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
2. Ngày 05, xuất kho thành phẩm bán cho công ty K, doanh thu chưa có thuế là
150.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 5%, chưa thu tiền, giá trị thành phẩm xuất kho là 120.000.000đ 7
3. Ngày 06, mua vật liệu của công ty Z về nhập kho, giá hoá đơn 115.000.000đ, thuế
GTGT thuế suất 10%, thanh toán bằng chuyển khoản thời hạn 10 ngày.
4. Ngày 08, phát hiện ra số vật liệu mua của công ty Z, có một lô không đảm bảo chất
lượng, doanh nghiệp đã lập biên bản gửi trả công ty đó. Số vật liệu trị giá 20.000.000đ
5. Ngày 12, thuê đài truyền hình đăng quảng cáo sản phẩm, theo hoá đơn phí quảng cáo
là 2.000.000đ, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
6. Ngày 20, doanh nghiệp mua một xe ô tô vận tải về dùng đồng thời cho mặt hàng chịu
thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Giá mua ghi trên hoá đơn, tiền hàng là
300.000.000đ, thuế GTGT 5%. Thanh toán bằng chuyển khoản sau 10 ngày.
7. Ngày 25, bán cho công ty H thành phẩm A, doanh thu chưa có thuế GTGT là
200.000.000đ, thuế GTGT thuế suất 10%. Giá trị thành phẩm xuất kho là 160.000.000đ.
Thanh toán bằng chuyển khoản sau 7 ngày.
8. Ngày 26, bán cho công ty Hưng Thịnh một lô thành phẩm, số tiền theo hoá đơn: tiền
hàng 210.000.000đ. Tổng tiền thanh toán là 210.000.000đ chưa thu tiền
III- Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán các NVKT phát sinh trên?
2. Xác định số thuế GTGT còn được khấu trừ tiếp hoặc phải nộp tháng 9/ 20N?
Bài số 05:
I. Số dư đầu tháng 09 năm 20N của TK 141 (anh Hải) là 1.000.000 đồng.
II. Trong tháng 09 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 03, chi tiền mặt tạm ứng cho anh Hải đi công tác số tiền là 3.000.000đ
2. Ngày 05, tạm ứng tiền mặt cho chị Hằng đi mua văn phòng phẩm số tiền 4.000.000đ
3. Ngày 10, Chị Hằng thanh toán tiền tạm ứng đã duyệt mua văn phòng phẩm như sau:
- Giấy A0: 200 tờ x 8.000đ/tờ = 1.600.000đ
- Bút dạ: 20 hộp x 30.000đ/hộp = 600.000đ Thuế GTGT 10%
Số tiền còn lại chị Hằng nhập quỹ.
4. Ngày 20, anh Hải chi tiền đi công tác hết 2.500.000đ, số tiền còn lại được trừ vào lương tháng 9. III- Yêu cầu:
1. Nêu tên các chứng từ kế toán cần thiết để hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài số 06:
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán như sau: Tài khoản 1111 120.000.000đ Tài khoản 1121 350.000.000đ
Tài khoản 131(Công ty A) nợ tiền hàng tháng trước 35.000.000đ Tài khoản 331(Công ty B) 65.000.000đ Tài khoản 333 19.000.000đ
II. Trong tháng 09/20N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 8
1. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho NS Nhà nước bằng chuyển khoản số tiền
19.000.000đ (Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng)
2. Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho người lao động 35.000.000đ
3. Công ty A trả nợ tiền mua hàng tháng trước bằng chuyển khoản là 35.000.000đ (Đã
nhận được giấy báo Có của ngân hàng)
4. Mua một dây chuyền sản xuất, giá mua theo hoá đơn là 120.000.000đ, thuế GTGT
10%, DN thanh toán 30.000.000đ bằng tiền mặt, số còn lại hẹn thanh toán sau 6 ngày.
Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là 150.000đ.
5. Doanh nghiệp trả nợ tiền hàng tháng trước cho công ty B bằng chuyển khoản số tiền là
65.000.000đ (Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng)
6. Chi phí hội nghị khách hàng bằng tiền mặt là 2.500.000đ
7. Xuất quỹ tiền mặt trả tiền điện, nước, điện thoại cho doanh nghiệp:
+ Bộ phận bán hàng là 2.500.000đ, thuế GTGT 10%
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp là 3.800.000đ, thuế GTGT 10%
9. Xuất kho 1.000 kg đường bán cho công ty Hải Hà, giá bán là 10.000đ/kg, thuế GTGT
5%, giá xuất kho 7.000đ/kg. Thanh toán bằng chuyển khoản sau 15 ngày.
10. Chi tiền mặt thuộc quỹ phúc lợi để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, số tiền 11.200.000đ III- Yêu cầu:
1. Nêu tên các chứng từ kế toán cần thiết để hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài số 07:
Ở DN A sản xuất bánh kẹo hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có tình hình như sau: Đơn vị tính (1000đ)
I/ Tình hình đầu kỳ: Tồn kho 1000kg vật liệu A, đơn giá 25/kg
II/ Trong tháng 09/20N, vật liệu A biến động như sau:
1. Ngày 03, xuất 600kg vật liệu A để sản xuất bánh
2. Ngày 07, thu mua nhập kho 1.600kg vật liệu A của công ty N, giá mua ghi trên
hoá đơn là 44.000 (Thuế là 4.000). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền
mặt 360. Thanh toán bằng chuyển khoản sau 10 ngày.
3. Ngày 15, xuất 500kg vật liệu A để tiếp tục sản xuất bánh
4. Ngày 24, xuất 1.100kg vật liệu A cho sản xuất bánh
5. Ngày 28, thu mua nhập kho 400kg vật liệu A của công ty N, giá mua chưa có
thuế GTGT là 25/kg. Thuế suất GTGT là 10%. Thanh toán bằng tiền mặt.
III/ Yêu cầu: Tính giá thực tế của vật liệu A nhập, xuất kho trong kỳ theo các phương pháp
- Phương pháp giá bình quân gia quyền gồm:
+ Giá bình quân cuối kỳ dự trữ
+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
- Phương pháp nhập trước, xuất trước 9
Bài số 08: Tại doanh nghiệp X – kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 12/N có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua không thuế GTGT:
500.000.000, thuế GTGT: 50.000.000. Vật liệu nhập kho thiếu chưa rõ nguyên nhân theo
giá không thuế GTGT: 10.000.000
2. Mua công cụ dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua không thuế GTGT
45.000.000, thuế GTGT 4.500.000, nhập kho đủ.
3. Nhập kho số nguyên vật liệu đang đi đường từ cuối tháng trước trị giá: 220.000.000
4. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt, giá mua không thuế GTGT 25.000.000, thuế
GTGT 2.500.000, vật liệu đưa ngay vào sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
5. Xuất kho nguyên vật liệu theo giá thực tế:
+ Dùng cho sản xuất sản phẩm: 280.000.000
+ Dùng cho quản lý sản xuất: 5.000.000 + Dùng cho bán hàng: 8.500.000
+ Dùng cho quản lý doanh nghiệp: 10.000.000
6. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 100% theo giá thực tế:
+ Dùng cho sản xuất sản phẩm: 25.000.000
+ Dùng cho quản lý sản xuất: 5.000.000
+ Dùng cho bán hàng: 2.000.000
7. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 50% trong 2 năm tài chính theo giá thực tế
+ Dùng cho sản xuất: 80.000.000
+ Dùng cho quản lý doanh nghiệp: 30.000.000
8. Phân xưởng sản xuất chính báo hỏng một số công cụ dụng cụ đã xuất dùng từ năm N-
2; giá thực tế của số công cụ dụng cụ báo hỏng là: 50.000.000; phế liệu thu hồi nhập kho
trị giá 500.000. Thời gian sử dụng 36 tháng.
Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài số 09
I- Số dư đầu tháng 09 năm 20N của một số tài khoản như sau: TK 1111 290.000.000đ TK 1121 640.000.000đ
II- Trong tháng 09/20N, ở doanh nghiệp X có tình hình như sau:
1. Ngày 02, tiền lương chính phải thanh toán cho người lao động theo bảng thanh toán lương:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 150.000.000đ
- Cán bộ quản lý phân xưởng 15.000.000đ - Nhân viên bán hàng: 10.000.000đ
- Cán bộ quản lý doanh nghiệp 25.000.000đ
Các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ hiện hành (giả sử lương thực tế bằng lương
trích các khoản theo lương)
3. Ngày 08, trong doanh nghiệp có 1 số công nhân bị ốm được chi trả theo chế độ bảo hiểm là 1.500.000đ. 10
4. Ngày 16, Chi lương kỳ 1 cho người lao động 100.000.000 bằng chuyển khoản
5. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
cho công đoàn cấp trên (đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng)
6. Ngày 30, xuất quỹ tiền mặt trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động trong tháng.
7. Ngày 30,Tính toán số lương còn lại phải trả người lao động và xuất quỹ tiền mặt trả
nốt tiền lương cho người lao động
III, Yêu cầu: Xác định các chứng từ cần thiết để hoàn thành các NVKT phát sinh trên và định khoản?
Bài số 10:
I- Doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sản
xuất khép kín đăng ký nộp theo GTGT theo phương pháp khấu trừ, tháng 9 năm 20N có
tình hình về TSCĐ như sau:
1. Ngày 06 DN mua thiết bị của hệ thống sản xuất nước hoa quả đã đưa ngay vào lắp
đặt, giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế là 200.000.000 đ, thuế GTGT 10%, đã thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng; Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử phải trả cho công
ty lắp máy H theo hoá đơn là 2.200.000 đ; trong đó gồm cả thuế GTGT là 10%. Ngày
21, Hệ thống thiết bị đã hoàn thành, bàn giao cho xưởng chế biến sử dụng. Đầu tư
bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, tỷ lệ khấu hao 10%
2. Ngày 10, phát hiện mất 02 đóng gói sản phẩm đang dùng trong xưởng sản xuất,
nguyên giá 60.000.000 đ/chiếc, đã khấu hao 40.000.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 10%, chưa
xác định được nguyên nhân.
3. Ngày 15, Thanh lý một máy phát điện đang ở phân xưởng điện của DN, nguyên giá
76.000.000 đồng, đã hao mòn 53.000.000 đồng, Tỷ lệ khấu hao 10%, chưa xác định được nguyên nhân.
4. DN thông báo xác định, nguyên nhân mất 2 máy đóng gói sản phẩm là do bảo vệ vô
trách nhiệm và theo quyết định của Giám đốc toàn bộ giá trị thiệt hại do ông Nguyễn Văn
A đội trưởng đội bảo vệ phải bồi thường và trừ dần vào lương hàng tháng, mỗi tháng
4.000.000 đồng, bắt đầu trừ từ tháng 9/20N.
5- Ngày 18, Nhượng bán 1 xe ôtô vận tải cho đơn vị B. Giá thoả thuận 250.000.000đồng,
thuế GTGT là 10%, thanh toán bằng chuyển khoản (Đã nhận được giấy báo của ngân hàng), tỷ lệ khấu hao 10%
- Nguyên giá 480.000.000đồng
- Hao mòn luỹ kế 300.000.000đồng
- Chi phí bàn giao bằng tiền mặt là 5.000.000đồng
6- Ngày 20, Bộ phận XDCB của doanh nghiệp bàn giao sử dụng nhà trẻ cơ quan, giá trị
bàn giao 150.000.000đ (đầu tư bằng quỹ phúc lợi).Tỷ lệ hao mòn 8% 11
7- Ngày 15, Mua và bàn giao sử dụng một ô tô vận tải của xí nghiệp M, thanh toán bằng
chuyển khoản, giá mua chưa có thuế là 500.000.000đ, thuế GTGT là 10%, lệ phí trước bạ
phải nộp 2% giá thanh toán; Chi phí chạy thử, bàn giao bằng tiền mặt 15.000.000đồng (ô
tô được mua sắm bằng vốn đầu tư XDCB). Tỷ lệ khấu hao 10%
8. Ngày 20 Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao sử dụng một nhà kho chứa sản
phẩm ở bộ phận sản xuất, đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tổng trị
giá công trình được quyết toán là: 120.000.000 đ. tỷ lệ khấu hao 6%
9. Ngày 24, DN nhập trực tiếp một máy ép nước hoa quả cho xưởng chế biến, giá mua tại
cửa khẩu là 20.000 usd, (đã thanh toán bằng USD, tỷ giá thanh toán 1USD = 23.000đ);
Thuế nhập khẩu phải nộp 30%, Thuế GTGT phải nộp 10%, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
chạy thử đã chi 3.000.000 đ. Tất cả đã thanh toán bằng chuyển khoản, tỷ lệ khấu hao
12%. TSCĐ được đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển
10. Ngày 30, mua và bàn giao sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, giá mua 120.000.000đ
II- Yêu cầu: Nêu tên các chứng từ kế toán cần lập và thu thập để hoàn thành các nghiệp
vụ KTPS trên và định khoản?
Bài số 11:
Doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sản
xuất khép kín đăng ký nộp theo GTGT theo phương pháp khấu trừ, tháng 9 năm 20N có tình hình sau:
1. Chở sản phẩm đi bán, chi phí vận chuyển bằng tiền mặt là 560.000đ
2. Tiền điện phải trả công ty điện lực hà tây:
+ Bộ phận QLDN: 3.200.000đ, thuế GTGT 10%
+ Bộ phận QLPX: 15.000.000đ, thuế GTGT 10%
+ Bộ phận QLBH: 3.800.000đ, thuế GTGT 10%
3. Mua hương liệu của công ty Thiên Bình về nhập kho, số lượng 150kg, giá mua chưa có
thuế GTGT là 300.000đ/kg, thuế GTGT 10%. Thanh toán bằng chuyển khoản sau 10
ngày. Chi phí vận chuyển hương liệu về kho chi bằng tiền mặt là 200.000đ
4. Chi phí hội nghị khách hàng bằng tiền mặt là 12.600.000đ
5. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng là 300.000.000đ
6. Trả nợ tiền mua hàng tháng trước cho công ty Đức Thịnh là 133.600.000đ bằng chuyển
khoản (Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng)
7. Công ty Z đặt tiền trước để mua hàng doanh nghiệp đã nhập quỹ tiền mặt, số tiền 5.000.000đ
8. Xuất quỹ tiền mặt cho công ty S vay thời hạn 15 ngày, số tiền 10.000.000đ, không lấy lãi.
9. Chi phí hội họp doanh nghiệp bằng tiền mặt là 13.200.000đ
Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên? 12
Bài số 12:
Tại doanh nghiệp X- kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1. Mua chịu của công ty B một số nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm A,
giá mua chưa thuế GTGT 10% là 3500.000.000
2. Xuất kho nguyên vật liệu theo giá thực tế:
- Dùng cho sản xuất sản phẩm: 450.000.000
- Dùng cho quản lý sản xuất: 20.000.000
- Dùng cho quản lý doanh nghiệp: 15.000.000
3. Tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng, phân bổ cho: - Sản xuất sản phẩm: 300.000.000
- Chi phí quản lý xưởng sản xuất 30.000.000 - Chi phí bán hàng: 10.000.000
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 40.000.000
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp theo
chế độ quy định (giả sử tiền lương cơ bản bằng tiền lương thực tế).
4. Mua 1 số dụng cụ đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua không thuế GTGT
30.000.000, thuế GTGT 10%, dùng ngay cho phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp, phân bổ 50%,
5. Bộ phận bán hàng báo hỏng một số công cụ dụng cụ loại phân bổ 50%, đã xuất dùng
từ năm N-2; giá thực tế của số công cụ dụng cụ báo hỏng là: 15.000.000; phế liệu thu
bán thu tiền mặt nhập quỹ là 500.000
6. Mua 1 phần mềm kế toán bằng tiền gửi ngân hàng thuộc quỹ đầu tư phát triển, giá
mua chưa thuế GTGT 34.000.000, thuế GTGT 5%
7. Bán thiết bị đang dùng cho sản xuất, nguyên giá: 250.000.000, số đã khấu hao:
150.000.000, giá bán thuế GTGT: 120.000.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền
8. Xuất kho thành phẩm bán chịu cho công ty K, giá hóa đơn chưa gồm thuế GTGT 10%
400.000.000, chi phí vận chuyển thành phẩm đi bán đã chi bằng tiền mặt 2.200.000, đã
gồm thuế GTGT 10%, giá xuất kho 300.000.000
Yêu cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài số 13
Tại doanh nghiệp A- hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 12/N có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :
1. Mua chịu một số vật liệu của công ty B, giá mua không thuế GTGT: 600.000.000, thuế GTGT
10%. Vật liệu nhập kho thiếu chưa rõ nguyên nhân theo giá chưa thuế GTGT: 20.000.000
2. Mua công cụ dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua không thuế GTGT 140.000.000,
thuế GTGT 10%, dùng ngay cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, loại phân bổ 14 tháng.
3. Tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng,phân bổ cho: - Sản xuất sản phẩm: 700.000.000
- Chi phí quản lý xưởng sản xuất 20.000.000 13 - Chi phí bán hàng: 9.000.000
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 28.000.000
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ quy
định (giả sử tiền lương cơ bản bằng tiền lương thực tế).
4. Xuất kho thành phẩm bán chịu cho công ty K, giá bán chưa thuế GTGT 900.000.000, thuế
GTGT 10%, giá xuất kho 700.000.000
5. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 30 tháng theo giá thực tế
+ Dùng cho sản xuất: 130.000.000
+ Dùng cho quản lý doanh nghiệp: 30.000.000
6. Mua 1 TSCĐ vô hình bằng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển, giá mua không thuế GTGT 35.000.000
7. Nhượng bán 1 TSCĐ hữu hình đang dùng phòng bán hàng, nguyên giá: 600.000.000, số đã
khấu hao: 200.000.000, giá bán không thuế GTGT: 350.000.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền
8. Khách hàng K chuyển khoản trả toàn bộ số tiền đã mua hàng ở NV 4, đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng
9. Chuyển khoản trả lương cho người lao động theo số tiền đã tính toán ở NV 3
10. Xuất quỹ tiền mặt giao tạm ứng cho anh Ba đi công tác, số tiền 15.000.000
Yêu cầu: Nêu tên chứng từ kế toán cần thiết và Lập định khoản kế toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sính trên?
Bài số 14: Tại doanh nghiệp X (hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chuyên sản xuất sản
phẩm A) trong tháng 1/N có tài liệu sau: (đơn vị tính nghìn đồng)
I – Số dư đầu tháng của Tài khoản 154 là 425.000
II – Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1- Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm: 1.500.000, dùng cho quản lý
sản xuất: 18.000, dùng cho bán hàng: 65.000, dùng cho quản lý doanh nghiệp: 20.000.
2. Xuất kho thành phẩm bán cho công ty x, giá xuất kho 900.000; giá bán chưa thuế
GTGT 1.200.000, đã thu tiền gửi ngân hàng 50%
3. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần theo giá thực tế:
- Dùng cho hoạt động sản xuất: 150.000
- Dùng cho quản lý doanh nghiệp: 30.000
4. Tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng:
- Tiền lương công nhân sản xuất: 760.000
- Tiền lương nhân viên quản lý sản xuất: 60.000
- Tiền lương nhân viên bán hàng: 30.000
- Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 50.000 14
5. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
6. Tiền điện, nước phải trả theo giá không thuế GTGT: 135.000, thuế GTGT 10%. Trong
đó: dùng cho sản xuất: 100.000, dùng cho bán hàng: 17.000, dùng cho quản lý doanh nghiệp: 18.000.
7. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng:
- Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng: 370.000
- Khấu hao trụ sở công ty và thiết bị quản lý: 30.000
8. Các chi phí khác bằng tiền mặt: - Dùng cho sản xuất: 25.500
- Dùng cho bán hàng (quảng cáo …): 22.000
- Dùng cho quản lý doanh nghiệp: 32.000
9. Cuối tháng kết chuyển hết chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm A.( biết rằng
Chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng đánh giá được là: 60.000
10. Trong tháng hoàn thành 2.000 sản phẩm A; trong đó nhập kho 50%, còn 50% gửi ra quầy đại lý bán.
III-Yêu cầu: Nêu tên chứng từ kế toán cần thiết và Lập định khoản kế toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sính trên?
Bài số 15: Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tiến hành sản xuất
sản phẩm Q. Trong kỳ tính giá tháng 12 năm N, có tài liệu kế toán như sau: (đơn vị
tính: Nghìn đồng)
I - Số dư đầu kỳ của tài khoản: TK154: (SXSP Q) 480,000
II - Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1- Xuất kho nguyên liệu chính dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 2.800.000
2- Mua chịu của công ty X vật liệu phụ giá mua chưa thuế GTGT 10% là 280.000,
dùng trực tiếp sản xuắt sp Q là 250.000, dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 30.000.
3- Xuất kho 84.000 công cụ dụng cụ, sử dụng cho bộ phận sản xuất, công cụ dụng cụ
này thuộc loại phân bổ 2 lần
4- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 535.000, cho bộ
phận quản lý phân xưởng là 65.000, các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ quy định hiện hành.
5- Trích khấu hao TSCĐ trực tiếp sản xuất sản phẩm Q là 60.000, cho bộ phận quản lý phân xưởng là 25.000.
6- Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại dùng cho phân xưởng chưa thanh toán cho nhà
cung cấp là 48.000, thuế GTGT 10%. 15
7- Các chi phí khác phát sinh tại phân xưởng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là
66.000, đã gồm thuế GTGT 10%.
8- Hoàn thành 10.000 sản phẩm Q, nhập kho ½, còn ½ giao bán thẳng cho công ty K
với giá bán bằng 1,4 giá thành, chưa thu tiền. Không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phế
liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập kho phế liệu ước tính là 56.750.
9- Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền điện nước cho người cung cấp, số tiền 66.000
10- Công ty K chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng đã mua ở nv 8
III- Yêu cầu:
1- Nêu tên chứng từ cần lập và thu thập để hoàn thành các NVKT phát sinh trên?
2- Tính toán và lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó?
Bài số 16: Tại doanh nghiệp X- kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 12/2022 có các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh sau: (đơn vị tính đồng)
1. Mua chịu một số vật liệu của công ty B, giá mua không thuế GTGT: 280.000.000,
thuế GTGT 10%. Vật liệu nhập kho thiếu chưa rõ nguyên nhân theo giá chưa thuế GTGT: 10.000.000
2. Mua công cụ dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua không thuế GTGT 50.000.000,
thuế GTGT 10%, dùng ngay cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, loại phân bổ 25 tháng.
3. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu dùng ngay vào sản xuất, giá mua chưa thuế GTGT 23.000.000, thuế GTGT 10%.
4. Tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng: 350.000.000, trong đó:
- Lương của công nhân sản xuất sản phẩm: 250.000.000
- Lương của cán bộ, nhân viên quản lý xưởng sản xuất: 15.000.000
- Lương của nhân viên bán hàng; 5.000.000
- Lương của nhân viên quản lý DN: 30.000.000
Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành (giả sử tiền lương cơ bản bằng tiền lương thực tế).
5. Xuất kho nguyên vật liệu theo giá thực tế: 220.000.000, dùng cho: - Sản xuất sản phẩm: 190.000.000
- Dùng chung cho xưởng sản xuất: 15.000.000 - Dùng cho bán hàng: 10.000.000 - Dùng cho quản lý DN: 5.000.000
6. Xuất kho thành phẩm bán chịu cho công ty K, giá bán chưa thuế GTGT 360.000.000, thuế
GTGT 10%, giá xuất kho 250.000.000 Phiếu xuất kho
7. Tính trợ cấp ốm đau phải trả cho người lao động trong tháng là: 21.000.000
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm XH, hồ sơ bệnh án
8. Xuất kho thành phẩm bán cho công ty K đã thu tiền gửi, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là
520 000.000, giá xuất kho 380.000.000
9. Mua 1 phần mềm kế toán bằng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển, giá mua không thuế GTGT 35.000.000
10. Nhượng bán 1 ô tô đang dùng phòng bán hàng, nguyên giá: 750.000.000, số đã 16
khấu hao: 250.000.000, giá bán chưa thuế GTGT: 510.000.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền Yêu cầu:
1- Nêu tên chứng từ cần lập và thu thập để hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2- Tính toán và lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó?
Bài số 17:
Doanh nghiệp X (hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; tính giá
thực tế của sản phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước; đăng ký nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ; sản phẩm của doanh nghiệp là dứa hộp, nước ngọt (chịu
thuế GTGT theo thuế suất 10%) và dứa quả tươi, trong tháng 09 năm 20N có tình hình sau:
I- Số dư đầu tháng 09 của một số tài khoản:
1- TK 133 (1331): 18.500.000 đồng
2- TK 155 (theo giá thực tế): 1040.000.000 đồng, trong đó:
- Dứa hộp: 16.000 hộp * 40.000 đ/hộp = 640.000.000 đ
-Nước ngọt: 2.000 thùng* 200.000đ/thùng = 400.000.000 đ
II- Trong tháng 09 năm 20N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1- Ngày 05, chuyển tiền gửi ngân hàng nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế cho đơn vị
K theo thông báo là 1.000.000 đồng.
2- Ngày 09, nhập kho thành phẩm số sản phẩm hoàn thành sản xuất:
- Dứa hộp: 30.000 hộp, giá thành sản xuất tạm tính: 40.000đ/hộp
- Nước ngọt: 5.000 thùng, giá thành sản xuất tạm tính: 200.000.đ/thùng
3- Ngày 10, xuất kho thành phẩm bán cho công ty thực phẩm Nam Hà: 20.000 hộp dứa,
giá bán chưa có thuế GTGT 60.000 đ/hộp, chưa thu tiền.
4- Ngày 17, mua chịu của công ty vật tư N về nhập kho: Vỏ hộp dứa: 100.000 chiếc, giá
chưa thuế GTGT: 3.000đ/chiếc, thuế suất thuế GTGT 10%
5- Ngày 20, DN nộp thuế thu nhập DN tạm nộp của tháng trước bằng TGNH số tiền là: 50.000.000đ
6- Ngày 21, mua 10 chiếc xe đẩy chuyên dùng cho xưởng sản xuất, nhập kho, giá chưa
có thuế GTGT: 2.500.000 đồng/chiếc, thuế GTGT tính theo thuế suất 10%. Đã thanh toán bằng tiền mặt.
7- Ngày 22, xuất kho thành phẩm 20.000 hộp dứa bán chịu cho công ty thương mại M,
giá bán chưa có thuế GTGT 60.000 đồng/hộp, thời hạn thanh toán 10 ngày.
8- Ngày 26, do công ty thương mại M thanh toán trước hạn toàn bộ tiền dứa hộp mua
ngày 22 qua ngân hàng. Do thanh toán trước hạn nên doanh nghiệp quyết định sẽ thưởng
cho công ty thương mại M số tiền 2.000.000 đồng. III- Yêu cầu:
1/ Nêu tên các chứng từ kế toán cần thiết để hoàn thành các nghiệp vụ trên
2/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài số 18:
Ở doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng có tình hình như sau:
1. Xuất kho thành phẩm gửi bán cho công ty LIKA theo hợp đồng: 17
Sản phẩm A 10.000kg, giá xuất kho 80.000đ/kg, giá bán chưa có thuế 100.000đ/kg, thuế suất GTGT 10%.
Sản phẩm B 15.000kg, giá xuất kho 120.000đ/kg, giá bán chưa có thuế 150.000đ/kg, thuế suất GTGT 10%.
2. Xuất kho giao cho đại lý Hoa Mai 15.000kg sản phẩm A, giá xuất kho 80.000đ/kg, giá
bán chưa có thuế 100.000đ/kg, thuế GTGT 10%.
3. Công ty LIKA chuyển tiền để trả cho doanh nghiệp gồm số tiền hàng + thuế GTGT của
9.500kg sản phẩm A và 15.000kg sản phẩm B. Kế toán tính tiền trên giấy báo của ngân
hàng để ghi sổ còn 500kg sản phẩm A do không đảm bảo chất lượng nên công ty LIKA đã
trả lại cho doanh nghiệp, đã làm thủ tục nhập kho.
4. Đại lý Hoa Mai chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền hàng của 15.000kg sản phẩm A theo
hợp đồng sau khi trừ đi 1% hoa hồng đai lý tính trên doanh thu
5. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ tiền mua vật tư cho công ty B số tiền: 200.000.000đ.
6. Thuế môn bài tập phải nộp là: 6.000.000 đ
7. Tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%.
8. Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đã tính ở nghiệp vụ 8 bằng tiền gửi ngân hàng.
9. Trong tháng giả sử không có nghiệp vụ phát sinh nào thêm, cuối tháng kế toán thực hiện
các bút toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu:
1. Nêu tên các chứng từ kế toán cần thiết để hoàn thành các nghiệp vụ trên?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên?
Bài số 19:
Trích tài liệu của doanh nghiệp B như sau: (Hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên) (đơn vị: 1000 đồng).
Số lượng thành phẩm A tồn kho đầu tháng 9: 10.000 thành phẩm A.
Số dư đầu tháng 9 của một số TK: TK 155: 400.000. ( sp A) TK 112: 975.000. TK 421: 84.000 (Dư có)
Trong tháng 9 có các tài liệu sau:
1. Nhập kho 10.000 sản phẩm A từ sản xuất tổng giá thành thực tế: 440.000.
2. Xuất kho thành phẩm A bán trực tiếp cho công ty H: 6.000 thành phẩm A, đơn giá
hóa đơn chưa gồm thuế GTGT 10% là 60, chưa thu tiền.
3. Doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng, nhà máy X chuyển trả trước số tiền 80.000.
4. Doanh nghiệp xuất kho 5.000 thành phẩn A bán trực tiếp cho đơn vị K. đơn giá
bán chưa thuế GTGT 10% là 60/sp; doanh nghiệp đã nhận được tiền theo giấy báo có của
ngân hàng, đơn vị K đã thanh toán toàn bộ số tiền.
5. Doanh nghiệp xuất kho giao bán trực tiếp cho đơn vị Z 3.000 thành phẩm A, đơn
vị Z đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu tiền (đơn giá bán chưa có thuế GTGT 65).
6. Doanh nghiệp xuất kho giao bán trực tiếp cho nhà máy X 5.000 thành phẩm A, 18
tổng số tiiền thanh toán là: 330.000
7. Chi phí bán hàng trong tháng tập hợp được 155.000
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập được 100.000.
9. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 19.500.
10. Xác định kết quả kinh doanh tháng 9/20N của DN ? Biết thuế TNDN phải nộp
theo thuế suất 20%. Và DN chuyển TGNH nộp đủ các loại thuế tính được.
11. Số lợi nhuận sau thuế TNDN tháng 8 còn lại và số lợi nhuận thu được tháng 9,
doanh nghiệp tạm trích quĩ đầu tư phát triển quí III là 30%, quĩ dự phòng tài chính 25%, quĩ
khen thưởng và phúc lợi: 25%. Yêu cầu:
1. Nêu tên các chứng từ kế toán cần thiết để hoàn thành các nghiệp vụ trên?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên? Ghi chú:
- Thành phẩm xuất kho tính theo giá thực tế bình quân gia quyền cuối tháng
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; thuế suất thuế GTGT 10 %
Bài số 20:
Tại doanh nghiệp B (hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình sau
I – Số dư đầu kỳ của các TK kế toán quý I/N như sau: (Đơn vị: 1000đ) TK 111 : 1.000.000 TK 331 : 150.000 TK 112 : 2.000.000 TK 334 : 60.000 TK 152 : 2.500.000 TK 311 : 100.000 TK 157 : 1.200.000 TK 414 : 60.000 TK 131 (Dư Nợ) : 1.500.000 TK 331(Dư Nợ) : 70.000 TK 154 : 800.000 TK 421 : 100.000 TK 211 17.000.000 TK 411 : X :
II – Các nghiệp vụ phát sinh trong quý:
1 – Xuất kho vật liệu để chế tạo sản phẩm 500.000; cho phân xưởng 20.000, cho quản lý DN 15.000.
2 – Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho CNVC trong kỳ:
- Cho công nhân trực tiếp sản xuất 650.000
- Cho nhân viên phân xưởng 40.000 - Cho nhân viên QLDN 60.000
3 – Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4 – Trích KHTSCĐ ở phân xưởng 122.000, ở bộ phận QLDN 73.000
5 – Người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng ở kỳ trước bằng chuyển khoản.
6 – Số hàng gửi bán kỳ trước đã được người mua chấp nhận với giá chưa thuế GTGT là 1.700.000, thuế GTGT 10%.
7 – Nhập kho thành phẩm đã hoàn thành theo giá thành thực tế 800.000. 19
8 – Xuất bán trực tiếp tại kho thành phẩm cho người mua K: giá vốn là 700.000, gía bán
chưa có thuế 1.000.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng thanh toán vào quý sau.
9 – Chi phí bốc xếp hàng tiêu thụ đã chi bằng tiền mặt 60.000.
10- Chi phí quảng cáo sản phẩm đã chi bằng chuyển khoản, giá chưa thuế GTGT 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%
11- Khách hàng Q chuyển tiền đặt trước cho doanh nghiệp để mua sản phẩm qua ngân hàng, số tiền 15.000
12- Nhập kho 1 số vật liệu mua của người bán theo số tiền đặt trước, trị giá mua chưa thuế
GTGT 600.000, thuế suất thuế GTGT 10%
13- Xuất quỹ tiền mặt chi trả lãi vay ngắn hạn ngân hàng, số tiền 80.000 C – Yêu cầu:
1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản.
2 – Tìm X và Lập bảng cân đối kế toán quý I/N.
3 - Lập báo cáo kết quả kinh doanh Quý I/N. Biết rằng thuế suất thuế TNDN là 20% 20
Document Outline
- PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN: (NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH)
- 1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.
- 1.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU.
- CHƯƠNG 2
- 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ.
- 2.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
- 2.3. HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ.
- CHƯƠNG 3
- 3.1. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG.
- CHƯƠNG 4:
- 4.1. Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ.
- 4.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ.
- 4.3. Hạch toán chi tiết TSCĐ.
- 4.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ.
- CHƯƠNG 5
- 5.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
- CHƯƠNG 6
- 6.2 KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, HÀNG HOÁ
- 6.7 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
- CHƯƠNG 7:
- PHẦN III. BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
- Các Doanh nghiệp trong các bài tập dưới đây đều hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, chịu thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ thuế
- I- Số dư tài khoản 112 tại thời điểm 01/02/N là: 2.450.000.000đ.
- 6
- Bài số 04:
- 7
- III- Yêu cầu:
- Bài số 05:
- III- Yêu cầu: (1)
- Bài số 06:
- 8
- III- Yêu cầu:
- 9
- II- Trong tháng 09/20N, ở doanh nghiệp X có tình hình như sau:
- 10
- Bài số 10:
- 11
- Bài số 11:
- 12
- Bài số 12:
- 13
- Bài số 14: Tại doanh nghiệp X (hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chuyên sản xuất sản phẩm A) trong tháng 1/N có tài liệu sau: (đơn vị tính nghìn đồng)
- 14
- 15
- 16
- Bài số 18:
- 17
- Yêu cầu:
- Bài số 19:
- 18
- Bài số 20:
- 19