-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương môn Xây dựng sản phẩm du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương môn Xây dựng sản phẩm du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Xây dựng sản phẩm du lịch 1 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Đề cương môn Xây dựng sản phẩm du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương môn Xây dựng sản phẩm du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xây dựng sản phẩm du lịch 1 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD| 42676072
Câu 1 và Câu 4: Anh(chị) hãy nêu và phân tích khái niệm du lịch, khách du lịch, SPDL. Lấy vd: *Du lịch:
- Theo Nguyễn Khắc Viện: Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người.
- Theo Dương Văn Sáu: Du lịch là hoạt động kết nối những không gian và
thời gian nhất định thông qua các tỉnh vụ xác định để đưa con người rời
khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. Hoạt động này nhằm đáp ứng các
lợi ích cung -cầu và cả du khách và người kinh doanh góp phần thỏa mãn
các nhu cầu và mục đích hợp pháp khác Đồng thời góp phần định hướng
và tạo ra nhu cầu mới cho du khách tạo sự phát triển bền vững.
- Theo luật du lịch Việt Nam(2017): Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với
mục đích hợp pháp khác.
=>Ta có thể thấy rất nhiều khái niệm về du lịch vì nó là một hiện tượng phức
tạp,liên quan đến nhiều ngành nghề,nhiều thứ khác nhau,phát triển trong tgian
dài với mỗi thời điểm tiếp xúc là các khía cạnh khác nhau,mỗi một người đứng
trên một lĩnh vực khác nhau đều có cách hiểu biết riêng mình. =>Chung quy
lại ta có thể thấy du lịch là sự kết hợp các yếu tố:
+Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, đi với mục đích hòa bình
+Được vui chơi giải trí và tiêu dùng các dịch vụ du lịch tại điểm du lịch
+ Thời gian liên tục ít hơn 1 năm
- Các trường hợp đi để tạo thu nhập, kiếm tiền tại điểm đến không được coi là hoạt động du lịch.
Ví dụ: Một sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, đi tới Vịnh Hạ Long
trong vòng 3 ngày để tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng — hoạt động trên gọi là du lịch. *Khách du lịch:
- Theo luật DL: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.” Vậy ta có
thể hiểu khách du lịch là:
+Là người tiêu dùng SPDL
+Là đối tượng cần hướng tới để đáp ứng yêu cầu, cần nghiên cứu khi xây dựng và thiết kế SPDL. - Khách du lịch gồm: lOMoARcPSD| 42676072
+Khách du lịch nội địa là công dân trong nước hoặc nước ngoài thường trú
trong nước và đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của đất nước
+Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài,người Việt Nam ở nước ngoài vào
VN du lịch ;công dân Việt Nam,người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Các tiêu chí:
+ KDL phải là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
+ có thể khởi hành vì nhiều mục đích khác nhau trừ kiếm tiền ở nơi đến
+ thời gian lưu trú trên 24h không quá 1 năm( Hà Lan không quá 3 tháng) +
một số quốc gia đưa thêm tiêu chuẩn là khoảng cách tối thiểu mà người đó ra
khỏi nhà. (Canada-100 dặm, Mỹ-50 dặm..) *Sản phẩm du lịch:
-Theo luật du lịch Việt Nam: SPDL là một tập hợp các dịch vụ thỏa mãn nhu
cầu du khách trong chuyến đi,các dịch vụ đó bao gồm:lữ hành,vận chuyển, lưu
trú, ăn uống,vui chơi,giải trí,dịch vụ thơng tin hướng dẫn và các dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
=> Vậy ta có thể hiểu SPDL là sự tổng hợp của nhiều yếu tố nhằm thỏa mãn
nhu cầu của du khách trong một chuyến đi.Những yếu tố này bao gồm:Các dịch
vụ du lịch,hàng hóa tiện nghi cung cấp cho du lịch được tạo nên bởi các yếu tố
tự nhiên và nhân văn trên các cơ sở vckt từ các điều kiện để tổ chức hoạt động
kinh doanh,từ hệ thống cơ chế chính sách và thông qua lao động du lịch tại 1
vùng, 1 điểm hay một cơ sở nào đó.
- Ở cấp độ của doanh nghiệp hiểu là một tập hợp các sản phẩm và dịch vụ
riêng lẻ tạo ra một trải nghiệm tổng thể cho du khách.
- Đứng trên góc độ người kinh doanh du lịch:là toàn bộ dịch vụ của người
kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch,cung
cấp cho du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu du lich.
- Đứng trên góc độ khách du lịch là bao gồm sự trải nghiệm tổng hợp từ
lúc khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đi du lịch cho đến khi
khách trở về. Là quá trình du lịch một lần du khách bỏ thời gian,chi phí
và sức lực nhất định để đổi được.
→ SPDL là một khái niệm rộng và tổng hợp. tiếp cận ở 2 góc độ : SPDL cấp
quốc gia và SPDL của các doanh nghiệp, đơn vị KDDL cụ thể:
• SPDL ở cấp quốc gia: là 1 tập hợp các giá trị của du lịch và trải nghiệm nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch của họ và đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của quốc gia.
• SPDL của 1 cơ sở KDDL
Là 1 gói hỗn hợp các trải nghiệm dịch vụ của du khách tại đơn vị kinh doanh. lOMoARcPSD| 42676072 Ví dụ:
Tour du lịch đi Phú quốc với chỉ 1990k/ 1 người du khách đã có thể trải nghiệm
các dịch vụ như câu cá – lặn ngắm san hô trên biển trải nghiệm khung cảnh sinh
hoạt của ngư dân biển đảo; tắm biển Bãi Sao một trong những bãi biển đẹp nhất
của Phú Quốc, tự do trải nghiệm hoạt động Seawalker – đi bộ dưới đáy biển
cùng với công viên bảo tồn san hô lần đầu tiên ra mắt tại Phú Quốc, khám phá
Vinworder với vô vàn trò chơi thú vị và vườn thú tự nhiên lớn nhất Việt Nam
Vinpearl Safari; tham quan nhà tù Phú Quốc – nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ
cách mạng Cộng sản, và tiến hành các cuộc tra tấn dã man nhất trong lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,… *Thị trường du lịch: -Khái niệm
+Thị trường du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Market.
+Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá. Nó bao
gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời
gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu
cầu xã hội về du lịch. -Đặc điểm:
+Thị trường du lịch xuất hiện tương đối muộn so với thị trường hàng hoá và
dịch vụ, nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người.
+Trên thị trường du lịch không có sự dịch chuyển khối lượng hàng hoá. Để thực
hiện việc mua – bán sản phẩm du lịch thì người tiêu dùng (khách du lịch) phải
di chuyển đến với sản phẩm du lịch.
+Trên thị trường du lịch, đối tượng trao đổi chủ yếu là dịch vụ, còn hàng hoá
chiếm tỉ lệ ít hơn. Dịch vụ vận tải, lưu trú, giải trí, môi giới…
+Hàng hoá lưu niệm là đối tượng đặc biệt và chủ yếu được thực hiện trên thị trường du lịch.
+Thị trường du lịch được hình thành ở cả nơi du khách xuất phát và nơi đến du lịch.
+Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các tổ chức du lịch đã tìm đến nơi ở của
du khách để quảng cáo giới thiệu những thông tin về giá cả, thời gian, không
gian, phương tiện phục vụ chuyến du lịch, giúp khách du lịch hiểu rõ các điều
kiện tham gia du lịch, từ đó họ có thể lựa chọn, trả giá cho một tua du lịch ngay
tại nơi xuất phát. Nơi đến du lịch là các điểm du lịch đã được tổ chức những
dịch vụ hàng hoá để sẵn sàng bán cho khách du lịch. lOMoARcPSD| 42676072
+ Cung - cầu trên thị trường du lịch có sự tách biệt cả về không gian và thời
gian vì "cung" và "cầu" luôn ở cách xa nhau, "cung" du lịch là những điểm đã
được xác định, còn "cầu" du lịch do con người quyết định lại ở khắp mọi nơi.
+Các chủ thể tham gia trao đổi trên thị trường đa dạng với nhiều hình thức khác nhau.
+Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn so với trao đổi
hàng hoá thông thường vì khi thực hiện được chuyến du lịch ít nhất một ngày trở lên.
+Thị trường du lịch có tính thời vụ rõ nét.
-Phân loại thị trường du lịch
+Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng
- Thị trường du lịch thực tế là thị trường du lịch mà ở đó dịch vụ và hàng hoá thực hiện được.
- Thị trường du lịch tiềm năng là thị trường mà ở đó chưa đủ điều kiện để thực
hiện được dịch vụ hàng hoá du lịch.
+Căn cứ vào quan hệ cung – cầu
- Thị trường du lịch có cầu lớn hơn cung là thị trường mà ở đó người bán
khôngthể thoả mãn được nhu cầu về dịch vụ - hàng hoá du lịch.
- Thị trường có cung lớn hơn cầu là thị trường mà ở đó mọi nhu cầu về dịch
vụ hàng hoá du lịch được thoả mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nước và
quốc tế. Câu 2:Anh(chị) hãy phân tích vai trò của SPDL trong hoạt động
kinh doanh du lịch.Lấy vd minh họa
- Theo luật du lịch Việt Nam: SPDL là một tập hợp các vụ thỏa mãn nhu cầu
du khách trong chuyến đi,các dịch vụ đó bao gồm: lữ hành,vận chuyển,lưu
trú, ăn uống,vui chơi,giải trí,dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- SPDL được xem là một loại hàng hóa của ngành du lịch,khai thác sản phẩm
du lịch giúp kéo dài thời gian lưu trú,tăng khả năng chi tiêu của khách nhằm
mang lại chất lượng,lợi nhuận cao trong hoạt động du lịch.Kết hợp tốt những
dịch vụ,phương tiện và cơ sở vật chất gắn liền với việc khai thác tốt các tiềm
năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách 1 khoảng thời gian thú vị và
những trải nghiệm tương đối trọn vẹn cùng với sự hài lòng thỏa mãn của khách lOMoARcPSD| 42676072
=>Từ khái niệm sản phẩm du lịch trên ta có thể nhận thấy giá trị to lớn của nó
với ngành du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng.
Sản phẩm du lịch có vai trò:
-Đối với hoạt động kinh doanh:
Là đối tượng cung cấp,trao đổi tại thị trường; mang lại lợi nhuận cho người
kd;tạo dựng thương hiệu,quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp; Thúc đẩy hoạt
động cho doanh nghiệp,chiến thắng trong cạnh tranh.
- Đối với hoạt động quản lý,phát triển du lịch:
Phát huy được lợi thế tài nguyên du lịch và nguồn lực quốc gia;Mang lại thu
nhập ngoại tệ cho đất nước;Thúc đẩy sự pt kinh tế xã hội;Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Đối với cộng đồng địa phương: Tạo điều kiện sử dụng và phát huy tài
nguyên du lịch đặc thù tại địa phương;Mang lại nguồn thu,tạo thương hiệu
cho địa phương;Tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương; Thay
đổi diện mạo đô thị nông thôn,cải thiện hạ tầng.
- Đối với các ngành khác liên quan: Liên kết hợp tác cùng phát triển; mang lại
việc làm và thu nhập cho các ngành liên quan - Đối với khách du lịch:
Thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày càng cao của khách cung cấp cho kiến thức về
điểm đến và trải nghiệm;Định hướng thẩm mỹ,giáo dục truyền thông,... Câu
3:Anh(chị)hãy nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch
ở VN hiện nay.Lấy vd,dẫn chứng minh họa: -Tính vô hình
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một sản phẩm lao
động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm vô hình biểu
hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Nó không thể sờ được, xem được, thử được trước
khi mua dùng. -Tính tổng hợp
SPDL có tính tổng hợp bao gồm các hoạt động kinh tế xã hội, kinh tế, văn hóa,
chính trị giao lưu dân gian và giao lưu du khách. Nhu cầu của khách trong hoạt
động du lịch cũng có nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu vật chất cơ bản, vừa bao
gồm nhu cầu đời sống tinh thần ở cấp cao hơn... Đòi hỏi sản phẩm du lịch phải
có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du lịch. Sản phẩm du lịch về bản
chất cũng là sự tập hợp của nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm đơn lẻ để phục vụ khách.
-Tính không thể dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự trữ
như sản phẩm vật chất nói chung. Sản phẩm du lịch không tồn tại q trình sản lOMoARcPSD| 42676072
xuất độc lập, kết quả không biê hiện bằng hiện vật cụ thể. Không thể dự trữ để
lưu kho dùng trong tương lai được.
-Tính không thể chuyển dịch Sản phẩm du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở
nơi sản xuất chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung, có thể chuyển
khỏi nơi sản xuất đi nơi khác tiêu thụ. Sản phẩm vật chất được chuyển tới người
tiêu thụ bằng phương tiện giao thông, còn sản phẩm du lịch lại thông qua
phương tiện giao thông để chở người tiêu thụ tới.
-Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ Khác với sản phẩm nói chung, chỉ
khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra,
cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu.
Hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả 2 bên người sản xuất và người tiêu dùng
cùng tham gia để hồn thành. Chính vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du
lịch xảy ra đồng thời cùng lúc và cùng chỗ, và không thể tách rời giữa bên sản xuất và tiêu dùng.
- Tính dễ dao động Q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh
hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện
cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thực hiện giá trị sản phẩm du lịch,
làm thay đổi giá trị chất lượng của sản phẩm du lịch
- Tính không đàn hồi của cung Sản phẩm du lịch không thể được thích ứng
với những thay đổi nhanh chóng từ phía cầu.
-Tính đàn hồi cao ở cầu Cầu của sản phẩm du lịch dễ bị ảnh hưởng và phản ứng
rất nhanh với những thay đổi về môi trường, các biến cố, biến động..
-Có mật độ tham gia lao động cao
Sản phẩm du lịch so với các sản phẩm dịch vụ khác có ự tham gia trực tiếp của
người lao động đơng hơn, trong đó hầu như đội hỏi lao động có tay nghề cao.
Câu 5:Anh(chị) hãy nêu và phân tích ngắn gọn những yêu cầu đối với spdl ở
VN hiện nay.Lấy dẫn chứng chứng minh.
- Phải đảm bảo được mục tiêu kinh tế- lợi nhuận, doanh thu, doanh số
+ đảm bảo bao quát các chi phí cần thiết
+ đảm bảo thu nhập cho lao động
+ đảm bảo sinh lời trước mắt và lâu dài
- Phải đảm bảo được các mục tiêu khác về xã hội, mơi trường nếu có
+ các mục tiêu này trực tiếp, gián tiếp mang lại sức lan tỏa cho sản phẩm, cho doanh nghiệp
- Phải đảm bảo có tính khả thi
+ thực hiện được trong các điều kiện hiện tại
+ có các điều kiện hỗ trợ thực hiện thành công lOMoARcPSD| 42676072
+ được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý
+ thực hiện được trong khoảng thời gian và không gian phù hợp
+ khi tổ chức sản phẩm không bị vi phạm các quy định của địa phương
+Nội dung sản phẩm không có gì trái với thuần phong, mỹ tục Việt Nam
- Phải đảm bảo thu hút được khách
+phù hợp với nhu cầu thị trường
+ hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, chú ý của khách
+ có khả năng tiếp cận các thị trường khách hàng mục tiêu
+ đảm bảo mang lại các trải nghiệm mới cho khách + đảm bảo khách có đủ khả
năng tài chính để mua sản phẩm
+ đảm bảo quan hệ chất lượng – giá cả, gtrị mang lại của sp xứng đáng với giá thành.
- Phải đảm bảo cạnh tranh được
+ đảm bảo sản phẩm có tính độc đáo, đặc thù, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
+ đảm bảo sử dụng giá trị tài nguyên có nhiều tiềm năng nhất ( hoặc mới mẻ nhất)
+đảm bảo tính tập trung các nguồn lực
+ đảm bảo khả năng cạnh tranh tuyệt đối hoặc tương đối
+ có sự #biệt do tài nguyên or do các yếu tố tổ chức or cấu thành đ.biệt, DV đặc biệt
+Có khả năng tạo dựng thương hiệu
- Phải đảm bảo có tính bền vững
+ phải mang lại lợi nhuận lâu dài
+phải có chu kỳ sống tương đối trên thị trường
+ phải đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường
+phải đảm bảo tuân thủ theo các ngtắc, quy định of địa phương và các điểm di cụ thể
+ phải mang lại lợi ích cho địa phương, cho xã hội nơi diễn ra hoạt động du lịch
- Đảm bảo tính phù hợp với định hướng của Nhà nước
- Đảm bảo không trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước
+ ndung và hoạt động nằm trong spdl phải phù hợp với thuần phong mỹ tục VN
+ phù hợp với các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước
+ phù hợp với các chính sách phát triển của nhà nước
+ đảm bảo tuân thủ theo các quy định Luật pháp nhà nước
+ tại những điểm di sản,di tích,điểm tài nguyên có những quy định cụ thể cần phải tuân thủ lOMoARcPSD| 42676072
-Đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu của du khách bằng cách kích cầu dl
-Phù hợp với thông lệ trong nước và quốc tế Mang bản sắc của địa phương, DN
Đem lại lợi ích nhiều mặt cho cả ng sx, cung ứng và ng tiêu dùng
-Thuận lợi cho cả người sx và tiêu dùng Giá cả tương thích và giá trị để tạo sự
phát triển bền vững Kích cầu dl và Những yêu cầu khác
Câu 6:Anh(chị) hãy nêu và phân tích những nhu cầu cơ bản của du khách trong
quá trình du lịch,lấy đó làm cơ sở để xây dựng spdl.Lấy dẫn chứng minh họa.
*Mọi thứ trên đời này đều xuất phát từ nhu cầu,để xây dựng spdl cần hiểu rõ
điều hết sức cơ bản này.Nhu cầu là những thứ mà khách du lịch cần đó có thể là
vật chất hay tinh thần,là sự mong muốn được rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của con người tới một nơi khác nhằmthỏa mãn các nhu cầu cụ thể về tâm sinh lý
thông qua việc thẩm nhận các giá trị vật chất và tinh thần ở điểm đến.
*Nhu cầu được chia ra làm 3 mức độ:
-Tôi cần:giúp chúng ta tồn tại
-Tôi muốn:cái giúp ta phát triển
-Tôi thích:cái mang lại cho ta cảm xúc,sự sảng khối. Khi tung một sp ra thị
trường chúng ta cần chọn khách hàng mục tiêu,cần hiểu họ đang ở nấc thang
nhu cầu nào để tác động một cách hợp lý nhất. *Theo Maslow,con người có
năm nhu cầu cơ bản đó là:
-Nhu cầu sinh lý cơ bản:ăn uống,ngủ nghỉ,chữa bệnh
-Nhu cầu an toàn:bảo hiểm du lịch,sự lựa chọn điểm đến an ninh trật tự tốt
-Nhu cầu quan hệ xã hội:thăm thân,giao tiếp với các nền văn hóa khác -
Nhu cầu được tôn trọng,ngưỡng mộ:Thể hiện tầm quan trọng của mình với người khác,long trọng
-Nhu cầu tự thể hiện:Muốn tự khám phá và thể hiện khả năng của bản thân
*Chúng ta có thể phân loại nhu cầu của khách du lịch đó là:
Những nhu cầu cơ bản của khách bao gồm:
-Nhu cầu được ăn uống, ngủ nghỉ
-Nhu cầu được sống vui,khỏe,có ích
-Nhu cầu được nghỉ ngơi,tái tạo sức khỏe
-Nhu cầu an toàn về việc làm,gia đình,tài sản,sức khỏe, được chữa trị bệnh tật -
Nhu cầu thỏa mãn về bản năng..
• Những nhu cầu bậc cao:
-Nhu cầu được giao lưu tình cảm,kết nối bạn bè
-Nhu cầu thẩm nhận và trải nghiệm các giá trị văn hóa ở điểm đến
-Nhu cầu được nâng cao mức sống,thay đổi lối sống,nâng cao địa vị xã hội
-Được tôn vinh,tôn trọng ngợi ca,khen tặng lOMoARcPSD| 42676072
-Nhu cầu được thể hiện bản thân,muốn sáng tạo,trình diễn thể hiện khả năng của mình
• Nhu cầu phát triển thêm:
-Nhu cầu về nhận thức,hiểu biết:học hỏi để hiểu biết, góp phần vào kiến thức chung
-Nhu cầu về thẩm mỹ:làm đẹp,hướng tới cái đẹp,tôn trọng cái đẹp
-Nhu cầu tự tôn bản ngã:một cảm giác hướng tới lịng vị tha,hòa hợp,bác ái. Nói
chung có thị trường mới có thể hình thành nhu cầu xây dựng spdl và q trình
thực hiện spdl phải có sự tương tác với thị trường khách.Nhu cầu của khách ít
hay nhiều,cụ thể từng vấn đề,từng lĩnh vực (ăn uống,nghỉ ngơi,tìm hiểu,...)chính
là điều kiện chung hay chi tiết cho việc hình thành spdl.
Các điều kiện thực tế của thị trường khi xây dựng spdl đó là:Nhu cầu tiêu
dùng;Nội dung chi tiết của sp;Tương tác tạo ra sp;Đảm bảo lợi nhuận,kinh tế.
Vd;Thị trường khách Mỹ là nguồn khách ưa thích spdl trong nước , ưa thích đi
thuyền đi xe đạp,đi bộ và tham gia du lịch sinh thái có thể di chuyển nhanh trên
các phương tiện khác nhau đẻ thực hiện sản phẩm,và nguồn khách này có khả
năng chi trả cao đảm bảo mang lại lợi nhuận từ việc bán spdl
Câu 7:Anh chị hãy nêu và phân tích khái quát những cơ sở,điều kiện hình thành
SPDI.Lấy dẫn chứng minh họa *Tiềm năng du lịch
- Là tài nguyên du lịch đã được khai thác hoặc chưa được khai thác, có tiềm
năng thu hút khách du lịch
- Được xác định trên nguyên lý và thực tiễn là một tra những yếu tố cốt lõi
quyết định mức hấp dẫn của sản phẩm du lịch
- Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam, là cơ sở quan trọng đầu tiên để hình thành
sản phẩm du lịch. Ở nhiều nước, nhiều điểm du lịch thu hút khách cao do có
điểm hấp dẫn tự tạo.
- Tài nguyên du lịch nếu được khai thác, phát huy, tổ chức thành sản phẩm du
lịch sẽ trở thành cấu phần chính của sản phẩm du lịch, ngược lại sẽ mãi mãi chỉ là tiềm năng
- Tài nguyên du lịch cần được đánh giá kỹ lưỡng để cóphương thức khai thác
phù hợp trở thành sản phẩm du lịch. Bởi có những tài nguyên có khả năng thu
hút khách và có những tài ngun không có sức hấp dẫn với khách du lịch. Cũng
có những tài nguyên có khả năng thu hút cao nhưng không được phép khai
thác cho hoạt động kinh doanh du lịch ( VD : vùng lõi các khu bảo tồn, các
khu di sản thế giới ) - Tiềm năng du lịch bao gồm : lOMoARcPSD| 42676072
+ Tiềm năng du lịch tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, thủy văn o Hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên
+ Tiềm năng du lịch nhân văn
Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian
Di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc
Công trình sáng tạo nghệ thuật Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
Dân cư, dân tộc, bản sắc văn hóa
- Tài nguyên có khả năng thu hút khách.
+ Tài nguyên du lịch là sức hút chính, yếu tố lõi, then chốt của sản phẩm
+ Quyết định địa điểm, phương thức tổ chức sản phẩm du lịch
+ Quyết định tinh thần, hình thái của spdl
+ Quyết định phương thức tiêu dùng của spdl
*Nhu cầu của các thị trường khách
- Có thị trường mới hình thành nhu cầu xây dựng sản phẩm du lịch
- Triển khai thực hiện sản phẩm du lịch – quá trình thực hiện sản phẩm du lịch
phải có sự tương tác với thị trường khách
- Nhu cầu của khách ít hay nhiều, cụ thể về từng vấn đề, từng lĩnh vực ( nhu
cầuăn uống, nghỉ ngơi, tìm hiểu...) chính là điều kiện chung hay chi tiết cho
việc hình thành sản phẩm du
lich- Nhu cầu thị trường cũng khẳng định việc tiêu dùng - mang lại lợi ích sử
dụng lợi ích kinh tế của sản phẩm du lịch Ví dụ: TT khách Mỹ
- có nguồn khách ưa thích SPDL song nước
- khách ưa thích đi thuyền, đi xe đạp, đi bộ, tham gia du lịch sinh thái
- khách có khả năng đi xe đạp, di chuyển nhanh trên các phương tiện khác nhau
để thực hiện sản phẩm
- nguồn khách này có khả năng chi trả cao, đảm bảo mang lại lợi nhuận từ việc bán SPDL
* Đường lối, chính sách của nhà nước
- Đường lối phát triển của nhà nước
+ Khuyến khích phát triển kinh tế xã hội ở lĩnh vực nào, địa bàn nào -> phát
triển kinh tế được đặt ra cho giai đoạn tới như thế nào? Các địa bàn miền biển,
miền núi, đô thị hay vùng sâu vùng xa…
+ Khuyến khích phát triển du lịch hay không ? Như tại đại hội đảng IX xác định
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn lOMoARcPSD| 42676072
+ Phát triển gắn bó với bảo vệ tài nguyên bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ...
=> Tạo điều kiện phát triển sản phẩm du lịch ở các địa bàn được tập trung, lĩnh
vực được ưu tiên Các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước như kim chỉ
nam, gợi ý, tạo điều kiện cho việc xây dựng spdl - Chính sách, chiến lược, định hướng của Nhà nước
+ Tập trung cho phát triển kinh tế biển
+ Chính sách xóa đói giảm nghèo
+ Chính sách phát triển nông thôn mới
+ Chính sách phát triển vùng sâu vùng xa
+ Chính sách hợp tác quốc tế tạo thuận lợi visa cửa khẩu hợp tác khu vực =>xdspdl liên quốc gia
+ Các chính sách điều tiết hoạt động du lịch cho phép tổ chức hoạt động di
đến..., cho phép hoạt động casino..
+ Luật DL, luật di sản, luật bảo vệ tnmt => là điều kiện cần thiết hướng dẫn tổ
chức và khai thác du lịch => sản phẩm dl
- Chiến lược quốc gia về phát triển khu vực dịch vụ được phê duyệt
- Chiến lược phát triển du lịch
+ Định hướng các hướng phát triển du lịch, các quan điểm phát triển di mà cá
địa phương cần phải tuân thủ định hướng phát triển tại từng địa bàn Các khu
điểm di quốc gia; định hướng phương thức phát triển spdl, các dòng spdl được
nhà nước đầu tư phát triển...; các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch và được
xác định ưu tiên đầu tư => Là những cơ sở quan trọng đối với việc xd và phát triển spdl
-Chiến lược, định hướng của địa phương
+ Định hướng của địa phương về phát triển các ngành nghề, lĩnh vực dịch vụ
+ Quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương
+ Định hướng các hướng phát triển du lịch, các quan điểm phát triển du lịch của địa phương,
từng địa bàn, định hướng phát triển các spdl ở địa phương
+ Các quy định, hướng dẫn cụ thể tại địa phương, tại địa bàn cụ thể, là điều kiện
cần thiết hướng dẫn tổ chức và khai thác du lịch => spdl + Quy định, hướng dẫn
của các ngành, lĩnh vực liên quan
=> là những cơ sở quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển di
*Cơ sở vật chất, hạ tầng, khả năng tiếp cận
- Cơ sở vật chất, hạ tầng là một trong những yếu tố hàng đầu tạo điều kiện cho việc xdspdl lOMoARcPSD| 42676072
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường xá, giao thông, cấp thoát nước, vệ
sinh môi trường tạo điều kiện tổ chức các sản phẩm du lịch
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như các dịch vụ công cộng, dịch vụ bưu chính
viễn thông, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm... phát triển cũng là điều kiện cần
thiết để xây dựng và thực hiện được spdl
- CSVCKT là cơ sở, điều kiện cho việc xây dựng SPDL Nhu cầu lưu trú, ăn
uống, sử dụng tiện nghi là thiết yếu trong quá trình sử dụng SPDL - Khả năng tiếp cận
+ Theo đường hàng không, đường biển, đường bộ ( như sân bay, cảng biển,
năng lực sân bay, cảng biển, các tuyến hàng không kết nối từ các thị trường
nguồn đến địa điểm tổ chức spdl; hệ thống mạng lưới đường bộ trong nước và
kết nối liên vùng tạo điều kiện để thực hiện spdl
+ Visa, cửa khẩu cũng là những điều kiện tạo thuận lợi cho việc xdspdl.
*Tiềm lực xây dựng và vận hành sản phẩm - Tiềm lực tài chính
- Tiềm lực con người- Tiềm lực quản lý + Vĩ mô :
Có chính sách và nguồn tài chính đầu tư phát triển loại sản phẩm
Có nguồn nhân lực dồi dào để tổ chức, quản lý và thực hiện o Có năng lực trong
xây dựng, quản lý, lập kế hoạch + Vi mô
Doanh nghiệp có đủ tài chính cần thiết kế xây dựng và vận hành
Có nhân lực của doanh nghiệp và nhân lực địa phương o Năng lực quản lý của
doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mới
Câu 8:Anh chị hãy nêu và phân tích nhu cầu sinh học của con người,lấy đó làm
cơ sở để hình thành các SPDI ở VN hiện nay.Lấy vd minh họa
-Nhu cầu đc sống tốt: xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được cải
thiện nên mọi nhu cầu của con người ngày càng cao hơn, con người mong muốn
có cuộc sống tốt hơn và cả vật chất lẫn tinh thần.
-Nhu cầu đc đảm bảo an toàn: là 1 nhu cầu được du khách đặt lên hàng đầu mỗi
khi làm bất cứ điều gì, đặc biệt khi đi du lịch. Vì vậy, các thiết bị du lịch ngày
càng hiện đại và được coi trọng hơn. Du khách đi du lịch có quyền được mua
bảo hiểm của các công ty du lịch để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình -Nhu
cầu đc ăn uống ngủ nghỉ ngày càng tốt, càng đầy đủ tiện nghi: Trước đây khi
điều kiện kinh tế chưa cao, con người chỉ mong muốn :’ăn no, mặc ấm” nhưng
trong xã hội ngày nay khi mà xã hội phát triển, mức thu nhập và mức sống của
con người ngày càng cao hơn nên họ có nhu cầu được “ ăn ngon, mặc đẹp”. Vì
vậy, nên các k sạn càng đầy đủ tiện nghi hơn, nâng cấp hơn về mọi mặt để đáp
tốt nhất nhu cầu của khách du lịch lOMoARcPSD| 42676072
VD: Ngày áng nhiều KS 4sao, 5sao...được xây dựng kết hợp đầy đủ tiện nghi
như các dịch vụ giặt là, spa, hồ bơi...để phục vụ khách hàng 1 cách tối ưu nhất,
mọi nhu cầu chính đáng.
-Nhu cầu đc nghỉ ngơi tái tạo sức khỏe: Sau những ngày làm việc căng thẳng,
vất vả, mệt nhọc của con người, họ luôn muốn được dành nhiều time để nghỉ
ngơi, lấy lại tinh thần và sức khỏe để tiếp tục lấy lại tinh thần, sức khỏe để quay
lại làm việc. Vì vậy, những dịp nghỉ lễ, những ngày cuối tuần họ không muốn
bó hẹp trong không gian quy tụ gia đình nữa mà thay vào đó, họ muốn cùng
những người thân trong gia đình đến những khu/điểm du lịch để nghỉ dưỡng,
thư giãn, thoải mái nâng cao sức khỏe.
VD/; đến suối nước khống Kim Bơi
-Nhu cầu đc chữa trị bệnh tật(nếu có), phục hồi và nâng cao sức khỏe: Khách du
lịch ngày có xu hướng đi du lịch nước ngoài kết hợp với việc nghỉ dưỡng chữa bệnh.
VD: Đến du lịch ở Singapore, hàn Quốc...
-Nhu cầu đc đáp ứng và thỏa mãn về bản năng
VD: Ở Thái Lan, loại hình du lịch sextour là 1 dịch vụ, nhiều du khách đến đó
du lịch nhằm đáp ứng và thỏa mãn về vấn đề sinh lý, giới tính.
Câu 9:Anh chị hãy nêu những loại sản phẩm trong kinh doanh lữ hành ở VN hiện nay:
Sản phẩm trong doanh nghiệp lữ hành là các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp
cung ứng cho du khách: Chương trình du lịch, dịch vụ cung cấp và tư vấn thông
tin, đại lý du lịch... Các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm của doanh nghiệp lữ
hành phần lớn được cung ứng từ các đối tác.
Các hãng lữ hành sử dụng sản phẩm của hệ thống đó sản xuất ra các loại sản
phẩm đặc trưng của mình nhằm cung ứng cho du khách trong hồn cảnh
không gian và thời gian xác định.
Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2
loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. -
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng
bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để
trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán
hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa. lOMoARcPSD| 42676072 -
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách
nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận
uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã
được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong
thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà
cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bản mà còn trực tiếp sản xuất
ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các spdl để
hưởng hoa hồng. Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau:
“Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ
yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói
cho khách du lịch. Ngồi ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt
động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các
hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của
khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Căn cứ vào tính chất và nội dung của sản phẩm lữ hành có thể chia các sản
phẩm của doanh nghiệp lữ hành ra làm ba nhóm cơ bản: Các dịch vụ trung gian,
các chương trình du lịch trọn gói và các dịch vụ khác. -
Các dịch vụ trung gian Trong hoạt động này đại lý du lịch thực hiện các
hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất với khách du lịch. Các đại lý du
lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý mà chỉ hoạt động
như một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch Các dịch vụ trung gian
chủ yếu bao gồm: Đăng ký đặt chỗ và bán vé các loại phương tiện khác như tàu
thuỷ, đường sắt, ô tô... môi giới cho thuê xe ô tô và bán bảo hiểm, đăng ký đặt
chỗ và bán các chương trình du lịch đăng ký đặt chỗ khách sạn và các dịch vụ môi giới trung gian khác -
Các chương trình du lịch trọn gói: Hoạt động du lịch trọn gói mang tính
chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch Các công ty lữ hành liên kết các
sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán
cho khách du lịch. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói các công ty lữ
hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như những nhà sản xuất ở một
mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian, chương trình này nhằm liên
kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí. thành một
sản phẩm thống nhất hồn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các
chương trình du lịch sẽ xố bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng
thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.có các
chương trình như quốc tế nội địa,dài ngày,ngắn ngày,du lịch văn hóa,tâm linh,...
- Các dịch vụ khác: Trong q trình hoạt động các công ty lữ hành có thể mở rộng lOMoARcPSD| 42676072
phạm vi kinh doanh của mình trở thành người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du
lịch. Vì lẽ đó, các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động hầu hết trên các
lĩnh vực liên quan đến du lịch: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh các
dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh vận chuyển du lịch:đường hàng không,
đường bộ, đường sắt, đường thủy...; kinh doanh các dịch vụ ngân hàng phục vụ
khách du lịch. Các dịch vụ này thường là sự kết hợp và sự hợp tác, liên kết
trong du lịch Hệ thống sản phẩm của du lịch lữ hành càng phong phú thì hoạt
động kinh doanh lữ hành càng phát triển.
Tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành cần lưu ý rằng Nhu cầu của khách hàng
mang tính tổng hợp rất cao. Vì thế, doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động
kinh doanh lữ hành thì phải đáp ứng nhu cầu đó bằng sự đa dạng tổng hợp của
hệ thống sản phẩm Song doanh nghiệp là người ký hợp đồng và đại diện bán
cho nhà sản xuất trực tiếp. Nên để trách rủi ro và đảm bảo duy trì lâu dài doanh
nghiệp lữ hành cần lựa chọn nhà cung cấp, nhận làm đại lý cho các doanh
nghiệp đang đáng tin cậy có uy tín.
Câu 10:Anh chị hãy nêu và phân tích những nhu cầu văn hóa xã hội của du khách,Lấy vd chứng minh:
-Nhu cầu đc làm đẹp: đây là nhu cầu thiết yếu mà ai cũng cần trong thời đại
hiện nay Diện mạo là vấn đề rất được coi trọng, vì vậy nhu cầu làm đẹp ngày
càng được đòi hỏi cao hơn VD: dịch vụ massage, tắm bùn, tắm suối nước
nóng... -Nhu cầu đc tôn vinh, tôn trọng, ngợi ca khen tặng: mỗi người đều có
bản ngã, bản sắc riêng của mình và ai cũng mong muốn bản thân mình được tôn trọng, tôn vinh.
VD: khi tổ chức hoạt náo, HDV mời KDI giao lưu văn nghệ, phát hiện thấy 1 du
khách hát rất hay và hết lời khen tặng cũng như ca ngợi họ trước mặt cả đoàn=>
khiến du khách cảm thấy rất phấn khởi, vui vẻ.
-Nhu cầu đc thẩm nhận và trải nghiệm các giá trị văn hóa: du khách đi du lịch k
chỉ đẻ tham quan, ngắm cảnh mà họ còn muốn đc tìm hiểu, nâng cao sự hiểu
biết của mình về các giá trị văn hóa của mỗi điểm đến.
-Nhu cầu đc nâng cao mức sống thay đổi lối sống Có thể nhiều du khách suy
nghĩ rằng suốt cuộc đời cặm cụi đi làm rồi về nhà, tiền lương nhiều cũng không
có time tiêu. Chính vì vậy, những dịp đi di là cơ hội để họ tiêu tiền, ngày thường
họ tiết kiệm bao nhiêu thì khi đi dl họ chi mạnh tay bấy nhiêu để nâng cao mức
sống của mình và thay đổi lối sống hàng ngày mà họ chưa có cơ hội, chưa có time để làm
- Nhu cầu được hiểu biết mở rộng tầm nhìn: lOMoARcPSD| 42676072
“ Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn” nee đi đến nơi đâu thì họ càng có cơ hội để
tích lũy vốn hiểu biết của mình và mở rộng tầm nhìn đối với các điểm đi khác nhau. -Các nhu cầu khác
Câu 11:Anh chị hãy nêu và phân tích tài nguyên du lịch tự nhiên của VN trở
thành cƠ SỞ để xây dựng SPDL ở VN hiện nay.Lấy dẫn chứng minh họa:
*Tài nguyên du lịch tự nhiên của VN:
-Về vị trí địa lý của TNTN thuận lợi cho phát triển du lịch biển,du lịch biên
giới,đi lại,quan hệ,hợp tác với các quốc gia khác và là điều kiện hình thành nên
các yếu tố khí hậu,thời tiết.
+ rìa Đông bán đảo Đông Dương —phát triển cả đường biển và đường hàng không
+giáp biển pt du lịch biển
+ giáp đường biên giới LÀo, CPC: du lịch biên giới, cửa khẩu
+thuận lợi quan hệ hợp tác đưa khách đến
+khí hậu ảnh hưởng đến phát triển SPDL
-Về địa hình có 4 loại hình chính:
+Đồng bằng tương đối đơn điệu về địa hình nhưng thuận lợi cho phát triển kinh
tế,văn hóa,đặc biệt thuận lợi cho pt nông nghiệp,nông thôn để tạo nên các sản
phẩm du lịch nông thôn,nông nghiệp lúa nước,miệt vườn,...
+Đồi núi:Thường tạo ra không gian thoáng đãng và bao la,sự chia cắt của địa
hình có tác động mạnh đến tâm lý du lịch dã ngoại,thích hợp với các loại mạnh
đến tâm lý du lịch dã ngoại,thích hợp với các loại hình cắm trại ,tham quan,mạo
hiểm.Đồi Là nơi tập trung các di tích khảo cổ,tài nguyên văn hóa lịch sử độc
đáo tạo khả năng phát triển du lịch tham quan theo chuyên đề,một số ngọn đồi
nổi tiếng:A1,C1,D1,Đồi Độc Lập,Cát Bay,..Núi có các đỉnh núi cao:phan xi
păng,tây côn lĩnh,..nổi tiếng.Đỉnh phan xi păng đk ví như nóc nhà của Đông
Dương.Núi đã tạo nên những vùng cao rất gần với khí hậu ôn đới tạo nên nhiều
điểm nghỉ dưỡng và danh thắng:Sapa,Tam đảo,Đà Lạt,Núi Bà Đen,...du lịch
mạo hiểm,leo núi nghỉ dưỡng,chữa bệnh,tham quan,... +Địa hình Kast(đá
vôi)tạo nên do sự lưu thông của nước các hang động ngầm phát triển các loại
hình du lịch tham quan,thám hiểm hang động núi đá,phát triển du lịch bằng tàu lOMoARcPSD| 42676072
thủy,thuyền bè,...các hang động còn là nơi cư trú của người cổ xưa để lại nhiều
dấu tích khảo cổ học thu hút khách di
+Địa hình ven biển:có đường bờ biển trải dài hơn 3000mkm,nhiều bãi biển
đẹp,cồn cát, đầm phá,vũng vịnh tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng,tắm
biển,giải trí thư giãn của du khách,..
-Khí hậu Là thành phần quan trọng trong trong môi trường tự nhiên tác động
đến hoạt động du lịch:nhiệt độ, độ ẩm không khí,gió,lượng mưa... -Tài nguyên
nước: nước ngầm,nước trên mặt đất,nước khống,nằm trong đại
dương,ao,hồ,sông suối,đầm phá,thác nước,..tạo nên các cảnh quan đẹp -Tài
nguyên động,thực vật: phong phú, đa dạng,nhiều động thực vật quý hiếm giúp
phát triển du lịch nghiên cứu,khoa học,du lịch sinh thái,khám phá... -Các cảnh
quan du lịch tự nhiên: các rừng hoa,các ruộng bậc thang,đồi núi,... -Các di sản
thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long;Vịnh Nha tRang,quần thể danh thắng
Tràng An-Ninh Bình;VQG Phong Nha-Kẻ Bàng...
-Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt: mưa sao băng,tuyết rơi,Nhật thực,nguyệt thực,..
VD1: Tài nguyên di biển đảo phù hợp sẽ cho ra spdi lặn biển xem san hô ở Hịn
Mun ( Nha Trang - Khánh Hòa)
VD2: Nhiều hang động do địa hình karst tạo nên=>phát triển di ở Tam cốc- bích động
VD3: Miệt vườn sông nước - là sức thu hút dl chính k thể khai thác ở đâu ngoài
ĐBSCL.Tổ chức khai thác bằng các tour đi thuyền tham quan, nghiên cứu,
thưởng thức hoa trái, vào nhà dân nghỉ,...Mang dáng dấp của dl sinh thái Khách
phải yêu thiên nhiên ưa đi thuyền
Câu 12:Anh chị hãy nêu những loại sản phẩm du lịch trong kinh doanh lưu trú ở
VN hiện nay,lấy vd minh họa:
*Kinh doanh lưu trú du lịch: Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm
cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khách trong
thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm và khu du lịch nhằm mục đích lợi nhuận.
Thông thường, đây là hoạt động doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và
cũng là hoạt động thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong khách sạn. Tuy nhiên hiện
nay các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng phù hợp
với các loại địa hình khác nhau.
*Khách sạn: Là CS cung ứng cho khách các dịch vụ về ăn và ngủ nghỉ.Là các
tòa nhà cao tầng, cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ, vui chơi giải trí cho KDL nhằm
mục đích thu LN. : là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập; có quy mô từ lOMoARcPSD| 42676072
10 buồng ngủ trở lên; đảm bảo chất lượng về CSVC, trang thiết bị; dịch vụ cần
thiết phục vụ KDL Ví dụ:
Khách sạn 5 sao Vinpearl Luxury Landmark 81 tại Thành phố Hồ Chí Minh là
một ví dụ điển hình cho loại hình lưu trú khách sạn cao cấp. Khách sạn này
cung cấp đầy đủ các dịch vụ và tiện nghi cao cấp, đáp ứng nhu cầu của du khách thượng lưu.
*Làng du lịch; Là một trung tâm du lịch riêng biệt, gồm nhiều lán, nhà dành cho
cá nhân hoặc gia đình lưu trú; tập hợp xung quanh các cơ sở sinh hoạt công
cộng phục vụ trong giá trọn gói bao gồm ăn, uống; vui chơi giải trí n Thơng tư...
là khu vực được quy hoạch, xây dựng gồm các biệt thự hoặc Bungalow đảm bảo
chất lượng về CSVC, trang thiết bị dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí,
nghỉ dưỡng và các nhu cầu cần thiết khác của KDL
*Homestay: Là mô hình du lịch không còn xa lạ với giới trẻ, nhất là những bạn
thích khám phá và hầu bao eo hẹp. Họ thường là những người đi du lịch tự túc,
đi theo nhóm đông người và thuê những homestay giường tầng để share phòng và tiết kiệm chi phí.
Ví dụ: Homestay "Hằng Bún Cá" tại Hội An là một ví dụ điển hình cho loại
hình lưu trú homestay. Homestay này mang đến cho du khách trải nghiệm gần
gũi với văn hóa và con người Hội An.
Đối với loại hình này, du khách sẽ thường chơi thân với người dân địa phương,
họ sẽ chia phòng trong nhà cho bạn ở, bạn cũng có thể đăng ký dùng bữa với
chủ nhà để khám phá thêm nét độc đáo về đặc sản ẩm thực của họ.
* Bungalow: là những ngôi nhà nhỏ 1 tầng và được bố trí, thiết kế với phong
cách kiến trúc mới vô cùng sáng tạo dựa trên con mắt của các kiến trúc sư.
Bungalow thường có diện tích không quá lớn về diện tích nhưng bên trong bao
gồm các tiện nghi khá cơ bản như phòng tắm, toilet, phòng ngủ Ví
dụ: Bungalow tại khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên
*Bãi cắm trại du lịch: Bãi cắm trại du lịch là loại hình lưu trú dành cho các du
khách yêu thích du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên. Bãi cắm trại du lịch
thường được đặt tại các khu vực gần biển, rừng, núi,...
Ví dụ: Bãi cắm trại Mũi Né, Phan Thiết là một ví dụ điển hình cho loại hình lưu
trú bãi cắm trại du lịch. Bãi cắm trại này nằm ở vị trí đẹp, có bãi biển cát trắng, nước trong xanh. *Villa
Villa là loại hình lưu trú cao cấp, có diện tích rộng, thường được đặt tại các khu
vực ven biển hoặc ngoại thành. Villa thường có không gian riêng tư, phù hợp
với các gia đình hoặc nhóm bạn đông người. lOMoARcPSD| 42676072
Ví dụ: Villa tại khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort
*Resort: Resort là loại hình lưu trú cao cấp, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng
cao cấp, bao gồm chỗ ở, ăn uống, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,... Resort
thường được đặt tại các khu vực ven biển hoặc ngoại thành, có không gian rộng lớn, thoáng mát.
Ví dụ: Resort InterContinental Danang Sun Peninsula Resort là một ví dụ điển
hình cho loại hình lưu trú resort cao cấp. Resort này nằm trên bán đảo Sơn Trà,
Đà Nẵng, có tầm nhìn tuyệt đẹp ra vịnh Đà Nẵng.
Câu 13: Nêu các cơ sở điều kiện để có thể xây dựng các sản phẩm biển đảo ở Việt Nam
*Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch biển,
đảo là 1 trong 4 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo của nước ta cần được ưu tiên
phát triển. Trên thực tế, đây cũng là “thỏi nam châm” thu hút tới 70% tổng
lượng khách du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác, phát huy mạnh mẽ hơn
nữa tiềm lực dồi dào của du lịch biển, đảo, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết.
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km cùng khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, hàng
trăm bãi biển đẹp, bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ... Việt Nam sở hữu nguồn tài
nguyên vô cùng dồi dào để phát triển du lịch biển, đảo.
* Cơ sở điều kiện để có thể xây dựng các sản phẩm biển đảo ở Việt Nam -Vị trí biển đảo
Vị trí biển đảo là yếu tố quan trọng hàng đầu trong xây dựng sản phẩm du lịch
biển đảo. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, với hơn 3.000 hòn đảo lớn
nhỏ, phân bố từ Bắc vào Nam. Đây là một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam.
- Chất lượng nước, bãi biển, cảnh quan
Chất lượng nước, bãi biển, cảnh quan là những yếu tố quan trọng quyết định đến
sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch biển đảo. Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, cát
trắng, nước trong xanh, cùng với hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú. Đây là
những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo
như tắm biển, lặn biển, câu cá,... -Sinh vật từ biển
Sinh vật từ biển là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của sản
phẩm du lịch biển đảo. Việt Nam có hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú, bao
gồm các rạn san hô, các loài cá,... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các
sản phẩm du lịch sinh thái biển như lặn biển ngắm san hô, câu cá biển,...
-Trình độ dân cư bản địa lOMoARcPSD| 42676072
Trình độ dân cư bản địa là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công
của sản phẩm du lịch biển đảo. Người dân bản địa ở các vùng biển đảo ở Việt
Nam có truyền thống hiếu khách, yêu lao động, chịu khó, sáng tạo. Đây là yếu
tố thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.
-Cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng du lịch
Cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng du lịch là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất
lượng dịch vụ du lịch và thu hút du khách. Trong những năm gần đây, hạ tầng
cơ sở du lịch ở các vùng biển đảo ở Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Các yếu tố cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng du lịch ở Việt Nam có thể được cải
thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển đảo như:
+Cơ sở lưu trú: Việt Nam cần phát triển thêm các cơ sở lưu trú cao cấp, đáp ứng
nhu cầu của du khách quốc tế.
+Hệ thống giao thông: Việt Nam cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết
nối các vùng biển đảo với các trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước. +Các
dịch vụ du lịch: Việt Nam cần phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách. -Yếu tố thời vụ
Yếu tố thời vụ là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi xây dựng sản
phẩm du lịch biển đảo. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ở các vùng biển đảo ở Việt Nam thường
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa lớn, gió mạnh, sóng lớn. Đây là
thời điểm không thuận lợi cho các hoạt động du lịch biển đảo. -Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch.
Việt Nam có nguồn nhân lực du lịch dồi dào, với nhiều người có trình độ
chuyên môn cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về trình độ, tay nghề,
ngoại ngữ,... của nguồn nhân lực du lịch ở các vùng biển đảo ở Việt Nam. Câu
14: Nêu và phân tích cách thức để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa ở Việt Nam hiện nay
*Sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch dựa vào giá trị văn hóa của một
cộng đồng, một nhóm dân tộc, một quốc gia hay một khu vực.