Đề cương ôn tập 3 | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội
Đề cương ôn tập 3 | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40367505
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC CHƯƠNG 1
Nội dung: Những vấn đề cơ bản của triết học
Câu hỏi ôn tập: Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?
Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt:
- Mặt thứ nhất (Bản thể luận): giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào.
Ý thức có trước: Chủ nghĩa duy tâm
Vật chất có trước : Chủ nghĩa duy vật
Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau.
=> Xét đến tận cùng, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
- Mặt thứ 2: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
Các nhà triết học duy vật cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới.
Song do mặt thứ nhất quy định nên sự nhận thức ấy là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người.
Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận rằng con người có khả năng nhận
thức thế giới nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần tư
duy=>Thuyết khả tri luận.
Một số nhà triết học duy tâm khác như Hium, Canto lại phủ nhận khả năng tự
nhận thức của con người=> Thuyết bất khả tri luận. CHƯƠNG 2 Nội dung: 1. Vật chất và ý thức
2. Phép biện chứng duy vật
3. Nhận thức và thực tiễn lOMoAR cPSD| 40367505
Nội dung 1: Vật chất và ý thức Câu hỏi ôn tập: Phân tích mối liên hệ giữa vật
chất và ý thức? a. Vật chất - Khái niệm -
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lạicho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
+ Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức
+ Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
+ Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó -
Phương thức tồn tại + Vận động:
là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay
đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
Vât chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vậ n độ ng và thông qua vậ n độ ng mà nó ̣
biểu hiên sự tồn tại của mình. Nói cách khác, không thể có vậ t chất mà
không ̣ có vân độ ng. ̣
Vân độ ng của vậ t chất là tự thân vậ n độ ng. Nó là thuộ c tính cố hữu của vậ t
chấṭ không do ai sáng tạo ra và nó không thể bị tiêu diêt. Nếu mộ t hình thức vậ
ṇ đông nào đó của mộ t sự vậ t nhất định mất đi thì tất yếu sẽ nảy sinh mộ t hìnḥ
thức vân độ ng khác thay thế, nghĩa là các hình thức vậ n độ ng của vậ t
chất chỉ ̣ chuyển hóa lẫn nhau mà thôi.
Các hình thức vân độ ng cơ bản của vậ t chất: Vậ n độ ng cơ học, Vậ n độ ng lý ̣
học, Vân độ ng hóa học, Vậ n độ ng sinh học, Vậ n độ ng xã hộ i. ̣
Đứng im là một biểu hiện của trạng thái vận động, vận động trong thăng bằng,
trong trạng thái ổn định tương đối
+ Không gian, thời gian
Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên
ngoài không gian và thời gian. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không
gian nào ở ngoài vật chất. lOMoAR cPSD| 40367505
Tính khách quan: vật chất tồn tại khách quan, không gian và thời gian là thuộc
tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
Tính vĩnh cửu vô tận: Không gian và thời gian không có tận cùng về một phía
nào, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cũng như mọi phương vị.
Không gian luôn có ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), còn thời gian chỉ
có một chiều (từ quá khứ tới tương lai). Không gian và thời gian là một thực thể
thống nhất không-thời gian và có số chiều là 4 (3+1). b. Ý thức
- Khái niệm: Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định ý thức là một phạm trù
triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất diễn ra
trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ. - Nguồn gốc
+ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (yếu tố cần): bộ óc người cùng với thế giới bên
ngoài tác động lên bộ óc chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
+ Nguồn gốc xã hội của ý thức (yếu tố đủ): nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất
quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động.
- Bản chất của ý thức
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan nhưng thế giới ấy không y
nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ quan của con người thay đổi qua lăng kính
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu riêng.
+ Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, thể hiện ở chỗ ý thức phản ánh thế giới
có chọn lọc - tùy thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó nhằm
nắm bắt bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; khả năng
vượt trước (dự báo) của ý thức tạo nên sự lường trước những tình huống sẽ gây tác
động tốt, xấu lên kết quả của hoạt động mà con người đang hướng tới. Có dự báo
đó, con người điều chỉnh chương trình của mình sao cho phù hợp với dự kiến xu
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của
ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật
sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các
điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. lOMoAR cPSD| 40367505
- Vật chất quyết định ý thức
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới thì con người là kết quả của quá trình
phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại
đã chứng minh giới tự nhiên có trước con người, vật chất là cái có trước, ý thức là
cái có sau, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức.
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức
Ý thức luôn luôn là sự phản ánh lại hiện thực khách quan vào đầu óc của con người.
Do đó, nội dung của ý thức luôn bị quyết định bởi hiện thực khách quan
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
Chính thực tế là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người, là cơ sở
để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa
sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Sự vận động biến đổi không ngừng của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự
thay đổi của tư duy, ý thức con người.
Ý thức thay đổi theo từng chủ thể, qua lăng kính của chủ thể, nội dung của ý thức sẽ thay đổi khác nhau.
Nó có thể thay đổi nhanh hơn , chậm hơn, không phải lúc nào nó cũng song hành
với thế giới vật chất. Nhìn chung ý thức thường thay đổi chậm hơn so với sự biến
đổi của thế giới vật chất.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất
sinh ra nhưng khi đã ra đời thì ý thức có đời sống riêng, có quy luật vận động phát
triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Dựa trên tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết quy luật khách quan, từ đó con
người đề ra mục tiêu, phương hướng thực hiện để đạt được mục tiêu.
+ Điều đó được minh chứng bằng toàn bộ sự phát triển của nền văn minh nhân loại. lOMoAR cPSD| 40367505
- Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người: Nếu
ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực, kết quả sẽ có tác động tích cực đến hành động
con người. Nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực thì sẽ tác động tiêu cực đến nhận
thức và hành động của con người.
Nội dung 2: Phép biện chứng duy vật a.
Khái niệm b. Nội dung
- 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật
+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Nguyên lý về sự phát triển
- Các cặp phạm trù cơ bản + Riêng – chung
+ Nguyên nhân – kết quả
+ Tất nhiên – ngẫu nhiên + Nội dung – hình thức
+ Bản chất – hiện tượng
+ Khả năng – hiện thực
Câu hỏi ôn tập: Hãy phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a. Tính phổ biến
- Các mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi lĩnh vực của thế
giới: thiên nhiên, xã hội và tự nhiên.
b. Tính đa dạng, phong phú:
- Trong điều kiện, sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau,
thời gian khác nhau thì mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng khác nhau.
c. Ý nghĩa phương pháp luận - Quan điểm toàn diện: lOMoAR cPSD| 40367505
+ Cần nhận thức sự vật trong chính thể thống nhất của các mối liên hệ giữa các yếu
tố cấu thành sự vật và trong sự liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+ Cần phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, bản chất tất
yếu và sự chuyển hóa giữa các mối liên hệ để hiểu đúng bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp.
- Quan điểm lịch sử cụ thể
+ Không những chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới
những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác.
+ Vì mối liên hệ đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và hành động cần phải chú
ý đến những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Câu hỏi ôn tập: Phân tích nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm - Quan niệm siêu hình:
+ Sự phát triển của sự vật chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng, không có sự thay
đổi về chất, nếu có sự thay đổi thì chỉ là sự thay đổi theo vòng tròn khép kín, không
có sự sinh thành ra cái mới.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngoài sự vật.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
+ Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vật tiến lên từ thấp lên
cao, từ đơn giản đến phuecs tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. +
Phát triển là một hiện tượng phổ biến của thế giới vật chất, nó không chỉ là sự thay
đổi về lượng mà còn là sự thay đổi về chất của sự vật, dẫn đến sự hình thành ra cái mới.
+ Nguồn gốc của sự phát triển năm bên trong bản thân sự vật. b. Tính chất - Tính khách quan:
+ Phát triển là một quá trình tự thân, vốn có của sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc
vào ý thức của con người. lOMoAR cPSD| 40367505
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là
quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân sự vật. - Tính phổ biến:
+ Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở nhiều lĩnh vực: tự nhiên,
xã hội và tư duy, ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. - Tính kế thừa:
+ Trong quá trình phát triển của sự vật, cái mới sẽ ra đời thay thế cho cái cũ, trong
đó cái mới không đoạn tuyệt hoàn toàn với cái cũ mà sẽ kế thừa những yếu tố tích
cực, còn giá trị của cái cũ, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ.
- Tính đa dạng và phong phú:
+ Phát triển là một khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự
vật, hiện tượng lại có một quá trình phát triển không giống nhau. Ở không gian, thời
gian khác nhau thì sự vật sẽ phát triển khác nhau.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Tôn trọng quan điểm phát triển.
- Trong nhận thức và hành động cần phải đặt sự vật trong trạng thái động, nằmtrong
khuynh hướng chung là phát triển.
- Cần phải phân chia quá trình phát triển của sự vật thành nhiều giai đoạn, trên cơsở
ấy tìm ra phương pháp tác động cho phù hợp.
- Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hành động nhận thức và thựctiễn.
d. Vận dụng vào cuộc sống.
- Áp dụng vào việc phát triển trí tuệ, đức tính mỗi con người
- Áp dụng vào cách giảng dạy đối với mỗi học sinh, sinh viên
- Áp dụng vào cách nhìn nhận con người, sự vật, sự việc theo hướng tích cực lOMoAR cPSD| 40367505
- Các cặp phạm trù cơ bản
Câu hỏi ôn tập: Phân tích cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận và vận dụng trong cuộc sống. a. Khái niệm
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trìnhnhất định.
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
khôngnhững có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều
sự vật, hiện tượng khác.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng -
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tạicủa nó. -
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tạiđộc lập. -
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ
phậnnhưng sâu sắc hơn cái riêng -
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong quá trình phát triểncủa sự vật
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Để nhận thức được cái chung cần phải xuất phát từ cái riêng.
- Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo nên cái riêng.
- Vận dụng linh hoạt sự chuyển hóa giữa cái chung và cái đơn nhất: Cần tạo điềukiện
cho cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
Câu hỏi ôn tập: Phân tích cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận và vận dung trong cuộc sống. a. Khái niệm lOMoAR cPSD| 40367505
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữacác
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
b. Tính chất của mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả -
Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật,
khôngphụ thuộc vào ý thức của con người. -
Tính phổ biến: Mối liên hệ nhân quả xảy ra trong mọi sự vật, hiện tượng và
trongmọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội, tư duy con người. -
Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống
nhausẽ gây ra kết quả như nhau.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả -
Không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại,
khôngcó kết quả nào không có nguyên nhân ( có nhân ắt có quả). -
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả,còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. -
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả, một kết quả có thể
domột hoặc nhiều nguyên nhân. -
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau tùy theo từng mối
quanhệ. Trong thế giới, không có nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả cuối cùng.
d. Ý nghĩa phương pháp luận -
Vì nguyên nhân sinh ra kết quả nên trong nhận thức và thực tiễn, muốn hiểu
đượcsự vật thì phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó, muốn loại bỏ một sự vật
thì phải loại bỏ nguyên nhân của nó. lOMoAR cPSD| 40367505 -
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiệntượng nào đấy cần tìm trong sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. -
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong hoạt động thực
tiễncần phân loại các nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn.
Câu hỏi ôn tập: Phân tích cặp phạm trù quy luật lượng – chất a. Khái niệm -
Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
hiệntượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật hiện tượng là nó mà không phải sự vật hiện tượng khác, thể
hiện tính tương đối của sự vật, hiện tượng. -
Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng
vềmặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở
tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
b. Ý nghĩa của phương pháp luận -
Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tínhquy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thực tiễn ta cần phải
xem xét cả hai phương diện chất và lượng. -
Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những sự thay đổi về chất trong điều
kiệnnhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm
thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới thúc đẩy sự thay
đổi về lượng của sự vật. -
Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới
hạnđiểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tà khuynh, bảo thủ, trì trệ. -
Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy cần
vậndụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. lOMoAR cPSD| 40367505
Câu hỏi ôn tập: Phân tích cặp phạm trù phủ định của phủ định a. Khái niệm
- Phủ định là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
- Phủ định biến chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắtxích
của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
b. Tính chất của phủ định -
Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật,
hiệntượng, nó là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân
sự vật, tạo khả năng ra đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo ra xu hướng phát triển
của chính bản thân sự vật. -
Tính kế thừa: Phủ định được thể hiện mà trong đó cái mới hình thành và
pháttriển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời,
giữ lại những nội dung tích cực.
c. Nội dung quy luật phủ định của phủ định -
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu
thuẫntrong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh
và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định. -
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập
vớimình (cái phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là tiền đề là cái cũ,
cái phủ định là cái mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với cái bị phủ
định).Sự phủ định thứ hai dẫn tới sự vật mới ra đời. -
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp
cácnhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong
những phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định
của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu
và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất. lOMoAR cPSD| 40367505 -
Kết quả của sự phủ định là điểm kết thúc của một chu kì phát triển và cũng
làđiểm khởi đầu của chu kì phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện
chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. -
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật
xu hướng phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. d. Ý nghĩa -
Quá trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải
cóniềm tin vào xu hướng của sự phát triển. -
Chu kì sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kì trước trong sự thay thế đó có sự
tácđộng của các nhân tố chủ quan của con người, vì vậy trong hoạt động thực tiễn
cần phải phát huy tính năng động sáng tạo, phát hiện những cái mới thay thế những cái cũ lỗi thời. -
Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế
thừanhững yếu tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hóa của dân tộc
và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng
lỗi thời mang tính bảo thủ.
Nội dung 3: Nhận thức và thực tiễn Câu hỏi ôn tập: Thực tiễn và vai trò của
thực tiễn a. Khái niệm
- Thực tiễn là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật
chấtmang tính lịch sử, xã hội nhằm cải biến tự nhiên, xã hội con người.
- Thực tiễn là hoạt động sống của con người, là phương thức trao đổi vật chất
giữacon người và môi trường tự nhiên. Đồng thời nó là hoạt động nhận thức của
con người, là hoạt động tạo ra hiểu biết cho con người. Chính trong quá trình con
người, hoạt động sống, hoạt động tác động cải biến giới tự nhiên tạo ra của cải,
trao đổi vật chất với tự nhiên, tạo ra của cải để sống. Đó là quá trình con người
nhận thức thế giới tạo ra những tri thức thế giới, những hiểu biết. Chính những hiểu
biết mà đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn đó lại được kiểm tra, đánh giá
để khẳng định những cái đúng đắn. b. Vai trò của thực tiễn lOMoAR cPSD| 40367505
- Là cơ sở, là động lực của nhận thức, của lí luận
- Là mục đích nhận thức, lí luận
- Là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức, kiểm tra lí luận. CHƯƠNG 3 Nội dung
1. Lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất
2. Cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng 3. Hình thái kinh tế XH 4. Giai cấp và dân tộc 5. Nhà nước 6. Ý thức XH 7. Con người
Nội dung 1: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Câu hỏi ôn tập: Sản xuất
vật chất và vai trò của sản xuất vật chất a. Khái niệm
- Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối
tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội.
b. Vai trò của sản xuất vật chất -
Là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội, là
hoạtđộng nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người,
là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Thông qua
lao động sản xuất, con người được cải tạo, hoàn thiện và phát triển về thể chất và tinh thần. lOMoAR cPSD| 40367505 -
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự
nhiên,biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sự phát triển của sản
xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết
định phát triển xã hội từ thấp đến cao.
Câu hỏi ôn tập: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất a. Khái niệm -
Lực lượng sản xuất được hiểu là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
đượchình thành trong quá trình sản xuất, là kết quả của việc con người tác động vào
tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con
người. Có hai yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất: tư liệu sản xuất và lực lượng con người. -
Quan hệ sản xuất được hiểu là quan hệ kinh tế giữa người với người trong
quátrình sản xuất và tái sản xuất xã hội gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệ kinh
tế tổ chức, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Quan hệ sản xuất
là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế-xã hội.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,chúng
tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo
thành quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
- Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất:
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan
hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi
đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ
sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn
đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
- Quan hệ sản xuất lại tác động trở lại lực lượng sản xuất: lOMoAR cPSD| 40367505
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối, trực tiếp
ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của
quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động.
=> Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng,
hoặc tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi phù hợp hoặc tiêu cực, kìm
hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp.
VD: Người nông dân trước đây sản xuất lụa gạo rất thủ công, nhưng thời đại xã hội
phát triển, có nhiều hơn những loại máy móc ra đời giúp người nông dân như máy gặt, máy đập,…
Nội dung 2: Cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng
Câu hỏi ôn tập: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. a. Khái niệm -
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
củamột xã hội nhất định -
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những
tiếtchế tương ứng, và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một cơ
sở hạ tầng nhất định
b. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Thứ nhất, vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định.
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền,triết học,
tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế lOMoAR cPSD| 40367505
– xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác mà còn diễn ra ngay trong bản
thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội.
- Thứ hai, tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.
Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều.
Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triểnkinh tế,
nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quancủa xã hội.
Nội dung 5: Nhà nước Câu hỏi ôn tập: Vấn đề nguồn gốc, bản chất, đặc trưng
của nhà nước. a. Nguồn gốc của nhà nước -
Lịch sử nhân loại đã từng trải qua chế độ cộng sản nguyên thủy, một hình
tháikinh tế – xã hội đầu tiên của loài người không có giai cấp và nhà nước. Đây là
xã hội được cấu thành từ các tổ chức thị tộc, là kết quả của quá trình cộng cư ổn định
của những người có chung huyết thống. -
Cơ sở kinh tế của thị tộc là sản xuất tập thể và sở hữu chung đối với tài sản
củathị tộc. Do việc phân phối bình quân và năng suất lao động thấp nên không có
sản phẩm dư thừa và cũng đồng thời triệt tiêu khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư
thừa làm của riêng. Trong thị tộc đã có sự phân công lao động nhưng đó là sự phân
công mang tính chất tự nhiên giữa các thành viên khác nhau để thực hiện những
công việc thích hợp, đó không phải là sự phân công lao động xã hội do địa vị khác
nhau - Do lực lượng sản xuất phát triển, khả năng lao động của con người phát triển
nhanh chóng, năng xuất lao động không ngừng tăng lên dẫn đến phân công lao động.
Nhờ có phân công lao động nên năng suất lao động và sản phẩm xã hội tăng lên
nhanh chóng, từ đó xuất hiện sản phẩm dư thừa và làm phát sinh khả năng chiếm
đoạt sản phẩm dư thừa đó. Lợi dụng ưu thế của mình, những người có địa vị trong
cộng đồng thị tộc – bộ lạc đã chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của tập thể, dẫn đến hệ
quả là tư hữu xuất hiện. -
Chính tư hữu xuất hiện đã dẫn đến nguyên tắc bình đẳng bị phá vỡ. Mâu
thuẫngiai cấp nảy sinh và dần phát triển tới mức “không thể điều hòa được”. Chính
tồn tại xã hội thay đổi dẫn đến sự cần thiết phải có một cách thức tổ chức quyền lực
mới thay thế. Tổ chức đó là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và lOMoAR cPSD| 40367505
là tổ chức thực hiện sự thống trị giai cấp. Tổ chức đó chính là nhà nước một bộ máy
trấn áp đặc biệt của giai cấp này với giai cấp khác.
=> Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tiền đề kinh tế cho sự ra đời
nhà nước là chế độ tư hữu tài sản. Tiền đề xã hội cho sự ra đời nhà nước là sự phân
chia xã hội thành các giai cấp (hoặc các tầng lớp xã hội) mà giữa các giai cấp, tầng
lớp đó, những lợi ích cơ bản đối kháng nhau đến mức không thể điều hòa được.
b. Bản chất của nhà nước:
- Bản chất nhà nước là điều cốt lõi trong nhà nước, quy định sự vận động, tồn tại và
phát triển của nhà nước, quy định nội dung, hoạt động và mục đích tồn tại của nhà
nước. Theo học thuyết Mác – Lênin, bản chất nhà nước được thể hiện ở hai phương
diện là vai trò xã hội (tính xã hội) và tính giai cấp.
+ Vai trò xã hội (tính xã hội) của nhà nước:
Thứ nhất, để tồn tại và phát triển, nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết các
vấn đề chung của xã hội. Để giải quyết những công việc này đòi hỏi phải có sự liên
kết, một sự tổ chức thành một thực thể cao hơn làng (công xã nông thôn). Tính xã
hội ở đây thậm chí còn nảy sinh sớm và có trước cả tính giai cấp.
Thứ hai, bất kỳ nhà nước nào cũng sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu như giai
cấp thống trị tuyệt đối không chú ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp,
tầng lớp khác, kể cả những giai tầng không có quan điểm, tiếng nói giống với giai cấp mình.
Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện vai trò xã hội của các nhà nước không hoàn
toàn giống nhau. Tính xã hội của nhà nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của
nhiều yếu tố như: thể chế chính trị, sự phát triển kinh tế- xã hội, các mối tương quan
lực lượng, truyền thống, phong tục tập quán; hoàn cảnh lịch sử, việc cam kết và thực
thi các điều ước quốc tế…
+ Tính giai cấp của nhà nước
Tính giai cấp của nhà nước cũng là một thuộc tính khách quan và phổ biến tồn tại ở
mọi nhà nước. Thứ nhất, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp. Hay nói cách
khác. trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có tư hữu xuất hiện, chưa có sự
phân hóa giai cấp, thì ở đó chưa có nhà nước.Thứ hai, nhà nước là do giai cấp thống
trị xã hội tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu, trước hết là cho giai cấp thống trị lOMoAR cPSD| 40367505
xã hội. Thứ ba, sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt là kinh tế, chính
trị và tư tưởng. Xét một cách logic, thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh
tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị.
=> Tóm lại, theo cách hiểu của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp
thống trị xã hội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai cấp và những nhiệm vụ
chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.
c. Đặc trưng của nhà nước: -
Quan niệm thứ 1: Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, Nhà
nướclà tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy thực hiện cưỡng
chế và quản lý đời sống xã hội. Thứ hai, Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản
lý dân cư theo theo các đơn vị hành chính lãnh thổ (dấu hiện dân cư và lãnh thổ).
Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia. Thứ tư, nhà nước là tổ chức duy nhất có
quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật. Thứ năm, nhà nước
quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc. -
Quan niệm thứ hai về ba đặc trưng cấu thành nhà nước: Nhà nước trước hết
phảicó dân cư, bao gồm những người có cùng chung một quốc tịch. Ngoài ra, nhà
nước nào cũng có một lãnh thổ giới hạn, trong đó dân cư sinh sống và tổ chức quyền
lực. Bên cạnh đó, nhà nước phải có chủ quyền, chủ quyền ấy thể hiện ở việc quản lý
của nhà nước đối với dân cư theo lãnh thổ, thể hiện ởquyền tự quyết của nhà nước
đó trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.
Nội dung 6: Ý thức xã hội Câu hỏi ôn tập: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội? a. Khái niệm -
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinhhoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con
người với tự nhiên và giữa con người với nhau. -
Ý thức xã hội: Là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những
quanđiểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ
tồntại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. lOMoAR cPSD| 40367505
b. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội -
Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.
+ Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội nào thì có
ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm và xu hướng
biến đổi, phát triển của ý thức xã hội. Ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội.
+ Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Khi tồn
tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những từ tưởng, quan điểm về
chính trị, pháp luật và triết học sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
+ Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng
phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho
đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay
cách khác, trong các tư tưởng ấy.
- Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội ảnh hưởng tới tồn tại xã hội.
- Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộcvào
những điều kiện lịch sử cụ thể; vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các
hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sự xâm nhập của ý thức xã hội
vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng; và đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai
cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó.
c. Ý nghĩa phương pháp luận -
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của
đờisốngxã hội. Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được
tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. lOMoAR cPSD| 40367505 -
Những tác độngcủa đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định
cũngcó thể tạo ra những biến đổimạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
Nội dung 7: Con người
Câu hỏi ôn tập: Bản chất con người theo quan điểm Mác – Lênin.
a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội:
- Con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội được
sinh ra với sự độc lập mang tính cá thể, với các quan hệ huyết thống và các đặc điểm kèm theo.
Yếu tố sinh học: Là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Bản
chất sinh học của con người được thể hiện thông qua: Các đặc điểm sinh học, quá
trình tâm – sinh lý, và các giai đoạn phát triển khác nhau.
Yếu tố xã hội: Gắn với các xuất phát từ vấn đề lao động sản xuất, mang đến đời
sống vật chất, nguồn thức ăn hay đồ vật sử dụng.
b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:
- Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: Quan hệ với tự nhiên. Quan hệ với xã hội.
Quan hệ với chính bản thân con người.
- Cách xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện cho các mục
đích và ý nghĩa bao trùm. Từ đó tác động lên tất cả các mối quan hệ khác và mọi
hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Tổng hòa cho các lợi ích, các
tiếp cận. Và hướng đến cung cấp cho con người.
c. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử -
Với tư cách là thực thể xã hội, con người đẩy sự vận động phát triển của lịch
sử,mang đến các giai đoạn và tiến trình lịch sử. lOMoAR cPSD| 40367505 -
Con người thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú tự
nhiên,tác động và tái tạo lại tự nhiên theo mục đích của mình. -
Con người lao động làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội, ngược lại cũng
chịusự chi phối của những tác nhân ngoại cảnh là lịch sử, tự nhiên,... mà thay đổi suy nghĩ, tư tưởng.