Đề cương môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đề cương môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Khái niệm Luật hình sự?
Một ngành luật trong HTPL của Nhà nước, bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh
những QHXH phát sinh giữa Nhà nước và chủ thể thực hiện tội phạm bằng việc quy
định tội phạm, quy định hình phạt đối với các tội phạm đó và những vấn đề liên
quan đến việc xác định TNHS của chủ thể phạm tội.
2. Vị trí, vai trò của luật hình sự trong hệ thống
pháp luật Việt Nam?
vai trò đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích
cực trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ...
3. Chức năng và nhiệm vụ của luật hình sự
- Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ các quyền, tự do của con
người; bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức;
bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
- Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
- Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, ý thức
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
4. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của ngành
luật hình sự?
- Đối tượng điều chỉnh: QHXH giữa Nhà nước và chủ thể phạm
tội xuất hiện khi người phạm tội thực hiện một tội phạm mà luật
hình sự đã quy định
- Phương pháp điều chỉnh: PP “quyền uy” - Nhà nước buộc chủ
thể phạm tội phải chịu TNHS do đã thực hiện tội phạm được thực
hiện và bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước độc lập với ý chí người
phạm tội
5. Khái niệm khoa học luật hình sự? Mối liên hệ
giữa khoa học luật hình sự với tội phạm học, khoa
học tố tụng hình sự, khoa học thi hành án hình sự,
thống kê hình sự?
- Nghiên cứu, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện PLHS;
- Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, đề ra các giải pháp phát huy
hiệu quả của PLHS, đề ra những biện pháp góp phần nâng cao ý
thức pháp luật và ý thức đấu tranh phòng, chống các tội phạm.
6. Khái niệm và ý nghĩa của các nguyên tắc của luật
hình sự? Nêu mối quan hệ giữa nguyên tắc của luật
hình sự và nguyên tắc pháp luật?
- nguyên tắc của luật hình sự là tư tưởng chủ đạo và
là định hướng cơ bản được ghi nhận trong luật PLHS
thực định, cũng như trong thực tiễn áp dụng plhs và
trong việc giải thích thông qua một hoặc nhiều quy
phạm hoặc chế định của nó.
7. Nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự Việt
Nam?
- Nguyên tắc pháp chế
Tội phạm và hình phạt phải do LHS quy định
Thực hiện PLHS (tuân thủ và áp dụng) phải nghiêm chỉnh và
nhất quán
Cấm áp dụng LHS theo nguyên tắc tương tự pháp luật
- Nguyên tắc bình đẳng trước LHS
- Nguyên tắc công minh
- Nguyên tắc nhân đạo
- Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm: Chủ thể phạm tội nếu
không có căn cứ áp dụng các biện pháp tha miễn thì phải chịu
TNHS
- Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của cá nhân: Chủ thể chỉ phải chịu
TNHS nếu có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
cũng như trong việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
các lợi ích được PLHS bảo vệ
- Nguyên tắc TNHS liên đới của pháp nhân: Hành vi phạm tội do cá
nhân thực hiện nhưng pháp nhân (thương mại) phải chịu TNHS khi
cá nhân thực hiện hành vi đó nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của
pháp nhân và dưới sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân
8. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật trong luật hình sự?
Chủ thể phạm tội đều phải chịu trách nhiệm một cách bình đẳng
trước luật hình sự không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,
chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tình trạng tài sản, lĩnh vực
ngành nghề kinh doanh.
Công minh:
- Các biện pháp cưỡng chế HS khi áp dụng đ/v chủ thể phạm tội
cần phải có sự tương xứng và phù hợp
- Không được phép truy cứu TNHS 2 lần về 1 hành vi phạm tội
9. Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt
Nam?
Các biện pháp cưỡng chế HS không nhằm hành hạ thể xác hay chà
đạp nhân phẩm
- Áp dụng các biện pháp tha miễn cho chủ thể phạm tội khi họ có
đủ đk LHS quy định
- Giảm nhẹ TNHS cho các đối tượng yếu thế phạm tội
Vì các đối tượng yếu thế họ không đủ điệu kiện về thể chất, tinh
thân như những công dân bình thường khác, nên không thể nói
quy tắc nhân đạo đang trái ngược với quy tắc bình đẳng, nguyên
tắc nhân đạo sẽ khiến cho nguyên tắc bình đẳng càng trở nên
khăng khít,phù hợp với xã hội hơn
1. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân trong Luật hình sự Việt Nam? (Câu 10 )
- Chủ thể chỉ phải chịu TNHS nếu lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy
hiểm cho hội cũng như trong việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho các lợi ích được PLHS bảo vệ.
- Ý nghĩa pháp hình sự của nguyên tắc là: 1. Nó xuất phát từ quan điểm tiến
bộ được thừa nhận chung của khoa học LHS trong NNPQ coi tính chất lỗi
dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm. 2. Loại trừ nguyên tắc TNHS tập
thể như di sản pháp nhân tính đáng nguyền rủa của cái gọi nền
pháp hình sự với bản chất đàn áp dã man dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, phát xít và cực quyền đủ các thể loại..
2. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Việt Nam? C11
Nội dung cơ bản:
- Theo điều 76 bộ luật hình sự 2015 : Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại
- Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định
tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203,
209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239,
242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Như vậy chỉ những pháp nhân thương mại nào phạm 1 trong các tội đã
quy định tại điều 76 bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thể hiện trong bộ Luật hình sự 2015 như sau:
- Điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (điều 75)
- Phạm vi chịu TNHS của PNTM ( điều 76)
- Các biệm pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội (điều 82)…
Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như
sau :
- Thắt chặt hành lang pháp lí trong thời kì hội nhập kinh tế
- Hành vi phạm tội không chỉ do cá nhân và pháp nhân cũng có thể gây ra và
cần phải được xử lí
- Có tội chỉ do pháp nhân thực hiện như các tội về môi trường…
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của
người dân, các lợi ích hợp pháp của mình. Đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế đất nước trong giai đoạn mới.
3. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự Việt Nam? C12
Nội dung cơ bản:
- Không ai phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho những
quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ nếu không phải do lỗi của mình
- Hành vi bị luật hình sự cấm, với người năng lực trách nhiệm hình sự, đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự không lựa chọn hành vi hợp pháp mà thực hiện
một cách lỗi thái độ tâm cố ý hoặc ý đối với hành vi phạm tội
hậu quả gây nên.
Thể hiện trong bộ luật hình sự 1999:
+ Nghiêm trị người cố ý gây hậu quả nghiệm trọng ( đoạn 3 khoản 2 điều 3)
+ Tính chất lỗi của hành vi trong khái niệm tội phạm ( khoản 1 điều 8)
+ Chế định lỗi ( điều 9-12), chế định tái phạm ( điều 49)
+ Các CTTP mà dấu hiệu bắt buộc được xây dựng trên cơ sở có lỗi.
Ý nghĩa : Xuất phát từ quan điểm khoa học luật hình sự trong NN pháp quyền,
coi tính chất lỗi dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm, chỉ được phép
buộc tội chủ quan mà không được phép buộc tội khách quan.
4. Nguyên tắc công bằng về trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam? C13
Nội dung cơ bản:
- Các biện pháp cưỡng chế hình sự khi áp dụng đối với chủ thể phạm tội cần có
sự tương xứng và phù hợp
- Không được phép truy cứu TNHS 2 lần về 1 hành vi phạm tội.
Ý nghĩa pháp lí:
- Góp phần cụ thể hóa nguyên tắc hiến định của hiến pháp năm 2013.
- hoàn toàn phù hợp với tưởng pháp tiến bộ của nhân loại về sự công
bằng của pháp luật đã từ thời đại xa xưa được thể hiện trong công ước
quốc tế đã nêu bằng quy định cấm kết án hoặc trừng trị 2 lần đối với cùng 1
tội phạm ( điểm 7 điều 15 )
5. Nguyên tắc dân chủ trong Luật hình sự Việt Nam? C14
Nội dung nguyên tắc:
- Luật hình sự tôn trọng bảo vệ quyền tự do dân chủ của các dân tộc Việt
Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ nghĩa. Mọi hành vi xâm phạm
đến các quyền tự do dân chủ của công dân thuộc bất kì dân tộc nào, địa vị
hội nào, giới tính, tín ngưỡng, độ tuổi nào, điều bị nghiêm trị theo pháp luật
Hình sự Việt Nam.
- Mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, tín
ngưỡng, địa vị xã hội đều được Luật hình sự Việt Nam đối xử công bằng như
nhau, không miễn trừ cho ai, cho ai được hưởng quyền lợi ưu đãi ngoại lệ.
- Quá trình tham gia xây dựng cho Bộ luật hình sự, nhà nước đảm bảo các
quyền bình đẳng, mỗi công dân đều có quyền góp ý cho dự thảo xây dựng bộ
luật hình sự, đây quá trình tham gia đóng góp ý kiến được thực hiện dân
chủ, bình đẳng.
- Mọi công dân đều có quyền ngang nhau trong kiểm tra giám sát việc thi hành
luật hình sự, có quyền tố giác tội phạm với cơ quan nhà nược có thẩm quyền,
sự tố giác đều được ghi nhận và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Thể hiện trong bộ luật hình sự 2015 như sau:
- Điều 4 về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
- Khoản 1 điều 8 quy định khái niệm về tội phạm
- Điều 31, điều 38, khoản 5 điều 57…
Ý nghĩa:
- Là nguyên tắc cơ bản với tư tưởng dân chủ xuyên xuốt trong toàn bộ các quy
định của bộ luật hình sự.
- sở quan trọng cần thiết trong hoạt động xây dựng, giải thích áp
dụng luật hình sự cũng như trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,
giáo dục và cải tạo người phạm tội.
6. Khái niệm và hệ thống nguồn luật hình sự Việt Nam ? C15
Khái niệm: nguồn củ luật hình sự bao gồm nguồn văn bản quy phạm các nguồn
khác ngoài văn bản quy phạm.
Hệ thống nguồn của luật hình sự:
- Bao gồm hiến pháp, bộ luật hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật,
các thông tư liên tịch nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao hướng dân thi hành BlHS và một số bộ luật có liên quan.
7. Khái niệm và cấu tạo của luật hình sự? C16
- Khái niệm : đạo luật hình sự văn bản QPPL do quan lập pháp của nhà
nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho hội các tội
phạm, sở những điều kiện của TNHS, các BPCCH hình sự, cũng như
các chế định pháp hình sự khác được áp dụng với chủ thể phạm tội, đồng
thời quy định trình tự, những điều kiện các yêu cầu của QĐHP, căn cứ
phạm vi tha miễn TNHS và hình phạt.
- Cấu Tạo: BLHS được chia làm 2 phần : phần chung và phần các tội phạm.
+ Phần chung gồm các quy phạm quy định nhiệm vụ của BLHS, nguyên tắc của
luật hình sự, sở trách nhiệm của luật hình sự, các khái niệm chung về tội
phạm hình phạt, các chế định liên quan đến xác định tội phạm quyết
định hình phạt, những quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội .
+ Phần các tội phạm gồm những quy phạm dấu hiệu phpas của các tội phạm
cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt đối với các tội phạm đó.
8. Khái niệm và cấu trúc của quy phạm pháp luật hình sự? C17
- Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự : Quy phạm pl hình sự là quy tắc xử
sự do nhà nước ban hành đảm bảo bằng cách áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội.
- Gồm 3 phần : giả định, quy định và chế tài
+ Giả định là bộ phận của quy phạm nêu ra chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh, có thể
xuất hiện trong đời sống khi vào hoàn cảnh đó chủ thể phải kiềm chế,
không thực hiện hành vi phạm tội được nêu ra trong phần quy định.
+ Quy định là bộ phần của quy phạm nêu ra các dấu hiệu pháp lí được trưng của
một tội phạm. Quy định có các dang : quy định giản đơn, quy định mô tả, quy
định viện dẫn.
+ Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự quy định loại hình phạt
mức độ hình phạt đối với tội phạm được nêu ra phầm quy định của quy
phạm đó, nhà làm luật trên cơ sở đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của
loại tội phạm để quy định chế tài tương xứng.
9. Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự? C18
- Hiệu lực về không gian: áp dụng với mọi hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh
thổ Việt Nam.
- Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ tuyệt đối của quốc
gia, khoản 1 điều 5 bộ luật hình sự năm 2015 quy định, mọi tội phạm thực
hiện trên lãnh thổ nước cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bao gồm
cả những hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu
bày, tàu biển, hoặc quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa của Việt nam, tàu dân dụng của Việt Nam.
- Về nguyên tắc, bộ luật hình sự có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn trường hợp ngoại lệ theo
khoản 2 điều 5 bộ luật hình sự năm 2015.
- Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:
+ Theo khoản 1 điều 6, vấn đề này được giải quyết theo các hướng sau:
. Công dân, PNTM việt nam phạm tội ở nước ngoài, đã bị tòa án nước ngoài xét
xử và đang chấp hành hình phạt nếu đk cho phép, họ có thể được đưa về chấp
hành hình phạt tại VN và trong trường hợp này tòa án ko cần xét xử nữa. Nếu
họ vi phạm nước ngoài nhưng hành vi đó được bộ luật hình sự VN quy
định thì xét xử theo tòa án VN.
. Người ko quốc tịch nhưng thường trú tại VN - phạm tội nước ngoài
xử luật hình sự VN
. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ VN thể bị truy cứu trách nhiệm
theo luật hình sự VN nếu các hành vi đó xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân VN hoặc lợi ích của Nước CHXHCNVN
. Trong trường hợp điều ước quốc tế Việt Nam thành viên quy định,
chủ thể phạm tội có thể bị truy cứu TNHS theo BLHS VN nếu hành vi phạm
tội dẫn ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch dẫn ra trên biển cả
hoặc vùng trời nằm ngoài lãnh thổ VN.
10. Hiệu lực theo thời gian của đạo luật hình sự? C19
- Theo nguyên tắc chung, văn bản luật phải được công bố chậm nhất 15
ngày kể từ ngày Quốc hội thông qua( khoản 2 hiến pháp năm 2013)thông
thường khi được công bố chính thức thì đạo luật đó có hiệu lực thi hành.
- Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự VN theo thời gian thực tiễn các
trường hợp sau đấy:
+ Có hiệu lực kể từ ngày được công bố chính thức.
+ Khi được công bố chính thức đạo luật hình sự vẫn chưa hiệu lực hi hành.
Thời điểm bắt đầu hiệu lực được quy định trong một văn bản riêng biệt
của quốc hội.
+ Theo khoản 1 điều 7 BLHS điều luật được áp dụng đối với 1 hành vi phạm
tội điều luật đang hiệu lực thi hành tại thời điểm hành vi phạm tội
được thực hiện”
Bộ luật hình sự Việt Nam được ban hành ngày 27/12/2015 hiệu lực
thi hành chính thức 1/1/2018. ( có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 nhưng lùi)
+ Các quy định một tội phạm mới, tình tiết tăng nặng, hình phạt nặng hơn …
bất lợi cho người đang cho người phạm tội , thì không được áp dụng đối
với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực
+ Các quy định xóa bỏ 1 tội phạm, tình tiết giảm nhẹ…có lợi cho người
phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi
điều luật đó có hiệu lực thi hành.
11.Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự? C20
Về cơ bản, bộ luật hình sự năm 2015 của nhà nước ta không có hiệu lực hồi tố.
- Theo khoản 2 điều 7 : “điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt
tăng nặng một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo,
miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự , miễn hình phạt giảm
hình phạt , xóa án tích và quy định khách không có lợi cho người phạm tội thì
không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật
đó có hiệu lực thi hành”
- Trước khi ban hành BLHS năm 1985, NN ta áp dụng nguyên tắc hội tố
trong bộ luật hình sự đối với tội phản cách mạng, xâm hại tài sản XHCN, tài
sản riêng của công dân cần thiết tại thời điểm đó
- Hiện nay bộ luật hình sự VN hiện hành về bản ko hiệu lực hồi tố, tuy
nhiên xuất phát từ tinh thần nhân đạo, có quy định hồi tố trong một số trường
hợp cụ thể. ( khoản 3 , điều 7 )
12.Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong luật hình sự?C21
- Trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015, do yêu cầu bảo vệ lợi ích của
nhà nước, công dân trật tự hội, nhiều hành vi tính chất , mức độ
nguy hiểm cho hội đáng kể cần phải được xử về hình sự nhưng chưa
được quy định trong các văn bản pLHS cũng chưa điều kiện bổ sung
pháp luật 1 cách kịp thời. Nhà nước đã cho phép tòa án áp dụng pháp luật
tương tự để xét xử những ng có hành vi đó.
- Áp dụng pl hình sự tương tự là : dựa vào nguyên tắc chung của luật hình sự và
ý thức pháp luật XHCN để truy cứu TNHS với người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho hội nhưng chưa luật quy định ko tương tự với 1 loại tội
phạm nào đó được LHS quy định.
- Áp dụng tương tự quy phạm pl hình sự căn cứ vào quy định 1 tội phạm để
xử hành vi nguy hiểm cho hội chưa được quy định tội phạm nhưng
tương tự với tội phạm đã được quy định trong quy phạm trước đó.
- Điều kiện áp dụng:
+ Hành vi đó tính chất mức độ nguy hiểm đáng kể nhưng chưa được quy
định là tội phạm trong bộ luật hình sự.
+ Hành vi phải tương tự với một tội phạm cụ thể được quy định trong 1 văn bản
QPPLHS, cùng tính chất mức độ nguy hiểm cho hội, phải giống tội
phạm được quy định về khách thể , mặt chủ quan, chủ thể, chỉ tương tự
những dấu hiệu về mặt khách quan, biệt thể chất nhận sự tương tự về
khách thể và chủ thể nhưng ko được chấp nhận sự tương tự về mặt chủ quan.
13.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa các hình thức giải thích đạo luật hình sự? C23
( câu này tui ko thấy có trong giáo trình nên copy nguyên văn đó ạ, mn thể
tham khảo hoặc sửa lại nhaa, sorry ạ)
- Khái niệm : một giai đoạn của quá trình áp dụng luật hình sự, làm sáng tỏ
nội dung , tư tưởng các quy phạm PLHS, đảm bảo sự nhận thức và thực hiện
chính xác, thống nhất.
- Căn cứ chủ thể giải thích , giá trị pháp lí của sự giải thích có thể phân loại:
+ giải thích chính thức luật hình sự : do ủy ban thường vụ quốc hội giải thích ,
ghi vào văn bản giải thích.
+ giải thích của quan xét xử: các tòa án khi xét xử các vụ án hình sự phải
chọn các quy phạm PLHS phù hợp , giải thích chúng để áp dụng chỉ cho bản
án đó.
+ giải thích luật hình sự có tính chất khoa học : giải thích ko chính thức , không
có giá trị pháp lí với các cơ quan nhà nước và công dân.
- Phương pháp giải thích : logic / chính trị , lịch sử…
14.Nêu khái quát lịch sử luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế
kỷ thứ XV? C23
- Luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế kỷ thứ XV
các đặc trưng cơ bản như sau:
+ Thứ nhất, về hệ thống pháp luật hình sự thì dưới 3 triều đại pk đã nêu ko cho thấy
bất nguồn tài liệu nào đề cập đến các di tích văn hóa pháp lí, việc soạn thảo
hay ban hành VBPL nào của nhà nước pk trong giai đoạn này ( 936-1009)
+ Thứ 2 , về thực trạng đã hiện hành của pháp luật hình sự. Hầu như có rất ít các sử
liệu của các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng như pháp luật thời này. ( một số
nguồn tài liệu biết đến ở dưới thời đinh và thời lê)
+ Thứ 3, về việc áp dụng hình phạt, thì cho đến nay vẫn chưa có nguồn tài liệu nào
đề cập đến việc làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng cho tới nay vẫn chưa đc
giải quyết về mặt luận là : việc áp dụng hình phạt của nhà nước pk việt nam
trong gđ đang nghiên cứu dựa trên luật viết tay hay ko ?”
- Luật hình sự thời lý:
+ Thứ nhất, về vị thế của PLHS trong việc tuyển chọn quan lại của bộ máy nhà
nước . Các kiến thức về hình luật đc coi đk cần thiết về mặt trí tuệ để tuyển
chọn vào bộ máy nhà nước, ba môn thi bắt buôc là hình luật, toán và viết chữ.
+ Thứ 2, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã phản ánh thực tiễn hội
đương thời, các văn bản trong hệ thống PLHS triều lý các chừng mực khác
nhau đã phản ánh thực tiễn xã hội lúc bấy h.
+ Thứ 3, sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Trung Hoa cổ đại ( đường và tống ).
Do được hình thành dựa trên hệ thống pl dưới 2 triều đại pk trung hoa nên
đương nhiên PLHS triều đại nhà về bản đã lĩnh hội các chế định pl của đế
chế trung hoa đương thời.
+ Thứ 4, PLHS khi trừng phạt tội phạm chỉ dựa trên mặt khách quan mà ko cần chú
trọng đến mặt chủ quan của nó. Chẳng hạn như:
. khi quy định hành vi ko tố giác hành vi che dấu tội phạm những cấu thành
tội phạm độc lập đã chỉ trong mặt khách quan của tội phạm nhưng ko chú ý
đến mặt chủ quan của TP.
. đã quy định một số chế tài ko cụ thể đối với một số tội phạm
- Luật hình sự thời trần:
+ Thứ nhất, ngoài 2 BLHS pk việt nam dưới triều đại nhà trần đã nêu ( bộ quốc
triều hình luật năm 1230bộ hình thư năm triều trần 1341) đều cũng đã
ko còn được lưu gi lại cho đến tận ngày nay, thì trong hệ thống pháp luật
hình sự pk dưới triều trần cũng đã có một số các văn bản khác nhau như :
1. Các dụ của vua Trần Thái Tông ban hành năm 1230 về áp dụng hình
phạt khổ sai đối với phạm nhân hay dụ năm 1244- áp dụng về hình luật.
2. Dụ của vua trần minh tông ban hành năm 1315 về việc cấm một số
loại người ko đc đưa đơn kiện nhau lên tòa.
3. Dụ của vua Trần Dụ Tông ban hành năm 1360 về việc thích chữ vào
trán các nô tỳ của các nhà quý tộc và quan lại để tránh sự nhầm lẫn.
+ Thứ 2, cũng như dưới thời lí, do đã được hình thành thành dựa trên các nền
tảng của hệ thống pl 2 triều đại pk Trung Hoa nhà tống đường , nên
trong bộ luật hình sự của triều đại nhà trần chủ yếu ghi nhận các chế
định pl của đế chế pk Trung hoa. Ngoài ra, còn các chế định ngũ hình
cổ điển, pháp luật hình sự triều đại nhà trần cũng đã quy định các kiểu
hình dã man như chôn sống hoặc đóng đinh phạm nhân …
+ Thứ ba, hội việt nam dưới thời nhà trần được phâm chia thành 4 đẳng
cấp rõ rệt ( quý tộc, quan lại, dân thường và nô tì) nên luật hình sự đã quy
định rất ràng về sự bất bình đẳng về đẳng cấp hội trước pl điều
này phù hợp với quan niệm của giai cấp pk với tính chất tội phạm của 1 số
hành vi.
+ Thứ tư, luật hình sự thời Trần đã quy định các hình phạt ko xác định
tính chất tùy tiện đối với một số hành vi bị coi là những tội phạm.
15.Trình bày lịch sử Luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc? C24
1. Hệ thống pháp luật hình sự:
- Hệ thống của pl hình sự thời kì này được tạo nên từ nhiều nguồn khác nhau –
các văn bản pl hình sự cũng như các văn bảntính chất luật hình sự nhưng
về bản chất vẫn là nguồn trực tiếp và chủ yếu của luật hình sự.
- Có 3 bộ luật hình sự đã hiện hành trên lãnh thổ nước ra tương ứng với 3 miền
đó : 1. hình luật An Nam, tức bộ luật Bắc - bắc bộ. 2. luật hình
Hoàng Việt, trung bộ, 3. Hình luật pháp tu chính, tức hình luật cai canh
năm 1912 ở Nam bộ.
- Tính chất thực dân nửa phong kiến đặc trung bản rệt của pháp
luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc. Về mặt nguyên tắc, các quy định
của 3 bộ luật hình sự đã nêu nói chung giống nhau BLHS Bắc
BLHS trung cùng với việc giữ lại 1 số các quy phạm tính truyền
thống của PLHS pk VN đã lĩnh hội phần lớn các chế định cơ bản của PlHS tư
sản pháp từ hình luật cai canh năm 1912.
2. Đặc điểm của phần chung:
- Về phạm vi của phần chungphần riêng pháp luật hình sự thì plhs việt nam
thời pháp thuộc, cũng như pháp luật hình sự của các quốc gia thuộc địa
của các nước tư bản phương tây do ảnh hưởng mạnh mẽ của plhs chính quốc,
nên đều không sự phân chia rành rành mạch giữa hệ thống các quy
phạm của phần chung và phần riêng.
- Nguyên tắc pháp chế ( không tội phạm nếu ko luật quy định) .Căn cứ
vào nguyên tắc này :
1. đạo luật hình sự ko có hiệu lực hồi tố.
2. Dấu hiệu trái PLHS dấu hiệu pháp duy nhất để 1 hành vi bị nhà
làm luật coi là tội phạm mà ko cần chỉ ra 2 dấu hiệu cơ bản và bắt buộc khác
của 1 hành vi bị nhà làm luật coitội phạm với tư cách các căn cứ khách
quan và chủ quan rất quan trọng cho việc bảo vệ các quyềntự do của con
người bằng PLHS- tính chất nguy hiểm cho hội tính chất lỗi của hành
vi phạm tội.
- Định nghĩa pháp của khái niệm phạm tội chế định phân loại tội phạm
trong PLHS VN thời pháp thuộc( điều 1 BLHS bắc kì, điều 3 BLHS TK,
điều 1 BLHS NK) mặc tên gọi khác nhau trong mỗi bộ luật hình sự
khác nhau, nhưng nói chung có nội dung cơ bản như ĐNPL của khái niệm tội
phạm và chế định phân loại tội phạm trong plhs của chính quốc – những hành
vi phạm tội được định nghĩa căn cứ vào hình phạt do luật định địa phân
chia thành 3 loại . 1, Tội vi cảnh, 2. Kinh tội, 3. Trọng tội.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong luật hình sự VN thời
Pháp thuộc ko thống nhất và có những nét chủ yếu sau:
Theo bộ luật hình sự bắc kì và trung kì thì ng từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu TNHS.
Theo bộ luật trung thì ng dưới 10t 90t trở lên thì ko phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Người từ 13 đến 18t ( luật cai canh) hoặc từ 10t đến 16t ( trung kì) hay
dưới 16t (BK) ko phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do vô ý.
- Chế định đồng phạm được đề cập trong một loạt các quy phạm pl của plhs
VN thời kì này
- Chế định về các gđ phạm tội cố ý trong luật hình sự VN thời kì pháp thuộc có
các đặc điểm cơ bản như sau:
1. Đối với trọng tội hành vi phạm tội đã được khởi sự chưa thành
( phạm tội chưa đạt ) thì vẫn bị coi như tội phạm hoàn thành, nếu tội
phạm đó chưa hoàn thành vì lý do ngoài ý muốn của người phạm tội
2. Đối với kinh tộihành vi phạm tội chưa đạt thì thường không bị coi
tội phạm hoàn thành nếu đã hành vi chuẩn bị phạm tội nhưng tội
phạm bị đình hỉ hoặc chưa hoàn thành do ngoài ý muốn của người
phạm tội, trừ Trường hợp luật quy định khác.
- Chế định tái phạm trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ nàynhững nét chủ
yếu như sau :
+ Tái phạm ( chung ) là sau khi đã bị kết án về trọng tội, khinh tội hoặc vi cảnh
lại phạm tội mới tương ứng giống như tội trước, cũng như phạm tội mới
trong thời gian 5 năm sau khi dù bị kết án tù hoặc loại hình khác nặng hơn về
trong tối hoặc khinh tội đã phạm trước đây
+ Tái phạm trọng tội là phạm tội mới sau khi bị kết án về trọng tội cũ trước đây.
+ Tái phạm khinh tội mới trong thời gian 5 năm kể từ sau khi chấp hành xong
hình phạt giam 1 năm trở lên đối tiên trọng tội hoặc khinh tôi đã phạm trước
đây, cũng như phạm khinh tội mới giống hệt khinh tội trong thời gian 5
năm kể từ sau khi đã chấp hành xong hình phạt ( giảm dưới 1 năm ) đối với
khinh tội cũ đã phạm trước đây.
+ Tái phạm vi cảnh là trong một năm 3 lần phạm vi cảnh giống hệt nhau, hoặc
trong thời gian 12 tháng sau khi đã bị tòa án kết án về vi cánh đã phạm
trước đây mà lại phạm vi cảnh mới vi bị kết án cũng bởi chính tòa án đó.
16.Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985? C25
a. Giai đoạn 1 pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn cách mạng dân tộc chủ
dân nhân dân từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1954.
- Thời kì từ tháng 9/1945 đến toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
+ Những sắc lệnh quy định về việc giải tán bọn đảng phái phản động đã
thông với nước ngoài mưu hại nền độc lập dân tộc những sắc lệnh dùng
chú ý nhất.
Sắc lệnh số 6 ngày 05/09/1945 được ban hành cấm nhân dân Việt Nam
không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai
cho quân đội Pháp và nói rõ kẻ nào trái lệnh sẽ đem ra Tòa án quân sự
nghiêm trị. 13/09/1945
3 sắc lệnh được ban hành làm sở pháp lý cho việc trấn áp bọn phản
cách mạng.
- Việc ban hành các sắc lệnh trên đã nói lên tình hình gay go, căng thẳng, phức
tạp mà Chính phủ lâm thời phải đối phó ngay trong nửa tháng sau ngày thành
lập.
+ Trước tình hình đó, 25/11/1945 Trung trong Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc”. Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là củng cố chính quyền chống thực
dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”
+ 14/02/1946 Chính phủ ra sắc lệnh số 21 quy định lại về mặt tội danh hình
phạt.
+ Chính phủ ban hành các sắc lệnh quy định việc trùng trị những hành động
xâm phạm nghiêm trọng nền kinh tế, tài chính, trật tự, an sinh, hội diễn
hình là:
15/02/1946 Sắc lệnh số 25 quy định việc trong trị đối với các hành vi
phá hủy công sản.
28/02/1946 Sắc lệnh số 27 quy định về việc trừng trị các hành vi bắt cóc,
tổng tiền, ám sát.
02/02/1946 Sắc lệnh số 71 được ban hành ấn định quy tắc quân đội quốc gia.
23/08/1946 Sắc lệnh số 163 về tổ chức Tòa án binh lâm thời, Điều 7 quy định
khung hình phạt cụ thể về các tội phạm có tính chất nhà binh.
Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép áp dụng một số điều khoản của PL HS cũ,
nhưng kèm theo các điều kiện (những điều khoản ghi trong BLHS Bắc Kỳ.
Trung Kỳ BLHS nước Pháp áp dụng nam bộ ) . Đặc biệt phải nhất đến
Sắc lệnh đại và ngày 20/10/1945 vì văn bản này đã đại xá cho tuyệt đại đa số
án được tuyên trong thời Pháp thuộc.
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (12/1946-05/1954)
+ 20/01/1953 Nhà nước ra Sắc lệnh số 113 trừng trị các loại Việt gian, phản
động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc (Điều 1)
+ Cùng với đó Nhà nước còn ban hành Sắc lệnh ngày 17/11/1950 Sắc lệnh
ngày 10/12/1951 quy định đối với công chức, quân nhân toàn dân nhiệm
vụ giữ mật về quan hay công tác của Chính phủ, giữ gìn tin tức thì
liệu quốc gia
+ Sắc lệnh số 150 ngày 12/04/1953 thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt ở những
nơi trong lúc phát động quần chúng cải cách ruộng đất để đảm bảo chính
sách ruộng đất, giữ gìn trật tự hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy
nhanh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Sắc lệnh số 175 ngày 18/08/1953 ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu công tác
đấu tranh với tội phạm, quy định hình phạt mới-hình phạt quản chế.
+ Bên cạnh đô thị một loạt các Sắc lệnh được ban hành liên quan đến tiền tệ:
Sắc lệnh ngày 30/04/1948 cấm lưu hành và tàng trữ giấy bạc Đông Dương do
Đông Dương ngân hàng phát hành, Sắc lệnh ngày 15/05/1947, Sắc lệnh ngày
05/07/1947; Sắc lệnh ngày 15/03/1950, Sắc lệnh ngày 20/12/1950
+ 12/10/1954 nhân dịp giải phóng Thủ đô, Nhà nước quyết định đại với
những người đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa, chỉ không đại với
những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đô thi hành nghiêm túc.
Điều 4 Hiệp định đình chiến Việt Nam, Sắc lệnh số 218 ngày 01/10/1954
được ban hành.
b. Giai đoạn 2 cách mạng XHCN từ năm 1954 đến 1975:
- Nổi bật nhất trong các văn bản được ban thành từ 1955 đến 1966 để trấn áp
trường trị những hành vi phản cách mạng thì văn bản có ý nghĩa quan trong nhất là Sắc lệnh số
267 ngày 15.06/1956.
- Đối với tôn giáo, khóa họp Quốc hội tháng 01/1955 đã quyết định 6 nguyên tắc để
đảm tự do tín ngưỡng. Sau đó ngày 14/06/1956 Chính phủ đã căn cứ vào cho nguyên tắc đó
thông qua Sắc lệnh số 234.
- Từ đầu các năm 1957 đến năm 1959 đã thông qua nhiều đạo luật, thông tư liên
quan đến tội phản quốc gia, quyền tự do báo chí, các tội xâm phạm tài sản của công dân…
c. giai đoạn 3 , cách mạng CNXH từ 1975 đến năm 1985 :
Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, trong lúc chờ đợi thắng nhất về mặt Nhà nước thì
thực tế tồn tại 2 Nhà nước : Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa miền
Nam Việt Nam. Mỗi Nhàớc pháp luật riêng. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 03 SL/76, ngày 15/03/1976 quy định các tội phạm và
hình phạt. Sắc luật này trùng trị các tội phần cách mạng, tội xâm phạm tài sản công cộng, tội
xâm phạm thân thể, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản riêng của công dân, hối lộ, ..
- 27/05/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Quyết định số 29/16 quy
định việc trùng trị các tên sản mại bản lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ, phá rồi
thị trường, gây khó khăn trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
- 25/04/1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội chung
của cả nước. Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976, Quốc hội họp kỷ hợp đầu tiên.
Nghị quyết ngày 27/1976 của Quốc hội quyết định tên nước đổi thành Cộng
hòa hội chủ nghĩa Việt Nam trong khi chưa hiến pháp mới. Nhà nước
Cộng hòa XHCN VN tổ chức hoạt động trên sở Hiến pháp năm 1959
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
- Ngày 20/3/1981 ủy ban Thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh trừng trị
tại hối lộ để khắc phục những thiếu sót, hạn chế còn các văn bản trước
- 30/06/1982 Hội đồng Nhàớc đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tới đầu
cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
- Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà trước đây nhà
nước tại chưa đủ điều kiện để xây dựng một BLHS. Tất cả các văn bản
pháp luật hình sự trước đây đềunhững văn bản đan hành, mỗi văn bản chỉ
quy định những vấn đề riêng biệt .Nhược điểm lớn nhất của những văn bản
này là chưa thể hiện được tổng thể, toàn diện chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước sở chính trị pháp của công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm.
- Việc xây dựng ban hành BLHS năm 1985 xuất phát từ nhiệm vụ cần
giai đoạn cách mạng mới ở nước ta giai đoạn có nước xây dựng chủ nghĩa
hội. Việc ban hành BLHS cần thiết, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến
lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Góp phần tích cực vào việc
hoàn thành hệ thống pháp luật nước ta và tăng cường pháp chế XHCN
17.Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 đến trước khi Ban hành Bộ luật hình sự năm 1999? C26, C27
- Các luật sửa đổi bộ luật hình sự 1985 và sự cần thiết của việc sửa đổi bộ luật
này
- Sự cần thiết phải sửa đổi bộ luật này bởi các lí do sau đây :
+ Tiếp cận tư tưởng pháp lí tiến bộ trên thế giới.
+ Đổi mới plhs là nhân tố cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền
+ Đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cơ sở xã hội mới
+ Khắc phục nhược điểm của bộ luật năm 185
+ Nâng cao uy tín của VN
+ Dựa trên những thành tựu của luận luật hình sự hiện đại, các quy tắc, các
quy phạm được thừa nhận chung của pl quốc tế.
- tưởng chỉ đạo bản trong sửa đổi luật hình sự năm 1985, 6 tưởng
chỉ đạo mang tính định hướng:
+ BLHS năm 1999 phải đảm bảo được sự thể hóa bằng đường lối của đảng về
chính sách hình sự chung
+ Phải dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn đáu tranh chông
tội phạm nói chung và thực tiễn áp dụng bộ luật hình sự nói riêng
+ Phải thể hiện được kết hợp 2 yếu tố tính dân tộc và hiện đại
+ thể hiện tinh thần đấu tranh chống ngăn ngừa tội phạm của các quan
bảo vệ pl
+ Thể hiện rõ sự kết hợp giữa các quy định các chế tài hình sự với các biện pháp
khác
+ Thể hiện nguyên tắc tiến bộ dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà
nước pháp quyền.
18. bày những nội dung mới chủ yếu của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999?C28
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là BLHS năm 2015)
được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, được Chủ tịch nước công
bố vào ngày 18/12/2015 chính thức hiệu lực từ ngày 01/7/2016, BLHS năm 2015 ra đời
đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách pháp hội
nhập cũng như phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước sau Hiến pháp năm 2013.
Đồng thời, phát huy hơn vai trò của BLHS với cách công cụ pháp sắc bén , hữu hiệu
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo
vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bảo vệ thúc đẩy nền kinh tế thị trường
hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, bảo đảm trật tự, an toàn hội, tạo môi trưởng hội
môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế của nước ta. Phạm vi sửa đổi , bổ sung BLHS lần này được xác định là cơ bản
toàn diện. Trên cơ sở phạm vi sửa đổi như vậy, BLHS năm 2015 có 26 chương và được thiết kế
thành 03 phần trên sở kế thừa hai phần của BLHS năm 1999 bổ sung thêm Phần thứ ba
quy định về điều khoản thi hành. So với BLHS năm 1999 sửa đổi bổ xung năm 2009 (viết tắt là
BLHS năm 1999) đã thêm 82 điều, 1 phần điều khoản thi hành 1 chương (đó chương IV.
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, chum. XI Những quy định đối với pháp nhân
phạm tội), giữ nguyên 17 điều, bổ sung mới 49 điều, năm đối 367 điều và bãi bỏ 08 điều.
19. Khái niệm, đặc điểm bản chất của tội phạm? Phân biệt tội phạm với các vi phạm
pháp luật khác?C29
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS, do chủ thể có đủ điều kiện
LHS quy định thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
- Đặc điểm của tội phạm:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Là hành vi trái với pháp luật hình sự
+ Là hành vi được thực hiện 1 cách có lỗi
+ Là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Phân biệt với các tội phạm khác:
Tính nguy hiểm cho xh:
+ HV phạm tội: cao hơn so với tất cả các vi phạm pháp luật khác
+ HV VPPL khác: ko đáng kể
- Phạm vi khách thể xâm hại:
+ HV phạm tội: hẹp hơn các VPPL khác
+ HV VPPL khác: rộng hơn
- Thiệt hại xảy ra:
+ HV phạm tội: thường lầ nghiêm trọng hơn cả
+ HV VPPL khác: ít nghiêm trọng hơn so với tội phạm
- Tính trái PL:
+ HV phạm tội: là sự vi phạm điều cấm của PLHS và người phạm tội bị đe dọa xử lý bằng biện
pháp cưỡng chế được quy định trong LHS
+ HV VPPL khác: sự vi phạm các quy định của từng ngành luật tương ứng phi hình sự khác
nhau
30. Khái niệm và ý nghĩa của phân loại tội phạm trong luật hình sự?
- Phân loại tội phạm trong luật hình sự là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật
hình sự cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo những tiêu chí nhất định để làm tiền
đề cơ bản cho việc thực hiện chính xác các hoạt động tư pháp hình sự
- Ý nghĩa phân loại tội phạm:
áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động TPHS
là căn cứ để phân hoá TNHS; căn cứ áp dụng biện pháp tha miễn
góp phần tạo điều kiện để xây dựng chế tài ở Phần riêng một cách khoa học và chính xác
31. Trình bày khái quát về chế định phân loại tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 có quy định gì mới về phân loại tội phạm so với
Bộ luật hình sự năm 1999?
- chế định phận loại tội phạm: căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội được quy định trong BLHS
- tội phạm có 4 loại: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
ít nghiêm trọng: là TP có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tiền, phạt cải tao không giam giữ
hoặc phạt tù đến 03 năm
nghiêm trọng: là TP có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tù từ 03 đến 07 năm
rất nghiêm trọng: là TP có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tù từ 07 đến 15 năm
đặc biệt nghiêm trọng: là TP có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù
chung thân hoặc tử hình
- Tội phạm do PNTM thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội theo quy định của BLHS tại khoản 1 Điều 9 và quy định tương ứng đvs
các tội phạm được quy định tại điều 76 BLHS
32. Khái niệm và ý nghĩa của cấu thành tội phạm? Mối liên hệ giữa cấu thành tội phạm
với tội phạm?
- Cấu thành tội phạm: tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong BLHS đặc trưng cho 1 loại tội
phạm cụ thể
Ý nghĩa: làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định tội khi tội phạm xảy ra và để
phân biệt tội phạm này đối với tội phạm khác. Nếu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tội phạm mà
không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội
- Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể tồn tại khách quan còn cấu thành tội phạm là khái niệm
pháp lý của hiện tượng đó.
Ví dụ: Tội phạm giết người là hiện tượng tồn tại trong xã hội còn cấu thành tội phạm giết người là
do luật xác định.
33. Vấn đề phân loại cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự?
Phân loại cấu thành tội phạm:
- Căn cứ vào mức dộ nguy hiểm cho xã hội: cơ bản, giảm nhẹ (cơ bản + tình tiết định khung giảm
nhẹ), tăng nặng (cơ bản + tình tiết định khung tăng nặng)
- Căn cứ vào cấu trúc:
hình thức (không thấy nhắc HQ, vd HQ trong Đ168 không được nhắc đến do có từ
nhắm )
vật chất (có mta dấu hiệu HQ, gây thiệt hại cho xã hội, vd HQ trong Đ174 đã được xác
định )
- căn cứ vào cách thức xây dựng CTTP : đơn giản, phức tạp
34. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm? Mối tương quan giữa
khách thể của tội phạm và khách thể bảo vệ của luật hình sự?
- Khách thể là những QHXH được LHS bảo vệ bị tội phạm xâm hại
- Ý nghĩa:
Đây cũng là một yếu tố mà thiếu nó thì không cấu thành tội phạm.
Các quan hệ xã hội thì có nhiều, do nhiều ngành luật điều chỉnh, nhưng BLHS sự chỉ bảo
vệ những quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thể của Tổ quốc;
quyền lợi ích của nhà nước: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự an, toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội.
- Khách thể bảo vệ của luật hình sự là các QHXH được LHS xác định cần bảo vệ. Chỉ khi QHXH
này bị xâm hại và hành vi xâm hại có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên bị coi là tội phạm thì
QHXH đó được coi là khách thể của tội phạm
35. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại đối tượng tác động của tội phạm?
- đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động
đến đối tượng này, tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho QHXH đuọc LHS bảo
vệ
- Ý nghĩa:
có thể làm căn cứ để phân biệt hành vi bị coi là tội phạm với hành vi không bị coi là tội
phạm. Vd hành vi buôn bán những mặt hàng mà Nhà nước cấm kinh doanh mới cấu
thành tội buôn bán hàng cấm (đ192 BLHS), do đó, đối tượng tác động của tội phạm ở đay
là hàng cấm – dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này
có thể căn cứ định tội danh đvs những cấu thành tội phạm mà BLHS quy định đtg tác
động của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc
làm cơ sở để phân biệt các tội phạm có nội dung cấu thành tội phạm có hành vi gần giống
nhau. Mức độ gây thiệt hại do hvi phạm tội gây ra với đối tượng tác động của tội phạm
được PLHS quy định sẽ là căn cứ để phân biệt hành vi được coi là tội phạm với hành vi
không được coi là tội phạm
- phân loại dối tượng tác động của tội phạm:
con người - chủ thể của QHXH
vật chất – khách thể của QHXH
Hoạt động bình thường của chủ thể - ND của QHXH
- phân loại Khách thể:
khách thể chung: là tổng hợp các QHXH được LHS bảo vệ mà bị tội phạm xâm hại
khách thể loại: là nhóm QHXH có cùng tính chất được bảo vệ bởi một nhóm các quy
phạm PLHS và bị một nhóm tội phạm xâm hại
khách thể trực tiếp: QHXH cụ thể được LHS bảo vệ nhưng bị một loại tội phạm trực
tiếp xâm hại
36. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm?
- mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, dra trong thế giới khách quan mà
con người có thể nhận biết trực tiếp
- Đặc điểm:
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
là hành vi cụ thể của người đc thể hiện ra TG khách quan
là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành TP
các dạng hành vi: hoạt động PT và không hoạt động PT
Tội ghép, tội liên tục, tội kéo dài
hậu quả
là thiệt hại do hành vi PT gây ra cho những QHXH đc LHS bảo vệ: vật chất, tinh
thần, thể chất, chính trị, an ninh quốc gia, trật tự xã hội... đc quy định trong BLHS
là dấu hiệu bắt buộc trong những CTTP vật chất
MQH nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả
Nếu xét về mặt tgian, hvi đó phải xra trước HQ nguy hiểm cho xã hội
Hvi đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu hậu quả nguy hiểm cho
xã hội
HQ nguy hiểm là KQ đc sinh ra bởi chính hvi đó
Các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội: công cụ, ptien, tgian, hoàn cảnh,
thủ đoạn...
- ý nghĩa:
37. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
- Hành vi là cách ứng xử biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động
- hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người hoặc pháp nhân thương mại
thông qua xử sự cụ thể của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới các hình thức khác
nhau gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các QHXH đc LHS xác lập bảo vệ
- có 2 loại hành vi: không hành động và hành động
Hành vi dạng hành động PT là hành vi gây thiệt hại cho khách thể của TP qua việc chủ
thể làm một việc bị LHS cấm hoặc thực hiện vượt quá một quyền mà LHS cho phép
Hành vi không hành động PT là hành vi gây thiệt hại cho khách thể của TP qua việc chủ
thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý mắc dù có đủ điều kiện để thực hiện
Các dạng đặc biệt của hành vi nguy hiểm cho xã hội
38. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
- HQ gây nguy hiểm cho xã hội là hững thiệt hại đáng kể, có thể nhận thấy do hành vi phạm tội
gây ra cho các QHXH đc LHS bảo vệ
- các dạng HQ:
Thiệt hại về chính trị
Thiệt hại về thể chất
Thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về thể chất
Thiệt hại về văn hóa, xã hội
39. Mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội phạm?
- Hvi đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Tội ghép Tội liên tục Tội kéo dài
- tội phạm được tạo ra
bởi nhiều hành vi khách
thể khác nhau, nhưng
chúng lại hợp lại cấu
thành tội phạm
- vd: Đ168 BLHS về tội
cướp tài sản được hợp
thành bởi hành vi dùng
vũ lực, đe dọa dung vũ
lực ngay tức khắc... xâm
phạm quan hệ nhân thân
và hành vi chiếm đoạt tài
sản – xâm phạm quan hệ
sở hưu
-Có thể gián đoạn
nhưng liên tục trong
suốt một tgian dài
-Vd việc học IELTS
trong suốt 3 năm,
không phải lúc nào ta
cũng học, mà là học
khi rảnh dỗi, theo
buổi
- kéo dài hàng chục
năm mà không gián
đoạn
- Vd: tàng trữ ma túy,
ma túy luôn được tàng
trữ trong nơi ẩn náu
- Là dấu hiệu trong mặt khách quan của TP, HQ nguy hiểm là KQ đc sinh ra bởi chính hvi đó
- Có ý nghĩa qtrang đvs việc giải quyết TNHS và quyết định hình phạt
- Nội dung của MQHNQ:
Về thời điểm: hành vi nguy hiểm phải xuất hiện trước HQ, nếu không sẽ không có cơ sở
để khảng định HQ xra trong thực tế là KQ của hành vi đó
Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chứa đựng khả năng thực tế và có căn cứ làm phát
sinh HQ nguy hiểm cho xã hội
HQ nguy hiểm phải là KQ được sinh ra bởi chính hành vi phạm tội. Thực tế có những
trường hợp hành vi có khả năng gây HQ đã thực hiện nhưng không gây ra HQ đó mà HQ
xra lại do hành vi khác, nguyên nhan khác
40. Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm?
- công cụ phương tiện PT: dụng cụ, đồ vật người PT sử dụng để tác động đến khách thể của TP
- Phương pháp, thủ đoạn: hình thức, cách thức thể hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Thời gian PT: một thời điểm hoặc một khoảng tgian dra hành vi PT
- Địa điểm PT: nơi TP xra
- Hoàn cảnh: bối cảnh xã hội, điều kiện của bản thân người phạm tội khi hành vi phạm tội dra
41. Quan niệm về chủ thể của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Phân biệt chủ thể
của tội phạm với nhân thân người phạm tội?
- Chủ thể của tội phạm: con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đc quy định
trong BLHS là TP mà đvs họ có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS và pháp nhân thương
mại PT khi đáp ứng các đk do luật định
- đặc điểm:
Chủ thể của TP là con người cụ thể, đang sống
Là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đc Luật định là tội phạm
Đủ năng lực chịu TNHS (nhận thức, tâm lý) và đủ tuổi chịu TNHS đvs cá nhân
- phân loại
Chủ thể của TP Nhân thân của TP
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội và theo
pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự,
là một yếu tố của cấu thành tội phạm
Nhân thân người phạm tội là đặc điểm,
đặc tính của cá nhân, là căn cứ quyết định
hình phạt, cơ sở quan trong cho việc giải
quyết đúng đắn vụ án, không có ý nghĩa
định tội. Trong trường hợp, các đặc điểm
nhân thân được thể hiện trong cấu thành
tội phạm (có ý nghĩa định tội) thì nó
không được xem là một dấu hiệu của
nhân thân để cân nhắc trong quyết định
hình phạt.
42. Quan niệm về năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân trong Luật hình sự Việt
Nam? Theo Luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự được giải quyết như thế nào đối với
người thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng
rượu hoặc chất kích thích mạnh khác?
- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân, pháp nhân phải
gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng các hình phạt và
các biện pháp cưỡng chế hình sự theo quy định của pháp luật
- Năng lực TNHS của cá nhân: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi
của xã hội.
- Theo Luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự được giải quyết như thế nào đối với người
thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất
kích thích mạnh khác?
Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về trách nhiệm
hình sự của tội này như sau:
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự”
Trong tình trạng say do rượu,bia người say rượu, bia có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn
toàn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, người say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được cho là đã tự đặt
mình vào tình trạng say. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Không giống như việc mắc bệnh tâm thần, bệnh khác, người bệnh không thể phòng tránh được;
việc say rượu, bia hoặc do dùng chất kích thích khác có thể phòng tránh trước.
Nếu như loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, mọi người sẽ không có trách
nhiệm với chính bản thân mình, sẽ uống rượu, bia, dùng chất kích thích không giới hạn vì
họ sẽ không phải chịu hậu quả bất lợi khi xảy ra thiệt hại. Điều này sẽ làm xã hội trở lên
không công bằng, làm trật tự xã hội rối loạn. Vì vậy, mà họ vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi phạm tội trong trường hợp say rượu do dùng rượu, bia hoặc chất kích
thích mạnh khác.
Pháp luật hình sự cũng không coi việc “say rượu, bia hoặc say do dùng các chất kích
thích mạnh khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trái lại, đây còn được quy
định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số tội phạm.
43. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân được quy định như thế nào trong Luật
hình sự Việt Nam?
- Tuổi chịu TNHS là độ tuổi mà LHS quy định
Một đặc điểm của TP
Dấu hiệu không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của TP
Tuổi chịu TNHS theo BLHS là tuổi tròn, đc tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời
điểm hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
- được quy định:
Người dưới 14 tuổi không phải chịu TNHS
Người đủ từ 14 – 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng đc quy định ở các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 170, 171, 173,
178, 148, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 của BLHS
Ngoài ra, người đủ từ 14 trở lên nhưng chưa đủ 16 mà chuẩn bị phạm tội sau đây thì phải
chịu TNHS: tội giết người (123), tội cướp tài sản (168)
Người đủ 16 tuổi thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm có quy định
khác
44. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nghiên cứu chủ thể đặc biệt của tội phạm?
- chủ thể đặc biệt của TP: là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đc quy định
trong BLHS là ngoài đủ NL chịu TNHS và đủ tuổi còn thêm một số dấu hiệu đặc trưng khác phản
ánh rõ hơn là nhân thân của TP
Về chức vụ quyền hạn
Liên quan đến nghĩa vụ mà NN xác định đvs một số đtg cụ thể
Về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, MQH gia đình
- Ý nghĩa: là những dấu hiệu định tội (dấu hiệu cơ bản, đặc trưng để cho phép xác định TP và phân
biệt TP này vs TP khác)
chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm
hình sự. Tuy nhiên, đối với những tội phạm cụ thể cần phải có những dấu hiệu đặc trưng
khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở
thành là chủ thể của tội phạm đó được.
45. Cơ sở lý luận về pháp nhân là chủ thể của tội phạm?
- Theo BLDS 2015 “pháp nhân thương mại” là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận đc chia cho các thành viên. PNTM bao gồm doanh nghiệp và cá tổ chức kinh tế khác
- Các điều kiện chịu TNHS của PNTM
Đc thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
Đc thực hiện vì lợi ích của PNTM
Có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM
Chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS theo Đ27 BLHS 2015 (PNTM nào phạm 1 tội đc
BLHS quy định mới chịu TNHS) (Phạm vi chịu TNHS của PNTM đc quy định ở Đ76
BLHS)
46. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm? mối quan hệ giữa các
dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm với mặt khách quan của tội phạm?
- mặt chủ quan của tội phạm: là nhận thức, thái độ của bản thân người phạm tội đối với hành vi và
hậu quả của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
- đặc điểm của mặt chủ quan:
Là một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm (mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách
thể )
Mặt chủ quan gắn liền với mặt khách quan của TP: làm rõ tính chấy nguy hiểm cho xã
hội, rõ tội danh (cố ý hay vô ý), mục đích, động cơ
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm
- ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt chủ quan của TP
Là yếu tố quan trọng trong việc quyết định TNHS bởi hầu hết các nền tảng PL trên TG
Ý thức chủ quan là nền tảng để xác định TP là một nguyên tắc đã được hình thành từ PL
cổ xưa : “hành vi không phạm tội, trừ khi suy nghĩ phạm tội”
- MQH giữa mặt chủ quan và mặt khách quan của TP:
Hành vi của con ngừi bình thường là một thể thống nhất giữa biểu hiện cơ thể bên ngoài
với suy nghĩ, ý tưởng bên trong
Nếu hành vi không thống nhất với ý tưởng, suy nghĩ bên trong thì hành vi đó không
mang tính ý chí, không được quyết định bởi chủ thể mà phát sinh do nhân tố nào khác từ
bên ngoài
Tâm lý PT và hành vi PT không tồn tại độc lập mà luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
47. Cở sở lý luận về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam?
- Lỗi: là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thể hiện qua
việc khi thực hiện hành vi phạm tội chủ thể nhận thức được tính chất nguy hiểm và tự do lựa chọn
việc thực hiện hvi đó
- là một yếu tố bắt buộc thuộc mặt chủ quan của CTTP
- Lỗi đc thể hiện ở 2 phương diện (dấu hiệu):
khả năng nhận thức(lý trí): phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ quan lẫn khách quan
chủ quan: độ tuổi, trạng thái tinh thần có sự phát triển và hoàn thiện dần tronng quá
trình lớn lên
khách quan: điều kiện, hoàn cảnh, bối cảnh
thái độ ứng xử (ý chí): PT là cách xử sự trái với PL, nhưng xử sự đó phải là kết quả của
tự do ý chí. Vì nếu như không có tự do ý chí thì xử sự không đúng đó sẽ không có sự
thống nhất giữa ý chí chủ quan và hành vi khách quan
- dấu hiệu lỗi chỉ thỏa mãn khi chủ thể vừa có thể nhận thứ đc vừa có khả năng lựa chọn cách xử
xự theo yêu cầu của PL nhưng lại không lựa chọn cách xử sự đó
48. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam?
Lỗi do cố ý
trực tiếp
Lỗi do cố ý
gián tiếp
Lỗi do vô ý
do quá tự tin
Lỗi do cố ý
gián tiếp
Vô ý do cẩu
thả
Nhận thức rõ Nhận thức rõ Người PT So sánh với vô Không thấy
hành vi gây
nguy hiểm
cho xã hội,
thấy trước HQ
và mong
muốn HQ xảy
ra
hành vi gây
nguy hiểm
cho xã hội,
thấy trước
HQ, tuy
không mong
muốn HQ
xra nhưng
vẫn cố ý để
mặc HQ xra
tuy thấy
trước hành
vi của mình
có thể gây
ra HQ nguy
hiểm cho xã
hội, nhưng
cho rằng
HQ sẽ
không xra
hoặc có thể
ngăn ngừa
được
ý do quá tự
tin:
-giống: đều ko
qtam HQ có
xra hay ko
-khác: vô ý (họ
tin tưởng hvi
của họ ko gây
hại)
Cố ý: nhận
thức đc và vẫn
lựa chọn làm
trước hành
vi của mình
có thể gây
HQ nguy hại
cho xã hội,
mặc dù phải
thấy trước
hoặc có thể
thấy trước
HQ đó
Hỗn hợp lỗi: trong cùng một cấu thành TP có hai hình thức lỗi khác nhau cùng
tồn tại trong mặt khách quan của TP
Sự kiện bất ngờ: đc loại trừ TNHS. Người thực hiện hành vi gây HQ nguy hại
cho XH do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể nhìn thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước HQ thì ko phải chịu TNHS
Miễn TNHS Loại trừ TNHS
Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp
lẽ ra người phạm tội phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nhưng vì có lý do
chính đáng nên họ được miễn
loại trừ trách nhiệm hình sự là người
có hành vi không bị coi là phạm tội,
và theo quy định của pháp luật thì họ
không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Không thể thấy trước HQ Không buộc phải thấy trước HQ
Cần chú ý đến các mặt chủ quan và
chủ thể của tội phạm như: trình độ
nhận thức, hiểu biết, độ tuổi, bệnh tật,
Đòi hỏi cơ quan chức năng và người
tiến hành tố tụng cần căn cứ vào quy
định của PL, quy tắc ứng xử chung,
khả năng tâm thần, bệnh lý hay các đặc
điểm thuộc về nhân thân
điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ
thể, trình độ, nhận thức, độ tuổi... để
đánh giá khách quan, toàn diện, chính
xác
Sự kiện bất ngờ Vô ý do cẩu thả
Đều không thấy trước HQ của hvi của mình
có thể gây hại cho xã hội.
Người thực hiện hành vi gây HQ nguy
hại cho xã hội đó không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước
Mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước HQ nhưng
lại để mặc nó xra
49. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt Nam?
50. Để xác định mức độ lỗi cần phải dựa vào những dấu hiệu nào?
- Lỗi đc thể hiện ở 2 phương diện:
khả năng nhận thức(lý trí): phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ quan lẫn khách quan
chủ quan: độ tuổi, trạng thái tinh thần có sự phát triển và hoàn thiện dần tronng quá
trình lớn lên
khách quan: điều kiện, hoàn cảnh, bối cảnh
thái độ ứng xử (ý chí): PT là cách xử sự trái với PL, nhưng xử sự đó phải là kết quả của tự
do ý chí. Vì nếu như không có tự do ý chí thì xử sự không đúng đó sẽ không có sự thống nhất giữa
ý chí chủ quan và hành vi khách quan
- dấu hiệu lỗi chỉ thỏa mãn khi chủ thể vừa có thể nhận thứ đc vừa có khả năng lựa chọn cách xử
xự theo yêu cầu của PL nhưng lại không lựa chọn cách xử sự đó
51. Những vấn đề lý luận về mục đích và động cơ phạm tội?
- Động cơ phạm tội: là nhân tố, động lực bên trong được quyết định bởi lợi ích từ đó thúc đẩy
người PT thực hiện hvi
Không có trong mọi CTTP mà chỉ có trong TH PT với lỗi cố ý
Không đc xem xét để đc cân nhắc trong đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm
của TP
Động cơ PT có thể là các lợi ích hoặc nhu cầu mà người PT cho rằng có thể đạt
được thông qua hvi PT. Là lí do vì sao người phạm tội quyết định thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Mục đích PT : là KQ mà người PT hướng tới khi thực hiện TP
Được đặt ra trong ý thức chủ quan của người PT, khác với hậu quả của TP là một yếu tố
khách quan của TP. Tuy nhiên 2 yếu tố này có sự gần gũi đặc biệt. Mục đích của TP
thể trùng với HQ của TP. Nhưng HQ trong thực tế có thể trái với mục đích mà người PT
mong muốn
Mục đích không xuất hiện trong CTTP mà chỉ trong TP thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. ở
trường hợp cố ý gián tiếp, người PT không mong muốn HQ của TP xra nên không đặt ra
mục đích PT
Mục đích chỉ đc coi là dấu hiệu của CTTP tddvs các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy
định tại chương XI BLHS, mục đích chống chính quyền nhân dân, là dấu hiệu định tội
của tất cả các TP thuộc nhóm này. Ngoài ra còn một số Điều khác cũng như trên là Đ113,
còn không có mục đích là Đ299
52. Sai lầm và giải quyết trách nhiệm hình sự đối với trường hợp sai lầm trong Luật hình
sự Việt Nam?
- sai lầm là việc đánh giá không chính xác của chủ thể về ý nghĩa pháp lý, phạm vi những điều
cấm về hình sự hay các dậu hiệu thực tế của hành vi mà họ đã thực hiện
- sai lầm về phương tiện pháp lý (PL) là trường hợp đánh giá không chính xác của chủ thể đối với
PLHS hiện hành về tính trái PL của hvi do mình đã thực hiện (phạm vi nhưngx điều cấm về hình
sự) do nguyên nhân là sự nhận thức của chủ thể về PLHS còn hạn chế
- sai lầm về phương diện thực tế: trường hợp đánh giá không chính xác của chủ thể đối với tình
tiết thực tế của hành vi do mình thực hiện hoặc một số dấu hiệu trong các yếu tố của CTTP vì
những nguyên nhân khác nhau
sai lầm về khách thể bị xâm hại là trường hợp về khách thể chủ thể đánh giá không chính
xác về cá QHXH mà hành vi của họ đã xâm hại tới
sai lầm về đối tượng tác động là trường hợp chủ thể đã đánh giá không chính xác về đối
tượng tác động của tội phạm
sai lầm về hương tiện tội phạm: trường hợp chủ thể dự định sử dụng một phương tiện nào
đó để thực hiện tội phạm nhằm đạt đc mục đích phạm tội, nhưng thực tế do nhầm lẫn nên
đã sử dụng phương tiện không thuộc dự định từ trước của họ
sai lầm trong việc đánh giá sự phát triển trong MQHNQ là trường hợp chủ thể đã đáh giá
không chính xác HQ phát sinh từ hành vi của mình
53. Cơ sở lý luận về loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự?
- Lọi trừ TNHS là trường hợp có hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị truy
cứu TNHS do không thỏa mãn yếu tố lỗi được quy định trong LHS
- Dặc điểm:
chủ thể thực hiện hành vi không phải chịu TNHS
Những trường hợp được LHS quy định là tình tiết loại trừ TNHS phải là hành vi gây hậu
quả khách quan về hình sự
Gây hậu quả khách quan về hình sự và không thoả mãn dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan
của TP
Phải được quy định trong BLHS
Người thuộc trường hợp loại trừ sẽ không phải truy cứu TNHS bằng bản án của Toàn án
hoặc một biện pháp tác động có tính cưỡng chế của hình sự
- Các trường hợp đc loại trừ TNHS:
sự kiện bất ngờ
người chưa đủ tuổi chịu TNHS
tình trạng không có năng lực TNHS
Phòng vệ chính đáng
Tình thế cấp thiết
54. Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình
sự Việt Nam?
- Là HV của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có HV xâm
phạm lợi ích nói trên
- Bản chất: Người có hành vi PVCĐ không phải chịu TNHS
- Điều kiện:
HV tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở phát sinh quyền PVCĐ
PVCĐ phải gây thiệt hại cho chính người đang có HV tấn công
chống trả trực tiếp vào người có hành vi tấn công
HV tấn công phải có thật và đang diễn ra
tồn tại bên ngoài TG khác quan và đã bắt đầu và chưa kết thúc
Giữa HVPV và HVTC phải có sự tương xứng
Tính chất khách thể bị xâm hại
Tính chất hành vi tấn công
Lực lượng tấn công
Cường độ tấn công
Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh xra vụ việc
- Phân biệt PV sớm, PV vượt quá giới hạn, PV muộn
PV sớm: Đây là trường hợp khi một người nhận thấy có nguy cơ xâm hại hoặc đe dọa đối
với quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức mà có hành vi chống trả (phòng vệ) mặc dù chưa có hành vi xâm hại xảy
ra. Người này tự mình đưa ra hành động để ngăn chặn sự xâm hại hoặc đe dọa, nhằm bảo
vệ lợi ích và quyền của mình và những người khác liên quan.
PV vượt quá giới hạn: Trước hệt phải đảm bảo 3 điều kiện của PVCD. Đánh giá sự tương
xứng để xác định. Là hành vi chống trả rõ ràng vượt quá mức cần thiết, không phù hợp
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hvi xâm phạm
PV muộn: Đây là trường hợp khi một người nhận thấy đã có hành vi xâm hại hoặc vi
phạm kết thúc, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi chống trả (phòng vệ) nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức. Dù hành vi xâm hại đã kết thúc, người này vẫn quyết định phòng vệ để
đảm bảo sự an toàn và công bằng.
55. Khái niệm, bản chất và điều kiện của tình thế cấp thiết quy định trong Luật hình sự
Việt Nam? Phân biệt với phòng vệ chính đáng?
- Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh nguy cơ đang thực tế đe
dọa lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi Ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không
còn cách nào khác là phải hành động gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
- Bản chất: hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Người ở trong
tình thế cấp thiết buộc phải lựa chọn, hoặc để cho thiệt hại xra theo khả năng diễn biến khách quan
của nguồn nguy hiểm, hoặc hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ một lợi ích lớn hơn
- Điều kiện
Sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp (cơ sở)
Nguồn nguy hiểm là những điều kiện tự nhiên hoặc những nhân tố do con người
gây ra, trực tiếp gây hại đến lợi ích hợp pháp
Nguồn nguy hiểm có thật, đã xra và chưa kết thúc
Đe dọa trực tiếp đến lợi ích hợp pháp
Gây thiệt hại là cách duy nhất
Thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại ngăn chặn
Dựa vào tâm lý của người thực hiện hành vi
Nếu thiệt hại gây ra vượt quá yêu cầu của TTCT thì người gây thiệt hại đó phải
chịu TNHS
Phòng vệ chính đáng Tình thế cấp thiết
Về căn cứ pháp lý Điều 22 BLHS Điều 23 BLHS
Về khái niệm Là hành vi của người vì bảo
vệ quyền hoặc lợi ích chính
đángcủa mình, của người
khác hoặc lợi ích của Nhà
nước, của cơ quan, tổ chức
mà chống trả lại một cách
cần thiết người đang có
hành vi xâm phạm các lợi
ích nói trên.
Là tình thế của người vì
muốn tránh gây thiệt hại
cho quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước,
của cơ quan, tổ chức mà
không còn cách nào khác là
phải gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn
ngừa.
Phương thức thực hiện Chống trả lại một cách
tương xứng với người đang
có hành vi xâm phạm
Gây thiệt hại khác nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn chặn
Nguồn nguy hiểm Nguồn nguy hiểm dẫn đến
phòng vệ chính đáng là
những hành vi nguy hiểm
của con người xâm phạm
đến lợi ích chính đáng của
Nhà nước, của tập thể,
quyền và lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người
khác.
Nguồn nguy hiểm có thể do
hành vi của con người gây
ra. Ngoài ra, nguồn nguy
hiểm dẫn đến tình thế cấp
thiết có thể còn là sự nguy
hiểm do: thiên tai, do súc
vật, do sự cố kỹ thuật,…
gây ra.
Đối tượng của hành vi Người phòng vệ chính đángLà một lợi ích. Tuy nhiên
gây ra thiệt hại cần thiết
cho chính người đang có
hành vi xâm phạm lợi ích
hợp pháp chứ không gây
thiệt hại cho người khác.
PL không cho phép gây
thiệt hại tính mạng sức
khỏe người khác để khắc
phục
Thiệt hại xra Ở mức độ tương xứng,
ngang bằng
Buộc phải nhỏ hơn thiệt hại
ngăn chặn
56. Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình
sự Việt Nam? (giống 54)
57. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt người
phạm tội quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
Bắt người phạm tội: một trong những biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự nhằm mục đích
ngăn chặn của tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án hình sự
- Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệch truy nã BLTTHS quy định bất kỳ ai cũng
có quyền bắt người
- Trong trường hợp công dân thực hiện viẹc bắt người nhưng người bị bắt không chất
hành và chống trả lại thì họ có quyền gây thiệt hại cho người đang thực hiện tội phạm
- các điều kiện:
Cơ sở thực hiện hành vi, giữ người là một người đang thực hiện tội phạm (quả tang) hoặc
có lệnh bắt, giữ khẩn cấp hoặc giữ của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của BLTTHS ngoài việc bắt người phạm tội quả tang không cần có lệnh của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì các trường hợp bắt người bị truy nã ; bắt bị can, bị cáo để tạm
giam; biện pháp tạm giữ đều phải có lệnh của người có thẩm quyền tiến tố tụng mới đc thực hiện
việc bắt giữ
Vậy việc thực hiện hành vi bắt giữ gây thiệt hại cho người bị bắt giữ chỉ được tiến hành khi có cơ
sở này
Người bị bắt giữ có hành vi chống trả lại người tiến hành bắt giữ, không chịu chấp hành
sự cưỡng chế của PL; hoặc chống trả nhằm tẩu thoát, trốn PL... gây cản trở , khó khăn
cho việc bắt giữ, người bị bắt giữ đe dọa hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của
những người tiến hành bắt giữ
Thiệt hại gây ra cho người bị bắt giữ phải ở múc độ cần thiết , đủ làm tte liệt sự chống
trả. Nếu vượt quá giới hạn cần thiết, có thể bị truy cứu TNHS
58. Khái ni m, b n chấất và điềều ki n c a tr ng h p gấy thi t h i trong khi th c hi n vi c nghiền c u, th nghi m, ườ
áp d ng tiềấn b khoa h c, kyỹ thu t và công ngh trong Lu t hình s Vi t Nam?
Khái ni m:
- Hành vi gấy thi t h i trong khi th c hi n nghiền c u, th nghi m, áp d ng tiềấn b khoa h c, kyỹ thu t và công
ngh m i m c dù đã tuấn th đúng quy đ nh, quy ph m, áp d ng đấềy đ bi n pháp phòng ng a thì không
ph i là t i ph m (D25)
Điềều ki n:
- Th nhấất, ph i có thi t h i x y ra, ph i có hành vi gấy thi t h i trong khi th c hi n nghiền c u, th nghi m,
áp d ng tiềấn b KH-KT và CN.
- Th 2, ph i có m c đích và quy trình rõ ràng
- Th 3, ng i đó đã tuấn th đúng quy trình, quy ph m, áp d ng đấềy đ các bi n pháp phòng ng a ườ
B n chấất:
- Ng i có hành vi gấy thi t h i trong khi th c hi n thì không ph i ch u TNHS, m c dù hành vi gấy thi t h i ườ
khách quan vềề m t hình s nh ng do b o v l i ích h p pháp nền đ c lo i tr tính chấất lôỹi c a hành vi. ư ượ
- Nềấu không áp d ng đúng quy trình, quy đ nh, áp d ng đấềy đ bi n pháp phòng ng a mà gấy thi t h i thì vấỹn
ph i ch u TNHS
- Là quyềền c a công dấn đ c th c hi n đ b o v nghiền c u, th nghi m,.. ượ
59. Khái ni m, b n chấất và điềều ki n c a tr ng h p gấy thi t h i trong khi thi hành m nh l nh c a ng i ch huy ườ ườ
ho c c a cấấp trền trong Lu t hình s Vi t Nam?
Khái ni m:
- Ng i th c hi n hành vi gấy thi t h i trong khi thi hành m nh l nh c a ng i ch huy ho c c a cấấp trền trong ườ ườ
l c l ng vũ trang nhấn dấn đ th c hi n nhi m v quôấc phòng, an ninh nềấu đã th c hi n đấềy đ quy trình ượ
báo cáo ng i ra m nh l nh nh ng ng i ra m nh l nh vấỹn yều cấều chấấp hành m nh l nh đó thì không ph i ườ ư ườ
ch u TNHS. Trong tr ng h p này ng i ra m nh l nh ph i ch u TNHS (D26) ườ ườ
B n chấất:
- Thi hành m nh l nh mà trong đó hành vi gấy thi t h i x y ra ph i là thi hành m nh l nh trền trong LLVT
- M nh l nh, nhi m v đó ph i nhằềm ph c v m c đích quôấc phòng, an ninh.
- Ng i thi hành m nh l nh đã th c hi n đấềy đ hành vi báo cáo nh ng ng i ra m nh l nh vấỹn yều cấều chấấp ườ ư ườ
hành
- Ng i ra m nh l nh ph i là ng i ch huy ho c cấấp trền c a ng i thi hànhườ ườ ườ
- Đôấi v i các hành vi phá ho i hòa bình, gấy chiềấn tranh xấm l c, chôấng loài ng i và t i ph m chiềấn tranh thì ượ ườ
ng i thi hành không đ c lo i tr TNHS.ườ ượ
Điềều ki n:
- Th 1, ch nh ng ng i trong LLVT m i là đôấi t ng đ c h ng chềấ đ nh này. ườ ượ ượ ưở
- Th 2, m nh l nh c a ng i ch huy ho c cấấp trền ph i là m nh l nh nhằềm th c hi n các nhi m v quôấc ườ
phòng
- Ng i đ c lo i tr TNHS khi đã báo cáo ng i ra m nh l nh vềề nguy c gấy thi t h i nềấu chấấp hành m nh ườ ượ ườ ơ
l nh nh ng ng i ra m nh l nh vấỹn yều cấều chấấp hành thì ng i ra m nh l nh sẽỹ ph i ch u TNHS. ư ườ ườ
60. Quan ni m thềấ nào vềề "cái chềất nhấn đ o" và gi i quyềất vấấn đềề này trong Lu t hình s Vi t Nam nh thềấ nào? ư
- Cái chềất nhấn đ o là s cho phép c a PL thúc đ y nhanh quá trình chềất trền m t c th sôấng đã đ c giám ơ ượ
đ nh y khoa chằấc chằấc không th c u đ c, đang ph i ch u đ ng nh ng nôỹi đau vềề th xác ho c tinh thấền kéo ượ
dài do tai n n, b nh t t gấy nền và đ c chính ng i b nh quyềất đ nh trong lúc còn t nh táo ượ ườ
- “Cái chềất nhấn đ o” luôn là vấấn đềề gấy tranh cãi. Nhiềều ng i coi đó là 1 lôấi thoát đ o đ c, nhấn đ o cho c ườ
b nh nhấn và bác sĩ. Và nhiềều bác sĩ nhiềều n i chia s không ít tr ng h p b nh nhấn van nài đ c chềất, m t ơ ườ ượ
sôấ có hoàn c nh khó khằn không th tiềấp t c điềều tr , m t sôấ vì quá đau đ n khi hàng ngày ph i đôấi m t v i
nh ng c n đau dày vò, sôấng không bằềng chềất. ơ
- M t sôấ quôấc gia cho phép: Th y Sĩ – n c này cho phép công dấn ra đi v i s hôỹ tr c a bác sĩ mà không yều ướ
cấều vềề đ tu i tôấi thi u, kềất qu ch n đoán hay tri u ch ng / B - cho phép hôỹ tr quyềền đ c chềất v i nh ng ượ
b nh nhấn quá đau đ n và không có c h i c i thi n. Không gi i h n đ tu i v i tr ẽm trong vấấn đềề này, ơ
nh ng ph i mằấc b nh nan y / Trung Quôấc + Hàn Quôấc không công nh n, m i hành đ ng tr giúp b nh nhấn ư
chềất b coi là sát nhấn.
- Vi t Nam, BLHS thì ch a có chềấ đ nh vềề quan ni m này và còn nhiềều tranh cãi ư
61. Khái ni m và ý nghĩa c a vi c quy d nh chềấ đ nh giai đo n ph m t i trong lu t hình s ? T i sao lu t hình s Vi t
Nam không quy đ nh trách nhi m hình s đôấi v i ý đ nh ph m t i?
Khái ni m:
- Các giai đo n ph m t i là các b c trong quá trình th c hi n t i ph m do côấ ý (tr c tiềấp) ph n nh tính chấất ướ
và m c đ nguy hi m c a hành vi ph m t i t ng th i đi m.
- Diềỹn biềấn thông th ng: ý đ nh ph m t i / chu n b ph m t i / th c hi n t i ph m.ườ
Ý nghĩa:
- Vi c phấn chia các giai đo n ph m t i th hi n ý chí c a nhà làm lu t đôấi v i diềỹn biềấn liền t c c a hành vi
ph m t i, đ phấn hóa TNHS.
- Đ b o v các QHXH quan tr ng m t cách nghiềm ng t
- Đ đ m b o nguyền tằấc công bằềng, nhấn đ o trong LHS, đ có th xác đ nh chính xác m c đ và tính chấất nguy
hi m c a hành vi t ng th i đi m c th
T i sao:
- LHS VN không quy đ nh TNHS đôấi v i ý đ nh ph m t i vì t i ph m là th thôấng nhấất gi a nh ng bi u hi n ra
bền ngoài (m t khách quan) va diềỹn biềấn, thái đ tấm lý bền trong c a ng i th c hi n hành vi ph m t i (m t ườ
ch quan). Không th coi là t i ph m nềấu ch 1 trong 2 yềấu tôấ trền. Nền ý đ nh ph m t i m i ch là suy nghĩ bền
trong, m i th a mãn yềấu tôấ m t ch quan , không đ c s kềất lu n nền LHS VN không quy đ nh TNHS v i ý ơ
đ nh ph m t i.
62. Khái ni m, b n chấất và đ c đi m c a giai đo n chu n b ph m t i? Chu n b ph m t i có đ c đ t ra đôấi v i ượ
t i ph m có cấấu thành hình th c không? Trách nhi m hình s đôấi v i chu n b ph m t i đ c quy đ nh nh thềấ ượ ư
nào trong l ch s Lu t hình s Vi t Nam?
Khái ni m:
- Giai đo n chu n b ph m t i là giai đo n t o ra nh ng điềều ki n thu n l i vềề m t v t chấất, tinh thấền d th c
hi n t i ph m (tìm kiềấm, s a so n công c , ph ng ti n, v ch ra kềấ ho ch, thằm dò đ a đi m, tìm kiềấm đôềng ươ
b n,…)
Đ c đi m:
- Ch a bằất tay vào th c hi n hành vi đ c mô t trong MKQ c a t i ph m m i ch t o điềều ki n thu n l i thôi.ư ượ
- Ch a tr c tiềấp xấm h i đềấn khách th (nh ng quan h xã h i) đ c LHS b o v - ch a làm thay đ i, biềấn d ngư ượ ư
đôấi t ng tác đ ng c a TP.ượ
- H u qu c a t i ph m ch a x y ra, do hành vi ph m t i ch a đ c th c hi n. ư ư ượ
B n chấất:
- Là b c tiềấp thẽo trong quá trình th c hi n t i ph m sau khi xuấất hi n ý đ nh ph m t i, nh ng vì ý đ nh ph m ướ ư
t i không đ c coi là t i ph m nền giai đo n CBPT đ c xẽm là giai đo n đấều tiền c a hành vi ph m t i. ượ ượ
- Ng i ph m t i m i ch chu n b nh ng điềều ki n vềề v t chấất và tinh thấền nền có th TNHS.ườ
Chu n b ph m t i có đ c đ t ra đốấi v i t i ph m có CTTP hình th c khống? ượ
- Không đ c đ t ra đôấi v i t i ph m có CTTP hình th cượ
- Vì CTTP hình th c: ch cấền có 1 dấấu hi u trong MKQ là hành vi gấy nguy hi m cho xã h i mà không cấền nói đềấn
h u qu mà CBPT thì ch a bằất tay vào th c hi n hành vi đ c mô t trong MKQ, ch a tr c tiềấp xấm h i đềấn ư ượ ư
khách th .
TNHS đốấi v i giai đo n chu n b ph m t i:
- TNHS quy đ nh c th t i m t sôấ điềều lu t trong phấền riềng
- Ng i CBPT quy đ nh t i m t trong các điềều 108->123, 134, 168,169,207,299,300,301,302,303, 324 thì ph i ườ
ch u TNHS: t i ph n b i t quôấc, t i hđ nhằềm l t đ cq, gián đi p, b o lo n,…
- Ng i t đ 14 đềấn d i 16 CBPT quy đ nh t i 123: giềất ng i, 168: c p tài s n thì ph i ch u TNHSườ ướ ườ ướ
- X lý ph m nhiềều t i trong TH hành vi chu n b th c hi n t i X đã th a mãn CTTP Y
Đ tu i M c đ Điềều lu t
T đ 18t tr
lền
Hình ph t đ c quyềất đ nh trong ph m vi khung hình ph t đ c ượ ượ
quy đ nh trong các điềều lu t c th
Các điềều 108 -> 121, 123, 134,
168, 169, 301 -> 303, 324 BLHS
2015
Ng i t đ ườ
16t đềấn d i ướ
18t
M c ph t cao nhấất không quá ½ m c ph t đ c quy đ nh trong ượ
khung hình ph t đôấi v i hành vi chu n b ph m t i trong điềều lu t
đ c áp d ngượ
Ng i t đ ườ
14t đềấn d i ướ
16t
M c ph t cao nhấất không quá 1/3 m c ph t đ c quy đ nh trong ượ
khung hình ph t đôấi v i hành vi chu n b ph m t i trong điềều lu t
đ c áp d ngượ
Điềều 123 và điềều 168 BLHS
63. Khái ni m, b n chấất, các đ c đi m và các d ng c a giai đo n ph m t i ch a đ t? Trách nhi m hình s đôấi v i ư
giai đo n ph m t i ch a đ t đ c quy đ nh nh thềấ nào trong l ch s Lu t hình s Vi t Nam? ư ượ ư
PH M T I CH A THÀNH Ư T I PH M HOÀN THÀNH
Khái ni m:
- Là côấ ý th c hi n t i ph m nh ng không th c ư
hi n đ c đềấn cùng vì nh ng nguyền nhấn ngoài ý ượ
muôấn c a ng i ph m t i. ườ
Khái ni m:
- Là tr ng h p hành vi ph m t i đã th a mãn đấềy đ ườ
các dấấu hi u đ c mô t trong MKQ c a CTTP ượ
Phấn lo i
- Ch a đ t ch a thành: là côấ ý th c hi n ph m ư ư
t i nh ng không th c hi n đ c đềấn cùng vi nh ng ư ượ
nguyền nhấn ngoài ý muôấn c a ng i PT và H ườ
CH A TH C HI N HẾẾT NH NG HÀNH VI D Đ NH Ư
LÀM (b ng i khác xẽm vào – ít nghiềm tr ng h n) ườ ơ
- Ch a đ t đã thành: …. VÀ H ĐÃ TH HI N ư
HẾẾT NH NG HÀNH VI D Đ NH LÀM (nh ng do kỳ ư
tích xuấất hi n ng i đó t nh l i nghiềm tr ng h n) ườ ơ
S th hi n c a nó trong BLHS:
- T i ph m đ c coi là hoàn thành nềấu hành vi đó đã ượ
th a mãn hềất các dấấu hi u c a CTTP
- Th i đi m hoàn thành t i ph m: xuấất phát t tính
chấất nguy hi m cho xh c a t ng lo i t i ph m, LHS xác
đ nh th i đi m hoàn thành c a t i ph m thông qua vi c
mô t nh ng dấấu hi u trong CTTP c b n ơ
- Có 3 lo i CTTP:
CTTP v t chấất: th a mãn all dấấu hi u thu c MKQ:
hành vi, h u qu , mqh, các dấấu hi u khác
CTTP hình th c: ch cấền th a mãn dấấu hi u hành vi,
không yều cấều h u qu
CTTP cằất xén: ch cấền có hành đ ng bi u hi n ý đ nh
ph m t i
Đ c đi m:
- Là b c tiềấp thẽo c a giai đo n chu n b ướ
Phấn bi t:
- T i ph m hoàn thành là tr ng h p hành vi ph m t i ườ
ph m t i, là giai đo n bằất đấều rôềi
- Đã bằất tay vào vi c th c hi n hành vi đ c ượ
mô t trong MKQ c a t i ph m
- H u qu ch a x y ra ho c đã x y ra nh ng ư ư
ch a phù h p v i h u qu đ c quy đ nh trong ư ượ
CTTP
- Không th c hi n đ c t i ph m đềấn cùng b i ượ
nguyền nhấn khách quan ngoài ý muôấn ch th
đã th a mãn đấềy đ các dấấu hi u đ c mô t trong MKQ ượ
c a CTTP. Th i đi m t i ph m hoàn thành cằn c vào tấềm
quan tr ng c a khách th , đ c đi m c a t ng lo i t i
ph m: hình th c hay v t chấất (hoàn thành vềề m t pháp lý)
- T i ph m kềất th c là hành vi ph m t i c a ch thềấ đã
chấấm d t hoàn toàn trền th c tềấ. (kềất thúc vì ch th đã
đ t đ c m c đích, b ngằn c n không th c hi n đ c ượ ượ
tiềấp, t ý d ng l i). Th i đi m t i ph m kềất thúc cũng là
th i đi m hành vi ph m t i chấấm d t trền th c tềấ
TNHS:
- Đ t ra đôấi v i m i tr ng h p ườ
- Không quá 20 nằm, nềấu điềều lu t áp d ng
hình ph t cao nhấất đôấi v i t i ấấy là chung thấn, t
hình
- Không quá ¾ m c ph t tù, nềấu áp d ng ph t
tù có th i h n.
Ý nghĩa c a s phấn bi t đó:
- Xác đ nh t i ph m hoàn thành hay ph m t i ch a ư
thành:quan tr ng trong vi c QĐHP
- Xác đ nh th i đi m t i ph m kềất th c có ý nghĩa đ
áp d ng các chềấ đ nh khác liền quan nh PVCĐ, truy c u ư
TNHS
64. Quan ni m vềề t i ph m hoàn thành trong khoa h c lu t hình s ? S th hi n c a nó trong B lu t hình s nằm
2015, s a đ i, b sung nằm 2017? Phấn bi t t i ph m hoàn thành v i t i ph m kềất thúc và ý nghĩa c a s phấn
bi t? ( ĐÃ LÀM)
65. Khái ni m, b n chấất, các đ c đi m và ý nghĩa c a quy đ nh t ý n a ch ng chấấm d t vi c ph m t i trong lu t
hình s ? Phấn bi t t ý n a ch ng chấấm d t vi c ph m t i v i ph m t i ch a đ t? ư
Khái ni m :
- T ý n a ch ng chấấm s t vi c ph m t i là t mình không th c hi n t i ph m đềấn cùng, tuy không có gì ngằn
c n. (không đòi h i ng i ph m t i ph i hoàn toàn t nh ng , hôấi h n mà ch cấền h đã th c s t nguy n ườ
d t khoát không th c hi n n a)
B n chấất, đ c đi m
- Vi c d ng th c hi n ph i x y ra trong quá trình th c hi n t i ph m: gđ CBPT và PTCĐ ch a thành. ư
- Do ng i pt hoàn toàn t nguy n, m c dù nh n thấấy điềều ki n khách quan ko có gì ngằn c n. (điềều ki n ko ườ
ngằn c n đó có nghĩa là vấỹn tiềấp t c th c hi n đc hành vi ph m t i ch không ph i ng i đó d ng đ đ i th i ườ
c khác)ơ
- Th c chấất, hành vi c a ng i t ý n a ch ng chấấm d t vi c ph m t i đã th a mãn 1 sôấ dấấu hi u c a CTTP ườ
Ý nghĩa:
- T o c h i cho ng i trót có hđ CBPT hay bằất tay vào th c hi n TP nềấu t nh ng nh n ra và th c s t b ý ơ ườ
đ nh PT thì sẽỹ đ c miềỹn TNHS vềề t i đ nh ph m ượ
- H n chềấ gấy ra h u qu nguy hi m cho xh
- Th c hi n chính sách khoan hôềng và phấn hóa TP c a NN
Phấn bi t:
- T ý n a ch ng thì không ph i ch u TNHS mà đ c miềỹn TNHS vềề t i đ nh ph m (nềấu hành vi đã th a mãn ượ
CTTP khác vấỹn b truy c u TNHS0
- PTCĐ ph i ch u TNHS trền nh ng c s chung ơ
66. Khái ni m, các dấấu hi u cấấu thành đôềng ph m và ý nghĩa c a quy đ nh chềấ đ nh đôềng ph m trong lu t hình s ?
Khái ni m:
- Đôềng ph m là tr ng h p có hai ng i tr lền côấ ý cùng th c hi n m t t i ph m ườ ườ
Dấấu hi u:
- Khách quan:
Có 2 ng i tr lền tham gia vi c th c hi n (đáp ng đấềy đ điềều ki n đ tr thành ch th t i ph m)ườ
Cùng chung hành đ ng cùng th c hi n, th hi n ra TGKG, môỹi ng i đềều có hành vi c th , môỹi hành vi ườ
góp phấền dấỹn t i h u qu cuôấi cùng.
- Ch quan:
Các thành viền cùng côấ ý vềề m t lý trí và ý chí (ý chí: nh ng đôềng ph m khi th c hi n đềều mong
muôấn cùng th c hi n t i ph m và mong muôấn h u qu chung x y ra / lý trí: môỹi ĐP đềều nh n th c
đ c hành vi c a mình là gấy nguy hi m cho xh, môỹi ng i ĐP đềều thấấy tr c h u qu nguy hi m cho ượ ườ ướ
xh do mình và đôềng ph m khác gấy ra)
Cùng m c đích ph m t i (dấấu hi u bằất bu c)
Ý nghĩa vì sao quy đ nh đốềng ph m
- Vì m c đ , TNHS ph i có s phấn hóa, phù h p v i m c đ tham gia vào hành vi ph m t i c a nh ng đôềng
ph m vì sẽỹ có ng i join ít or nhiềều ườ
- M c đ tính chấất nguy hi m cao h n, xẽm xét nhiềều chiềều, bàn b c kyỹ h n ơ ơ
- Mấất th i gian h n, tấm lý v ng h n ơ ơ
- Xác suấất thành công cao h n Đ n lơ ơ
- Giúp các điềều tra viền, ki m sát viền, th m phán xác đ nh chính xác vai trò, tính chấất, m c đ trong đôềng ph m
đ áp d ng các hình ph t phù h p
67. Trình bày khái quát l ch s chềấ đ nh đôềng ph m trong Lu t hình s Vi t Nam?
- Ngay sau khi CMT8 thành công, m t sôấ vằn b n PLHS đ c ban hành vềề vi c tr ng tr m t sôấ t i ph m c th , ượ
quy đ nh vi c x lý các TH c ng ph m thẽo nguyền tằấc “Nh ng ng i tòng ph m or oa tr nh ng tang v t c a ườ
các t i ph m cũng b x ph t nh chính ph m” (sằấc l nh sôấ 27) ư
- Sau này m t sôấ vằn b n PLHS đã quy đ nh nguyền tằấc x lý có s phấn hóa TNHS, là khi xét x Tòa án cấền phấn
bi t các hình th c c ng ph m khác nhau: hành vi oa tr (ch a chấấp, tiều th tài s n do chiềấm đo t) mà có là
c ng ph m (h a h n t tr c) – hành vi oa tr không là c ng ph m. ướ
- Điềều 17 BLHS 1985 đã s d ng thu t ng đôềng ph m thay cho c ng ph m, tòng ph m, quy đ nh khái ni m,
đ c đi m đôềng ph m, các lo i ng i đôềng ph m,..Kho n 1 điềều 17 “đôềng ph m là hai or nhiềều ng i côấ ý ườ ườ
cùng th c hi n m t t i ph m”.
- Kho n 1 điềều 20, BLHS 1999 (2009) s a đ i: “đôềng ph m là tr ng h p có 2 ng i tr lền côấ ý cùng th c hi n ườ ườ
m t t i ph m”. Sau đó kho n 1 điềều 17 BLHS 2015 đã kềấ th a toàn b đ nh nghĩa đó.
68. Phấn tích s khác nhau gi a các hình th c đôềng pham? Lấấy ví d minh h a?
Cằn c vào dấấu hi u khách quan:
- Đốềng ph m đ n gi n ơ : là hình th c đôềng ph m trong đó nh ng ng i tham gia vào v đôềng ph m đềều v i vai ườ
trò ng i th c hành (Ví d : A r B đi c p tài s n)ườ ướ
- Đốềng ph m ph c t p: là hình th c đôềng ph m trong đó có m t ho c 1 sôấ ng i là ng i th c hành còn l i ườ ườ
nh ng ng i khác v i vai trò là ng i t ch c ho c ng i xúi gi c, giúp s c (Ví d : H xúi gi c L và K đi c p ườ ườ ườ ướ
ngấn hàng)
Cằn c vào dấấu hi u ch quan:
- Đốềng ph m khống có thống m u tr c: ư ướ là hình th c đôềng ph m trong đó gi a nh ng ng i đôềng ph m ườ
không có s th a thuấn, bàn b c tr c vềề t i ph m cùng th c hi n. (Ví d : A đ nh đi ằn tr m nhà ch C và đềấn ướ
đấấy thấấy 1 mình không th th c hi n đ c và đã r thềm B cùng th c hi n mà ko bàn b c tr c) ượ ướ
- Đốềng ph m có thống m u tr c ư ướ : là hình th c đôềng ph m trong đó gi a nh ng ng i đôềng ph m có s th a ườ
thuấn, bàn b c tr c vềề t i ph m cùng th c hi n. (Ví d : A và B đã lền kềấ ho ch sằỹn v i nhau đ đềấn nhà ch C ướ
tr m đôề)
Ph m t i có t ch c : là tr ng h p đôềng ph m có s cấu kềất ch t chẽỹ gi a nh ng ng i cùng th c hi n t i ph m. ườ ườ
Th ng là s kềất h p c a đôềng ph m có thông m u tr c và đôềng ph m ph c t p (cấấp đ h n, th hi n trình đ cao ườ ư ướ ơ
h n, s móc xích, phấn công, điềều phôấi ch t chẽỹ,…)ơ
69. Phấn bi t ph m t i có t ch c, t ch c ph m t i, t i ph m có t ch c? Lấấy ví d minh h a?
Ph m t i có t ch c - Là tr ng h p đôềng ph m có s cấu kềất ườ
ch t chẽỹ gi a nh ng ng i cùng th c ườ
hi n t i ph m
- Ví d : A và B cùng th c hi n m t hành vi
đó là tr m cằấp tài s n, 2 ng i có s ườ
chu n b tr c, bàn b c th o lu n v i ướ
nhau vềề timẽ, đ a đi m,..
T ch c ph m t i - Là ch 1 nhóm, thành l p thẽo t ng bang
th c hi n m t t i ph m có s tham
gia c a nh ng lo i ng i đôềng ph m ườ
-
T i ph m có t ch c - Thẽo quan đi m c a cấc lu t gia Myỹ: Tp
có t ch c là ho t đ ng ph m t i c a
các t ch c chính quy, rấất phát tri n và
h ng m i nôỹ l c đ đ t đ c l i ướ ượ
nhu n thông qua nh ng ph ng ti n ươ
bấất h p pháp
- Ví d : bằng đ ng Mafia
70. Nh ng nguyền tằấc xác đ nh trách nhi m hình s trong đôềng ph m thẽo Lu t hình s Vi t Nam?
- Nguyền tắấc TNHS chung: tấất c nh ng ng i đôềng ph m ph i ch u TNHS chung vềề toàn b t i ph m đã x y ra ườ
(đềều b xét x vềề cùng 1 t i ph m, ch u trách nhi m vềề tình tiềất tằng n ng liền quan đềấn hành vi ph m t i nềấu
h cùng côấ ý th c hi n)
- Nguyền tắấc TNHS đ c l p : môỹi ng i đôềng ph m ph i ch u TNHS đ c l p vềề vi c cùng th c hi n t i ph m ườ
(ng i ng i đôềng ph m sẽỹ không ph i ch u TNHS vềề hành vi v t quá ý đ nh ph m t i chung c a nh ng đôềngườ ườ ượ
ph m khác, vi c tằng n ng hay gi m nh TNHS thu c vềề ng i đôềng ph m nào thì áp d ng v i ng i đó) ườ ườ
- Nguyền tắấc cá th hóa TNHS : trong 1 v đôềng ph m, nh ng ng i tham gia tuy ph m cùng m t t i nh ng tính ư ư
chấất và m c đ tham gia c a môỹi ng i là khác nhau. ườ
71. C s lý lu n vềề trách nhi m hình s ?ơ
- Xét vềề m t lý lu n, vấấn đềề c s c a TNHS trong khoa h c LHS luôn là m t vấn đềề ph c t p và cho đềấn nay vấỹn ơ
còn tôền t i nhiềều quan đi m khác nhau. T nh ng nằm 50 c a thềấ k XX cho đềấn nay, các nhà hình s h c ch
quan tấm đ làm sáng t vềề m t lý lu n xẽm: cái gì là n i dung nằềm trong côất lõi c a TNHS. Nềấu hi u thẽo
nghĩa h p, thì quan ni m truyềền thôấng về c s c a TNHS ch cấền xẽm xét ơ n i dung bền trong c a c s c a ơ
TNHS là cái gì. Nềấu phấn tích thẽo 1 cách toàn di n và có h thôấng, thì vềề m t pp lu n – ph i nghiền c u thẽo 1
h thôấng đấềy đ t ng ng v i 2 bình di n: ươ VỀỀ M T N I DUNG HAY V T CHẤẤT (khách quan) / VỀỀ M T Q
PH M (pháp lý)
C s lý lu n: c s khách quan và c s pháp lýơ ơ ơ
72. C s pháp lý vềề trách nhi m hình s ?ơ
- Nềấu nh xét vềề m t n i dung, c s khách quan c a TNHS đ c coi là vi c th c hi n hành vi nguy hi m cho xh ư ơ ượ
b LHS cấấm còn vềề m t bền ngoài (c s hình th c) đ c coi là cằn c chung, có tính chấất bằất bu c, do PLHS quy ơ ượ
đ nh.
- Còn xét vềề m t quy ph m (c s pháp lý) thì đ c coi là gì?: ch ng h n, là “QPPL hình s t ng ng trong ơ ượ ươ
phấền chung vềề c s TNHS”, là “Chềấ tài c th t ng ng trong phấền riềng c a BLHS”, là “Lo i và m c hình ơ ươ
ph t c th đôấi v i t i ph m t ng ng trong phấền riềng BLHS”,… ươ
D a trền 2 c s trền đôềng th i nghiền c u quy ph m trong suôất h n 30 nằm qua Điềều 2,3 BLHS VN và trền c ơ ơ ơ
s phấn tích th c tiềỹn áp d ng các quy đ nh c a PLHS và PL TNHS liền quan đềấn vi c gi i quyềất vấấn đềề TNHS
Kềất lu n: C s pháp lý c a TNHS là hành vi nguy hi m cho xã h i có đấềy đ các dấấu hi u c a CTTP c th ơ
t ng ng ghi nh n trong PLHS. ( CTTP trong LHS đ c coi là c s pháp lý c a TNHS)ươ ượ ơ
73. Phấn bi t trách nhi m hình s v i các d ng trách nhi m pháp lý khác?
74. C s và điềều ki n c a trách nhi m hình s đôấi v i cá nhấn ph m t i?ơ
C s c a TNHS (kho n 1 điềều 2)ơ
- Ch ng i nào ph m m t t i đã đ c BLHS quy đ nh m i ph i ch u TNHS ườ ượ
Ph i xét trền c s khách quan và c s pháp lý ơ ơ
Điềều ki n c a TNHS
- Là nh ng cằn c riềng cấền và đ , có tính chấất bằất bu c và do LHS quy đ nh mà ch khi nào có t ng h p tấất c
chúng thì ch th m i ph i ch u TNHS
Ng i đó ph i có nằng l c TNHSườ
Ng i đó đ tu i ch u TNHS ườ
Ng i đó ph i th c hi n hành vi nguy hi m cho xã h iườ
B LHS cấấm
Ng i ấấy ph i có lôỹi trong vi c th c hi n hành vi nguy hi m cho xh ườ
75. C s và điềều ki n c a trách nhi m hình s đôấi v i pháp nhấn ph m t i thẽo Lu t hình s Vi t Nam?ơ
C s :ơ
- Kho n 2 điềều 2: Ch PNTM nào ph m m t t i đã đ c quy đ nh t i điềều 76 c a BLHS m i ph i ch u TNHS. ượ
Điềều ki n: theo điềều 75
- Hành vi ph m t i đ c th c hi n nhấn danh PNTM ượ
- Hành vi ph m t i đ c th c hi n vì l i ích c a PNTM ượ
- Hành vi ph m t i đ c th c hi n có s ch đ o, điềều hành ho c chấấp thu n c a PNTM ượ
- Ch a hềất th i hi u truy c u TNHS quy đ nh t i K2,3 điềều 27 BLHSư
Vi c PNTM ch u TNHS không lo i tr TNHS cá nhấn.
TNHS là h u qu pháp lý bấất l i tấất yềấu mà m t ng i ph i ch u khi th c hi n hành vi ph m t i ườ
76. Khái ni m, b n chấất và ý nghĩa c a vi c quy đ nh th i hi u truy c u trách nhi m hình s trong lu t hình s ?
Khái ni m: Đ27
- Th i hi u truy c u TNHS là th i gian do b lu t này quy đ nh mà khi hềất h n đó ng i ph m t i không b truy ườ
c u TNHS (5/10/15/20)
B n chấất, ý nghĩa:
- Cho h c h i tr vềề hoàn l ng, kho ng th i gian th thách đ anh ta không ph m t i m i mà không cấền ơ ươ
hình ph t
- Giúp cho c quan điềều tra, truy tôấ, xét x ph i nhanh chóng, công minhơ
- Lu t pháp là đ giáo d c, rằn đẽ, c i t o ng i có hành vi ph m t i (nhấn vằn) ườ
77. Trình bày các điềều ki n đ ng i ph m t i ho c pháp nhấn ph m t i đ c h ng th i hi u truy c u trách ườ ượ ưở
nhi m hình s ?
- K t khi th c hi n t i ph m đã tr i qua m t th i h n do BLHS quy đ nh. T i ph m càng nghiềm tr ng thì th i
h n đó càng dài. (Thẽo k2 điềều 27)
- Ng i ph m t i không ph m t i m i mà BLHS quy đ nh m c cao nhấất c a khung hình ph t đôấi v i t i ấấy là ườ
trền 1 nằm tù
- Trong th i h n nói trền ng i ph m t i không côấ tình trôấn tránh đôềng th i không có quyềất đ nh truy nã c a c ườ ơ
quan có th m quyềền.
78. Khái ni m, b n chấất và ý nghĩa c a chềấ đ nh miềỹn trách nhi m hình s trong lu t hình s ? Phấn bi t miềỹn trách
nhi m hình s v i không ph i ch u trách nhi m hình s và miềỹn hình ph t?
Khái ni m:
- Miềỹn TNHS là miềỹn cho ch th không ph i gánh ch u h u qu pháp lý do vi c th c hi n t i ph m khi có
nh ng điềều ki n thẽo quy đ nh c a pháp lu t
Ý nghĩa:
- Th hi n s khoan hôềng, nhấn đ o c a Đ ng và NN thông qua vi c xóa b h u qu pháp lý, miềỹn TNPL mà
đáng ra t i ph m ph i ch u
- Khuyềấn khích ng i ph m t i l p công chu c t i, ch ng t kh nằng c i t o, giáo d c nhanh chóngườ
B n chấất:
- Đáng lẽỹ, nềấu bấất kỳ ai nềấu đã th c hi n m t t i ph m đ c BLHS quy đ nh thì ph i ch u TNHS. Tuy nhiền v i ượ
b n chấất nhấn đ o, BLHS n c ta có nh ng quy đ nh ngo i l , quy đ nh các tr ng h p nhấất đ nh sẽỹ đ c ướ ườ ượ
miềỹn TNHS.
- Ng i ph m t i đã th a mãn các yềấu tôấ CTTP nh ng không ph i ch u TNHSườ ư
Phấn bi t
Miềỹn TNHS Miềỹn hình ph t
Khái ni m Là miềỹn cho ch th không ph i gánh ch u
h u qu pháp lý do vi c th c hi n t i ph m
khi có nh ng điềều ki n thẽo quy đ nh c a
pháp lu t
Không bu c ng i ph m t i ph i ch u bi n pháp c ng ườ ưỡ
chềấ nghiềm khằấc nhấất c a NN là hình ph t vềề t i mà
ng i đó đã th c hi nườ
B n chấất Ng i ph m t i đã th a mãn các yềấu tôấ CTTPườ Đôấi v i miềỹn hình ph t ng i ph m t i đã th a mãn các ườ
nh ng không ph i ch u TNHSư yềấu tôấ cấấu thành t i ph m và ph i ch u trách nhi m
hình s ho c không ph i ch u hình ph t (vấỹn b tuyền là
có t i nh ng b n án không quy trách nhi m áp d ng ư
hình ph t).
Điềều ki n áp
d ng
Đ c miềỹnượ
- Khi tiềấn hành điềều tra, do có s thay
đ i chính sách, PL làm cho hành vi không còn
nguy hi m n a
- Khi có quyềất đ nh đ i xá
Có th đ c miềỹn ượ
- Khi điềều tra, do chuy n biềấn tình hình
mà ng i ph m t i không còn nguy hi m ườ
n a
- Mằấc b nh hi m nghèo
- Tr c khi b phát giác, ng i ph m ướ ườ
t i t thú, góp phấền vào phát hi n, điềều tra
t i ph m, l p công l n
- Ng i t ý n a ch ngườ
Kho n 1,2 điềều 54
- Kho n 1: Tòa án có th quyềất đ nh m t hình
ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t đ c áp ướ ư
d ng nh ng ph i trong khung hình ph t liềền kềề nh h n ư ơ
c a điềều lu t khi ng i ph m t i có ít nhấất 2 tình tiềất ườ
gi m nh quy đ nh t i K1 điềều 51
- Kho n 2: Tòa án có th quyềất đ nh m t hình
ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t đ c áp ướ ư
d ng nh ng ph i trong khung hình ph t liềền kềề nh h n ư ơ
c a điềều lu t khi ng i ph m t i lấền đấều là ng i giúp ườ ườ
s c trong v án đôềng ph m nh ng có vai trò không đáng ư
k .
Th m quyềền áp
d ng
- Điềều tra
- VKS
- Tòa án
- Tòa án
H u qu pháp
Không b coi là có t i Vấỹn b coi là có t i
Không ph i ch u TNHS thì không b coi là t i ph m
Cấu 79. Khái quát l ch s chềấ đ nh miềễn trách nhi m hình s trong Lu t hình s Vi t Nam?
Cấu 80. Phấn tích tr ng h p đ c miềễn trách nhi m hình s sau: Khi tiềấn hành điềều tra, truy tốấ ho c xét x , do có s ườ ượ
thay đ i chính sách, pháp lu t làm cho hành vi ph m t i khống còn nguy hi m cho xã h i n a?
( đi m a kho n 1 đ29)
- s thay đ i csach, pl kp thay đ i trong BLHS mà ms ch thay đ i trong csach chung c a NN ho c các đ o lu t phi hình s
khác khiềấn hvi c a ch th mấất đi tính nguy hi m m c dù BLHS vấỹn coi là t i ph m
- nguyền nhấn: qtrinh s a đ i, bsung BLHS đc th c hi n b i quy trình l p pháp ch t chẽỹ, công phu nền có nh ng th i
đi m các quy đ nh c a BLHS lôỹi th i so vs s thay đ i c a csach
Cấu 81. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s sau: Khi tiềấn hành điềều tra, truy tốấ, xét x do chuy n biềấn c a tình
hình mà ng i ph m t i khống còn nguy hi m cho xã h i n a? Lấấy ví d minh h a?ườ
( đi m a kho n 2 đ29)
-s chuy n biềấn tính hình đc hi u là s thay đ i đk xh trong pvi toàn xh, đ a ph ng, c quan, xí nghi p ho c gđ. Do s ươ ơ
chuy n biềấn c th mà ng ptoi k còn nguy hi m cho xh.
Vd: ng đó đã hoàn l ng, chằm ch lm ằn, tgia các hđ xh...ươ
-BLHS 1999: bằất bu c, BLHS 2015: tùy nghi
Cấu 82. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s sau đấy: Khi tiềấn hành điềều tra, truy tốấ, xét x , ng i ph m t i mắấc ườ
b nh hi m nghèo dấễn đềấn khống còn kh nắng gấy nguy hi m cho xã h i n a?
( đi m b kho n 2 điềều 29)
Thẽo quy đ nh t i ngh quyềất sôấ 01/2017/NQ-HDTP là tr ng h p thẽo kềất lu n c a bv cấấp t nh tr lền thì ng b kềất án ườ
đang b nh ng cằn b nh nguy hi m đềấn tính m ng, khó có ph ng th c ch a tr . Vd: ung th giai đo n cuôấi, HIV ươ ư
Đ đc miềỹn TNHS:
+ mằấc b nh hi m nghèo
+ b nh tình đềấn m c đ k còn kh nằng gấy nguy hi m cho xh
+ tình tr ng đó p diềỹn ra trong qtrinh c quan ch c nằng tiềấn hành điềều tra, truy tôấ, xét x ơ
Cấu 83. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s : Ng i ph m t i t thú, khai rõ s vi c, góp phấền có hi u qu vào ườ
vi c phát hi n và điềều tra t i ph m, cốấ gắấng h n chềấ đềấn m c thấấp nhấất h u qu c a t i ph m và l p cống l n ho c
có cốấng hiềấn đ c bi t, đ c Nhà n c và xã h i th a nh n? ượ ướ
( đi m c, kho n 2 đ29)
Đk xẽm xét, quyềất đ nh miềỹn TNHS( th a mãn tca):
+ ch đ ng t thú trc khi b phát giác: khi ch ai phát hi n s vc, ch th t nh n t i vs cq ch c nằng
+ khai rõ s vc: khai báo thành kh n, rõ ràng, đấềy đ
+ góp p hi u qu vào vc phát hi n và điềều tra t i ph m, côấ gằấng h n chềấ m c thấấp nhấất h u qu c a tp
+ l p công l n ho c côấng hiềấn đ c bi t, đc NN và xh th a nh n. Vd: c u ng khác trong tình thềấ hi m nghèo, c u ts c a nn,
t p th , công dấn trong thiền tai, h a ho n, có sáng kiềấn gtri ho c thành tích xuấất sằấc
Cấu 84. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s sau: Ng i th c hi n t i ph m ít nghiềm tr ng ho c t i ph m ườ
nghiềm tr ng do vố ý gấy thi t h i vềề tính m ng, s c kh e, danh d , nhấn ph m ho c tài s n c a ng i khác và ườ
đ c ng i b h i ho c ng i đ i di n c a ng i b h i t nguy n hòa gi i và đềề ngh miềễn trách nhi m hình s , ượ ườ ườ ườ
thì có th đ c miềễn trách nhi m hình s ? ượ
(k3 điềều 29)
Đk:
+ nghiềm tr ng do vôấ ý ho c ít nghiềm tr ng
+ ch th t nguy n s a ch a, bôềi th ng thi t h i ho c khằấc ph c h u qu ườ
+ có s t nguy n hòa gi i và đềề ngh miềỹn TNHS c a ng b h i ho c đ i di n h p pháp c a ng b h i
Cấu 85. Trình bày các tr ng h p c th đ c miềễn trách nhi m hình s theo quy đ nh trong Phấền các t i ph m B ườ ượ
lu t hình s nắm 2015, s a đ i, b sung nắm 2017?
k4 đ110:” ng đã nh n lm gián đi p, nh k th c hi n nvu đc giao và t thú, thành kh n khai báo vs c quan NN có th m ơ
quyềền, thì đc miềỹn TNHS vềề t i này”
k4 đ247:” ng nao ptoi vềề k1 điềều này, nh đã t nguy n phá b , giao n p cho c quan ch c nằng có th m quyềền trc khi thu ơ
ho ch, thì có th đc miềỹn TNHS”
k7 đ364:” ng đ a hôấi l tuy k b ép bu c nh đã ch đ ng khai báo trc khi b phát giác, thì có th đc miềỹn TNHS và đc tr l i ư
1 p ho c toàn b c a đã dùng đ đ a hôấi l ư
Cấu 86. Khái ni m và đ c đi m chung c a hình ph t? Phấn bi t hình ph t v i bi n pháp t pháp hình s ? ư
K/n: Hình ph t là bi n pháp c ng chềấ Nhà n c nghiềm khằấc nhấất, đ c quy đ nh trong BLHS, gằấn liềền v i t i ph m và ưỡ ướ ượ
do tòa án áp d ng đôấi vói ch th ph m t i thẽo m t trình t riềng bi t.
Đđ:
+ là bp c ng chềấ NN nghiềm khằấc nhấấtưỡ
+ đc quy đ nh trong BLHS
+ gằấn liềền vs t i ph m
+ do tòa án áp d ng đvs ch th ptoi thẽo 1 trình t riềng bi t
+ HP là công c đ m b o cho LHS có th th c hi n đc nvu bv các qhẽ xh
* pbt hình ph t vs bptp:
-hp và bptp là 2 chềấ tài đc sd ph biềấn trong quá trình xét x 1 v án hsu
-đềều là nh ng bp mang tính c ng chềấ c a CQNN có th m quyềền nhằềm tr ng ph t, GD, c i t o ng ptoi ưỡ
Hình ph t
Bi n pháp t pháp ư
Giốấng nhau
- Đềều mang tính c ng chềấ;ưỡ
- Bấất l i cho ng i b áp d ng; ườ
- Ph i do ch th có th m quyềền ra quyềất đ nh.
Khái ni m
Hình ph t là bi n pháp c ng ưỡ
chềấ nghiềm khằấc nhấất c a Nhà
n c đ c quy đ nh trong B ướ ượ
lu t này, do Tòa án quyềất đ nh áp
d ng đôấi v i ng i ho c pháp ườ
nhấn th ng m i ph m t i nhằềmươ
t c b ho c h n chềấ quyềền, l i ướ
ích c a ng i, pháp nhấn th ng ườ ươ
m i đó.
Bi n pháp t pháp là Bi n pháp ư
c ng chềấ nhà n c đ c quy đ nhưỡ ướ ượ
trong lu t hình s và do tòa án áp
d ng, b sung cho h thôấng hình
ph t v i m c đích thay thềấ ho c hôỹ
tr hình ph t.
M c đích
+ Nhằềm tr ng tr ng i, pháp ườ
nhấn th ng m i ph m t i;ươ
+ Giáo d c ý th c tuấn thẽo pháp
lu t và các quy tằấc c a cu c
sôấng;
+ Ngằn ng a h ph m t i m i;
+ Giáo d c ng i, pháp nhấn ườ
th ng m i khác tôn tr ng pháp ươ
lu t, phòng ng a và đấấu tranh
chôấng t i ph m.
+ Không mang b n chấất tr ng tr mà
ch nhằềm h n chềấ quyềền t do;
+ Đềề cao m c đích giáo d c, c i t o.
Hình th c Đốấi v i cá nhấn:
- C nh cáo;
- Ph t tiềền;
- C i t o không giam gi ;
- Tr c xuấất;
+ T ch thu v t, tiềền tr c tiềấp liền
quan đềấn t i ph m;
+ Tr l i tài s n, s a ch a ho c bôềi
th ng thi t h i; bu c công khai ườ
xin lôỹi;
+ Bằất bu c ch a b nh.
- Tù có th i h n;
- Tù chung thấn;
- T hình.
Đốấi v i pháp nhấn:
- Ph t tiềền;
- Đình ch ho t đ ng có th i h n;
- Đình ch ho t đ ng vĩnh viềỹn.
Ngoài ra sẽỹ còn m t sôấ hình ph t
b sung khác.
Th m quyềền áp
d ng
Tòa án.
Tòa án ho c c quan tiềấn hành tôấ ơ
t ng khác.
Đốấi t ng áp ượ
d ng
Áp d ng đôấi v i t i ph m.
Áp d ng đôấi v i ng i th c hi n ườ
hành vi nguy hi m cho xã h i nhằềm
hôỹ tr ho c thay thềấ hình ph t.
H u qu pháp lý
Ng i ph m t i b t c b ho c ườ ướ
h n chềấ quyềền, l i ích và ph i
mang án tích trong th i h n nhấất
đ nh thẽo quy đ nh c a pháp
lu t.
Không mang án tích khi áp d ng
bi n pháp t pháp. ư
Th i đi m áp
d ng
Áp d ng trong giai đo n xét x
khi tòa ra b n án.
Áp d ng trong giai đo n điềều tra,
xét x .
Cách áp d ng
+ Hình ph t chính đ c áp d ng ượ
đ c l p.
+ Hình ph t b sung đ c áp ượ
d ng kèm hình ph t chính.
Trong 1 sôấ tr ng h p, các bi n ườ
pháp t pháp đóng vai trò thay thềấ ư
hình ph t lo i b nguyền nhấn, điềều
ki n dấỹn đềấn hành vi nguy hi m cho
xã h i.
Cắn c pháp lý B lu t hình s 2015
Cấu 87. Phấn bi t hình ph t áp d ng v i cá nhấn ph m t i và hình ph t áp d ng đốấi v i pháp nhấn ph m t i?
Hp c a cá nhấn Hp c a pháp nhấn
Hp chính - c nh cáo
-ph t tiềền
-tr c xuấất
-CTKGG
- tù có th i h n
- tù chung thấn
- t hình
- ph t tiềền( min 50tr)
-đình ch hđ có th i h n( 6
th
-
3 nằm)
-đình ch hđ vĩnh viềỹn
HPBS - cấấm đ m nhi m ch c v , cấấm hành nghềề
ho c làm cvc nhấất đ nh
- cấấm c trúư
-qu n chềấ
- t c 1 sôấ quyềền cdướ
-t ch thu ts
-ph t tiềền
-tr c xuấất
- cấấm kd, hđ trong 1 sôấ lĩnh
v c c th
- cấấm huy đ ng vôấn(1-3 nằm)
- ph t tiềền
Cấu 88. Quan ni m nh thềấ nào vềề m c đích c a hình ph t hình s ? ư
- đ31 BLHS
+ tr ng tr và GD ng/PNTM ptoi, ngằn h ptoi ms
+ GD ng/PNTM khác tôn tr ng pl
+ phòng ng a, đtranh chôấng tp
Cấu 89. Khái ni m, đ c đi m và các b ph n cấấu thành c a h thốấng hình ph t trong Lu t hình s Vi t Nam?
- k/n: h thôấng hp là là t ng th các hp do NN quy đ nh trong LHS có lền kềất ch t chẽỹ vs nhau thẽo 1 trình t nhấất đ nh do
tính chấất nghiềm khằấc c a t ng lo i hp quy đ nh
- các b ph n cấấu thành:
+ hp chính:
+ HPBS:
- đ c đi m:
+ HPBS k đc quy đ nh áp d ng đ c l p đvs môỹi tp c th mà ch đc áp d ng b sung cho hp chính và k đc quy đ nh áp d ng
đvs tca các lo i t i ph m đc quy đ nh trong LHS
+ các HPBS k đc sằấp xềấp thẽo 1 tr t t nhấất đ nh nh hp chính ư
+ tòa án có th áp d ng 1 ho c m t sôấ HPBS kèm hp chính đvs môỹi tp c th
Cấu 90. Khái ni m, đ c đi m và vai trò c a hình ph t chính? Phấn bi t hình ph t chính v i hình ph t b sung?
K/n: là hp nghiềm khằấc nhấất trong h thôấng hp quy đ nh trong LHS, do tòa án quyất đ nh áp d ng đvs ng/PNTM ptoi vs n i
dung t c b và h n chềấ các quyềền và l i ích nhằềm GD, c i t o, ngằn ng a, GD tôn tr ng pl, đtranh chôấng tpướ
- đ c đi m:
+ hp chính đc áp d ng đ c l p đvs môỹi tp c th
+ các hp chính đc sằấp xềấp thẽo 1 tr t t nhấất đ nh
+ hp chính gôềm nhiềều lo i hp khác nhau
Tiều chí
Hình ph t chính
Hình ph t b sung
Giốấng nhau
- T c đo t ho c h n chềấ m t sôấ quyềền nhấất đ nh c a ng i ph m t i.ướ ườ
- Do ch th có th m quyềền ra quyềất đ nh.
- Mang tính chấất bấất l i cho ng i b áp d ng. ườ
Khái ni m
Hình ph t chính là hình ph t c b n đ c áp d ng ơ ượ
cho m t lo i t i ph m và đ c tuyền đ c l p v i ượ
môỹi t i ph m tòa án ch có th tuyền án đ c l p
m t hình ph t chính:
Hình ph t b sung là hình ph t
không đ c tuyền đ c l p mà ch ượ
th tuyền kèm thẽo hình ph t chính.
Đôấi v i môỹi lo i t i ph m tòa án có
th tuyền m t ho c nhiềều hình ph t
b sung nềấu điềều lu t vềề t i ph m
có quy đ nh các hình ph t này.
Các hình ph t Đốấi v i cá nhấn:
- C nh cáo;
- Ph t tiềền;
- C i t o không giam gi ;
- Tr c xuấất;
- Tù có th i h n;
- Tù chung thấn;
- T hình.
Đốấi v i cá nhấn:
- Cấấm đ m nhi m ch c v , cấấm
hành nghềề ho c làm công vi c nhấất
đ nh;
- Cấấm c trú;ư
- Qu n chềấ;
- T c m t sôấ quyềền công dấn;ướ
- T ch thu tài s n;
Đốấi v i pháp nhấn:
- Ph t tiềền;
- Đình ch ho t đ ng có th i h n;
- Đình ch ho t đ ng vĩnh viềỹn.
- Ph t tiềền, khi không áp d ng là
hình ph t chính;
- Tr c xuấất, khi không áp d ng là
hình ph t chính.
Đốấi v i pháp nhấn:
- Cấấm kinh doanh, cấấm ho t đ ng
trong m t sôấ lĩnh v c nhấất đ nh;
- Cấấm huy đ ng vôấn;
- Ph t tiềền, khi không áp d ng là
hình ph t chính.
M c đ
So v i hình ph t b sung thì hình ph t chính mang
tính nghiềm khằấc, n ng h n rấất nhiềều. Hình ph t ơ
chính đánh th ng vào các quyềền c b n c a công ơ
dấn nh quyềền t do, quyềền sôấng.ư
Hình ph t b sung nh h n rấất ơ
nhiềều so v i hình ph t chính.
Nguyền tắấc áp
d ng
+ Hình ph t chính đ c tuyền đ c l p; ượ
+ Hình ph t chính đ c v n d ng riềng rẽỹ ch ượ
không đôềng th i áp d ng đôấi v i ng i ph m t i ch ườ
áp d ng m t trong các hình ph t chính;
+ Khi áp d ng m t hình ph t chính có th áp d ng
thềm m t ho c nhiềều bi n pháp hình ph t b sung.
Hình ph t b sung luôn ph i đi kèm
v i hình ph t chính.
Cắn c pháp lý B lu t hình s 2015
Cấu 91. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t c nh cáo?
- Điềều 34 BLHS 2015
- S khi n trách công khai c a Nhà n c đôấi v i ng i ph m t i vềề t i ph m mà h đã th c hi n. ướ ườ
- Áp d ng đ/v ng i ph m t i ít nghiềm tr ng và có nhiềều tình tiềất gi m nh trách nhi m hình s nh ng ch a đềấn m c ườ ư ư
miềỹn hình ph t.
Cấu 92. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t c i t o khống giam gi ?
Điềều 36 (06 tháng – 03 nằm)
Giao ng i pt cho c quan, t ch c n i h làm vi c, h c t p ho c c a chính quyềền đ a ph ng, n i c trú đ giám sát, ườ ơ ơ ươ ơ ư
gd;
B khấấu tr thu nh p 5-20% (tr ng i đang th c hi n nghĩa v QS) ho c lao đ ng ph c v c ng đôềng ườ
Cấu 93. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t tiềền?
- Điềều 35, tôấi thi u 1tri u đôềng (v i cá nhấn)
- T c đi l i ích v t chấất c a ng i ph m t i, tác đ ng đềấn tình tr ng tài s n c a h và thông qua đó tác đ ng đềấn ý th cướ ư
và thái đ c a ng i ph m t i. ườ
- Áp dung đ/v t i INT, NT ho c t i RNT xấm ph m TTQLKT, môi tr ng, TTCC-ATCC, m t sôấ tp khác ườ
- Là HPBS áp dung đ/v t i tham nhũng, ma tuý ho c tp khác.
Cấu 94. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t tr c xuấất?
Điềều 37 BLHS 2015
Là hình ph t bu c ng i n c ngoài b kềất án trong th i h n nhấất đ nh ph i r i kh i lãnh th n c C ng hòa XHCN Vi t ườ ướ ướ
Nam
Là hp chính ho c hp b sung
Cấu 95. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t tù có th i h n?
-Bu c ng i b kềất án ph i chấấp hành hình ph t t i c s giam gi trong m t th i h n nhấất đ nh (03 tháng – 20 nằm) ườ ơ
- Áp dung v i các t i tr tr ng h p ng i lấền đấều ph m t i ít nghiềm tr ng do vô ý và có n i c trú rõ ràng. ườ ườ ơ ư
Cấu 96. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t tù chung thấn?
Là hp cách ly ng i ph m t i kh i xã h i không th i h nườ
Áp dung v i ng i ph m t i đ c bi t nghiềm tr ng nh ng ch a đềấn m c x ph t t hình ườ ư ư
Cấu 97. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t t hình?
Là hình ph t đ c bi t, t c b quyềền sôấng c a ng i b kềất án. ướ ườ
Là hình ph t nghiềm khằấc nhấất trong h thôấng hình ph t Vi t Nam.
Áp d ng đôấi v i ng i ph m t i đ c bi t nghiềm tr ng xấm ph m ANQG, tính m ng con ng i, ma tuý, tham nhũng và 1 ườ ườ
sôấ tp khác
Cấu 98. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t tiềền đốấi v i pháp nhấn ph m t i?
đ77:ph t tiềền v a là hp chính, v a là HPBS đvs PNTM ptoi. M c tiềền ph t đc quyềất đ nh cằn c vào tính chấất, m c đ nguy
hi m c a tp và có xét đềấn tình hình tài chính c a PNTM ptoi, s biềấn đ ng c a giá c .
MIN 50 tri u
Cấu 99. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t đình ch ho t đ ng có th i h n và hình ph t đình ch
ho t đ ng vĩnh viềễn đốấi v i pháp nhấn ph m t i?
Điềều 78. Đình ch ho t đ ng có th i h n
1. Đình ch ho t đ ng có th i h n là t m d ng ho t đ ng c a pháp nhấn th ng m i trong m t ho c m t sôấ lĩnh v c mà ươ
pháp nhấn th ng m i ph m t i gấy thi t h i đềấn tính m ng, s c kh ẽ con ng i, môi tr ng ho c an ninh, tr t t , an ươ ườ ườ
toàn xã h i và h u qu gấy ra có kh nằng khằấc ph c trền th c tềấ.
2. Th i h n đình ch ho t đ ng t 06 tháng đềấn 03 nằm."
"Điềều 79. Đình ch ho t đ ng vĩnh viềỹn
1. Đình ch ho t đ ng vĩnh viềỹn là chấấm d t ho t đ ng c a pháp nhấn th ng m i trong m t ho c m t sôấ lĩnh v c mà ươ
pháp nhấn th ng m i ph m t i gấy thi t h i ho c có kh nằng th c tềấ gấy thi t h i đềấn tính m ng c a nhiềều ng i, ươ ườ
gấy s côấ môi tr ng ho c gấy nh h ng xấấu đềấn an ninh, tr t t , an toàn xã h i và không có kh nằng khằấc ph c h u ườ ưở
qu gấy ra.
2. Pháp nhấn th ng m i đ c thành l p ch đ th c hi n t i ph m thì b đình ch vĩnh viềỹn toàn b ho t đ ng."ươ ượ
100.Khái ni m, đ c đi m và vai trò c a hình ph t b sung?
Khái ni m: là bi n pháp c ng chềấ nghiềm khằấc c a nhà n c đ c LHS quy đ nh, do Tòa án quyềất đ nh áp ưỡ ướ ượ
d ng b sung cho hình ph t chính trong b n án kềất t i đôấi v i ch th b kềất án và đ c th hi n vi c t c ượ ướ
b ho c h n chềấ quyềền, l i ích nhấất đ nh c a h nhằềm c ng côấ, tằng c ng hi u qu c a hình ph t chính và ườ
phòng ng a t i ph m.
Đ c đi m:
o Không đ c áp d ng đ c l p mà ch đ c áp d ng b sung cho hình ph t chính và không đ c quy ượ ượ ượ
đ nh áp d ng cho tấất c các lo i t i ph m quy đ nh trong LHS.
o Không đ c xềấp thẽo m t tr t t nhấất đ nh nh các hình ph t chính.ượ ư
o Tòa án có th áp d ng m t or m t sôấ hình ph t b sung kèm thẽo hình ph t chính đôấi v i môỹi t i
ph m c th .
o Hình ph t b sung đ c quy đ nh d i d ng bằất bu c áp d ng ho c có th áp d ng. ượ ướ
Vai trò:
o Hình ph t b sung có tác d ng hôỹ tr , b sung cho hình ph t chính đ làm tằng thềm hi u qu c a
hình ph t.
o S hi n di n c a hình ph t b sung trong h thôấng hình ph t góp phấền đa d ng hóa các bi n pháp x
lý hình s .
o Quan tr ng trong vi c áp d ng pháp lu t hình s nói riềng và th c hi n chính sách hình s nói chung.
101.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t cấấm đ m nhi m ch c v , cấấm hành nghềề ho c làm công vi c
nhấất đ nh? Phấn bi t hình ph t b sung đôấi v i ng i ph m t i v i hình ph t b sung đôấi v i pháp nhấn ph m t i? ườ
Khái ni m: Hình ph t cấấm đ m nhi m ch c v , cấấm hành nghềề ho c làm công vi c nhấất đ nh là bi n pháp
c ng chềấ nghiềm khằấc c a nhà n c đ c quy đ nh trong LHS do Tòa áp d ng kèm thẽo hình ph t chính v i ưỡ ướ ượ
n i dung là không cho phép ch th b kềất án đ m nhi m ch c v , làm nghềề ho c công vi c nhấất đ nh nhằềm
c ng côấ, tằng c ng hi u qu c a hình ph t chính, ngằn ng a ng i b kềất án l i d ng ch c v , nghềề nghi p ườ ư
ho c công vi c đó đ tiềấp t c th c hi n hành vi ph m t i m i gấy nguy hi m cho xã h i.
N i dung: Áp d ng khi xét thấấy nềấu đ ng i b kềất án tiềấp tuc đ m nhi m nh ng ch c v , làm nh ng nghềề ườ
ho c công vi c nhấất đ nh nào đó thì sẽỹ có th ph m t i m i gấy nguy hi m cho xã h i. Th i h n cấấm là 1 nằm
đềấn 5 nằm.
Điềều ki n áp d ng:
o Ch đ c áp d ng kèm thẽo hình ph t chính là c nh cáo, ph t tiềền, c i t o không giam gi , tù có th i ượ
h n ho c b ph t tù nh ng đ c h ng án trẽo. Không đ c áp d ng kèm thẽo hình ph t t hình, tù ư ượ ưở ượ
chung, tr c xuấất và không áp d ng v i ng i d i 18 tu i ph m t i. ườ ướ
o Hình ph t này ph i đ c quy đ nh trong điềều lu t vềề t i ph m thu c phấền các t i ph m BLHS. ượ
Phấn bi t hình ph t b sung đôấi v i ng i ph m t i v i hình ph t b sung đôấi v i pháp nhấn ph m t i: ườ
o ????
102.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t cấấm c trú? ư
Hình ph t cấấm c trú đ nh là bi n pháp c ng chềấ nghiềm khằấc c a nhà n c đ c quy đ nh trong LHS do Tòa ư ưỡ ướ ượ
áp d ng kèm thẽo hình ph t tù có th i h n vềề nh ng t i nhấất đ nh v i n i dung là không cho phép h th ng ườ
trú ho c t m trú m t ho c m t sôấ đ a ph ng nhấất đ nh trong th i h n t 1 đềấn 5 nằm nhằềm ngằn ng a h ươ
th c hi n hành vi ph m t i m i. T c b c a ng i b kềất án quyềền c trú m t sôấ đ a ph ng nhấất đ nh ướ ườ ư ươ
trong m t th i h n nhấất đ nh.
Điềều ki n áp d ng:
o Ch đ c áp d ng kèm thẽo hình ph t tù có th i h n. ượ
o Ch đ c áp d ng trong tr ng h p điềều lu t vềề t i ph m c a BLHS có quy đ nh. ượ ườ
103.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t qu n chềấ?
Qu n chềấ là bi n pháp c ng chềấ nghiềm khằấc c a nhà n c đ c quy đ nh trong BLHS do Tòa án quyềất đ nh ưỡ ướ ượ
áp d ng v i ng i b áp d ng án ph t tù ph i c trú, làm ằn sinh sôấng và c i t o m t đ a ph ng nhấất đ nh ườ ư ươ
d i s ki m soát giáo d c c a chính quyềền và nhấn dấn đ a ph ng.ướ ươ
o H n chềấ quyềền t do c a ng i b kềất án m c đ cao h n so v i cấấm c trú. ườ ơ ư
o Ng i b qu n chềấ b t c 1 sôấ quyềền công dấn nh quyềền bấều c , quyềền bấều c đ i bi u c a các c ườ ướ ư ơ
quan quyềền l c NN, quyềền ph c v trong l c l ng vũ trang nhấn dấn… ượ
o Ng i b qu n chềấ b cấấm làm m t sôấ nghềề ho c công vi c nhấất đ nh.ườ
o Qu n chềấ là hình ph t b sung có tính chấất nghiềm khằấc h n so v i cấấm c trú. Th i h n qu n chềấ là ơ ư
t 1 nằm đềấn 5 nằm k t ngày chấấp hành xong hình ph t chính.
Điềều ki n áp d ng: (1 trong ba cái sau)
o Ng i b kềất án tù vềề m t trong các t i xấm ph m an ninh quôấc gia đ c quy đ nh t i ch ng XIII c a ườ ượ ươ
BLHS.
o Ng i b kềất án ph t tù trong tr ng h p tái ph m nguy hi m.ườ ườ
o Ng i b kềất án ph t tù trong nh ng tr ng h p khác do BLHS quy đ nh.ườ ườ
104.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t t c m t sôấ quyềền công dấn? ướ
Hình ph t t c m t sôấ quyềền công dấn là hình ph t Hình ph t b sung, áp d ng đôấi v i công dấn Vi t Nam b ướ
kềất án tù vềề các t i xấm ph m an ninh quôấc gia ho c t i ph m khác đ c BLHS quy đ nh t i điềều 39. Th i h n ượ
t 1 – 5 nằm, k t ngày chấấp hành xong hình ph t tù ho c k t ngày b n án có hi u l c pháp lu t trong
tr ng h p ng i b kềất án đ c h ng án trẽo.ườ ườ ượ ưở
Điềều ki n áp d ng:
o Ch đ c áp d ng đôấi v i ng i ph m t i là công dấn Vi t Nam t đ 18 tu i tr lền. ượ ườ
o Ch đ c áp d ng đôấi v i ng i b ph t tù vềề m t trong nh ng t i xấm ph m an ninh quôấc gia thẽo ượ ườ
ch ng XIII BLHS ho c m t sôấ t i ph m khác trong tr ng h p điềều lu t vềề t i ph m đó có quy đ nh.ươ ườ
105.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t t ch thu tài s n? Phấn bi t hình ph t t ch thu tài s n v i hình
ph t tiềền?
Là hình ph t mà ng i b kềất án b t c 1 phấền ho c toàn b tài s n thu c s h u c a ng i b kềất án sung ườ ướ ườ
quyỹ NHÀ N C. Tài s n b t ch thu ph i thu c s h u c a ng i b kềất án, tài s n đó có th do ng i b kềất ánƯỚ ườ ườ
đang s d ng ho c là tài s n mà h đã cho vay, cho m n, cho thuề, g i s a ch a ho c đang cấềm côấ, thềấ ượ
chấấp…
Điềều ki n áp d ng:
o T ch thu tài s n ch đ c áp d ng đôấi v i ng i b kềất án vềề t i nghiềm tr ng, rấất nghiềm tr ng ho c ượ ườ
đ c bi t nghiềm tr ng
o T ch thu tài s n ch đ c áp d ng v i ng i b kềất án vềề t i ph m mà điềều lu t vềề t i ph m đó quy ượ ườ
đ nh hình ph t này.
Phấn bi t t ch thu tài s n v i hình ph t tiềền:
o Ph t tiềền là t c đi l i ích v t chấất c a ng i ph m t i, bu c ng i b kềất án ph i n p m t sôấ tiềền đ ướ ườ ườ
sung quyỹ nhà n c. V a là ph t chính v a là ph t b sung.ướ
o T ch thu tài s n là ng i b kềất án b t c 1 phấền ho c toàn b tài s n thu c s h u c a ng i b kềất ườ ướ ườ
án sung quyỹ NHÀ N C. Tài s n b t ch thu ph i thu c s h u c a ng i b kềất án, tài s n đó có th ƯỚ ườ
do ng i b kềất án đang s d ng ho c là tài s n mà h đã cho vay, cho m n, cho thuề, g i s a ch a ườ ượ
ho c đang cấềm côấ, thềấ chấấp….Đấy là hình ph t b sung.
106.Khái ni m, n i dung và vai trò hình ph t b sung đôấi v i pháp nhấn ph m t i?
N i dung:
o Cấấm kinh doanh, cấấm ho t đ ng trong m t sôấ lĩnh v c nhấất đ nh (t 1-3 nằm)
o Cấấm huy đ ng vôấn (t 1-3 nằm)
o Ph t tiềền, khi không áp d ng là hình ph t chính
Khái ni m vai trò nh HPBS c a ng i ư ườ
107.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t cấấm kinh doanh, cấấm ho t đ ng trong m t sôấ lĩnh v c nhấất đ nh
đôấi v i pháp nhấn ph m t i?
Hình ph t cấấm kinh doanh, cấấm ho t đ ng trong m t sôấ lĩnh v c nhấất đ nh là bi n pháp c ng chềấ nghiềm ưỡ
khằấc c a nhà n c đ c quy đ nh trong LHS do tòa án áp d ng kèm thẽo hình ph t chính trong b n án đôấi v i ướ ư
PNTM pham t i v i n i dung là không cho phép PNTM đó kinh doanh ho c ho t đ ng trong m t sôấ lĩnh v c
nhấất đ nh nhằềm c ng côấ, tằng c ng hi u qu c a hình ph t chính, ngằn ng a PNTM b kềất án l i d ng ho t ườ
đ ng kinh doanh ho c ho t đ ng trong 1 sôấ lĩnh v c nhấất tiềấp t c th c hi n hành vi ph m t i m i, gấy nguy
h i cho con ng i và xã h i. ườ
o Th nhấất, cấấm PNTM b kềất án kinh doanh trong m t ho c m t sôấ lĩnh v c nhấất đ nh: là cấấm kinh doanh
sinh l i nhu n.
o Th hai, cấấm PNTM ho t đ ng trong 1 sôấ lĩnh v c nhấất đ nh : là cấấm th c hi n các ho t đ ng khác cấền
thiềất cho ho t đ ng kinh doanh nh ng không tr c tiềấp mang đềấn l i nhu n cho PNTM đó ư
Điềều ki n áp d ng:
o Ch đ c áp d ng khi xét thấấy, nềấu đ PNTM b kềất án tiềấp t c kinh doanh ho c ho t đ ng trong lĩnh ượ
v c nhấất đ nh có th gấy nguy h i cho tính m ng s c kh ẽ c a con ng i ho c cho xã h i. ư
o Hình ph t này ph i đ c quy đ nh trong điềều lu t vềề t i ph m và hình ph t mà PNTM ph m t i đã ượ
th c hi n, t c là chềấ tài mà điềều lu t vềề t i ph m mà PNTM ph m t i đó th c hi n ph i có quy đ nh
hình ph t này.
108.Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t cấấm huy đ ng vôấn đôấi v i pháp nhấn ph m t i?
Cấấm huy đ ng vôấn là bi n pháp c ng chềấ nghiềm khằấc c a nhà n c đ c quy đ nh trong LHS đ c tòa án áp ưỡ ướ ượ ượ
d ng kèm thẽo hình ph t chính đôấi v i PNTM b kềất án v i n i dung là không cho phép PNTM b kềất án tiềấp t c
huy đ ng vôấn nhằềm ngằn ng a PNTM b kềất án đó l i d ng vi c huy đ ng vôấn tiềấp t c th c hi n hành vi ph m
t i m i, gấy nguy h i cho xã h i.
N i dung:
o Th nhấất, cấấm vay vôấn c a t ch c tín d ng, chi nhánh ngấn hàng n c ng i ho c quyỹ đấều t . ướ ườ ư
o Th hai, cấấm phát hành, chào bán ch ng khoán
o Th ba, cấấm huy đ ng vôấn khách hàng.
o Th t , cấấm liền doanh, liền kềất trong và ngoài n c. ư ướ
o Th nằm, cấấm hình thành quyỹ tín thác bấất đ ng s n.
Điềều ki n áp d ng:
o Hình ph t này áp d ng v i PNTM b kềất án nềấu xét thấấy nềấu đ PNTM b kềất án đó huy đ ng vôấn thì có
nguy c tiềấp t c ph m t i m i.ơ
o Hình ph t này ph i đ c quy đ nh trong điềều lu t vềề t i ph m và hình ph t mà PNTM ph m t i đã ươ
th c hi n, t c là t i chềấ tài c a điềều lu t vè t i ph m mà PNTM ph m t i đó th c hi n ph i có quy
đ nh hình ph t này.
109.Khái ni m, b n chấất và vai trò c a bi n pháp t pháp hình s ? Phấn bi t gi a bi n pháp t pháp áp d ng đôấi v i cá ư ư
nhấn và bi n pháp t pháp đôấi v i pháp nhấn? ư
Các bi n pháp t pháp quy đ nh trong b lu t hình s là nh ng bi n pháp c ng chềấ c a Nhà n c đ c các ư ưỡ ướ ượ
c quan tôấ t ng áp d ng v i cá nhấn, t p th và pháp nhấn nào đó ph m t i ho c th c hi n nh ng hành vi ơ
nguy hi m cho xã h i nhằềm ngằn ch n hành vi tiềấp t c và giáo d c tr thành các công dấn có ích.
B n chấất thì các bi n pháp t pháp hình s không ph i là hình ph t ( không dấỹn đềấn án tích), các bi n pháp t ư ư
pháp hình s là các hình th c tác đ ng đềấn ng i ph m t i. Trong m t sôấ tr ng h p, các bi n pháp t pháp ườ ườ ư
hình s là h u qu c a vi c ph m t i, vì v y, cùng v i vi c ph i ch u hình ph t, ng i ph m t i còn ph i ch u ư
các bi n pháp t pháp không ph i là hình ph t, cũng có tr ng h p không ph i ch u hình ph t mà vấỹn ph i ư ườ
ch u các bi n pháp t pháp hình s . ư
Các bi n pháp t pháp hình s có 1 sôấ đ c đi m giôấng và khác hình ph t nh sau: ư ư
o Giôấng nhau:
Đềều là nh ng bi n pháp c ng chềấ c a nhà n c đ c quy đ nh trong LHS, áp d ng cho ch ưỡ ướ ượ
th ph m t i, c 2 đềều ph i tuấn th nguyền tằấc c a lu t hình s .
Cũng đ c áp d ng v i chính ch th ph m t i ho c ng i có hành vi khách quan nguy hi m ượ ườ
cho xã h i trong khi mằấc b nh làm mấất TNHS thẽo trình t th t c ch t chẽỹ do lu t TTHS quy
đ nh.
Đ c áp d ng ch yềấu nhằềm lo i b nh ng điềều ki n ph m t i, ngằn ng a ng i ph m t i, ượ ườ
ng i có hành vi khách quan nguy hi m cho xã h i trong khi mằấc b nh làm mấất nằng l c TNHS, ườ
PNTM tiềấp t c th c hi n hành vi ph m t i m i ho c hành vi nguy hi m cho xã h i m i.
o Khác nhau:
Các bi n pháp t pháp không ch áp d ng v i ch th ph m t i mà còn có th áp d ng v i ư
ng i th c hi n hành vi khách quan nguy hi m cho xã h i xấm ph m khách th b o v c a ườ
LHS nh ng không ph i ch u TNHS vì không có nằng l c TNHS do mằấc b nh.ư
Các bi n pháp t pháp đ c áp d ng v i m c đích không ph i là tr ng tr , tr thù và cũng ư ượ
không ph i là cái giá mà ng i ho c PNTM b áp d ng ph i tr đôấi v i xã h i mà có m c đích ườ
ch yềấu là khằấc ph c ho c h n chềấ h u qu do hành vi ph m t i gấy ra, giáo d c, ngằn ng a
h tiềấp t c th c hi n hành vi gấy nguy h i cho xã h i, t o điềều ki n cho h hòa nh p xã h i.
Các bi n pháp t pháp không đ c quy đ nh áp d ng đôấi v i m i t i ph m đ c quy đ nh ư ượ ượ
trong LHS. Tùy t ng tr ng h p nó có th đ c áp d ng đôềng th i v i hình ph t v i vai trò hôỹ ườ ượ
tr cho hình ph t nh ng cũng có th đ c áp d ng đ c l p. ư ượ
Các bi n pháp t pháp do các c quan có th m quyềền t pháp hình s (CQĐT, VKS, Tòa) áp ư ơ ư
d ng tùy thu c vào t ng giai đo n TTHS và thẽo trình t th t c cho lu t TTHS quy đ nh còn
hình ph t ch do Tòa án m i có th m quyềền áp d ng đôấi v i ch th ph m t i.
Vai trò:
o Tác đ ng hôỹ tr cho hình ph t, trong nhiềều tr ng h p có th thay thềấ hình ph t đ giáo d c, c i t o ườ
ch th ph m t i và phòng ng a t i ph m.
o Điềều tr nh ng nguyền nhấn làm l ch l c vềề th chấất, tấm lý, xã h i c a ng i b áp d ng, t o điềều ườ
ki n tài hòa nh p xã h i cho h sau này. (cái bi n pháp bằất bu c ch a b nh).
Phấn bi t bi n pháp t pháp áp d ng đôấi v i cá nhấn và pháp nhấn: ư
o Đi m giôấng là đềều không ph i là hình ph t, có th đ c áp d ng kèm v i hình ph t ho c đ c áp ượ ượ
d ng đ c l p. Đềều có chung các bi n pháp là t ch thu tang v t, tiềền tr c tiềấp liền quan đềấn t i ph m,
tr l i tài s n s a ch a ho c bôềi th ng thi t h i và công khai xin lôỹi. ườ
o Khác nhau chôỹ ch có cá nhấn m i có bi n pháp bu c ch a b nh và giáo d c t i tr ng giáo d ng ườ ưỡ
đôấi v i ng i d i 18 tu i. pháp nhấn có cái riềng đó là khôi ph c l i tình tr ng ban đấều và th c hi n ườ ướ
m t sôấ bi n pháp khác nhằềm khằấc ph c, ngằn ch n h u qu tiềấp t c x y ra.
o Này t nghĩ đấấy
110.Khái ni m, n i dung và điềều ki n c a bi n pháp t pháp áp d ng c v i cá nhấn và pháp nhấn: T ch thu v t, tiềền tr c ư
tiềấp liền quan đềấn t i ph m?
T ch thu v t, tiềền tr c tiềấp liền quan đềấn t i ph m là bi n pháp t pháp đ c c quan có th m quyềền t pháp ư ượ ơ ư
hình s áp d ng đôấi v i ng i ph m t i ho c ng i th c hi n hành vi nguy hi m cho xã h i bu c h giao n p ườ ườ
cho c quan nhà n c có th m quyềền công c , ph ng ti n dùng vào vi c ph m t i; v t ho c tiềền do ph m ơ ướ ươ
t i mà có ho c do mua bán, đ i chác nh ng th ấấy mà có ho c v t b nhà n c cấấm l u hành nhằềm ngằn ướ ư
ng i h tiềấp t c ph m t i m i ho c gấy nguy hi m.ườ
o Th nhấất, t ch thu công c ph ng ti n dùng vào vi c th c hi n t i ph m. ươ
o Th hai, t ch thu v t ho c tiềền do ph m t i ho c do mua bán, đ i chác nh ng th ấấy mà có; Kho n thu
l i bấất chính t vi c ph m t i.
o Th ba, t ch thu v t thu c lo i nhà n c cấấm l u hành. ướ ư
o Th t , v t, tiềền là tài s n c a ng i khác, nềấu ng i này có lôỹi trong vi c đ cho ng i ph m t i s ư ườ ườ ườ
d ng vào vi c th c hi n t i ph m, thì có th b t ch thu.
Điềều ki n áp d ng:
o Vi c t ch thu đ c áp d ng khi tiềền ho c v t đó là đôấi t ng c a m t sôấ lo i t i ph m nh ma tóẽ, ượ ượ ư
hàng gi , hung khí… v t b cấấm l u hành ư
o V t, tiềền là công c ph m t i thu c s h u c a ng i ph m t i. ườ
o Vi c t ch thu tài s n không đ c áp d ng trong tr ng h p ng i ph m t i đã s d ng trái phép tài ượ ườ ườ
s n c a ng i khác vào vi c ph m t i mà sẽỹ tr l i cho ng i s h u ho c ng i qu n lý h p pháp. ườ ườ ườ
111.Khái ni m, n i dung và điềều ki n c a bi n pháp t pháp áp d ng c v i cá nhấn và pháp nhấn: Tr l i tài s n, s a ư
ch a ho c bôềi th ng thi t h i; bu c công khai xin lôỹi. ườ
Tr l i tài s n, s a ch a ho c bôềi th ng thi t h i; bu c công khai xin lôỹi là bi n pháp t pháp đ c tòa án áp ườ ư ượ
d ng v i ch th ph m t i ho c ch th th c hi n hành vi nguy hi m cho xã h i bu c h ph i có trách nhi m
tr l i nh ng v t, tiềền b c mà h đã chiềấm đo t, s a ch a ho c bôềi th ng thi t h i v t chấất do hành vi ườ
ph m t i mà mình gấy ra, công khai xin lôỹi khi gấy thi t h i vềề tinh thấền nhằềm b o v quyềền s h u tài s n
cũng nh b o v quyềền bấất kh xấm ph m vềề tình m ng, s c kh ẽ, danh d , nhấn ph m c a con ng i.ư ườ
N i dung:
o Tr l i tài s n cho ch s h u ho c ng i qu n lý h p pháp khi s d ng trái phép tài s n đó đ ph m ườ
t i
o S a ch a thi t h i v t chấất đã đ c xác đ nh do hành vi ph m tôi gấy ra. ượ
o Bu c xin lôỹi trong tr ng h p ph m t i ít nghiềm tr ng, gấy thi t h i vềề tinh thấền. ườ
Điềều ki n áp d ng:
o Tòa áp d ng bi n pháp tr l i tài s n, s a ch a ho c bôềi th ng thi t h i đôấi v i ng i ph m t i khi ườ ườ
h đã gấy ra thi t h i vềề v t chấất và tinh thấền.
o Bu c công khai xin lôỹi ch đ c áp d ng trong tr ng h p ph m t i ít nghiềm tr ng, gấy thi t h i vềề ư ườ
tinh thấền, th c tềấ th ng đ c áp d ng đôấi v i ch th ph m các t i gấy thi t h i vềề nhấn ph m, ườ ượ
danh d , uy tín, tinh thấền c a ng i khác. ườ
112.Khái ni m, n i dung và điềều ki n c a bi n pháp t pháp áp d ng v i cá nhấn: Bằất bu c ch a b nh? ư
Bu c ch a b nh là m t bi n pháp c ng chềấ hình s có tính chấất y tềấ, đ c áp d ng đôấi v i ng i th c hi n ưỡ ượ ườ
hành vi nguy hi m cho xã h i tring khi mằấc b nh làm mấất nằng l c TNHS ho c là đôấi v i ng i ph m t i trong ườ
khi có nằng l c TNHS nh ng tr c khi b kềất án ho c đang chấấp hành hình ph t mằấc b nh đềấn m c mấất nằng ư ướ
l c TNHS. Đôấi v i nh ng ng i này thì bằất h th c hi n hình ph t thì không có tác d ng gì vì h mấất cái nằng ườ
l c tiềấp thu cái giáo d c c i t o c a hình ph t…
N i dung:
o Tr ng h p 1 v i ng i th c hi n hành vi nguy hi m cho xã h i trong khi mằấc b nh tấm thấền ho c ườ ư
b nh khác quy đ nh t i điềều 21 BLHS. Sau khi đ c đ a vào ch a và kh i b nh thì ng i này không ượ ư ườ
ph i ch u TNHS.
o Tr ng h p 2 đôấi v i ng i ph m t i trong khi có nằng l c TNHS nh ng tr c khi b kềất án đã mằấc ườ ườ ư ướ
b nh tấm thấền ho c b nh khác t i m c mấất kh nằng nh n th c ho c kh nằng điềều khi n hành vi
c a mình. Sau khi ng i đó kh i b nh c quan ch c nằng sẽỹ xẽm xét cấn nhằấc vấỹn bu c h ph i ch u ườ ơ
TNHS thẽo quy đ nh chung.
o Tr ng h p 3 đôấi v i ng i đang chấấp hành hình ph t mà b mằấc b nh tấm thấền ho c b nh t t khác ườ ườ
làm mấất nằng l c TNHS. Sau khi kh i b nh mà không có lý do khác đ đ c miềỹn hình ph t thfi sau khi ượ
kh i b nh ph i tiềấp t c chấấp hành hình ph t, th i gian bu c ch a b nh đ c tr vào th i gian chấấp ượ
hành hình ph t tù.
Điềều ki n áp d ng:
o Áp d ng đôấi v i ng i b mấất nằng l c TNHS ho c kh nằng điềều khi n hành vi khi đang th c hi n ườ
hành vi nguy hi m
o V i ng i có nằng l c TNHS khi đang th c hi n hành vi nguy hi m mà tr c khi b kềất án l i mấất. ườ ướ
o V i ng i mấất lúc đang chấấp hành hình ph t. ườ
113.Khái ni m, n i dung và điềều ki n c a bi n pháp t pháp áp d ng v i pháp nhấn: Khôi ph c l i tình tr ng ban đấều? ư
bi n pháp t pháp áp d ng v i pháp nhấn: Khôi ph c l i tình tr ng ban đấều là bi n pháp c ng chềấ hình s ư ưỡ
mà trong đó pháp nhấn có nghĩa v bu c ph i khôi ph c l i tình tr ng ban đấều đã b thay đ i do hành vi ph m
t i gấy ra.
Điềều ki n áp d ng:
o Áp d ng đôấi v i pháp nhấn trong ho t đ ng c a mình làm nh h ng đềấn môi tr ng thiền nhiền nh ưở ườ ư
x th i hóa chấất, ……( gtrinh nó ghi có vấềy thôi)
114.Khái ni m, n i dung và điềều ki n c a bi n pháp t pháp áp d ng v i pháp nhấn: Th c hi n m t sôấ bi n pháp nhằềm ư
khằấc ph c, ngằn ch n h u qu tiềấp t c x y ra?
Th c hi n m t sôấ bi n pháp nhằềm khằấc ph c, ngằn ch n h u qu tiềấp t c x y ra bu c PNTM ph i th c hi n
ngằn ch n, khằấc ph c h u qu do hành vi trái pháp lu t mà mình th c hi n gấy ra.
N i dung:
o Th nhấất, bu c tháo d công trình phấn công xấy d ng không có giấấy phép ho c không đúng v i giấấy
phép.
o Th 2, khằấc ph c tình tr ng ô nhiềỹm môi tr ng, lấy lan d ch b nh. ườ
o Bu c đ a ra kh i lãnh th n c C ng hòa xã h i ch nghĩa Vi t Nam ho c tái xuấất hàng hóa, v t ư ư
ph m, ph ng ti n đ c đ a vào lãnh th n c C ng hòa xã h i ch nghĩa Vi t Nam, nh p kh u trái ươ ượ ư ướ
v i quy đ nh c a pháp lu t ho c đ c t m nh p, tái xuấất nh ng không tái xuấất thẽo đúng quy đ nh ượ ư
c a pháp lu t; hàng hóa nh p kh u, quá c nh xấm ph m quyềền s h u trí tu , hàng hóa gi m o
quyềền s h u trí tu , ph ng ti n, nguyền li u, v t li u nh p kh u đ c s d ng ch yềấu đ s n ươ ượ
xuấất, kinh doanh hàng hóa gi m o vềề s h u trí tu sau khi đã lo i b yềấu tôấ vi ph m
o Bu c tiều h y hàng hóa, v t ph m gấy h i cho s c kh ẽ con ng i, v t nuôi, cấy trôềng và môi tr ng, ườ ườ
vằn hóa ph m có n i dung đ c h i ho c tang v t khác thu c đôấi t ng b tiều h y thẽo quy đ nh c a ượ
pháp lu t
o Bu c lo i b yềấu tôấ vi ph m trền hàng hóa, bao bì hàng hóa, ph ng ti n kinh doanh, v t ph m; ươ
o Bu c thu hôềi s n ph m, hàng hóa vi ph m đang l u thông trền th tr ng. ư ườ
115.Quan ni m vềề quyềất đ nh hình ph t? Môấi quan h gi a quyềất đ nh hình ph t v i đ nh t i danh?
Là vi c Tòa án l a ch n lo i hình ph t (hình ph t chính, có th c hình ph t b sung) c th v i m c đ c
th trong ph m vi lu t đ nh đ áp d ng đôấi v i ng i ph m t i ườ
Môấi quan h : 2 cái này có tính logic, là nh ng giai đo n c b n c a ho t đ ng th c tiềỹn áp d ng LHS c a tòa ơ
án, trong đó quyềất đ nh hình ph t là ho t đ ng sau cùng. Muôấn ra đ c quyềất đ nh hình ph t thì ph i đ nh ượ
đ c t i danh, không đ nh đ c t i danh thì sẽỹ ko ra đ c quyềất đ nh hình ph t.ượ ượ ượ
116.Khi quyềất đ nh hình ph t Tòa án cấền ph i d a vào nh ng nguyền tằấc c b n nào? ơ
Nguyền tấc pháp chềấ: tấất c nh ng gì là c s c a TNHS, áp d ng hình ph t, các bi n pháp t pháp,… đềều ph i ơ ư
đ c quy đ nh trong lu t hình s .ượ
Nguyền tấc công bằềng: s t ng x ng gi tính chấất và m c đ c a hành vi ph m t i v i TNHS mà ch th ươ
ph m t i ph i ch u.
Nguyền tấc nhấn đ o: ph i xuấất phát t t t ng nhấn đ o, đ t m c đích giáo d c và c i t o ch th ph m ư ưở
t i lền hàng đấều. xẽm xét làm sao quyềất đ nh m t hình ph t m c thấấp nhấất v a đ đ m b o m c đích ngằn
ng a ch th ph m t i m i và giáo d c ng i khác. ườ
Nguyền tấc cá th hóa: th hi n chôỹ là khi quyềất đ nh hình ph t Tòa ph i cấn nhằấc vào tính chấất và m c đ
nguy hi m c a hành vi, nhấn thấn ng i ph m t i, các tình tiềất tằng nh gi m n ng, đ ch n lo i và m c hình ườ
ph t c th đ c quy đ nh trong lu t sao cho đ t kềất qu cao nhấất. ượ
117.Khái ni m cằn c quyềất đ nh hình ph t? Môấi quan h gi a cằn c quyềất đ nh hình ph t v i nguyền tằấc quyềất đ nh
hình ph t?
Cằn c quyềất đ nh hình ph t là nh ng đòi h i, yều cấều c th hóa các nguyền tằấc quyềất đ nh hình ph t do BLHS
quy đ nh mà tòa án bằất bu c ph i tuấn th đ quyềất đ nh lo i và m c hình ph t c th đôấi v i ch th ph m
t i nhằềm đ t đ c m c đích c a hình ph t. ượ
Cằn c gôềm:
o Các quy đ nh c a BLHS
o Tính chấất và m c đ nguy hi m cho xã h i c a hành vi ph m t i
o Nhấn thấn ng i ph m t i or vi c chấấp hành pháp lu t c a PNTMườ
o Các tình tiềất tằng nh , gi m n ng TNHS.
Cằn c quyềất đ nh hình ph t v i nguyền tằấc quyềất đ nh hình ph t có môấi quan h ch t chẽỹ v i nhau. Các cằn
c quyềất đ nh hình ph t là cái đ c th hóa các nguyền tằấc quyềất đ nh hình ph t. khi đ a ra quyềất đ nh hình ư
ph t cấền thẽo cằn c quyềất đ nh hình ph t và ph i đúng nguyền tằấc đ đ m b o đ c đ t đ c m c đích c a ượ ượ
hình ph t.
118. Phấn tích n i dung c a quy đ nh: Khi quyềất đ nh hình ph t, Tòa án cằn c vào quy đ nh c a B lu t hình s ? T i sao?
Đấy là cằn c c b n nhấất c a vi c quyềất đ nh hình ph t, cũng là đòi h i quan trong c a nguyền tằấc pháp chềấ ơ
XHCN khi quyềất đ nh hình ph t.
Khi quyềất đ nh hình ph t Tòa án tr c hềất cằn c vào các quy đ nh c a BLHS, t c là ph i cằn c vào quy đ nh ư
c a phấền chung (biềất đ c nh ng nguyền tằấc chung) và phấền các t i ph m (cằn c vào nh ng điềều lu t ho c ượ
kho n c a điềều lu t quy đ nh vềề nh ng t i ph m c th và chềấ tài c a điềều lu t đó) c a BLHS.
T i vì nh v y sẽỹ đ m b o đ c nguyền tằấc pháp chềấ, cho phép xác đ nh t i danh và khung hình ph t đ áp ư ượ
d ng ho c kh ng đ nh có th áp d ng bi n pháp miềỹn TNHS ho c miềỹn hình ph t đ c hay không, đ m b o ượ
đ a ra đúng hình ph t c a đúng t i v i đúng m c đích c a hình ph t. ????ư
119.Phấn tích n i dung c a quy đ nh: Khi quyềất đ nh hình ph t, Tòa án cấn nhằấc tính chấất và m c đ nguy hi m cho xã h i
c a hành vi ph m t i?
Tính chấất nguy hi m cho xã h i c a t i ph m là đ c tính vềề chấất c a t i ph m cho phép phấn bi t t i ph m, là
dấấu hi u đ c tr ng cho tấất c các t i ph m thu c m t lo i nhấất đ nh đ c xác đ nh b i t ng th các dấấu hi u ư ượ
thu c cấấu thành t i ph m nh ng quan trong nhấất là ý nghĩa, tấềm quan tr ng và giá tr c a nh ng quan h ư
h i b t i ph m gấy h i.
M c đ nguy hi m c a t i ph m là đ c tính vềề l ng c a môỹi t i ph m c th , cho phép phấn bi t m c đ ượ
nguy hi m cho xã h i c a các t i ph m.
Ví hai cái này nó luôn đi v i nhau nền khi quyềất đ nh hình ph t ph i xẽm xét đôềng th i c hai đ đ m b o
đ c m c đ t ng x ng gi a hình ph t và hành vi ph m t i, đ m b o đ c nguyền tấc công bằềng, nguyền ượ ươ ượ
tằấc nhấn đ o.
Trong th c tềấ th ng xẽm xét: ườ
o Tính chấất, tấềm quan tr ng và giá tr c a quan h xã h i b đẽ d a.
o Hành vi khách quan nguy hi m cho xã h i đã đ c th c hi n. ượ
o Tính chấất và m c đ thi t h i đã gấy ra ho c đẽ d a gấy ra.
o Giai đo n th c hi n t i ph m
o Hình th c lôỹi.
o Đôềng ph m hay riềng l .
o Nguyền nhấn điềều ki n ph m t i.
o Đ c đi m nhấn thấn có nh h ng đềấn m c đ nguy hi m cho xã h i c a hành vi ph m t i. ưở
120.Hi u thềấ nào vềề nhấn thấn ng i ph m t i? T i sao khi quyềất đ nh hình ph t, Tòa án cấền ph i cấn nhằấc nhấn thấn ườ
ng i ph m t i?ườ
Nhấn thấn ng i ph m t i là t ng th các đ c đi m, dấấu hi u, các đ c tính th hi n b n chấất xã h i c a con ườ
ng i khi vi ph m pháp lu t hình s , mà trong s kềất h p v i các điềều ki n bền ngoài đã nh h ng đềấn vi c ườ ưở
th c hi n hành vi ph m t i c a ng i đó. ườ
Khi xét là ph i xét t ng h p nh ng quan h gi a ng i ấấy v i xã h i, t p th , gia đình, v i ng i khác và xét ườ ườ
đềấn nh ng đ c đi m b n thấn gôềm c m t tôất và m t xấấu. Ch t nh ng đ c đi m nhấất đ nh liền quan tr c
tiềấp đềấn hành vi ph m t i cũng nh m c đích c a hình ph t ư
Cấền cấn nhằấc vì sẽỹ giúp cho tòa án biềất đ c tính chấất con ng i ph m t i, xẽm xét kh nằng giáo d c, c i t o ượ ườ
h đ có hình ph t và m c ph t phù h p, giúp Tòa đánh giá đ c tính chấất và m c đ nguy hi m c a hành vi ượ
ph m t i v i xã h i, nguyền nhấn điềều ki n c a vi c th c hi n t i ph m,…. Trền c s đó th c hi n đ c ơ ượ
nguyền tằấc cá th hóa hình ph t và đ m b o nguyền tằấc công bằềng khi quyềất đ nh hình ph t v i ng i ph m ườ
t i.
Cấu 121: Khái ni m, vai trò, phấn lo i các tình tiềất gi m nh TNHS?
(Điềều 51 BLHS)
- Tình tiềất gi m nh TNHS là nh ng tình tiềất làm gi m m c đ TNHS c a ng i ph m t i trong ph m vi khung hình ph t ườ
mà điềều lu t vềề t i ph m c th quy đ nh (là nh ng tình tiềất đ c quy đ nh trong lu t và có th có nh ng tình tiềất khác ượ
do tòa án quyềất đ nh).
- Vai trò: góp phấền tích c c vào vi c xét x đúng ng i, đúng t i, đúng pháp lu t; nó còn có giá tr rấất l n trong phòng ườ
ng a và đấấu tranh chôấng t i ph m.
- Phấn lo i:
+ Các tình tiềất gi m nh do nhấn thấn ng i ph m t i ườ
+ Các tình tiềất gi m nh do kh nằng giáo d c, c i t o
+ Các tình tiềất gi m nh do h u qu c a t i ph m
Cấu 122: Khái ni m, vai trò và phấn lo i các tình tiềất tằng n ng TNHS?
- Tình tiềất tằng n ng TNHS là nh ng tình tiềất làm tằng n ng m c đ TNHS c a ng i ph m t i trong ph m vi m t khung ườ
hình ph t nhấất đ nh (ch nh ng tr ng h p BLHS quy đ nh, tòa án không đ c áp d ng bấất c tình tiềất nào khác đ tằng ườ ượ
n ng TNHS cho b cáo)
- Vai trò: đấy là nh ng tình tiềất ph n ánh đ c đi m thu c vềề m t khách quan, ch quan ho c nhấn thấn ng i ph m t i. ườ
- Phấn lo i: có 3 lo i tình tiềất tằng n ng TNHS:
+ Tình tiềất tằng n ng đ nh t i
+ Tình tiềất tằng n ng đ nh khung
+ Tình tiềất tằng n ng chung
Cấu 123: Phấn bi t tình tiềất gi m nh TNHS v i tình tiềất đ nh t i, tình tiềất đ nh khung gi m nh ?
Tiều chí Tình tiềất gi m nh TNHS Tình tiềất đ nh t i Tình tiềất đ nh khung
gi m nh
Khái ni m nh ng bi u hi n hoàn c nh,
tình huôấng x y ra có nh h ng ưở
và ph n ánh m c đ nguy hi m
ít h n hành vi ph m t i đ cơ ượ
BLHS quy đ nh ho c đ c Tòa ượ
án cấn nhằấc, đánh giá, xẽm xét
ghi trong b n án.
nh ng tình tiềất th c
tềấ c a v án c th
đ c s d ng đ xácượ
đ nh ng i ph m t i ườ
trong v án đó đã
ph m t i gì
nh ng tình tiềất đ c ượ
quy đ nh trong các
kho n gi m nh c a
điềều lu t. Thẽo đó các
tr ng h p ph m t iườ
c th cùng m t t i
danh, nềấu nh ng
tình tiềất này thì m c
đ tính chấất ít nguy
hi m so v i tr ng ườ
h p bình th ng. ườ
Ph m vi áp d ng Có th áp d ng cho tấất c các
t i ho c nhiềều t i khác nhau
Ch áp d ng riềng bi t
cho t ng lo i t i ph m
Ch áp d ng riềng bi t
cho t ng lo i t i ph m
Hình th c Đ c quy đ nh chung t i Đ46ượ
BLHS 1999
Đ c ph n ánh trongượ
CTTP c b n c a môỹiơ
lo i t i
Đ c ph n ánh trongượ
CTTP gi m nh c a môỹi
lo i t i
Cấu 124: Phấn bi t tình tiềất tằng n ng TNHS v i tình tiềất đ nh t i, tình tiềất đ nh khung tằng n ng?
Tiều chí Tình tiềất tằng n ng TNHS Tình tiềất đ nh t i Tình tiềất đ nh khung
tằng n ng
Khái ni m nh ng bi u hi n hoàn c nh,
tình huôấng x y ra nh h ng ưở
ph n ánh m c đ nguy hi m
l n h n hành vi ph m t i đ c ơ ượ
BLHS quy đ nh ho c đ c tòa án ượ
cấn nhằấc, đánh giá, xẽm xét ghi
trong b n án
nh ng tình tiềất th c
tềấ c a v án, đ c s ượ
d ng đ xác đ nh hành
vi ph m t i trong v án
đó đã ph m t i gì
Là nh ng tình tiềất đ c ượ
quy đ nh trong các
kho n tằng n ng c a
điềều lu t. Thẽo đó các
tr ng h p ph m t iườ
c th cùng m t t i
danh, nềấu nh ng
tình tiềất này thì m c
đ tính chấất nhiềều
nguy hi m h n so v i ơ
tr ng h p bìnhườ
th ngườ
Ph m vi áp
d ng
Có th áp d ng cho tấất c các t i
ho c nhiềều t i khác nhau
Ch áp d ng riềng bi t
cho t ng lo i t i ph m
Ch áp d ng riềng bi t
cho t ng lo i t i ph m
Hình th c Đ c quy đ nh chung t i Đ48ượ
BLHS 1999
Đ c ph n ánh trongượ
CTTP c b n c a môỹiơ
lo i t i
Đ c ph n ánh trongượ
CTTP tằng n ng c a
môỹi lo i t i
Cấu 125: Nều nh ng đi m m i quy đ nh vềề các tình tiềất gi m nh trách nhi m hình s trong B lu t hình s nằm 2015,
s a đ i, b sung nằm 2017 so v i B lu t hình s nằm 1999? T i sao?
- Quy đ nh thềm m t sôấ tình tiềất gi m nh TNHS:
+ Ph m t i trong tr ng h p v t quá m c cấền thiềất khi bằất gi ng i ph m t i ườ ượ ườ
+ Ph m t i trong tr ng h p b h n chềấ kh nằng nh n th c mà không ph i do lôỹi c a mình gấy ra ườ
+ Ng i ph m t i là ng i khuyềất t t n ng ho c đ c bi t n ngườ ườ
+ Khi quyềất đ nh hình ph t, tòa án có th coi đấều thú là tình tiềất gi m nh , nh ng ph i ghi rõ lý do gi m nh trong b n án. ư
- S a đ i tình tiềất gi m nh TNHS: s a “Ng i ph m t i là ng i già” thành “Ng i ph m t i là ng i đ 70 tu i tr lền” ườ ườ ườ ườ
- Các tình tiềất gi m nh đ c quy đ nh trong BLHS là cằn c đ tòa án đánh giá, xẽm xét tính chấất, m c đ nguy hi m c a ượ
hành vi ph m t i, là cằn c đ tòa án quyềất đ nh hình ph t. Chính vì v y, vi c s a đ i, b sung các quy đ nh vềề tình tiềất
gi m nh TNHS khiềấn quy đ nh LHS rõ ràng, minh b ch h n. T đó, vi c áp d ng, thi hành páp lu t tr nền chính xác, ơ
đúng pháp lu t h n; vi c nghiền c u khoa h c tr nền dềỹ dàng h n; hoàn toàn phù h p v i nguyền tằấc công bằềng, nguyền ơ ơ
tằấc cá th hóa trách nhi m hình s .
Cấu 126: Nều nh ng đi m m i quy đ nh vềề các tình tiềất tằng n ng trách nhi m hình s trong B lu t hình s nằm 2015,
s a đ i, b sung nằm 2017 so v i B lu t hình s nằm 1999? T i sao?
STT BLHS 1999 BLHS 2015 do
1 Ph m t i nhiềều lấền Ph m t i 2 lấền tr lền nh n th c đúng đằấn
h n. T đó v n d ngơ
chính xác, thôấng nhấất
gi a các tr ng h p ườ
ph m t i phù h p v i
nguyền tằấc nhấn đ o
c a LHS.
2 Ph m t i đôấi v i tr ẽm, ph
n có thai, ng i già ườ
Ph m t i đôấi v i ng i d i ườ ướ
16 tu i, ph n thai, ng i ườ
đ 70 tu i tr l
3 Xấm ph m tài s n c a NN B
4 Ph m t i gấy h u qu nghiềm
tr ng, rấất nghiềm tr ng ho c
đ c bi t nghiềm tr ng
B
Cấu 127: T i sao B lu t hình s nằm 2015, s a đ i, b sung nằm 2017 l i cho phép Tòa án khi quyềất đ nh hình ph t có
th áp d ng tình tiềất đấều thú ho c các tình tiềất khác không đ c quy đ nh là nh ng tình tiềất gi m nh ? ượ
- Quy đ nh trền bi u hi n rõ nguyền tằấc nhấn đ o trong LHS
- V i tình tiềất đấều thú, khi BLHS cho phép tòa án có th áp d ng tình tiềất đấều thú là tình tiềất gi m nh , nhà làm lu t đã
khuyềấn khích ng i ph m t i đôấi m t v i t i ph m mà h đã gấy ra. Qua đó, th c hi n tôất nhi m v phòng, chôấng t i ườ
ph m.
- V i quy đ nh cho phép tòa án có th áp d ng các tình tiềất khác không đ c quy đ nh t i K1 Đ51 là nh ng tình tiềất gi m ượ
nh , nhà làm lu t đã m r ng không gi i h n các tình tiềất gi m nh TNHS, tình tiềất tằng n ng quy đ nh: tòa án ch đ c ượ
áp d ng nh ng tình tiềất tằng n ng đ c BLHS quy đ nh. ượ
- Nh v y, ta thấấy rõ s nhấn đ o, m c đích giáo d c m i ng i tuấn thẽo pháp lu t đ c bi t là ng i ph m t i.ư ườ ườ
Cấu 128: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ng i ph m t i đã ngằn ch n ho c làm gi m b t tác h i c a t i ườ
ph m"?
- Đi m a kho n 1 Đ51 BLHS nằm 2015 quy đ nh 2 tình tiềất gi m nh TNHS:
+ Th nhấất, ng i ph m t i đã ngằn ch n tác h i c a t i ph m: là hành vi ph m t i đã đ c th c hi n, thi t h i, tác h i ườ ượ
c a t i ph m ch a x y ra (nềấu không có gì ngằn c n thì thi t h i sẽỹ x y ra). Trong TH này ng i ph m t i đã t mình ư ườ
ho c có s tác đ ng khách quan th c hi n tấất c các vi c cấền thiềất bằềng nh ng kh nằng có th đ ngằn ch n ngay t
đấều không đ cho thi t h i, tác h i c a t i ph m x y ra trền th c tềấ.
+ Th hai, ng i ph m t i đã làm gi m b t tác h i c a t i ph m: là sau khi t i ph m đã đ c th c hi n và thi t h i, tác ườ ượ
h i c a t i ph m đang x y ra thì ng i ph m t i đã t mình ho c có s tác đ ng khách quan th c hiền các hành đ ng ườ
cấền thiềất đ làm cho thi t h i, tác h i c a t i ph m đ c gi m b t trền th c tềấ, t c là làm cho thi t h i, tác h i c a t i ượ
ph m x y ra đ c nh h n so v i tác h i l n h n có th x y ra (tác h i nói trền đấy có th là tác h i vềề th chấất, v t ượ ơ ơ
chấất hay tinh thấền)
- M c đ gi m nh ph thu c vào thái đ c a ng i ph m t i ( t mình hay có s tác đ ng c a ng i khác…) ườ ư
Cấu 129: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh “ Ng i ph m t i đã t nguy n s a ch a, bôềi th ng thi t h i ho c ườ ườ
khằấc ph c h u qu
- Đi m b kho n 1 Đ51 BLHS quy đ nh 3 tình tiềất gi m nh TNHS:
+ Th nhấất, ng i ph m t i đã t nguy n s a ch a thi t h i: là TH ng i ph m t i đã có hành vi s a l i, ch a l i nh ng ườ ườ
tài s n b h h ng do hành vi ph m t i gấy ra. ư
+ Th hai, ng i ph m t i đã t nguy n bôềi th ng thi t h i: là TH ng i p m t i bôềi th ng bằềng tài s n cho nh ng ườ ườ ườ ườ
thi t h i do hành vi ph m t i gấy ra. Thi t h i th c tềấ ph i đ c bôềi th ng toàn b và k p th i. Các bền có th th a ượ ườ
thu n vềề m c bôềi th ng, hình th c bôềi th ng bằềng tiềền, bằềng hi n v t ho c th c hi n m t công vi c, ph ng th c bôề ườ ườ ươ
th ng m t lấền ho c nhiềều lấền, tr TH pháp lu t có quy đ nh khác.ườ
+ Th ba, ng i ph m t i t nguy n khằấc ph c h u qu : là TH ng i ph m t i khằấc ph c nh ng thi t h i, tác h i tr c ườ ườ
tiềấp ho c gián tiềấp do hành vi ph m t i gấy ra cho ng i b h i mà nh ng thi t h i, tác h i này không th s a ch a ho c ườ
bôềi th ng bằềng tài s n đ c. Thông th ng đó là h u qu vềề tính m ng, s c kh ẽ ho c nhấn thấn, danh d c a con ườ ượ ườ
ng I.ườ
- Hành vi s a ch a, bôềi th ng, khằấc ph c h u qu này ph i đ c th c hi n tr c khi xét x (s th m, phúc th m, giám ườ ượ ướ ơ
đôấc th m, tái th m)
Cấu 130: Phấn bi t tình tiềất gi m nh "Ph m t i trong tr ng h p v t quá gi i h n phòng v chính đáng" v i tình tiềất ườ ượ
"Ph m t i trong tr ng h p v t quá yều cấều c a tình thềấ cấấp thiềất" và tình tiềất "Ph m t i trong tr ng h p v t quá ườ ượ ườ ượ
m c cấền thiềất khi bằất gi ng i ph m t i"? ườ
Tiều chí Ph m t i trong TH v t quá ượ
gi i h n PVCĐ
Ph m t i trong TH v t quá ượ
yều cấều c a TTCT
Ph m t i trong TH v t quá m c ượ
cấền thiềất khi bằất gi ng i ph m ườ
t i
Khái ni m - Là hành vi chôấng tr rõ ràng
quá m c cấền thiềất, không phù
h p v i tính chấất m c đ
TH ng i ph m t i ườ
muôấn tránh gấy thi t h i cho
quyềền, l i ích h p pháp c a
Là TH ng i ph m t i đ bằất giườ
ng i th c hi n hành vi ph m ườ
t i trong TH ph m t i qu tang
nguy hi m cho h i c a
hành vi xấm h i.
- Ng i hành vi v t quáườ ượ
gi i h n phòng v chính đáng
ph i ch u trách nhi m hình
s .
mình, c a ng i khác, ho c ườ
l i ích c a NN, c a CQ, t
ch c hành đ ng trong
TTCT, nh ng l i gấy ra thi tư
h i rõ ràng v t quá yều cấều ượ
c a TTCT, nền h ph i ch u
TNHS
ho c có l nh truy nã, nh ng đã ư
s d ng vũ l c v t quá m c ượ
cấền thiềất gấy thi t h i cho ng i ườ
b bằất gi nền ph i ch u TNHS
Cằn c xẽm
xét
T i kho n 2 Đ22
Ph i hành vi chôấng tr
v t quá m c cấền thiềất.ượ
Đ xẽm xét vấấn đềề này ph i
xẽm xét toàn di n nh ng tình
tiềất liền quan đềấn hành vi
xấm h i hành vi phòng v
nh : khách th cấền b o v ;ư
m c đ thi t h i do hành vi
xấm h i th gấy ra ho c
đã gấy ra và do hành vi phòng
v gấy ra; khí, ph ng ươ
ti n, ph ng pháp hai ươ
bền đã s d ng; nhấn thấn
c a ng i xấm h i; ườ
D a vào tính chấất thi t h i
hay m c đ thi t h i
T i kho n 2 Đ54:
+ Vi c dùng l c đ bằất gi
ng i ph m t i trong TH đ cườ ượ
xét vào tình tiềất gi m nh ph i là
cách duy nhấất đ bằất đ c t i ượ
ph m.
+ Vi c s d ng l c v t quá ượ
m c cấền thiềất sẽỹ đ c xẽm xét ượ
trền môấi t ng quan gi a sươ
chôấng tr vi c bằất gi ng i c a ườ
ng i b bằất gi và kh nằng bằấtườ
gi c a ng i bằất gi . Nềấu vi c ườ
chôấng tr c a ng i b bằất gi ườ
quyềất li t, mang tính sôấng còn thì
vi c s d ng vũ l c m nh là điềều
khó tránh kh i
Cấu 131: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ph m t i trong tr ng h p b kích đ ng vềề tinh thấền do hành vi trái ườ
pháp lu t c a n n nhấn gấy ra"?
- Đấy là TH ng i ph m t i th c hi n t i ph m trong tình tr ng b h n chềấ vềề kh nằng ki m soát và điềều khi n hành vi ườ
do tác đ ng c a hành vi trái pháp lu t c a n n nhấn. M c đ gi m nh trong t ng TH tùy thu c tr c hềất vào tính chấất ướ
và m c đ nguy hi m c a hành vi tác đ ng.
- S kích đ ng đó ch x y ra chôấc lát, t c th i do hành vi trái pháp lu t c a chính n n nhấn xấm ph m đềấn quyềền, l i ích
h p pháp c a ng i ph m t i ho c xấm ph m đềấn quyềền, l i ích h p pháp c a ng i thấn thích c a ng i ph m t i đã ườ ườ ườ
gấy nền s ph n ng dấỹn t i hành vi ph m t i: đấấm đá, lằng m , s nh c,...
Cấu 132: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ph m t i vì hoàn c nh đ c bi t khó khằn mà không ph i do mình t
gấy ra"?
- Ng i ph m t i do hoàn c nh khách qun chi phôấi, dấỹn đềấn vi c th c hi n t i ph m. Hoàn c nh khó khằn đó có th ườ
c a cá nhấn ho c c a gia đình, nó có th kéo dài hay là t m th i. Hoàn c nh khó khằn đó ph i là đ c bi t, không ph i do
lôỹi c a ng i ph m t i gấy ra, khó khằn h n nhiềều so v i m c bình th ng: thiền tai, dihj bềnh, h a ho n, tai n n, ... ườ ơ ườ
- M c đ gi m nh TNHS c a tình tiềất này ph thu c vào m c đ khó khằn và m c đ côấ gằấng tìm cách khằấc ph c c a
ng i ph m t i. Nềấu ng i ph m t i đã côấ gằấng hềất s c mình vềề c ý chí và lý trí khằấc ph c khó khằn hềất m c có th ườ ườ
nh ng hoàn c nh khách quan đẽm l i không th ki m soát đ c thì vi c ph m t i sẽỹ đ c xẽm xét h ng tình tiềất gi m ư ượ ượ ưở
nh .
Cấu 133: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ph m t i nh ng ch a gấy thi t h i ho c gấy thi t h i không l n"? ư ư
Phấn bi t v i tình tiềất "Ng i ph m t i đã ngằn ch n ho c làm gi m b t tác h i c a t i ph m"? ườ
- Th nhấất, ph m t i nh ng ch a gấy thi t h i là TH ng i phàm t i đã th c hi n t i ph m nh ng do nguyền hấn khách ư ư ườ ư
quan nền h u qu c a t i ph m ch a x y ra. ư
- Th hai, ph m t i nh ng gấy thi t h i không l n là TH hành vi ph m t i gấy ra h u qu nguy h i cho xã h i nh ng ư ư
không l n nh mong môấn c a ng i ph m t i vì đ c h n chềấ do nh ng nguyền nhấn khách quan. ư ườ ượ
- M c đ gi m nh TNHS đôấi v i ng i ph m t i tuỳ thu c vào tính chấất và m c đ thi t h i đã đ c h n chềấ và tình ườ ượ
chấất, m c đ nguy hi m c a t i ph m đã th c hi n.
- Phấn bi t v i tình tiềất “Ng i ph m t i đã ngằn ch n ho c làm gi m b t tác h i c a t i ph m” ườ
+ Giôấng nhau: thi t h i c a t i ph m không x y ra ho c x y ra không l n
+ Khác nhau: nguyền nhấn dấỹn đềấn vi c x y ra thi t h i ho c x y ra không l n.
TH ch a gấy thi t h i ho c gấy thi t h i không l n có nguyền nhấn là nguyền nhấn khách quan ngoài ý muôấn c a ư
ng i ph m t iườ
TH ngằn ch n, làm gi m b t tác h i c a t i ph m, ng i ph m t i đã có hành đ ng tích c c, đã th c hi n t i ườ
ph m, ngằn ch n đ làm gi m đáng k h u qu thi t h i x y ra.
Cấu 134: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh “Ph m t i lấền đấều và thu c tr ng h p ít nghiềm tr ng ườ
- Ph m t i lấền đấều là TH ng i ph m t i ch m i lấền đấều tiền ph m t i mà tr c đó ch a ph m t i ấấy cũng nh ch a ư ướ ư ư ư
th c hi n bấất c m t t i nào khác đ c quy đ nh trong LHS. ượ
- Ph m t i trong TH ít nghiềm tr ng là muôấn nói đềấn tính chấất ít nghiềm tr ng c a TH ph m t i c th so v i tính chấất
nghiềm tr ng c a lo i t i ph m đó, cằn c vào tình chấất, m c đ nguy hi m c a hành vi đó.
- Ph m t i thu c TH it nghiềm tr ng là ph m t i thu c các TH sau đấy:
+ Ph m t i gấy nguy h i không l n cho xã h i mà m c cao nhấất c a khung hình ph t đôấi v i t i ấấy là đềấn 3 nằm tù
+ Ph m t i nghiềm tr ng, rấất nghiềm tr ng ho c đ c bi t nghiềm tr ng bnhuwng ng i ph m t i có v trí, vai trò th ườ
yềấu, không đáng k trong v án có đôềng ph m
Cấu 135: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh “Ph m t i vì b ng i khác đẽ d a ho c c ng b c” ườ ưỡ
- Ph m t i vì b ng i khác đẽ d a là TH ng i ph m t i b uy hiềấp vềề tinh thấền nh đẽ d a sẽỹ dùng vũ l c xấm ph m tính ườ ườ ư
m ng, s c h ẽ c a h ho c ng i thấn thích c a h , đẽ d a sẽỹ gấy thi t h i vềề tài s n, vềề danh d , uy tín c a h , và đ ườ
tránh tai h i đó h đã ph i th c hi n hành vi ph m t i.
- Ph m t i b ng i khác c ng b c là TH ng i ph m t i b dùng vũ l c, đẽ d a dùng vũ l c ngay t c khằấc ho c nh ng ườ ưỡ ườ
th đo n khác dôền ép bu c ng i ph m t i ph i th c hi n t i ph m. ườ
Cấu 136: Phấn bi t tình tiềất gi m nh “Ph m t i trong tr ng h p b h n chềấ kh nằng nh n th c mà không ph i do lôỹi ườ
c a mình gấy ra” v i tình tiềất gi m nh “Ng i ph m t i là ng i có b nh b h n chềấ kh nằng nh n th c ho c kh nằng ườ ườ
điềều khi n hành vi c a mình”
- “ Ph m t i trong tr ng h p b h n chềấ kh nằng nh n th c mà không ph i do lôỹi c a mình gấy ra”: Ng i ph m t i ườ ườ
trong TH này đã th c hi n t i ph m trong tình tr ng b h n chềấ kh nằng nh n th c hành vi và tình tr ng này không ph i
do lôỹi c a ch th : do b l a dôấi, b c ng ép,... ưỡ
- Phấn bi t:
C 2 tình tiềất gi m nh này đềều liền quan đềấn kh nằng nh n th c c a ng i ph m t i, nh ng nguyền nhấn dấỹn đềấn h n ườ ư
chềấ kh nằng nh n th c là khác nhau. H n chềấ kh nằng nh n th c mà không ph i do lôỹi c a mình gấy ra có nguyền nhấn
khách quan tác đ ng tr c tiềấp đềấn kh nằng nh n th c c a ng i ph m t i.- ư
- “Ng i ph m t i là ng i có b nh b h n chềấ kh nằng nh n th c ho c kh nằng điềều khi n hành vi c a mình”: là TH ườ ườ
ng i ph m t i b mằấc bềnh tấm thấền ho c b nh lý nào đó mà b h n chềấ kh nằng nh n th c và điềều khi n hành ườ
vi. Tình tiềất này nh h ng đềấn m c đ lôỹi c a ng i ph m t i vì ng i ph m t i đấy là ng i mằấc b nh dấỹn đềấn h n ưở ườ ườ ườ
chềấ kh nằng nh n th c ho c kh nằng điềều khi n hành vi c a mình. Lôỹi c a ng i ph m t i trong tr ng h p này là lôỹi ườ ư
h n chềấ, do đó, trách nhi m hình s c a h cũng h n chềấ, h đ c gi m nh so v i nh ng tr ng h p ph m t i thông ượ ườ
th ng. M c đ gi m nh ph thu c vào m c đ nh h ng c a b nh t t t i kh nằng nh n th c ho c kh nằng điềều ườ ưở
khi n hành vi c a h .
Cấu 137: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh : “Ph m t i do l c h u”. Lấấy ví d
- Tr ng h p ph m t i này là do s h n chềấ vềề m t nh n th c do trình đ l c h u, thấấp kém, đi ch m so v i tiềấn trình ườ
phát tri n chung c a xã h i. Có nhiềều nguyền nhấn dấỹn đềấn s l c h u nh yềấu tôấ đ a lý (sinh sôấng vùng xa xôi, h o ư
lánh), yềấu tôấ dấn t c (ng i dấn t c thi u sôấ), yềấu tôấ vằn hóa tín ng ng (mề tín, h t c)… Khi cấn nhằấc vi c gi m nh đ ườ ưỡ
v i tr ng h p này, Tòa án cấền xẽm xét m c đ l c h u c a ng i ph m t i trong môấi quan h v i các yềấu tôấ nh h ng ườ ườ ưở
đềấn s l c h u.minh h a.
- Ví d : M t sôấ ng i đôềng bào vì th c hi n thẽo các h t c l c h u đã ép con cái l p gia đình khi ch a đ tu i (T i t o ườ ư
hôn)
Cấu 138: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh “Ng i ph m t i là ng i khuyềất t t n ng ho c khuyềất t t đ c bi t ườ ườ
n ng
- Ng i ph m t i là ng i khuyềất t t n ng: là nh ng ng i do khuyềất t t dấỹn đềấn mấất m t phấền ho c suy gi m ch c ư ườ ườ
nằng, không t ki m soát ho c không t th c hi n đ c m t sôấ ho t đ ng ph c v nhu cấều sinh ho t cá nhấn hàng ngày ượ
mà cấền có ng i thẽo dõi, tr giúp, chằm sóc.ườ
- Ng i ph m t i là ng i khuyềất t t đ c bi t n ng: nh ng ng i do khuyềất t t dấỹn đềấn mấất hoàn toàn ch c nằng, khôngườ ườ ườ
t ki m soát ho c không t th c hi n đ c các ho t đ ng ph c v nhu cấều sinh ho t cá nhấn hàng ngày mà cấền có ng i ượ ườ
thẽo dõi, tr giúp, chằm sóc hoàn toàn.
- Ng i b khuyềất t t đ c bi t n ng bao gi cũng đ c gi m nh TNHS h n so v i TH ng i ph m t i b khuyềất t t n ngườ ượ ơ ườ
Cấu 139: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh “Ng i ph m t i là ng i có b nh b h n chềấ kh nằng nh n th c ườ ườ
ho c kh nằng điềều khi n hành vi c a mình”
- Là TH ph m t i mà ch th đã ph m t i khi đang trong tình tr ng b h n chềấ kh nằng nh n th c ho c b h n chềấ kh
nằng điềều khi n hành vi do mằấc b nh.
- Lôỹi c a ng i ph m t i trong TH này là lôỹi h n chềấ, do đó TNHS c a h cũng h n chềấ, h đ c gi m nh h n so v i ườ ượ ơ
nh ng TH ph m t i thông th ng. M c đ gi m nh TNHS sẽỹ ph thu c vào m c đ h n chềấ kh nằng nh n th c ho c ườ
m c đ h n chềấ kh nằng điềều khi n hành vi c a ng i ph m t i. ườ
Cấu 140: Phấn bi t tình tiềất gi m nh “Ng i ph m t i t thú” và “Ng i ph m t i đấều thú:” ư ườ
- “Ng i ph m t i t thú” là TH ng i ph m t i t nguy n khai báo v i c quan, t ch c vềề hành vi ph m t i c a mình ườ ườ ơ
tr c khi t i ph m ho c ng i ph m t i b phát hi n.ướ ườ
- “ Ng i ph m t i đấều thú” là TH ng i ph m t i sau khi b phát hi n đã t nguy n ra trình di n và khai báo v i c quan ườ ườ ơ
có th m quyềền vềề hành vi ph m t i c a mình.
=> Giôấng nhau c a đấều thú và t thú là ng i ph m t i đềều khai báo v i c quan có th m quyềền vềề hành vi ph m t i c a ườ ơ
mình.
Khác nhau là t thú thì hành vi ph m t i ch a đ c phát hi n còn đấều thú là hành vi ph m t i đã đ c phát hi n. ư ượ ượ
Cấu 141: Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh “Ng i ph m t i thành kh n khai báo ho c ằn nằn hôấi c i” ườ
- Là TH ng i ph m t i đã khai rõ và đúng s th t tấất c nh ng gì liền quan đềấn hành vi ph m t i mà h đã th c hi n, đã ườ
có bi u hi n th hi n s day d t, hôấi h n vè vi c th c hi n t i ph m và mong muôấn s a ch a lôỹi lấềm thông qua vi c
chấấp hành nghiềm ch nh pháp lu t, tích c c lao đ ng,...
- M c đ gi m nh c a vi c thành kh n khai báo ph thu c vào s thành kh n đ c th c hi n giai đo n tôấ t ng nào ượ
và ý nghĩa thiềất th c c a s thành kh n trong vi c gi i quyềất v án; M c đ gi m nh c a s ằn nằn hôấi c i ph thu c
vào m c đ ằn nằn hôấi c i c a ng i ph m t i, nh ng hành đ ng, vi c làm c th ch ng minh cho s ằn nằn hôấi c i đó. ườ
142. Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ng i ph m t i tích c c giúp đ các c quan có trách nhi m phát hi n ườ ơ
ho c điềều tra t i ph m"?
Trong vi c phát hi n t i ph m: là tr ng h p ng i ph m t i đã tích c c cung cấấp các tin t c, tài li u, ch ng ườ ườ
c m i xác th c cho các c quan có th m quyềền tiềấn hành tôấ t ng trong vi c phát hi n t i ph m. ơ
Trong quá trình điềều tra t i ph m: Thái đ ch đ ng, giúp đ nhằềm t o ra s biềấn đ i, thay đ i nhanh h n ơ
trong quá trình gi i quyềất v án.
143. Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ng i ph m t i đã l p công chu c t i"? ườ
Là tr ng h p sau khi th c hi n t i ph m cho đềấn tr c khi b xét x ( s th m, phúc th m, giám đôấc th m, ườ ướ ơ
tái th m) ng i ph m t i ằn nằn hôấi c i, tích c c giúp đ các c quan có trách nhi m phát hi n điềều tra t i ườ ơ
ph m do h th c hi n, tham gia phát hi n t i ph m,... → vì l i ích c a Nhà n c, t p th ,.. đ c c quan nhà ướ ượ ơ
n c có th m quyềền khẽn th ng ho c ch ng nh n.ướ ưở
144. Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ng i ph m t i là ng i có thành tích xuấất sằấc trong s n xuấất, chiềấn đấấu, ườ ườ
h c t p ho c công tác"?
Trong s n xuấất: là ng i có nh ng sáng kiềấn phát minh khoa h c đã ng d ng và đẽm l i hi u qu kinh tềấ cao ườ
trong s n xuấất nông nghi p; có thành tích xuấất sằấc trong phong trào thi đua s n xuấất kinh doanh,.. ; đ c t ng ượ
1 trong các danh hi u anh hùng lao đ ng,...
Trong huấấn luy n: là ng i có thành tích xuấất sằấc trong huấấn luy n, xấy d ng l c l ng, c ng côấ quôấc phòng ườ ượ
toàn dấn và an ninh nhấn dấn, chấấp hành tôất ch tr ng, chính sách,... ươ
Trong h c t p: là ng i có thành tích xuấất sằấc trong h c t p liền t c nhiềều nằm, đ t thành tích cao trong các ườ
cu c thi quôấc gia,..
Trong công tác: là tr ng h p ng i ph m t i là ng i có nhiềều thành tích xuấất sằấc trong m i lĩnh v c công tác ườ ư ườ
đã đ c Nhà n c t ng m t trong các danh hi u vinh d nh anh hùng lao đ ng, ngh sĩ nhấn dấn, ngh uượ ướ ư ư
tú,...
→ Ng i ph m t i càng có thành tích cao thì m c gi m nh hình ph t cho h càng nhiềều và ng c l i.ườ ượ
145. Trình bày n i dung c a tình tiềất gi m nh "Ng i ph m t i là cha, m , v , chôềng, con c a li t sĩ, ng i có công v i ườ ườ
cách m ng"?
Ng i có công v i cách m ngườ
Ng i ph m t i là cha, m , v , chôềng, con c a li t sĩườ
→ Th hi n rõ tính nhấn đ o c a LHS VN và cũng là h p lý vì các tình tiềất gi m nh TNHS trền th c tềấ rấất đa d ng.
146. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Ph m t i có t ch c? Lấấy ví d minh h a?
Là hình th c đôềng ph m có s cấấu kềất ch t chẽỹ gi a nh ng ng i th c hi n t i ph m (Kho n 2 Điềều 17 BLHS) ườ
Cho phép ng i ph m t i có nhiềều kh nằng ph m t i liền t c, nhiềều lấền, gấy ra nh ng h u qu tác h i ườ
nghiềm tr ng ho c đ c bi t nghiềm tr ng cho xã h i.
A và B có mấu thuấỹn trong làm ằn kinh doanh. Đ tr thù, A đã đ a ra m t kềấ ho ch chi tiềất đ giềất h i B d i ư ư
d ng m t v tai n n giao thông. Biềất B th ng đi làm vềề mu n qua cung đ ng vằấng trền đ a bàn t nh. A đã ườ ườ
bàn b c v i C và Đ vềề kềấ ho ch chi tiềất và đ c C và Đ đôềng ý th c hi n cùng. Trong đó, C m t ng i chuyền ượ ườ
cho thuề xẽ t i trền đ a bàn đôềng ý cho Đ là lái xẽ t i m n m t xẽ t i 8T đ th c hi n hành vi trền. Sau khi, A ượ
thẽo dõi B đi tiềấp khách hàng (có s d ng r u bia) đã báo cho C và Đ chu n b kềấ ho ch đón ngõng B trền ượ
đ ng vềề t i cung đ ng quẽn thu c. C lái xẽ ô tô bám thẽo B trền c đ ng vềề đ thông báo cho Đ th c hi n ườ ườ ườ
hành vi đấm tr c di n xẽ t i vào xẽ ô tô c a B, t i ngã t X. ư
B chềất t i chôỹ sau v tai n n giao thông có s dàn d ng sằỹn c a A,C,D.
Nh v y, A,C và Đ ph m t i giềất ng i có t ch c trong đó A là ng i ch m u, C là ng i giúp s c, Đ là ng i th c hành ư ư ườ ư ườ ườ
v i vai trò đôềng ph m v i A.
147. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Ph m t i có tính chuyền nghi p"?
Côấ ý ph m t i t 5 lấền tr lền vềề cùng m t t i ph m không phấn bi t đã b truy c u TNHS hay ch a b truy c u ư
TNHS, nềấu ch a hềất th i hi u truy c u TNHS ho c ch a đ c xoá án tíchư ư ư
Ng i ph m t i đềều lấấy các lấền ph m t i làm nghềề sinh sôấng và lấấy kềất qu c a vi c ph m t i làm nguôền sôấngườ
chính
M c đ nguy hi m cho xã h i c a hành vi ph m t i cao h n so v i tr ng h p thông th ng ơ ườ ườ
148. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "L i d ng ch c v , quyềền h n đ ph m t i"?
Tr ng h p ng i có ch c v , quyềền h n đ c b nhi m do dấn c ho c trền c s h p đôềng làm vi c trong ườ ườ ượ ơ
c quan, t ch c, doanh nghi p trong Nhà n c ho c ngoài Nhà n c đã l i d ng ch c v , quyềền h n c a ơ ướ ướ
mình nh là ph ng ti n đ th c hi n t i ph m.ư ươ
149. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Ph m t i có tính chấất côn đôề"?
Là tr ng h p ng i ph m t i có hành vi ngang ng c, càn quấấy, coi th ng pháp lu t, coi th ng tính m ng, ườ ườ ượ ườ ườ
s c kho và các l i ích h p pháp c a ng i khác, bấất chấấp s ngằn c n c a ng i khác, t nh ng nguyền c ườ ườ
nh nh t do mình ho c do n n nhấn gấy ra đ côấ tình hành hung, gấy s đ ph m t i.
150. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Ph m t i vì đ ng c đề hèn”? ơ
Là đ ng c xấấu xa nhấất, đề ti n nhấất trong tấất c các đ ng c có th có c a ng i ph m t i c th ơ ơ ườ
Th hi n tính ích k cao, b i b c, ph n trằấc, hèn nhát và là s t t cùng đôềi b i vềề đ o đ c c a ng i ph m t i ườ
nh giềất ng i đ c p v ho c chôềng c a n n nhấn, giềất tình nhấn đã có thai v i mình đ trôấn tránh trách ư ườ ướ
nhi m,..
151. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Côấ tình th c hi n t i ph m đềấn cùng"?
Ng i ph m t i mong muôấn đ t đ c m c đích ph m t i bằềng m i cách, m i th đo n. Khi g p tr ng i ườ ượ
khách quan trong quá trình th c hi n t i ph m ho c có ng i ngằn c n nh ng ng i ph m t i vấỹn không t ườ ư ườ
b ý đ nh ph m t i, không ng ng hành vi ph m t i đang th c hi n, ho c lấền này không đ t đ c kềất qu ượ
mong muôấn thì lấền khác l i tiềấp t c tiềấn hành th c hi n hành vi ph m t i.
152. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Ph m t i t 2 lấền tr lền, tái ph m, tái ph m nguy hi m"?
Ph m t i t 2 lấền tr lền: là tr ng h p ng i ph m t i nhiềều lấền th c hi n hành vi ph m t i cùng lo i, trong ườ ườ
đó môỹi lấền hành vi nguy hi m cho xã h i c a ng i ph m t i đã tho mãn đấềy đ các yềấu tôấ cấấu thành t i ườ
ph m nh ng ch a lấền nào b đ a ra xét x và ch a hềất th i hi u truy c u TNHS. ư ư ư ư
Tái ph m: là tr ng h p ng i ph m t i đã b kềất án, ch a xoá án tích mà l i th c hi n hành vi ph m t i do côấ ườ ườ ư
ý ho c th c hi n hành vi ph m t i vềề t i ph m rấất nghiềm tr ng, t i ph m đ c bi t nghiềm tr ng do côấ ý
(Kho n 1 Điềều 53 BLHS )
Tái ph m nguy hi m: là tr ng h p đã có án tích nh ng l i vấỹn tiềấp t c ph m t i th hi n tính nguy hi m cao ườ ư
c a nhấn thấn ng i ph m t i (Kho n 2 Điềều 53 BLHS) ườ
153. ( Giôấng 146)
154. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Ph m t i đôấi v i ng i trong tình tr ng không th t v đ c, ng i ườ ượ ườ
khuyềất t t n ng ho c khuyềất t t đ c bi t n ng, ng i b h n chềấ kh nằng nh n th c ho c ng i l thu c mình vềề m t ườ ườ
v t chấất, tinh thấền, công tác ho c các m t khác"?
Ph m t i đôấi v i ng i đang trong tình tr ng không th t v đ c: là tr ng h p ph m t i v i nh ng ườ ư ườ
ng i do h n chềấ vềề th chấất ho c tinh thấền không có kh nằng b o v đ c mình, không th chôấng tr l i ườ ượ
đ c tr c hành vi ph m t iượ ướ
Ph m t i đôấi v i ng i khuyềất t t n ng là ph m t i v i ng i không th t mình th c hi n đ c m t sôấ vi c ườ ườ ượ
ph c v nhu cấều sinh ho t cá nhấn hàng ngày
Ph m t i đôấi v i ng i h n chềấ kh nằng nh n th c là ph m t i v i nh ng ng i do mằấc b nh tấm thấền ho c ườ ườ
nh ng b nh t t khác dấỹn đềấn h n chềấ kh nằng nh n th c tính chấất c a hành vi th c hi n.
Ph m t i đôấi v i ng i l thu c mình vềề m t v t chấất, tinh thấền, công tác ho c các m t khác: là tr ng h p ườ ườ
ph m t i v i n n nhấn là ng i có môấi quan h v i ng i ph m t i. N n nhấn tuy vềề khách quan có kh nằng ườ ườ
t v nh ng th c tềấ không chôấng c l i m t cách m nh mẽỹ đ c vì b khôấng chềấ, b chi phôấi, b bu c ph i ư ượ
ph c tùng do b ph thu c th c s vào ng i ph m t i vềề các m t v t chấất. ườ
155. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "L i d ng hoàn c nh chiềấn tranh, tình tr ng kh n cấấp, thiền tai, d ch b nh
ho c nh ng khó khằn đ c bi t khác c a xã h i đ ph m t i"?
Ng i ph m t i l i d ng hoàn c nh chiềấn tranh là tr ng h p l i d ng hoàn c nh đấất n c g p khó khằn do ườ ườ ướ
có xung đ t vũ trang, chiềấn s đ ph m t i nhằềm th c hi n m c đích chính tr , kinh tềấ nhấất đ nh.
Ng i ph m t i l i d ng tình tr ng kh n cấấp đ ph m t i là tr ng h p UBTVQH ban hành ngh quyềất ho c ườ ườ
Ch t ch n c ký ban hành L nh vềề ban bôấ tình tr ng kh n cấấp và áp d ng các bi n pháp đ c bi t trong tình ướ
tr ng kh n cấấp trong có th m ho l n, d ch b nh nguy hi m
Ng i ph m t i l i d ng tình tr ng thiền tai đ ph m t iườ
Ng i ph m t i l i d ng tình tr ng d ch b nh đ ph m t iườ
Ng i ph m t i l i d ng nh ng khó khằn đ c bi t khác c a xã h i đ ph m t iườ
→ Th hi n tính đ c ác c a ng i ph m t i, bàng quan tr c nh ng khó khằn, đau kh c a sôấ đông nhấn dấn, làm tằng ườ ư
thềm s khó khằn cho xã h i cũng nh gấy c n tr cho vi c khằấc ph c các khó khằấc đó ư
156.Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Dùng th đo n tinh vi, x o quy t, tàn ác đ ph m t i"?
Ng i ph m t i dùng th đo n tinh vi là tr ng h p ng i ph m t i th c hi n hành vi ph m t i bằềng th ườ ườ ườ
đo n rấất kín đáo, khó nh n biềất
Ng i ph m t i dùng th đo n x o quy t là tr ng h p ng i ph m t i có nh ng mánh khoé, cách th c ườ ườ ườ
thấm hi m ho c gian dôấi cao làm ng i b h i ho c ng i khác khó biềất tr c đ đềề phòng, dềỹ b mằấc l a. ườ ườ ướ
T o điềều ki n cho ng i ph m t i th c hi n hành vi ph m t i và chẽ giấấu t i ph m đ c dềỹ dàng ườ ượ
Ng i ph m t i dùng th đo n tàn ác là th đo n không còn tính ng i c a ng i ph m t i, nó có tính chấất ườ ườ ườ
man r , tàn b o, thấm đ c, tàn nhấỹn gấy ra nh ng đau kh n ng nềề vềề th xác cho n n nhấn ho c tinh thấền
cho ng i ng i thấn c a n n nhấn, gấy công phấỹn trong d lu n xã h i.ườ ườ ư
157. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Dùng th đo n, ph ng ti n có kh nằng gấy nguy h i cho nhiềều ng i ươ ườ
đ ph m t i"?
Ng i ph m t i dùng th đo n có kh nằng gấy nguy h i cho t 2 ng i tr lền là tr ng h p ng i ph m t iườ ườ ườ ườ
đã dùng cách khôn khéo, x o trá mà cách làm đó có kh nằng dềỹ dàng gấy nguy hi m đềấn tính m ng c a nhiềều
ng i.ườ
Ng i ph m t i dùng ph ng ti n có kh nằng gấy nguy h i cho t 2 ng i tr lền là tr ng h p khi th c ườ ươ ườ ườ
hi n t i ph m đã s d ng các công c , ph ng ti n rấất nguy hi m nh bom, mìn, l u đ n,.. ươ ư
158. Trình bày n i dung c a tình tiềất tằng n ng "Có hành đ ng x o quy t ho c hung hãn nhằềm trôấn tnh ho c chẽ giấấu
t i ph m"?
Ng i ph m t i có hành đ ng x o quy t nhằềm trôấn tránh ho c chẽ giấấu t i ph m là tr ng h p ng i ph m ườ ườ ườ
t i sau khi ph m t i đã s d ng nh ng th đo n thấm hi m, qu quy t, gian dôấi đ dềỹ làm cho ng i khác ườ
mằấc l a
Ng i ph m t i có hành đ ng hung hãn nhằềm trôấn tránh ho c chẽ giấấu t i ph m là tr ng h p ng i ph m ườ ườ ườ
t i có nh ng hành đ ng d t n, phá phách, đấm chém, giềất ng i nhằềm m c đích trôấn tránh, t u thoát ho c ư ơ ườ
chẽ giấấu, c n tr vi c điềều tra phát hi n t i ph m.
159. Phấn bi t tr ng h p ph m nhiềều t i v i ph m t i nhiềều lấền, tái ph m, tái ph m nguy hi m và ph m t i có tính ườ
chấất nghi p?
Đềều là tình tiềất đ nh khung tằng n ng m t sôấ t i ph m trong phấền t i ph m
Tiều chí Ph m nhiềều t i Ph m t i nhiềều lấền Tái ph m Tái ph m nguy hi m Ph m t i có tính
chấất chuyền
nghi p
Khái ni m Là vi c th c hi n
nhiềều hành vi
ph m tôi, môỹi
hành vi cấấu thành
1 t i ph m đ c
l p ho c ch th c
hi n duy nhấất m t
hành vi duy nhấất
và hành vi đó cấấu
thành t i ph m
khác nhau
Là vi c th c hi n
nhiềều hành vi ph m
t i, nh ng hành vi
đó đềều cấấu thành
cùng m t lo i t i
ph m và ch a có ư
hành vi nào b truy
c u TNHS đôềng th i
các hành vi đó đềều
ch a hềất th i hi u ư
truy c u TNHS
Là tr ng h p đã b ườ
kềất án, ch a đ c ư ượ
xoá án tích mà l i
th c hi n hành vu
ph m t i do côấ ý
ho c th c hi n hành
vi ph m t i vềề t i
ph m rấất nghi m
tr ng, t i ph m đ c
bi t nghiềm tr ng do
côấ ý
kềất án vềề t i ph m rấất
nghiềm tr ng, t i ph m
đ c bi t nghiềm tr ng do
côấ ý, ch a đ c xóa án ư ượ
tích mà l i th c hi n hành
vi ph m t i vềề t i ph m
rấất nghiềm tr ng, t i
ph m đ c bi t nghiềm
tr ng do côấ ý;
Đã tái ph m, ch a đ c ư ượ
xóa án tích mà l i th c
hi n hành vi ph m t i do
côấ ý.
Ph m t i có tính
chấất chuyền nghi p
đ c quy đ nh t i ượ
đi m b kho n 1
Điềều 52 B lu t
Hình s nằm 2015
s a đ i, b sung
nằm 2017 quy đ nh
vềề các tình tiềất tằng
n ng trách nhi m
hình s
Khách th b
xấm ph m
Xấm ph m vào
nhiềều khách th
khác nhau
Xấm ph m vào cùng
m t khách th
Xấm ph m không
cùng m t t i ph m
Xấm ph m không cùng
m t t i ph m
Xấm ph m cùng
m t t i ph m
Đ ng c , ơ
m c đích
Không bằất bu c Không bằất bu c Không bằất bu c Không bằất bu c Ng i ph m tườ
ph i lấấy các lấền
ph m t i làm nghềề
sinh sôấng và lấấy k
qu c a vi c ph m
t i làm nguôền sôấng
chính
Tấền suấất
ph m t i
T 02 lấền tr lền T 02 lấền tr lền 02 lấền Có th 02 lấền ho c 03 lấền T 05 lấền tr
Truy c u
TNHS
Tiềấn hành xẽm xét,
quyềất đ nh t i
danh và hình ph t
đôấi v i t ng hành
vi c th sau đó
t ng h p hình
ph t c a b n án
( Điềều 55, 56
BLHS)
Ch b truy c u TNHS
cùng 1 phiền xét
x
Đã b kềất án, ch a ư
đ c xoá án tích mà ượ
tiềấp t c th c hi n
hành vi ph m t i
Đã b kềất án vềề t i rấất
nghiềm tr ng, đ c bi t
nghiềm tr ng do côấ ý,
ch a đ c xoá án tích mà ư ượ
l i th c hi n hành vi
ph m t i vềề t i rấất
nghiềm tr ng, đ c bi t
nghiềm tr ng do côấ ý;
Ho c đã tái ph m, ch a ư
đ c xoá án tích mà l i ượ
th c hi n hành vi ph m
t i do côấ ý
Không phấn bi t đã
b truy c u TNHS
hay ch a b truy ư
c u TNHS nềấu ch a ư
hềất th i hi u truy
c u TNHS ho c
ch a đ c xoá án ư ượ
tích
160. Quyềất đ nh hình ph t trong tr ng h p ph m nhiềều t i đ c quy đ nh trong B lu t hình s nằm 2015, s a đ i, b ườ ượ
sung nằm 2017 nh thềấ nào?ư
Ph m nhiềều t i là vi c th c hi n nh ng hành vi ph m t i khác nhau đã đ c quy đ nh trong LHS mà nh ng ư
hành vi này ch a hềất th i hi u truy c u TNHS và cũng ch a b đ a ra xét x và kềất án lấền nào nay b tòa đ a ra ư ư ư ư
x cùng 1 lúc.
Tuỳ tr ng h p c th Toà án có th x ng i ph m t i vềề nhiềều t i ho c có th x vềề m t t i ch yềấu và coi ườ ườ
nh ng hành vi ph m t i khác ch là nh ng t nh tiềất tằng n ng
o Khi ng i ph m t i có nhiềều hành vi, môỹi hành vi cấấu thành 1 t i và nhằềm nh ng m c đích khác nhau, ườ
không có quan h h u c v i nhau thì cấền ph i x vềề nhiềều t i. ơ
o Tr ng h p m t ng i th c hi n nhiềều hành vi ph m t i quy đ nh trong cùng m t điềều lu t mà các ườ ườ
hành vi đó liền quan ch t chẽỹ lấỹn nhau (vi ph m t i này là điềều ki n hay h qu tấất yềấu c a t i kia) thì
b truy c u TNHS v i t i danh đấềy đ đôấi v i tấất c các hành vi đã đ c th c hi n thẽo điềều lu t đó và ượ
ch ch u 1 hình ph t.
o Nềấu trong nh ng hành vi ph m t i ph m t i đó có hành vi ít nghiềm tr ng thì có th ch x vềề m t t i
nghiềm tr ng và coi nh ng hành vi khác là tình tiềất tằng n ng
o Ng i ph m t i có nhiềều hành vi nguy hi m cho xã h i, môỹi hành vi tuy có cấấu thành m t t i ph m ườ
đ c l p khác nhau, nh ng có quan h v i nhau và cùng nhằềm m t m c đích ph m t i thì cấền x vềề ư
nhiềều t i nềấu hành vi ph m t i đó nghiềm tr ng ngang nhau.
o Tr ng h p ng i ph m t i ch có 1 hành vi, nh ng hành vi này l i cấấu thành nhiềều t i khác nhau thì ườ ườ ư
tùy thẽo t ng v án c th mà xét x vềề nhiềều t i ho c ch xét x vềề 1 t i. Nềấu các t i nghiềm tr ng
ngang nhau thì x nhiềều t i, còn có t i ít nghiềm tr ng h n h n so v i t i khác thì x t i n ng h n (ý là ơ ơ
nềấu ko ngang nhau thì x vềề 1 t i n ng h n). ơ
161. Quyềất đ nh hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t đ c áp d ng có nh ng đi m nào m i đ c quy ướ ượ ượ
đ nh trong B lu t hình s nằm 2015, s a đ i, b sung nằm 2017 so v i B lu t hình s nằm 1999?
điềều ki n đ c gi m ượ
1. Tòa án có th quyềất đ nh m t hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t đ c áp d ng nh ng ph i ướ ượ ư
trong khung hình ph t liềền kềề nh h n c a điềều lu t khi ng i ph m t i có ít nhấất hai tình tiềất gi m nh quy ơ ườ
đ nh t i kho n 1 Điềều 51 c a B lu t này.
2. Tòa án có th quyềất đ nh m t hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t đ c áp d ng nh ng ướ ượ ư
không bằất bu c ph i trong khung hình ph t liềền kềề nh h n c a điềều lu t đôấi v i ng i ph m t i lấền đấều là ơ ườ
ng i giúp s c trong v án đôềng ph m nh ng có vai trò không đáng k .ườ ư
3.[20] Trong tr ng h p có đ các điềều ki n quy đ nh t i kho n 1 ho c kho n 2 Điềều này nh ng điềều lu t ch ườ ư
có m t khung hình ph t ho c khung hình ph t đó là khung hình ph t nh nhấất, thì Tòa án có th quyềất đ nh
hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t ho c chuy n sang m t hình ph t khác thu c lo i nh h n. ướ ơ
Lý do c a vi c gi m nh ph i đ c ghi rõ trong b n án. ượ
so sánh này: Điềều 47 BLHS 1999 “Khi có ít nhấất hai tình tiềất gi m nh quy đ nh t i kho n 1 Điềều 46 c a B lu t
này, Toà án có th quyềất đ nh m t hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung hình ph t mà điềều lu t đã quy ướ
đ nh nh ng ư ph i trong khung hình ph t liềền kềề nh h n c a điềều lu t ơ ; trong tr ng h p điềều lu t ch có m t ườ
khung hình ph t ho c khung hình ph t đó là khung hình ph t nh nhấất c a điềều lu t, thì Toà án có th quyềất
đ nh m t hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung ho c chuy n sang m t hình ph t khác thu c lo i nh h n. ướ ơ
Lý do c a vi c gi m nh ph i đ c ghi rõ trong b n án.” → Vì v y không ít tr ng h p m c án v i b cáo là ượ ườ
ng i giúp s c có vai trò ít quan tr ng không nh h n là bao so v i b cáo ch m u, cấềm đấều, điềều này không ườ ơ ư
h p lý, ch a đúng v i quy đ nh t i điềều 45 BLHS hi n hành là khi quyềất đ nh hình ph t, toà cằn c vào quy đ nh ư
b lu t này cấn nhằấc tính chấất, m c đ nguy hi m cho xã h i c a hành vi ph m t i, nhấn thấn ng i ph m t i, ườ
các tình tiềất gi m nh và tằng n ng TNHS.
Điềều 54 BLHS 2015 đã b sung quy đ nh m i là toà có th quyềất đ nh hình ph t d i m c thấấp nhấất c a khung ướ
hình ph t đ c áp d ng nh ng không bằất bu c ph i trong khung hình ph t liềền kềề nh h n c a điềều lu t đôấi ượ ư ơ
v i ng i ph m t i lấền đấều là ng i giúp s c trong v án đôềng ph m nh ng không có vai trò đáng k . ườ ườ ư
162. Trình bày vấấn đềề t ng h p hình ph t trong tr ng h p có nhiềều b n án thẽo B lu t hình s nằm 2015, s a đ i, b ườ
sung nằm 2017?
Tr ng h p m t ng i đang ph i chấấp hành 1 b n án mà l i b xét x vềề t i đã ph m tr c khi có b n án này ườ ườ ướ
thì toà án quyềất đ nh hình ph t đôấi v i t i đang xét x sau đó quyềất đ nh hình ph t chung
o Hình ph t chung đ c t ng h p trền c s hình ph t m i và hình ph t c a b n án tr c và đ c ượ ơ ướ ượ
quyềất đ nh thẽo quy đ nh c a Điềều 55 BLHS
o Th i gian đã chấấp hành c a b n án tr c đ c tr vào th i h n chấấp hành hình ph t chung ướ ượ
Khi xét x m t ng i đang ph i chấấp hành m t b n án mà l i ph m t i m i thì toà án quyềất đ nh hình ph t ườ
đôấi v i t i m i sau đó t ng h p v i phấền hình ph t ch a chấấp hành c a b n án tr c rôềi quyềất đ nh hình ph t ư ướ
chung
163. Trình bày vấấn đềề quyềất đ nh hình ph t trong th CBPTPTCĐ thẽo BLHS 2015 s a đ i b sung 2017?
* CBPT
- Là giai đo n đấều c a qt ph m t i đó là giai đo n m t ng i tìm kiềấm , s a so n c ng c ph ng ti n ho c t o ra điềều ườ ươ
ki n khác đ th c hi n t i ph m …
- X lý ph m t i trong th hvi th c hi n t i x đã th a mãn cấấu thành t i ph m y thì sẽỹ ph i ch u tnhs cho t i cbpt x và t i y
đã thành
- Thẽo BLHS VN không ph i m i hvi cbpt mà ch có m t sôấ hành vi ph m t i NT ho c ĐBNT m i ph i ch u tnhs ( giềất
ng i , ph n b i t quôấc..). TNHS đ c áp d ng đôấi v i ng i có hành vi cbpt thẽo cùng m t điềều kho n và cùng t i danhườ ư ườ
mà ng i có hành vi cbpt th c hi n ườ
+ Đôấi v i tr ng h p cbpt hình ph t đ c quy đ nh trong các điềều lu t c th ( kho n 2 điềều 57) ườ ượ
* PTCĐ
- Là quá trình tiềấp thẽo c a giai đo n cbpt
- Đã bằất tay vào th c hi n các hành vi đ c mô t trong m t khách quan c a cấấu thành t i ph m ượ
- H u qu ch a x y ra ho c đã x y ra trền th c tềấ ch a phù h p v i h u qu đ c quy đ nh trong CTTP ư ư ượ
- Không th c hi n đềấn cùng do ý muôấn khách quan ngoài ý muôấn c a ch th
+ không quá 20 nằm v i hình ph t cao nhấất là chung thấn và t hình
+ không quá ¾ đôấi v i tù có th i h n
164.Trình bày vấấn đềề quyềất đ nh hình ph t trong tr ng h p đôềng ph m ph m thẽo BLHS 2015 s a đ i b sung 2017? ườ
Điềều 58: Khi quyềất đ nh hình ph t đôấi v i nh ng ng i đôềng ph m, Tòa án ph i xét đềấn tính chấất c a đôềng ph m, tính ườ
chấất và m c đ tham gia ph m t i c a t ng ng i đôềng ph m. ườ
Các tình tiềất gi m nh , tằng n ng ho c lo i tr trách nhi m hình s thu c ng i đôềng ph m nào, thì ch áp d ng đôấi v i ườ
ng i đó.ườ
Vấấn đềề đ c quyềất đ nh b i nguyền tằấc ượ
- Nguyền tằấc tnhs chung: tấất c đôềng ph m đềều ph i ch u tnhs chung vềề toàn b t i ph m đã th c hi n
- Nguyền tằấc đ c l p : môỹi ng i đôềng ph m ph i ch u trách nhi m hs đ c l p vềề hành vi cùng th c hi n ườ
t i ph m
- Nguyền tằấc cá nhấn hóa: trong m t v đôềng ph m nh ng ng i tham gia tuy cùng t i nh ng tính chấất và ườ ư
m c đ tham gia c a m i ng i là khác nhau ườ
165. Khái ni m b n chấất đk c a ng i b kềất án không ph i chấấp hành b n án đã tuyền đôấi v i h ? t i sao lhs l i quy đ nh ườ
không áp d ng th i hi u đôấi v i các t i ph m an ninh quôấc gia và các t i phá ho i hòa bình chôấng l i loài ng i và t i ườ
ph m chiềấn tranh
- Th i hi u thi hành b n án hình s là th i h n do b lu t hình s quy đ nh mà khi hềất th i h n đó ng i b kềất án không ườ
ph i chấấp hành b n án đã tuyền
- B n chấất
+ Vềề nguyền tằấc các b n án đã có hi u l c sẽỹ đ c thi hành m t cách nghiềm ch nh tuy nhiền trong m t sôấ tr ng h p do ượ ườ
thiềấu sót c a c quan thi hành án nền m t sôấ b n án quyềất đ nh đã có hi u l c pháp lu t c a tòa án b b quền ho c thấất ơ
l c không đ c thi hành ượ
+Nềấu trong th i gian dài mà ng i b kềất án đã làm ằn l ng thi n không trôấn tránh pháp lu t không ph m t i m i thì đôấi ườ ươ
v i nh ng ng i này không nhấất thiềất ph i bu c h thi hành b n án n a ườ
+Quyềất đ nh này th hi n rõ tính nhấn đ o c a lhs VN đôấi v i nh ng ng i b kềất án ườ
Điềều ki n
Điềều ki n 1 Tính t ngày b n án có hi u l c pháp lu t (ngày Tuyền b n án s th m đôềng th i trung th c ngày hềất h n ơ
kháng cáo kháng ngh Nềấu b n án s th m không có kháng cáo kháng ngh ngày tuyền b n án phúc th m) đã qua nh ng ơ
th i h n sau đấy
+5 nằm đôấi v i b n án c a m c ph t đềấn 3 nằm tù
+10 nằm đôấi v i b n án có m c ph t đềấn 15 nằm tù
+ 15 nằm đôấi v i b n án có m c ph t đềấn 30 nằm tù
+ 20 nằm đôấi v i b n án có m c ph t tù chung thấn ho c tù t hình
Điềều ki n 2 trong th i h n nói trền ng i b kềất án không đ c ph m t i m i nềấu b x ph t tù vềề t i ph m m i trong ườ ượ
th i h n trền thì th i gian đã qua không đ c tính vào th i h n và th i hi u thu c tính k t ngày ph m t i m i ượ
Điềều ki n 3 trong các th i h n nói trền Ng i b kềất án không côấ tình trôấn tránh vi c thi hành án và không có l truy nãườ
*Lu t hình s không áp d ng th i hi u thi hành b n án đôấi v i các t i xấm ph m an ninh quôấc gia các t i phá ho i hòa
bình chôấng l i ng i và t i ph m chiềấn tranh do đấy là nh ng t i ph m nguy hi m có m c nh h ng rấất xấấu t i nhấn ườ ưở
dấn nền cấền thiềất ph i có nh ng bi n pháp c ng rằấn đ tr ng ph t ngay l p t c tránh tái diềỹn và rằn đẽ nh ng k có ấm
m u t ng t không nền có nh ng hình th c gi m nh hay đa b i v i nh ng k khác nói trền vì đấy là nh ng t i ph m ư ươ
xấm h i đềấn quyềền c b n con ng i xấm ph m đềấn hòa bình c a dấn t c ơ ườ
166. khái ni m b n chấất ý nghĩa c a bi n pháp mi n chấấp hành hình ph t thẽo BLHS 2015 s a đ i 2017 phấn bi t miềỹn
trách nhi m hình s v i miềỹn hình ph t?
- Miềỹn chấấp hành hình ph t là không bu c ng i b kềất án chấấp hành toàn b ho c m t phấền hình ph t mà ư
toà án đã tuyền đôấi v i h
- B n chấất ng i b kềất án đ c miềỹn chấấp hành hình ph t khi đ c miềỹn chấấp hành hình ph t khi đ c ườ ượ ượ ượ
đ i xá ho c đ c xá
- Ý nghĩa miềỹn chấấp hành hình ph t là chềấ đ nh nhấn đ o c a lhs VN. Th c hi n nh ng quy đ nh này nhằềm
tiềất ki m vi c áp d ng chềấ tài c a lu t hình s nh ng vấỹn đ m b o đ c yều cấều giáo d c ng i ph m ư ượ ườ
t i tr thành công dấn có ích cho xã h i
Miềỹn trách nhi m hình s Miềỹn hình ph t
Xóa b h u qu pháp lý c a vi c th c hi n hvi
nguy hi m cho xã h i b lu t hs cấấm đôấi v i ng i ườ
b coi là có lôỹi trong vi c th c hi n hành vi đó
Không bu c ng i ph m t i ph i ch u hình ph t ườ
vềề t i ph m ng i đó đã th c hi n ườ
M c đ khoan hôềng cao h n, không truy c u tnhs ơ
n a
Vấỹn b truy c u tnhs
Ng i đ c miềỹn tnhs đ ng nhiền đ c miềỹn ườ ượ ươ ượ
hình ph t
Ng i đ c miềỹn hình ph t ch a đềấn m c đ c ườ ượ ư ư
miềỹn tnhs
Các điềều ki n miềỹn tnhs khằấc khẽ h n miềỹn hình ơ
ph t
Hành vi ph m t i và nhấn thấn ng i đ c miềỹn ườ ượ
hình ph t nguy hi m
Ngoài tòa án, các c quan t pháp hình s ơ ư
th m quyềền ( cq điềều tra v i s phề chu n c a
vi n ki m sát) cũng áp d ng
Ch tòa án áp d ng
167. khái ni m b n chấất và ý nghĩa c a bi n pháp bi n pháp miềỹn chấấp hành hình ph t “ đ c xá”
168. khái ni m b n chấất và ý nghĩa c a bi n pháp miềỹn trách nhi m hình s miềỹn chấấp hành hình ph t “ đ i xá”/
Tiều
chí
Đ c xá Đ i xá
Khái
ni m
Đ c xá là s khoan hôềng đ c bi t c a Nhà n c do Ch t ch ướ
n c quyềất đ nh tha tù tr c th i h n cho ng i b kềất án ướ ướ ườ
ph t tù có th i h n, tù chung thấn nhấn s ki n tr ng đ i,
ngày lềỹ l n c a đấất n c ho c trong tr ng h p đ c bi t. ướ ườ
Đ i xá là s khoan hôềng c a Nhà n c nhằềm ướ
tha t i hoàn toàn cho m t sôấ lo i t i ph m
nhấất đ nh v i hàng lo t ng i ph m t i nhấn ườ
s ki n quan tr ng trong đ i sôấng chính tr c a
đấất n c.ướ
B n
chấất
B n chấất c a đ c xá là Miềỹn toàn b ho c m t phấền hình
ph t ho c gi m nh hình ph t, k c miềỹn trách nhi m hình
s ho c xóa án đôấi v i m t ho c m t sôấ ng i nhấất đ nh ườ
ho c m t sôấ đông ng i đang chấấp hành hình ph t, trong ư
tr ng h p h l p đ c công l n ho c đã quá già yềấu ho c ườ ư
mằấc b nh hi m nghèo, th ng đ c áp d ng Nhấn s ki n ườ ượ
tr ng đ i, ngày lềỹ l n c a đấất n c và Trong tr ng h p đ c ướ ườ
bi t đ đáp ng yều cấều đôấi n i, đôấi ngo i c a Nhà n c ướ
B n chấất c a Đ i xá là Tha, miềỹn hình ph t
ho c gi m nh hình ph t cho m t sôấ lo i t i
ph m ho c m t lo t ng i ph m t i đã hoằc ườ
ch a b truy tôấ, xét x , thi hành ánư
Th m Ch t ch n c ư Quôấc h i
quyềền
Đốấi
t ngượ
áp
d ng
ng i ph m t i đang trong giai đo n thi hành án ph t tù (tù ườ
có th i h n, tù chung thấn).
ng i ph m t i trong bấất kỳ giai đo n nào, t ườ
truy tôấ, xét x đềấn thi hành án.
H u
qu
Ng i đ c đ c xá sẽỹ đ c miềỹn chấấp hành phấền hình ph t ườ ượ ượ
còn l i nh ng không đ c xóa án tích ngay và vấỹn có tiềền án ư ượ
trong lí l ch t pháp. ư
Ng i đ c đ i xá sẽỹ là ng i không có t i và ườ ượ ườ
cũng sẽỹ không có án tích trong lý l ch t pháp ư
c a mình
169. phấn tích nh ng điềều ki n b lu t hình s nằm 2015 s a đ i b sung nằm 2017 quy đ nh đ ng i b kềất án c i t o ườ
không giam gi ho c b ph t tù có th i h n đềấn 3 nằm ch a chấấp hành hình ph t đ c miềỹn chấấp hành hình ph t? ư ượ
- Tòa án có th , Thẽo đềề ngh c a Vi n Tr ng Vi n Ki m Sát quyềất đ nh miềỹn chấấp hành hình ph t đôấi v i ng i b ưở ườ
kềất án ph t c i t o không giam gi , tù có th i h n đềấn 3 nằm nh ng ch a chấấp hành hình ph t nềấu th a mãn nh ng điềều ư ư
ki n sau:
+ Sau khi b kềất án l p đ c công đ c hi u là tr ng h p ng i b kềất án có thành tích xuấất sằấc trong cu c sôấng ượ ượ ườ ườ
trong trong s n xuấất h c t p công tác đ c c quan có th m quyềền khẽn th ng ho c ch ng nh n ượ ơ ưở
+ Ng i mằấc b nh hi m nghèo là nh ng ng i mằấc b nh nguy hi m đềấn tính m ng khó có th ch a tr ườ ườ
+ Ng i b kềất án chấấp hành tôất pháp lu t có hoàn c nh gia đình đ c bi t khó khằn và xét thấấy ng i đó không còn ườ ườ
nguy hi m n a
170. phấn tích nh ng điềều ki n BLHS nằm 2015 s a đ i b sung 2017 quy đ nh đ ng i b kềất án ph t tù có th i h n ườ
trền 3 nằm ch a chấấp hành hình ph t miềỹn chấấp hành hình ph t?ư
- Đ đ c miềỹn toàn b hình ph t trong tr ng h p này thì cấền đáp ng m t trong hai điềều ki n sau; ư ườ
+ Ng i b kềất án đã l p công l n và không còn nguy hi m cho xã h i n a t c là ng i ph m t i đã có hành đ ng giúp c ườ ườ ơ
quan nhà n c có th m quyềền phát hi n truy bằất điềều tra t i ph m c u đ c tài s n c a nhà n c, t p th , sáng chềấ ướ ượ ướ
ho c c i tiềấn kyỹ thu t có giá tr ho c thành tích xuấất sằấc đ c c quan có th m quyềền xác nh n ượ ơ
+ Ng i b kềất án mằấc b nh hi m nghèo và không còn nguy hi m cho xã h i n a ườ
171. phấn tích nh ng điềều ki n BLHS nằm 2015 s a đ i b sung 2017 quy đ nh đ ng i b kềất án ph t tù có th i h n trền ườ
3 nằm đã đ c t m đình ch chấấp hành hình ph t , đ c miềỹn chấấp hành hình ph t?ượ ượ
+ Ng i b kềất án trong th i gian đình ch đã l p đ c công và không còn nguy hi m hi m cho xã h i n a . Đã l p đ c ườ ượ ượ
công nh có hành đ ng giúp c quan nhà n c phát hi n truy bằất và x lí t i ph m , c u đ c m ng ng i trong tình thềấư ơ ướ ượ ườ
hi m nghèo
+ Chấấp hành tôất pháp lu t gia đình khó khằn và xét thấấy không còn nguy hi m cho xã h i n a
(Ng i b kềất án ph t tù đềấn 3 nằm vềề bấất c t i nào đã chấấp hành đ c m t phấền hình ph t và đ c t m đình ch chấấp ườ ượ ượ
hành hình ph t có th đ c t m đình ch chấấp hành hình ph t tù m t ho c nhiềều lấền ) ượ
172. Trình bày nh ng điềều ki n đ ng i b kềất án ph t tiềền đ c miềỹn chấấp hành phấền tiềền ph t còn l i ? ườ ượ
+ Đã tích c c chấấp hành đ c m t phấền hình ph t nh ng b lấm vào hoàn c nh kinh tềấ khó khằn kéo dài , thiền tai h a ượ ư
ho n tai n n ho c ôấm đau không th chấấp hành đ c hình ph t còn l i ượ
+ Ho c đã l p đ c công l n và đã chấấp hành đ c m t phấền hình ph t đó là tr ng h p ng i b kềất án đã có hành ượ ượ ườ ườ
đ ng giúp cho c quan nhà n c có th m quyềền phát hi n truy bằất điềều tra t i ph m ơ ướ
173. Trình bày điềều ki n đ ng i b ph t cấấm c trú qu n chềấ đ c miềỹn chấấp hành hình ph t còn l i? ườ ư ượ
+ Đã chấấp hành đ c ½ th i h n hình ph t và đã c i t o tôất đ c ch ng minh bằềng vi c chấấp hành nghiềm ch nh pháp ượ ượ
lu t th c hành hôấi c i tích c c lao đ ng h c t p
- Tr ng h p ch a chấấp hành hình ph t thì đ c miềỹn chấấp hành toàn b c hình ph t chính và hình ph t ườ ư ượ
b sung. Nềấu đã chấấp hành xong hình ph t chính nh ng ch a xong hình ph t b sung thì tòa án ra quyềất ư ư
đ nh miềỹn chấấp hành hình ph t b sung
174. Khái ni m ý nghĩa và điềều ki n gi m m c hình ph t đã tuyền thẽo b lu t hình s nằm 2015 s a đ i b sung 2017?
Nều nh ng quy đ nh m i t i b lu t hình s nằm 2015, s a đ i b sung 2017 vềề gi m m c hình ph t đã tuyền so v i
BLHS nằm 1999?
* Khái ni m
- gi m m c hình ph t đã tuyền đ c hi u là tr ng h p ng i b kềất án đang chấấp hành hình ph t đ c tòa án quyềất ượ ườ ườ ượ
đ nh cho h đ c chấấp hành hình ph t v i m c ít h n m c ph t c a b n án đã tuyền . ượ ơ
* ý nghĩa
- gi m m c hình ph t đã tuyền là chềấ đ nh nhấn đ o trong lhs VN th c hi n nh ng quy đ nh này nhằềm tiềất ki m vi c áp
d ng chềấ tài c a lhs nh ng vấỹn đ m b o đ c yều cấều giáo d c ng i ph m t i tr thành công dấn có ích . T o điềều ki n ư ượ ườ
cho các đôấi t ng đ c bi t có c h i hoàn thành b n án nhanh h n gi m thi u nh ng hình ph t cao và t o c h i cho hượ ơ ơ ơ
quay tr l i v i xã h i
* điềều ki n
- Th nhấất: xét gi m hình ph t c i t o không giam gi ho c tù có th i h n
+ Ng i b ph t c i t o không giam gi , ph t tù có th i h n đ c xẽm xét gi m lấền đấều nềấu đã chấấp hành đ c 1/3 th i ườ ượ ượ
h n đã tuyền, đ m b o chấấp hành đ c m t phấền hai m c hình ph t đã tuyền ượ
+ Đã bôềi th ng nghĩa v dấn s c toàn b ho c m t phấền)ườ ượ
- Th hai: xét gi m hình ph t tù chung thấn (đã chấấp hành đ c 12 nằm, có nh tiềấn b , đã bôềi th ng nghĩa ượ ườ
v dấn s )
+ Chung thấn gi m lấền 1 xuôấng 30 nằm gi m nhiềều lấền cũng ph i đ m b o chấấp hành 20 nằm
+ Tr ng h p ph m nhiềều t i có hình ph t là tù chung thấn thì sau khi chấấp hành đ c 15 nằm tù và dù đ c gi m nhiềều ườ ượ ượ
lấền nh ng vấỹn ph i đ m b o th i gian th c tềấ chấấp hành là 25 nằm ư
- Th 3: tr ng h p đã gi m mà ph m t i m i ườ
+ Là t i ph m ít nghiềm tr ng do côấ ý thì ch xét x khi chấấp hành đ c ½ hình ph t chung. ượ
+ Đôấi v i ng i đã đ c gi m m t phấền hai hình ph t mà l i th c hi n hành vi ph m t i m i nghiềm tr ng rấất nghiềm ườ ượ
tr ng đb nghiềm tr ng thì tòa ch xét gi m lấền đấều sau khi ng i đó đã chấấp hành đ c 2/3 m c hình ph t chung. Tr ng ườ ượ ườ
h p hình ph t chung là tù chung thấn thì vi c xét gi m án th c hi n thẽo quy đ nh v i tr ng h p b kềất án vềề nhiềều t i ườ
trong đó có t i b kềất án ph t tù chung thấn đã nều trền
- Th 4: tr ng h p hình ph t t hình đ c ấn gi m xuôấng chung thấn ườ ượ
+ Xét gi m lấền 1 khi chấấp hành đ c 25 nằm ượ
+ gi m nhiềều lấền nh ng đ m b o chấấp hành 30 nằm ư
* So sánh
- S a đ i quy đ nh sau
+ ng i b kềất án c i t o không giam gi ph t tù có th i h n ho c ph t tù chung thấn nềấu đã chấấp hành hình ph t đ c ườ ượ
m t th i gian nhấất đ nh có nhiềều tiềấn b và đã bôềi th ng đ c m t phấền nghĩa v dấn s thì thẽo đềề ngh c a C quan ườ ượ ơ
thi hành án hình s có th m quyềền Tòa án có th ra quyềất đ nh gi m th i h n chấấp hành hình ph t
+Th i gian đã chấấp hành hình ph t đ đ c xẽm xét lấền đấều là 1/3 th i h n đôấi v i hình ph t c i t o không tham d hình ượ
ph t tù có th i h n 12 nằm đôấi v i tù chung thấn
- B sung quy đ nh:
Đôấi v i tr ng h p ng i b kềất án vềề nhiềều t i trong đó có tôất b kềất án ph t tù chung thấn: tr ng h p ng i b kềất án ườ ườ ườ ườ
vềề nhiềều t i trong đó có m t t i b kềất án ph t tù chung thấn thì tòa án sẽỹ ra quyềất đ nh gi m lấền đấều xuôấng 30 nằm tù sau
khi đã chấấp hành đ c 15 nằm tù và dù đ c gi m nhiềều lấền nh ng vấỹn ph i đ m b o th i gian th c tềấ chấấp hành là 25 ượ ượ ư
nằm
- B sung quy đ nh đôấi v i ng i đã đ c gi m m t lấền hình ph t nh ng l i ph m t i m i ít nghiềm tr ng: ư ượ ư
Đôấi v i ng i đã đ c gi m m t phấền hình ph t mà l i th c hi n hành vi ph m có ý nghiềm tr ng do côấ ý thì tòa án sẽỹ ườ ượ
xét x gi m lấền đấều sau khi ng i đó chấấp hành đ c 1/2 m c hình chung ườ ư
- Quay l i quy đ nh l i vi c áp d ng gi m m t phấền hình ph t mà ph m t i m i nghiềm tr ng rấất nghiềm
tr ng đ c bi t nghiềm tr ng
Đôấi v i ng i đã đ c gi m m t phấền hình ph t mà l i th c hi n hành vi ph m t i m i nghiềm tr ng rấất nghiềm tr ng ườ ượ
đ c bi t nghiềm tr ng thì Tòa án ch xét gi m lấền đấều sau khi ng i đó đã chấấp hành đ c 2/3 m c ph t chung ho c ườ ượ
tr ng h p hình ph t chung là tù chung thấn thì vi c xét gi m án th c hi n thẽo quy đ nh đôấi v i tr ng h p ng i b ườ ư ườ
kềất án vềề nhiềều t i trong đó có t i b kềất án ph t tù chung thấn đã nều trền
- B sung quy đ nh gi m m c hình ph t đôấi v i ng i b kềất án t hình ườ
Đôấi v i ng i b kềất án t hình đ c phấn gi i ho c ng i b kềất án t hình thu c tr ng h p sau thì th i gian đã chấấp ườ ượ ườ ườ
hành hình ph t đ c xẽm xét lấền đấều là 25 nằm và dù đ c gi m nhiềều lấền trong nh ng vấỹn ph i đ m b o trền th c tềấ ượ ượ ư
chấấp hành hình ph t là 30 nằm
175. khái ni m b n chấất và điềều ki n c a án trẽo thẽo BLHS nằm 2015 s a đ i b sung nằm 2017? Nều nh ng quy đ nh
m i t i blhs 2015 s a đ i b sung 2017 vềề án trẽo so v i b lu t hình s 1999?
* Khái ni m
- Án trẽo là bi n pháp miềỹn chấấp hành hình ph t tù có điềều ki n v i th i gian th thách là t m t đềấn 5
nằm
- Không ph i là m t hình ph t
*B n chấất
- Tòa án cằn c vào nhấn thấn ng i ph m t i và nh ng tình tiềất gi m nh sẽỹ miềỹn cho ng i b kềất án không ph i chấấp ườ ườ
hành hình ph t tù nềấu trong th i gian th thách không ph m t i m i
- Là m t bi n pháp giáo d c, án trẽo khuyềấn khích ng i b kềất án lao đ ng c i t o v i s giúp đ tích c c c a xã h i ườ
- Chềấ đ nh này đã không bu c ng i b kềất án cách li kh i xã h i, h vấỹn đ c làm ằn sinh sôấng và ch ng t s hôấi c i ườ ượ
hoàn l ng c a mình ngay trong môi tr ng xã h i bình th ng d i s giám sát giáo d c c a c quan nhà n c thẽo ươ ườ ườ ướ ơ ướ
quy đ nh c a pháp lu t
- Nh ng đôềng th i cũng c nh cáo ng i đ c h ng án trẽo nềấu ph m t i m i trong th i gian th thách sẽỹ ph i bu c ư ườ ượ ưở
chấấp hành hình ph t tù đã tuyền. Nềấu h c i t o tôất không ph m t i m i trong th i gian th thách c a án trẽo án ph t tù
đôấi v i h sẽỹ biềấn mấất
* Nh ng điềều ki n đ đ c h ng án trẽo ượ ưở
- Kềất án tù không quá 3 nằm
- Nhấn thấn tôất
- N i c trú làm vi c rõ ràng ơ ư
- Không nhấất thiềất ph i cách li kh i xã h i ( xẽm xét môi tr ng h quay l i đ hoàn l ng tòa nh n thấấy ng i ườ ươ ườ
này hoàn l ng đ c )ươ ượ
*Đi m m i c a BLHS 2015
- Ngoài vi c đ c h ng án trẽo ng i ph m t i còn ph i th c hi n các nghĩa v trong th i gian th thách thẽo ượ ưở ườ
quy đ nh c a lu t thi hành án hình s
- Bao hàm hềất hình ph t b sung thay vì k tền nh quy đ nh tr c đấy ư ướ
- B sung quy đ nh trong tr ng h p trong th i gian th thách ng i đ c h ng án trẽo có ý vi ph m nghĩa v ườ ườ ượ ưở
thẽo quy đinh c a lu t thi hành án hình s 2 lấền tr lền thì tòa án có th quyềất đ nh bu c ng i đó ph i chấấp ườ
hành hình ph t tù c a b n án đã cho h ng án trẽo ưở
176.Khái ni m ý nghĩa và điềều ki n c a bi n pháp tha tù tr c th i h n có điềều ki n thẽo BLHS 2015 s a đ i b sung ướ
2017? phấn bi t tha tù tr c th i h n v i đ c xá? ướ
* Khái ni m
- Ng i đang chấấp hành hình ph t tù vềề t i ph m NT, RNT, ĐBNT mà đ c gi m th i h n chấấp hành án ph t tù ườ ượ
ho c ng i đang chấấp hành án ph t tù vềề t i INT có th đ c tha tù tr c th i h n khi có đ điềều ki n t i các ườ ượ ướ
kho n a, b, c, d, ẽ điềều 66 blhs 2015
*ý nghĩa
- Là điềều lu t có tính nhấn đ o cao t o điềều ki n giúp ng i ph m t i đ c c i t o trong môi tr ng bình ườ ượ ườ
th ng h n chềấ nh ng tác đ ng tiều c c khi b giam gi t o thu n l i cho vi c ph c hôềi tái hòa nh p c ng ườ
đôềng dềỹ dàng h n. M t khác v i các điềều ki n th thách ch t chẽỹ đ t ra v i ng i đ c tha tù tr c th i h n ơ ườ ượ ướ
sẽỹ có tác đ ng giáo d c h sôấng có trách nhi m k lu t tằng quyềất tấm s a ch a sai lấềm khằấc ph c h u qu
*điềều ki n
- Ph m t i lấền đấều
- Có nhiềều tiềấn b ý th c c i t o tôất
- Có n i c trú rõ ràng ơ ư
- Đã chấấp hành xong hình ph t b sung là hình ph t tiềền, nghĩa v bôềi th ng thi t h i và án phí ườ
- Đã chấấp hành ít nhấất là ½ m c ph t tù có th i h n ho c ít nhấất là 15 nằm đôấi v i hình ph t tù chung thấn
nh ng đã đ c gi m xuôấng tù có th i h n ư ượ
Tr ng h p ng i ph m t i có công v i cách m ng, thấn nhấn c a ng i có công v i cách m ng ng i đ 70 tu i tr lềnườ ườ ườ ườ
ng i khuyềất t t n ng ho c khuyềất t t đ c bi t n ng, ph n đang nuôi con d i 36 tháng tu i thì ph i chấấp hành ít ườ ướ
nhấất 1/3 án ph t tù ho c ít nhấất 12 nằm đôấi v i tù chung thấn nh ng đ c gi m xuôấng tù có th i h n ư ượ
*phấn bi t tha tù tr c th i h n v i đ c xá: vềề c b n điềều ki n đ đ c h ng đ c xá và tha tù tr c th i h n có điềều ướ ơ ư ưở ư
ki n là giôấng nhau nh ng đ c xá ch đ c th c hi n nhấn s ki n tr ng đ i c a đấất n c ho c tr ng h p đ c bi t. Còn ư ượ ướ ườ
tha tù tr c th i h n có điềều ki n áp d ng đôấi v i m i t i ph m đang chấấp hành ph t tù đáp ng đ các điềều ki n t i ướ
điềều 66 blhs 2015
177. Nều nh ng tr ng h p lu t hình s quy đ nh không áp d ng bi n pháp tha tù tr c th i h n có điềều ki n? t i sao? ườ ướ
Tr ng h p không áp d ng tha tù tr c th i h n thẽo kho n 2 Điềều 66ườ ướ B lu t Hình s 2015 (s a đ i 2017) nh sau: ư
Ng i b kềất án vềề m t trong các t i quy đ nh t i Ch ng XIII, Ch ng XXVI, Điềều 299ườ ươ ươ B lu t Hình s 2015:
Các t i xấm ph m an ninh quôấc gia;
Các t i phá ho i hòa bình, chôấng loài ng i và t i ph m chiềấn tranh; ườ
T i kh ng bôấ.
Ng i b kềất án 10 nằm tù tr lền vềề m t trong các t i quy đ nh t i Ch ng XIVườ ươ B lu t Hình s 2015 vềề các t i xấm ph m
tính m ng, s c kh ẽ, nhấn ph m, danh d c a con ng i này do côấ ý; ườ
Ho c ng i b kềất án 07 nằm tù tr lền đôấi v i m t trong các t i quy đ nh t i các Điềều 168, 169, 248, 251 và 252 ườ B lu t
Hình s 2015 nh sau:ư
T i c p tài s n. ướ
T i bằất cóc nhằềm chiềấm đo t tài s n.
T i s n xuấất trái phép chấất ma túy.
T i mua bán trái phép chấất ma túy.
T i chiềấm đo t chấất ma túy.
- Ng i b kềất án t hình đ c ấn gi m ho c thu c tr ng h p quy đ nh t i kho n 3 Điềều 40ườ ượ ườ B lu t Hình s 2015 nh ư
sau:
Ph n có thai ho c ph n đang nuôi con d i 36 tháng tu i; ướ
Ng i đ 75 tu i tr lền;ườ
Ng i b kềất án t hình vềề t i tham ô tài s n, t i nh n hôấi l mà sau khi b kềất án đã ch đ ng n p l i ít nhấất ườ
ba phấền t tài s n tham ô, nh n hôấi l và h p tác tích c c v i c quan ch c nằng trong vi c phát hi n, điềều tra,ư ơ
x lý t i ph m ho c l p công l n.
178. Khái ni m ý nghĩa và điềều ki n c a bi n pháp tha tù tr c th i h n có điềều ki n áp d ng đôấi v i ng i d i 18 tu i? ướ ườ ướ
* Khái ni m
- Tha tù tr c th i h n có điềều ki n là chềấ đ nh m i đ c quy đ nh áp d ng không ch áp d ng đôấi v i ướ ượ
ng i đã thành niền mà còn đôấi v i c ng i d i 18 tu i b kềất án là hình ph t tù . Đấy là m t ngiair ườ ườ ướ
pháp cho phép s m đ a ng i ph m t i b x ph t tù quay tr vềề c ng đôềng đ th c hi n s a ch a ư ườ
lôỹi lấềm v i s giúp đ và giám sát c a c quan đoàn th xh. ơ
*Tha tù tr c th i h n nềấu có đ các điềều ki n sau:ướ
- Ph m t i lấền đấều
- Có nhiềều tiềấn b ý th c c i t o tôất
- Chấấp hành đ c 1/3 th i h n ph t tù ượ
- Có n i c trú rõ ràng : giúp thu n l i cho vi c qu n lý giám sát ng i b kềất án trong quá trình chấấp ơ ư ườ
hành th i gian th thách
179. Phấn bi t bi n pháp hoãn chấấp hành hình ph t v i bi n pháp t m đình ch chấấp hành hình ph t tù thẽo b lu t hình
s 2015 s a đ i b sung 2017?
*Hoãn chấấp hành hình ph t tù kho n 1 điềều 67 blhs 2015
- Ng i b x ph t tù có th đ c hoãn chấấp hành hình ph t trong tr ng h p sau đấy:ườ ượ ườ
+ B b nh n ng thì đ c hoãn đềấn khi s c kh ẽ hôềi ph c ượ
+ Ph n có thai ho c đang nuôi con d i 36 tháng tu i thì đ c hoãn đềấn khi con 36 tháng tu i ướ ượ
+là ng i lao đ ng duy nhấất trong gia đình nềấu ph i chấấp hành hình ph t tù thì gia đình sẽỹ g p khó khằn đ c bi t thì đ cườ ượ
hoãn đềấn 1 nằm tr tr ng h p ng i đó b kềất án vềề các t i xấm ph m an ninh quôấc gia ho c các t i khác là t i đ c bi t ườ ườ
nghiềm tr ng rấất nghiềm tr ng
+ B kềất án vềề t i ph m ít nghiềm tr ng do nhu cấều công v thì đ c hoãn đềấn 1 nằm ượ
*T m đình ch chấấp hành hình ph t tù kho n 1 điềều 68 blhs 2015
- Ng i đang chấấp hành hình ph t tù mà thu c m t trong các tr ng h p quy đ nh t i kho n 1 điềều 67 c a b ườ ườ
lu t này thì có th đ c t m đình ch chấấp hành hình ph t ượ
*Đi m khác nhau c b n c a hoãn chấấp hành hình ph t tù và t m đình ch chấấp hành hình ph t tù là th i đi m áp d ng ơ
các bi n pháp này. Hoãn chấấp hành hình ph t tù áp d ng tr c khi ng i ph m t i thi hành hình ph t tù còn t m đình ch ướ ườ
hình ph t tù trong tr ng h p ng i ph m t i đang thi hành hình ph t tù nh ng vì lí do trền mà xin đ c t m ng ng thi ư ườ ư ượ
hành án trong m t th i h n nhấất đ nh.
180. Khái ni m b n chấất và ý nghĩa c a chềấ đ nh xóa án tích thẽo b lu t hình s nằm 2015 s a đ i b sung nằm 2017?
*Khái ni m
- Xóa án tích là vi c h y b h u qu pháp lý c a b n án kềất t i c a tòa án đôấi v i ng i ho c PNTM ph m t i ườ
khi th a mãn đấềy đ các điềều ki n blhs quy đ nh. Ng i ho cPNTM b kềất án đ c xóa án tích coi nh ch a b ườ ượ ư ư
kềất án và án tích đ c xóa không đ c ghi vào lý l ch t pháp c a h ượ ượ ư
*ý nghĩa: th hi n tính nhấn đ o c a chính sách Hình s n c ta khuyềấn khích nh ng ng i b kềất án chấấp hành nghiềm ướ ườ
ch nh b n án và c i t o tôất đ tr thành công dấn có ích cho xã
*B n chấất: Nguyền tằấc phaps lý c b n nhấất c a chềấ đ nh xóa án tích là ng i đ c xóa án tích “cou nh ch a b kềấ án”. ơ ườ ượ ư ư
Điềều đó có nghĩa là t th i đi m đ c xóa án tích, h tr thành ng i hoàn toàn bình th ng vềề m t t pháp và không ai ượ ườ ườ ư
có th cằn c vào s ki n h đã b kềất án tr c đấy đ h n chềấ quyềền l i c a h . Sau khi đã đ c xóa án tích, các giấấy t ướ ượ
liền quan đềấn cằn c c, lý l ch c a h đềều đ c ghi là “không có án tích” và nềấu ng i đó l i ph m t i m i thì cũng coi ướ ượ ườ
nh ph m t i lấền đấều. ư
*Đi m m i:
- Bãi b quy d nh cấấp Giấấy ch ng nh n khi Tòa án xóa án tích
- B sung quy đ nh sau “Ng i b kềất án do lôỹi vô ý vềề t i ph m ít nghiềm tr ng, t i ph m nghiềm tr ng và ng i đ c ườ ườ ượ
miềỹn hình ph t không b coi là có án tích”
181. Trình bày nh ng quy đ nh vềề đ ng nhiền đ c xóa án tích thẽo B lu t hình s 2015, s a đ i, b sung nằm 2017? ươ ượ
Nều nh ng quy đ nh m i t i BLHS 2015, s a đ i, b sung nằm 2017 vềề đ ng nhiền đ c xóa án tích so v i BLHS nằm ươ ượ
1999?
- Đ ng nhiền đ c xóa án tích là tr ng h p đ c coi là ch a b kềất án mà không cấền có s xẽm xét và quyềất đ nh c a ươ ượ ườ ượ ư
Tòa án khi th a mãn các cằn c và điềều ki n c th thẽo BLHS quy đ nh. Các c quan qu n lý c s d li u lý l ch t pháp ơ ơ ư
có trách nhi m c p nh t thông tin vềề tình hình án tích c a ng i b kềất án và khi có yều cấều thì cấấp phiềấu lý l ch t ph m ườ ư
xác nh n không có án tích, nềấu có đ điềều ki n thẽo BLHS quy đ nh.
- Đk đ ng nhiền đ c xóa án tích ươ ượ
+ Ng i b kềất án vềề t i không thu c vềề ch ng XIII, XXVI ườ ươ
+ Chấấp hành xong hình ph t chính ho c hềất th i gian th thách án trẽo, ng i b kềất án đã chấấp hành xong hình ph t b ườ
sung, các quyềất đ nh khác c a b n án và không th c hi n hành vi ph m t i m i trong th i h n sau đấy:
- 01 nằm trong tr ng h p b ph t c nh cáo, ph t tiềền, c i t o không giam gi , ph t tù nh ng đ c h ng án ườ ư ượ ưở
trẽo.
- 02 nằm trong tr ng h p hình ph t là tù đềấn 05 nằm ườ
- 03 nằm trong tr ng h p hình ph t là tù t trền 05 nằm đềấn 15 nằm ườ
- 05 nằm trong tr ng h p hình ph t là tù t trền 15 nằm, tù chung thấn ho c t hình nh ng đã đ c gi m án. ườ ư ượ
(Th i đi m đ tính th i h n xóa án tích khi chấấp hành xong hình ph t chính)
Nh ng quy đ nh m i t i Điềều 70 BLHS 2015 vềề đ ng nhiền đ c xóa án tích so v i BLHS 2015: ươ ượ
o B tr ng h p đ ng nhiền đ c xóa án tích đôấi v i ng i đ c miềỹn hình ph t ườ ươ ượ ườ ượ
o S a đ i l i n i dung quy đ nh ng i b kềất án đ ng nhiền đ c xóa án tích đ c quy đ nh c th t i ườ ươ ượ ượ
Điềều 70 BLHS 2015
o B sung quy đ nh: C quan qu n lý c s d li u lý l ch t pháp có trách nhi m c p nh t thông tin vềề ơ ơ ư
tình hình án tích c a ng i b kềất án và khi có yều cấều thì cấấp phiềấu lý l ch t pháp xác nh n không có án ườ ư
tích, nềấu có đ điềều ki n quy đ nh đ ng nhiền đ c xóa án tích. ươ ượ
182. Trình bày nh ng quy đ nh BLHS 2015, s a đ i, b sung nằm 2017 vềề hình th c xóa án tích thẽo quyềất đ nh c a Tòa
án? Nều nh ng quy đ nh m i t i BLHS 2015, s a đ i, b sung nằm 2017 vềề xóa án tích thẽo quyềất đ nh c a Tòa án so v i
BLHS nằm 1999?
- Đôấi v i ng i b kềất án vềề các t i ph m an ninh quôấc gia ho c các t i phá hpaij hòa bình, chôấng loài ng i và t i ph m ườ ườ
chiềấn tranh quy đ nh t i ch ng XVIII và ch ng XXVI c a BLHS, Điềều 71 BLHS quy đ nh vi c xóa án tích đôấi v i h do T ươ ươ
án quyềất đ nh.
- Trong tr ng h p xóa án tích do tòa án quyềất đ nh đòi h i các điềều ki n sau ườ
+ ng i b kềất án đã chấấp hành xong hình ph t chính ho c hềất th i h n th thách án trẽo, ng i đó chấấp hành xong hình ườ ườ
ph t b sung và các quyềất đ nh khác c a b n án
+ nềấu t khi chấấp hành xong b n án ho c t khi vi c thi hành b n án đã hềất hi u l c ng i ph m t i không ph m t i m i ườ
trong th i h n sau 1 nằm ( đôấi v i tr ng h p ph t c nh cáo, ph t tiềền c i t o không giam gi , ph t tù nh ng đ c ườ ư ượ
h ng án trẽo ) ; 3 nằm ( đôấi v i ph t tù đềấn 5 nằm); 5 nằm ( đôấi v i ph t tù đềấn 15 nằm ) ; 7 nằm ( đôấi v i ph t tù trền ưở
15 nằm , chung thấn ho c t hình nh ng đ c gi m án ) ư ư
Tr ng h p ng i b kềất án đang chấấp hành hình ph t b sung là qu n chềấ, cấấm c trú, t c m t sôấ quyềền công dấn mà ườ ườ ư ướ
th i h n ph i chấấp hành dài h n th i h n quy đ nh t i đi m a kho n này thì th i h n đ c xóa án tích sẽỹ hềất vào th i ơ ượ
đi m ng i đó chấấp hành xong hình ph t b sung. ườ
- Ng i b kềất án đ c Tòa án quyềất đ nh xóa án tích, nềấu t khi hềất th i hi u thi hành b n án, ng i đó không th c hi n ườ ượ ườ
hành vi ph m t i m i trong th i h n quy đ nh t i kho n 2 Điềều này.
- Ng i b Tòa án bác đ n xin xóa án tích lấền đấều, thì sau 01 nằm m i đ c xin xóa án tích; nềấu b bác đ n lấền th hai tr ư ơ ượ ơ
đi, thì sau 02 nằm m i đ c xin xóa án tích. ượ
* đi m m i c a blhs 2015 và blhs 1999 vềề xóa án tích do tòa án quyềất đ nh
- quy đ nh l i n i dung xóa án tích thẽo quyềất đ nh c a tòa án đ c quy đ nh t i kho n 1 điềều 71 blhs 2015 ượ
- b sung quy đ nh: Ng i b kềất án đ c tòa án quyất đ nh xóa án tích nềấu t khi hềất th i hi u thi hành b n án ng i đó ườ ượ ườ
không th c hi n hành vi ph m t i m i trong th i h n b lu t hình s nằm 2015
183. Cách tính th i h n đ xóa án tích đ c quy đ nh t i BLHS nằm 2015, s a đ i, b sung nằm 2017 quy đ nh nh thềấ ượ ư
nào? Có đi m gì m i so v i quy đ nh cách tính th i h n đ xóa án tích trong BLHS nằm 1999?
Điềều 73. Cách tính th i h n đ xóa án tích
1. Th i h n đ xóa án tích quy đ nh t i Điềều 70 và Điềều 71 c a B lu t này cằn c vào hình ph t chính đã tuyền.
2. Ng i b kềất án ch a đ c xóa án tích mà th c hi n hành vi ph m t i m i và b Tòa án kềất án bằềng b n án có hi u l c ườ ư ư
pháp lu t thì th i h n đ xóa án tích cũ đ c tính l i k t ngày chấấp hành xong hình ph t chính ho c th i gian th thách ượ
án trẽo c a b n án m i ho c t ngày b n án m i hềất th i hi u thi hành.
3. Ng i b kềất án trong tr ng h p ph m nhiềều t i mà có t i thu c tr ng h p đ ng nhiền đ c xóa án tích, có t i ườ ườ ườ ươ ượ
thu c tr ng h p xóa án tích thẽo quyềất đ nh c a Tòa án thì cằn c vào th i h n quy đ nh t i Điềều 71 c a B lu t này Tòa ườ
án quyềất đ nh vi c xóa án tích đôấi v i ng i đó. ườ
4. Ng i đ c miềỹn chấấp hành phấền hình ph t còn l i cũng đ c coi nh đã chấấp hành xong hình ph t.ườ ượ ượ ư
*So v i quy đ nh cách tính th i h n đ xóa án tích trong B Lu t 1999 thì
-Th nhấất thẽo kho n 2 điềều 70 c a b lu t hình s gi nguyền th i h n 1 nằm đ đ c xóa án tích đôấi v i tr ng h p b ượ ườ
ph t ph i cáo ph t tiềền c i t o không giam gi ph t tù nh ng ư đ c h ng án trẽo đôềng th i rút ngằấn th i h n đ đ c ượ ưở ượ
xóa án tích thẽo h ng cònướ 2 nằm đôấi v i tr ng h p b ph t tù đềấn 5 nằm 3 nằm đôấi v i tr ng h p b ph t tù t nằm ườ ườ
nằm tr lền đềấn 15 nằm và 55 đôấi v i tr ng h p b ph t tù trền 15 nằm tù chung thấn ho c t t hình nh ng đã đ c ườ ư ượ
gi m án
-Th hai b lu t hình s nằm 2015 quy đ nh th i hi u đ tính th i h n xóa tích s m h n so v i b lu t hình s nằm 1999 ơ
thẽo h ng k t nào khi mà ng i b kềất án đã chấấp hành xong hình ph t chính th i gian th thách đáng chề ho c th i ướ ườ
h n thi hành hềất b n án
-Th ba b lu t hình s nằm 2015 đã b quy đ nh tòa án cấấp giấấy ch ng nh n đ ng nhiền đ c tòa án tích cho ng i b ươ ượ ườ
kềất án đôềng th i ra trách nhi m cho c quan qu n lý c s d li u lý l ch t pháp c p nh t thông tin vềề tình hình án tích ơ ơ ư
c a ng i b kềất án và khi côấ yều cấều thì cấấp phiềấu lý l ch t pháp xác đ nh không có án tích có đ điềều ki n quy đ nh t i ườ ư
kho n 2 ho c kho n 3 điềều 70 b lu t hình s
-Th t đôấi v i tr ng h p rằấn thích do tòa án quyềất đ nh b lu t hình s nằm 2015 cũng đã rút ngằấn th i h n xóa án tích ư ườ
và quy đ nh th i đi m đ nh tính toán tích s m h n so v i b lu t hình s nằm 1999 ơ
| 1/101

Preview text:

1. Khái niệm Luật hình sự?
Một ngành luật trong HTPL của Nhà nước, bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh
những QHXH phát sinh giữa Nhà nước và chủ thể thực hiện tội phạm bằng việc quy
định tội phạm, quy định hình phạt đối với các tội phạm đó và những vấn đề liên
quan đến việc xác định TNHS của chủ thể phạm tội.
2. Vị trí, vai trò của luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
vai trò đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích
cực trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ...
3. Chức năng và nhiệm vụ của luật hình sự
- Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ các quyền, tự do của con
người; bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức;
bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
- Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
- Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, ý thức
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
4. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự?
- Đối tượng điều chỉnh:
QHXH giữa Nhà nước và chủ thể phạm
tội xuất hiện khi người phạm tội thực hiện một tội phạm mà luật hình sự đã quy định
- Phương pháp điều chỉnh: PP “quyền uy” - Nhà nước buộc chủ
thể phạm tội phải chịu TNHS do đã thực hiện tội phạm được thực
hiện và bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước độc lập với ý chí người phạm tội
5. Khái niệm khoa học luật hình sự? Mối liên hệ
giữa khoa học luật hình sự với tội phạm học, khoa

học tố tụng hình sự, khoa học thi hành án hình sự, thống kê hình sự?
- Nghiên cứu, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện PLHS;
- Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, đề ra các giải pháp phát huy
hiệu quả của PLHS, đề ra những biện pháp góp phần nâng cao ý
thức pháp luật và ý thức đấu tranh phòng, chống các tội phạm.
6. Khái niệm và ý nghĩa của các nguyên tắc của luật
hình sự? Nêu mối quan hệ giữa nguyên tắc của luật
hình sự và nguyên tắc pháp luật?
- nguyên tắc của luật hình sự là tư tưởng chủ đạo và
là định hướng cơ bản được ghi nhận trong luật PLHS

thực định, cũng như trong thực tiễn áp dụng plhs và
trong việc giải thích thông qua một hoặc nhiều quy
phạm hoặc chế định của nó.
7. Nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự Việt Nam?
- Nguyên tắc pháp chế
 Tội phạm và hình phạt phải do LHS quy định
 Thực hiện PLHS (tuân thủ và áp dụng) phải nghiêm chỉnh và nhất quán
 Cấm áp dụng LHS theo nguyên tắc tương tự pháp luật
- Nguyên tắc bình đẳng trước LHS - Nguyên tắc công minh - Nguyên tắc nhân đạo
- Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm: Chủ thể phạm tội nếu
không có căn cứ áp dụng các biện pháp tha miễn thì phải chịu TNHS
- Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của cá nhân: Chủ thể chỉ phải chịu
TNHS nếu có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
cũng như trong việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
các lợi ích được PLHS bảo vệ
- Nguyên tắc TNHS liên đới của pháp nhân: Hành vi phạm tội do cá
nhân thực hiện nhưng pháp nhân (thương mại) phải chịu TNHS khi
cá nhân thực hiện hành vi đó nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của
pháp nhân và dưới sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân
8. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật trong luật hình sự?
Chủ thể phạm tội đều phải chịu trách nhiệm một cách bình đẳng
trước luật hình sự không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,
chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tình trạng tài sản, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Công minh:
- Các biện pháp cưỡng chế HS khi áp dụng đ/v chủ thể phạm tội
cần phải có sự tương xứng và phù hợp
- Không được phép truy cứu TNHS 2 lần về 1 hành vi phạm tội
9. Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam?
Các biện pháp cưỡng chế HS không nhằm hành hạ thể xác hay chà đạp nhân phẩm
- Áp dụng các biện pháp tha miễn cho chủ thể phạm tội khi họ có đủ đk LHS quy định
- Giảm nhẹ TNHS cho các đối tượng yếu thế phạm tội
Vì các đối tượng yếu thế họ không đủ điệu kiện về thể chất, tinh
thân như những công dân bình thường khác, nên không thể nói
quy tắc nhân đạo đang trái ngược với quy tắc bình đẳng, nguyên
tắc nhân đạo sẽ khiến cho nguyên tắc bình đẳng càng trở nên
khăng khít,phù hợp với xã hội hơn
1. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân trong Luật hình sự V iệt Nam? (Câu 10 )
- Chủ thể chỉ phải chịu TNHS nếu có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội cũng như trong việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho các lợi ích được PLHS bảo vệ.
- Ý nghĩa pháp lí hình sự của nguyên tắc là: 1. Nó xuất phát từ quan điểm tiến
bộ được thừa nhận chung của khoa học LHS trong NNPQ coi tính chất lỗi là
dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm. 2. Loại trừ nguyên tắc TNHS tập
thể như là di sản pháp lí nhân tính và đáng nguyền rủa của cái gọi là nền tư
pháp hình sự với bản chất đàn áp dã man dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, phát xít và cực quyền đủ các thể loại..
2. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự V iệt Nam? C11 Nội dung cơ bản:
- Theo điều 76 bộ luật hình sự 2015 : Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại
- Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định
tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203,
209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239,
242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
 Như vậy chỉ những pháp nhân thương mại nào phạm 1 trong các tội đã
quy định tại điều 76 bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thể hiện trong bộ Luật hình sự 2015 như sau:
- Điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (điều 75)
- Phạm vi chịu TNHS của PNTM ( điều 76)
- Các biệm pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội (điều 82)…
Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau :
- Thắt chặt hành lang pháp lí trong thời kì hội nhập kinh tế
- Hành vi phạm tội không chỉ do cá nhân và pháp nhân cũng có thể gây ra và
cần phải được xử lí
- Có tội chỉ do pháp nhân thực hiện như các tội về môi trường…
 Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của
người dân, các lợi ích hợp pháp của mình. Đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế đất nước trong giai đoạn mới.
3. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự Việt Nam? C12 Nội dung cơ bản:
- Không ai phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho những
quan hệ xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ nếu không phải do lỗi của mình
- Hành vi bị luật hình sự cấm, với người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự không lựa chọn hành vi hợp pháp mà thực hiện
một cách có lỗi – thái độ tâm lí cố ý hoặc vô ý đối với hành vi phạm tội và hậu quả gây nên.
Thể hiện trong bộ luật hình sự 1999:
+ Nghiêm trị người cố ý gây hậu quả nghiệm trọng ( đoạn 3 khoản 2 điều 3)
+ Tính chất lỗi của hành vi trong khái niệm tội phạm ( khoản 1 điều 8)
+ Chế định lỗi ( điều 9-12), chế định tái phạm ( điều 49)
+ Các CTTP mà dấu hiệu bắt buộc được xây dựng trên cơ sở có lỗi.
Ý nghĩa : Xuất phát từ quan điểm khoa học luật hình sự trong NN pháp quyền,
coi tính chất lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm, chỉ được phép
buộc tội chủ quan mà không được phép buộc tội khách quan.
4. Nguyên tắc công bằng về trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự V iệt Nam? C13 Nội dung cơ bản:
- Các biện pháp cưỡng chế hình sự khi áp dụng đối với chủ thể phạm tội cần có
sự tương xứng và phù hợp
- Không được phép truy cứu TNHS 2 lần về 1 hành vi phạm tội. Ý nghĩa pháp lí:
- Góp phần cụ thể hóa nguyên tắc hiến định của hiến pháp năm 2013.
- Nó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhân loại về sự công
bằng của pháp luật đã có từ thời đại xa xưa và được thể hiện trong công ước
quốc tế đã nêu bằng quy định cấm kết án hoặc trừng trị 2 lần đối với cùng 1
tội phạm ( điểm 7 điều 15 )
5. Nguyên tắc dân chủ trong Luật hình sự V iệt Nam? C14 Nội dung nguyên tắc:
- Luật hình sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ của các dân tộc Việt
Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ nghĩa. Mọi hành vi xâm phạm
đến các quyền tự do dân chủ của công dân thuộc bất kì dân tộc nào, địa vị xã
hội nào, giới tính, tín ngưỡng, độ tuổi nào, điều bị nghiêm trị theo pháp luật Hình sự Việt Nam.
- Mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, tín
ngưỡng, địa vị xã hội đều được Luật hình sự Việt Nam đối xử công bằng như
nhau, không miễn trừ cho ai, cho ai được hưởng quyền lợi ưu đãi ngoại lệ.
- Quá trình tham gia xây dựng cho Bộ luật hình sự, nhà nước đảm bảo các
quyền bình đẳng, mỗi công dân đều có quyền góp ý cho dự thảo xây dựng bộ
luật hình sự, đây là quá trình tham gia đóng góp ý kiến được thực hiện dân chủ, bình đẳng.
- Mọi công dân đều có quyền ngang nhau trong kiểm tra giám sát việc thi hành
luật hình sự, có quyền tố giác tội phạm với cơ quan nhà nược có thẩm quyền,
sự tố giác đều được ghi nhận và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Thể hiện trong bộ luật hình sự 2015 như sau:
- Điều 4 về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
- Khoản 1 điều 8 quy định khái niệm về tội phạm
- Điều 31, điều 38, khoản 5 điều 57… Ý nghĩa:
- Là nguyên tắc cơ bản với tư tưởng dân chủ xuyên xuốt trong toàn bộ các quy
định của bộ luật hình sự.
- Là cơ sở quan trọng và cần thiết trong hoạt động xây dựng, giải thích và áp
dụng luật hình sự cũng như trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,
giáo dục và cải tạo người phạm tội.
6. Khái niệm và hệ thống nguồn luật hình sự Việt Nam ? C15
Khái niệm: nguồn củ luật hình sự bao gồm nguồn văn bản quy phạm và các nguồn
khác ngoài văn bản quy phạm.
Hệ thống nguồn của luật hình sự:
- Bao gồm hiến pháp, bộ luật hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật,
các thông tư liên tịch và nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao hướng dân thi hành BlHS và một số bộ luật có liên quan.
7. Khái niệm và cấu tạo của luật hình sự? C16
- Khái niệm : đạo luật hình sự là văn bản QPPL do cơ quan lập pháp của nhà
nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là các tội
phạm, cơ sở và những điều kiện của TNHS, các BPCCH hình sự, cũng như
các chế định pháp lí hình sự khác được áp dụng với chủ thể phạm tội, đồng
thời quy định trình tự, những điều kiện và các yêu cầu của QĐHP, căn cứ và
phạm vi tha miễn TNHS và hình phạt.
- Cấu Tạo: BLHS được chia làm 2 phần : phần chung và phần các tội phạm.
+ Phần chung gồm các quy phạm quy định nhiệm vụ của BLHS, nguyên tắc của
luật hình sự, cơ sở trách nhiệm của luật hình sự, các khái niệm chung về tội
phạm và hình phạt, các chế định liên quan đến xác định tội phạm và quyết
định hình phạt, những quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội .
+ Phần các tội phạm gồm những quy phạm dấu hiệu phpas lí của các tội phạm
cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt đối với các tội phạm đó.
8. Khái niệm và cấu trúc của quy phạm pháp luật hình sự? C17
- Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự : Quy phạm pl hình sự là quy tắc xử
sự do nhà nước ban hành và đảm bảo bằng cách áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
- Gồm 3 phần : giả định, quy định và chế tài
+ Giả định là bộ phận của quy phạm nêu ra chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh, có thể
xuất hiện trong đời sống mà khi ở vào hoàn cảnh đó chủ thể phải kiềm chế,
không thực hiện hành vi phạm tội được nêu ra trong phần quy định.
+ Quy định là bộ phần của quy phạm nêu ra các dấu hiệu pháp lí được trưng của
một tội phạm. Quy định có các dang : quy định giản đơn, quy định mô tả, quy định viện dẫn.
+ Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự quy định loại hình phạt và
mức độ hình phạt đối với tội phạm được nêu ra ở phầm quy định của quy
phạm đó, nhà làm luật trên cơ sở đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của
loại tội phạm để quy định chế tài tương xứng.
9. Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự? C18
- Hiệu lực về không gian: áp dụng với mọi hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
- Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và tuyệt đối của quốc
gia, khoản 1 điều 5 bộ luật hình sự năm 2015 quy định, mọi tội phạm thực
hiện trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bao gồm
cả những hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu
bày, tàu biển, hoặc quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa của Việt nam, tàu dân dụng của Việt Nam.
- Về nguyên tắc, bộ luật hình sự có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ theo
khoản 2 điều 5 bộ luật hình sự năm 2015.
- Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:
+ Theo khoản 1 điều 6, vấn đề này được giải quyết theo các hướng sau:
. Công dân, PNTM việt nam phạm tội ở nước ngoài, đã bị tòa án nước ngoài xét
xử và đang chấp hành hình phạt nếu đk cho phép, họ có thể được đưa về chấp
hành hình phạt tại VN và trong trường hợp này tòa án ko cần xét xử nữa. Nếu
họ vi phạm ở nước ngoài nhưng hành vi đó được bộ luật hình sự VN quy
định thì xét xử theo tòa án VN.
. Người ko có quốc tịch nhưng thường trú tại VN -
 phạm tội ở nước ngoài xử luật hình sự VN
. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ VN có thể bị truy cứu trách nhiệm
theo luật hình sự VN nếu các hành vi đó xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân VN hoặc lợi ích của Nước CHXHCNVN
. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định,
chủ thể phạm tội có thể bị truy cứu TNHS theo BLHS VN nếu hành vi phạm
tội dẫn ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch dẫn ra trên biển cả
hoặc vùng trời nằm ngoài lãnh thổ VN. 10.
Hiệu lực theo thời gian của đạo luật hình sự? C19
- Theo nguyên tắc chung, văn bản luật phải được công bố chậm nhất là 15
ngày kể từ ngày Quốc hội thông qua( khoản 2 hiến pháp năm 2013) và thông
thường khi được công bố chính thức thì đạo luật đó có hiệu lực thi hành.
- Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự VN theo thời gian thực tiễn có các trường hợp sau đấy:
+ Có hiệu lực kể từ ngày được công bố chính thức.
+ Khi được công bố chính thức đạo luật hình sự vẫn chưa có hiệu lực hi hành.
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực được quy định trong một văn bản riêng biệt của quốc hội.
+ Theo khoản 1 điều 7 BLHS “ điều luật được áp dụng đối với 1 hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”
Bộ luật hình sự Việt Nam được ban hành ngày 27/12/2015 và có hiệu lực
thi hành chính thức 1/1/2018. ( có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 nhưng lùi)
+ Các quy định một tội phạm mới, tình tiết tăng nặng, hình phạt nặng hơn …
bất lợi cho người đang cho người phạm tội , thì không được áp dụng đối
với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực
+ Các quy định xóa bỏ 1 tội phạm, tình tiết giảm nhẹ…có lợi cho người
phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi
điều luật đó có hiệu lực thi hành.
11.Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự? C20
Về cơ bản, bộ luật hình sự năm 2015 của nhà nước ta không có hiệu lực hồi tố.
- Theo khoản 2 điều 7 : “điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt
tăng nặng một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo,
miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự , miễn hình phạt giảm
hình phạt , xóa án tích và quy định khách không có lợi cho người phạm tội thì
không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật
đó có hiệu lực thi hành”
- Trước khi ban hành BLHS năm 1985, NN ta có áp dụng nguyên tắc hội tố
trong bộ luật hình sự đối với tội phản cách mạng, xâm hại tài sản XHCN, tài
sản riêng của công dân cần thiết tại thời điểm đó 
- Hiện nay bộ luật hình sự VN hiện hành về cơ bản ko có hiệu lực hồi tố, tuy
nhiên xuất phát từ tinh thần nhân đạo, có quy định hồi tố trong một số trường
hợp cụ thể. ( khoản 3 , điều 7 )
12.Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong luật hình sự?C21
- Trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015, do yêu cầu bảo vệ lợi ích của
nhà nước, công dân và trật tự xã hội, nhiều hành vi có tính chất , mức độ
nguy hiểm cho xã hội đáng kể cần phải được xử lí về hình sự nhưng chưa
được quy định trong các văn bản pLHS và cũng chưa có điều kiện bổ sung
pháp luật 1 cách kịp thời. Nhà nước đã cho phép tòa án áp dụng pháp luật
tương tự để xét xử những ng có hành vi đó.
- Áp dụng pl hình sự tương tự là : dựa vào nguyên tắc chung của luật hình sự và
ý thức pháp luật XHCN để truy cứu TNHS với người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội nhưng chưa có luật quy định và ko tương tự với 1 loại tội
phạm nào đó được LHS quy định.
- Áp dụng tương tự quy phạm pl hình sự là căn cứ vào quy định 1 tội phạm để
xử lí hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa được quy định là tội phạm nhưng
tương tự với tội phạm đã được quy định trong quy phạm trước đó. - Điều kiện áp dụng:
+ Hành vi đó có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể nhưng chưa được quy
định là tội phạm trong bộ luật hình sự.
+ Hành vi phải tương tự với một tội phạm cụ thể được quy định trong 1 văn bản
QPPLHS, cùng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, phải giống tội
phạm được quy định về khách thể , mặt chủ quan, chủ thể, chỉ tương tự
những dấu hiệu về mặt khách quan, cá biệt có thể chất nhận sự tương tự về
khách thể và chủ thể nhưng ko được chấp nhận sự tương tự về mặt chủ quan.
13.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các hình thức giải thích đạo luật hình sự? C23
( câu này tui ko thấy có trong giáo trình nên có copy nguyên văn đó ạ, mn có thể
tham khảo hoặc sửa lại nhaa, sorry ạ)
- Khái niệm : là một giai đoạn của quá trình áp dụng luật hình sự, làm sáng tỏ
nội dung , tư tưởng các quy phạm PLHS, đảm bảo sự nhận thức và thực hiện chính xác, thống nhất.
- Căn cứ chủ thể giải thích , giá trị pháp lí của sự giải thích có thể phân loại:
+ giải thích chính thức luật hình sự : do ủy ban thường vụ quốc hội giải thích ,
ghi vào văn bản giải thích.
+ giải thích của cơ quan xét xử: các tòa án khi xét xử các vụ án hình sự phải
chọn các quy phạm PLHS phù hợp , giải thích chúng để áp dụng chỉ cho bản án đó.
+ giải thích luật hình sự có tính chất khoa học : giải thích ko chính thức , không
có giá trị pháp lí với các cơ quan nhà nước và công dân.
- Phương pháp giải thích : logic / chính trị , lịch sử…
14.Nêu khái quát lịch sử luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế kỷ thứ XV? C23
- Luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế kỷ thứ XV có
các đặc trưng cơ bản như sau:
+ Thứ nhất, về hệ thống pháp luật hình sự thì dưới 3 triều đại pk đã nêu ko cho thấy
bất kì nguồn tài liệu nào đề cập đến các di tích văn hóa pháp lí, việc soạn thảo
hay ban hành VBPL nào của nhà nước pk trong giai đoạn này ( 936-1009)
+ Thứ 2 , về thực trạng đã hiện hành của pháp luật hình sự. Hầu như có rất ít các sử
liệu của các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng như pháp luật thời kì này. ( một số
nguồn tài liệu biết đến ở dưới thời đinh và thời lê)
+ Thứ 3, về việc áp dụng hình phạt, thì cho đến nay vẫn chưa có nguồn tài liệu nào
đề cập đến việc làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng mà cho tới nay vẫn chưa đc
giải quyết về mặt lí luận là : “ việc áp dụng hình phạt của nhà nước pk việt nam
trong gđ đang nghiên cứu dựa trên luật viết tay hay ko ?”
- Luật hình sự thời lý:
+ Thứ nhất, về vị thế của PLHS trong việc tuyển chọn quan lại của bộ máy nhà
nước . Các kiến thức về hình luật đc coi là đk cần thiết về mặt trí tuệ để tuyển
chọn vào bộ máy nhà nước, ba môn thi bắt buôc là hình luật, toán và viết chữ.
+ Thứ 2, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã phản ánh thực tiễn xã hội
đương thời, các văn bản trong hệ thống PLHS triều lý ở các chừng mực khác
nhau đã phản ánh thực tiễn xã hội lúc bấy h.
+ Thứ 3, sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Trung Hoa cổ đại ( đường và tống ).
Do được hình thành dựa trên hệ thống pl dưới 2 triều đại pk trung hoa nên
đương nhiên PLHS triều đại nhà lí về cơ bản đã lĩnh hội các chế định pl của đế
chế trung hoa đương thời.
+ Thứ 4, PLHS khi trừng phạt tội phạm chỉ dựa trên mặt khách quan mà ko cần chú
trọng đến mặt chủ quan của nó. Chẳng hạn như:
. khi quy định hành vi ko tố giác và hành vi che dấu tội phạm là những cấu thành
tội phạm độc lập đã chỉ rõ trong mặt khách quan của tội phạm nhưng ko chú ý
đến mặt chủ quan của TP.
. đã quy định một số chế tài ko cụ thể đối với một số tội phạm
- Luật hình sự thời trần:
+ Thứ nhất, ngoài 2 BLHS pk việt nam dưới triều đại nhà trần đã nêu ( bộ quốc
triều hình luật năm 1230 và bộ hình thư năm triều trần 1341) và đều cũng đã
ko còn được lưu giữ lại cho đến tận ngày nay, thì trong hệ thống pháp luật
hình sự pk dưới triều trần cũng đã có một số các văn bản khác nhau như :
1. Các dụ của vua Trần Thái Tông ban hành năm 1230 về áp dụng hình
phạt khổ sai đối với phạm nhân hay dụ năm 1244- áp dụng về hình luật.
2. Dụ của vua trần minh tông ban hành năm 1315 – về việc cấm một số
loại người ko đc đưa đơn kiện nhau lên tòa.
3. Dụ của vua Trần Dụ Tông ban hành năm 1360 – về việc thích chữ vào
trán các nô tỳ của các nhà quý tộc và quan lại để tránh sự nhầm lẫn.
+ Thứ 2, cũng như dưới thời lí, do đã được hình thành thành dựa trên các nền
tảng của hệ thống pl 2 triều đại pk Trung Hoa là nhà tống và đường , nên
trong bộ luật hình sự của triều đại nhà trần chủ yếu là ghi nhận các chế
định pl của đế chế pk Trung hoa. Ngoài ra, còn có các chế định ngũ hình
cổ điển, pháp luật hình sự triều đại nhà trần cũng đã quy định các kiểu
hình dã man như chôn sống hoặc đóng đinh phạm nhân …
+ Thứ ba, xã hội việt nam dưới thời nhà trần được phâm chia thành 4 đẳng
cấp rõ rệt ( quý tộc, quan lại, dân thường và nô tì) nên luật hình sự đã quy
định rất rõ ràng về sự bất bình đẳng về đẳng cấp xã hội trước pl mà điều
này phù hợp với quan niệm của giai cấp pk với tính chất tội phạm của 1 số hành vi.
+ Thứ tư, luật hình sự thời Trần đã quy định các hình phạt ko xác định có
tính chất tùy tiện đối với một số hành vi bị coi là những tội phạm.
15.Trình bày lịch sử Luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc? C24
1. Hệ thống pháp luật hình sự:
- Hệ thống của pl hình sự thời kì này được tạo nên từ nhiều nguồn khác nhau –
các văn bản pl hình sự cũng như các văn bản có tính chất luật hình sự nhưng
về bản chất vẫn là nguồn trực tiếp và chủ yếu của luật hình sự.
- Có 3 bộ luật hình sự đã hiện hành trên lãnh thổ nước ra tương ứng với 3 miền
đó là : 1. hình luật An Nam, tức là bộ luật Bắc Kì - ở bắc bộ. 2. luật hình
Hoàng Việt, ở trung bộ, 3. Hình luật pháp tu chính, tức là hình luật cai canh năm 1912 ở Nam bộ.
- Tính chất thực dân – nửa phong kiến là đặc trung cơ bản và rõ rệt của pháp
luật hình sự Việt Nam thời kì Pháp thuộc. Về mặt nguyên tắc, các quy định
của 3 bộ luật hình sự đã nêu nói chung là giống nhau – BLHS Bắc Kì và
BLHS trung kì cùng với việc giữ lại 1 số các quy phạm cũ có tính truyền
thống của PLHS pk VN đã lĩnh hội phần lớn các chế định cơ bản của PlHS tư
sản pháp từ hình luật cai canh năm 1912.
2. Đặc điểm của phần chung:
- Về phạm vi của phần chung và phần riêng pháp luật hình sự thì plhs việt nam
thời kì pháp thuộc, cũng như pháp luật hình sự của các quốc gia là thuộc địa
của các nước tư bản phương tây do ảnh hưởng mạnh mẽ của plhs chính quốc,
nên đều không có sự phân chia rõ rành và rành mạch giữa hệ thống các quy
phạm của phần chung và phần riêng.
- Nguyên tắc pháp chế ( không có tội phạm nếu ko có luật quy định) .Căn cứ vào nguyên tắc này :
1. đạo luật hình sự ko có hiệu lực hồi tố.
2. Dấu hiệu trái PLHS là dấu hiệu pháp lý duy nhất để 1 hành vi bị nhà
làm luật coi là tội phạm mà ko cần chỉ ra 2 dấu hiệu cơ bản và bắt buộc khác
của 1 hành vi bị nhà làm luật coi là tội phạm với tư cách là các căn cứ khách
quan và chủ quan rất quan trọng cho việc bảo vệ các quyền và tự do của con
người bằng PLHS- tính chất nguy hiểm cho xã hội và tính chất lỗi của hành vi phạm tội.
- Định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội và chế định phân loại tội phạm
trong PLHS VN thời kì pháp thuộc( điều 1 BLHS bắc kì, điều 3 BLHS TK,
điều 1 BLHS NK) mặc dù tên gọi khác nhau trong mỗi bộ luật hình sự có
khác nhau, nhưng nói chung có nội dung cơ bản như ĐNPL của khái niệm tội
phạm và chế định phân loại tội phạm trong plhs của chính quốc – những hành
vi phạm tội được định nghĩa căn cứ vào hình phạt do luật định và địa phân
chia thành 3 loại . 1, Tội vi cảnh, 2. Kinh tội, 3. Trọng tội.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong luật hình sự VN thời kì
Pháp thuộc ko thống nhất và có những nét chủ yếu sau:
 Theo bộ luật hình sự bắc kì và trung kì thì ng từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS.
 Theo bộ luật trung kì thì ng dưới 10t và 90t trở lên thì ko phải chịu trách nhiệm hình sự.
 Người từ 13 đến 18t ( luật cai canh) hoặc từ 10t đến 16t ( trung kì) hay
dưới 16t (BK) ko phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do vô ý.
- Chế định đồng phạm được đề cập trong một loạt các quy phạm pl của plhs VN thời kì này
- Chế định về các gđ phạm tội cố ý trong luật hình sự VN thời kì pháp thuộc có
các đặc điểm cơ bản như sau:
1. Đối với trọng tội – hành vi phạm tội đã được khởi sự mà chưa thành
( phạm tội chưa đạt ) thì vẫn bị coi như tội phạm hoàn thành, nếu tội
phạm đó chưa hoàn thành vì lý do ngoài ý muốn của người phạm tội
2. Đối với kinh tội – hành vi phạm tội chưa đạt thì thường không bị coi là
tội phạm hoàn thành nếu đã có hành vi chuẩn bị phạm tội nhưng tội
phạm bị đình hỉ hoặc chưa hoàn thành vì lý do ngoài ý muốn của người
phạm tội, trừ Trường hợp luật quy định khác.
- Chế định tái phạm trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ này có những nét chủ yếu như sau :
+ Tái phạm ( chung ) là sau khi đã bị kết án về trọng tội, khinh tội hoặc vi cảnh
mà lại phạm tội mới tương ứng giống như tội trước, cũng như phạm tội mới
trong thời gian 5 năm sau khi dù bị kết án tù hoặc loại hình khác nặng hơn về
trong tối hoặc khinh tội đã phạm trước đây
+ Tái phạm trọng tội là phạm tội mới sau khi bị kết án về trọng tội cũ trước đây.
+ Tái phạm khinh tội mới trong thời gian 5 năm kể từ sau khi chấp hành xong
hình phạt giam 1 năm trở lên đối tiên trọng tội hoặc khinh tôi đã phạm trước
đây, cũng như phạm khinh tội mới giống hệt khinh tội cũ trong thời gian 5
năm kể từ sau khi đã chấp hành xong hình phạt ( giảm dưới 1 năm ) đối với
khinh tội cũ đã phạm trước đây.
+ Tái phạm vi cảnh là trong một năm 3 lần phạm vi cảnh giống hệt nhau, hoặc
trong thời gian 12 tháng sau khi đã bị tòa án kết án về vi cánh cũ đã phạm
trước đây mà lại phạm vi cảnh mới vi bị kết án cũng bởi chính tòa án đó.
16.Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985? C25
a. Giai đoạn 1 pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn cách mạng dân tộc chủ
dân nhân dân từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1954.
- Thời kì từ tháng 9/1945 đến toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
+ Những sắc lệnh quy định về việc giải tán bọn đảng phái phản động đã tư
thông với nước ngoài mưu hại nền độc lập dân tộc là những sắc lệnh dùng chú ý nhất.
 Sắc lệnh số 6 ngày 05/09/1945 được ban hành cấm nhân dân Việt Nam
không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai
cho quân đội Pháp và nói rõ kẻ nào trái lệnh sẽ đem ra Tòa án quân sự nghiêm trị. 13/09/1945
 3 sắc lệnh được ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc trấn áp bọn phản cách mạng.
- Việc ban hành các sắc lệnh trên đã nói lên tình hình gay go, căng thẳng, phức
tạp mà Chính phủ lâm thời phải đối phó ngay trong nửa tháng sau ngày thành lập.
+ Trước tình hình đó, 25/11/1945 Trung trong Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc”. Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là củng cố chính quyền chống thực
dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”
+ 14/02/1946 Chính phủ ra sắc lệnh số 21 quy định lại về mặt tội danh và hình phạt.
+ Chính phủ ban hành các sắc lệnh quy định việc trùng trị những hành động
xâm phạm nghiêm trọng nền kinh tế, tài chính, trật tự, an sinh, xã hội diễn hình là:
 15/02/1946 Sắc lệnh số 25 quy định việc trong trị đối với các hành vi phá hủy công sản.
 28/02/1946 Sắc lệnh số 27 quy định về việc trừng trị các hành vi bắt cóc, tổng tiền, ám sát.
 02/02/1946 Sắc lệnh số 71 được ban hành ấn định quy tắc quân đội quốc gia.
 23/08/1946 Sắc lệnh số 163 về tổ chức Tòa án binh lâm thời, Điều 7 quy định
khung hình phạt cụ thể về các tội phạm có tính chất nhà binh.
Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép áp dụng một số điều khoản của PL HS cũ,
nhưng kèm theo các điều kiện (những điều khoản ghi trong BLHS Bắc Kỳ.
Trung Kỳ và BLHS nước Pháp áp dụng ở nam bộ ) . Đặc biệt phải nhất đến
Sắc lệnh đại và ngày 20/10/1945 vì văn bản này đã đại xá cho tuyệt đại đa số
án được tuyên trong thời Pháp thuộc.
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (12/1946-05/1954)
+ 20/01/1953 Nhà nước ra Sắc lệnh số 113 trừng trị các loại Việt gian, phản
động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc (Điều 1)
+ Cùng với đó Nhà nước còn ban hành Sắc lệnh ngày 17/11/1950 và Sắc lệnh
ngày 10/12/1951 quy định đối với công chức, quân nhân và toàn dân nhiệm
vụ giữ bí mật về cơ quan hay công tác của Chính phủ, giữ gìn tin tức và thì liệu quốc gia
+ Sắc lệnh số 150 ngày 12/04/1953 thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt ở những
nơi và trong lúc phát động quần chúng cải cách ruộng đất để đảm bảo chính
sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy
nhanh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Sắc lệnh số 175 ngày 18/08/1953 ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu công tác
đấu tranh với tội phạm, quy định hình phạt mới-hình phạt quản chế.
+ Bên cạnh đô thị một loạt các Sắc lệnh được ban hành liên quan đến tiền tệ:
Sắc lệnh ngày 30/04/1948 cấm lưu hành và tàng trữ giấy bạc Đông Dương do
Đông Dương ngân hàng phát hành, Sắc lệnh ngày 15/05/1947, Sắc lệnh ngày
05/07/1947; Sắc lệnh ngày 15/03/1950, Sắc lệnh ngày 20/12/1950
+ 12/10/1954 nhân dịp giải phóng Thủ đô, Nhà nước quyết định đại xá với
những người đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa, chỉ không đại xá với
những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đô thi hành nghiêm túc.
Điều 4 Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Sắc lệnh số 218 ngày 01/10/1954 được ban hành.
b. Giai đoạn 2 cách mạng XHCN từ năm 1954 đến 1975:
- Nổi bật nhất trong các văn bản được ban thành từ 1955 đến 1966 để trấn áp
trường trị những hành vi phản cách mạng thì văn bản có ý nghĩa quan trong nhất là Sắc lệnh số 267 ngày 15.06/1956.
- Đối với tôn giáo, khóa họp Quốc hội tháng 01/1955 đã quyết định 6 nguyên tắc để
đảm tự do tín ngưỡng. Sau đó ngày 14/06/1956 Chính phủ đã căn cứ vào cho nguyên tắc đó
thông qua Sắc lệnh số 234.
- Từ đầu các năm 1957 đến năm 1959 đã thông qua nhiều đạo luật, thông tư liên
quan đến tội phản quốc gia, quyền tự do báo chí, các tội xâm phạm tài sản của công dân…
c. giai đoạn 3 , cách mạng CNXH từ 1975 đến năm 1985 :
Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, trong lúc chờ đợi thắng nhất về mặt Nhà nước thì
thực tế tồn tại 2 Nhà nước : Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa miền
Nam Việt Nam. Mỗi Nhà nước có pháp luật riêng. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 03 SL/76, ngày 15/03/1976 quy định các tội phạm và
hình phạt. Sắc luật này trùng trị các tội phần cách mạng, tội xâm phạm tài sản công cộng, tội
xâm phạm thân thể, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản riêng của công dân, hối lộ, ..
- 27/05/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Quyết định số 29/16 quy
định việc trùng trị các tên tư sản mại bản lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ, phá rồi
thị trường, gây khó khăn trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
- 25/04/1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội chung
của cả nước. Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976, Quốc hội họp kỷ hợp đầu tiên.
Nghị quyết ngày 27/1976 của Quốc hội quyết định tên nước đổi thành Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khi chưa có hiến pháp mới. Nhà nước
Cộng hòa XHCN VN tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
- Ngày 20/3/1981 ủy ban Thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh trừng trị
tại hối lộ để khắc phục những thiếu sót, hạn chế còn các văn bản trước
- 30/06/1982 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tới đầu
cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
- Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà trước đây nhà
nước tại chưa có đủ điều kiện để xây dựng một BLHS. Tất cả các văn bản
pháp luật hình sự trước đây đều là những văn bản đan hành, mỗi văn bản chỉ
quy định những vấn đề riêng biệt .Nhược điểm lớn nhất của những văn bản
này là chưa thể hiện được tổng thể, toàn diện chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước cơ sở chính trị pháp lý của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Việc xây dựng và ban hành BLHS năm 1985 là xuất phát từ nhiệm vụ cần
giai đoạn cách mạng mới ở nước ta giai đoạn có nước xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Việc ban hành BLHS là cần thiết, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến
lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Góp phần tích cực vào việc
hoàn thành hệ thống pháp luật nước ta và tăng cường pháp chế XHCN
17.Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 đến trước khi Ban hành Bộ luật hình sự năm 1999? C26, C27
- Các luật sửa đổi bộ luật hình sự 1985 và sự cần thiết của việc sửa đổi bộ luật này
- Sự cần thiết phải sửa đổi bộ luật này bởi các lí do sau đây :
+ Tiếp cận tư tưởng pháp lí tiến bộ trên thế giới.
+ Đổi mới plhs là nhân tố cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền
+ Đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cơ sở xã hội mới
+ Khắc phục nhược điểm của bộ luật năm 185 + Nâng cao uy tín của VN
+ Dựa trên những thành tựu của lý luận luật hình sự hiện đại, các quy tắc, các
quy phạm được thừa nhận chung của pl quốc tế.
- Tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong sửa đổi luật hình sự năm 1985, có 6 tư tưởng
chỉ đạo mang tính định hướng:
+ BLHS năm 1999 phải đảm bảo được sự thể hóa bằng đường lối của đảng về chính sách hình sự chung
+ Phải dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn đáu tranh chông
tội phạm nói chung và thực tiễn áp dụng bộ luật hình sự nói riêng
+ Phải thể hiện được kết hợp 2 yếu tố tính dân tộc và hiện đại
+ thể hiện rõ tinh thần đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pl
+ Thể hiện rõ sự kết hợp giữa các quy định các chế tài hình sự với các biện pháp khác
+ Thể hiện nguyên tắc tiến bộ dân chủ của nhà nước trong gđ xây dựng nhà nước pháp quyền. 18.
bày những nội dung mới chủ yếu của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999?C28
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là BLHS năm 2015)
được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, được Chủ tịch nước công
bố vào ngày 18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, BLHS năm 2015 ra đời
đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội
nhập cũng như phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước sau Hiến pháp năm 2013.
Đồng thời, phát huy hơn vai trò của BLHS với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén , hữu hiệu
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo
vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trưởng xã hội
và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế của nước ta. Phạm vi sửa đổi , bổ sung BLHS lần này được xác định là cơ bản và
toàn diện. Trên cơ sở phạm vi sửa đổi như vậy, BLHS năm 2015 có 26 chương và được thiết kế
thành 03 phần trên cơ sở kế thừa hai phần của BLHS năm 1999 và bổ sung thêm Phần thứ ba
quy định về điều khoản thi hành. So với BLHS năm 1999 sửa đổi bổ xung năm 2009 (viết tắt là
BLHS năm 1999) đã thêm 82 điều, 1 phần điều khoản thi hành và 1 chương (đó là chương IV.
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, chum. XI Những quy định đối với pháp nhân
phạm tội), giữ nguyên 17 điều, bổ sung mới 49 điều, năm đối 367 điều và bãi bỏ 08 điều. 19.
Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tội phạm? Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác?C29
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS, do chủ thể có đủ điều kiện mà
LHS quy định thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
- Đặc điểm của tội phạm:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Là hành vi trái với pháp luật hình sự
+ Là hành vi được thực hiện 1 cách có lỗi
+ Là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Phân biệt với các tội phạm khác: Tính nguy hiểm cho xh:
+ HV phạm tội: cao hơn so với tất cả các vi phạm pháp luật khác
+ HV VPPL khác: ko đáng kể
- Phạm vi khách thể xâm hại:
+ HV phạm tội: hẹp hơn các VPPL khác + HV VPPL khác: rộng hơn - Thiệt hại xảy ra:
+ HV phạm tội: thường lầ nghiêm trọng hơn cả
+ HV VPPL khác: ít nghiêm trọng hơn so với tội phạm - Tính trái PL:
+ HV phạm tội: là sự vi phạm điều cấm của PLHS và người phạm tội bị đe dọa xử lý bằng biện
pháp cưỡng chế được quy định trong LHS
+ HV VPPL khác: sự vi phạm các quy định của từng ngành luật tương ứng phi hình sự khác nhau 30.
Khái niệm và ý nghĩa của phân loại tội phạm trong luật hình sự?
- Phân loại tội phạm trong luật hình sự là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật
hình sự cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo những tiêu chí nhất định để làm tiền
đề cơ bản cho việc thực hiện chính xác các hoạt động tư pháp hình sự
- Ý nghĩa phân loại tội phạm:
 áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động TPHS
 là căn cứ để phân hoá TNHS; căn cứ áp dụng biện pháp tha miễn
 góp phần tạo điều kiện để xây dựng chế tài ở Phần riêng một cách khoa học và chính xác 31.
Trình bày khái quát về chế định phân loại tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 có quy định gì mới về phân loại tội phạm so với
Bộ luật hình sự năm 1999?
- chế định phận loại tội phạm: căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội được quy định trong BLHS
- tội phạm có 4 loại: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
 ít nghiêm trọng: là TP có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tiền, phạt cải tao không giam giữ
hoặc phạt tù đến 03 năm
 nghiêm trọng: là TP có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tù từ 03 đến 07 năm
 rất nghiêm trọng: là TP có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tù từ 07 đến 15 năm
 đặc biệt nghiêm trọng: là TP có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình
- Tội phạm do PNTM thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội theo quy định của BLHS tại khoản 1 Điều 9 và quy định tương ứng đvs
các tội phạm được quy định tại điều 76 BLHS 32.
Khái niệm và ý nghĩa của cấu thành tội phạm? Mối liên hệ giữa cấu thành tội phạm với tội phạm?
- Cấu thành tội phạm: tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong BLHS đặc trưng cho 1 loại tội phạm cụ thể
Ý nghĩa: làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định tội khi tội phạm xảy ra và để
phân biệt tội phạm này đối với tội phạm khác. Nếu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tội phạm mà
không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
- Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể tồn tại khách quan còn cấu thành tội phạm là khái niệm
pháp lý của hiện tượng đó.
Ví dụ: Tội phạm giết người là hiện tượng tồn tại trong xã hội còn cấu thành tội phạm giết người là do luật xác định. 33.
Vấn đề phân loại cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự?
Phân loại cấu thành tội phạm:
- Căn cứ vào mức dộ nguy hiểm cho xã hội: cơ bản, giảm nhẹ (cơ bản + tình tiết định khung giảm
nhẹ), tăng nặng (cơ bản + tình tiết định khung tăng nặng) - Căn cứ vào cấu trúc:
 hình thức (không thấy nhắc HQ, vd HQ trong Đ168 không được nhắc đến do có từ nhắm )
 vật chất (có mta dấu hiệu HQ, gây thiệt hại cho xã hội, vd HQ trong Đ174 đã được xác định )
- căn cứ vào cách thức xây dựng CTTP : đơn giản, phức tạp 34.
Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm? Mối tương quan giữa
khách thể của tội phạm và khách thể bảo vệ của luật hình sự?
- Khách thể là những QHXH được LHS bảo vệ bị tội phạm xâm hại - Ý nghĩa:
 Đây cũng là một yếu tố mà thiếu nó thì không cấu thành tội phạm.
 Các quan hệ xã hội thì có nhiều, do nhiều ngành luật điều chỉnh, nhưng BLHS sự chỉ bảo
vệ những quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến
 độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thể của Tổ quốc;
 quyền lợi ích của nhà nước: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự an, toàn xã hội,
 quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;
 tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân
 những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội.
- Khách thể bảo vệ của luật hình sự là các QHXH được LHS xác định cần bảo vệ. Chỉ khi QHXH
này bị xâm hại và hành vi xâm hại có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên bị coi là tội phạm thì
QHXH đó được coi là khách thể của tội phạm 35.
Khái niệm, ý nghĩa và phân loại đối tượng tác động của tội phạm?
- đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động
đến đối tượng này, tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho QHXH đuọc LHS bảo vệ - Ý nghĩa:
 có thể làm căn cứ để phân biệt hành vi bị coi là tội phạm với hành vi không bị coi là tội
phạm. Vd hành vi buôn bán những mặt hàng mà Nhà nước cấm kinh doanh mới cấu
thành tội buôn bán hàng cấm (đ192 BLHS), do đó, đối tượng tác động của tội phạm ở đay
là hàng cấm – dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này
 có thể căn cứ định tội danh đvs những cấu thành tội phạm mà BLHS quy định đtg tác
động của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc
 làm cơ sở để phân biệt các tội phạm có nội dung cấu thành tội phạm có hành vi gần giống
nhau. Mức độ gây thiệt hại do hvi phạm tội gây ra với đối tượng tác động của tội phạm
được PLHS quy định sẽ là căn cứ để phân biệt hành vi được coi là tội phạm với hành vi
không được coi là tội phạm
- phân loại dối tượng tác động của tội phạm:
 con người - chủ thể của QHXH
 vật chất – khách thể của QHXH
 Hoạt động bình thường của chủ thể - ND của QHXH - phân loại Khách thể:
 khách thể chung: là tổng hợp các QHXH được LHS bảo vệ mà bị tội phạm xâm hại
 khách thể loại: là nhóm QHXH có cùng tính chất được bảo vệ bởi một nhóm các quy
phạm PLHS và bị một nhóm tội phạm xâm hại
 khách thể trực tiếp: QHXH cụ thể được LHS bảo vệ nhưng bị một loại tội phạm tr ực tiếp xâm hại 36.
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm?
- mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, dra trong thế giới khách quan mà
con người có thể nhận biết trực tiếp - Đặc điểm:
 hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
 là hành vi cụ thể của người đc thể hiện ra TG khách quan
 là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành TP
 các dạng hành vi: hoạt động PT và không hoạt động PT
 Tội ghép, tội liên tục, tội kéo dài  hậu quả
 là thiệt hại do hành vi PT gây ra cho những QHXH đc LHS bảo vệ: vật chất, tinh
thần, thể chất, chính trị, an ninh quốc gia, trật tự xã hội... đc quy định trong BLHS
 là dấu hiệu bắt buộc trong những CTTP vật chất
 MQH nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả
 Nếu xét về mặt tgian, hvi đó phải xra trước HQ nguy hiểm cho xã hội
 Hvi đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu hậu quả nguy hiểm cho xã hội
 HQ nguy hiểm là KQ đc sinh ra bởi chính hvi đó
 Các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội: công cụ, ptien, tgian, hoàn cảnh, thủ đoạn... - ý nghĩa: 37.
Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
- Hành vi là cách ứng xử biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động
- hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người hoặc pháp nhân thương mại
thông qua xử sự cụ thể của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới các hình thức khác
nhau gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các QHXH đc LHS xác lập bảo vệ
- có 2 loại hành vi: không hành động và hành động
 Hành vi dạng hành động PT là hành vi gây thiệt hại cho khách thể của TP qua việc chủ
thể làm một việc bị LHS cấm hoặc thực hiện vượt quá một quyền mà LHS cho phép
 Hành vi không hành động PT là hành vi gây thiệt hại cho khách thể của TP qua việc chủ
thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý mắc dù có đủ điều kiện để thực hiện
 Các dạng đặc biệt của hành vi nguy hiểm cho xã hội Tội ghép Tội liên tục Tội kéo dài
- tội phạm được tạo ra -Có thể gián đoạn - kéo dài hàng chục
bởi nhiều hành vi khách nhưng liên tục trong năm mà không gián thể khác nhau, nhưng suốt một tgian dài đoạn
chúng lại hợp lại cấu
-Vd việc học IELTS - Vd: tàng trữ ma túy, thành tội phạm trong suốt 3 năm, ma túy luôn được tàng
- vd: Đ168 BLHS về tội không phải lúc nào ta trữ trong nơi ẩn náu
cướp tài sản được hợp cũng học, mà là học
thành bởi hành vi dùng khi rảnh dỗi, theo
vũ lực, đe dọa dung vũ buổi
lực ngay tức khắc... xâm phạm quan hệ nhân thân
và hành vi chiếm đoạt tài
sản – xâm phạm quan hệ sở hưu
38. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
- HQ gây nguy hiểm cho xã hội là hững thiệt hại đáng kể, có thể nhận thấy do hành vi phạm tội
gây ra cho các QHXH đc LHS bảo vệ - các dạng HQ:
 Thiệt hại về chính trị
 Thiệt hại về thể chất
 Thiệt hại về tinh thần
 Thiệt hại về thể chất
 Thiệt hại về văn hóa, xã hội 39.
Mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội phạm?
- Hvi đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Là dấu hiệu trong mặt khách quan của TP, HQ nguy hiểm là KQ đc sinh ra bởi chính hvi đó
- Có ý nghĩa qtrang đvs việc giải quyết TNHS và quyết định hình phạt - Nội dung của MQHNQ:
 Về thời điểm: hành vi nguy hiểm phải xuất hiện trước HQ, nếu không sẽ không có cơ sở
để khảng định HQ xra trong thực tế là KQ của hành vi đó
 Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chứa đựng khả năng thực tế và có căn cứ làm phát
sinh HQ nguy hiểm cho xã hội
 HQ nguy hiểm phải là KQ được sinh ra bởi chính hành vi phạm tội. Thực tế có những
trường hợp hành vi có khả năng gây HQ đã thực hiện nhưng không gây ra HQ đó mà HQ
xra lại do hành vi khác, nguyên nhan khác 40.
Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm?
- công cụ phương tiện PT: dụng cụ, đồ vật người PT sử dụng để tác động đến khách thể của TP
- Phương pháp, thủ đoạn: hình thức, cách thức thể hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Thời gian PT: một thời điểm hoặc một khoảng tgian dra hành vi PT
- Địa điểm PT: nơi TP xra
- Hoàn cảnh: bối cảnh xã hội, điều kiện của bản thân người phạm tội khi hành vi phạm tội dra 41.
Quan niệm về chủ thể của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Phân biệt chủ thể
của tội phạm với nhân thân người phạm tội?
- Chủ thể của tội phạm: con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đc quy định
trong BLHS là TP mà đvs họ có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS và pháp nhân thương
mại PT khi đáp ứng các đk do luật định - đặc điểm:
 Chủ thể của TP là con người cụ thể, đang sống
 Là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đc Luật định là tội phạm
 Đủ năng lực chịu TNHS (nhận thức, tâm lý) và đủ tuổi chịu TNHS đvs cá nhân - phân loại Chủ thể của TP Nhân thân của TP
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện Nhân thân người phạm tội là đặc điểm,
hành vi nguy hiểm cho xã hội và theo
đặc tính của cá nhân, là căn cứ quyết định
pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt, cơ sở quan trong cho việc giải
là một yếu tố của cấu thành tội phạm
quyết đúng đắn vụ án, không có ý nghĩa
định tội. Trong trường hợp, các đặc điểm
nhân thân được thể hiện trong cấu thành
tội phạm (có ý nghĩa định tội) thì nó
không được xem là một dấu hiệu của
nhân thân để cân nhắc trong quyết định hình phạt. 42.
Quan niệm về năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân trong Luật hình sự Việt
Nam? Theo Luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự được giải quyết như thế nào đối với
người thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng
rượu hoặc chất kích thích mạnh khác?
- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân, pháp nhân phải
gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng các hình phạt và
các biện pháp cưỡng chế hình sự theo quy định của pháp luật
- Năng lực TNHS của cá nhân: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
- Theo Luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự được giải quyết như thế nào đối với người
thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác?
 Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về trách nhiệm
hình sự của tội này như sau:
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”
 Trong tình trạng say do rượu,bia người say rượu, bia có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn
toàn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, người say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được cho là đã tự đặt
mình vào tình trạng say. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Không giống như việc mắc bệnh tâm thần, bệnh khác, người bệnh không thể phòng tránh được;
việc say rượu, bia hoặc do dùng chất kích thích khác có thể phòng tránh trước.
 Nếu như loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, mọi người sẽ không có trách
nhiệm với chính bản thân mình, sẽ uống rượu, bia, dùng chất kích thích không giới hạn vì
họ sẽ không phải chịu hậu quả bất lợi khi xảy ra thiệt hại. Điều này sẽ làm xã hội trở lên
không công bằng, làm trật tự xã hội rối loạn. Vì vậy, mà họ vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi phạm tội trong trường hợp say rượu do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
 Pháp luật hình sự cũng không coi việc “say rượu, bia hoặc say do dùng các chất kích
thích mạnh khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trái lại, đây còn được quy
định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số tội phạm. 43.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân được quy định như thế nào trong Luật hình sự Việt Nam?
- Tuổi chịu TNHS là độ tuổi mà LHS quy định
 Một đặc điểm của TP
 Dấu hiệu không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của TP
 Tuổi chịu TNHS theo BLHS là tuổi tròn, đc tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời
điểm hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được thực hiện - được quy định:
 Người dưới 14 tuổi không phải chịu TNHS
 Người đủ từ 14 – 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng đc quy định ở các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 170, 171, 173,
178, 148, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 của BLHS
 Ngoài ra, người đủ từ 14 trở lên nhưng chưa đủ 16 mà chuẩn bị phạm tội sau đây thì phải
chịu TNHS: tội giết người (123), tội cướp tài sản (168)
 Người đủ 16 tuổi thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm có quy định khác 44.
Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nghiên cứu chủ thể đặc biệt của tội phạm?
- chủ thể đặc biệt của TP: là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đc quy định
trong BLHS là ngoài đủ NL chịu TNHS và đủ tuổi còn thêm một số dấu hiệu đặc trưng khác phản
ánh rõ hơn là nhân thân của TP
 Về chức vụ quyền hạn
 Liên quan đến nghĩa vụ mà NN xác định đvs một số đtg cụ thể
 Về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, MQH gia đình
- Ý nghĩa: là những dấu hiệu định tội (dấu hiệu cơ bản, đặc trưng để cho phép xác định TP và phân biệt TP này vs TP khác)
 chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm
hình sự. Tuy nhiên, đối với những tội phạm cụ thể cần phải có những dấu hiệu đặc trưng
khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở
thành là chủ thể của tội phạm đó được. 45.
Cơ sở lý luận về pháp nhân là chủ thể của tội phạm?
- Theo BLDS 2015 “pháp nhân thương mại” là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận đc chia cho các thành viên. PNTM bao gồm doanh nghiệp và cá tổ chức kinh tế khác
- Các điều kiện chịu TNHS của PNTM
 Đc thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
 Đc thực hiện vì lợi ích của PNTM
 Có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM
 Chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS theo Đ27 BLHS 2015 (PNTM nào phạm 1 tội đc
BLHS quy định mới chịu TNHS) (Phạm vi chịu TNHS của PNTM đc quy định ở Đ76 BLHS) 46.
Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm? mối quan hệ giữa các
dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm với mặt khách quan của tội phạm?
- mặt chủ quan của tội phạm: là nhận thức, thái độ của bản thân người phạm tội đối với hành vi và
hậu quả của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
- đặc điểm của mặt chủ quan:
 Là một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm (mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể )
 Mặt chủ quan gắn liền với mặt khách quan của TP: làm rõ tính chấy nguy hiểm cho xã
hội, rõ tội danh (cố ý hay vô ý), mục đích, động cơ
 Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm
- ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt chủ quan của TP
 Là yếu tố quan trọng trong việc quyết định TNHS bởi hầu hết các nền tảng PL trên TG
 Ý thức chủ quan là nền tảng để xác định TP là một nguyên tắc đã được hình thành từ PL
cổ xưa : “hành vi không phạm tội, trừ khi suy nghĩ phạm tội”
- MQH giữa mặt chủ quan và mặt khách quan của TP:
 Hành vi của con ngừi bình thường là một thể thống nhất giữa biểu hiện cơ thể bên ngoài
với suy nghĩ, ý tưởng bên trong
 Nếu hành vi không thống nhất với ý tưởng, suy nghĩ bên trong thì hành vi đó không
mang tính ý chí, không được quyết định bởi chủ thể mà phát sinh do nhân tố nào khác từ bên ngoài
 Tâm lý PT và hành vi PT không tồn tại độc lập mà luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
47. Cở sở lý luận về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam?
- Lỗi: là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thể hiện qua
việc khi thực hiện hành vi phạm tội chủ thể nhận thức được tính chất nguy hiểm và tự do lựa chọn việc thực hiện hvi đó
- là một yếu tố bắt buộc thuộc mặt chủ quan của CTTP
- Lỗi đc thể hiện ở 2 phương diện (dấu hiệu):
 khả năng nhận thức(lý trí): phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ quan lẫn khách quan
 chủ quan: độ tuổi, trạng thái tinh thần có sự phát triển và hoàn thiện dần tronng quá trình lớn lên
 khách quan: điều kiện, hoàn cảnh, bối cảnh
 thái độ ứng xử (ý chí): PT là cách xử sự trái với PL, nhưng xử sự đó phải là kết quả của
tự do ý chí. Vì nếu như không có tự do ý chí thì xử sự không đúng đó sẽ không có sự
thống nhất giữa ý chí chủ quan và hành vi khách quan
- dấu hiệu lỗi chỉ thỏa mãn khi chủ thể vừa có thể nhận thứ đc vừa có khả năng lựa chọn cách xử
xự theo yêu cầu của PL nhưng lại không lựa chọn cách xử sự đó 48.
Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam? Lỗi do cố ý Lỗi do cố ý Lỗi do vô ý Lỗi do cố ý Vô ý do cẩu trực tiếp gián tiếp do quá tự tin gián tiếp thả
Nhận thức rõ Nhận thức rõ Người PT
So sánh với vô Không thấy hành vi gây hành vi gây tuy thấy ý do quá tự trước hành nguy hiểm nguy hiểm trước hành tin: vi của mình cho xã hội, cho xã hội, vi của mình
-giống: đều ko có thể gây
thấy trước HQ thấy trước có thể gây qtam HQ có HQ nguy hại và mong HQ, tuy ra HQ nguy xra hay ko cho xã hội,
muốn HQ xảy không mong hiểm cho xã
-khác: vô ý (họ mặc dù phải ra muốn HQ hội, nhưng tin tưởng hvi thấy trước xra nhưng cho rằng
của họ ko gây hoặc có thể vẫn cố ý để HQ sẽ hại) thấy trước mặc HQ xra không xra Cố ý: nhận HQ đó hoặc có thể thức đc và vẫn ngăn ngừa lựa chọn làm được
 Hỗn hợp lỗi: trong cùng một cấu thành TP có hai hình thức lỗi khác nhau cùng
tồn tại trong mặt khách quan của TP
 Sự kiện bất ngờ: đc loại trừ TNHS. Người thực hiện hành vi gây HQ nguy hại
cho XH do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể nhìn thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước HQ thì ko phải chịu TNHS Miễn TNHS Loại trừ TNHS
Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là người
lẽ ra người phạm tội phải bị truy cứu
có hành vi không bị coi là phạm tội,
trách nhiệm hình sự, nhưng vì có lý do và theo quy định của pháp luật thì họ
chính đáng nên họ được miễn
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không thể thấy trước HQ
Không buộc phải thấy trước HQ
Cần chú ý đến các mặt chủ quan và
Đòi hỏi cơ quan chức năng và người
chủ thể của tội phạm như: trình độ
tiến hành tố tụng cần căn cứ vào quy
nhận thức, hiểu biết, độ tuổi, bệnh tật,
định của PL, quy tắc ứng xử chung,
khả năng tâm thần, bệnh lý hay các đặc điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ
điểm thuộc về nhân thân
thể, trình độ, nhận thức, độ tuổi... để
đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác Sự kiện bất ngờ Vô ý do cẩu thả
Đều không thấy trước HQ của hvi của mìnhMặc dù phải thấy trước và
có thể gây hại cho xã hội.
có thể thấy trước HQ nhưng
Người thực hiện hành vi gây HQ nguy lại để mặc nó xra
hại cho xã hội đó không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước 49.
Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt Nam? 50.
Để xác định mức độ lỗi cần phải dựa vào những dấu hiệu nào?
- Lỗi đc thể hiện ở 2 phương diện: •
khả năng nhận thức(lý trí): phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ quan lẫn khách quan 
chủ quan: độ tuổi, trạng thái tinh thần có sự phát triển và hoàn thiện dần tronng quá trình lớn lên 
khách quan: điều kiện, hoàn cảnh, bối cảnh •
thái độ ứng xử (ý chí): PT là cách xử sự trái với PL, nhưng xử sự đó phải là kết quả của tự
do ý chí. Vì nếu như không có tự do ý chí thì xử sự không đúng đó sẽ không có sự thống nhất giữa
ý chí chủ quan và hành vi khách quan
- dấu hiệu lỗi chỉ thỏa mãn khi chủ thể vừa có thể nhận thứ đc vừa có khả năng lựa chọn cách xử
xự theo yêu cầu của PL nhưng lại không lựa chọn cách xử sự đó 51.
Những vấn đề lý luận về mục đích và động cơ phạm tội?
- Động cơ phạm tội: là nhân tố, động lực bên trong được quyết định bởi lợi ích từ đó thúc đẩy người PT thực hiện hvi
 Không có trong mọi CTTP mà chỉ có trong TH PT với lỗi cố ý
 Không đc xem xét để đc cân nhắc trong đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của TP
 Động cơ PT có thể là các lợi ích hoặc nhu cầu mà người PT cho rằng có thể đạt
được thông qua hvi PT. Là lí do vì sao người phạm tội quyết định thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Mục đích PT : là KQ mà người PT hướng tới khi thực hiện TP
 Được đặt ra trong ý thức chủ quan của người PT, khác với hậu quả của TP là một yếu tố
khách quan của TP. Tuy nhiên 2 yếu tố này có sự gần gũi đặc biệt. Mục đích của TP có
thể trùng với HQ của TP. Nhưng HQ trong thực tế có thể trái với mục đích mà người PT mong muốn
 Mục đích không xuất hiện trong CTTP mà chỉ trong TP thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. ở
trường hợp cố ý gián tiếp, người PT không mong muốn HQ của TP xra nên không đặt ra mục đích PT
 Mục đích chỉ đc coi là dấu hiệu của CTTP tddvs các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy
định tại chương XI BLHS, mục đích chống chính quyền nhân dân, là dấu hiệu định tội
của tất cả các TP thuộc nhóm này. Ngoài ra còn một số Điều khác cũng như trên là Đ113,
còn không có mục đích là Đ299 52.
Sai lầm và giải quyết trách nhiệm hình sự đối với trường hợp sai lầm trong Luật hình sự Việt Nam?
- sai lầm là việc đánh giá không chính xác của chủ thể về ý nghĩa pháp lý, phạm vi những điều
cấm về hình sự hay các dậu hiệu thực tế của hành vi mà họ đã thực hiện
- sai lầm về phương tiện pháp lý (PL) là trường hợp đánh giá không chính xác của chủ thể đối với
PLHS hiện hành về tính trái PL của hvi do mình đã thực hiện (phạm vi nhưngx điều cấm về hình
sự) do nguyên nhân là sự nhận thức của chủ thể về PLHS còn hạn chế
- sai lầm về phương diện thực tế: trường hợp đánh giá không chính xác của chủ thể đối với tình
tiết thực tế của hành vi do mình thực hiện hoặc một số dấu hiệu trong các yếu tố của CTTP vì
những nguyên nhân khác nhau
 sai lầm về khách thể bị xâm hại là trường hợp về khách thể chủ thể đánh giá không chính
xác về cá QHXH mà hành vi của họ đã xâm hại tới
 sai lầm về đối tượng tác động là trường hợp chủ thể đã đánh giá không chính xác về đối
tượng tác động của tội phạm
 sai lầm về hương tiện tội phạm: trường hợp chủ thể dự định sử dụng một phương tiện nào
đó để thực hiện tội phạm nhằm đạt đc mục đích phạm tội, nhưng thực tế do nhầm lẫn nên
đã sử dụng phương tiện không thuộc dự định từ trước của họ
 sai lầm trong việc đánh giá sự phát triển trong MQHNQ là trường hợp chủ thể đã đáh giá
không chính xác HQ phát sinh từ hành vi của mình 53.
Cơ sở lý luận về loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự?
- Lọi trừ TNHS là trường hợp có hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị truy
cứu TNHS do không thỏa mãn yếu tố lỗi được quy định trong LHS - Dặc điểm:
 chủ thể thực hiện hành vi không phải chịu TNHS
 Những trường hợp được LHS quy định là tình tiết loại trừ TNHS phải là hành vi gây hậu
quả khách quan về hình sự
 Gây hậu quả khách quan về hình sự và không thoả mãn dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của TP
 Phải được quy định trong BLHS
 Người thuộc trường hợp loại trừ sẽ không phải truy cứu TNHS bằng bản án của Toàn án
hoặc một biện pháp tác động có tính cưỡng chế của hình sự
- Các trường hợp đc loại trừ TNHS:  sự kiện bất ngờ
 người chưa đủ tuổi chịu TNHS
 tình trạng không có năng lực TNHS  Phòng vệ chính đáng  Tình thế cấp thiết 54.
Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
- Là HV của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có HV xâm phạm lợi ích nói trên
- Bản chất: Người có hành vi PVCĐ không phải chịu TNHS - Điều kiện:
 HV tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở phát sinh quyền PVCĐ
 PVCĐ phải gây thiệt hại cho chính người đang có HV tấn công
 chống trả trực tiếp vào người có hành vi tấn công
 HV tấn công phải có thật và đang diễn ra
 tồn tại bên ngoài TG khác quan và đã bắt đầu và chưa kết thúc
 Giữa HVPV và HVTC phải có sự tương xứng
 Tính chất khách thể bị xâm hại
 Tính chất hành vi tấn công  Lực lượng tấn công  Cường độ tấn công
 Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh xra vụ việc
- Phân biệt PV sớm, PV vượt quá giới hạn, PV muộn
 PV sớm: Đây là trường hợp khi một người nhận thấy có nguy cơ xâm hại hoặc đe dọa đối
với quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức mà có hành vi chống trả (phòng vệ) mặc dù chưa có hành vi xâm hại xảy
ra. Người này tự mình đưa ra hành động để ngăn chặn sự xâm hại hoặc đe dọa, nhằm bảo
vệ lợi ích và quyền của mình và những người khác liên quan.
 PV vượt quá giới hạn: Trước hệt phải đảm bảo 3 điều kiện của PVCD. Đánh giá sự tương
xứng để xác định. Là hành vi chống trả rõ ràng vượt quá mức cần thiết, không phù hợp
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hvi xâm phạm
 PV muộn: Đây là trường hợp khi một người nhận thấy đã có hành vi xâm hại hoặc vi
phạm kết thúc, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi chống trả (phòng vệ) nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức. Dù hành vi xâm hại đã kết thúc, người này vẫn quyết định phòng vệ để
đảm bảo sự an toàn và công bằng. 55.
Khái niệm, bản chất và điều kiện của tình thế cấp thiết quy định trong Luật hình sự
Việt Nam? Phân biệt với phòng vệ chính đáng?
- Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh nguy cơ đang thực tế đe
dọa lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi Ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không
còn cách nào khác là phải hành động gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
- Bản chất: hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Người ở trong
tình thế cấp thiết buộc phải lựa chọn, hoặc để cho thiệt hại xra theo khả năng diễn biến khách quan
của nguồn nguy hiểm, hoặc hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ một lợi ích lớn hơn - Điều kiện
 Sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp (cơ sở)
 Nguồn nguy hiểm là những điều kiện tự nhiên hoặc những nhân tố do con người
gây ra, trực tiếp gây hại đến lợi ích hợp pháp
 Nguồn nguy hiểm có thật, đã xra và chưa kết thúc
 Đe dọa trực tiếp đến lợi ích hợp pháp
 Gây thiệt hại là cách duy nhất
 Thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại ngăn chặn
 Dựa vào tâm lý của người thực hiện hành vi
 Nếu thiệt hại gây ra vượt quá yêu cầu của TTCT thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS Phòng vệ chính đáng Tình thế cấp thiết Về căn cứ pháp lý Điều 22 BLHS Điều 23 BLHS Về khái niệm
Là hành vi của người vì bảoLà tình thế của người vì
vệ quyền hoặc lợi ích chính muốn tránh gây thiệt hại
đángcủa mình, của người cho quyền, lợi ích hợp pháp
khác hoặc lợi ích của Nhà của mình, của người khác
nước, của cơ quan, tổ chức hoặc lợi ích của Nhà nước,
mà chống trả lại một cách của cơ quan, tổ chức mà
cần thiết người đang có
không còn cách nào khác là
hành vi xâm phạm các lợi phải gây một thiệt hại nhỏ ích nói trên.
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Phương thức thực hiện
Chống trả lại một cách
Gây thiệt hại khác nhỏ hơn
tương xứng với người đang thiệt hại cần ngăn chặn có hành vi xâm phạm Nguồn nguy hiểm
Nguồn nguy hiểm dẫn đến Nguồn nguy hiểm có thể do phòng vệ chính đáng là
hành vi của con người gây
những hành vi nguy hiểm ra. Ngoài ra, nguồn nguy
của con người xâm phạm hiểm dẫn đến tình thế cấp
đến lợi ích chính đáng của thiết có thể còn là sự nguy
Nhà nước, của tập thể,
hiểm do: thiên tai, do súc
quyền và lợi ích chính đángvật, do sự cố kỹ thuật,…
của mình hoặc của người gây ra. khác. Đối tượng của hành vi
Người phòng vệ chính đángLà một lợi ích. Tuy nhiên
gây ra thiệt hại cần thiết PL không cho phép gây
cho chính người đang có thiệt hại tính mạng sức
hành vi xâm phạm lợi ích khỏe người khác để khắc
hợp pháp chứ không gây phục
thiệt hại cho người khác. Thiệt hại xra
Ở mức độ tương xứng,
Buộc phải nhỏ hơn thiệt hại ngang bằng ngăn chặn 56.
Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình
sự Việt Nam? (giống 54) 57.
Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt người
phạm tội quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
Bắt người phạm tội: một trong những biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự nhằm mục đích
ngăn chặn của tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án hình sự
- Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệch truy nã BLTTHS quy định bất kỳ ai cũng có quyền bắt người
- Trong trường hợp công dân thực hiện viẹc bắt người nhưng người bị bắt không chất
hành và chống trả lại thì họ có quyền gây thiệt hại cho người đang thực hiện tội phạm - các điều kiện:
 Cơ sở thực hiện hành vi, giữ người là một người đang thực hiện tội phạm (quả tang) hoặc
có lệnh bắt, giữ khẩn cấp hoặc giữ của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của BLTTHS ngoài việc bắt người phạm tội quả tang không cần có lệnh của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì các trường hợp bắt người bị truy nã ; bắt bị can, bị cáo để tạm
giam; biện pháp tạm giữ đều phải có lệnh của người có thẩm quyền tiến tố tụng mới đc thực hiện việc bắt giữ
Vậy việc thực hiện hành vi bắt giữ gây thiệt hại cho người bị bắt giữ chỉ được tiến hành khi có cơ sở này
 Người bị bắt giữ có hành vi chống trả lại người tiến hành bắt giữ, không chịu chấp hành
sự cưỡng chế của PL; hoặc chống trả nhằm tẩu thoát, trốn PL... gây cản trở , khó khăn
cho việc bắt giữ, người bị bắt giữ đe dọa hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của
những người tiến hành bắt giữ
 Thiệt hại gây ra cho người bị bắt giữ phải ở múc độ cần thiết , đủ làm tte liệt sự chống
trả. Nếu vượt quá giới hạn cần thiết, có thể bị truy cứu TNHS 58. Khái ni m, b ệ n chấất v ả à điềều ki n c ệ a tr ủ ư ng h ờ p gấ ợ y thi t h ệ i trong khi th ạ c hi ự n vi ệ c nghiền c ệ u, th ứ nghi ử m, ệ áp d ng tiềấn b ụ khoa h ộ c, kyỹ thu ọ t v ậ à công ngh trong Lu ệ t hình s ậ ựVi t Nam? ệ Khái nim: - Hành vi gấy thi t h ệ i tr ạ ong khi th c hi ự n nghiền c ệ u, th ứ nghi ử m, áp d ệ ng tiềấn b ụ khoa h ộ c, kyỹ thu ọ t và c ậ ông
nghệ mới mặc dù đã tuấn th đúng quy đ ủ nh, quy ph ị m, áp d ạ ng đấ ụ
ềy đủ biện pháp phòng ng a thì không ừ ph i là t ả i ph ộ m (D25) ạ Điềều kin: - Th n ứ hấất, ph i có thi ả t h ệ i x ạ y r ả a, ph i có hành vi gấ ả y thi t h ệ i trong khi th ạ c hi ự n nghiền c ệ u, th ứ nghi ử m, ệ áp d ng tiềấn b ụ KH-KT ộ và CN. - Th 2 ứ , ph i có m ả c đích và quy trình r ụ õ ràng - Th 3
ứ , người đó đã tuấn th đúng quy trình, quy ph ủ m, áp d ạ ng đấềy đ ụ
ủ các biện pháp phòng ng a ừ B n chấất: - Ng i có hành vi g ườ ấy thi t h ệ i trong khi th ạ c hi ự n thì không ph ệ i ch
ả u ịTNHS, m c dù hành vi g ặ ấy thi t h ệ i ạ
khách quan vềề m t hình s ặ nh ự ng do b ư o v ả lệi ích h ợ p pháp nền đ ợ c lo ượ i tr ạ tính chấất lôỹi c ừ a hành vi. ủ -
Nềấu không áp d ng đúng quy trình, quy đ ụ nh, áp d ị ng đấềy đ ụ bi ủ n pháp phòng ng ệ a mà gấ ừ y thi t h ệ i thì vấỹn ạ ph i ch ả u ị TNHS -
Là quyềền của công dấn đ c th ượ c hi ự n đ ệ b ể o v ả ệ nghiền c u, ứ th nghi ử m,.. ệ 59. Khái ni m, b ệ n chấất v ả à điềều ki n c ệ a tr ủ ư ng h ờ p gấ ợ y thi t h ệ i trong khi thi hành m ạ nh l ệ nh c ệ a ng ủ i ch ườ huy ỉ ho c c ặ a cấấp tr ủ ền trong Lu t hìn ậ h s ựViệt Nam? Khái nim: - Ng i th ườ c ự hi n hành vi gấ ệ y thi t h ệ i trong khi thi hành m ạ nh l ệ nh c ệ a ng ủ i ch ườ huy ho ỉ c c ặ a ủ cấấp trền trong l c l ự ng vũ tr ượ ang nhấn dấn đ thể c hi ự n nhi ệ m v ệ quôấc phòng ụ
, an ninh nềấu đã th c hi ự n đấềy đ ệ quy trình ủ báo cáo ng i ra m ườ nh l ệ nh nh ệ ng ng ư i ra m ườ nh l ệ nh vấỹn ệ
yều cấều chấấp hành m nh l ệ nh đó thì không ph ệ i ả ch u TNHS. ị Trong tr ng ườ h p này ợ ng i ra m ườ nh l ệ nh ph ệ i ch ả u ịTNHS (D26) B n chấất: - Thi hành m nh l ệ nh mà trong đó h ệ ành vi gấy thi t h ệ i x ạ y ra ph ả i là thi hành m ả nh l ệ nh tr ệ ền trong LLVT - M nh l ệ nh, nhi ệ m v ệ đó ph ụ i nhằềm ph ả c v ụ m ụ c
ụ đích quôấc phòng, an ninh. - Ng i thi hành m ườ nh lệ nh đã th ệ c hiự n đấềy đ ệ hành vi báo cáo nh ủ ng ng ư i ra m ườ nh l ệ nh vấỹn y ệ ều cấều chấấp hành - Ng i ra m ườ nh l ệ nh ph ệ i là ng ả i ch ườ huy ho ỉ c cấấp tr ặ ền của người thi hành -
Đôấi v i các hành vi phá ho ớ i hòa bình, ạ
gấy chiềấn tranh xấm l c, chôấng loài ng ượ i và t ườ i ph ộ m chiềấn tr ạ anh thì ng i thi hành không đ ườ ư c lo ợ i tr ạ TNHS. ừ Điềều kin: - Th 1, ch ứ nhỉ ng ng ữ i trong LL ườ VT m i là đ ớ ôấi t ng đ ượ c h ượ ng chềấ đ ưở ịnh này. - Th 2, m ứ nh l ệ nh c ệ a ng ủ i ch ườ huy ho ỉ c cấấp trền ph ặ i là m ả nh l ệ nh nhằềm th ệ c hi ự n các nhi ệ m v ệ quôấc ụ phòng - Ng i đườ c lo
ượ i trạ TNHS khi đã báo cáo n ừ g i ra m ườ nh l ệ nh vềề nguy c ệ gấy thi ơ t h ệ i nềấu ch ạ ấấp hành m nh ệ l nh nh ệ ng ng ư i ra m
ườ nh lệnh vấỹn yều cấều chấấp hành thì n ệ g i ra m ườ nh l ệ nh sẽỹ ph ệ i ch ả u ịTNHS.
60. Quan ni m thềấ nào vềề " ệ
cái chềất nhấn đ o" và ạ gi i quyềất v ả
ấấn đềề này trong Lu t hình s ậ V ự i t Nam nh ệ thềấ nào? ư -
Cái chềất nhấn đ o là s ạ cho phép c ự a PL
ủ thúc đ y nhanh quá trình chềất trền m ẩ t c ộ th ơ sôấng đã đ ể c giám ượ
đ nh y khoa chằấc chằấc không th ị cể u đ ứ c, đang ph ượ i ch ả u đị ng nh ự ng nôỹi đau vềề th ữ x ể ác ho c tinh thấền k ặ éo dài do tai n n, b ạ nh t ệ t g
ậ ấy nền và đ c chính ng ượ i b ườ nh quyềất đ ệ
ị nh trong lúc còn tỉnh táo -
“Cái chềất nhấn đ o” luôn là vấấ ạ
n đềề gấy tranh cãi. Nhiềều ng i coi đó là 1 ườ
lôấi thoát đạo đ c, nhấn đ ứ o cho c ạ ả b nh nhấn và bác sĩ. ệ
Và nhiềều bác sĩ nhiềều n ở i chia s ơ không ít tr ẻ ng h ườ p b ợ nh nhấn v ệ an nài đ c chềất, m ượ t ộ
sôấ có hoàn c nh khó khằn không th ả tiềấp t ể c điềều tr ụ
, mị t sôấ vì quá đau đ ộ n khi hàng ngà ớ y ph i đôấi m ả t v ặ i ớ nh ng c ữ n đau dày v ơ
ò, sôấng không bằềng chềất. -
M t sôấ quôấc gia cho phép: ộ Th y Sĩ – n ụ ưc này cho phép cô ớ ng dấn ra đi v i s ớ hôỹ t ự r c
ợ a bác sĩ mà không yều ủ cấều vềề đ tu i t ộ ôấi thi ổ u, kềất qu ể ch ả n đoán hay tri ẩ u ch ệ ng / B ứ - cho phép hôỹ tr ỉ quy ợ ềền đ c chềất v ượ i nh ớ ng ữ b nh nhấn quá đau đ ệ n và khô ớ ng có c hơ i cộ i thi ả n. Không gi ệ i h ớ n đ ạ tu ộ i v ổ i tr ớ ẽm trong v ẻ ấấn đềề này, nh ng ph ư i mằấc b ả nh nan y / ệ
Trung Quôấc + Hàn Quôấc không công nhậ n, mọ i hành động trợ giúp bệnh nhấn
chềất bị coi là sát nhấn. - ViỞt Nam, BLHS thì ch ệ a có chềấ đ ư nh vềề quan ni ị m này v ệ à còn nhiềều tranh cãi 61. Khái ni m và ý n ệ ghĩa c a vi ủ c quy d ệ nh chềấ đ ị nh giai đo ị n ph ạ m t ạ i tr ộ ong lu t hình s ậ ? ự T i sao lu ạ t hình s ậ ựVi t ệ
Nam không quy đ nh trách nhi ị m hình s ệ đôấi v ự i ý đ ớ ịnh ph m t ạ i? ộ Khái nim: - Các giai đo n ph ạ m t ạ i là các b ộ c trong qu ướ á trình th c hi ự n tệ i ph ộ m do côấ ý (tr ạ c tiềấp) ph ự n ả nh tính chấất ả và m c đ ứ nguy hi ộ m c ể a hành vi ph ủ m t ạ i ộ t ở ng th ừ i đi ờ m. ể -
Diềỹn biềấn thông thườ ng: ý đị nh phạ m tộ i / chuẩ n bị phạm tội / th c hi ự ện t i ph ộ m. ạ Ý nghĩa: - Vi c phấn chia các giai đo ệ n ph
ạ m tạ i thộ hi n ý chí c ể ệ a nhà làm lu ủ t đôấi v ậ i diềỹn biềấn liền t ớ c ụ c a hành vi ủ ph m t ạ i, đ ộ phấn hóa ể TNHS. - Đ b ể o v ả các QHXH quan tr ệ
ọng một cách nghiềm ngặt - Đ đ m b ể ả o nguyền tằấc c ả
ông bằềng, nhấn đ o trong L ạ HS, đ có th ể xác ể đ nh chính xác m ị c đ ứ và tính chấất nguy ộ hi m c ể
ủa hành vi ở từng th i đi ờ m c ể ụ thể Ti sao: -
LHS VN không quy đ nh TNHS đôấi v ị i ý đ ớ nh ph ị m t ạ i vì t ộ i ph ộ m là th ạ thôấng nhấất gi ể a nh ữ ng bi ữ u hi ể n ra ệ
bền ngoài (m t khách quan) v ặ
a diềỹn biềấn, thái đ tấm lý bền trong ộ c a n ủ g i th ườ c ự hi n hành vi ph ệ m t ạ i (m ộ t ặ ch quan). Không th ủ coi là t ể i ph ộ m nềấu ch ạ 1 trong 2 ỉ
yềấu tôấ trền. Nền ý đ nh ph ị m t ạ i m ộ i ch ớ là suy nghĩ bền ỉ
trong, m i th a mãn yềấu t ớ ỏ
ôấ m t chặ quan , không đ ủ c s ủ k ơ ềất ở lu n nền LHS ậ VN không quy đ nh ị TNHS v i ý ớ định ph m t ạ i. ộ 62. Khái ni m, b ệ n chấất v ả à đ c đi ặ m c ể a giai đo ủ n chu ạ n b ẩ ph ị m t ạ i? Chu ộ n b ẩ ph ị m t ạ i có đ ộ c đ ượ t r ặ a đôấi v i ớ t i ph ộ m có cấấu thành ạ hình th c không? ứ Trách nhi m hình s ệ đôấi v ự i chu ớ n b ẩ ph ị m t ạ i đ ộ c quy đ ượ nh nh ị thềấ ư nào trong l ch s ị Lu ử t hình s ậ ựViệt Nam? Khái nim: - Giai đo n chu ạ
n bẩ phị m tạ i là giai đo ộ n tạ o ra nh ạ ng điềều ki ữ n thu ệ n lậ i vềề m ợ t v
ặ t chấất, tinh thấền d ậ th ể c ự hi n t i ph ệ ộ m (tìm kiềấm, s ạ a so ử n công c ạ , ph ụ ng ti ươ n, v ệ ch ra k ạ ềấ ho ch, thằm dò đ ạ a đi
ị m, tìm kiềấm đôềng ể b n,…) ọ Đc đim: - Ch a bằất ta ư y vào th c hi ự n hành vi đ ệ c mô t ượ trong MK ả Q c a ủ t i ph ộ m m ạ i ch ớ tỉ o điềều ki ạ n thu ệ n l ậ i thôi. ợ - Ch a trư c tiềấp xấm h ự i đềấn khách th ạ (nh ể ng quan h ữ xã h ệ i) đ ộ c LHS b ượ o v ả - ch ệ a làm thay đ ư i, biềấn d ổ ng ạ đôấi t ng tác đ ượ ng c ộ a ủ TP. - Hậu qu c ả ủa t i ph ộ m ch ạ a x
ư ảy ra, do hành vi phạm t i ch ộ ưa đ c th ượ c hi ự n. ệ B n chấất: - Là b c tiềấp thẽo tr ướ ong quá trình th c hi ự n t ệ i ph ộ m sau khi xu ạ ấất hi n ý đ ệ nh ph ị m t ạ i, nh ộ ng vì ý đ ư ịnh ph m ạ t i không đ ộ c coi là t ượ i ph ộ m nền giai đo ạ n CBP ạ T đ c
ượ xẽm là giai đo n đấều tiền c ạ a hành vi ph ủ m t ạ i. ộ - Ng i ph ườm t i m ạ i ch ộ chu ớ ỉ n b nh ẩ ng điềều ki ị ữ n vềề v ệ t chấất v ậ
à tinh thấền nền có th có ể TNHS. Chu n b ph m t i có đ c đ ượ t ra đốấi v i t i ph m có CTTP hình th c khống? - Không đ c đ ượ t ra ặ đôấi v i t ớ i ph ộ m có CTTP ạ hình th c ứ -
Vì CTTP hình th c: ch cấền có 1 dấấu hi ứ ỉ u trong MK ệ
Q là hành vi gấy nguy hi m cho x ể
ã h i mà không cấền nói đềấn ộ h u qu ậ mà CBPT ả thì ch a bằất tay v ư ào th c hi ự n hành vi đ ệ c mô t ượ trong MK ả Q, ch a tr ư c tiềấp xấm h ự i đềấn ạ khách th . ể
TNHS đốấi vi giai đon chun b phm t i: - TNHS quy đ nh c ị th ụ tểi m ạ t sôấ điềều lu ộ t trong phấền riềng ậ - Ng i CBPT ườ quy đ nh t ị i m ạ t trong cá ộ
c điềều 108->123, 134, 168,169,207,299,300,301,302,303, 324 thì ph i ả ch u TNHS: t ị i ph ộ n b ả i tộ quôấc, t ổ i hđ nhằềm l ộ t đ ậ cq, gián đi ổ p, b ệ o lo ạ n,… ạ - Ng i t đ ườ 14 đềấn d ừ ủ i 16 CBPT ướ quy đ nh t ị i 123: giềất ng ạ i, 168: c ườ p tài ướ s n thì ph ả i ch ả u ịTNHS - X lý ph ử m nhiềều t ạ i tro ộ ng TH hành vi chu n b ẩ thị c hi ự n t ệ i X đã th ộ a mãn CTTP ỏ Y Độ tu i ổ Mức độ Điềều luật Từ đủ 18t tr ở Hình ph t đ ạ c quyềất đ ượ
ịnh trong ph m vi khung hình ph ạ t đ ạ c ượ
Các điềều 108 -> 121, 123, 134, lền
quy đ nh trong các điềều lu ị ật cụ thể
168, 169, 301 -> 303, 324 BLHS 2015 Ng i t ườ đ ừ ủ M c ph ứ
t cao nhấất không quá ½ m ạ
ứ c phạ t được quy định trong 16t đềấn d i ướ khung hình ph t đôấi v ạ i hành vi chu ớ n b ẩ ph ị m t ạ i trong điềều lu ộ ật 18t được áp d ng ụ Ng i t ườ đ ừ ủ
Mức phạt cao nhấất không quá 1/3 mứ c phạ t được quy định trong Điềều 123 và điềều 168 BLHS 14t đềấn d i ướ khung hình ph t đôấi v ạ i hành vi chu ớ n b ẩ ph ị m t ạ i trong điềều lu ộ ật 16t được áp d ng ụ 63. Khái ni m, b ệ n chấất, các đ ả c đi ặ m v ể à các d ng c ạ a giai đo ủ n ph ạ m t ạ i ch ộ a đ ư t? ạ Trách nhi m hình s ệ đôấi v ự i ớ giai đo n ph ạ m t ạ i ch ộ a đ ư t đ ạ c quy đ ượ nh nh ị thềấ nào trong l ư ch s ị Lu ử t hình s ậ ựViệt Nam? PH M T I CH A Ư THÀNH T I PH M HOÀN THÀNH Khái ni m: Khái nim: -
Là côấ ý thực hiện tội phạm nh ng không th ư c ự - Là tr ng h ườ p hành vi ph ợ m t ạ i đã th ộ a mãn đấềy đ ỏ ủ hi n đ ệ c đềấn cùng vì nh ượ ng nguyền nhấn ngoài ý ữ các dấấu hi u đ ệ c mô t ượ tron ả g MKQ c a C ủ TTP muôấn c a ng ủ i ph ườ m ạ t i. ộ Phấn lo i S th hi n c a nó trong BLHS: - Ch a ư đ t ch ạ a thành: là côấ ý th ư c ự hiện ph m ạ - T i ph ộ m đ ạ
c coi là hoàn thành nềấu h ượ ành vi đó đã t i nh ộ ng không th ư c hi ự n đ ệ c đềấn cùng vi nh ượ ng ữ
th a mãn hềất các dấấu hi ỏ u c ệ a CTT ủ P
nguyền nhấn ngoài ý muôấn c a ng ủ i PT ườ và H Ọ - Th i đi ờ m hoàn thành t ể i ph ộ m: xuấất phát t ạ tính ừ CH A TH C Ư HI N HẾẾT Ự Ệ NH NG HÀNH Ữ VI D Đ Ự NH
Ịchấất nguy hi m cho xh c ể a t ủ ng lo ừ i t ạ i ph ộ m, LHS xác ạ LÀM (b ng ị i khác xẽm v ườ ào – ít nghiềm tr ng h ọ n) ơ
đị nh thờ i điể m hoàn thành của t i ph ộ m thông qua vi ạ c ệ mô t nh ả ng ữ dấấu hi u tron ệ g CTTP c b ơ n ả - Ch a đ ư t đã thành: …. ạ VÀ H ĐÃ Ọ TH HI Ự N Ệ - Có 3 lo i CTTP: ạ HẾẾT NH NG HÀNH Ữ VI D Đ Ự NH LÀM (nh Ị ng do kỳ ư  CTTP v t chấất: th ậ a mãn all dấấu hi ỏ u thu ệ c MK ộ Q:
tích xuấất hiện người đó t nh l ỉ i nghiềm tr ạ ng h ọ n) ơ hành vi, h u qu ậ , mqh, các dấấu hi ả u khác ệ  CTTP hình th c: ch ứ cấền th ỉ a mãn d ỏ ấấu hi u hành vi, ệ
không yều cấều hậu quả 
CTTP cằất xén: ch cấền có hành đ ỉ ng bi ộ u hi ể n ý đ ệ nh ị ph m t ạ i ộ Đc đim: Phấn biệt: - Là b c tiềấp thẽo c ướ a giai đo ủ n chu ạ n b ẩ ị -
Tộ i phạ m hoàn thành là trường hợp hành vi ph m t ạ i ộ ph m t ạ i, là giai đo ộ n bằất đấều r ạ ôềi đã th a mãn đấềy đ ỏ các dấấu hi ủ u đ ệ c mô t ượ trong MK ả Q - Đã bằất tay vào vi c th ệ c hi ự n hành vi đ ệ c ượ c a CTTP ủ . Th i đi ờ m t ể i ph ộ m hoàn thành cằ ạ n c vào t ứ ấềm mô t trong MK ả Q của t i ph ộ m ạ quan tr ng c ọ a khách th ủ , đ ể c đi ặ m c ể a t ủ ng lo ừ i ạ t i ộ - H u qu ậ ch ả a x ư y ả ra ho c ặ đã x y r ả a nh ng ư ph m: hình th ạ c hay v ứ t chấấ ậ
t (hoàn thành vềề m t pháp lý) ặ
chư a phù hợp vớ i hậ u quả được quy định trong CTTP - T i ph ộ m k
ạ ềất th c là hành vi ph ứ m t ạ i c ộ a ch ủ thềấ đã ủ - Không th c hi ự n đ ệ c t ượ i ph ộ m đềấn cùng b ạ i ở chấấm d t hoà ứ
n toàn trền th c tềấ. (k ự
ềất thúc vì chủ th đã ể
nguyền nhấn khách quan ngoài ý muôấn chủ thể đ t đ ạ c m ượ c ụ đích, b ngằn c ị n không th ả c hi ự n đ ệ c ượ tiềấp, t ý d ự ng l ừ i). ạ Th i đi ờ m t ể i ph ộ m k ạ ềất thúc cũng là th i đi ờ m hành vi ph ể m t ạ i chấấm d ộ t trền th ứ c ự tềấ TNHS:
Ý nghĩa ca s phấn bit đó: - Đ t r ặ a đôấi v i m ớ ọi trường hợp -
Xác đị nh tộ i phạ m hoàn thành hay ph m t ạ i ch ộ a ư -
Không quá 20 nằm, nềấu điềều luật áp d ng ụ thành:quan tr ng trong ọ vi c QĐHP ệ
hình ph t cao nhấất đôấi v ạ i t ớ i ấấy l ộ à chung thấn, t ử - Xác đ nh th ị i đi ờ m t ể i ph ộ m kềất th ạ c có ý nghĩa đ ứ ể hình áp d ng các chềấ đ ụ nh khác liền quan nh ị PVCĐ ư , truy c u ứ - Không quá ¾ m c ph ứ t tù, nềấu áp d ạ ụng phạt TNHS tù có th i h ờ ạn. 64. Quan ni m vềề t ệ
ộ i phạ m hoàn thành trong khoa h c lu ọ t hình s ậ ? S ự th ự hi ể n c ệ a nó tro ủ ng B lu ộ t hình s ậ nằm ự 2015, s a ử đ i, b ổ sung nằm 2017? Phấn bi ổ t t ệ i ph ộ m hoàn thành v ạ i t ớ i ph ộ m k
ạ ềất thúc và ý nghĩa c a s ủ phấn ự biệt? (ĐÃ LÀM) 65. Khái ni m, b ệ n chấất, các đ ả c đi ặ m v ể à ý nghĩa c a quy đ ủ nh t ị ý n ự a ch ử ng chấấm d ừ t vi ứ c ph ệ ạm t i trong lu ộ t ậ hình s ? Phấn bi ự t t ệ ý n ự a ch ử ng chấấm d ừ t vi ứ c ph ệ m t ạ i v
ộ ới phạm tội chưa đạt? Khái nim: - T ý n ự a c ử h ng chấấm s ừ t vi ứ c ph ệ m t ạ i là t ộ mình không th ự c hi ự n t ệ i ph ộ
m đềấn cùng, tuy không có gì ng ạ ằn c n. (không đòi h ả i ng ỏ i ph ườ m t ạ i ph ộ i hoàn toàn t ả nh ng ỉ , hôấi h ộ n mà ch ậ cấền h ỉ đã th ọ c s ự t ự nguy ự n ệ và dứ t khoát không th c hi ự ện n a) ữ B n chấất, đ c đim - Vi c d ệ ng th ừ c hi ự n ph ệ i x ả y ra tr ả ong quá trình th c hi ự n t ệ i ph ộ m: gđ CBPT ạ và PTCĐ chư a thành. - Do ng i pt hoàn t ườ oàn t nguy ự n, m ệ c dù nh ặ n thấấy điềều ki ậ n khách quan k ệ
o có gì ngằn c n. (điềều ki ả n k ệ o
ngằn c n đó có nghĩa là vấỹn tiềấp t ả c th ụ c h ự i n đc hành vi ph ệ m t ạ i ch ộ không ph ứ i ng ả ư i đó d ờ ng đ ừ đ ể i th ợ i ờ c khác) ơ - Th c chấất, hành vi c ự a ng ủ i t ý n ườ ự a ch ử ng chấấm d ừ t vi ứ c ph ệ m t ạ i đã th ộ a mãn 1 sôấ dấấu hi ỏ u c ệ a CT ủ TP Ý nghĩa: - T o c ạ hơ i cho ng ộ i trót có ườ
hđ CBPT hay bằất tay vào th c hi ự n ệ TP nềấu t nh ng ỉ nh ộ n r ậ a và th c s ự t ự b ừ ý ỏ đ nh PT
ị thì sẽỹ đ c miềỹn ượ
TNHS vềề tội định ph m ạ - H n chềấ g ạ ấy ra h u qu ậ nguy hi ả m cho xh ể - Th c hi ự
n chính sách khoan hôềng v ệ à phấn hóa TP c a NN ủ Phấn bit: -
T ý nự a chử ng thì không ph ừ i ch u ả TNHS mà đ ị c miềỹn ượ TNHS vềề t i đ ộ nh ph ị m (nềấu hành vi đã th ạ a mãn ỏ CTTP khác vấỹn b truy c ị u ứ TNHS0 - PTCĐ ph i ch ả u ị TNHS trền nh ng ữ c s ơ chung ở
66. Khái ni m, các dấấu hi ệ u cấấu thành đôềng ph ệ m và ý n ạ ghĩa c a quy đ ủ nh chềấ đ ị nh đôềng ph ị ạm trong lu t hình s ậ ? ự Khái nim: - Đôềng ph m là tr ạ ng h ườ p có hai ng ợ i tr ườ lền côấ ý cùng th ở c ự hiện một t i ph ộ m ạ Dấấu hiu: - Khách quan:  Có 2 ng i tr ườ lền tham gia vi ở c th ệ c hi ự n (đáp ệ ng đấềy đ ứ điềều ki ủ
ệ n để trở thành chủ th t ể i ph ộ m) ạ  Cùng chung hành đ ng
ộ cùng th c hiựn, thệ hi n ra ể T
ệ GKG, môỹi ng i đềều có hàn ườ h vi c th ụ , môỹi hành vi ể góp phấền dấỹn t i h ớ u qu ậ cuôấi cùng. ả - Ch ủ quan: 
Các thành viền cùng côấ ý  vềề m t lý trí và ặ
ý chí (ý chí: nh ng đôềng ph ữ m khi th ạ c hi ự n đềều mong ệ muôấn cùng th c hi ự n tệ i ph ộ m và mong ạ muôấn h u qu ậ chung x ả y ra
ả / lý trí: môỹi ĐP đềều nh n th ậ c ứ đ c hành vi c ượ a mình là gấ ủ y nguy hi m cho xh, môỹi ng ể i ĐP ườ đềều thấấy tr c ướ h u qu ậ nguy hi ả m cho ể
xh do mình và đôềng ph m khác gấ ạ y ra)  Cùng m c đ ụ ích ph m t ạ i (dấấu hi ộ u bằất bu ệ c ộ )
Ý nghĩa vì sao quy đ nh đốềng ph m - Vì m c đ ứ , TNHS ph ộ i có s ả phấn hóa, phù h ự p v ợ i m ớ c đ ứ t ộham gia vào hành vi ph m ạ t i c ộ a nh ủ ng đôềng ữ ph m vì sẽỹ có ng ạ i join ít or nhiềều ườ -
M c đứ tính chấất nguy hi ộ m cao h ể n, xẽm x ơ
ét nhiềều chiềều, bàn b ở c kyỹ h ạ n ơ - Mấất th i gian h ờ n, tấm lý v ơ ững hơn -
Xác suấất thành công cao h n Đ ơ n ơ lẻ -
Giúp các điềều tra viền, ki m sát viền, th ể m phán x ẩ ác đ nh chính xác vai t ị rò, tính chấất, m c đ ứ trong đôềng ph ộ m ạ
để áp dụ ng các hình phạ t phù hợp
67. Trình bày khái quát l ch s ị chềấ đ ử nh đ ị ôềng ph m tr ạ ong Lu t hình s ậ ựVi t ệ Nam? -
Ngay sau khi CMT8 thành công, m t sôấ vằn b ộ n PLHS đ ả c ban hành vềề vi ượ c tr ệ ng ừ tr m ị t sôấ t ộ i ph ộ m c ạ th ụ , ể quy đ nh vi ị c x ệ lý các ử TH c ng ph ộ m thẽo nguyền t ạ
ằấc “Những ngườ i tòng phạm or oa tr nh ữ ng tang v ữ t c ậ a ủ các t i ph ộ m cũng b ạ xị ph ử t nh ạ chính ph ư m” (sằấc l ạ nh sôấ 27) ệ - Sau này m t sôấ vằn b ộ n PLHS đã quy đ ả nh nguyền t ị ằấc x lý có s ử phấn hóa ự TNHS, là khi xét x T ử òa án cấền phấn bi t các hình th ệ c c ứ ng ph ộ m khác nhau: hành vi oa tr ạ (ch ữ a chấấp, tiều th ứ tài s ụ n do chiềấm đo ả t) ạ mà có là cộng phạm (hứa h n t ẹ tr ừ c) – hành vi oa tr ướ không là c ữ ng ph ộ m. ạ -
Điềều 17 BLHS 1985 đã s d ử ng thu ụ t ng ậ đôềng ph ữ
ạm thay cho cộng phạm, tòng ph m, quy đ ạ nh khái ni ị m, ệ đ c đi m đôềng ph ặ ể m, các lo ạ i ng ạ i đôềng ph ườ m,..Kho ạ
n 1 điềều 17 “đôềng ph ả m là hai or nhiềều ng ạ i côấ ườ ý cùng th c ự hiện một t i ph ộ m” ạ . -
Kho n 1 điềều 20, BLHS 1999 (2009) s ả a đ ử i: “đôềng ph ổ m là tr ạ ng h ườ p có 2 ng ợ i tr ườ lền côấ ý cùng th ở c hi ự n ệ m t tộ i ph ộ m”
ạ. Sau đó kho n 1 điềều 17 BLHS 2015 đã k ả
ềấ thừ a toàn bộ định nghĩa đó.
68. Phấn tích s khác nhau gi ự a các hình th ữ
c đôềng pham? Lấấy ví d ứ minh h ụ a? ọ Cằn c vào d ứ ấấu hiệu khách quan: -
Đốềng phm đ n gi ơ
n: là hình th c đôềng ph ứ m trong đó nh ạ ng ng ữ i tham gia vào v ườ đôềng ph ụ m đềều v ạ i vai ớ trò ng i th ườ c hành (Ví d ự : ụ A r B đ ủ i c p tài s ướ n) ả -
Đốềng phm phc tp: là hình th c đôềng ph ứ m trong đó có m ạ t ho ộ c 1 sôấ ng ặ i là ng ườ i th ườ c hành còn l ự i ạ nh ng ng ữ i khác v ườ i vai tr ớ ò là ng i t ch ườ ổ c ho ứ c ng ặ i xúi gi ườ c, giúp s ụ c (Ví d ứ : H xúi gi ụ c L ụ và K đi c p ướ ngấn hàng) Cằn c vào d ứ ấấu hiệu chủ quan: -
Đốềng phm khống có thống mưu tr c:
ướ là hình th c đôềng ph ứ m trong đó gi ạ a nh ữ ng ng ữ i đôềng ph ườ m ạ không có s th ự a thuấn, bàn b ỏ c tr ạ c vềề t ướ i ph ộ m cùng th ạ c hi ự n. (Ví d ệ : A ụ đ nh đi ằn tr ị m ộ nhà ch C và đềấn ị
đấấy thấấy 1 mình không thể th c hi ự ện đ c và đã r ượ thềm B cùng th ủ c hi ự n mà ko b ệ àn b c tr ạ c) ướ -
Đốềng phm có thống mưu tr c
ướ : là hình th c đôềng ph ứ m trong đó gi ạ a nh ữ ng ng ữ i đôềng ph ườ m có s ạ ự th a ỏ
thuấn, bàn b c tr ạ c vềề t ướ i phộ m cùng th ạ c hiự n. (Ví d ệ : A và B đã lền k ụ ềấ ho ch sằỹn v ạ i nhau đ ớ đềấn nhà ch ể C ị tr m đôề) ộ Phm t i có t ch c : là tr ng h ườ p đôềng ph ợ m có s ạ cấu k ự ềất ch t chẽỹ gi ặ a nh ữ ng ng ữ i cùng th ườ c hi ự n t ệ i ph ộ m. ạ Th ng là s ườ kềất h ự p c ợ a đôềng ph ủ m có thông m ạ u tr ư c và đôềng ph ướ m ph ạ c ứ t p
ạ (cấấp độ hơn, th hi ể ện trình đ cao ộ
h n, sơ móc xích, phấn công, điềều phôấi ch ự t chẽỹ,…) ặ 69. Phấn bi t ph ệ m ạ t i có t ộ ch ổ c, t ứ ch ổ c ph ứ m t ạ i, t ộ i ph ộ m có t ạ ch ổ c? Lấấy ví d ứ ụ minh h a? ọ Ph m t ạ i có t ộ ch ổ c ứ - Là tr ng h ườ p đôềng ph ợ m có s ạ cấu k ự ềất ch t chẽỹ gi ặ a ữ nh ng ng ữ i cùng th ườ c ự hiện t i ph ộ ạm - Ví d : ụ A và B cùng th c ự hiện một hành vi đó là tr m ộ cằấp tài s n ả , 2 ng i có s ườ ự chuẩn b tr ị c, bàn b ướ c th ạ o lu ả n v ậ i ớ
nhau vềề timẽ, địa đi m,.. ể T ch ổ ức phạm t i ộ -
Là chỉ 1 nhóm, thành lậ p thẽo t ng ừ bang
ổ thực hiệ n mộ t tội phạm có sự tham gia c a nh ủ ng lo ữ i ng ạ i đôềng ph ườ m ạ - T i ph ộ m có t ạ ch ổ c ứ - Thẽo quan đi m c ể a cấc lu ủ t gia Myỹ: ậ Tp có t ch ổ ức là hoạt đ ng ph ộ m t ạ i c ộ a ủ các t ch ổ c chính quy ứ , rấất phát tri n và ể h ng m ướ i nôỹ l ọ c ự đ đ ể t đ ạ c l ượ i ợ nhuậ n thông qua nh ng ph ữ ng ti ươ n ệ bấất hợp pháp - Ví d : bằng đ ụ ng Mafia ả 70. Nh ng nguyền tằấc x ữ ác đ nh trách nhi ị m hình s ệ trong đôềng ph ự m ạ thẽo Lu t hình s ậ ựVi t Nam? ệ -
Nguyền tắấc TNHS chung: tấất c nh ả ng ng ữ i đôềng ph ườ m ph ạ i ch
ả u TNHS chung vềề toàn b ị t ộ i ph ộ m đã x ạ y ra ả (đềều b xét x ị vềề cùng 1 t ử i ph ộ m, ch ạ u trách nhi ị
m vềề tình tiềất tằng n ệ ng
ặ liền quan đềấn hành vi ph m t ạ i nềấu ộ h cùng côấ ý th ọ c hi ự n) ệ - Nguyền tắấc TNHS đ c l
ộ ập: môỹi ng i đôềng ph ườ m ph ạ i ch ả u TNHS đ ị c l ộ p vềề vi ậ c cùng th ệ c hi ự n t ệ i ph ộ m ạ (ng i ng ườ i đôềng ph ườ m sẽỹ không ph ạ i ch ả u TNHS vềề hành vi v ị t quá ý đ ượ nh ph ị m t ạ i chung c ộ a nh ủ ng đôềng ữ ph m khác, vi ạ c tằng n ệ ng hay gi ặ m nh ả TNHS thu ẹ c vềề ng ộ i đôềng ph ườ m nào thì áp d ạ ng v ụ i ng ớ i đó) ườ - Nguyền tắấc cá th hóa TNHS: trong 1 v đôềng ph ụ
ạ m, những người tham gia tuy phạm cùng một t i nh ộ ng tính ư chấất và m c đ ứ tham gia c ộ a môỹi ng ủ i là khác nhau. ườ 71. C s ơ lý lu ở n
ậ vềề trách nhiệm hình s ? ự -
Xét vềề m t lý lu n, vấấn đềề c ặ ậ s cơa TNHS tro ở ủ ng khoa h c LHS luôn là m ọ t vấấn đềề ph ộ c t ứ p và cho đềấn nay v ạ ấỹn
còn tôền t i nhiềều quan đi ạ m khác nhau. ể T nh ừ ng nằm 50 c ữ a thềấ k ủ XX cho đềấn na ỷ y, các nhà hình s h ự c ch ọ ỉ quan tấm đ làm sáng t ể vềề m ỏ t lý lu ặ n xẽm:
ậ cái gì là n i dung nằềm trong côất lõi c ộ a TNHS. Nềấu hi ủ ểu thẽo nghĩa h p, thì quan ni ẹ m truyềền thôấng v ệ ềề c sơ cở a TNHS ủ ch cấền x ỉ
ẽm xét ni dung bền trong c a c s ơ c a
TNHS là cái gì. Nềấu phấn tích thẽo 1 cách toàn di n và có h ệ thôấng ệ
, thì vềề mặt pp luận – ph i nghiền c ả ứu thẽo 1 h thôấng đấềy đ ệ t ủ ng ươ ng v ứ i 2 bình di ớ n: ệ VỀỀ M T N I DUNG HA Y V T CHẤẤT (khách quan) / VỀỀ M T Q PH M (pháp lý)  C s ơ lý lu ở n: c ậ s ơ khách quan và c ở s ơ pháp lý ở 72. C s ơ pháp lý vềề ở trách nhiệm hình s ? ự - Nềấu nh xét vềề m ư t n ặ i dung, c ộ sơ khách quan c ở a TNHS đ ủ c coi là vi ượ c th ệ c hi ự n hành vi nguy hi ệ m cho xh ể b LHS cấấm còn vềề m ị t bền ngoài (c ặ s hình th ơ ở c) đ ứ c coi là cằ ượ
n c chung, có tính chấất bằất bu ứ c, do PLHS quy ộ định. - Còn xét vềề m t quy ph ặ m (c ạ s ơ pháp lý) thì đ ở ưc coi là gì?: ch ợ ng h ẳ n, là “QPPL ạ hình s t ự n ươ g ng trong ứ
phấền chung vềề c s TNHS”
ơ ở , là “Chềấ tài c thụ t ể ng ươ ng tro ứ ng phấền riềng c a B ủ LHS”, là “Lo i và m ạ c hình ứ ph t c th ạ ụ đôấi v ể i tớ i ph ộ m t ạ ng ươ ng trong phấền ứ riềng BLHS”,…  D a trền 2 c ự s trền đôềng th ơ ở i nghiền c ờ u quy ph ứ m trong suôất h ạ n 3
ơ0 nằm qua Điềều 2,3 BLHS VN và trền c ơ s phấn tích th ở c tiềỹn áp d ự ng các quy đ ụ nh c a PLHS và PL ị ủ
TNHS liền quan đềấn vi c giệ i quyềất vấấn đềề ả TNHS  Kềất lu n: C s pháp lý c ơ ở a TNHS là hành vi nguy hi m cho xã h i có đấềy đ các dấấu hi u c a CT TP c th t ng ươ ng ghi nh n trong PLHS. ( CTTP trong LHS đ c coi là c ượ s ơ pháp lý c a TNHS) 73. Phấn bi t tr ệ ách nhi m hình s ệ v ự i các d ớ ng trách nhi ạ m pháp lý khác? ệ 74. C sơ và điềề ở u ki n c ệ a tr ủ ách nhi m hình s ệ đôấi v ự ới cá nhấn ph m t ạ i? ộ C sơ cở a TNHS (kho ủ n 1 điềều 2) ả - Ch ng ỉ i nào ph ườ m m ạ t t ộ i đã đ ộ c BLHS quy đ ượ nh m ị i ph ớ i ch ả u ị TNHS  Ph i x ả ét trền c s ơ khách quan v ở à c s ơ pháp lý ở Điềều ki n c ệ a ủ TNHS - Là nh ng cằn c ữ riềng cấền v ứ
à đ , có tính chấất bằất bu ủ c và do LHS quy đ ộ nh mà ch ị khi nào c ỉ ó t ng h ổ p tấất c ợ ả chúng thì ch th ủ m ể i ph ớ i ch ả u ị TNHS  Ng i đó ph ườ i có nằng l ả c ự TNHS  Ng i đó đ ườ tu ủ i ch ổ u ị TNHS  Ng i đó ph ườ i th ả c hi ự n hành vi nguy hi ệ m cho x ể ã h i ộ  B LHS cấấm ị  Ng i ấấy ph ườ i có lôỹi tr ả ong vi c th ệ c hi ự n hành vi nguy hi ệ m cho xh ể 75. C sơ và điềề ở u ki n c ệ a tr ủ ách nhi m hình s ệ đôấi v ự i pháp nhấn ph ớ m t ạ i ộ thẽo Lu t hình s ậ ựVi t Nam? ệ C s ơ : - Kho n 2 điềều 2: Ch ả PNTM nào ph ỉ m m ạ t tội đã đ ộ c quy đ ượ nh tị i điềều 76 c ạ a BLHS m ủ i ph ớ i ch ả u ịTNHS.
Điềều ki n: theo điềều 75 - Hành vi ph m t ạ i đ ộ c th ượ c ự hi n nhấn danh PNTM ệ - Hành vi ph m t ạ i đ ộ c th ượ c hi ự n vì l ệ i ích c ợ a PNTM ủ - Hành vi ph m t ạ i đ ộ c th ượ c hi ự n có s ệ ch ự đỉ o, điềều ạ hành ho c chấấp thu ặ n c ậ a PNTM ủ - Ch a hềất th ư i hiờ u truy c ệ u TNHS quy đ ứ nh t ị i K2,3 điềều 27 BLHS ạ Vi c PNTM ch ệ u TNHS không lo ị i tr ạ TNHS cá nhấn. ừ TNHS là h u qu ậ pháp lý bấất l ả i tấất y ợ ềấu mà m t ng ộ i ph ườ i ch ả u khi th ị c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i ộ 76. Khái ni m, b ệ n chấất v ả
à ý nghĩa của việ c quy đị nh thời hiệ u truy cứ u trách nhiệm hình sự trong lu t ậ hình s ? ự Khái ni m: Đ27 - Th i hi ờ u truy c ệ u TNHS là th ứ i gian do b ờ lu ộ t này q ậ uy đ nh mà khi hềất h ị n đó ng ạ i ph ườ m t ạ i không b ộ truy ị c u ứ TNHS (5/10/15/20) B n chấất, ý nghĩa: - Cho h cọ h ơ i tr ộ vềề hoàn l ở ng ươ , kho ng th ả i gian th ờ thách đ ử anh ta không ph ể m t ạ i m ộ i mà không cấền ớ hình phạt - Giúp cho c quan điềều tr ơ a, truy tôấ, xét x ph ử i nhanh chóng ả , công minh - Luật pháp là đ giáo d ể c ụ , rằn đẽ, c i t ả o ng ạ i có hành vi ph ườ m t ạ i (nhấn vằn) ộ
77. Trình bày các điềều kiệ n để ngườ i phạ m tộ i hoặ c pháp nhấn phạm t i đ ộ c h ượ ưởng th i hi ờ ệu truy cứu trách nhiệm hình sự? - K t ể khi th ừ c ự hi n t ệ i ph ộ m đã tr ạ i qua m ả t th ộ i h ờ n do BLHS quy đ ạ nh. ị T i ph ộ
ạm càng nghiềm tr ng thì th ọ i ờ
h n đó càng dài. (Thẽo k2 điềều 2 ạ 7) - Ng i ph ườ m tại không ph ộ m t i m ạ i mà BLHS quy đ ộ ớ nh m ị c cao nhấất c ứ a khung hình ph ủ t đôấi v ạ i t ớ i ấấy là ộ trền 1 nằm tù -
Trong th i hờ n nói trền ng ạ i ph
ườ m tạ i không côấ tình tr ộ
ôấn tránh đôềng th i không có quyềất đ ờ nh truy nã c ị a c ủ ơ quan có th m ẩ quyềền. 78. Khái ni m, b ệ n chấất v ả à ý nghĩa c a chềấ đ ủ nh miềỹn tr ị ách nhi m hình s ệ trong lu ự t hình s ậ ? Phấn bi ự t miềỹn trá ệ ch nhi m hình s ệ v ự i không ph ớ i ch ả u trách nhi ị m hình s ệ và miềỹn hình ph ự ạt? Khái ni m: ệ -
Miềỹn TNHS là miềỹn cho ch th ủ không ph ể i gánh ch ả u h ị u qu ậ pháp lý do vi ả c th ệ c hi ự n t ệ i ph ộ m khi có ạ nh ng điềều ki ữ
ệ n thẽo quy định của pháp luật Ý nghĩa: -
Th hiể n sệ khoan hôềng, nhấn đ ự o cạ a Đ ủ ng và NN thông qua vi ả c xóa b ệ hỏ u qu ậ pháp lý ả , miềỹn TNPL mà đáng ra t i ph ộ m ph ạ i ch ả ịu - Khuyềấn khích ng i ph ườ m t ạ i l ộ p công chu ậ c t ộ i, ch ộ ng t ứ kh ỏ ả nằng c i t
ả ạo, giáo dục nhanh chóng B n chấất: ả -
Đáng lẽỹ, nềấu bấất kỳ ai nềấu đã th c hi ự n m ệ t tộ i ph ộ m đ ạ c BLHS quy đ ượ nh thì ph ị i ch
ả u ịTNHS. Tuy nhiền v i ớ b n chấất nhấn đ ả o, BL ạ HS n c ta có nh ướ ng quy đ ữ nh ngo ị i l ạ , quy đ ệ nh các tr ị ng h ườ p nhấất đ ợ nh sẽỹ đ ị c ượ miềỹn TNHS. - Ng i ph ườ m tạ i đã th ộ a mãn các y ỏ
ềấu tôấ CTTP nh ng không ph ư i ch ả u ịTNHS Phấn biệt Miềỹn TNHS Miềỹn hình phạt Khái niệm
Là miềỹn cho chủ th không ph ể i gánh ch ả u ị Không bu c ng ộ i ph ườ m t ạ i ph ộ i ch ả u bi ị ện pháp c ng ưỡ h u qu ậ pháp lý do vi ả ệc th c hi ự ện t i ộ ph m ạ
chềấ nghiềm khằấc nhấất c a NN là hình ph ủ t vềề t ạ i ộ mà khi có nh ng điềều ki ữ ệ n thẽo quy đ nh c ị a ủ người đó đã th c hi ự n ệ pháp luật B n chấất ả Ng i ph ườ m t ạ i đã th ộ a mãn các y ỏ ềấu tôấ CTTP
Đôấi v i miềỹn hình ph ớ
ạ t người phạm tội đã thỏa mãn các nh ng ư không ph i ch ả u ị TNHS
yềấu tôấ cấấu thành t i ph ộ m và ph ạ i ch ả ịu trách nhi m ệ hình s ho ự c không ph ặ i ch ả u hình ph ị t (vấỹn b ạ tuyền l ị à
có tội nhưng bản án không quy trách nhi m á ệ p d ng ụ hình phạt). Điềều kiện áp Đ c miềỹn ượ Kho n 1,2 điềều 54 ả d ng ụ -
Khi tiềấn hành điềều tra, do có sự thay - Kho n 1: ả Tòa án có th quyềất đ ể ịnh một hình đ i chính sách, PL ổ
làm cho hành vi không còn ph t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ
ủa khung hình phạt đư c áp ợ nguy hiểm nữa d ng nh ụ ng ph ư i trong khung hình ph ả t liềền k ạ ềề nhẹ h n ơ - Khi có quyềất đ nh đ ị i xá ạ c a điềều lu ủ t khi ng ậ i ph ườ m
ạ t i có ít nhấất 2 tìn ộ h tiềất Có th đ ể c miềỹn ượ gi m nh ả quy đ ẹ nh t ị i K1 điềều 51 ạ -
Khi điềều tra, do chuy n biềấn tình hình ể - Kho n 2: ả Tòa án có th quyềất đ ể ịnh một hình mà ng i ph ườ m t ạ i không còn nguy hi ộ m ể ph t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ
ủa khung hình phạt đư c áp ợ nữa d ng nh ụ ng ph ư i trong khung hình ph ả t liềền k ạ ềề nhẹ h n ơ - Mằấc bệnh hiểm nghèo c a điềều lu ủ t khi ng ậ i ph ườ m t
ạ i lấền đấều là ng ộ i ườ giúp - Tr c khi b ướ phát giác, n ị g i ph ườ m ạ s c trong v ứ án đôềng ph ụ ạm nh ng có vai trò ư không đáng t i t ộ thú, góp phấền v ự
ào phát hi n, điềều tra ệ k . ể t i ph ộ m, l ạ p công l ậ ớn - Ng i t ườ ý n ự ửa ch ng ừ Th m quyềền áp ẩ - Điềều tra - Tòa án d ng ụ - VKS - Tòa án
Hậ u quả pháp Không b coi là có t ị i ộ Vấỹn b coi là có t ị i ộ lý Không ph i ch
ả u ịTNHS thì không b coi là t ị i ph ộ m ạ Cấu 79. Khái quát l ch s chềấ đ nh miềễn tr
ách nhim hình s trong Lu t hình s Vit Nam? Cấu 80. Phấn tích tr ng h ườ p đ c miềễn trách nhi ượ m hình s
sau: Khi tiềấn hành điềều tr a, truy tốấ ho c xét x , do có s
thay đi chính sách, pháp lut làm cho hành vi phm ti khống còn nguy him cho xã h i n a? ( điểm a khoản 1 đ29) - s thay đ ự i csach, pl kp tha ổ y đ i trong ổ BLHS mà ms ch thay đ ỉ i trong csach chung c ổ a ủ NN ho c ặ các đ o lu ạ t phi hình s ậ ự khác khiềấn hvi c a ch
ủ thủ mấất đi tính nguy hi ể m m ể c dù BLHS v ặ ấỹn coi là t i ph ộ m ạ
- nguyền nhấn: qtrinh s a đ ử i, bsung BLHS đc th ổ c hi ự n b ệ i quy trình l ở p pháp ch ậ
t chẽỹ, công phu nền có nh ặ ng th ữ i ờ đi m các quy đ ể nh c ị a BLHS lôỹi th ủ i so vs s ờ thay đ ự i c ổ a csach ủ
Cấu 81. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s
sau: Khi tiềấn hành điềều tr
a, truy tốấ, xét x do chuy n biềấn c a tình hình mà ng i ph ườ m t i khống còn nguy hi m cho xã h i n a? Lấấy ví d minh ha? ( điểm a khoản 2 đ29) -s chuy ự n biềấn tính hình đc hi ể u là s ể thay đ ự i đk xh tr ổ ong pvi toàn xh, đ a ph ị ng ươ , c quan, xí nghi ơ p ho ệ c gđ. Do s ặ ự chuy n biềấn c ể th ụ mà ng ptoi k cò ể n nguy hi m cho xh. ể Vd: ng đó đã hoàn l ng, chằm ch ươ lm ằn, tgia các hđ xh... ỉ
-BLHS 1999: bằất bu c, BLHS 2015: tùy nghi ộ
Cấu 82. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s sau đấ
y: Khi tiềấn hành điềều tra, truy tốấ, xét x , ng i ph ườ m t i mắấc b nh hi
m nghèo dấễn đềấn khống còn kh
nắng gấy nguy him cho xã hi na? ( đi m b kho ể n 2 điềều 29) ả
Thẽo quy đ nh t ịi nghạ quyềất sôấ 01/ ị 2017/NQ-HDTP là tr ng h ườ p thẽo kềất lu ợ n c ậ a bv cấấp t ủ nh tr ỉ lền thì ng b ở k ị ềất án đang b nhị ng cằn b ữ nh nguy hi ệ m đềấn tính m ể ng, khó có ph ạ ng th ươ c ch ứ a t ữr . Vịd: ung th giai đo ư n cuôấi, HIV ạ Đ đc miềỹn ể TNHS:
+ mằấc bệnh hiểm nghèo + b nh tình đềấn m ệ c ứ đ k còn kh ộ nằng g ả ấy nguy hi m cho xh ể
+ tình tr ng đó p diềỹn r ạ a trong qtrinh c quan ch ơ
c nằng tiềấn hành điềều tr ứ a, truy tôấ, xét xử
Cấu 83. Phấn tích cắn c miềễn trách nhi m hình s : Ng i ph ườ m t i t thú, khai rõ s vi c, góp phấền có hi u qu vào vi c phát hi n và điềều tra t
i phm, cốấ gắấng h n chềấ đềấn m c thấấp nhấất h
u qu ca t i ph m và l p cống l n ho c
có cốấng hiềấn đc bit, đượ c Nhà nướ c và xã hi tha nhn? ( đi m c, kho ể ản 2 đ29)
Đk xẽm xét, quyềất đ nh miềỹn ị TNHS( thỏa mãn tca): + ch đ ủ ng t ộ thú tr ự
c khi b phát giác: khi ch ai phát hi ị n s ệ vc, ch ự t ủ h t ể nh ự n t ậ i vs cq ch ộ c nằng ứ
+ khai rõ s vc: khai báo thàn ự h kh n, rõ r ẩ àng, đấềy đủ
+ góp p hi u quệ vào vc phá ả t hi n và điềều tr ệ a t i phộ m, côấ gằấn ạ g h n chềấ m ạ c thấấp nhấất h ứ ậu qu c ả ủa tp + l p công l ậ n ho ớ c côấng hiềấn đ ặ c bi ặ t, đc NN v ệ à xh th a nh ừ n.
ậ Vd: c u ng khác trong tình thềấ hi ứ ểm nghèo, cứu ts c a nn, ủ t p th ậ , công dấn tr ể ong thiền tai, h a ho
ỏ n, có sáng kiềấn gtri ho ạ
c thành tích xuấất sằấc ặ
Cấu 84. Phấn tích cắn c miềễn trách nhim hình s sau: Ngườ i thc hin ti phm ít nghiềm trng ho c t i ph m
nghiềm trng do vố ý gấy thit hi vềề tính mng, sc khe, danh d, nhấn phm ho c tài s n c a ng i khác v ườ à đ c ng ượ i b ườ hi ho c ng i đ ườ i di n c a ng i b ườ hi t nguy n hòa gi i và đềề ngh miềễn tr ách nhim hình s , thì có th đ c miềễn trách nhi ượ m hình s ? (k3 điềều 29) Đk:
+ nghiềm tr ng do vôấ ý ho ọ ặc ít nghiềm tr ng ọ + ch th ủ tể nguy ự n s ệ a c ử h a, bôềi th ữ ng thi ườ t h ệ i ho ạ c khằấc ph ặ c h ụ u qu ậ ả + có s t nguy ự ự n hòa gi ệ i và đềề ngh ả miềỹn ị TNHS c a ủ ng b h ị i ho ạ c đ ặ i di ạ n h ệ p pháp c ợ a ng b ủ h ị i ạ Cấu 85. Trình bày các tr ng h ườ p c th đ c miềễn trách nhi ượ
m hình s theo quy đ nh trong Phấền các t i ph m B
lut hình s nắm 2015, sa đi, b sung nắm 2017?
k4 đ110:” ng đã nh n lm gián đi ậ p, nh k th ệ c hi ự n nvu đc giao v ệ
à tự thú, thành kh n khai báo vs c ẩ quan NN có th ơ m ẩ
quyềền, thì đc miềỹn TNHS vềề t i ộ này”
k4 đ247:” ng nao ptoi vềề k1 điềều này, nh đã t nguy ự n phá b ệ , giao n ỏ p c ộ ho c quan ch ơ c nằng có th ứ m quyềền tr ẩ c khi thu ho ch, thì có th ạ đc miềỹn ể TNHS” k7 đ364:” ng đ a hôấi l ư tuy k b ộ ép bu ị c nh đã ch ộ đủ ng khai báo trc k ộ hi b phát giác, thì có th ị đc miềỹn ể TNHS và đc tr l ả i ạ 1 p ho c toàn b ặ c ộ a đã dùng đ ủ đ ể a hôấi l ư ” ộ Cấu 86. Khái ni m và đ c đi m chung c
a hình pht? Phấn bit hình pht vi bin pháp tư pháp hình s ?
K/n: Hình ph t là biạ n pháp c ệ ng chềấ Nhà n ưỡ
c nghiềm khằấc nhấất, đ ướ c quy đ ượ nh trong BL ị HS, gằấn liềền v i t ớ i ph ộ m và ạ
do tòa án áp d ng đôấi vói ch ụ
ủ thể phạ m tộ i thẽo một trình t riềng bi ự ệt. Đđ: + là bp c
ng chềấ NN nghiềm khằấc nhấất ưỡ + đc quy đ nh trong BLHS ị + gằấn liềền vs t i ph ộ ạm
+ do tòa án áp dụ ng đvs chủ thể ptoi thẽo 1 trình t riềng bi ự ệt + HP là công c đ ụ m b ả o cho LHS có th ả th ể c hi ự n đc n ệ vu bv các qhẽ xh
* pbt hình pht vs bptp:
-hp và bptp là 2 chềấ tài đc sd ph biềấn trong quá trình x ổ ét x 1 v ử án hsu ụ
-đềều là nh ng bp mang tính c ữ ng chềấ c ưỡ a CQNN có th ủ m quyềền nhằềm tr ẩ n ừ g ph t, GD ạ , c i t ả o ng ptoi ạ Hình pht
Bin pháp tư pháp - Đềều mang tính c ng chềấ; ưỡ Giốấng nhau - Bấất l i cho ng ợ i b ườ ị áp d ng; ụ - Ph i do ch ả th ủ có th ể m quyềền ra ẩ quyềất định.
Hình phạt là biện pháp c ng ưỡ
chềấ nghiềm khằấc nhấất c a Nhà ủ Biện pháp t pháp là Bi ư ện pháp n c đ ướ c quy đ ượ nh trong B ị ộ c ng chềấ nhà n ưỡ ước được quy định lu t nà
ậ y, do Tòa án quyềất định áp trong luật hình sự và do tòa án áp Khái nim d ng đôấi v ụ i ng ớ ười hoặc pháp d ng ụ , b sung cho h ổ thôấng hình ệ nhấn th ng m ươ i ph ạ m t ạ i nhằềm ộ ph t v ạ i m ớ c đích tha ụ y thềấ ho c hôỹ ặ t c b ướ ho ỏ c h ặ n chềấ quyềền, l ạ i ợ trợ hình phạt.
ích củ a ngườ i, pháp nhấn th ng ươ mại đó. + Nhằềm trừng tr ng ị ười, pháp nhấn th ng m ươ i ph ạ m t ạ i; ộ
+ Giáo dụ c ý thứ c tuấn thẽo pháp lu t và c ậ ác quy tằấc c a cu ủ c ộ + Không mang b n chấất tr ả ừng trị mà sôấng; M c đích ch nhằềm h ỉ n chềấ quyềền t ạ do; ự + Ngằn ng a h ừ ph ọ m t ạ i m ộ i ớ ;
+ Đềề cao m c đích giáo d ụ c, ụ c i t ả o. ạ
+ Giáo dục người, pháp nhấn
thương mại khác tôn trọng pháp lu t, phòng ng ậ a và đấấu tr ừ anh chôấng t i ph ộ m ạ . Hình th c
Đốấi vi cá nhấn: + T ch thu v ị t, tiềền tr ậ c tiềấp liền ự ộ ạ - Cảnh cáo; quan đềấn t i ph m; ả ạ ả ử ữ ặ - Ph t tiềền; ạ
+ Tr l i tài s n, s a ch a ho c bôềi th ng thi ườ t h ệ i; bu ạ c công khai ộ - C i t ả o không giam gi ạ ; ữ xin lôỹi; - Tr c xuấất; ụ + Bằất bu c ộ chữa bệnh. - Tù có th i h ờ ạn; - Tù chung thấn; - Tử hình.
Đốấi vi pháp nhấn: - Ph t tiềền; ạ
- Đình chỉ hoạt đ ng có th ộ i h ờ n; ạ - Đình ch ho ỉ t đ ạ ng vĩnh viềỹn. ộ
Ngoài ra sẽỹ còn m t sôấ hình ph ộ ạt b sung khác. ổ Th m quyềền áp Tòa án ho c c
ặ quan tiềấn hành tôấ ơ Tòa án. d ng t ng khác. ụ Áp d ng đôấi v ụ i ng ớ i th ườ c hi ự n ệ
Đốấi tượng áp Áp d ng đôấi v ụ i t ớ ội phạm. hành vi nguy hi m cho x ể ã h i nhằềm ộ d ng hôỹ tr ho ợ c tha ặ y thềấ hình phạt. Ng i ph ườ m t ạ i b ộ t ị c b ướ ho ỏ c ặ h n chềấ quyềền, l ạ i ích và ph ợ i ả mang án tích trong th i h ờ n nhấất ạ
Không mang án tích khi áp d ng ụ
Hu qu pháp lýđị nh thẽo quy định của pháp biệ n pháp tư pháp. luật.
Thi đim áp Áp d ng tro ụ ng giai đo n x ạ ét x ử Áp d ng tro ụ ng giai đo n điềều tr ạ a, d ng khi tòa ra bản án. xét x . ử + Hình phạt chính đ c áp d ượ ng ụ Trong 1 sôấ tr ng h ườ p, các ợ bi n ệ đ c l ộ ập. pháp t pháp đóng vai trò ư thay thềấ Cách áp d ng hình ph t lo ạ i b ạ nguyền nh ỏ ấn, điềều ệ ể + Hình phạt bổ sung đ c áp ượ
ki n dấỹn đềấn hành vi nguy hi m cho
dụng kèm hình phạt chính. xã h i. ộ
Cắn c pháp lý B lu ộ ật hình s 2015 ự Cấu 87. Phấn bi
t hình pht áp dng vi cá nhấn phm ti và hình pht áp d ng đốấi v
i pháp nhấn phm t i? Hp của cá nhấn Hp củ a pháp nhấn Hp chính - cảnh cáo - ph t tiềền( min 50tr) ạ -ph t tiềền ạ -đình chỉ hđ có th i h ờ n( 6 ạ th- -tr c xuấất ụ 3 nằm) -CTKGG -đình ch hđ vĩnh viềỹn ỉ - tù có th i h ờ n ạ - tù chung thấn - t h ử ình HPBS - cấấm đ m nhi ả m ch ệ c v
ứ , cấấm hành nghềề ụ
- cấấm kd, hđ trong 1 sôấ lĩnh ho c làm cv ặ c nhấất định v c ự cụ thể - cấấm cư trú
- cấấm huy đ ng vôấn(1-3 nằm) ộ -qu n chềấ ả - ph t tiềền ạ - t c 1 sôấ quyềền ướ cd -tị ch thu ts -ph t tiềền ạ -tr c xuấất ụ Cấu 88. Quan ni m nh thềấ nào vềề m ư
c đích ca hình pht hình s ? - đ31 BLHS + tr ng tr ừ và GD ng ị
/PNTM ptoi, ngằn họ ptoi ms
+ GD ng/PNTM khác tôn tr ng p ọ l
+ phòng ng a, đtranh chôấng tp ừ Cấu 89. Khái ni m, đ c đi m và các b ph n cấấu thành c a h thốấng hình ph
t trong Lut hình s Vit Nam?
- k/n: h thôấng hp là là t ệ ng th ổ các hp do NN quy đ ể nh tro
ị ng LHS có lền kềất ch t chẽỹ vs nhau thẽo 1 trình t ặ nhấất đ ự n ị h do
tính chấất nghiềm khằấc c a t ủ ng lo ừ ại hp quy định - các b ph ộ n cấấu thành: ậ + hp chính: + HPBS: - đ c đi ặ m: ể + HPBS k đc quy đ nh áp d ị ng đ ụ c l ộ p đvs môỹi tp c ậ ụ th mà ch ể đc áp d ỉ ng b ụ
sung cho hp chính và k đc quy đ ổ nh áp d ị ng ụ đvs tca các lo i t ạ i ph ộ m đc quy đ ạ nh trong L ị HS
+ các HPBS k đc sằấp xềấp thẽo 1 tr t t ậ nhấất đ ự ịnh nh hp chính ư + tòa án có th áp d ể ng 1 ho ụ c m ặ t sôấ HPBS k ộ
èm hp chính đvs môỹi tp cụ thể Cấu 90. Khái ni m, đ c đi m và vai trò c
a hình pht chính? Phấn bit hình pht chính vi hình pht b sung?
K/n: là hp nghiềm khằấc nhấất trong h thôấng hp quy đ ệ nh trong LHS, do t ị òa án quyềất đ nh áp d ị ng đvs ng ụ /PNTM ptoi vs n i ộ dung t c b và h
ướ ỏ n chềấ các quyềền v ạ à l i ích nhằềm GD ợ , c i t ả o, ng ạ ằn ng a
ừ, GD tôn tr ng pl, đtranh chôấng tp ọ - đ c đi ặ m: ể + hp chính đc áp d ng đ ụ c l ộ p đvs môỹi tp c ậ ụ thể
+ các hp chính đc sằấp xềấp thẽo 1 tr t t ậ n ự hấất đ nh ị
+ hp chính gôềm nhiềều lo i hp khác nhau ạ Tiều chí Hình pht chính
Hình pht b sung - T c đo ướ t ho ạ c hặ n chềấ m ạ t sôấ quy ộ ềền nhấất đ nh c ị a ng ủ i ph ườ m t ạ i. ộ Giốấng nhau - Do ch th ủ có th ể m
ẩ quyềền ra quyềất định.
- Mang tính chấất bấất l i cho ng ợ i b ườ ị áp d ng. ụ
Hình phạt bổ sung là hình phạt không được tuyền đ c l ộ p mà ch ậ có ỉ
Hình phạt chính là hình phạt cơ bản đ c áp d ượ n
ụ g thể tuyền kèm thẽo hình phạt chính. cho m t lo ộ i t ạ i ph ộ m và đ ạ c ượ tuyền đ c l ộ p v ậ i ớ Khái nim Đôấi v i môỹi lo ớ
ại tội phạm tòa án có
môỹi tộ i phạ m tòa án chỉ có thể tuyền án đ c l ộ p ậ th tuyền m ể t ộ ho c nhiềều hình ph ặ ạt một hình ph t chính: ạ b sung nềấu điềều lu ổ t vềề t ậ i ph ộ m ạ
có quy định các hình phạt này.
Các hình pht Đốấi vi cá nhấn:
Đốấi vi cá nhấn: - Cảnh cáo; - Cấấm đ m nhi ả m ch ệ c v ứ , cấấm ụ ặ ệ - Ph t tiềền; ạ
hành nghềề ho c làm công vi c nhấất định; - C i t ả o không giam gi ạ ; ữ - Cấấm cư trú; - Tr c xuấất; ụ - Qu n chềấ; ả - Tù có th i h ờ n; ạ - T c m ướ t sôấ quyềền cô ộ ng dấn; - Tù chung thấn; - Tịch thu tài sản; - T h ử ình.
- Ph t tiềền, khi không áp d ạ ng là ụ hình phạt chính;
- Tr c xuấất, khi không áp d ụ ng là ụ
Đốấi vi pháp nhấn: hình phạt chính. - Ph t tiềền; ạ
Đốấi vi pháp nhấn:
- Đình chỉ hoạt đ ng có th ộ i h ờ n; ạ
- Cấấm kinh doanh, cấấm hoạt đ ng ộ ộ ự ị - Đình ch ho ỉ t đ ạ ng vĩnh viềỹn. ộ
trong m t sôấ lĩnh v c nhấất đ nh; - Cấấm huy đ ng vôấn; ộ
- Ph t tiềền, khi không áp d ạ ng là ụ hình phạt chính.
So với hình phạ t bổ sung thì hình ph t ạ chính mang
tính nghiềm khằấc, n ng h ặ n r
ơ ấất nhiềều. Hình ph t ạ Hình ph t b ạ sung nh ổ h ẹ n r ơ ấất Mc đ chính đánh th ng v ẳ ào các quyềền c b ơ n c ả a công ủ
nhiềều so với hình phạt chính. dấn nh quyềền t ư do, quy ự ềền sôấng.
+ Hình phạt chính được tuyền đ c l ộ p; ậ + Hình ph t chính đ ạ c v ượ n d ậ ng riềng rẽỹ ch ụ ứ
Nguyền tắấc áp không đôềng th i áp d ờ ng đôấi v ụ i ng ớ i ph ườ m t ạ i ch ộ ỉHình ph t b ạ sung luôn ph ổ i đi k ả èm d ng
áp dụ ng mộ t trong các hình ph t c ạ hính; với hình phạt chính.
+ Khi áp dụ ng mộ t hình phạt chính có th áp d ể ng ụ thềm m t ho ộ c nhiềều bi ặ
ệ n pháp hình phạt b sung. ổ
Cắn c pháp lýB lu ộ ật hình s 2015 ự
Cấu 91. Khái nim, n i dung và điềều ki
n áp dng hình pht cnh cáo? - Điềều 34 BLHS 2015 - S khi ự n trá ể ch công khai c a Nhà n ủ c đôấi v ướ i ng ớ i ph ườ m t ạ i vềề t ộ ội phạm mà h đã th ọ c hi ự n. ệ - Áp d ng đ/v ng ụ i ph ườ m t ạ i ít nghiềm tr ộ ng v
ọ à có nhiềều tình tiềất gi m nh ả trách nhi ẹ m hình s ệ nh ự ng ch ư a đềấn m ư c ứ miềỹn hình phạt. Cấu 92. Khái ni m, n i dung và điềều ki
n áp dng hình pht c i t o khống giam gi ?
Điềều 36 (06 tháng – 03 nằm) Giao ng i pt cho c ườ quan, t ơ ch ổ c n ứ i h ơ làm vi ọ c, h ệ c t ọ p ho ậ c c ặ a chính quyềền đ ủ a ph ị ng, n ươ i c ơ ư trú đ giám sát, ể gd; B khấấu tr ị thu nh ừ p 5-20% (tr ậ ng ừ i đang th ườ c hi ự n nghĩa v ệ QS ụ ) ho c lao đ ặ ng ph ộ c v ụ c ụ ng đôềng ộ Cấu 93. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng
hình ph t tiềền?
- Điềều 35, tôấi thi u 1tri ể u đôềng (v ệ i cá nhấn) ớ - T c đi l ướ i ích v ợ t chấất c ậ a ng ủ ư i ph ờ m t ạ i, tác đ ộ ng đềấn tình tr ộ ng tài s ạ n c ả a h ủ và thông qua đó t ọ ác đ ng đềấn ý th ộ c ứ và thái đ c ộ a ng ủ i ph ườ m t ạ i. ộ - Áp dung đ/v t i INT, NT ộ ho c t i RNT ặ x ộ ấm ph m TTQLKT ạ , môi tr ng,
ườTTCC-ATCC, m t sôấ tp khác ộ
- Là HPBS áp dung đ/v tộ i tham nhũng, ma tuý ho c ặ tp khác. Cấu 94. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng hình ph t tr c xuấất? Điềều 37 BLHS 2015 Là hình ph t bu ạ c ng ộ i n ườ c ngoài b ướ kềất
ị án trong th i hờ n nhấất đ ạ nh ph ị i rả i kh ờ i lãnh th ỏ nổ c C ướ ng hòa XHCN ộ Vi t ệ Nam Là hp chính ho c ặ hp b sung ổ
Cấu 95. Khái nim, ni dung và điềều kin áp dng hình pht tù có thi hn? -Bu c ng ộ i b ườ kềất án ph ị i chấấp hành hình ph ả t t ạ i c ạ s ơ giam gi ở trong m ữ t th ộ i h ờ n nhấất đ ạ ịnh (03 tháng – 20 nằm) - Áp dung v i các t ớ i tr ộ trừ ng h ườ p ng ợ i lấền đấều ph ườ m t ạ i ít nghiềm tr ộ ng do vô ý v ọ à có n i ơ cư trú rõ ràng.
Cấu 96. Khái nim, ni dung và điềều ki
n áp dng hình pht tù chung thấn? Là hp cách ly ng i ườ ph m t ạ i kh ộ i x ỏ ã h i không th ộ i h ờ n ạ Áp dung v i ng ớ i ph ườ m t ạ i đ ộ c bi ặ t nghiềm tr ệ ng nh ọ ng ch ư a đềấn m ư c x ứ ử phạt t hình ử
Cấu 97. Khái nim, n i dung và điềều ki
n áp dng hình pht t hình? Là hình ph t đạ c bi ặ t, tệ c b ướ quyềền sôấng c ỏ a ng ủ i b ườ k ị ềất án.
Là hình ph t nghiềm khằấc nhấất tr ạ ong h thôấng hình ph ệ t ạ ởVi t Nam. ệ Áp d ng đôấi v ụ i ng ớ i ph ườ m t ạ i đ ộ c bi ặ t nghiềm tr ệ ng x ọ ấm ph m ạ ANQG, tính m ng con ng ạ
ười, ma tuý, tham nhũng và 1 sôấ tp khác Cấu 98. Khái ni m, n i dung và điềều ki n áp d ng
hình ph t tiềền đốấi v
i pháp nhấn phm t i? đ77:ph t tiềền v ạ a là hp chính, v ừ a là HPBS đvs PNTM ptoi. M ừ c tiềền ph ứ t đc quyềất đ ạ nh cằn c ị vào tính chấất, m ứ c đ ứ nguy ộ hi m c ể a tp và c ủ
ó xét đềấn tình hình tài chính c a PNTM ptoi, s ủ biềấn đ ự ng c ộ a giá c ủ . ả MIN 50 triệu
Cấu 99. Khái nim, ni dung và điềều ki n áp d
ng hình pht đình ch hot đng có thi hn và hình pht đình ch ho t đ ng vĩnh viềễn đốấi v
i pháp nhấn phm t i?
Điềều 78. Đình chỉ hoạt đ ng có th ộ i h ờ n ạ 1. Đình ch ho ỉ t đ ạ ng có th ộ i h ờ n là t ạ m d ạ ng ho ừ t đ ạ ng c ộ a pháp nhấn th ủ ng m ươ i trong m ạ t ho ộ c m ặ t sôấ lĩnh v ộ c mà ự pháp nhấn th ng m ươ i ph ạ m ạ t i gấ ộ y thi t h ệ i đềấn tính m ạ
ạng, sức khỏ ẽ con người, môi trườ ng hoặc an ninh, trật t , an ự toàn xã h i và ộ h u qu ậ gấ
ả y ra có kh nằng khằấc ph ả c trền th ụ c tềấ. ự 2. Th i h ờ n đình ch ạ ho ỉ t đ ạ ng t ộ
06 tháng đềấn 03 nằm." ừ "Điềều 79. Đình ch ho ỉ t đ ạ ng vĩnh viềỹn ộ
1. Đình ch hoỉ t đạ ng vĩnh viềỹn là chấấm d ộ t ho ứ t đ ạ ng c ộ a pháp nhấn th ủ ng m ươ i tro ạ ng m t ho ộ c m ặ t sôấ lĩnh v ộ c mà ự pháp nhấn th ng m ươ i ph ạ m t ạ i gấ ộy thi t hệ i ho ạ c có kh ặ nằng th ả c tềấ g ự ấy thi t h ệ i đềấn tính m ạ ng c ạ a nhiềều ng ủ i, ườ gấy s côấ môi tr ự ng ho ườ c gấ ặ y nh h ả
ng xấấu đềấn an ninh, tr ưở t t ậ , an toàn x ự ã h i và k ộ
hông có kh nằng khằấc ph ả c h ụ u ậ qu gấ ả y ra. 2. Pháp nhấn th ng m ươ i đ ạ c thành l ượ p ậ ch đ ỉ th ể c hi ự n t ệ i ph ộ m thì b ạ đình ch ị vĩnh viềỹn toàn b ỉ ộ hoạt đ ng." ộ
100.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hình phạt b sung? ổ  Khái ni m: là bi ệ n pháp c ệ
ng chềấ nghiềm khằấc c ưỡ a nhà n ủ c đ ướ c LHS quy đ ượ nh, do ị Tòa án quyềất đ nh áp ị d ng b ụ sung cho hình ph ổ t chính tro ạ ng b n án k ả ềất t i đôấi v ộ i ch ớ th ủ b
ể kịềất án và đ c th ượ hi ể n ệ vi ở c t ệ c ướ b ho c h ỏ n chềấ quyềền, l ặ ạ i ích nhấất đ ợ nh c ị a h ủ nhằềm c ọ ng côấ, tằng c ủ ng hi ườ u qu ệ c ả a hình ph ủ t chính và ạ phòng ngừa t i ộ phạm.  Đ c đi ặ m: ể o Không đ c áp d ượ ng đ ụ c l ộ ập mà ch đ ỉ c áp d ượ ng b ụ sung cho hình ph ổ t chính và khô ạ ng đ c quy ượ đ nh áp d ị ng cho tấất c ụ các lo ả i t ạ i ph ộ m quy đ ạ nh trong LHS. ị o Không đ c x ượ ềấp thẽo m t tr ộ t t ậ nhấất đ ự
ịnh như các hình ph t chính. ạ o Tòa án có th áp d ể ng m ụ t or m ộ t sôấ hình ph ộ t b ạ sung k ổ
èm thẽo hình ph t chính đôấi v ạ i môỹi t ớ i ộ phạm cụ thể. o Hình ph t b ạ sung đ ổ c quy đ ượ nh d ị i d ướ ng bằất bu ạ
ộc áp dụng hoặc có th á ể p d ng. ụ  Vai trò: o Hình ph t b ạ sung có t ổ ác d ng
ụ hôỹ trợ , bổ sung cho hình phạ t chính để làm tằng thềm hi u qu ệ c ả a ủ hình phạt. o S hi ự n di ệ n c ệ a hình ph ủ t b ạ sung trong h ổ thôấng hình ph ệ t góp phấền đa d ạ ng hóa các bi ạ n pháp x ệ ử lý hình s . ự o Quan tr ng trong vi ọ c áp d ệ ng pháp lu ụ t hình s ậ nói riềng và th ự c hi ự n chính sách hình s ệ nói chung. ự
101.Khái ni m, nệ i dung và đi ộ ềều ki n áp d ệ ng hình ph ụ t cấấm đ ạ m n ả hi m ch ệ c v ứ , cấấm hành ngh ụ ềề ho c làm công vi ặ c ệ nhấất đ nh? Phấn bi ị t hình ph ệ t b ạ sung đôấi v ổ i ng ớ ư i ph ờ m t ạ i v ộ i hình ph ớ t b ạ sung đôấi v ổ ới pháp nhấn ph m t ạ i? ộ  Khái ni m: Hình ph ệ t cấấm đ ạ m nhi ả m ch ệ
c vứ , cấấm hành nghềề ho ụ c làm công vi ặ c nhấất đ ệ nh là bi ị ện pháp c
ng chềấ nghiềm khằấc c ưỡ a nhà n ủ c đ ướ c quy đ ượ nh tron ị
g LHS do Tòa áp dụng kèm thẽo hình ph t c ạ hính v i ớ
n i dung là không cho phép ch ộ thủ b k ểềất án đ ị m nhi ả m ch ệ c vứ , làm nghềề ho ụ c công vi ặ c nhấất đ ệ nh nhằềm ị c ng côấ, t ủ ằng c ng hi ườ u qu ệ cả a hình ph ủ t chính, ngằ ạ n ng a ng ừ i b ườ kềất án l ị i d ợ ng ch ụ c v ứ , nghềề nghi ụ p ệ ho c công vi ặ c đó đ ệ tiềấp t ể c th ụ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i m ộ i gấ ớ y nguy hi m cho xã h ể i. ộ  N i dung: Áp d ộ ng khi x
ụ ét thấấy nềấu đ ngể i b
ườ kềất án tiềấp tuc đ ị m nhi ả m nh ệ ng ch ữ c v ứ , làm nh ụ ng nghềề ữ ho c công vi ặ c nhấất đ ệ
nh nào đó thì sẽỹ có th ị ph ể m t ạ i m ộ i g ớấy nguy hi m cho xã h ể i. ộTh i h ờ n cấấm là 1 nằm ạ đềấn 5 nằm.  Điềều ki n áp d ệ n ụ g: o Ch đ ỉ c áp d ượ ng k ụ
èm thẽo hình ph t chính là c ạ nh cáo ả , ph t tiềền, c ạ i t ả o không giam gi ạ , tù có th ữ i ờ
hạ n hoặ c bị phạ t tù như ng đượ c hưở ng án trẽo. Không đượ c áp dụ ng kèm thẽo hình phạt t hình, tù ử chung, tr c xuấất v ụ à không áp d ng v ụ i ng ớ i d ườ i 18 tu ướ i ph ổ m t ạ i. ộ o Hình ph t này ạ ph i đả c quy đ ượ nh trong điềều lu ị t vềề t ậ i ph ộ m thu ạ c phấền các t ộ i ph ộ m BLHS. ạ  Phấn bi t hình ph ệ t b ạ sung đôấi v ổ i ng ớ i ph ườ m t ạ i v ộ i hình ph ớ t b ạ sung đôấi v ổ ới pháp nhấn ph m t ạ i: ộ o ???? 102.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n áp d ệ ng hình ph ụ t cấấm c ạ ư trú?  Hình ph t cấấm c ạ trú đ ư nh là bi ị n pháp c ệ
ng chềấ nghiềm khằấc c ưỡ a nhà n ủ c đ ướ c quy đ ượ nh trong LHS do ị Tòa áp d n
ụg kèm thẽo hình ph t tù có th ạ i h ờ n vềề nh ạ ng t ữ i nhấất đ ộ nh v ị i n ớ i dung là không cho phép h ộ th ọ ng ườ trú ho c t ặ m trú ạ m ở t ho ộ c m ặ t sôấ đ ộ a ph ị ng nhấất đ ươ nh tr ị ong th i h ờ n t
ạ 1 đềấn 5 nằm nhằềm ng ừ ằn ng a h ừ ọ th c hiự n hành vi ph ệ m tạ i mộ i. Tớ c b ướ c a ng ỏ ủ i b k ườ ềất án quyềền c ị trú ư m ở t sôấ đ ộ a ph ị ng nhấất đ ươ nh ị trong m t th ộ i h ờ n nhấất đ ạ ịnh.  Điềều kiện áp d n ụ g:
o Chỉ đượ c áp dụ ng kèm thẽo hình phạ t tù có th i h ờ n. ạ o Ch đ ỉ c áp d ượ ng trong tr ụ ng h ườ p điềều lu ợ t vềề t ậ i ph ộ m c ạ a BLHS có quy đ ủ nh. ị 103.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n áp d ệ ng hình ph ụ t qu ạ n chềấ? ả  Qu n chềấ là bi ả n pháp c ệ
ng chềấ nghiềm khằấc c ưỡ a nhà n ủ c đ ướ c quy đ ượ nh tr
ị ong BLHS do Tòa án quyềất đ nh ị áp d ng v ụ i ng ớ i b ườ áp d ị ng án ph ụ t tù ph ạ i c
ả trú, làm ằn sinh sôấng v ư à c i t ả o ạ m ở t đ ộ a ph ị ng nhấất đ ươ nh ị d i s ướ ki ự m soát giáo d ể c c ụ a chính quyềền v ủ
à nhấn dấn địa phư ng. ơ o H n chềấ quyềền t ạ do c ự a ng ủ i b ườ kềất án ị m ở c đ ứ cao h ộ n so v ơ i cấấm c ớ ư trú. o Ng i b qu ườ n chềấ b ị ả t c 1 sôấ quyềền c ị ướ
ông dấn nh quyềền bấều c ư , quyềền bấều c ử đ ử i bi ạ u c ể a các c ủ ơ
quan quyềền l c NN, quyềền ph ự c v ụ trong l ụ c l ự ng vũ trang nhấn dấn… ượ o Ng i b qu ườ n chềấ b ị ả cấấm làm m ị t sôấ nghềề ho ộ c công vi ặ c nhấất đ ệ nh. ị o Qu n chềấ là hình ph ả
t b sung có tính chấất nghiề ạ ổ m khằấc h n so v ơ i cấấm c ớ trú. ư Th i h ờ n qu ạ n chềấ là ả t 1 nằm đềấn 5 nằm k ừ t ể ngày ch ừ
ấấp hành xong hình ph t chính. ạ  Điềều kiện áp d n ụ g: (1 trong ba cái sau) o Ng i b kềất án tù v ườ ị ềề m t trong các t ộ i xấm ph ộ m an ninh quôấc gia đ ạ c quy đ ượ nh t ị i ch ạ ng XIII c ươ a ủ BLHS. o Ng i b ườ kềất án ph ị
ạ t tù trong trường h p tái ph ợ m nguy hi ạ m. ể o Ng i b ườ kềất án ph ị t tù trong nh ạ ng tr ữ ng h ườ p khác do BLHS quy đ ợ n ị h. 104.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n áp d ệ ng hình ph ụ t t ạ c m ướ t sôấ quyềền c ộ ông dấn?  Hình ph t tạ c m ướ t sôấ quyềền c ộ ông dấn là hình ph t H ạ ình ph t b ạ sung, áp d ổ ng đôấi v ụ i công dấn ớ Vi t Nam b ệ ị
kềất án tù vềề các t i xấm ph ộ m an ninh quôấc gia ho ạ c tặ i ph ộ m khác đ ạ c BLHS quy đ ượ nh ị t i điềều 39. ạ Th i h ờ n ạ t 1 – 5 nằm, k ừ t ể ngày chấấp ừ
hành xong hình phạt tù ho c ặ kể t ngà ừ y b n án có hi ả ệu lực pháp luật trong tr ng h ườ p ng ợ i b ườ kềất á ị
n đượ c hưở ng án trẽo.  Điềều kiện áp d n ụ g: o Ch đỉ c áp d ượ ng đôấi v ụ i ng ớ i ph ườ m t ạ i là công dấn ộ Việt Nam từ đ 18 tu ủ i tr ổ lền. ở o Ch đ ỉ c áp d ượ ng đôấi v ụ i ng ớ i b ườ ph ị t tù vềề m ạ t trong nh ộ ng t ữ i xấm ph ộ m an ninh quôấc gia thẽo ạ ch ng XIII BLHS ho ươ c m ặ t sôấ t ộ i ph ộ m khác tron ạ g tr ng h ườ p điềều lu ợ t vềề t ậ
ội phạm đó có quy định. 105.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ
ềều kiệ n áp dụ ng hình phạ t tị ch thu tài sả n? Phấn biệt hình ph t t ạ ch thu tài s ị n v ả i hình ớ ph t tiềền? ạ  Là hình ph t mà ng ạ i b ườ kềất á ị n b tị c 1 phấền ho ướ c toàn b ặ tài s ộ n thu ả c s ộ h ở u c ữ a ng ủ i b ườ kềất án sung ị quyỹ NHÀ N C. ƯỚ Tài s n b ả tị ch thu ph ị i thu ả c s ộ hở u c ữ a ng ủ i b ườ kềất án, tài s ị n đó có th ả d ể o ng i b ườ kịềất án đang s dử ng ho ụ c là tài s ặ n mà h ả đã cho va ọ y, cho m n, cho thuề, g ượ i sử a ch ử a ho ữ c đang cấềm côấ, ặ thềấ chấấp…  Điềều kiện áp d n ụ g: o T ch thu tài s ị n ch ả đ ỉ c áp d ượ ng đôấi v ụ i ng ớ i b ườ kềất án v ị ềề t i nghiềm tr ộ ng, rấất nghiềm tr ọ ng ho ọ c ặ đặc biệt nghiềm tr ng ọ o T ch thu tài s ị n chả đ ỉ c áp d ượ ng vụ i ngớ i b k ườ ềất án vềề t ị i ph ộ m mà điềều lu ạ t vềề t ậ i ph ộ m đó quy ạ định hình phạt này.  Phấn bi t t ệ ch thu tài s ị n v ả i hình ph ớ t tiềền: ạ o Ph t tiềền là t ạ c đi l ướ i ích v ợ t chấất c ậ a ng ủ i ph ườ m t ạ i, bu ộ c ng ộ i b ườ kềất án ph ị i n ả p m ộ t sôấ tiềền đ ộ ể sung quyỹ nhà n c.
ướ Vừa là phạt chính vừa là phạt b sung. ổ o T ch thu tài s ị n là ng ả i b
ườ kềịất án b tị c 1 phấền ho ướ c toàn b ặ tài s ộ n thu ả c s ộ h ở u c ữ a ng ủ i b ườ kịềất án sung quyỹ NHÀ N Ư C. Ớ Tài s n b ả t ị ch thu ph ị i thu ả c s ộ h ở u c ữ a ng ủ i b ườ k
ị ềất án, tài sản đó có th ể do ng i b ườ kềất á ị
n đang sử dụng ho c là tài s ặ
ản mà họ đã cho vay, cho mượn, cho thuề, g i s ử a ch ử a ữ ho c đang cấềm côấ, ặ
thềấ chấấp….Đấy là hình phạt b sung. ổ 106.Khái ni m, n ệ i dung và v ộ ai trò hình ph t b ạ sung đôấi v ổ ớ i pháp nhấn ph m t ạ i? ộ  N i dung: ộ
o Cấấm kinh doanh, cấấm ho t đ ạ ng trong m ộ t sôấ lĩnh v ộ c nhấất đ ự ịnh (t 1-3 nằm) ừ
o Cấấm huy đ ng vôấn (t ộ 1-3 nằm) ừ
o Ph t tiềền, khi không áp d ạ ng là hình ph ụ ạt chính  Khái ni m vai tr ệ ò nh HPBS c ư a ng ủ i ườ
107.Khái ni m, nệ i dung và đi ộ ềều ki n áp d ệ ng hình ph ụ
t cấấm kinh doanh, cấấm ạ ho t đ ạ ng trong m ộ t sôấ lĩnh v ộ c nhấất đ ự nh ị
đôấi vớ i pháp nhấn phạm t i? ộ
 Hình ph t cấấm kinh doanh, c ạ ấấm ho t đạ ng trong ộ m t sôấ lĩnh v ộ c nhấất đ ự nh là bi ị n pháp c ệ ư ng chềấ nghiềm ỡ khằấc c a n ủ hà n c đ ướ ư c quy đ ợ nh trong LHS do t ị òa án áp d ng k ụ
èm thẽo hình ph t chính trong ạ b n án đôấi v ả i ớ PNTM pham t i v ộ i n
ớ i dung là không cho phép PNTM đó kinh doanh ho ộ c ho ặ t đ ạ ng trong m ộ t sôấ lĩnh v ộ c ự nhấất đ nh nhằềm c ị ng côấ, tằng c ủ ng hi ườ u qu ệ c ả a hình ph ủ t chính, ngằn ng ạ a PNTM b ừ kịềất án l i d ợ ng ho ụ t ạ đ ng kinh doanh ho ộ c ho ặ t đạ ng tron ộ
g 1 sôấ lĩnh v c nhấất tiềấp t ự c th ụ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i m ộ i, gấy ớ nguy h i cho con ng ạ i v ườ à xã h i. ộ
o Th nhấất, cấấm PNTM b ứ
kềất án kinh doanh trong m ị t ho ộ c m ặ t sôấ lĩnh v ộ c nhấất đ ự nh: là cấấm kinh ị doanh sinh lợi nhuận. o Th hai, cấấm PNTM ho ứ t đ ng trong 1 sôấ lĩnh v ạ ộ c nhấất đ ự nh : là cấấm th ị c hi ự n các ho ệ t đ ạ ng khác cấền ộ thiềất cho ho t đ ạ ng kinh doanh nh ộ ng không tr ư c tiềấp mang đềấn l ự i nhu ợ n cho PNTM đó ậ  Điềều ki n áp d ệ n ụ g: o Ch đ ỉ c áp d ượ ng khi xé ụ
t thấấy, nềấu đ PNTM b ể kềất á ị
n tiềấp tục kinh doanh ho c ho ặ t đ ạ ng trong lĩnh ộ v c nhấất đ ự nh có th ị gấ ể y nguy h i cho tính m ạ ng s ạ c kh ứ ẽ c ỏ a con ng ủ ư i ho ờ c c ặ ho xã h i. ộ o Hình ph t này ạ ph i đ ả c quy đ ượ nh trong điềều lu ị t vềề t ậ i ph ộ m và hình ph ạ t mà PNTM ph ạ m ạ t i đã ộ th c hi
ự n, tệ c là chềấ tài mà điềều ứ lu t vềề t ậ i ph ộ m mà PNTM ph ạ ạm t i ộ đó th c hi ự n ph ệ i có quy đ ả n ị h hình phạt này. 108.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n áp d ệ ng hình ph ụ t cấấm huy đ ạ ng vôấn đôấi v ộ ới pháp nhấn ph m t ạ i? ộ
 Cấấm huy đ ng vôấn là bi ộ n pháp c ệ
ng chềấ nghiềm khằấc c ưỡ a nhà n ủ c đ ướ c quy đ ượ nh trong LHS đ ị ược tòa án áp d ng kèm thẽo hình ph ụ t chính đôấi v ạ i PNTM b ớ kềất án v ị
i nớ i dung là không cho phép PNTM b ộ kềất án tiềấp t ị c ụ huy đ ng vôấn nhằềm ng ộ ằn ng a PNTM b ừ kềất án đó l ị i d ợ ng vi ụ c huy đ ệ ng vôấn tiềấp t ộ c th ụ c hi ự n hành vi ph ệ m ạ t i m ộ i, gấ ớ y nguy h i cho xã h ạ i. ộ  N i dung: ộ o Th nhấất, cấấm v ứ ay vôấn c a t ủ ch ổ c tín d ứ ng, chi nhánh ngấn hàng n ụ c ng ướ i ho ườ c quyỹ đấều t ặ . ư o Th h
ứ ai, cấấm phát hành, chào bán ch ng khoán ứ o Th ba, cấấm huy đ ứ ng vôấn khách hàng. ộ o Th tứ , cấấm liền do ư
anh, liền kềất trong và ngoài n c. ướ
o Th nằm, cấấm hình thành quyỹ ứ tín thác bấất đ ng s ộ n. ả  Điềều ki n áp d ệ n ụ g: o Hình ph t này áp d ạ ng v i PNTM b ụ ớ kềất án nềấu x ị
ét thấấy nềấu đ PNTM b ể kềất án đó huy đ ị ng vôấn thì có ộ nguy c tiềấp t ơ c ph ụ m t ạ i m ộ i. ớ o Hình ph t này ạ ph i đ ả c quy đ ươ nh trong điềều lu ị t vềề t ậ i ph ộ m và hình ph ạ t mà PNTM ph ạ m ạ t i đã ộ th c hi ự n, t ệ c là t ứ i chềấ tài c ạ a điềều lu ủ t vè t ậ i ộ ph m mà PNTM ph ạ m t ạ i đó th ộ c hi ự n ph ệ i có quy ả định hình phạt này. 109.Khái ni m, b ệ n chấất và v ả ai trò c a bi ủ n pháp t ệ pháp hình s ư ? Phấn bi ự t gi ệ a bi ữ n pháp t ệ pháp áp d ư ng đôấi v ụ i cá ớ nhấn và bi n pháp t ệ pháp đôấi v ư ới pháp nhấn?  Các bi n pháp t ệ pháp quy đ ư nh trong b ị lu ộ t h ậ ình s là nh ự ng bi ữ n pháp c ệ ng chềấ c ưỡ a Nhà n ủ c đ ướ c các ượ
cơ quan tôấ tụ ng áp dụ ng vớ i cá nhấn, tậ p thể và pháp nhấn nào đó ph m t ạ i ho ộ c th ặ c h ự i n nh ệ ng hành vi ữ nguy hi m cho xã h ể i nhằềm ngằn ch ộ n hành vi tiềấp t ặ c và giáo d ụ
ục trở thành các công dấn có ích.  B n chấất thì các bi ả n pháp t ệ pháp hình s ư không ph ự i là hình ph ả
t ( không dấỹn đềấn án tí ạ ch), các biện pháp t ư
pháp hình s là các hình th ự c tác đ ứ ng đ ộ ềấn ng i ph ườ m t ạ i. ộ Trong m t sôấ tr ộ
ường hợp, các biệ n pháp t pháp ư hình s là h ự u qu ậ c ả a v ủ i c ph ệ m ạ t i, vì v ộ y ậ, cùng v i vi ớ c ph ệ i ch ả u hình ph ị t, ng ạ ư i ph ờ m t ạ i còn ph ộ i ch ả u ị các bi n ệ pháp t pháp không ph ư i là hình ph ả t, cũng có tr ạ ng h ườ p không ph ợ i ch ả u hình ph ị t mà vấỹn ph ạ i ả
chịu các biệ n pháp tư pháp hình s . ự  Các bi n pháp t ệ pháp hình s ư có 1 sôấ đ ự c đi ặ m giôấng và khác hình ph ể ạt nh sau: ư o Giôấng nhau:  Đềều là nh ng bi ữ n pháp c ệ ng chềấ c ưỡ a nhà n ủ c đ ướ c quy đ ượ nh trong ị LHS, áp d ng cho ch ụ ủ th ph ể m t ạ i, c ộ 2 đềều ph ả i tuấn th ả nguyền t ủ ằấc c a lu ủ t hình s ậ . ự  Cũng đ c áp d ượ ng v ụ i chính ch ớ th ủ ph ể m t ạ i ho ộ c ặ ng i có hành vi khá ườ ch quan nguy hi m ể
cho xã h i trong khi mằấc b ộ nh làm mấất ệ TNHS thẽo trình t th ự tủ c ch ụ t chẽỹ do lu ặ t ậTTHS quy định.  Đ c áp d ượ ng ch ụ yềấu nhằềm ủ lo i b ạ nh ỏ ng ữ điềều kiện ph m t ạ i, ngằn ng ộ a ng ừ i ph ườ m t ạ i, ộ ng i có hành vi khách quan n ườ guy hi m cho xã h ể i trong khi mằấc b ộ nh làm mấất nằng l ệ c ự TNHS, PNTM tiềấp t c th ụ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i m ộ i ho ớ c hành vi nguy hi ặ m cho xã h ể i ộ m i. ớ o Khác nhau: 
Các biệ n pháp t pháp không ch ư áp d ỉ ng v ụ i ch ớ ủ th ph ể m t ạ i mà còn có th ộ áp d ể ng v ụ i ớ ng i th ườ c
ự hi n hành vi khách quan nguy hi ệ m c ể ho xã h i ộ xấm ph m ạ khách th b ể o v ả c ệ a ủ LHS nh ng không ph ư i ch
ả u TNHS vì không có nằng l ị c TNHS do mằấc b ự nh. ệ 
Các biệ n pháp tư pháp đ c áp d ượ ng v ụ i m ớ c đích không ph ụ i là tr ả
ừng trị, tr thù và cũng ả
không ph i là cái giá mà ng ả i ho ườ c PNTM b ặ áp d ị ng ph ụ i tr ả đôấi v ả i xã h ớ i mà có m ộ c đích ụ ch yềấu là khằấc ph ủ c ho ụ c h ặ n chềấ h ạ u qu ậ do hành vi ph ả m t ạ i gấ ộ y ra, giáo d c, ngằn ng ụ a ừ h tiềấp t ọ c th ụ c hi ự n hành vi g ệ ấy nguy h i cho xã h ạ i, t ộ o điềều ki ạ ện cho h hòa nh ọ p xã h ậ i. ộ  Các bi n pháp t ệ pháp không đ ư c quy đ ượ nh áp d ị ng đôấi v ụ i m ớ i t ọ i ph ộ ạm đ c quy đ ượ nh ị trong LHS. Tùy t ng tr ừ ng h ườ p nó có th ợ để c áp d ượ ng đôềng th ụ i v ờ i hình ph ớ t v ạ i vai tr ớ ò hôỹ
trợ cho hình phạt nh ng cũng có th ư đ ể c áp d ượ ng đ ụ c l ộ p. ậ  Các bi n pháp t ệ pháp do các c ư quan có th ơ m quyềền t ẩ pháp hình s ư (CQĐT ự , VKS, Tòa) áp d ng tùy thu ụ c v ộ ào t ng giai đo ừ n ạTTHS và thẽo trình t th ự t ủ c cho lu ụ t ậTTHS quy đ nh còn ị hình ph t ch ạ do ỉ Tòa án m i có th ớ m quyềền áp d ẩ ng đôấi v ụ i ch ớ ủ th ph ể m t ạ i. ộ  Vai trò: o Tác đ ng hôỹ tr ộ cho hình ph ợ t, trong nhiềều tr ạ ng ườ h p có th ợ thay thềấ hình ph ể t ạ đ giáo d ể c, c ụ i t ả o ạ
chủ thể phạm tội và phòng ngừa t i ph ộ m. ạ
o Điềều tr nhị ng nguyền nhấn làm l ữ ch l ệ c vềề th ạ chấất, ể tấm lý, xã h i c ộ a ng ủ i b ườ áp d ị ng, t ụ o điềều ạ ki n tài hòa nh ệ p xã h ậ i cho h ộ sau nà ọ
y. (cái bi n pháp bằất bu ệ c c ộ h a b ữ nh). ệ  Phấn bi t bi ệ n pháp t ệ pháp áp d ư ng đôấi v ụ
ới cá nhấn và pháp nhấn:
o Đi m giôấng là đềều không ph ể
ải là hình phạt, có th đ ể c ượ áp d ng kèm v ụ i hình ph ớ ạt ho c đ ặ c áp ượ d ng đ
ụ c lộ p. Đềều có chung c ậ ác bi n pháp là t ệ ch thu tang v ị t, tiềền tr ậ
c tiềấp liền quan đềấn t ự i ph ộ m, ạ tr l i tài s ả ạ n s ả a ch ử a ho ữ c bôềi th ặ ng thi ườ t h
ệ i và công khai xin lôỹi. ạ o Khác nhau chôỹ ch ở có cá nhấn m ỉ i có bi ớ n pháp bu ệ c ch ộ a b ữ nh và giáo d ệ c t ụ i tr ạ ng giáo d ườ ng ưỡ đôấi v i ng ớ i d ườ i 18 tu ướ i. ổ pháp nhấn có c ở
ái riềng đó là khôi ph c l ụ i tình tr ạ ng ban đấều và th ạ c hi ự n ệ m t sôấ bi ộ
n pháp khác nhằềm khằấc ph ệ c, ngằn ch ụ n h ặ u qu ậ tiềấp t ả c x ụ y ra. ả o Này t nghĩ đấấy ự 110.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n c ệ a bi ủ n pháp t ệ pháp áp d ư ng c ụ v ả i cá nhấn v ớ à pháp nhấn: T ch thu v ị t, tiềền tr ậ c ự
tiềấp liền quan đềấn t i ph ộ m? ạ  T ch thu v ị t, tiềền tr ậ
c tiềấp liền quan đềấn t ự i ph ộ m là bi ạ ện pháp t p ư háp đ c c ượ quan có th ơ m quyềền t ẩ pháp ư hình s áp d ự ng đôấi v ụ i ng ớ i ph ườ m t ạ i ho ộ c ng ặ i th ườ c hi ự n hành vi nguy hi ệ m cho xã h ể i bu ộ c h ộ giao n ọ p ộ cho c quan nhà n ơ c có th ướ m quyềền công c ẩ , ph ụ ng ti ươ n dùng vào vi ệ c ph ệ m t ạ i; v ộ t ho ậ c tiềền do ph ặ m ạ t i mà có ho ộ c d ặ o mua bán, đ i chác nh ổ ng th ữ ấấy mà có ho ứ c v ặ t b ậ nhà n ị c cấấm l ướ u hành nhằềm ngằ ư n ng i h ườ tiềấp t ọ c ụ ph m t ạ i m ộ i ho ớ c ặ gấy nguy hi m. ể o Th n ứ hấất, t ch thu công c ị ph ụ ng ti ươ n dùng v ệ ào vi c th ệ c hi ự ện t i ph ộ m. ạ o Th h ứ ai, t ch thu v ị t ho ậ c tiềền do ph ặ m t ạ i ho ộ c do mua bán, đ ặ i chác nh ổ ng th ữ ấấy mà có; Kho ứ ản thu l i bấất chính t ợ vi ừ c ph ệ ạm t i. ộ o Th b ứ a, t ch thu v ị t thu ậ c lo ộ i nhà n ạ c cấấm l ướ ưu hành. o Th t , v ứ t, tiềền là tài s ư ậ n cả a ng ủ i khác, nềấu ng ườ i này c ườ ó lôỹi trong vi c đ ệ cho ng ể i ph ườ m t ạ i s ộ ử
dụng vào việ c thự c hiệ n tộ i phạ m, thì có thể bị tịch thu.  Điềều kiện áp d n ụ g: o Vi c tệ ch thu đ ị c áp d ượ ng khi tiềền ho ụ c v ặ t đó là đôấi t ậ ng c ượ a ủ m t sôấ lo ộ
ại tội phạm như ma tóẽ, hàng gi , hung khí… v ả t b ậ cấấm l ị ưu hành o V t, tiềền là công c ậ ụ ph m t ạ i thu ộ c s ộ h ở u c ữ a ng ủ i ph ườ m t ạ i. ộ
o Việ c tị ch thu tài sả n không đượ c áp dụ ng trong trườ ng hợp ngườ i phạ m tội đã sử dụng trái phép tài s n c ả a ng ủ i khác v ườ ào vi c ph ệ m t ạ i mà sẽỹ tr ộ l ả i cho ng ạ i s ườ h ở u ho ữ c ng ặ i qu ườ n lý h ả ợp pháp. 111.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n c
ệ ủa biện pháp t pháp áp d ư ng c ụ v ả i cá nhấn v ớ à pháp nhấn: Tr l ả i tài s ạ n, s ả a ử ch a ho ữ c bôềi th ặ ng thi ườ t h ệ i; bu ạ c công khai xin lôỹi. ộ  Tr lả i tài s ạ n, s ả a ch ử a ho ữ c bôềi th ặ ng thi ườ t h ệ i; bu ạ
c công khai xin lôỹi là bi ộ
ệ n pháp tư pháp được tòa án áp d ng v ụ i ch ớ t ủ h ph ể m t ạ i ho ộ c ch ặ th ủ th ể c ự hi n hành vi nguy hi ệ m cho x ể ã h i bu ộ c h ộ ph ọ i có tr ả ách nhi m ệ tr l i nh ả ạ ng v ữ t, tiềền b ậ c mà h ạ đã chiềấm đo ọ t, s ạ a ch ử a ho ữ c bôềi th ặ ng thi ườ t h ệ i v ạ t chấất do hành vi ậ ph m t i mà mình gấ ạ ộ
y ra, công khai xin lôỹi khi gấy thi t hệi vềề tinh thấền nhằềm b ạ o v ả quyềền s ệ h ở u tài s ữ n ả cũng nh bư o v ả quyềền bấất kh ệ xấm ph ả m vềề tình m ạ
ạng, sức khỏ ẽ, danh d , nhấn ph ự m c ẩ a con ng ủ i. ườ  N i dung: ộ
o Trả lại tài sả n cho chủ sở hữ u hoặc người quả n lý hợ p pháp khi sử dụ ng trái phép tài sản đó đ ph ể m ạ t i ộ o S a ử ch a ữ thi t h ệ i v ạ t chấất đã đ ậ c x
ượ ác định do hành vi ph m tôi g ạ ấy ra. o Bu c xin lôỹi trong ộ tr ng h ườ p ph ợ m t ạ i ít nghiềm tr ộ ng, gấ ọ y thi t h ệ i vềề tinh thấền. ạ  Điềều ki n áp d ệ n ụ g: o Tòa áp d ng bi ụ n pháp tr ệ l i tài s ả ạ n, s ả a ch ử a ho ữ c bôềi th ặ ng thi ườ t h ệ i đôấi v ạ i ng ớ i ph ườ m t ạ i khi ộ h đã gấ
ọ y ra thi t hệ i vềề v ạ t chấất v ậ à tinh thấền.
o Bu c công khai xin lôỹi ch ộ đ ỉ ư c áp d ợ ng trong tr ụ ng h ườ p ph ợ m t ạ i ít nghiềm tr ộ ng, gấ ọ y thi t h ệ i vềề ạ
tinh thấền, th c tềấ th ự ng đ ườ c áp d ượ ng đôấi v ụ i ch ớ th ủ ph ể m các t ạ i g ộ ấy thi t h ệ i vềề nhấn ph ạ m, ẩ
danh d , uy tín, tinh thấền c ự a ng ủ i khác. ườ 112.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n c ệ a bi ủ n pháp t ệ pháp áp d ư ng v ụ i cá nhấn: Bằất ớ buộc chữa bệnh?  Bu c chộ a bữnh là m ệ t biộ n pháp c ệ ng chềấ hình s ưỡ
có tính chấất y tềấ, đ ự c áp d ượ ng ụ đôấi v i ng ớ i th ườ c hi ự n ệ hành vi nguy hi m cho x
ể ã h i tring khi mằấc b ộ nh làm mấất nằng l ệ c TNHS ho ự c là đôấi v ặ i ng ớ i ph ườ m t ạ i trong ộ khi có nằng l c TNHS nh ự ng tr ư c khi b ướ kềất án ho ị
c đang chấấp hành hình ph ặ t mằấc b ạ nh đềấn m ệ c mấất nằng ứ l c TNHS. Đôấi v ự i nh ớ ng ữ ng i này ườ thì bằất h th ọ c hi ự n hình ph ệ t thì không có t ạ ác d ng gì vì h ụ mấất cái nằng ọ l c tiềấp thu cái giáo d ự c c ụ i t ả o c ạ a hình ph ủ t… ạ  N i dung: ộ o Tr ng h ườ p 1 v ợ i ng ớ i th ườ c hi ự n hành vi nguy hi ệ m cho xã h ể i trong khi mằấc b ộ nh tấm thấền ệ ho c ặ b nh khác quy đ ệ nh t
ị i điềều 21 BLHS. Sau khi đ ạ c đ ượ a vào ch ư a và kh ữ i ỏ b nh thì ng ệ i nà ườ y không ph i ch ả u ị TNHS. o Tr ng h ườ p 2 đôấi v ợ i ng ớ i ph
ườ m tạ i trong khi có nằng l ộ c TNHS nh ự ng tr ư c khi b ướ kềất á ị n đã mằấc b nh tấm thấền ho ệ c b ặ nh khác t ệ i m ớ c mấất kh ứ nằng nh ả n th ậ c ho ứ c kh ặ nằng điềều khi ả n hành vi ể c a mình. Sau khi ng ủ i đó kh ườ i bỏ nh c ệ quan ch ơ c nằng sẽỹ xẽm x ứ
ét cấn nhằấc vấỹn bu c ộ h ph ọ i ch ả u ị TNHS thẽo quy định chung. o Tr ng h ườ p 3 đôấi v ợ i ng ớ
i đang chấấp hành hình ph ườ t mà b ạ mằấc b ị nh tấm thấền ho ệ ặc bệnh t t khác ậ
làm mấất nằng l c TNHS. Sau khi kh ự i b
ỏ nh mà không có lý do khác đ ệ đ ể c miềỹn hình ph ượ t t ạ hfi sau khi kh i b ỏ nh ph ệ i tiềấp t ả c chấấp hành hình ph ụ t, ạ th i gian bu ờ c c ộ h a ữ b nh đ ệ c tr ượ vào th ừ i gian chấấp ờ hành hình phạt tù.  Điềều kiện áp d n ụ g: o Áp d ng đôấi v ụ i ng ờ i b mấất nằng l ườ ị c TNHS ho ự c kh ặ nằng điềều khi ả n hành vi khi đang th ể c hi ự n ệ hành vi nguy hiểm o V i ngớ i có nằng l ườ c TNHS khi đang th ự c hi ự n hành vi nguy hi ệ m mà tr ể c khi b ướ kềịất án l i mấất. ạ o V i ng ớ
i mấất lúc đang chấấp hành hình ph ườ t. ạ 113.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n c ệ a bi ủ n pháp t ệ pháp áp d ư ng v ụ i pháp nhấn: Khôi ph ớ c l ụ i tình tr ạ ng ban đấều? ạ  bi n pháp t ệ pháp áp d ư ng v ụ i pháp nhấn: Khôi ph ớ c l ụ i tình tr ạ ng ban đấều là bi ạ n pháp c ệ ng chềấ hình s ưỡ ự
mà trong đó pháp nhấn có nghĩa v bu ụ c ph ộ i khôi ph ả c l ụ i tình tr ạ ng ban đấều đã b ạ thay đ ị i do hành vi ph ổ m ạ t i gấ ộ y ra.  Điềều kiện áp d n ụ g: o Áp d ng đôấi v ụ
ớ i pháp nhấn trong ho t đ ạ ng c ộ a ủ mình làm nh h ả ng đềấn môi tr ưở ườ ng thiền nhiền như
x thải hóa chấất, ……( gtri ả nh nó ghi có vấềy thôi) 114.Khái ni m, n ệ i dung và đi ộ ềều ki n c ệ a bi ủ n pháp t ệ pháp áp d ư ng v ụ i pháp nhấn: ớ Th c hi ự n m ệ t sôấ bi ộ n pháp nhằềm ệ khằấc ph c, ngằn ch ụ n h ặ u qu ậ tiềấp t ả c ụ x y r ả a?
 Th c hiự n mệ t sôấ bi ộ n pháp nhằềm khằấc ph ệ c, ngằn ch ụ n h ặ u qu ậ tiềấp t ả c x ụ y ra bu ả c PNTM ph ộ i th ả c hi ự n ệ ngằn ch n, khằấc ph ặ
ụ c hậ u quả do hành vi trái pháp luật mà mình th c ự hi n g ệ ấy ra.  N i dung: ộ o Th nhấất, bu ứ c tháo d ộ công trình phấn côn ỡ
g xấy d ng không có giấấy phép ho ự c không đúng v ặ i giấấy ớ phép. o Th 2, khằấc ph ứ c tình tr ụ ng ô nhiềỹm môi tr ạ ng
ườ , lấy lan dịch bệnh. o Bu c đ ộ a r ư a kh i lãnh th ỏ n ổ c C ướ ng hòa x ộ ã h i c ộ h nghĩa ủ Vi t Nam ho ệ c tái xuấất hàng hóa, v ặ t ậ ph m, ph ẩ ng ti ươ n đ ệ ư c đ ợ a ư vào lãnh th n ổ c C ướ ng hòa xã h ộ i ch ộ nghĩa ủ Việt Nam, nh p kh ậ u trái ẩ v i quy đ ớ nh c ị a pháp lu ủ t ho ậ c đ ặ c t ượ m nh ạ p, tái xuấất nh ậ ng không tái xu ư
ấất thẽo đúng quy đ nh ị c a ủ pháp lu t; hàng hóa nh ậ p kh ậ u ẩ , quá c nh x ả ấm ph m quyềền s ạ h ở u trí tu ữ , hàng hóa gi ệ m ả o ạ quyềền s h ở u trí tu ữ , ph ệ ng ti ươ n, nguyền li ệ u, v ệ t li ậ u nh ệ p kh ậ u đ ẩ c s ượ d ử ng ch ụ yềấu đ ủ s ể n ả
xuấất, kinh doanh hàng hóa gi mả o vềề s ạ hở u trí tu ữ sau khi đã lo ệ i b ạ yềấu tôấ vi ph ỏ m ạ o Bu c tiều h ộ y hàng hóa, v ủ t ph ậ m gấy h ẩ i cho s ạ c kh ứ ẽ con ng ỏ i, v ườ t nuôi, cấ ậ y trôềng và môi tr ng ườ , vằn hóa ph m có n ẩ i dung đ ộ c h ộ i ho ạ c tang v ặ t khác thu ậ c đôấi t ộ
ượ ng bị tiều hủy thẽo quy đ nh c ị a ủ pháp luật o Bu c lo ộ i b ạ yềấu tôấ vi p ỏ
hạ m trền hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật ph m; ẩ o Bu c thu hôềi s ộ
ả n phẩ m, hàng hóa vi phạ m đang lư u thông trền th tr ị ng. ườ 115.Quan ni m vềề quy ệ ềất đ nh hình ph ị t? Môấi quan h ạ gi ệ a qu ữ
yềất đị nh hình phạt với định t i danh? ộ  Là vi c ệ Tòa án l a ch ự n lo ọ i hình ph ạ t (hình ph ạ t chính, có th ạ c ể hình ph ả t ạ b sung) c ổ th ụ v ể i m ớ c đ ứ c ộ ụ th trong ph ể m vi lu ạ t đ ậ nh đ ị áp d ể ng đôấi v ụ i ng ớ i ph ườ m t ạ i ộ
 Môấi quan h : 2 cái nà ệ
y có tính logic, là nh ng giai đo ữ n c ạ b ơ n c ả a ho ủ t đ ạ ng th ộ c tiềỹn áp d ự ng LHS c ụ ủa tòa
án, trong đó quyềất đ nh hình ph ị t là ho ạ t đ ạ ng sau cùng. Muôấn r ộ a đ c quyềất đ ượ
ịnh hình phạt thì ph i đ ả nh ị đ c t ượ i danh, không đ ộ nh đ ị c t ượ i danh thì sẽỹ k ộ o ra đ c quy ượ ềất định hình ph t. ạ
116.Khi quyềất đ nh hình ph ị t T ạ òa án cấền ph i d ả a vào nh ự ng nguyền t ữ ằấc cơ bản nào?
 Nguyền tằấc pháp chềấ: tấất c nh ả ng gì là c ữ sơ cở a TNHS, áp d ủ ng hình ph ụ t, các bi ạ n pháp t ệ pháp,… đềều ph ư i ả
được quy định trong luật hình s . ự
 Nguyền tằấc công bằềng: s tự ng x ươ ng gi ứ tính chấất và m ữ c đ ứ c ộ a hành vi ph ủ m t ạ i v ộ i ớTNHS mà ch th ủ ể ph m t ạ i ph ộ i ch ả ịu.
 Nguyền tằấc nhấn đ o: ph ạ i xuấất phá ả
t từ tư tưởng nhấn đ o, đ ạ t m ặ c đ ụ ích giáo d c và c ụ ải tạo chủ th ph ể m ạ t i lền hàng đấều. x ộ
ẽm xét làm sao quyềất đ nh m ị t hình ph ộ t ạ m ở c thấấp nhấất v ứ ừa đ đ ủ m b ả o m ả c đích ngằn ụ ng a c ừ h th ủ ph ể m ạ t i m ộ i và giáo d ớ c ng ụ i khác. ườ
 Nguyền tằấc cá th hóa: th ể hi n ể chôỹ là khi quy ệ ở ềất đ nh hình ph ị t T ạòa ph i cấn nhằấc v ả ào tính chấất và m c đ ứ ộ nguy hi m c ể a hành vi, nhấn thấn ng ủ i ph ườ m t ạ i, các tình tiềất t ộ ằng nh gi ẹ m n ả ng ặ , đ ch ể n lo ọ i và m ạ c hình ứ ph t c ạ th ụ đ ể c quy đ ượ nh trong lu ị t sao cho đ ậ t k ạ ềất qu cao nhấất. ả 117.Khái ni m cằn c ệ quyềất đ ứ nh hình ph ị t? Môấi quan h ạ giệ a cằn c ữ quy ứ ềất đ nh hình ph ị t v ạ i nguyền t ớ ằấc quyềất đ nh ị hình phạt?  Cằn c quyềất đ ứ nh hình ph ị t là nh ạ ng đòi h ữ i, yều cấều c ỏ th ụ hóa các nguyền tằấ ể c quyềất đ nh hình ph ị t do BLHS ạ
quy đ nh mà tòa án bằất bu ị c ph ộ i tuấn th ả đủ quyềất đ ể nh lo ị i và m ạ c hình ph ứ t c ạ th ụ đôấi v ể i ch ớ th ủ ph ể m ạ t i nhằềm đ ộ
ạt được mục đích của hình phạt.  Cằn c gôềm: ứ o Các quy đ nh c ị a BLHS ủ o Tính chấất và m c đ ứ nguy hi ộ m cho xã h ể i c ộ a hành vi ph ủ m t ạ i ộ o Nhấn thấn ng i ph ườ m t ạ i or vi ộ c chấấp hành pháp lu ệ t c ậ a PNTM ủ
o Các tình tiềất tằng nh , gi ẹ m n ả ng ặ TNHS.  Cằn c quyềất đ ứ nh hình ph ị t v i nguy
ạ ớ ền tằấc quyềất đ nh hình ph ị t có môấi quan h ạ ch ệ t chẽỹ v ặ i nhau. Các cằn ớ c quyềất đ ứ nh hình ph ị t là cái đ ạ cể th ụ hóa các nguy ể
ền tằấc quyềất đ nh hình ph ị t. khi đ ạ a ra quyềất đ ư nh hình ị ph t cấền thẽo cằn c ạ quyềất đ ứ nh hình ph ị t và ph ạ i đúng nguyền tằấc đ ả ể đảm b o đ ả c đ ượ t đ ạ c m ượ c đích c ụ a ủ hình phạt. 118. Phấn tích n i dung c ộ a quy đ ủ nh: Khi quyềất đ ị nh hình ph ị t, ạ Tòa án cằn c vào quy ứ đ nh c ị a B ủ lu ộ t hình s ậ ? ự T i sao? ạ  Đấy là cằn c c b ứ n nhấất c ơ ả a vi ủ c quyềất đ ệ nh hình ph ị t, cũng là đòi h ạ i quan trong c ỏ a nguyền tằấc ủ pháp chềấ
XHCN khi quyềất đị nh hình phạt.
 Khi quyềất đ nh hình ph ị t T
ạòa án tr c hềất cằn c ướ vào các quy đ ứ nh c ị a BLHS, t ủ c là ph ứ i cằn c ả vào quy đ ứ nh ị
c a phấền chung (biềất đ ủ c nh
ượ ng nguyền tằấc chung) v ữ à phấền các t i ph ộ m (cằn c ạ vào nh ứ ng đ ữ iềều lu t ậ ho c ặ kho n c a ả điềều lu ủ t quy đ ậ nh vềề nh ị ng t ữ i ph ộ m c ạ thụ và chềấ t ể ài c a điềều lu ủ t đó) c ậ a BLHS. ủ  T i vì nh ạ vư y sẽỹ đ ậ m b ả o đ ả ư c nguyền t ợ
ằấc pháp chềấ, cho phép xác đị nh tội danh và khung hình phạt đ áp ể d ng ho ụ c kh ặ ng đ ẳ nh có th ị áp d ể ng bi ụ n pháp miềỹn ệ TNHS ho c miềỹn hình ph ặ ạt đ c ha ượ y không, đ m b ả o ả
đư a ra đúng hình phạt của đúng t i v
ộ ới đúng mục đích củ a hình phạt. ???? 119.Phấn tích n i dung c ộ a quy đ ủ nh: Khi quyềất đ ị nh hình ph ị t, T
ạ òa án cấn nhằấc tính chấất và m c đ ứ nguy hi ộ m cho xã h ể i ộ của hành vi ph m ạ t i? ộ
 Tính chấất nguy hi m cho x ể ã h i c ộ a t ủ i ph ộ m là đ ạ c tính vềề chấất c ặ
ủ a tộ i phạ m cho phép phấn bi t t ệ i ph ộ m, là ạ dấấu hi u đ ệ c tr ặ ng cho tấất c ư các t ả i ph ộ m thu ạ c m ộ t lo ộ i nhấất đ ạ nh đ ị ưc xác đ ợ nh b ị i t ớ ng th ổ các dấấu hi ể u ệ thu c cấấu thành t ộ i ph ộ m nh ạ
ng quan trong nhấất là ý nghĩa, t ư ấềm quan tr ng và giá tr ọ c ị a nh ủ ng quan h ữ xã ệ h i b ộ t ị i ph ộ m gấy h ạ i. ạ  M c đ ứ nguy hi ộ m c ể a t ủ i ph ộ m là đ ạ c tính vềề l ặ ng ượ c a
ủ môỹi tộ i phạ m cụ thể, cho phép phấn bi t m ệ c đ ứ ộ nguy hi m cho xã h ể i c ộ ủa các t i ph ộ ạm.
 Ví hai cái này nó luôn đi v i nhau nền khi quyềất đ ớ nh hình ph ị t ph ạ i x ả ẽm xét đôềng th i c ờ ả hai đ đ ể m b ả o ả đ c m ượ c đ ứ tộ ng x ươ ng gi ứ a hình ph ữ t và hành ạ vi ph m t ạ i, đ ộ m b ả o đ ả c nguyền t ượ
ằấc công bằềng, nguyền tằấc nhấn đ o. ạ  Trong th c tềấ th ự ng xẽm ườ xét:
o Tính chấất, tấềm quan trọng và giá trị của quan h xã h ệ ội bị đẽ dọa.
o Hành vi khách quan nguy hi m cho x ể ã h i ộ đã đ c th ượ c hi ự n. ệ
o Tính chấất và mứ c độ thiệt hại đã gấy ra hoặc đẽ d a g ọ ấy ra. o Giai đoạn th c hi ự ện t i ph ộ m ạ o Hình th c lôỹi. ứ o Đôềng ph m ha ạ y riềng l . ẻ
o Nguyền nhấn điềều kiện ph m t ạ i. ộ o Đ c đi ặ m nhấn thấn có ể nh h ả ng ưở đềấn m c đ ứ nguy hi ộ m cho xã h ể i c ộ a hành vi ph ủ m t ạ i. ộ
120.Hi u thềấ nào vềề nhấn thấn ng ể i ph ườ m t ạ i? T ộ i sao khi quyềất đ ạ nh hình ph ị t,
ạTòa án cấền ph i cấn nhằấc nhấn thấn ả ng i ph ườ m t ạ i? ộ  Nhấn thấn ng i ph ườ m t ạ i là t ộ ng th ổ các đ ể c đ ặ i m, dấấu hi ể u, các đ ệ c tính th ặ hi ể n b ệ n chấất xã ả h i ộ c a con ủ ng i khi vi ph ườ m pháp lu ạ t hình s ậ , mà trong ự s kềất h ự p v ợ i các điềều ki ớ n bền ngoài đã ệ nh h ả ng đềấn vi ưở c ệ th c ự hi n hành vi ph ệ m t ạ i c ộ a ng ủ i đó. ườ  Khi xét là ph i xét t ả ng h ổ p nh ợ ng quan h ữ gi ệ a ng ữ i ấấy v ườ i xã h ớ i, t ộ p th ậ , g ể ia đình, v i ng ớ i khác và x ườ ét đềấn nh ng đ ữ c đi ặ m b ể n thấn gôềm c ả m ả t tôất v ặ à m t xấấu. Ch ặ xé ỉ t nh ng đ ữ c đi ặ m nhấất đ ể ịnh liền quan tr c ự
tiềấp đềấn hành vi ph m ạ t i cũng nh ộ
ư mục đích của hình ph t ạ
 Cấền cấn nhằấc vì sẽỹ giúp cho tòa án biềất đ c tính chấất con ng ượ i ph ườ m ạ t i, x
ộ ẽm xét kh nằng giáo d ả c, c ụ i t ả o ạ h đ ọ có hình ph ể t và m ạ c ph ứ t phù h ạ p, giúp ợ Tòa đánh giá đ c tính chấất v ượ à m c ứ đ nguy hi ộ m c ể a hành vi ủ ph m t ạ i vộ i xã h ớ
i, nguyền nhấn điềều ki ộ n c ệ a vi ủ c t ệ h c hi ự n t ệ i ph ộ m,…. ạ Trền c s ơ đó th ở c hi ự n đ ệ c ượ
nguyền tằấc cá th hóa hình ph ể t và đ ạ m b ả o nguyền t ả
ằấc công bằềng khi quyềất đ nh hình ph ị t v ạ i ng ớ i ph ườ m ạ t i. ộ Cấu 121: Khái ni m, vai tr ệ
ò, phấn lo i các tình tiềất gi ạ m nh ả TNHS? ẹ (Điềều 51 BLHS) - Tình tiềất gi m nh ả TNHS là nh ẹ ng tình tiềất làm gi ữ m m ả c đ ứ TNHS c ộ a ng ủ i ph ườ m t ạ i trong ph ộ m vi khung hình ph ạ t ạ mà điềều lu t vềề t ậ i ph ộ m c ạ th ụ quy đ ể nh (là nh ị ng tình tiềất đ ữ c quy đ ượ nh trong lu ị t và c ậ ó th có nh ể ng tình tiềất khác ữ do tòa án quyềất đ nh). ị
- Vai trò: góp phấền tích c c vào vi ự c x ệ ét x đúng ng ử i, đúng t ườ i, đúng pháp lu ộ t; nó còn có gi ậ á tr rấất l ị ớn trong phòng ng a và đấấu tr ừ anh chôấng t i ph ộ m. ạ - Phấn lo i: ạ
+ Các tình tiềất giả m nhẹ do nhấn thấn ng i ph ườ m t ạ i ộ + Các tình tiềất gi m nh ả do kh ẹ nằng giáo d ả c, c ụ i t ả o ạ
+ Các tình tiềất giả m nhẹ do hậu qu c ả ủa t i ph ộ m ạ Cấu 122: Khái ni m, vai tr ệ
ò và phấn lo i các tình tiềất t ạ ằng n ng ặ TNHS? - Tình tiềất tằng n ng
ặTNHS là nh ng tình tiềất làm tằng n ữ ng m ặ c đ ứ TNHS c ộ a ng ủ i ph ườ m t ạ i trong ph ộ m ạ vi m t khung ộ hình ph t nhấất đ ạ nh (ch ị nh ỉ ng tr ữ ng h ườ p BLHS quy đ ợ nh, tòa án khô ị ng đ c áp d ượ ng bấất c ụ tình tiềất nào khác đ ứ tằng ể n ng ặ TNHS cho b cáo) ị
- Vai trò: đấy là nh ng tình tiềất ph ữ ản ánh đ c đi ặ m thu ể c vềề m ộ
ặ t khách quan, chủ quan hoặc nhấn thấn ng i ph ườ m t ạ i. ộ - Phấn lo i: có 3 lo ạ i tình tiềất tằng n ạ ng ặ TNHS:
+ Tình tiềất tằng nặng định t i ộ
+ Tình tiềất tằng nặng đ nh khung ị
+ Tình tiềất tằng n ng chung ặ
Cấu 123: Phấn bi t tình tiềất gi ệ m nh ả TNHS v ẹ i tình tiềất đ ớ nh t ị i, tình tiềất đ ộ nh ị khung giảm nh ? ẹ Tiều chí Tình tiềất gi m nh ả TNHS ẹ Tình tiềất đ nh t ị i ộ Tình tiềất định khung giảm nhẹ Khái niệm
là những biểu hiệ n hoàn cảnh, là nh ng ữ tình tiềất th c ự là nh n ữ g tình tiềất đ c ượ tình huôấng x y ả ra có ảnh h ng ưở tềấ c a
ủ vụ án cụ thể quy định trong các và ph n ả ánh m c ứ đ ộ nguy hiểm đ c ượ sử d ng ụ để xác kho n ả gi m ả nhẹ của ít hơn hành vi phạm t i ộ đ c ượ đ nh ị ng i ườ ph m ạ t i ộ
điềều luật. Thẽo đó các BLHS quy đ nh ị ho c ặ đ c
ượ Tòa trong vụ án đó đã trường hợp phạm t i ộ
án cấn nhằấc, đánh giá, xẽm xét ph m t ạ i gì ộ cụ thể cùng m t ộ t i ộ ghi trong bản án. danh, nềấu có nh ng ữ
tình tiềất này thì có m c ứ đ và ộ tính chấất ít nguy hi m ể so với tr ng ườ hợp bình th ng. ườ Ph m vi áp d ạ ng ụ Có th áp d ể ng cho tấất c ụ các ả Chỉ áp d n
ụ g riềng biệt Chỉ áp d ng ụ riềng biệt t i ho ộ c nhiềều t ặ ội khác nhau cho t ng lo ừ i t ạ i ph ộ m ạ cho t ng lo ừ i t ạ i ph ộ m ạ Hình th c ứ Đ c ượ quy đ nh ị chung t i
ạ Đ46 Đượ c phả n ánh trong Đượ c phả n ánh trong BLHS 1999 CTTP c b
ơ nả c aủ môỹiCTTP gi m nh ả c ẹ a m ủ ôỹi lo i t ạ i ộ lo i t ạ i ộ
Cấu 124: Phấn bi t tình tiềất tằ ệ ng n ng
ặ TNHS v i tình tiềất đ ớ nh t ị i, tình tiềất đ ộ ịnh khung tằng n ng? ặ Tiều chí Tình tiềất tằng n ng ặ TNHS Tình tiềất định t i ộ Tình tiềất đ nh ị khung tằng n ng ặ Khái niệm
Là những biểu hiện hoàn cảnh, Là nh ng ữ tình tiềất th c ự Là nh ng ữ tình tiềất đ c ượ tình huôấng x y ả ra có ảnh h ng ưở tềấ c a ủ vụ án, đ c
ượ sử quy định trong các và ph n ả ánh m c ứ đ
ộ nguy hiểm dụng để xác định hành khoản tằng n ng ặ của lớn h n ơ hành vi phạm t i ộ đ c ượ vi phạm t i
ộ trong vụ án điềều luật. Thẽo đó các
BLHS quy đị nh hoặc được tòa án đó đã ph m t ạ i gì ộ trường hợp ph m ạ t i ộ
cấn nhằấc, đánh giá, xẽm xét ghi cụ thể cùng m t ộ t i ộ trong bản án danh, nềấu có nh ng ữ
tình tiềất này thì có m c ứ đ và ộ tính chấất nhiềều nguy hi m ể h n ơ so v i ớ trường hợp bình thường Ph m ạ vi ápCó th áp d ể ng cho tấất c ụ các t ả i ộ Chỉ áp d ng
ụ riềng biệt Chỉ áp dụng riềng biệt d ng ụ ho c nhiềều t ặ i khác nhau ộ cho t ng lo ừ i t ạ ội phạm cho t ng lo ừ i t ạ ội phạm Hình th c ứ Đ c ượ quy đ nh ị chung t i
ạ Đ48 Đượ c phả n ánh trong Đượ c phả n ánh trong BLHS 1999 CTTP c ơb n
ả c aủ môỹiCTTP tằng n ng ặ c a ủ lo i t ạ i ộ môỹi lo i t ạ i ộ Cấu 125: Nều nh ng đi ữ m m ể i quy đ ớ
nh vềề các tình tiềất gi ị m ả nh tr ẹ ách nhi m hình s ệ trong B ự lu ộ ật hình s nằm 2015, ự s a đ ử i, b ổ sung nằm 2017 so v ổ i B ớ lu ộ t ậ hình s nằm 1999? ự T i sao? ạ - Quy đ nh thềm m ị t sôấ tình tiềất gi ộ m nh ả TNHS: ẹ + Ph m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p vợ t quá m ượ
c cấền thiềất khi bằất gi ứ ng ữ i ườ ph m ạ t i ộ + Ph m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p b ợ hị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c mà không ph ứ i do lôỹi c ả a mình g ủ ấy ra + Ng i ph ườ m t ạ i là ng ộ ư i khuyềất t ờ ật n ng ho ặ c đ ặ c bi ặ ệt n ng ặ
+ Khi quyềất đ nh hình ph ị t, tòa án có th ạ
coi đấều thú là tình tiềất gi ể m n ả h , nh ẹ ng ph ư i ghi rõ lý d ả o giảm nhẹ trong b n án. ả - S a đ ử i tình tiềất gi ổ m nh ả TNHS: s ẹ a “Ng ử i ph ườ m t ạ i là ng ộ i già” thành “Ng ườ i ph ườ m t ạ i là ng ộ i đ ườ 70 tu ủ i tr ổ lền” ở - Các tình tiềất gi m nh ả đ ẹ c quy đ ượ nh trong BLHS là c ị ằn c đ ứ tòa án đánh giá, x ể
ẽm xét tính chấất, m c đ ứ nguy hi ộ m c ể a ủ
hành vi ph m tạ i, là cằn c ộ đ tòa án quyềất đ ứ ể nh hình ph ị t. Chính vì v ạ y, vi ậ c s ệ a đ ử i, b ổ sung các quy đ ổ nh vềề tình tiềất ị gi m nh ả TNHS khiềấn quy đ ẹ nh LHS rõ r ị àng, minh b ch h ạ n.
ơ Từ đó, việ c áp dụng, thi hành páp luật tr nền chính xá ở c, đúng pháp lu t h ậ n; vi ơ c nghiền c ệ u khoa h ứ c tr ọ nền dềỹ dàng h ở n; ơ hoàn toàn phù h p v ợ i nguyền t ớ
ằấc công bằềng, nguyền
tằấc cá thể hóa trách nhi m hình s ệ . ự Cấu 126: Nều nh ng đi ữ m m ể i quy đ ớ
nh vềề các tình tiềất t ị ằng n ng trách nhi ặ m hình s ệ trong B ự lu ộ ật hình s nằm 2015, ự s a đ ử i, b ổ sung nằm 2017 so v ổ i B ớ lu ộ t ậ hình s nằm 1999? ự T i sao? ạ STT BLHS 1999 BLHS 2015 Lý do 1 Ph m t ạ i nhiềều lấền ộ Ph m t ạ i 2 lấền tr ộ lền ở Có nh n ậ th c ứ đúng đằấn h n. ơ Từ đó vận d ng ụ
chính xác, thôấng nhấất gi a ữ các trường hợp ph m ạ t i ộ phù h p ợ v i ớ nguyền tằấc nhấn đ o ạ c a ủ LHS. 2 Ph m ạ t i
ộ đôấi với trẻ ẽm, phụ Ph m ạ t i đôấi ộ v i ớ ng i ườ d i ướ n có thai, ng ữ i già ườ 16 tu i, ổ ph ụ n ữ có thai, ng i ườ đ 70 ủ tu i tr ổ l ở 3 Xấm ph m tài s ạ n c ả a NN ủ Bỏ 4 Phạm t i
ộ gấy hậu quả nghiềm Bỏ tr ng, ọ rấất nghiềm tr ng ọ ho c ặ đặc biệ t nghiềm tr ng ọ Cấu 127: T i sao B ạ lu ộ t hình s ậ nằm 2015, s ự a ử đ i, b ổ sung nằm 2017 l ổ i cho phép ạ
Tòa án khi quyềất đ nh hình ph ị t có ạ th áp d ể
ng tình tiềất đấều thú ho ụ c các tình tiềất khá ặ c không đ c quy đ ượ nh là nh ị ng tình tiềất gi ữ m nh ả ? ẹ - Quy đ nh trền bi ị u hi ể n rõ nguy ệ
ền tằấc nhấn đ o trong LH ạ S
- V i tình tiềất đấều thú, khi BLHS cho phép t ớ òa án có th áp d ể
ng tình tiềất đấều thú là tình tiềất gi ụ
ảm nhẹ, nhà làm lu t đã ậ khuyềấn khích ng i ph ườ m t ạ i đôấi m ộ t v ặ i t ớ i ph ộ m mà h ạ đã gấ ọ y ra. Qua đó, th c hi ự n tôất nhi ệ m v ệ phòng, chôấng t ụ i ộ phạm. - V i quy đ ớ nh cho phép tòa án có th ị áp d ể
ng các tình tiềất khác không đ ụ c quy đ ượ nh t ị i K1 Đ51 là nh ạ ng ữ tình tiềất gi m ả nh , nhà làm lu ẹ t đã m ậ rởng không gi ộ i h ớ n các tình tiềất gi ạ m
ả nh TNHS, tình tiềất tằn ẹ
g nặng quy định: tòa án ch đ ỉ c ượ áp d ng nh ụ ng
ữ tình tiềất tằng n ng đ ặ c BLHS quy đ ượ ịnh. - Nh v ư y
ậ , ta thấấy rõ sự nhấn đạo, mục đích giáo dục mọi ngườ i tuấn thẽo pháp lu t đ ậ c bi ặ t là ng ệ i ph ườ m t ạ i. ộ
Cấu 128: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ng ẹ i ph ườ m t ạ i đã ngằn ch ộ n ho ặ c làm g ặ i m b ả t tác h ớ i c ạ a t ủ i ộ ph m"? ạ - Đi m a kho ể
n 1 Đ51 BLHS nằm 2015 quy đ ả nh 2 tình tiềất gi ị m nh ả TNHS: ẹ + Th nhấất, ng ứ
ười phạm tội đã ngằn chặn tác h i c ạ ủa t i ph ộ m: là hành vi ph ạ ạm t i đã đ ộ c th ượ c h ự i n, thi ệ t h ệ i, tác h ạ i ạ c a tủ i ph ộ m ch ạ a xư y ra
ả (nềấu không có gì ngằn c n thì thi ả t h ệ i sẽỹ x ạ y ra). ả Trong TH này ng i ph ườ m t ạ i đ ộ ã t mình ự ho c có s ặ tác đ ự ng khách quan th ộ c hiự n tấất c ệ các vi ả
c cấền thiềất bằềng nh ệ ng kh ữ ả nằng có th đ ể ngằn ch ể n nga ặ y t ừ đấều không đ cho thi ể t h ệ i, tác h ạ i c ạ a t ủ i ph ộ m x ạ y ra trền th ả c tềấ. ự + Th hai, ng ứ ười phạm t i đã làm gi ộ ảm bớt tác h i c ạ ủa t i ph ộ m: là sau khi t ạ ội phạm đã đ c th ượ c ự hi n và thi ệ t h ệ i, tá ạ c
hạ i củ a tộ i phạ m đang xả y ra thì ngườ i phạ m tộ i đã tự mình hoặ c có sự tác độ ng khách quan th c hiền các hành đ ự ng ộ
cấền thiềất đ làm cho thi ể t h ệ i, tá ạ c h i c ạ a t ủ i ph ộ m đ ạ c gi ượ m b ả t trền th ớ c tềấ, t ự c là làm cho thi ứ t h ệ i, tác h ạ i c ạ a ủ t i ộ ph m x ạ y r ảa đ c nh ượ hẹ n so v ơ i tác h ớ i lạ n h ớ n có th ơ xể y r ả a (tác h i nói trền ạ đấ ở y có th là t ể ác h i vềề th ạ chấất, v ể t ậ chấất hay tinh thấền) - M c ứ đ gi ộ m nh ả ph ẹ th ụ u c vào th ộ ái đ c ộ a ng ủ i ph ườ m t ạ i ( t ộ mình ha ự y có s tác đ ự ng c ộ a ng ủ ư i khác…) ờ
Cấu 129: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả “ Ng ẹ i ph ườ m t ạ i đã t ộ nguy ự n s ệ a ử ch aữ, bôềi th ng thi ườ t h ệ i ho ạ c ặ khằấc ph c h ụ ậu qu ” ả - Đi m b kho ể n 1 Đ51 BLHS quy đ ả nh 3 tình tiềất gi ị m nh ả TNHS: ẹ + Th nhấất, ng ứ i ph ườ m t ạ i đã t ộ nguy ự n s ệ a ch ử a thi ữ t h ệ i: là ạ TH ng i ph ườ m t ạ i đã có hành vi s ộ a l ử i, ch ạ a l ữ i nh ạ ng ữ tài s n ả b h ị h ư ng do hành vi ph ỏ m t ạ i gấ ộ y ra. + Th hai, ng ứ i ph ườ m tạ i đã t ộ nguy ự n bôềi th ệ ng thi ườ t hệ i: là ạ TH ng i p ườ m t ạ i bôềi th ộ ng bằềng tài s ườ n cho nh ả ng ữ thi t h ệ i do hành vi ph ạ m t ạ i gấ ộ y ra. Thi t h ệ i th ạ c tềấ ph ự i đ ả c bôềi th ượ ường toàn b v
ộ à kịp th i. Các bền có th ờ th ể a ỏ thu n vềề m ậ c bôềi th ứ ng, hình th ườ c bôềi th ứ
ng bằềng tiềền, bằềng hi ườ n v ệ t ho ậ c th ặ c hi ự n m ệ t công vi ộ c, ph ệ ư ng th ơ c bôề ứ th ng m ườ t lấền ho ộ c nhiềều lấền, tr ặ
ừTH pháp luật có quy đ nh khác. ị + Th ba, ng ứ i ph ườ m t ạ i tộ nguy ự n khằấc ph ệ c h ụ u qu ậ : là ả TH ng i ph ườ m t ạ i khằấc ph ộ c nh ụ ng thi ữ t h ệ i, tác h ạ i ạ tr c ự
tiềấp ho c gián tiềấp do hành vi ph ặ m ạ t i g ộ ấy ra cho ngư i b ờ ị h i mà nh ạ ững thi t h ệ i, tác h ạ i ạ này không th s ể a ch ử a ho ữ c ặ bôềi th ng bằềng tài s ườ n đ ả c. ượ Thông th ng đó là h ườ u qu ậ vềề tính m ả
ạ ng, sứ c khỏ ẽ hoặ c nhấn thấn, danh d c ự a con ủ ng I. ườ - Hành vi s a ch ữ a, bôềi th ữ ng ườ , khằấc ph c h ụ u qu ậ này ph ả i đ ả c th ượ c ự hi n tr ệ c khi x ướ ét x (s ử ơ th m, phúc th ẩ m, giám ẩ đôấc thẩm, tái th m) ẩ
Cấu 130: Phấn bi t tình tiềất gi ệ m ả nh "Ph ẹ m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p v ợ t quá gi ượ i h ớ n phòng v ạ chính đáng" v ệ i tình tiềất ớ "Ph m tạ i trong tr ộ ng h ườ p vợ t quá y
ượ ều cấều c a tình thềấ cấấp thiềất" và tì ủ
nh tiềất "Phạ m tội trong tr ng h ườ p v ợ ượt quá
m c cấền thiềất khi bằất gi ứ ng ữ i ph ườ m t ạ i"? ộ Tiều chí Ph m ạ t i ộ trong TH vượ t quá Ph m ạ t i
ộ trong TH vượ t quá Ph m ạ t i trong ộ TH vượt quá m c ứ gi i h ớ n PVCĐ ạ yều cấều c a ủ TTCT
cấền thiềất khi bằất gi ữ ng i ườ ph m ạ t i ộ Khái niệm
- Là hành vi chôấng trả rõ ràng Là TH ng i ườ ph m ạ t i ộ vì Là TH ng i ph ườ m ạ t i đ ộ bằất gi ể ữ quá m c cấền thiềất, ứ
không phù muôấn tránh gấy thi t h ệ i cho ạ ng i th ườ c ự hiện hành vi ph m ạ h p ợ v i ớ tính chấất và m c ứ độ quyềền, l i
ợ ích hợp pháp của t i trong ộ TH phạm t i qu ộ ả tang nguy hi m ể cho xã h i ộ của mình, c a ủ ng i ườ khác, ho c ặ
hoặc có lệ nh truy nã, nh ng đã ư hành vi xấm h i. ạ l i ợ ích c a ủ NN, c a ủ CQ, tổ s d ử ng vũ l ụ c v ự ượt quá m c ứ
chứ c mà hành động trong
cấền thiềất gấy thi t h ệ i cho ng ạ i ườ - Ng i
ườ có hành vi vượt quá TTCT, nh ng ư l i
ạ gấy ra thiệt b bằất gi ị nền ph ữ i ch ả uị TNHS
giới hạn phòng vệ chính đáng h i ạ rõ ràng v t quá ượ yều cấều
phải chị u trách nhiệm hình c a ủ TTCT, nền họ ph i ả chịu sự. TNHS Cằn cứ xẽm T i kho ạ n 2 Đ22 ả D a ự vào tính chấất thi t ệ h i ạ T i kho ạ n 2 Đ54: ả xét hay mức độ thiệt h i ạ Ph i
ả là hành vi chôấng trả + Vi c
ệ dùng vũ l cự đ ểbằất giữ v t quá m ượ c cấền thiềất. ứ ng i ườ ph m ạ t i ộ trong TH đ c ượ
xét vào tình tiềất gi m nh ả ẹ ph i là ả Đ xẽm ể
xét vấấn đềề này ph i ả cách duy nhấất đ ểbằất đ c ượ t i ộ
xẽm xét toàn diện những tình phạm.
tiềất có liền quan đềấn hành vi xấm h i ạ và hành vi phòng vệ + Vi c ệ s ử d ng ụ vũ lực vượt quá nh : ư khách th cấền ể b o ả v ; ệ m c cấền ứ thiềất sẽỹ đ c ượ xẽm xét m c ứ độ thi t ệ h i ạ do hành vi trền môấi t ng ươ quan gi a ữ sự xấm h i ạ có thể gấy ra ho c ặ chôấng tr vi ả c ệ bằất gi ữ ng i ườ của
đã gấy ra và do hành vi phòng ng i b ườ bằất ị gi và ữ kh nằng ả bằất v ệ gấy ra; vũ khí, ph ng ươ gi cữ a ng ủ i bằất ườ gi . Nềấu ữ vi c ệ
tiệ n, phương pháp mà hai chôấng tr c ả a ủ ng i ườb bằất ị gi là ữ
bền đã sử dụ ng; nhấn thấn
quyềất li t, mang tính sôấng còn thì ệ c a ủ ng i x ườ ấm h i; ạ vi c s ệ d ử ng vũ l ụ c ự m n ạh là điềều khó tránh kh i ỏ
Cấu 131: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ph ẹ m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p b ợ kích đ ị
ng vềề tinh thấền do hành vi tr ộ ái
pháp luậ t của nạn nhấn gấy ra"? - Đấy là TH ng i ph ườ m t ạ i thộ c hi ự n tệ i ph ộ m tron ạ g tình tr ng b ạ h n chềấ vềề kh ị ạ nằng ki ả m soát và ể điềều khi n hành vi ể do tác đ ng c ộ a hành vi trái pháp lu ủ t c ậ a n ủ n nhấn. M ạ c đ ứ gi ộ m nh ả trong t ẹ ng ừ TH tùy thu c tr ộ
c hềất vào tính chấất ướ và m c đ ứ nguy hi ộ
ểm của hành vi tác đ ng. ộ - S kích đ ự ng đó ch ộ x ỉy ra chôấc lá ả t, t c th ứ i do hành vi trái pháp lu ờ t c ậ a chính n ủ n nhấn xấm ph ạ m đềấn quy ạ ềền, l i ích ợ h p pháp c ợ a ng ủ i ph ườ m ạ t i ho ộ c xấm ph ặ m đềấn quyềền, l ạ i ích h ợ
ợp pháp của người thấn thích c a ng ủ i ph ườ m t ạ i đã ộ gấy nền s ph ự n ả ng dấỹn t ứ i hành vi ph ớ m t ạ i: đấấm đá, lằng m ộ , s ạ nh ỉ c ụ ,...
Cấu 132: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ph ẹ m t ạ i vì hoàn c ộ ảnh đ c bi ặ
ệt khó khằn mà không ph i do mình t ả ự gấy ra"? - Ng i ph ườ m t ạ i do hoàn c ộ
nh khách qun chi phôấi, dấỹn đềấn vi ả c th ệ c hi ự n t ệ i ph ộ m. Hoàn c ạ nh khó khằn đó có th ả là ể của cá nhấn ho c c ặ a gia đình, nó có th ủ k ể éo dài hay là t m th ạ i. Hoàn c ờ nh khó khằn đó ph ả i là đ ả c bi ặ t, không ph ệ i do ả lôỹi c a ng ủ i ph ườ m t ạ i gấ
ộ y ra, khó khằn h n nhiềều so v ơ
ớ i mứ c bình thườ ng: thiền tai, dihj bềnh, hỏa ho n, tai n ạ n, ... ạ - M c đ gi ứ m nh ộ ả TNHS c ẹ a tình tiềất nà ủ y ph thu ụ c vào m ộ c đứ khó khằn và m ộ c đứ côấ g
ộ ằấng tìm cách khằấc ph c c ụ a ủ ng i ph m t ườ i. Nềấu ng ạ ộ i ph m t ườ i đã côấ g ạ
ộ ằấng hềất s c mình vềề c ứ ý chí v ả
à lý trí khằấc ph c khó khằn hềất m ụ c có th ứ ể nh ng hoàn c ư nh khách quan đẽm l ả i không th ạ ki ể m soát đ ể c thì vi ượ c ph ệ m t ạ i sẽỹ đ ộ c x
ượ ẽm xét h ng tình tiềất gi ưở m ả nh . ẹ
Cấu 133: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ph ẹ m t ạ i nh ộ ng ch ư a gấ ư y thi t h ệ i ho ạ c gấy t ặ hi t h ệ i không l ạ n"? ớ Phấn bi t v ệ i tình tiềất "Ng ớ
ười phạm tội đã ngằn ch n ặ ho c làm gi ặ ảm bớt tác h i c ạ a t ủ i ph ộ m"? ạ - Th nhấất, ph ứ m t ạ i nh ộ ng ch ư a gấy t ư hi t h ệ i là ạ
TH ngườ i phàm tộ i đã thực hiện tội phạm nhưng do nguyền hấn khách quan nền h u qu ậ c ả a t ủ i ộ ph m ch ạ a x ư y ả ra. - Th hai, ph ứ m ạ t i nh ộ ng gấ ư y thi t h ệ i không l ạ n là ớ TH hành vi ph m t ạ i gấ ộ y ra h u qu ạ nguy h ả i cho xã ạ h i ộ nh ng ư không l n nh ớ m ư ong môấn c a ng ủ i ph ườ m t ạ i vì đ ộ ư c h ợ n chềấ do nh ạ
ữ ng nguyền nhấn khách quan. - M c đứ gi m nh ộ ả TNHS đôấi v ẹ i ng ớ i ph ườ m t ạ i tuỳ thu ộ c v
ộ ào tính chấất và m c ứ đ thi ộ t h ệ i đã đ ạ c h ượ n chềấ và tình ạ chấất, m c đ ứ ng
ộ uy hiểm củ a tội phạm đã th c hi ự n. ệ - Phấn bi t v ệ i tình tiềất “Ng ớ ười phạm t i đã ng ộ ằn ch n ho ặ c làm gi ặ ảm b t tác ớ h i c ạ a t ủ i ph ộ m” ạ + Giôấng nhau: thi t h ệ i c ạ a ủ t i ph ộ m không x ạ y r ả a ho c x ặ y ả ra không l n ớ
+ Khác nhau: nguyền nhấn dấỹn đềấn vi c x ệ y r ả a thi t h ệ i ho ạ c x ặ y ra ả không l n. ớ  TH ch a ư gấy thi t h ệ i ho ạ c gấ ặ y thi t h ệ i không l ạ n
ớ có nguyền nhấn là nguyền nhấn khách quan ngoài ý muôấn c a ủ ng i ph ườ ạm t i ộ
 TH ngằn chặn, làm giả m bớt tác h i c
ạ ủa tội phạm, người phạm tội đã có hành đ ng tích c ộ c, ự đã th c ự hi n t ệ i ộ ph m, ngằn ch ạ n đ ặ làm gi ể m đáng k ả h ể u qu ậ thi ả t h ệ i x ạ y ra. ả
Cấu 134: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả “Ph ẹ m t
ạ i lấền đấều và thu ộ c tr ộ ng h ườ p ít nghiềm tr ợ ng ọ ”
- Ph m t i lấền đấều là ạ ộ TH ng i ph ườ m t ạ i ch
ộ mỉ i lấền đấều tiền ph ớ m t ạ i mà tr ộ c đó ch ướ a ph ư m t ạ i ấấy cũng nh ộ ch ư a ư th c hi ự n bấất c ệ m ứ t t ộ i nào khác đ ộ c quy đ ượ nh trong LHS. ị - Ph m tại trong
ộ TH ít nghiềm tr ng là muôấn nói đềấn tính chấất ít nghiềm tr ọ ng c ọ a TH ph ủ m t ạ i c ộ th ụ so v ể i tính chấất ớ nghiềm tr ng c ọ a lo ủ i t ạ i ph ộ m đó ạ
, cằn c vào tình chấất, m ứ c đ ứ nguy hi ộ m c ể a hành vi đó. ủ - Ph m t ạ i thu ộ c
ộ TH it nghiềm tr ng là ph ọ m t ạ i ộ thu c các ộ TH sau đấy: + Ph m t i g ạ ấy nguy h ộ i không l ạ n cho xã h ớ i mà ộ m c cao nhấất c ứ a khung hình ph ủ t đôấi v ạ
i tớ i ấấy là đềấn 3 nằm tù ộ + Ph m t ạ i nghiềm tr ộ ng, rấất nghiềm tr ọ ng ho ọ c đ ặ c bi ặ t nghiềm tr ệ ng bnhuwng ng ọ i ph ườ m t ạ i có v ộ trí, vai trò t ị h ứ
yềấu, không đáng k trong v ể án có đôềng ph ụ m ạ
Cấu 135: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả “Ph ẹ m t ạ i vì b ộ ng ị i khác đẽ d ườ a ho ọ c c ặ ng b ưỡ c” ứ - Ph m t i vì b ạ ộ ng ị i khác đẽ d ườ a là TH ng ọ i ph
ườ m tạ i b uy hiềấp vềề tinh thấền nh ộ ị đẽ d ư a sẽỹ dùng vũ l ọ c xấm ph ự m t ạ ính m ng, s
ạ c hứ ẽ cỏ a hủ hoọ c ng ặ i thấn thích c ườ a hủ , đẽ d ọ a sẽỹ g ọ ấy thi t h ệ i vềề tài s ạ n, vềề danh d ả , uy tín c ự a h ủ , và đ ọ ể
tránh tai hại đó họ đã ph i th ả c h ự iện hành vi ph m ạ t i. ộ - Ph m t ạ i bộ ngị i khác c ườ ng b ưỡ c là ứ TH ng i ph ườ m t ạ i b ộ dùng vũ l ị c, đẽ d ự a dùng vũ l ọ c nga ự y t c khằấc ho ứ c nh ặ ng ữ th đo ủ n khác dôền ép bu ạ c ng ộ i ph ườ ạm t i ph ộ i th ả c hi ự ện t i ph ộ m. ạ
Cấu 136: Phấn bi t tình tiềất gi ệ m nh ả “Ph ẹ m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p b ợ hị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c mà không ph ứ i do lôỹi ả c a mình g ủ
ấy ra” v i tình tiềất gi ớ m nh ả “Ng ẹ i ph ườ m t ạ i là ng ộ i có b ườ nh b ệ h ị n chềấ kh ạ ả nằng nhận th c ho ứ c kh ặ nằng ả điềều khi n hành vi c ể a ủ mình” - “ Ph m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p b ợ h ị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c mà không ph ứ i do lôỹi c ả a mình gấ ủ y ra”: Ng i ph ườ m t ạ i ộ trong TH này đã th c hi ự n t ệ i ph ộ m trong tình tr ạ ng b ạ h ị n chềấ kh ạ ả nằng nh n th ậ c hành vi và tình ứ tr ng này không ph ạ i ả do lôỹi c a c ủ h th ủ : do b ể lị a dôấi, b ừ ị cưỡng ép,... - Phấn biệt: C 2 tình tiềất gi ả m nh ả
này đềều liền quan đềấn kh ẹ nằng nh ả n th ậ c c ứ a ng ủ i ph ườ m t ạ i, nh ộ
ng nguyền nhấn dấỹn đềấn h ư n ạ chềấ kh nằng nh ả n th ậ c là khác nhau. H ứ n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c mà ứ không ph i do lôỹi c ả a mình gấ ủ y ra có nguyền nhấn khách quan tác đ ng tr ộ c tiềấp đềấn kh ự nằng nh ả n th ậ c ứ c a ng ủ ư i ph ờ m t ạ i. ộ - - “Ng i ph ườ m t ạ i là ng ộ i có b ườ nh b ệ h ị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c ho ứ c kh ặ nằng điềều khi ả n hành vi c ể a mình”: là ủ TH ng i ph ườ m t
ạ i b mằấc bềnh tấm thấền ho ộ ị c b ặ nh lý nào đó mà b ệ hị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c và điềều khi ứ ển hành
vi. Tình tiềất này nh hả ng đềấn m ưở c đ lôỹi c ứ ộ a ng ủ i ph ườ m tạ i vì ng ộ i ph ườ m tạ i đấy là ng ộ ở i mằấc b ườ nh dấỹn đềấn h ệ n ạ chềấ kh nằng nh ả
n thậ c hoứ c khặ nằng điềều khi ả n hành vi c ể a m ủ ình. Lôỹi c a ng ủ i ph ườ m t ạ i trong tr ộ ng h ườ p này là lôỹi ợ h n chềấ, do đó, tr ạ ách nhi m hình s ệ c ự a h ủ c ọ ũng h n chềấ, h ạ đ ọ c gi ượ
ảm nhẹ so với những trường hợp ph m t ạ i thông ộ th ng. M ườ c đ ứ gi ộ m nh ả ph ẹ thu ụ c vào m ộ c đ ứ ộ nh h ả ng c ưở a b ủ nh t ệ t t ậ i kh ớ nằng nh ả n th ậ c ho ứ c kh ặ nằng điềều ả khi n hành vi c ể ủa h . ọ
Cấu 137: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả : “Ph ẹ m t ạ i do l ộ c h ạ u”. Lấấy ví d ậ ụ - Tr ng h ườ p ph ợ m tạ i này là do s ộ h n chềấ vềề m ự ạ t nh ặ n th ậ c d ứ o trình đ lộ c h ạ u, thấấp k ậ ém, đi ch m so v ậ i tiềấn trình ớ phát tri n chung c ể
a xã hủi. Có nhiềều nguyền n ộ
hấn dấỹn đềấn s l c h ự ạ u nh ậ yềấu tôấ đ ư a lý (sinh sôấng ị vùng xa ở xôi, h o ẻ
lánh), yềấu tôấ dấn t c (ng ộ i dấn t
ườ c thi u sôấ), yềấu t ộ ể ôấ vằn hóa tín ng ng (mề tín, h ưỡ
t c)… Khi cấn nhằấc vi ủ ụ c gi ệ m nh ả đ ẹ v i tr ớ ng h ườ p này
ợ , Tòa án cấền xẽm xét m c đứ l c h ộ ạ u cậ a ng ủ i ph
ườ m tạ i trong môấi quan h ộ vệ i các y ớ ềấu tôấ nh h ả ng ưở đềấn s l ự ạc hậu.minh họa. - Ví d : ụ M t sôấ ng ộ i đôềng bào vì th ườ c ự hi n thẽo các h ệ t ủ c l ụ c h ạ u đã ép con cái l ậ p g ậ ia đình khi ch a đ ư tu ủ i (T ổ i t ộ o ả hôn)
Cấu 138: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả “Ng ẹ i ph ườ m t ạ i là ng ộ i khuyềất t ườ t n ậ ng ặ ho cặ khuyềất t t đ ậ c bi ặ t ệ n ng ặ ” - Ng i phư m t ờ i là ng ạ ộ i khuyềất t ườ t n ng: là nh ậ ặ ng ng ữ i do khuyềất t ườ
t dấỹn đềấn mấất m ậ t phấền ho ộ c suy gi ặ m ả ch c ứ nằng, không t ki ự m soát ho ể c không t ặ th ự c hi ự n đ ệ c m ượ t sôấ ho ộ t đ ạ ng ph ộ c v ụ nhu cấều sinh ho ụ ạt cá nhấn hàng ngày
mà cấền có người thẽo dõi, tr giúp, chằm sóc. ợ - Ng i ph ườ m tạ i là ng ộ i khuyềất t ườ t đậ c bi ặ t nệ ng: nh ặ ng ng ữ i do khuyềất t ườ
t dấỹn đềấn mấất hoàn to ậ àn ch c nằn ứ g, không t ki ự m soát ho ể c kh ặ ông t th ự c hi ự n đ ệ c các ho ượ t đ ạ ng ph ộ c v ụ nhu cấều sinh ho ụ t cá nhấn hàng ngà ạ y mà cấền có ng i ườ
thẽo dõi, trợ giúp, chằm sóc hoàn toàn. - Ng i b khuyềất t ườ ị t đậ c bi ặ t nệ ng bao gi ặ cũng đ ờ c gi ượ m nh ả TNHS h ẹ n so v ơ i TH ng ớ i ph ườ m t ạ i b ộ khuyềất t ị t n ậ ng ặ
Cấu 139: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả “Ng ẹ i ph ườ m t ạ i là ng ộ i có b ườ nh b ệ h ị n chềấ kh ạ ả nằng nh n th ậ c ứ ho c kh ặ nằng điềều khi ả n hành vi c ể a mình” ủ - Là TH ph m t ạ i mà ch ộ th ủ đã ph ể m t ạ i khi đang trong tình tr ộ ng ạ b hị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c ho ứ c b ặ hị n chềấ kh ạ ả
nằng điềều khi n hành vi do mằấc b ể ệnh. - Lôỹi c a ngủ i ph ườm t i trong ạ
ộ TH này là lôỹi h n chềấ, do đó ạ TNHS c a h ủ c ọũng h n chềấ, h ạ đ ọ c gi ượ m ả nh h ẹ n so v ơ i ớ nh ng TH ph ữ m t ạ i thông th ộ ng. M ườ c đ ứ giộ m nh ả TNHS sẽỹ ph ẹ thu ụ c vào m ộ c đ ứ h ộ n c
ạ hềấ khả nằng nhận th c ho ứ c ặ m c đ ứ hộ n chềấ kh ạ nằng điềều khi ả n hành vi c ể a ng ủ i ph ườ m t ạ i. ộ
Cấu 140: Phấn bi t tình tiềất gi ệ m nh ả “Ng ẹ ư i ph ờ m t ạ i t ộ thú” và “N ự g i ph ườ m t ạ i đấều thú:” ộ - “Ng i ph ườ m t ạ i tộ th ự ú” là TH ng i ph ườ m t ạ i t ộ nguy ự n khai báo v ệ i c ớ quan, t ơ ch ổ c vềề hành vi ph ứ m ạ t i c ộ a mình ủ tr c khi t ướ
ội phạm hoặc người phạm tội bị phát hi n. ệ - “ Ng i ph ườ m t ạ i đấều thú” là ộ TH ng i ph ườ m t ạ i sau khi b ộ ị phát hi n đã ệ t nguy ự n ra trình di ệ n và kh ệ ai báo v i c ớ quan ơ có th m quyềền v ẩ ềề hành vi ph m t ạ i c ộ a mình. ủ
=> Giôấng nhau c a đấều thú và t ủ thú là ng ự i ph
ườ m tạ i đềều khai báo v ộ i c ớ quan có th ơ m quyềền vềề ẩ hành vi ph m t ạ i c ộ a ủ mình.
Khác nhau là tự thú thì hành vi ph m t ạ i ch ộ a ư đ c phát hi ượ n còn đ ệ
ấều thú là hành vi phạm tội đã đ c phát hi ượ n. ệ
Cấu 141: Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả “Ng ẹ i ph ườ m t ạ i thành kh ộ n khai báo ho ẩ c ằn nằn hôấi c ặ i” ả - Là TH ng i ph ườ m t ạ i đã khai rõ ộ và đúng s th ự t tấất c ậ nh ả
ng gì liền quan đềấn hành vi ph ữ
ạm tội mà họ đã th c hi ự n, đã ệ có bi u hiể n thệ hi n s ể day d ệ ự t, hôấi h ứ n vè vi ậ c th ệ c hiự n tệ i phộ m v ạà mong muôấn s a ch
ử a lôỹi lấềm thông qua vi ữ c ệ
chấấp hành nghiềm chỉnh pháp lu t, tích c ậ c lao đ ự ng,... ộ - M c ứ đ gi ộ m nh ả c ẹ a vi ủ c thành kh ệ n khai báo ph ẩ thu ụ c vào s ộ thành kh ự n đ ẩ c th ượ c hi ự n ệ giai đo ở n tôấ t ạ ng nào ụ
và ý nghĩa thiềất th c c ự a sủ thành kh ự n trong vi ẩ c gi ệ i quyềất v ả án; M ụ c đ ứ gi ộ m nh ả c ẹ a s ủ ằn nằn hôấi c ự i ph ả thu ụ c ộ vào m c đ ứ ằn nằn hôấi c ộ i c ả a ng ủ i ph ườ m t ạ i, nh ộ ng hành đ ữ ng ộ , vi c làm c ệ th ụ ch ể ng minh cho s ứ ằn nằn hôấi c ự i đó. ả 142. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ng ẹ i ph ườ m t ạ i tích c ộ
ực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hi n ệ ho c điềều tra t ặ i ph ộ ạm"?  Trong vi c phát hi ệ n t ệ i ph ộ m: là tr ạ ng h ườ p ng ợ i ph ườ m ạ t i đã tích c ộ c cung cấấp các tin t ự c, tài li ứ u, ch ệ ng ứ c m ứ i xác th ớ c cho các c ự quan có th ơ
m quyềền tiềấn hành tôấ t ẩ
ụng trong việc phát hi n t ệ i ph ộ m. ạ 
Trong quá trình điềều tra t i ph ộ m: ạ Thái đ ch ộ đ ủ ng ộ , giúp đ nhằềm t ỡ o r ạ a s biềấn đ ự ổi, thay đổi nhanh h n ơ
trong quá trình gi i quyềất v ả án. ụ 143. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ng ẹ i ph ườ m t ạ i đã l ộ p công chu ậ c t ộ i"? ộ  Là tr ng h ườ p sau khi th ợ c hi ự n t ệ i ph ộ m cho đềấn tr ạ c khi b ướ x ị ét x ( s ử th ơ m, phúc th ẩ m, giám đôấc th ẩ m, ẩ tái th m) ẩ ng i ph ườ m t ạ i ằn nằn hôấi c ộ i, tích c ả c giúp đ ự các c ỡ quan có tr ơ ách nhi m phát hi ệ n điềều tr ệ a t i ộ ph m do h ạ th ọ c hi ự n, tham gia phát hi ệ n t ệ i ph ộ m,... → vì l ạ i ích c ợ
ủ a Nhà nướ c, tậ p thể,.. được cơ quan nhà n c có th ướ m quy ẩ
ềền khẽn thưởng ho c ch ặ ứng nh n. ậ 144. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nhả "Ngẹ i ph ườm t i là ng ạ ộ
i có thành tích xuấất sằấ ườ
c trong s n xuấất, chiềấn đấấu, ả học tập ho c công tác"? ặ  Trong s n xuấất: là ng ả i có nh ườ
ng sáng kiềấn phát minh khoa h ữ c đã ọ ng d ứ ng và đẽm l ụ i hi ạ u qu ệ kinh tềấ cao ả trong s n xuấất nông nghi ả p; có thành tích xu ệ
ấất sằấc trong phong trào thi đua s n xuấất kinh d ả oanh,.. ; đ c t ượ ng ặ
1 trong các danh hiệ u anh hùng lao đ ng,... ộ  Trong huấấn luy n: là ng ệ i có thành tích x ườ
uấất sằấc trong huấấn luy n, x ệ ấy d ng l ự c lự ng, c ượ ng côấ quôấc phòng ủ
toàn dấn và an ninh nhấn dấn, chấấp hành tôất ch tr ủ ng ươ , chính sách,...  Trong h c t ọ p: là ng ậ i có thành tích x ườ uấất sằấc trong h c t ọ p liền t ậ c nhiềều nằm, đ ụ
ạ t thành tích cao trong các cu c thi quôấc gia,.. ộ  Trong công tác: là tr ng h ườ p ng ợ i ph ườ m tạ i là ng ộ i có nhiềề ườ
u thành tích xuấất sằấc trong m i lĩnh v ọ c công tác ự
đã đượ c Nhà nướ c tặ ng mộ t trong các danh hiệu vinh dự như anh hùng lao đ ng, ngh ộ sĩ nhấn dấn, ngh ệ sĩ ệ u ư tú,... → Ng i ph ườ m t ạ i càng có t ộ hành tích cao thì m c gi ứ m nh ả hình ph ẹ t cho h ạ càng nhiềều v ọ à ng c l ượ i. ạ 145. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất gi ủ m nh ả "Ng ẹ i ph ườ m t ạ i là cha, m ộ , v ẹ , chôềng ợ , con c a li ủ t sĩ, ng ệ i có công v ườ i ớ cách mạng"?  Ng i có công v ườ i cách m ớ ng ạ  Ng i ph ườ m t ạ i là cha, m ộ , v ẹ , chôềng, con c ợ a ủ li t sĩ ệ
→ Th hi n rõ tính nhấn đ ể ệ o c a LHS
ạ ủ VN và cũng là h p lý v
ợ ì các tình tiềất gi m nh ả TNHS trền th ẹ c tềấ r ự ấất đa d ng. ạ 146. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Ph ặ m t ạ i có t ộ ch ổ c? Lấấy ví d ứ minh h ụ a? ọ  Là hình th c đôềng ph ứ m có sạ cấấu k ựềất ch t chẽỹ gi ặ a nh ữ ng ng ữ i th ườ c hi ự n tệ i ph ộ m (Kho ạ n 2 Điềều 17 BLHS) ả  Cho phép ng i ph ườ m t ạ i có nhiềều kh ộ nằng ph ả m t ạ i liền t ộ c, nhiềều lấền, gấ ụ y ra nh ng h ữ u qu ậ tác h ả i ạ nghiềm tr ng ho ọ c đ ặ c bi ặ ệt nghiềm tr ng cho x ọ ã h i. ộ 
A và B có mấu thuấỹn trong làm ằn kinh doanh. Đ trể thù, ả A đã đ a ra m ư t kềấ ho ộ ch chi tiềất đ ạ giềất h ể i B d ạ ư i ớ d ng m ạ t vộ tai n ụ n giao thông. Biềất B th ạ ng đi làm vềề mu ườ n qua cung đ ộ ng v ườ
ằấng trền địa bàn t nh. ỉ A đã bàn b c v i C và Đ v ạ ớ
ềề kềấ ho ch chi tiềất và đ ạ c C v
ượ à Đ đôềng ý th c hi ự n cùng. ệ Trong đó, C m t ng ộ i chuyền ườ cho thuề xẽ t i trền đ ả
a bàn đôềng ý cho Đ là lái xẽ t ị i m ả n m ượ t xẽ t ộ i 8T ả đ th ể c hi ự n hành vi trền. Sau khi, ệ A
thẽo dõi B đi tiềấp khách hàng (có s d ử ng r ụ u bia) đã báo cho C v ượ à Đ chu n b
ẩ kịềấ ho ch đón ngõng B trền ạ đ ng vềề t ườ i cung đ ạ ng quẽn thu ườ c. C lái xẽ ô t ộ ô bám thẽo B trền c đ ả ng vềề đ ườ thông báo cho Đ th ể c hi ự n ệ hành vi đấm tr c di ự n xẽ t ệ i vào x ả ẽ ô tô c a B, t ủ i ngã ạ t X. ư B chềất t i chôỹ sau v ạ tai n ụ n giao thông có s ạ dàn d ự ng sằỹn c ự a ủ A,C,D. Nh v y ư , A,C và Đ ph ậ m t ạ i giềất ng ộ i có t ườ ch ổ c trong đó ứ A là ng i ch ườ m ủ u, C là ng ư i giúp s ườ c, Đ là ng ứ ười th c hành ự v i vai tr ớ ò đôềng ph m v ạ i ớ A. 147. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Ph ặ ạm t i có tính chuy ộ ền nghi p ệ "?  Côấ ý ph m t ạ i tộ 5 lấền tr ừ lền vềề cù ở ng m t t ộ i ph ộ m không phấn bi ạ t đã b ệ truy c ị u ứ TNHS hay ch a b ư truy c ị u ứ
TNHS, nềấu ch a hềất th ư i hi ờ u truy c ệ u ứ TNHS ho c ch ặ ưa đư c xo ợ á án tích  Ng
i ph m t i đềều lấấy các lấền ph ườ ạ ộ
m t i làm nghềề sinh sôấng và lấấy k ạ ộ ềất qu cả a vi ủ c ph ệ m t ạ i làm nguôền sôấng ộ chính  M c đ ứ nguy hi ộ
ểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn so vớ i trườ ng hợp thông th ng ườ 148. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "L ặ i d ợ ng ch ụ c v ứ , quyềền h ụ ạn đ ph ể m t ạ i"? ộ  Tr ng h ườ p ng ợ i có ch ườ c v ứ , quyềền h ụ n ạ đ c b ượ nhi ổ m do dấn c ệ ho ử c trền c ặ s ơ h ở p đôềng làm vi ợ c trong ệ c quan, t ơ ch ổ c, doanh nghi ứ p tro ệ ng Nhà n c ho ướ c ngoài Nhà n ặ c đã l ướ i d ợ ng ch ụ c v ứ , quyềền h ụ n c ạ a ủ
mình như là phương tiện để th c hi ự ện t i ph ộ ạm. 149. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Ph ặ m t ạ i có tính chấất c ộ ôn đôề"?  Là tr ng h ườ p ng ợ i ph ườ m t ạ i có hành vi ng ộ ang ng c, càn quấấy ượ , coi thường pháp lu t ậ , coi th n ườ g tính m ng, ạ s c kho ứ và cá ẻ c l i ích h ợ p pháp c ợ a ng ủ i khác, bấất chấấp s ườ ngằn c ự n c ả a ng ủ i khác, t ườ nh ừ ng nguyền c ữ ớ nh nh ỏ t do mình ho ặ c do n ặ n nhấn g ạ
ấy ra đ côấ tình hành hung, gấ ể y sự đ ph ể m t ạ i. ộ 150. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Ph ặ m t ạ i vì đ ộ ộng cơ đề hèn”?  Là đ ng c ộ xấấu x ơ
a nhấất, đề ti n nhấất trong t ệ ấất c các đ ả ng c ộ có th ơ có c ể a n ủ g i ph ườ m t ạ i c ộ th ụ ể  Th hiể n tính ích k ệ cao, b ỷ i bộ c, ph ạ n trằấc, hèn nhát v ả
à là s tự t cùng đôềi b ộ i vềề đ ạ o đ ạ c c ứ a ng ủ i ph ườ m t ạ i ộ nh giềất ng ư i đ ườ cể p v ướ ho ợ c chôềng c ặ a n ủ
n nhấn, giềất tình nhấn đã có thai v ạ i mình đ ớ trôấ ể n tránh trách nhiệm,.. 151. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Côấ tình th ặ c hi ự n t ệ i ph ộ m đềấn cùng"? ạ  Ng i ph ườ m t ạ i mong muôấn đ ộ t đ ạ c m ượ c đích ph ụ m t ạ i bằềng m ộ i cách, m ọ i th ọ đo ủ n. Khi g ạ p tr ặ ng ở i ạ
khách quan trong quá trình th c h ự i n t ệ i ph ộ m ho ạ c có ng ặ i ngằn c ườ n nh ả ng ng ư i ph ườ m t ạ i vấỹn không t ộ ừ b ý đ ỏ nh ph ị m t ạ i, không ng ộ ng hành vi ph ừ m t ạ i đang th ộ c hi ự n, ho ệ c lấền này không đ ặ t đ ạ c k ượ ềất qu ả
mong muôấn thì lấền khác l i tiềấp t ạ c tiềấn hành th ụ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i. ộ 152. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Ph ặ m t ạ i t ộ 2 lấền tr ừ ở lền, tái ph m, tái ph ạ m nguy hi ạ m"? ể  Ph m t ạ i tộ 2 lấền tr ừ lền: là tr ở ng h ườ p ng ợ i ph ườ m t ạ i nhiềều ộ lấền th c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i cùng lo ộ i, trong ạ
đó môỹi lấền hành vi nguy hi m cho x ể ã h i cộa ng ủ i ph ườ m tạ i đã tho ộ mãn đấềy đ ả các yềấu t ủ ôấ cấấu thành t i ộ ph m nh ạ ng ch ư a lấền nào b ư đị a ra x ư ét x và ch ử a hềất th ư i hi ờ u truy c ệ u ứ TNHS.  Tái ph m: là tr ạ ng h ườ p ng ợ i ph ườ m t ạ i đã b ộ kềất án, ch ị a xoá án tích mà l ư i th ạ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i do côấ ộ ý ho c th ặ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i vềề t ộ i ph ộ m rấất nghiềm tr ạ ng ọ , t i ph ộ m đ ạ c bi ặ t nghiềm tr ệ ng do côấ ý ọ (Kho n 1 Điềều 53 BLHS ) ả  Tái ph m nguy hi ạ m: là tr ể ng h ườ p đã có án tí ợ ch nh ng l ư i vấỹn tiềấp t ạ c ph ụ m t ạ i th ộ hi ể n tính nguy hi ệ m cao ể c a nhấn thấn ng ủ i ph ườ m tạ i (Kho ộ n 2 Điềều 53 BLHS) ả 153. ( Giôấng 146) 154. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Ph ặ m t ạ i đôấi v ộ i ng ớ i
ườ ở trong tình tr ng không th ạ t ể v ự đ ệ c, ng ượ i ườ khuyềất t t nậ ng ho ặ c khuyềất t ặ t đ ậ c bi ặ t n ệ ng, ng ặ i b ườ hị n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c ho ứ c ng ặ i l ườ thu ệ c mình vềề m ộ t ặ
v t chấất, tinh thấền, công t ậ ác ho c ặ các mặt khác"?  Ph m t ạ i đôấi v ộ i ng ớ
ười đang ở trong tình tr ng không th ạ t ể v ự đ ệ ư c: là tr ợ ng h ườ p ph ợ m t ạ i v ộ i nh ớ ng ữ ng i do h ườ n chềấ vềề th ạ chấất ho ể c tinh thấền không có kh ặ nằng b ả o v ả đ ệ c mình, không th ượ chôấng tr ể l ả i ạ đ c tr ượ c hành vi ph ướ ạm t i ộ  Ph m tạ i đôấi v ộ i ng ớ i khuyềất t ườ t n ậ ng là ph ặ m t ạ i v ộ i ng ớ i không th ườ t ể mình th ự c hi ự n đ ệ c m ượ t sôấ vi ộ c ệ ph c ụ v nhu cấều sinh ho ụ ạt cá nhấn hàng ngày  Ph m tạ i đôấi v ộ i ng ớ i h ườ n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c là ph ứ m t ạ i v ộ i nh ớ ng ng ữ i do mằấc b ườ nh tấm thấền ho ệ c ặ nh ng b ữ nh t
ệ t khác dấỹn đềấn h ậ n chềấ kh ạ nằng nh ả n th ậ c tính chấất c ứ a hành vi th ủ c hi ự n. ệ  Ph m tạ i đôấi v ộ i ng ớ i l ườ thu ệ c mình vềề m ộ t v ặ t c
ậ hấất, tinh thấền, công tác ho c ặ các m t khác: là tr ặ ng h ườ p ợ ph m t
ạ i vộ i nớ n nhấn là ng ạ i có môấi quan h ườ v ệ i ng ớ i ph ườ m t ạ i. N ộ
n nhấn tuy vềề khách quan có kh ạ nằng ả t v nhự ng th ệ c tềấ không chôấng c ư ự l i m ự t cách m ạ ộ nh mẽỹ đ ạ c vì b ượ khôấng chềấ, b ị chi phôấi, b ị bu ị c ph ộ i ả ph c tùng do b ụ ph ị thu ụ c th ộ c s ự vào ng ự i ph ườ m t ạ i vềề các m ộ t v ặ t chấất. ậ 155. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "L ặ i d ợ ng hoàn c ụ nh chiềấn tr ả anh, tình tr ng kh ạ n cấấp, thiền tai, d ẩ c ị h b nh ệ ho c nh ặ ng khó khằn đ ữ c bi ặ t khác c ệ a xã h ủ i đ ộ ể ph m t ạ i"? ộ  Ng i ph ườ m t ạ i l ộ i d ợ ng hoàn c ụ nh chiềấn tr ả anh là tr ng h ườ p l ợ i d ợ ng hoàn c ụ nh đấất n ả c g ướ p khó khằn do ặ
có xung đ t vũ trang, chiềấn s ộ đự ph ể m t ạ i nhằềm th ộ c hi ự n m ệ c đích chính tr ụ , kinh t ị ềấ nhấất đ nh. ị  Ng i ph
ườ m tạ i lội dợ ng tình tr ụ ng kh ạ n cấấp đ ẩ ph ể m t ạ i là tr ộ ng h ườ p UB
ợ TVQH ban hành ngh quyềất ho ị c ặ Ch t ch n ủ ị c ký ban hành L ướ nh vềề ban bôấ tình tr ệ ng ạ kh n cấấp v ẩ
à áp dụng các biệ n pháp đặc biệt trong tình tr ng kh ạ n cấấp tro ẩ ng có th m ho ả l ạ n, d ớ ch b ị nh nguy hi ệ m ể 
Người phạm tội lợ i dụ ng tình trạ ng thiền tai đ ph ể m t ạ i ộ 
Người phạm tội lợ i dụ ng tình trạng dịch bệnh đ ph ể m t ạ i ộ  Ng i ph ườ m t ạ i l ộ i d ợ n ụ g nh ng ữ khó khằn đ c ặ bi t khác c ệ a xã h ủ i đ ộ ph ể m t ạ i ộ → Th hi ể n tính đ ệ c ác c ộ a ng ủ i ph ườ m t ạ i, bàng quan tr ộ ư c nh ớ ng khó khằn, đau kh ữ c
ổ a sôấ đông nhấn dấn, làm tằng ủ thềm s kh
ựó khằn cho xã h i cũng nh ộ gấy ư c n tr ả cho vi ở c khằấc ph ệ c các khó khằấc đó ụ 156.Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ
ặng "Dùng thủ đoạn tinh vi, xả o quyệ t, tàn ác đ ph ể m t ạ i"? ộ  Ng i ph ườ m t ạ i dùng th ộ đo ủ n tinh vi là tr ạ ng h ườ p ng ợ i ph ườ m ạ t i th ộ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i bằềng th ộ ủ đo n rấất ạ
kín đáo, khó nh n biềất ậ 
Ngườ i phạ m tộ i dùng thủ đoạn xả o quyệ t là trường hợp người phạm tội có những mánh khoé, cách th c ứ
thấm hi m hoể c gian dôấi cao làm ng ặ i b h ườ i ho
ị ạ c ngặ i khác khó biềất tr ườ c đ
ướ đềề phòng, dềỹ b ể mằấc l ị a. ừ  T o điềều ki ạ n cho ng ệ i ph ườ m t ạ i th ộ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i và ộ chẽ giấấu t i ph ộ m đ ạ c dềỹ dàng ượ  Ng i ph ườ m t ạ i dùng th ộ đo ủ n tàn ác là th ạ đo ủ n không còn tính ng ạ i c ườ a ng ủ i ph ườ m t ạ i, nó có tính chấất ộ man r , tàn b ợ o, thấm đ ạ c, tàn nhấỹn g ộ ấy ra nh ng đau kh ữ nổ ng nềề vềề th ặ xác cho n ể n nhấn ho ạ c tinh thấền ặ cho ng i ng ườ i thấn c ườ a n ủ n nhấn, gấ ạ y công phấỹn trong d lu ư n xã h ậ i. ộ 157. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Dùng th ặ đo ủ n, ph ạ ng ti ươ n có kh ệ nằng gấ ả y nguy h i cho nhiềều ng ạ i ườ để ph m t ạ i"? ộ  Ng i ph ườ m t ạ i dùng th ộ đo ủ n có kh ạ nằng gấy n ả guy h i cho t ạ 2 ng ừ i tr ườ lền là tr ở ng h ườ p ng ợ i ph ườ m t ạ i ộ
đã dùng cách khôn khéo, x o trá mà c ả
ách làm đó có kh nằng dềỹ dàng gấ ả y nguy hi m đềấn tính m ể ng c ạ a nhiềều ủ ng i. ườ  Ng i ph ườ m t ạ i dùng ph ộ ng ti ươ n có kh ệ nằng g ả ấy nguy h i cho t ạ 2 ng ừ i t ườ r lền là tr ở ng h ườ p khi th ợ c ự hi n t ệ i ph ộ m đã s ạ d ử ng các cô ụ ng c , ph ụ ng ti ươ n rấất n ệ guy hiểm nh b ư om, mìn, lựu đ n,.. ạ 158. Trình bày n i dung c ộ a tình tiềất tằng n ủ ng "Có hành đ ặ ng x ộ o quy ả t ho ệ c hung hãn nhằềm tr ặ
ôấn tránh ho c chẽ giấấu ặ tội phạm"?  Ng i ph ườ m t ạ i có hành đ ộ ng x ộ o quy ả t nhằềm trôấn tr ệ ánh ho c chẽ giấấu t ặ i ph ộ m là tr ạ ng h ườ p ng ợ i ph ườ m ạ t i sau khi ph ộ m t ạ i đã s ộ d ử ng nh ụ ng th ữ đo ủ n thấm hi ạ m, qu ể quy ỷ t, gian dôấi đ ệ dềỹ làm cho ng ể i khác ườ mằấc lừa  Ng i ph ườ m t ạ i có hành đ ộ
ng hung hãn nhằềm trôấn tr ộ ánh ho c chẽ giấấu t ặ i ph ộ m là tr ạ ng h ườ p ng ợ i ph ườ m ạ t i có nh ộ ng hành đ ữ ng d ộ
tư n, phá phách, đấm chém, giềất ng ơ i nhằềm m ườ c đích trôấn tr ụ ánh, tẩu thoát ho c ặ chẽ giấấu, c n tr ả vi ở c điềều tra p ệ hát hiện t i ph ộ m. ạ 159. Phấn bi t tr ệ ng h ườ p ph ợ m nhiềều t ạ i v ộ i ph ớ m t ạ i nhiềều lấền, t ộ ái ph m, tái ph ạ m nguy hi ạ m và ph ể m t ạ i có tính ộ chấất nghiệp? 
Đềều là tình tiềất đ nh khung tằng n ị ng ặ m ở t sôấ t ộ i ph ộ m tro ạ ng phấền t i ph ộ m ạ Tiều chí Ph m ạ nhiềều t i ộ Ph m t ạ i nhiềều lấền ộ Tái phạm Tái ph m ạ nguy hiểm Ph m t ạ i có tính ộ chấất chuyền nghiệp Khái niệm Là vi c th ệ c hi ự n ệ Là vi c th ệ c hi ự n ệ
Là trường hợp đã b ị kềất án vềề t i ph ộ m r ạ ấất Ph m t ạ i có tính ộ nhiềều hành vi nhiềều hành vi ph m ạ kềất án, chưa đư c ợ nghiềm tr ng, t ọ i ph ộ m ạ chấất chuyền nghiệp ph m tôi, môỹi ạ t i, nh ộ n ữ g hành vi xoá án tích mà l i ạ
đặc biệt nghiềm trọng do đ c quy đ ượ nh t ị i ạ
hành vi cấấu thành đó đềều cấấu thành th c ự hiện hành vu côấ ý, chưa đ c x ượ óa án đi m b kho ể n 1 ả 1 t i ph ộ m đ ạ c ộ cùng m t lo ộ i t ạ i ộ ph m t ạ i do côấ ý ộ tích mà lại th c
ự hiện hành Điềều 52 B lu ộ ật lập ho c ch ặ th ỉ c ự ph m và ch ạ a có ư
hoặc thực hiện hành vi ph m t ạ i vềề t ộ i ộ ph m ạ Hình s nằm 2015 ự hi n duy nhấất m ệ ột hành vi nào b truy ị vi ph m t ạ i vềề t ộ i ộ rấất nghiềm tr ng, t ọ i ộ s a đ ử i, b ổ sung ổ
hành vi duy nhấất c u TNHS đôềng th ứ i ờ ph m r ạ ấất nghiệm phạm đ c bi ặ ệt nghiềm nằm 2017 quy định
và hành vi đó cấấu các hành vi đó đềều trọng, t i ph ộ m đ ạ c ặ tr ng do côấ ý; ọ
vềề các tình tiềất tằng thành t i ph ộ ạm ch a hềất th ư i hi ờ u ệ biệ t nghiềm trọng do ặ ệ Đã tái ph m ạ , ch a đ ư c ượ n ng trách nhi m khác nhau truy c u ứ TNHS côấ ý xóa án tích mà l i th ạ c ự hình sự hiện hành vi phạm t i do ộ côấ ý. Khách th b ể ị Xấm ph m vào ạ Xấm ph m vào cùng ạ Xấm ph m không ạ Xấm ph m không cùng ạ Xấm ph m cùng ạ xấm phạm nhiềều khách th ể mộ t khách thể cùng một tội phạm một tội phạm một tội phạm khác nhau Đ ng c ộ , ơ Không bằất bu c ộ Không bằất bu c ộ Không bằất bu c ộ Không bằất bu c ộ Ng i ph ườ m t ạ ộ m c đ ụ ích ph i lấấy các lấền ả ph m t ạ i làm nghềề ộ
sinh sôấng và lấấy kề qu c ả a vi ủ ệc phạm t i làm nguôền sôấng ộ chính Tấền suấất T 02 lấền tr ừ lền ở T 02 lấền tr ừ ở lền 02 lấền Có th 02 lấền ho ể c 03 lấền ặ T 05 lấền tr ừ ở ph m t ạ i ộ Truy c u ứ
Tiềấn hành xẽm xét, Ch b ỉ truy c ị u ứ TNHS Đã b k ị ềất án, ch a ư Đã b kềất án v ị ềề t i rấất ộ Không phấn biệ t đã TNHS quyềất đ nh t ị i ộ ở cùng 1 phiền xét
được xoá án tích mà nghiềm tr ng, đ ọ c bi ặ ệt b truy c ị u ứ TNHS danh và hình phạt xử tiềấp t c th ụ c hi ự n ệ nghiềm tr ng do côấ ý ọ , hay chưa b truy ị đôấi với từng hành hành vi ph m ạ t i ộ chưa đ c x ượ oá án tích mà c u ứTNHS nềấu chưa vi cụ thể sau đó l i th ạ c hi ự n hành vi ệ hềất th i hi ờ ệu truy tổng hợp hình ph m t ạ i vềề t ộ i r ộ ấất c u ứ TNHS ho c ặ phạt của bản án nghiềm tr ng, đ ọ c bi ặ ệt chưa đ c x ượ oá án ( Điềều 55, 56 nghiềm tr ng do côấ ý; ọ tích BLHS) Hoặc đã tái ph m, ch ạ a ư đ c x ượ oá án tích mà l i ạ th c ự hiện hành vi phạm t i do côấ ý ộ 160. Quyềất đ nh hình ph ị t trong tr ạ ng h ườ p ph ợ m nhiềều t ạ i đ ộ c quy đ ượ nh trong ị B lu ộ t hình s ậ nằm 2015, s ự a đ ử i, b ổ ổ
sung nằm 2017 nh thềấ nào? ư  Ph m nhiềều t ạ i là vi ộ c th ệ c h ự i n nh ệ ng hành vi ph ữ m t ạ i khác nhau đã đ ộ ư c ợ quy đ nh trong LHS mà nh ị ng ữ hành vi này ch a hềất th ư i hi ờ u truy c ệ u TNHS và cũng ch ứ a b ư đị a ra x ư ét x và k
ử ềất án lấền nào nay bị tòa đ a ra ư x cùng 1 lúc. ử  Tuỳ tr ng h ườ p c th ợ T ụ oà án có th ể x ng ể ử i ph
ườ m t i vềề nhiềều t ạ ộ i ho ộ c có th ặ xể vềề m ử t t ộ i ch ộ yềấu v ủ à coi nh ng hành vi ph ữ m t ạ i khác ch ộ là nh ỉ ng t ữ nh tiềất tằng n ỉ ng ặ o Khi ng i ph
ườ m tạ i có nhiềều hành vi, môỹi h ộ
ành vi cấấu thành 1 t i và nhằềm nh ộ ng ữ m c đ ụ ích khác nhau, không có quan h h u
ệ cữ v i nhau thì cấền ph ơ ớ i x ả vềề nhiềều t ử i. ộ o Tr ng h ườ p m ợ t ng ộ i th ườ c hi ự n nhiềều hành vi ph ệ m t ạ i quy đ ộ nh
ị trong cùng m t điềều lu ộ t mà các ậ
hành vi đó liền quan ch t chẽỹ lấỹn nhau (vi ph ặ
m tạ i này là điềều ki ộ n ha ệ y h qu ệ tấất y ả ềấu c a t ủ i kia) thì ộ b truy c ị u TNHS v ứ i t i danh đấềy đ ớ ộ đôấi v ủ i tấất c ớ cá ả c hành vi đã đ c th ượ c hi ự n thẽo điềều lu ệ t đó và ậ chỉ chịu 1 hình phạt. o
Nềấu trong nh ng hành vi ph ữ m t ạ i ph ộ m t ạ
i đó có hành vi ít nghiềm tr ộ ng thì có th ọ ch ể xỉ vềề m ử t t ộ i ộ nghiềm tr ng và c ọ oi nh ng
ữ hành vi khác là tình tiềất tằng n ng ặ o Ng i ph
ườ m tạ i có nhiềều hành vi nguy hi ộ m cho xã h ể i, môỹi hành vi tuy có ộ cấấu thành m t t ộ i ph ộ m ạ đ c lộ p khác nhau, nh ậ ng có quan h ư
v i nhau và cùng nhằềm m ệ ớ t m ộ c đích ph ụ m t ạ i thì cấền x ộ vềề ử
nhiềều t i nềấu hành vi ph ộ
ạ m tộ i đó nghiềm trọng ngang nhau. o Tr ng h ườ p ng ợ i ph ườ m t ạ i ch ộ có 1 hành vi, nh ỉ ng hành vi này l ư i cấấu thành nhiềều t ạ i khác nhau thì ộ tùy thẽo t ng vừ án c ụ th mà xét x ụ ể vềề nhiềều t ử i ho ộ c ch ặ xét ỉ x vềề 1 t ử i. Nềấu các t ộ i nghiềm tr ộ ng ọ ngang nhau thì x nhiềều t ử i, còn có t ộ i ít nghiềm tr ộ ng h ọ n h ơ n so v ẳ i t ớ i khác thì x ộ t ử i n ộ ng h ặ n (ý là ơ
nềấu ko ngang nhau thì x vềề 1 t ử i n ộ ng h ặ n). ơ  161. Quyềất đ nh hình ph ị t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ
ủa khung hình phạt đ c áp d ượ ng có nh ụ ng đi ữ m nào m ể i đ ớ c quy ượ đ nh trong B ị lu ộ t hình s ậ nằm 2015, s ự a đ ử i, b ổ sung nằm 2017 so v ổ i B ớ lu
ộ ật hình sự nằm 1999?  điềều ki n đ ệ c gi ượ m ả 
1. Tòa án có th quyềất đ ể nh m ị t hình ph ộ t d ạ i m ướ c th
ứ ấấp nhấất của khung hình phạt đ c áp d ượ ng nh ụ ng ph ư i ả
trong khung hình ph t liềền k
ạ ềề nh hẹn cơ a điềều lu ủ t khi ng ậ i ph ườ m t
ạ i có ít nhấất hai tình tiềất gi ộ m ả nh quy ẹ đ nh t ị i kho ạ n 1 Điềều 51 c ả a B ủ lu ộ ật này. 
2. Tòa án có th quyềất đ ể nh m ị t hình ph ộ t d ạ i m ướ c th
ứ ấấp nhấất của khung hình phạt đ c áp d ượ ng nh ụ ng ư không bằất bu c ph i tro ộ ng khung hình ph ả t liềền k ạ ềề nh h n c ẹ a điềều lu ơ ủ t đôấi v ậ i ng ớ i ph ườ m t ạ i lấền đấều là ộ ng i giúp s ườ c ứ trong v án đôềng ph ụ m nh ạ ng có vai tr ư ò không đáng k . ể  3.[20] Trong tr ng h ườ p có đ ợ các điềều ki ủ n quy đ ệ nh t ị i kho ạ n 1 ho ả c kho ặ n 2 Điềều này nh ả ng điềều lu ư t ch ậ ỉ có m t khung hình ph ộ t ho ạ c khung hình ph ặ t đó là khung hình ph ạ t nh ạ nhấất, thì ẹ Tòa án có th quyềất đ ể nh ị hình ph t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ
ủ a khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình ph t khác thu ạ c lo ộ i nh ạ h ẹ n. ơ Lý do c a vi ủ c gi ệ
ảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. 
so sánh này: Điềều 47 BLHS 1999 “Khi có ít nhấất hai tình tiềất gi m ả nh quy đ ẹ nh t ị i kho ạ n 1 Điềều 46 c ả a B ủ lu ộ t ậ
này, Toà án có th quyềất đ ể nh m ị t hình ph ộ t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ a khung hình ph ủ t mà điềều lu ạ t ậ đã quy định nh ng ư ph i trong khung hình ả ph t liềền k ạ ềề nh h ẹ n c ơ a điềều lu ủ ật; trong tr n ườ g h p điềều lu ợ ật chỉ có một khung hình ph t ho ạ c khung hình ph ặ t đó là khung hình ph ạ t nh ạ nhấất c ẹ a điềều lu ủ t, thì ậ Toà án có th quyềất ể đ nh m ị t hình ph ộ t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ
ủa khung hoặc chuyển sang một hình ph t khác thu ạ c ộ lo i nh ạ h ẹ n. ơ Lý do c a vi ủ c gi ệ m nh ả ph ẹ i đ ả c ghi rõ tr ượ ong b n án. ả ” → Vì v y không ít tr ậ ng h ườ p m ợ c án v ứ i b ớ cáo là ị ng i giúp s ườ c có v
ứ ai trò ít quan tr ng không nh ọ hẹn là bao so v ơ i b cáo ch ớ ị
mủ u, cấềm đấều, điềều này không ư h p lý ợ , ch a đúng v ư i quy đ ớ nh t ị i điềều 45 BLHS hi ạ n hành là khi quyềất đ ệ
ị nh hình phạt, toà cằn c vào quy đ ứ nh ị b lu ộ t này c ậ
ấn nhằấc tính chấất, m c đ ứ nguy hi ộ
ểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhấn thấn ng i ph ườ m t ạ i, ộ các tình tiềất gi m nh ả và tằng n ẹ ng ặ TNHS. 
Điềều 54 BLHS 2015 đã b sung quy đ ổ nh m ị i là toà có th ớ quyềất đ ể nh hình ph ị t d ạ i m ướ c thấấp nhấất c ứ a khung ủ hình ph t đ ạ c áp d ượ ng nh ụ ng không bằất bu ư c ph ộ i trong khung hình ph ả t liềền kềề nh ạ hẹ n c ơ a điềều lu ủ t đôấi ậ v i ng ớ i ph
ườ m tạ i lấền đấều là ng ộ i giúp s ườ c trong v ứ án đôềng ph ụ m nh ạ ng không có vai tr ư ò đáng k . ể
162. Trình bày vấấn đềề t ng h ổ p hình ph ợ t tron ạ g tr ng h ườ p có nhiềều b ợ ản án thẽo B lu ộ t hình s ậ nằm 2015, s ự a đ ử i, b ổ ổ sung nằm 2017?  Tr ng h ườ p m ợ t ng ộ i đang ph ườ i chấấp hành 1 b ả n án mà l ả i b ạ xét x ị vềề t ử i đã ph ộ m ạ tr c khi có b ướ n án này ả
thì toà án quyềất đ nh hình ph ị t đôấi v ạ i t ớ i đang x ộ ét x sau đó quyềất đ ử ịnh hình phạt chung o
Hình phạ t chung đượ c tổ ng hợ p trền cơ sở hình phạt m i và hình ph ớ ạt của b n án tr ả c và đ ướ c ượ quyềất đ nh thẽo quy đ ị nh c ị a Điềều 55 BLHS ủ o
Th i gian đã chấấp hành c ờ a b ủ n án tr ả c đ ướ c tr ượ vào th ừ i
ờ h n chấấp hành hình ph ạ t chung ạ  Khi xét x m ử t ng ộ i đang ph ườ i chấấp hành m ả t b ộ n án mà l ả i ph ạ m t ạ i m ộ i thì toà án quy ớ ềất định hình ph t ạ đôấi v i tớ i m ộ i sau đó t ớ ng h
ổ p vợ i phấền hình ph ớ t c ạh a chấấp hành c ư a b ủ n án tr ả c rôềi quy ướ ềất định hình ph t ạ chung
163. Trình bày vấấn đềề quyềất đ nh hình ph ị t trong th CBPT ạ
và PTCĐ thẽo BLHS 2015 s a đ ử i b ổ sung 2017? ổ * CBPT - Là giai đo n đấều c ạ a qt ph ủ m t ạ i đó là giai đo ộ n m ạ t ng ộ i tìm kiềấm , s ườ a ử so n c ạ ng c ộ ph ụ ng ti ươ n ho ệ c t ặ o ra điềều ạ ki n khác đ ệ th ể c hi ự n t ệ i ph ộ m … ạ - X lý ph ử m t ạ i tron ộ g th hvi th c hi ự n t ệ i x đã th ộ a mãn cấấu thành t ỏ i ph ộ m y thì sẽỹ ph ạ i ch ả u tnhs cho t ị i cbpt x v ộ à t i y ộ đã thành
- Thẽo BLHS VN không ph i mả i hvi cbpt mà ch ọ có m ỉ t sôấ hành vi ph ộ m t ạ i NT ộ ho c ĐBNT ặ m i ph ớ i ch ả u tnhs ( giềất ị ng i , ph ườ n bả i t quôấc..). ộ ổ TNHS đ c áp d ượ ng đôấi v ụ i ng ớ
i có hành vi cbpt thẽo cùng m ườ t đ ộ iềều kho n ả và cùng t i danh ộ mà ng i có hành vi cbpt th ườ c hi ự n ệ + Đôấi v i tr ớ ng h ườ p cbpt hình ph ợ t đ ạ c quy đ ượ nh trong c ị ác điềều lu t c ậ th ụ ( kho ể n 2 điềều 57) ả * PTCĐ -
Là quá trình tiềấp thẽo của giai đoạn cbpt - Đã bằất tay vào th c h ự i n các hành vi đ ệ c ượ mô t tron ả g m t khách quan c ặ a ủ cấấu thành t i ph ộ m ạ - H u qu ậ ch ả a x ư y ra h ả o c đã x ặ y ra t ả rền th c tềấ ch ự a phù h ư p v ợ i h ớ u qu ậ đ ả c quy đ ượ nh trong CTTP ị - Không th c hi
ự n đềấn cùng do ý muôấn khách quan ngo ệ ài ý muôấn c a ch ủ th ủ ể
+ không quá 20 nằm v i hình ph ớ
t cao nhấất là chung thấn và t ạ hình ử
+ không quá ¾ đôấi v i tù có th ớ i h ờ n ạ
164.Trình bày vấấn đềề quyềất đ nh hình ph ị t trong tr ạ ng h ườ p đôềng ph ợ m ạ ph m thẽo BLHS 2015 s ạ a đ ử i b ổ sung 2017? ổ
Điềều 58: Khi quyềất đ nh hình ph ị t đôấi v ạ i nh ớ ng ng ữ i đôềng ph ườ m, ạ Tòa án ph i xé
ả t đềấn tính chấất c a đôềng ph ủ m, tính ạ chấất và m c đ ứ tham gia ph ộ m t ạ i c ộ a t ủ n ừg ng i đôềng ph ườ m. ạ Các tình tiềất gi m nh ả , tằng n ẹ ng ho ặ c lo ặ i tr ạ trách nhi ừ m hình s ệ thu ự c ng ộ i đôềng ph ườ m nào, thì ch ạ áp d ỉ ng đôấi v ụ i ớ ng i đó. ườ Vấấn đềề đ c quyềất đ ượ nh b ị i nguyền tằấc ở -
Nguyền tằấc tnhs chung: tấất c đôềng ph ả m đềều ph ạ i ch ả u tnhs chung vềề toàn b ị t ộ i ph ộ ạm đã th c hi ự n ệ -
Nguyền tằấc đ c l p : môỹi ng ộ ậ i đôềng ph ườ m ph ạ i ch ả u trách nhi ị m hs đ ệ c l ộ p vềề h ậ ành vi cùng th c hi ự n ệ t i ph ộ ạm -
Nguyền tằấc cá nhấn hóa: trong m t v ộ đôềng ph ụ m nh ạ ng ng ữ ư i tham gia tuy cùng t ờ i nh ộ ng tính chấất và ư m c đ ứ tham gia c ộ a m ủ i ng ộ i là khác nhau ườ
165. Khái ni m bệ n chấất đk c ả a ng ủ i b ườ kềất án không ph ị i chấấp hành b ả n án đã tuyền đôấi v ả i h ớ ? t ọ i ạ sao lhs l i ạ quy đ nh ị không áp d ng th ụ i hiờu đôấi v ệ i các t ớ i ph
ộ m an ninh quôấc gia và các t ạ i phá ho ộ i hòa bình chôấng l ạ i loài ng ạ i và t ườ i ộ ph m chiềấn tra ạ nh - Th i hi ờ u thi hành b ệ n án hình s ả là th ự i h ờ n do b ạ lu ộ t hình s ậ quy đ ự nh mà khi hềất th ị i h ờ n đó ng ạ i b ườ kịềất án không ph i chấấp hành b ả ả n án đã tuyền - B n chấất ả
+ Vềề nguyền tằấc các b n án đã có hi ả u l ệ c sẽỹ đ ự c thi hành m ượ t cách nghiềm ch ộ nh tuy nhiền trong m ỉ t sôấ tr ộ ng h ườ p do ợ thiềấu sót c a c ủ quan thi hành án nền m ơ t sôấ b ộ n án quyềất đ ả nh đã có hi ị u l ệ c pháp lu ự t c ậ a tòa án b ủ b ị quền ho ỏ c thấất ặ
lạc không được thi hành
+Nềấu trong th i gian dài mà ng ờ i b
ườ kềất án đã làm ằn l ị ng thi ươ n không trôấ ệ n tránh pháp lu t không ph ậ m ạ t i m ộ i thì đôấi ớ v i nh ớ ng ng ữ i này khôn ườ
g nhấất thiềất phải buộc họ thi hành bản án n a ữ +Quyềất đ nh này th ị hiể n rõ tính nhấn đ ệ o cạ a lhs ủ VN đôấi v i nh ớ ng ng ữ i b ườ kịềất án Điềều ki n ệ Điềều ki n 1 ệ Tính t ngà ừ y b n án có hi ả u l ệ c pháp lu ự t (ngà ậ y Tuyền b n án s ả th ơ m đôềng th ẩ i trung th ờ c ngày h ự ềất h n ạ
kháng cáo kháng ngh Nềấu b ị
ả n án sơ thẩ m không có kháng cáo kháng nghị ngày tuyền bả n án phúc thẩm) đã qua nh ng ữ thời hạn sau đấy +5 nằm đôấi v i b ớ n án c ả a m ủ c ph ứ t đềấn 3 nằm tù ạ +10 nằm đôấi v i b ớ n án có m ả c ph ứ t đềấn 15 nằm tù ạ + 15 nằm đôấi v i b ớ n án có m ả c ph ứ t đềấn 30 nằm tù ạ
+ 20 nằm đôấi vớ i bả n án có mứ c phạ t tù chung thấn hoặc tù t hình ử Điềều ki n 2 trong th ệ i hờ n nói trền ng ạ i b ườ kềất á ị n không đ c ph ượ m t ạ i m ộ i nềấu b ớ x ị ph ử t tù vềề t ạ i ph ộ m m ạ i tr ớ ong
thờ i hạ n trền thì th i gian đã qua không đ ờ c tính vào th ượ i h ờ n và th ạ i hi ờ u thu ệ c tính k ộ t ể ngà ừ y ph m t ạ i m ộ i ớ
Điềều kiện 3 trong các th i h ờ ạn nói trền Ng i b
ườ kềất án không côấ tình trôấn tr ị
ánh vi c thi hành án và khô ệ ng có lệ truy nã *Lu t hình s ậ không áp d ự ng th ụ i hi ờ u thi hành b ệ n án đôấi v ả i các t ớ i xấm ph ộ m an ninh quôấc gia các t ạ i phá ho ộ i ạ hòa bình chôấng l i ng ạ i và t ườ i ph
ộ m chiềấn tranh do đấ ạ y là nh ng t ữ i ph ộ m nguy hi ạ m có m ể c ứ nh h ả ng r ưở ấất xấấu t i ớ nhấn
dấn nền cấền thiềất ph i có nh ả ng bi ữ n pháp c ệ ng rằấn đ ứ tr ể ng ph ừ t nga ạ y l p t ậ c tránh tái di ứ
ềỹn và rằn đẽ nh ng k ữ có ấm ẻ m u t ư ng t ươ không nền có nh ự ng hình th ữ c gi ứ m nh ả hay đa b ẹ i v ộ i nh ớ ng k ữ khác nói trền vì đấ ẻ y là nh ng t ữ i ph ộ m ạ
xấm h i đềấn quyềền c ạ b ơ n con ng ả i xấm p ườ h m
ạ đềấn hòa bình của dấn t c ộ 166. khái ni m b ệ n chấất ý nghĩa c ả a bi ủ n pháp mi ệ n chấấp hành hình ph ệ t thẽo BLHS 2015 s ạ a đ ử i 2017 phấn bi ổ t m ệ iềỹn trách nhi m hình s ệ v ự i miềỹn hình ph ớ ạt? -
Miềỹn chấấp hành hình ph t là không bu ạ c ng ộ i b ườ kềất á ị n chấấp hành toàn b ho ộ c m ặ t phấền hình ph ộ t mà ạ
toà án đã tuyền đôấi v i h ớ ọ - B n chấất ng ả i b kềất á
ườ ị n đ c miềỹn chấấp hành hình ph ượ t khi đ ạ c miềỹn chấấp h ượ ành hình ph t khi đ ạ c ượ đ i xá ho ạ c đ ặ c xá ặ -
Ý nghĩa miềỹn chấấp hành hình ph t là chềấ đ ạ nh nhấn đ ị o c ạ a lhs ủ VN. Th c ự hi n nh ệ ng quy đ ữ nh này nhằềm ị tiềất ki m vi ệ c áp d ệ ng chềấ tài c ụ a lu ủ t hình s ậ nh ự ng vấỹn đ ư m b ả o đ ả c yều cấều giáo d ượ c ng ụ i ph ườ m ạ t i tr ộ thành công dấn c ở ó ích cho xã h i ộ
Miềỹn trách nhiệm hình sự Miềỹn hình phạt Xóa b h ỏ u qu ậ pháp lý c ả a vi ủ c th ệ c hi ự n hvi ệ Không bu c ng ộ ười phạm t i ph ộ ải chịu hình phạt nguy hi m cho xã h ể
i bộ luị t hs cấấm đôấi v ậ i ng ớ i
ườ vềề tội phạm người đó đã th c hi ự n ệ b coi là có lôỹi trong ị vi c th ệ c ự hi n hành vi đó ệ M c đ ứ khoan hôềng cao h ộ
ơn, không truy cứu tnhs Vấỹn bị truy cứu tnhs nữa Ng i đ ườ c miềỹn tnhs đ ượ ng nhiền đ ươ c miềỹn ượ Ng i đ ườ c miềỹn hình ph ượ t ch ạ a đềấn m ư c đ ứ ư c ợ hình phạt miềỹn tnhs
Các điềều ki n miềỹn tnhs khằấc khẽ h ệ n miềỹn hình ơ Hành vi ph m t ạ i v ộ à nhấn thấn ng i đ ườ ưc miềỹn ợ phạt hình ph t nguy hi ạ ểm
Ngoài tòa án, các cơ quan t pháp hình s ư có ự Chỉ tòa án áp d ng ụ
th m quyềền ( cq điềều tr ẩ a v i s ớ ự phề chu n c ẩ a ủ vi n ki ệ ểm sát) cũng áp d ng ụ 167. khái ni m b ệ n chấất v ả à ý nghĩa c a bi ủ n pháp bi ệ
n pháp miềỹn chấấp hành hình ph ệ t “ đ ạ c xá” ặ 168. khái ni m b ệ n chấất v ả à ý nghĩa c a bi ủ n pháp miềỹn tr ệ ách nhi m h
ệ ình s miềỹn chấấp hành hình ph ự t “ đ ạ i xá”/ ạ Tiều Đ c xá Đ i xá chí Đ i x ạá là s khoan hôềng c ự a Nhà n ủ c nhằềm ướ Đ c xá ặ là s khoan hôềng đ ự c bi ặ t c ệ a Nhà n ủ c do Ch ướ t ủ c
ị h tha t i hoàn toàn cho m ộ t sôấ lo ộ i t ạ i ph ộ m ạ Khái n c quyềất đ ướ nh tha tù tr ị c th ướ i h ờ n cho ng ạ i b ườ kịềất án nhấất đ nh v ị i hàng lo ớ
ạt người phạm t i nhấn ộ
nimphạ t tù có thời hạ n, tù chung thấn nhấn s ki ự n tr ệ ng đ ọ i, ạ s ki ự n quan tr ệ ng tr ọ ong đ i sôấng chính tr ờ c ị a ủ ngày lềỹ l n c ớ a đấất n ủ ướ c hoặc trong tr ng ườ hợp đ c bi ặ ệt. đấất n c. ướ B n chấất c ả a đ ủ c x
ặ á là Miềỹn toàn b ho ộ c m ặ t phấền hình ộ ph t ho ạ c gi ặ m nh ả hình ph ẹ t, k ạ c ể miềỹn tr ả ách nhi m hình ệ s ho ự c xó ặ a án đôấi v i m ớ t ho ộ c m ặ t sôấ ng ộ i nhấất đ ườ nh ị B n chấất c ả a Đ ủ i xá là ạ Tha, miềỹn hình ph t ạ Bn ho c m ặ t sôấ đông ng ộ
ư i đang chấấp hành hình ph ờ ạt, trong ho c gi ặ m nh ả hình ph ẹ t cho m ạ t sôấ lo ộ i t ạ i ộ chấấttr ng h ườ p h ợ l ọ p ậ đ ư c công l ợ n ớ ho c đã quá già y ặ ềấu ho c ặ
phạ m hoặc một loạt người phạm tội đã hoằc
mằấc bệnh hiểm nghèo, th ng đ ườ c áp d ượ ng Nhấn s ụ ki ự n ệ ch a b ư truy tôấ, x ị ét xử , thi hành án tr ng đ ọ i, ngà ạ y lềỹ l n c ớ a đấất n ủ c và ướ Trong tr ng h ườ p đ ợ c ặ bi t đệ đáp ể ng yều cấề ứ u đôấi n i, đôấi ngo ộ i c ạ a Nhà n ủ c ướ Th m Ch t ủ ch n ị ư c ớ Quôấc h i ộ quyềền Đốấi
tượngườ i phạ m tộ i đang trong giai đoạ n thi hành án phạt tù (tù ng i ph ườ m t ạ i trong ộ
bấất kỳ giai đoạn nào, t ừ
áp có thời hạ n, tù chung thấn). truy tôấ, xét x đ ử ềấn thi hành án. dng Ng i đ ườ c đ ượ c xá sẽỹ đ ặ
c miềỹn chấấp hành phấền hình ph ượ t ạ Ng i đ ườ c đ ượ i x
ạ á sẽỹ là ng i không có t ườ i và ộ Hu còn l i nh ạ ng không đ ư c xóa án tí ượ
ch ngay và vấỹn có tiềền án cũng sẽỹ không có án tích trong lý lịch tư pháp
qutrong lí lịch tư pháp. của mình
169. phấn tích nh ng điềều ki ữ n b ệ lu ộ t hình s ậ nằm 2015 s ự a đ ử i b ổ sung nằm 2017 quy đ ổ nh đ ị ng ể i b ườ kịềất án c i t ả o ạ không giam gi ho ữ c b ặ phị t tù có th ạ i hờ n đềấn 3 nằm ch ạ a chấấp hành hình ph ư t đ ạ
c miềỹn chấấp hành hình ph ượ t? ạ
- Tòa án có th , Thẽo đềề ngh ể c a V ị i n ủ Trệ ng Vi ưở n Kiệ m Sát quy ể
ềất đ nh miềỹn chấấp hành hình ph ị t đôấi v ạ i ng ớ i b ườ ị
kềất án ph t cạ i tả o không giam gi ạ , tù có th ữ i hờ n đềấn 3 nằm nh ạ ng ch ư a chấấp hành hình ph ư t nềấu th ạ a mãn nh ỏ ng đ ữ iềều kiện sau: + Sau khi b kềất án l ị p đậ c công đ ượ c hi ượ u là tr ể ng h ườ p ng ợ i b kềất á
ườ ị n có thành tích xuấất sằấc trong cu c sôấng ộ trong trong s n xuấất h ả c t ọ p công tác đ ậ c c ượ quan có th ơ m quyềền khẽn th ẩ ng ho ưở c ch ặ ng nh ứ n ậ + Ng i mằấc b ườ nh hi ệ m ể nghèo là nh ng ng ữ i mằấc b ườ nh nguy hi ệ m đềấn tính m ể ng khó có th ạ ch ể a tr ữ ị + Ng i b k
ườ ềất án chấấp hành tôất pháp lu ị t có hoàn c ậ nh gia đình đ ả c bi ặ t khó khằn và x ệ ét thấấy ng i đó không còn ườ nguy hiểm nữa
170. phấn tích nh ng điềều ki ữ n BLHS nằm 2015 s ệ a ử đ i b ổ sung 2017 quy đ ổ nh đ ị ng ể i b ườ k
ị ềất án phạt tù có th i h ờ n ạ
trền 3 nằm ch a chấấp hành hình ph ư
t miềỹn chấấp hành hình ph ạ ạt? - Đ để c miềỹn toàn b ượ hình ph ộ t trong tr ạ ng h ườ p này ợ thì cấền đáp ng m ứ t trong hai điềều ki ộ n sau; ệ + Ng i b
ườ kịềất án đã l p công l ậ n và không còn nguy hi ớ m cho x ể ã h i n ộ a t ữ c là ng ứ i ph ườ m t ạ i đã có hành đ ộ ng giúp c ộ ơ quan nhà n c có th ướ m quyềền phát hi ẩ n truy bằất điềều tr ệ a t i ph ộ m c ạ u đ ứ c tài s ượ n c ả a nhà n ủ c, t ướ p th ậ , sáng chềấ ể ho c c i tiềấn kyỹ thu ặ ả t có giá tr ậ
hoị c thành tích xuấất sằấc đ ặ c ượ c quan có th ơ m quyềền xác nh ẩ n ậ + Ng i b ườ kềất án mằấc b ị nh hi ệ m nghèo và không ể còn nguy hi m cho x ể ã h i n ộ a ữ
171. phấn tích nh ng điềều ki ữ n BLHS nằm 2015 s ệ a đ ử i b ổ sung 2017 quy đ ổ nh đ ị ng ể i b ườ k
ị ềất án phạ t tù có thời hạn trền 3 nằm đã đ c t ượ m đình ch ạ chấấp hành hình ph ỉ t , đ ạ
c miềỹn chấấp hành hình ph ượ ạt? + Ng i b ườ kềất án trong th ị i gian đình ch ờ đã l ỉ p đ ậ
c công và không còn nguy hi ượ m hi ể m cho xã h ể i n ộ a . Đã l ữ p đ ậ c ượ công nh có hành đ ư ng giúp c ộ quan nhà n ơ c phát hi ướ n truy bằất v ệ à x lí t ử i ph ộ m , c ạ u đ ứ c m ượ ng ng ạ i trong tình thềấ ườ hiểm nghèo
+ Chấấp hành tôất pháp lu t gia đình khó khằn và x ậ
ét thấấy không còn nguy hi m cho xã ể h i n ộ a ữ (Ng i b kềất án ph ườ ị
t tù đềấn 3 nằm vềề bấất c ạ
tứ i nào đã chấấp hành đ ộ c m ượ t phấền hình ph ộ t và đ ạ c t ượ m đ ạ ình ch chấấp ỉ hành hình ph t có th ạ để c t ượ m đình ch ạ chấấp hành hình ph ỉ t tù m ạ t ho ộ c nhiềều lấền ) ặ
172. Trình bày nh ng điềều ki ữ n đ ng ệ ể i b kềất án ph ườ ị t tiềền đ ạ
c miềỹn chấấp hành phấền tiềền ph ượ t còn l ạ i ? ạ
+ Đã tích c c chấấp hành đ ự c m ượ t phấền hình ph ộ t nh ạ ng b ư lấm vào hoàn c ị nh kinh tềấ khó khằn ả kéo dài , thiền tai h a ỏ ho n tai n ạ n ho ạ c ôấm đau không th ặ c
ể hấấp hành đ c hình ph ượ t còn l ạ i ạ + Ho c đã l ặ p đ ậ c công l ượ n và đã chấấp ớ hành đ c m ượ t phấền hình ph ộ t đó là tr ạ ng h ườ p ng ợ i b ườ k
ị ềất án đã có hành đ ng giúp cho c ộ quan nhà n ơ c có th ướ m quyềền phát hi ẩ n truy bằất điềều tr ệ a t i ph ộ m ạ
173. Trình bày điềều ki n đệ ngể i b ph ườ ị t cấấm c ạ trú qu ư n chềấ đ ả
c miềỹn chấấp hành hình ph ượ t ạ còn l i? ạ + Đã chấấp hành đ c ½ th ượ i h ờ n hình ph ạ t và ạ đã c i tả o tôất đ ạ c ch ượ ng minh bằềng vi ứ c
ệ chấấp hành nghiềm chỉnh pháp lu t th ậ c hành hôấi c ự i tích c ả c lao đ ự ng h ộ c t ọ p ậ - Tr ng h ườ p ch ợ a chấấp hành hình ph ư t thì đ ạ
c miềỹn chấấp hành toàn b ượ c
ộ ả hình phạt chính và hình ph t ạ
b sung. Nềấu đã chấấp hành x ổ ong hình ph t chính nh ạ ng ch ư a x ư ong hình ph t ạ b sung thì tòa án ổ ra quyềất
đ nh miềỹn chấấp hành hình ph ị ạt b sung ổ 174. Khái ni m ý nghĩa v ệ
à điềều kiệ n giả m mứ c hình phạ t đã tuyền thẽo b lu ộ ật hình s nằm 2015 s ự a đ ử i b ổ sung 2017? ổ Nều nh ng quy đ ữ nh m ị i t ớ i b ạ lu ộ t hình s ậ nằm 2015, s ự a đ ử i b ổ sung 2017 vềề gi ổ
ảm mức hình ph t đã tuyền so v ạ i ớ BLHS nằm 1999? * Khái ni m ệ - gi m m ả c hình ph ứ t đã tuy ạ ền đ c hi ượ u là tr ể ng h ườ p ng ợ i b ườ kềất ị
án đang chấấp hành hình ph t ạ đ c tòa á ượ n quyềất đ nh cho h ị đ ọ c chấấp hành hình ph ượ
ạt vớ i mứ c ít hơ n mứ c phạ t củ a bả n án đã tuyền . * ý nghĩa - gi m m ả c hình ph ứ t đã tuy ạ
ền là chềấ đ nh nhấn đ ị o trong lhs ạ VN th c hi ự n nh ệ ng quy đ ữ nh n
ị ày nhằềm tiềất ki m vi ệ c áp ệ d ng chềấ tài c ụ a lhs nh ủ ng vấỹn đ ư m b ả o đ ả c yều cấều giáo d ượ c ng ụ i ph ườ m t ạ i tr
ộ thành công dấn có ích . ở T o đ ạ iềều ki n ệ
cho các đôấi tượ ng đặ c biệ t có cơ hộ i hoàn thành bả n án nhanh h n gi ơ
ảm thiểu những hình ph t cao v ạ à t o c ạ h ơ i ộ cho họ quay tr l ở i v ạ i xã h ớ i ộ * điềều ki n ệ - Th nhấất: x ứ ét gi m ả hình ph t c ạ i t ả o không giam gi ạ ho ữ c tù có th ặ i h ờ n ạ + Ng i b ph
ườ ị t cạ i t o không giam gi ả ả , ph ữ t tù có th ạ i hờ n đạ c xẽm xét gi ượ
m lấền đấều nềấu đã chấấp hành đ ả c 1/3 th ượ i ờ h n đã tuyền, đ ạ m b ả o chấấp hành đ ả c m ượ t phấền hai m ộ
ứ c hình phạ t đã tuyền + Đã bôềi th ng nghĩa v ườ dấn s ụ (đ ự c toàn b ượ ho ộ c m ặ t phấền) ộ - Th hai: x ứ ét gi m hình ph ả
t tù chung thấn (đã chấấp hành đ ạ c 12 nằm, có nh ượ tiềấn b , đã bôềi th ộ ng nghĩa ườ v dấn s ụ ) ự
+ Chung thấn gi m lấền 1 x ả
uôấng 30 nằm gi m nhiềều lấền cũng ph ả i đ ả m b ả o chấấp hành 20 nằm ả + Tr ng h ườ p ph ợ m nhiềều t ạ i có hình ph ộ
t là tù chung thấn thì sau khi chấấp h ạ ành đ c 15 nằm tù và d ượ ù đ c gi ượ m nhiềều ả lấền nh ng v ư ấỹn ph i đ ả m b ả o th ả i gian th ờ
c tềấ chấấp hành là 25 nằm ự - Th 3 ứ : tr ng h ườ p đã gi ợ ảm mà ph m t ạ i ộ m i ớ + Là t i ph ộ m ít nghiềm tr ạ ng do côấ ý thì c ọ h xét x ỉ khi chấấp hành đ ử ư c ½ hình ph ợ t ạ chung. + Đôấi v i ng ớ i đã đ ườ c gi ượ m m ả t phấền hai hình ph ộ t mà l ạ i th ạ c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i m ộ i nghiềm tr ớ ng rấất nghiềm ọ tr ng đb nghiềm tr ọ ng thì tòa ch ọ xét gi ỉ
m lấền đấều sau khi ng ả i đó đã chấấp hành đ ườ c 2/3 m ượ c hình ph ứ t chung. ạ Tr ng ườ h p hình ph ợ
t chung là tù chung thấn thì vi ạ c xét gi ệ m án th ả c hi ự n thẽo quy đ ệ nh v ị i trớ ng h
ườ p bợ kềất án vềề nhiềều t ị i ộ
trong đó có tội bị kềất án phạ t tù chung thấn đã nều trền - Th 4 ứ : tr ng h ườ p hình ph ợ t t ạ hình đ ử c ấn gi ượ m xuôấng chung thấn ả
+ Xét gi m lấền 1 khi chấấp hành đ ả c 25 nằm ượ + gi m nhiềều lấền nh ả ng đ ư m b ả o chấấp hành 30 nằm ả * So sánh - Sửa đổi quy định sau + ng i b ườ kềất á ị n c i t ả o không giam gi ạ ph ữ t tù có th ạ i h ờ n ho ạ c ph ặ
t tù chung thấn nềấu đã chấấp hành hình ph ạ t đ ạ c ượ m t th i gian nhấất đ ộ ờ nh có nhiềều tiềấn b ị và đã bôềi th ộ ng đ ườ c m ượ t phấền nghĩa v ộ dấn s ụ thì thẽo đềề ngh ự c ị a C ủ quan ơ thi hành án hình s có th ự m quyềền ẩ
Tòa án có th ra quyềất đ ể nh gi ị m ả th i h ờ n ạ chấấp hành hình ph t ạ
+Th i gian đã chấấp hành hình ph ờ
t đạ để c xẽm xét lấền đấều là 1/3 t ượ h i h ờ n đôấi v ạ
ới hình phạt cải tạo không tham d hình ự ph t tù có th ạ i h ờ n 12 nằm đôấi v ạ ới tù chung thấn - Bổ sung quy định: Đôấi v i tr ớ ng h ườ p ngợ i b kề
ườ ất án vềề nhiềều t ị i trong đó có tôất b ộ kềất án ph ị t tù chung thấn: tr ạ ng h ườ p ng ợ i b ườ kềất án ị
vềề nhiềều t i trong đó có m ộ t t i b ộ kềất á
ộ ị n ph t tù chung thấn thì tò ạ
a án sẽỹ ra quyềất đ nh gi ị
m lấền đấều xuôấng 30 nằm tù sau ả khi đã chấấp hành đ c 15 nằm tù v ượ à dù đ c gi m nhiềều lấền nh ượ ả ng vấỹn ph ư i đ ả m b ả o th ả i gian th ờ
c tềấ chấấp hành là 25 ự nằm - B sung quy đ ổ nh đôấi v ị i ng ớ ư i đã đ ờ c gi ượ m m ả t lấền hình ph ộ t nh ạ ng l ư i ph ạ m t ạ i m ộ i ít nghiềm tr ớ ng: ọ Đôấi v i ng ớ i đã đ ườ c gi ượ m m ả t phấền hình ph ộ t mà l ạ i th ạ c hi ự n hành vi ph ệ m có ý nghiềm tr ạ
ng do côấ ý thì tòa án sẽỹ ọ
xét x giử m lấền đấều sau khi ng ả i đó chấấp hành đ ườ ược 1/2 m c hình chung ứ - Quay l i quy đ ạ nh l ị i vi ạ c áp d ệ ng gi ụ m m ả t phấền hình ph ộ t ạ mà ph m t ạ i m ộ i nghiềm tr ớ ng r ọ ấất nghiềm
trọng đặc biệt nghiềm tr ng ọ Đôấi v i ng ớ i đã đ ườ c gi ượ m m ả t phấền hình ph ộ t mà l ạ i th ạ c hi ự n hành vi ph ệ m ạ t i m ộ i nghiềm tr ớ ng r ọ ấất nghiềm tr ng ọ đ c bi ặ t nghiềm tr ệ ng thì ọ Tòa án ch xét gi ỉ
m lấền đấều sau khi ng ả i đó đã chấấp h ườ ành được 2/3 m c ph ứ t ạ chung ho c ặ tr ng h ườ p hình ph ợ
t chung là tù chung thấn thì vi ạ c xét gi ệ m án th ả c hi ự n thẽo quy đ ệ nh đôấi v ị i tr ớ ư ng h ờ p ợ ng i b ườ ị
kềất án vềề nhiềều tộ i trong đó có tội bị kềất án phạ t tù chung thấn đã nều trền - B sung quy đ ổ nh gi ị m m ả c hình ph ứ t đôấi v ạ i ng ớ i b ườ k ị ềất án t hình ử Đôấi v i ng ớ i b ườ kềất án ị t hình đ ử c phấn gi ượ i ho ả c ng ặ i b ườ kềất ị án t hình thu ử c tr ộ ng h ườ p sau thì th ợ i gian đã chấấp ờ
hành hình ph t đ ạc xẽm xét l ượ
ấền đấều là 25 nằm và dù đ c gi
ượ m nhiềều lấền tron ả g nh ng vấỹn ph ư i đ ả m b ả o trền th ả c tềấ ự
chấấp hành hình phạt là 30 nằm 175. khái ni m b ệ n chấất v ả à điềều ki n c ệ a án tr ủ
ẽo thẽo BLHS nằm 2015 sửa đ i b
ổ ổ sung nằm 2017? Nều nh ng quy đ ữ nh ị m i t ớ i blhs 2015 s ạ a ử đ i b ổ sung 2017 vềề án ổ trẽo so v i b ớ lu ộ ật hình s 1999? ự * Khái ni m ệ -
Án trẽo là bi n pháp miềỹn chấấp hành hình ph ệ t tù có điềều ki ạ n v ệ i th ớ i gian th ờ thách là t ử m ừ t đềấn 5 ộ nằm -
Không phải là mộ t hình phạt *B n chấất ả
- Tòa án cằn c vào nhấn thấn ng ứ i ph m t ườ i và nh ạ ộ ng tình tiềất gi ữ m nh ả sẽỹ miềỹn cho ng ẹ i b ườ kềất á ị n không ph i chấấp ả
hành hình ph t tù nềấu tron ạ g th i gian th ờ thách không ph ử m t ạ i m ộ i ớ - Là m t bi ộ n pháp giáo d ệ c, án trẽo khuyềấn khí ụ ch ng i b ườ kềất án lao đ ị ng c ộ i t ả o v ạ i s ớ giúp đ ự tích c ỡ c c ự a xã h ủ i ộ
- Chềấ đ nh này đã không bu ị
c ng ộ i b kềất án cách li kh ườ ị i xã h ỏ i, hộ vấỹn đ ọ c làm ằn sinh sôấng v ượ à ch ng t ứ s ỏ hôấi c ự i ả
hoàn lương của mình ngay trong môi tr ng xã h ườ
ội bình thường dưới sự giám sát giáo dục củ a cơ quan nhà nước thẽo
quy định của pháp luật - Nh ng đôềng th ư i cũng c ờ nh cáo ng ả i đ ườ c h ượ ng án trẽo n ưở ềấu ph m t ạ i m ộ i trong th ớ i gian th ờ thách sẽỹ ph ử i bu ả c ộ chấấp hành hình ph t
ạ tù đã tuyền. Nềấu họ cải tạo tôất không phạ m tộ i mớ i trong thờ i gian thử thách củ a án trẽo án phạt tù
đôấi v i hớ sẽỹ biềấn mấất ọ * Nh ng
ữ điềều kiệ n để được hưởng án trẽo -
Kềất án tù không quá 3 nằm - Nhấn thấn tôất - N i c ơ trú làm vi ư c rõ r ệ àng -
Không nhấất thiềất ph i cách li kh ả i xã h ỏ i ( x ộ ẽm xét môi tr ng h ườ quay l ọ i đ ạ hoàn l ể ng tòa nh ươ n thấấy ng ậ i ườ này hoàn l ng đ ươ c ượ ) *Đi m m ể i c ớ a BLHS 2015 ủ -
Ngoài việ c đượ c hưở ng án trẽo ngườ i phạ m tộ i còn phả i thực hiệ n các nghĩa vụ trong thờ i gian thử thách thẽo
quy đị nh củ a luậ t thi hành án hình s ự -
Bao hàm hềất hình phạt bổ sung thay vì kể tền như quy định tr c đấy ướ -
Bổ sung quy đị nh trong trường hợp trong th i gian th ờ thách ng ử i đ ườ c h ượ ng án tr ưở ẽo có ý vi ph m nghĩa v ạ ụ thẽo quy đinh c a lu ủ t thi hành án hình s ậ 2 lấền tr ự lền thì tòa án c ở ó th quyềất đ ể nh bu ị c ng ộ i đó ph ườ i chấấp ả
hành hình phạ t tù củ a bả n án đã cho hưở ng án trẽo 176.Khái ni m ý nghĩa v ệ à điềều ki n c ệ a bi ủ n pháp tha tù tr ệ c th
ướ i hờ n có điềều ki ạ n thẽo BLHS 2015 s ệ a đ ử i b ổ sung ổ 2017? phấn biệt tha tù tr c th ướ i h ờ n v ạ i đ ớ c ặ xá? * Khái ni m ệ - Ng
i đang chấấp hành hình ph ườ t tù vềề t ạ i ph ộ m NT ạ , RNT, ĐBNT mà đ c gi ượ m th ả i h ờ n chấấp hành án ph ạ ạt tù ho c ng ặ i đang chấấp hành án ph ườ t tù vềề t ạ i INT ộ có th đ ể c tha tù tr ượ c th ướ i h ờ n kh ạ i có đ điềều ki ủ n t ệ i các ạ
kho n a, b, c, d, ẽ điềều 66 blhs 2015 ả *ý nghĩa -
Là điềều lu t có tính nhấn đ ậ o cao t ạ o điềều ki ạ n giúp ng ệ i ph ườ ạm t i đ ộ c c
ượ ải tạo trong môi tr ng bình ườ th ng h ườ n chềấ nh ạ ng tác đ ữ ng tiều c ộ c khi b ự giam gi ị t ữ o thu ạ n l ậ i cho vi ợ c ph ệ c hôềi tái hòa nh ụ p c ậ ng ộ đôềng dềỹ dàng h n. M ơ t khác v ặ i các điềều ki ớ n th ệ thách ch ử t chẽỹ đ ặ
ặt ra với người được tha tù tr c th ướ i ờ h n ạ sẽỹ có tác đ ng giáo d ộ c hụ sôấng có tr ọ ách nhi m k ệ luỷ t tằng quy ậ ềất tấm s a ch ử a sai lấềm khằấc ph ữ c h ụ u qu ậ ả *điềều ki n ệ - Ph m t ạ i lấền đấều ộ -
Có nhiềều tiềấn b ý th ộ c c ứ i t ả o tôất ạ - Có nơi cư trú rõ ràng -
Đã chấấp hành xong hình ph t b ạ sung là hình ph ổ t tiềền, nghĩa v ạ bôềi th ụ ng thi ườ t h ệ i và ạ án phí -
Đã chấấp hành ít nhấất là ½ m c ph ứ t tù có th ạ i h ờ n ho ạ
c ít nhấất là 15 nằm đôấi v ặ
ới hình phạt tù chung thấn nh ng đã đ ư c gi ượ m xuôấng tù c ả ó th i h ờ n ạ Tr ng h ườ p ng ợ i ph ườ m t ạ i có công v ộ i cách m ớ ng ạ , thấn nhấn c a ủ ng i có c ườ ông v i cách m ớ ng ng ạ i ườ đ 70 tu ủ i tr ổ lền ở ng i khuyềất t ườ t n ậ ng ho ặ c khuyềất t ặ t đ ậ c bi ặ t n ệ ng, ph ặ n ụ đang nuôi con d ữ i 36 tháng tu ướ i thì ph ổ i chấấp hành ít ả nhấất 1/3 án ph t tù ho ạ c ít nhấ ặ
ất 12 nằm đôấi v i tù chung thấn nh ớ ng đ ư c gi ượ m xuôấng tù có th ả i h ờ n ạ *phấn bi t tha tù tr ệ c th
ướ i hờ n vạ i đớ c xá: v
ặ ềề c bơ n điềều ki ả n đ ệ đ ể ư c h ợ ng đ ưở c xá v ặ à tha tù tr ư c th ớ i h ờ n có điềều ạ ki n là giôấng nhau nh ệ ng đ ư c xá ch ặ đ ỉ c th ượ c hi ự n nhấn s ệ ki ự n tr ệ ng đ ọ i c ạ a đấất n ủ ư c ho ớ c tr ặ ng h ườ p đ ợ c bi ặ t. Còn ệ tha tù tr c th ướ i h n có điềều ki ờ ạ n áp d ệ ng đôấi v ụ i m ớ i t ọ i ph ộ m đang chấấp hành ph ạ t tù đáp ạ ng đ ứ các điềều ki ủ n ệ t i ạ điềều 66 blhs 2015 177. Nều nh ng tr ữ ng h ườ p lu ợ t hình s ậ quy đ ự nh không áp d ị ng bi ụ n pháp tha tù tr ệ c th ướ i h ờ n có điềều ki ạ ện? t i sao? ạ Tr ng h ườ p không áp d ợ ng tha tù tr ụ c th ướ i h ờ n thẽo kho ạ n 2 Điềều 66 ả B lu ộ t Hình s ậ ự 2015 (sửa đ i 2017) nh ổ ư sau: Ng i b kềất án v
ườ ị ềề m t trong các t ộ i quy đ
ộ nh t ị i Chạ ng XIII, Ch ươ ng XXVI, Điềều 299 ươ B lu ộ t Hình s ậ 2015: ự  Các t i xấ
ộ m ph m an ninh quôấc gia; ạ  Các t i phá ho ộ
i hòa bình, chôấng loài ng ạ i và t ườ i ph ộ m chiềấn tranh; ạ  T i kh ộ ng bôấ. ủ Ng i b ườ kềất án 10 nằ ị m tù tr lền vềề m ở t trong các t ộ i quy đ ộ nh t ị i Ch ạ ng XIV ươ B lu ộ t Hình s ậ 2015 ự vềề các t i xấm ph ộ m ạ tính m ng, s ạ c kh ứ ẽ, nhấn ph ỏ m, danh d ẩ c ự a con ng ủ i này do c ườ ôấ ý; Ho c ng ặ i b kềất án 0 ườ ị
7 nằm tù tr lền đôấi v ở i m ớ t tron ộ g các t i quy đ ộ nh t ị
i các Điềều 168, 169, 248, 2 ạ 51 và 252 B lu ộ ật Hình s 2015 ự như sau:  T i c ộ ướp tài sản. 
T i bằất cóc nhằềm chiềấm đo ộ ạt tài sản.  T i s ộ n xuấất tr ả ái phép chấất ma túy.  T i mua bán tr ộ ái phép chấất ma túy.  T i chiềấm đo ộ t chấất ma túy ạ . - Ng i b ườ kềất á ị n t hình đ ử c ấn gi ượ m ho ả c th ặ u c tr ộ ng h ườ p quy đ ợ nh t ị i kho ạ n 3 Điềều 40 ả B lu ộ t Hình s ậ ự 2015 nh ư sau: 
Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tu i; ổ 
Người đủ 75 tuổi tr lền; ở  Ng i b kềất án t ườ ị hình vềề t ử i tham ô t ộ ài s n, t ả i nh ộ n hôấi l ậ mà sau khi b ộ kềất án đã ch ị đ ủ ng n ộ p l ộ i ít nhấất ạ ba phấền t tài s ư n tham ô, nh ả n hôấi l ậ và h ộ p tác tích c ợ c v ự i c ớ quan ch ơ c nằng trong vi ứ c phát hi ệ n, điềều tra, ệ x lý t ử i ph ộ m ho ạ c l ặ p công l ậ ớn. 178. Khái ni m ý nghĩa v ệ à điềều ki n c ệ a b ủ i n pháp tha tù tr ệ c th
ướ i hờ n có điềều ki ạ n áp d ệ ng đôấi v ụ i ng ớ i d ườ i 18 tu ướ i? ổ * Khái ni m ệ - Tha tù tr c th
ướ i hờ n có điềều ki ạ n là chềấ đ ệ nh m ị i đ ớ c quy đ ượ nh áp d ị ng không ch ụ áp d ỉ ng đôấi v ụ i ớ ng
i đã thành niền mà còn đôấi v ườ i c ớ ng ả i d ườ i 18 tu ướ i b
ổ kịềất án là hình ph t tù . Đấy là m ạ t ngiair ộ pháp cho phép s m đ ớ a ng ư i ph ườ m t ạ i b ộ xị ph ử t tù quay tr ạ vềề c ở ng đôềng đ ộ th ể c ự hi n s ệ a ch ử a ữ
lôỹi lấềm với sự giúp đỡ và giám sát củ a cơ quan đoàn th xh. ể *Tha tù tr c th ướ i h ờ n nềấu có đ ạ các điềều ki ủ ện sau: - Ph m t ạ i lấền đấều ộ -
Có nhiềều tiềấn b ý th ộ c c ứ i t ả o tôất ạ -
Chấấp hành đượ c 1/3 thời hạ n phạt tù - Có n i c ơ trú rõ ư ràng : giúp thu n l ậ i cho vi ợ c qu ệ n lý giám sát ng ả i b ườ kềất á ị n trong quá trình chấấp
hành thời gian thử thách 179. Phấn bi t
ệ bi n pháp hoãn chấấp hành hình ph ệ t v
ạ ới biện pháp t m đình ch ạ chấấp hành hình ph ỉ ạ t tù thẽo b lu ộ t hình ậ sự 2015 sửa đ i b ổ sung 2017? ổ
*Hoãn chấấp hành hình ph t tù kho ạ n 1 điềều 67 blhs 2015 ả -
Người bị xử phạ t tù có thể được hoãn chấấp hành hình phạ t trong tr ng h ườ ợp sau đấy: + B bị nh n ệ ng thì đ ặ c hoãn đềấn khi s ượ c kh ứ ẽ hôềi ph ỏ c ụ + Ph n ụ có th ữ ai ho c đang nuôi con d ặ i 36 tháng tu ướ i thì đ ổ
ư c hoãn đềấn khi con 36 tháng tu ợ i ổ +là ng i lao đ ườ ng duy nhấất tr ộ ong gia đình nềấu ph i c
ả hấấp hành hình ph t tù thì gia đình sẽỹ g ạ p khó khằn đ ặ c bi ặ t thì đ ệ c ượ
hoãn đềấn 1 nằm tr trừ ng h ườ p ng ợ i đó b
ườ kềất án vềề các t ị i xấm ph ộ m an ninh quôấc gia ho ạ c các t ặ i khác là t ộ i đ ộ c bi ặ t ệ nghiềm tr ng r ọ ấất nghiềm tr ng ọ + B kềất án ị vềề t i ph ộ m
ạ ít nghiềm tr ng do nhu cấều c ọ ông v thì đ ụ c hoãn đềấn 1 nằm ượ *T m đình ch ạ chấấp hành hình ph ỉ t tù kho ạ n 1 điềều 68 blhs 2015 ả - Ng
i đang chấấp hành hình ph ườ t ạ tù mà thu c ộ m t trong c ộ ác tr ng h ườ p quy đ ợ nh t ị i kho ạ n 1 điềều 67 c ả a b ủ ộ lu t này thì c ậ ó th đ ể c t ượ m đình ch ạ chấấp hành hình ph ỉ t ạ *Đi m khác nhau c ể b ơ n c ả a
ủ hoãn chấấp hành hình ph t tù và t ạ m đình ch ạ chấấp hành hình ph ỉ ạt tù là th i đi ờ m áp d ể ng ụ
các biện pháp này. Hoãn chấấp hành hình phạ t tù áp dụ ng trước khi ngườ i phạ m tộ i thi hành hình phạ t tù còn t m đình ch ạ ỉ
hình phạ t tù trong trường hợp người phạ m tội đang thi hành hình ph t t ạ ù nh ng
ư vì lí do trền mà xin đ c t ượ m ng ạ ng thi ừ hành án trong m t th ộ i h ờ n nhấất đ ạ ịnh. 180. Khái ni m b ệ n chấất v ả à ý nghĩa c a chềấ đ ủ
ị nh xóa án tích thẽo bộ luật hình sự nằm 2015 sửa đ i b ổ ổ sung nằm 2017? *Khái ni m ệ -
Xóa án tích là vi c hệ y b ủ hỏ u q ậu pháp lý c ả a b ủ n án kềất t ả i c ộ a tòa án đôấi v ủ i ng ớ i ho ườ c PNTM ph ặ m t ạ i ộ khi th a mãn đấềy đ ỏ các điềều ki ủ n blhs quy đ ệ nh. Ng ị i ho ườ cPNTM b ặ k ị ềất án đ c xóa á ượ n tích coi nh ch ư a b ư ị kềất án và án tích đ c x
ượ óa không đ c ghi vào lý l ượ ịch tư pháp c a ủ h ọ
*ý nghĩa: th hiể n tính nhấn đ ệ o cạ a chính sách Hình s ủ nự c ta khuyềấn k ướ hích nh ng ng ữ i b ườ kềất án c ị hấấp hành nghiềm ch nh b ỉ n án và c ả i t ả o tôất đ ạ ể tr thành công dấn c ở ó ích cho xã *B n chấất: Nguyền t ả
ằấc phaps lý c bơ n nhấất c ả a chềấ đ ủ nh x ị óa án tích là ng i đ ườ c xóa á ượ n tích “cou nh ch ư a b ư kịềấ án”.
Điềều đó có nghĩa là t th ừ i đi ờ m đ ể c xóa ượ án tích, h tr ọ thành ng ở i hoàn toàn bìn ườ h th ng vềề m ườ ặt t pháp và không ai ư có th cằn c ể vào s ứ ki n h ự ệ đã b ọ kềất án tr ị c đấy đ ướ h n chềấ quy ể ạ ềền l i c ợ a h ủ . Sau khi đã đ ọ c x
ượ óa án tích, các giấấy t ờ liền quan đềấn cằn c c, lý l ướ ch c ị a hủ đềều đ ọ
c ghi là “không có án tích” v ượ à nềấu ng i đó l ườ i ph ạ m t ạ i m ộ i thì cũng coi ớ nh ph ư m t ạ i lấền đấều. ộ *Đi m m ể i: ớ - Bãi b quy d ỏ nh cấấp Giấấy ch ị ng n ứ h n khi ậ Tòa án xóa án tích - B sung quy đ ổ nh sau “Ng ị i b k
ườ ềất án do lôỹi vô ý vềề t ị i ph ộ m ít nghiềm tr ạ ng, t ọ i ph ộ m nghiềm tr ạ ng và ng ọ i đ ườ c ượ miềỹn hình ph t không b ạ coi là có án tích” ị 181. Trình bày nh ng quy đ ữ nh vềề đ ị ương nhiền đ c
ượ xóa án tích thẽo B lu ộ ật hình s 2015, s ự ửa đ i, b ổ sung nằm 2017? ổ Nều nh ng quy đ ữ nh m ị i t i BLHS 2015, s ớ ạ a đ ử i, b ổ sung nằm 2017 vềề đ ổ ng nhiền đ ươ c xóa án tích so v ượ i BLHS nằm ớ 1999? - Đ ng nhiền đ ươ c xóa án tích là tr ượ ng h ườ p đợ c coi là ch ượ a b
ư kềất án mà không cấền có s ị xẽm x ự ét và quyềất đ nh c ị a ủ
Tòa án khi th a mãn các cằn c ỏ và điềều ki ứ n c ệ th ụ thẽo BLHS quy đ ể nh. Các c ị quan qu ơ n lý c ả s ơ d ở li ữ u lý l ệ ịch t p ư háp có trách nhi m c p nh ệ
ậ t thông tin vềề tình hình án tích c ậ a ngủ i b k ườềất án và khi có y ị
ều cấều thì cấấp phiềấu lý l ch t ị ph ư m ạ
xác nh n không có án tích, nềấu có đ ậ điềều ki ủ n thẽo BLHS quy đ ệ nh. ị - Đk đương nhiền đ c x ượ óa án tích + Ng i b kềất án vềề t ườ ị i không thu ộ c vềề ch ộ ng XIII, XXVI ươ
+ Chấấp hành xong hình ph t chính ho ạ c hềất th ặ i gian th ờ thách án trẽo ử , ng i b
ườ kềất án đã chấấp hàn ị h xong hình ph t b ạ ổ
sung, các quyềất định khác của bản án và không th c
ự hiện hành vi phạm t i m ộ ới trong th i h ờ n sau đấy: ạ - 01 nằm trong tr ng h ườ p b ợ ph ị t c ạ nh cáo, ả ph t tiềền, c ạ i t
ả ạo không giam giữ, phạt tù nh ng đ ư c h ượ ng án ưở trẽo. - 02 nằm trong tr ng h ườ p hình ph ợ t là tù đềấn 05 nằm ạ - 03 nằm trong tr ng h ườ p hình ph ợ t là tù t ạ
trền 05 nằm đềấn 15 nằm ừ - 05 nằm trong tr
ườ ng hợ p hình phạ t là tù từ trền 15 nằm, tù chung thấn ho c t ặ hình nh ử ng đã đ ư c gi ượ m án. ả (Th i đi ờ m đ ể tính th ể i h ờ n xóa á ạ
n tích khi chấấp hành xong hình ph t chính) ạ  Nh ng quy đ ữ
nh mị i t i Điềều 70 BLHS 2015 vềề đ ớ ạ ng nhiền đ ươ c xó
ượ a án tích so v i BLHS 2015: ớ o B tr ỏ ng h ườ p đ ợ ng nhiền đ ươ c x
ượóa án tích đôấi v i ng ớ i đ ườ c miềỹn hình ph ượ t ạ o S a ử đ i l ổ i n ạ i dung quy đ ộ nh ng ị i b ườ kềất án đ ị
ương nhiền đ c xóa án tích đ ượ c ượ quy đ nh c ị th ụ t ể i ạ Điềều 70 BLHS 2015 o B sung quy đ ổ nh: C ị quan qu ơ n lý c ả s ơ d ở li ữ u lý l ệ ch t ị pháp có trách nhi ư m c ệ p nh ậ t thông tin vềề ậ
tình hình án tích c a ngủ i b k ườềất án và khi có y ị
ều cấều thì cấấp phiềấu lý lịch t pháp x ư ác nh n không có án ậ
tích, nềấu có đ điềều ki ủ
ện quy định đương nhiền đ c x ượ óa án tích. 182. Trình bày nh ng quy đ ữ nh BLHS 2015, s ị a đ ử i, b
ổ sung nằm 2017 vềề hình th ổ c xóa án tích thẽo q ứ uyềất đ nh c ị a ủ Tòa án? Nều nh ng quy đ ữ nh m ị i tới BLHS 2015, s ạ a đ ử i, b ổ sung nằm 2017 vềề x ổ
óa án tích thẽo quyềất đ nh c ị a ủ Tòa án so v i ớ BLHS nằm 1999?
- Đôấi v i ngớ i b kềất án v ườ ị ềề các t i ph ộ m an ninh quôấc gia ho ạ c các t ặ
i phá hpaij hòa bình, chôấng loài ng ộ i và t ườ i ph ộ m ạ
chiềấn tranh quy đ nh t i chị ng XVIII và ch ạ ươ ng XXVI c ươ
a BLHS, Điềều 71 BLHS quy đ ủ nh vi ị c x
ệ óa án tích đôấi v i h ớ do ọ T án quyềất đ nh. ị - Trong tr ng h ườ p x
ợ óa án tích do tòa án quyềất đ nh đòi h ị i các điềều ki ỏ n sau ệ + ng i b ườ kềất á ị
n đã chấấp hành xong hình ph t chính ho ạ c hềất th ặ i h ờ n th ạ thách án trẽo ử , ng i đó chấấp hành xon ườ g hình ph t b ạ sung và c ổ
ác quyềất định khác của b n án ả
+ nềấu t khi chấấp hành x ừ ong b n án ho ả c t ặ khi vi ừ c thi hành b ệ n án đã hềất hi ả u l ệ c ự ng i ph ườ m t ạ i không ph ộ m t ạ i ộ m i ớ trong th i h ờ n sau 1 nằm ( đôấi v ạ i tr ớ ng h ườ p ph ợ t c ạ nh cáo, ả ph t tiềền c ạ i t ả o không giam gi ạ ữ, phạt tù nh ng đ ư c ượ h ng án trẽo ) ; 3 nằm ưở ( đôấi v i ph
ớ t tù đềấn 5 nằm); 5 nằm ( đôấi v ạ i ph ớ
t tù đềấn 15 nằm ) ; 7 nằm ( đôấi v ạ ới phạt tù trền 15 nằm , chung thấn ho c t ặ hình nh ử ng đ ư ư c gi ợ m án ) ả Tr ng h
ườ p ngợ i b kềất án đang chấấp hành hình ph ườ ị t bạ sung là qu ổ n chềấ, cấấm c ả trú, t ư c m
ướ t sôấ quyềền công ộ dấn mà th i h ờ n ph ạ i chấấp hành dài h ả n th ơ i h ờ n quy đ ạ nh t ị i đi ạ m a kho ể n này thì th ả i h ờ n đ ạ c x
ượ óa án tích sẽỹ hềất vào th i ờ đi m ng ể i đó chấấp hành x ườ ong hình ph t b ạ sung. ổ - Ng i b kềất á ườ ị n đ c T
ượ òa án quyềất đ nh xóa án tí ị ch, nềấu t khi hềất th ừ i hi ờ ệu thi hành b n án, ng ả i đó không th ườ c hi ự n ệ hành vi ph m t ạ i m ộ i trong th ớ i h ờ n quy đ ạ nh ị t i kho ạ n 2 Điềều nà ả y. - Ng i b ư T ờ òa án bác đ ị n xin x
ơ óa án tích lấền đấều, thì sau 01 nằm m i đ ớ c xin x ượ
óa án tích; nềấu b bác đ ị n lấền th ơ hai tr ứ ở đi, thì sau 02 nằm m i đ ớ c xin x ượ óa án tích. * đi m m ể i c ớ a blhs 2015 v ủ
à blhs 1999 vềề xóa án tích do tòa án quyềất đ nh ị - quy đ nh l ị i n ạ i dung xóa án ộ
tích thẽo quyềất đ nh c ị a tòa án đ ủ c quy đ ượ nh t ị i kho ạ n 1 điềều 71 blhs 2015 ả - b sung quy đ ổ nh: Ng ị i b ườ kềất án đ ị c tòa án quy ượ
ềất đ nh xóa án tích nềấu t ị khi hềất th ừ i hi ờ ệu thi hành b n án ng ả i đó ườ
không thực hiện hành vi phạm tội mới trong th i h
ờ ạn bộ luật hình sự nằm 2015 183. Cách tính th i h ờ n đ ạ x ểóa án tích đ c quy đ ượ nh t ị i BLHS nằm 2015, s ạ a đ ử i, b ổ sung nằm 2017 quy đ ổ nh nh ị thềấ ư nào? Có đi m gì m ể i so v ớ i quy đ ớ nh cách tính th ị i h ờ n đ ạ x
ể óa án tích trong BLHS nằm 1999?
Điềều 73. Cách tính th i h ờ ạn đ x ể óa án tích 1. Th i hờ n đ ạ xóa á ể n tích quy đ nh t
ị i Điềều 70 và Điềều 71 c ạ
ủa Bộ luậ t này cằn cứ vào hình phạt chính đã tuyền. 2. Ng i b kềất á ườ ị n ch a đ ư c x
ượ óa án tích mà th c hi ự n hành vi ph ệ m t ạ i m ộ i và b ớ Tòa án k ị
ềất án bằềng b n án có hi ả u l ệ c ự pháp lu t thì th ậ i h ờ n đ ạ x
ể óa án tích cũ đ c tính l ượ i k ạ t ể ng
ừ ày chấấp hành xong hình phạt chính hoặc th i gian th ờ ử thách án trẽo c a b ủ n án m ả i ho ớ c t ặ ngà ừ y b n án m ả i hềất th ớ i hi ờ ệu thi hành. 3. Ng i b ườ kềất á ị n trong tr ng ườ h p ph ợ m nhiềều t ạ
ội mà có tội thuộc tr ng h ườ p đ ợ ng nhiền đ ươ c xóa án ượ tích, có t i ộ thu c tr ộ ng h ườ p x
ợ óa án tích thẽo quyềất đ nh c ị a T
ủ òa án thì cằn c vào th ứ i h ờ n quy đ ạ nh t ị i Điềều 71 c ạ a B ủ lu ộ t này ậ Tòa án quyềất đ nh v ị i c x
ệ óa án tích đôấi v i ng ớ i đó. ườ 4. Ng i đ
ườ c miềỹn chấấp hành phấền hình ph ượ t còn l ạ i cũng đ ạ c coi nh ượ
đã chấấp hành xong hình ư ph t. ạ *So v i quy đ ớ nh cách tính th ị i h ờ n đ ạ x ể óa án tích trong B Lu ộ ật 1999 thì -Th nhấất thẽo kho ứ n 2 điềều 70 c ả a b ủ lu ộ t hình s ậ gi ự nguyền th ữ i h ờ n 1 nằm đ ạ đ ể c x
ượ óa án tích đôấi v i tr ớ ng h ườ p b ợ ị ph t ph ạ i cáo ph ả t tiềền c ạ i ả t o không giam gi ạ ữ phạt tù nh ng ư đ c h ượ ng án trẽo đôềng th ưở i rút ng ờ ằấn th i h ờ n đ ạ đ ể c ượ
xóa án tích thẽo hướng còn 2 nằm đôấi v i tr ớ ng h ườ p b ợ ph ị
t tù đềấn 5 nằm 3 nằm đôấi v ạ
ớ i trườ ng hợ p bị phạ t tù t nằm ừ
nằm tr lền đềấn 15 nằm và 5 ở 5 đôấi v ớ i tr ườ ng h
ợ p bị phạ t tù trền 15 nằm tù chung thấn hoặc từ t hình nh ử ng đã đ ư c ượ giảm án
-Thứ hai bộ luật hình sự nằm 2015 quy đ nh th ị i hi ờ u đ ệ tính th ể i h ờ n x ạ óa tích s m h ớ n so v ơ i b ớ lu ộ t ậ hình s nằm 1999 ự thẽo h ng k ướ t ể nào khi mà ng ừ i b
ườ kịềất án đã chấấp hành xong hình phạ t chính thời gian thử thách đáng chề ho c th ặ i ờ h n thi hành hềất b ạ ản án -Th ba b ứ lu ộ t hình s ậ nằm 2015 đã b ự quy đ ỏ nh tòa án c ị
ấấp giấấy chứng nhận đương nhiền đ c tòa án tích cho ng ượ i b ườ ị
kềất án đôềng th i ra tr ờ ách nhi m cho c ệ quan qu ơ n lý c ả s ơ d ở li ữ u lý l ệ cịh t pháp c ư p nh ậ t thông tin vềề ậ tình hình án tích
c a ng ủ i b kềất án và khi c ườ ị
ôấ yều cấều thì cấấp phiềấu lý l ch t ị pháp xác đ ư nh không có án tích c ị ó đ điềều ki ủ n quy đ ệ nh t ị i ạ kho n 2 ho ả c kho ặ n 3 điềều 70 b ả lu ộ ật hình sự -Th t đôấi v ứ ư i tr ớ ng h ườ p r
ợ ằấn thích do tòa án quyềất đ nh b ị lu ộ t hình s ậ
nằm 2015 cũng đã rút ngằấn th ự i ờ h n x ạ óa án tích
và quy đị nh thờ i điể m đị nh tính toán tích s m h ớ n so v ơ i b
ớ ộ luật hình sự nằm 1999