-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập Chính sách công
Tài liệu học tập môn Chính sách công tại trường Học viện Chính sách và Phát triển. Tài liệu gồm 20 trang bao gồm câu hỏi và bài tập giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Tài Chính Công (TCC2001) 6 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Đề cương ôn tập Chính sách công
Tài liệu học tập môn Chính sách công tại trường Học viện Chính sách và Phát triển. Tài liệu gồm 20 trang bao gồm câu hỏi và bài tập giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài Chính Công (TCC2001) 6 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
lOMoARcPSD|359 747 69
ĐỀ CƯƠNG CHÍNH SÁCH CÔNG
Câu 1: Khái niệm về Chính sách công. Phân tích một trong những đặc trưng
cơ bản của Chính sách công và cho ví dụ minh họa.
*Khái niệm chính sách công:
Chính sách công là những định hướng mục tiêu và biện pháp hành động, được
nhà nước lựa chọn và ban hành như một công cụ quản lý, nhằm giải quyết các
vấn đề công cộng được lựa chọn và bảo đảm thực thi bơi các chủ thể có thẩm quyền.
*Đặc trưng cơ bản của chính sách công gồm: có 7 đặc trưng cơ bản:
- Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước
Các cơ quan Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách công, bao gồm: Quốc hội,
Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp,… Các
chính sách đều do Nhà nước đề ra và tổ chức thực thi, các chính sách công của
nhà nước giúp phát huy được sức mạnh nội tại của người dân và là động lực để
phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hóa đất nước. Ví Dụ:
+ Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất,…
+ Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.
+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường,…
Các chính sách được thực hiện gắn với điều kiện bối cảnh cụ thể. Cũng như hướng
đến các chủ trương, định hướng của nhà nước. Đặc biệt là đảm bảo cho các quyền
và lợi ích của nhân dân.
- Chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau
Chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau nhằm mục đích
cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau
trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài. Một chính sách công lOMoARcPSD|359 747 69
được ban hành có thể chế hóa thành văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp lí cho
các giai đoạn thực thi sau này.
- Các quyết định trong chính sách công là những quyết định hành động
Đầu tiên, chính sách công thể hiện được dự định của nhà hoạch định chính sách,
làm thay đổi hoặc duy trì một thực trạng nào đó. Tiếp đó, chính sách công còn
bao gồm các hành vi để thực hiện các dự định nói trên và đưa ra các kết quả thực
tế nhất, vì thế ta nói các quyết định này là những quyết định hành động
Ví Dụ: Chính sách công khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động kinh tế – xã hội theo
định hướng như khuyến khích đầu tư, giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp…
- Chính sách công nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội
Chính sách công tập trung giải quyết một hoặc nhiều vấn đề đặt ra trong đời sống
kinh tế-xã hội theo những mục tiêu xác định, thường là các kế hoạch, dự định,
chiến lược tổng quát về chương trình hành động bao gồm một hoặc nhiều lĩnh
vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn
đề đang đặt ra trong đời sống xã hội. Có thể nói vấn đề chính sách là hạt nhân
xuyên suốt bộ quá trình chính sách.
Ví Dụ: Chính sách thực hiện theo chỉ thị 15,16 giãn cách xã hội trong thời kì dịch bệnh covid năm 2020-2021
- Chính sách công bao gồm những việc Nhà nước định làm và không địnhlàm
Chính sách công bao gồm những việc nhà nước định là và không định làm. Điều
đó có nghĩa là không phải mọi mục tiêu chính sách công đều dẫn tới hành động,
mà có thể yêu cầu của chủ thể không được thực hiện.
Ví dụ: Chính sách thả nổi giá cả xác định việc Nhà nước sẽ không can thiệp vào
quá trình lên xuống của giá cả, mà sẽ để chúng biến động tự nhiên theo cơ chế thị trường.
- Chính sách công tác động đến các đối tượng của chính sách
Đối tượng chính sách là những người chịu tác động hay hoạt động điều tiết của
chính sách. Phạm vi điều tiết của chính sách có thể rộng hoặc hẹp tùy vào nội
dung của từng chính sách. lOMoARcPSD|359 747 69
Ví Dụ: Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid- 19 hoành hành.
- Chính sách công được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng
đồng hoặc của quốc gia
Chính sách công được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng
hoặc của quốc gia. Thực tế, có nhiều tình trạng một chính sách công không công
bằng lợi ích cho từng nhóm dân cư, nhóm này thì được lợi những nhóm kia thì
không có hoặc thậm chí bị thiệt thòi.
Ví Dụ: Xây dựng bãi đỗ xe; chính sách về vành đai xanh tại các đô thị; chính sách
cấm hút thuốc lá nơi công cộng; chính sách xây dựng vùng kinh tế mới; chính
sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất,..
Câu 2: Phân tích cấu trúc cơ bản của Chính sách công? Cho một ví dụ minh họa
Gồm 2 bộ phận hợp thành quan trọng và thống nhất với nhau đó là mục tiêu chính
sách và biện pháp chính sách: -
Chính sách công = Mục tiêu + Biện pháp -
Mục tiêu chính là mong muốn của chủ thể ban hành chính sách về khảnăng
vận động của một hiện tượng hay quá trình nào đó có kết quả nhất định hay
nói cách khác mục tiêu chính sách công là những giá trị hướng tới phù hợp
với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, xã hội. -
Biện pháp chính sách công là cách thức mà chủ thể sử dụng trong quátrình
hành động để tối đa hóa kết quả về lượng và chất của mục tiêu chính sách.
Ví dụ: Chính sách phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các hợp tác xã
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm 2 bộ phận sau:
+ Mục tiêu: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi
+ Biện pháp: Tập trung vào các chính sách về tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng,
như: Hỗ trợ tiền vé đi lại; kinh phí mua tài liệu; chi phí tổ chức, quản lý lớp học;
thuê hội trường; thù lao giảng viên, kinh phí tham quan, khảo sát thực tế... Cùng
với đó, một số địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm chính sách thu
hút cán bộ trẻ về công tác tại hợp tác xã, như: Miễn học phí cho sinh viên đại học lOMoARcPSD|359 747 69
theo các ngành kinh tế, kỹ thuật với điều kiện ra trường về làm việc cho các hợp
tác xã tối thiểu 5 năm; hỗ trợ học phí cho cán bộ, thành viên, con em thành viên
của hợp tác xã được cử đi học đại học, cao đẳng có cam kết về phục vụ cho hợp
tác xã tối thiểu 5 năm. Một số nơi có chính sách hỗ trợ lương cho cán bộ trẻ có
trình độ về làm việc cho hợp tác xã trong thời hạn từ 3 - 5 năm…
Câu 3. Liệt kê các chức năng của chính sách công. Cho ví dụ minh họa của
một trong các chức năng của chính sách công. -
Chức năng định hướng:
VD: (Trang 33) Sự cho phép tham gia của Chính phủ Việt Nam đối với các hãng
hàng không như Vietjet, Indochina, Jestar pacific... vào thị trường hàng không. -
Chức năng điều khiển – kiểm soát: tạo ra tác dụng hạn chế, hoặc thức đẩy
đối với hành vi của xã hội, hoặc sự phát triển của sự vật, sự việc. (Trang 34) -
Chức năng điều tiết: điều tiết phát triển hài hòa các mối quan hệ phức tạp
như: giữa các tổ chức chính trị - xã hội, quan hệ quyền lực chính trị giữa
các nước, các Chính Phủ với địa phương, quan hệ kinh tế giữa sản xuất với
tiêu dùng, tiêu dùng với tiết kiệm, quan hệ lợi ích giữa 3 chủ thể: Nhà Nước
- Tập Thể - Cá Nhân. (Trang 34) - Chức năng biểu tượng:
Ví dụ: CS về quốc hoa, về biểu tượng dân tộc, về truyền bá, sử dụng tiếng Việt
của người Kinh. Chính sách về quốc hoa: Indonesia với hoa nhài, mặt trăng và hoa xác thối.
Câu 4. Các hình thức phân loại chính sách. Cho một ví dụ minh họa? -
Chính sách phân phối, chính sách điều tiết, chính sách tự điều tiết và chính sách tái phân phối.
+ CS phân phối: là những chính sách giáo dục, y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng,… Mỗi
ngành lại có một đặc thù cần đến phân phối để có được hiệu quả.
+ CS điều tiết: là những chính sách điều tiết sự phát triển của nền kinh tế, hoạt
động của doanh nghiệp, giao thông, phân phối. Nhưng đó cũng có thể là chính
sách hỗ trợ người nghèo, chính sách chống độc quyền,…
+ CS tái phân phối: chính sách bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu cho cư dân đô thị ở các nước. lOMoARcPSD|359 747 69
VD: Chính sách trưng thu thuế nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, thuế thu nhập,… -
Chính sách tổng thể, chính sách cơ bản, chính sách cụ thể.
VD: +Chính sách đổi mới, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
+Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, chính sách phân vùng phát triển
kinh tế, chính sách phát triển chăn nuôi.
+Chính sách cho vay đối với nông dân, chính sách cho vay nhà ở,... -
Chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa.
VD: +Chính sách về chính Đảng, chính sách dân tộc, chính sách ngoại giao.
+Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
+Chính sách dân số, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách trật tự an toàn
xã hội, chính sách bảo đảm an sinh xã hội
+Xây dựng văn hóa kinh doanh trong thời kỳ hội nhập; chính sách đào tạo
nguồn nhân lực; chính sách khuyến khích tài năng, sáng tạo, ưu đãi văn nghệ sĩ;
chính sách xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn.
Câu 6. Công cụ người sử dụng trả phí là gì? Ưu và nhược điểm của công cụ
này. Cho ví dụ minh họa. -
Người dùng trả phí là chỉ việc Chính phủ quy định “giá cả” của hàng hóa,
dịchvụ hay một hoạt động nào đó, người sử dụng (hàng hóa, dịch vụ) hoặc
thực hiện hoạt động đó phải chi trả theo mức giá nói trên.
VD: Nhà nước có thể quy định thu phí đối với việc xả thải là sự bồi thường cho
sự ảnh hưởng môi trường. (Trang138)
Câu 7. Phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp chính sách. Cho
một ví dụ minh họa -
Mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp chính sách là mối quan hệ biến
chứnglịch sử được thực hiện trên các phương diện
1. Quan hệ tương đồng: mục tiêu mang tính chất nào thì biện pháp mang tính chất đó
2. Quan hệ tập hợp: Để thực mục tiêu cần có 1 hệ thống biện pháp lOMoARcPSD|359 747 69
3. Mối quan hệ vận động: thực hiện các mục tiêu ở các thời kỳ khác nhau thì phải
sử dụng các biện pháp khác nhau
=> Mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy, cân bằng hoặc kìm hãm giữa biện
pháp chính sách và mục tiêu
-Ví dụ về an toàn giao thông, mục tiêu của chính sách này là nhằm giảm bớt tai
nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí là số vụ, số người chết và bị thương và giảm
thiệt hại về tài sản. Các biện pháp giải quyết là ban hành các quy tắc khi tham
gia giao thông, thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông,…
VD: Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân
khác nhau (hạn hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều
tiết bằng cách thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp
lương thực… để cân đối lại cung – cầu.
Câu 8: Cổ phần hóa là gì? Ưu nhược và điểm của cổ phần hóa. Cho một ví dụ minh họa.
Ví dụ: Cơ cấu lại, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước như bán
một phần vốn nhà nước cho các cổ đông chiến lược, bán cho người lao động,
bán cho tổ chức công đoàn và bán đấu giá công khai; đẩy mạnh đấu giá cạnh
tranh trên thị trường và đẩy mạnh niêm yết các DN sau cổ phần hóa.
Câu 9. Tư nhân hóa là gì? Ưu và nhược điểm của công cụ này? Cho một ví dụ minh họa
VD: Thành phố New York cải thiện điều kiện sinh hoạt của dân cư... (Trang 137)
Câu 11. Khái niệm hoạch định CSC? Liệt kê yếu tố ảnh hưởng đến hoạch
định chính sách công và nêu 1 ví dụ? - Ví dụ :
+Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách công
"Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp" do cơ
quan nhà nước ở trung ương ban hành.
"Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn" do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. Từ
hai chính sách trên có thể dễ dàng thấy được nếu "Chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp" được áp dụng trên phạm vi toàn quốc thì lOMoARcPSD|359 747 69
"Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn". Và khi "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" cũng phải dựa trên những
quy định từ "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp" của nhà nước.
+Yếu tố năng lực của chủ thể hoạch định của chính sách công
Ví dụ: Nhà nước đã từng ban hành "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ
Việt Nam anh hùng" được thể hệ rõ ở Thông tư 24 với nội dung chính:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày
01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sẽ được cộng điểm ưu tiên vào ĐH, CĐ.
Điều đặc biệt là những đối tượng trên sẽ được cộng 2 điểm nếu họ thi ĐH, CĐ.
Mặc dù chính sách trên ban hành có thể đảm bảo vấn đề về quyền lợi
chính đáng những người có danh hiệu trên, thể hiện đạo lý uống nước
nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam; bên cạnh đó các quy chế tuyển sinh
không có quy định hạn chế độ tuổi để mọi người được học tập suốt đời.
Nhưng trên thực tế, "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh
hùng" chẳng có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay, thiếu tính thực tiễn.
Trên thực tế, kể từ khi có quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ, hầu như không
có thí sinh nào là con Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH để hưởng chính
sách ưu tiên này, cho nên việc mở rộng sang cả đối tượng Mẹ Việt Nam
anh hùng là ít có tính thực tiễn.
Mặt khác, trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy cũng quy định rõ
người dự thi ĐH, CĐ phải tốt nghiệp THPT, có đủ sức khỏe học tập theo
quy định hiện hành, trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy
định hạn chế tuổi. Với những điều kiện ràng buộc này, liệu những đối
tượng được bổ sung ưu tiên trên có thể "vượt qua" để thi ĐH, CĐ?
Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng đã quy định rõ "người
có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm
chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi" .
Vì vậy, khi "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng" được
ban hành chẳng có ý nghĩa thực tiễn và không có tính thuyết phục.
"Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng" được ban hành
vài ngày đã bị hủy bỏ.
+Yếu tố tiềm lực của đất nước lOMoARcPSD|359 747 69
"Chính sách cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức", đây là
một trong những nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết
50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tuy nhiên trên thực tế, nguồn tài chính của đất nước chưa đủ đáp ứng
được. Để "Chính sách cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên
chức" khi đưa vào thực hiện phát huy hiệu lực trên thực tế, Bộ Tài chính
lên kế hoạch thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp
triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giảm biên
chế ở cơ quan trung ương và địa phương dựa trên điều kiện của đất nước hiện nay.
+Yếu tố tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách
"Chính sách bảo đảm an toàn cho trẻ em khi sử dụng mạng xã hội", để
bảo vệ trẻ em khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường mạng đem
lại là một quá trình lâu dài.
Để khi chính ra được ban hành phát huy được hiệu quả tốt nhất bên cạnh
việc truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi
trường mạng từ các bộ, ngành, các nhà hoạch định chính sách thì thầy cô,
nhà trường cùng gia đình tích cực trong việc cung cấp cho trẻ em những
kiến thức cơ bản và quan tâm đến việc trẻ em sử dụng các trang mạng.
Bên cạnh đó, bản thân trẻ em cũng cần trang bị riêng cho mình những
kiến thức cần thiết khi sử dụng mạng xã hội, tránh xa những nguồn tin
xấu nhất là với thời đại Internet và mạng xã hội phát triển nhanh chóng
cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận tin tức
nhanh chóng và hiệu quả.
Câu 12. Liệt kê những nguyên tắc cần tuân thủ khi hoạch định chính sách
công? Cho ví dụ minh họa về một trong số các nguyên tắc? -
Có 4 nguyên tắc cơ bản :
· Nguyên tắc vì lợi ích công cộng.
· Nguyên tắc hệ thống.
· Nguyên tắc hiện thực.
· Nguyên tắc quyết định đa số. - Ví dụ :
Khi tiến hành hoạch định "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế" với mục
tiêu: Kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có hiện tượng tăng giá khẩu trang y
tế đề xử phạt nhằm giảm giá khẩu trang y tế xuống mức bình thường. Các
nhà hoạch định cũng phải dựa trên nguyên tắc hệ thống về giữa các giải
pháp trong chính sách có xảy ra mâu thuẫn với nhau hay không? lOMoARcPSD|359 747 69
Với "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế" nhà hoạch định đã đề ra hai
giải pháp để thực hiện được mục tiêu đã để ra như nêu trên: -
Biện pháp tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục -
Biện pháp mang tính tổ chức trong thực thi chính sách công Cụ thể:
Biện pháp tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục: Sử dụng biện pháp tuyên
truyền trên intermet, mạng xã hội bằng cách tích cực đăng tải các tin, bài
viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại hành vi vi phạm và chế
tài xử lý đối với vi phạm pháp luật liên quan.
Biện pháp về kinh tế trong thực thi CSC: -
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm các quy định về giá theo Luật giá năm 2012. -
Bộ Công Thương: Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc tăng giá khẩu
trang để xử phạt bảo vệ người tiêu dùng.
Trong cùng một mục tiêu của "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế"
giữa các biện pháp mà nhà hoạch định chính sách đề ra có tính thống nhất
và đồng bộ, điều này sẽ giúp cho "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế"
sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện và đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tế.
Câu 13. Khái niệm vấn đề chính sách và nêu cách thức phân tích vấn đề
trong quá trình hoạch định chính sách. Cho ví dụ minh họa. -
VD: Chính sách xóa đói giảm nghèo
+Mô tả vấn đề và thuyết phục về sự tồn tại thực tế, sự cấp bách của vấn đề:
Các bên liên quan sẽ đưa ra các góc nhìn, những bằng chứng chứng minh vấn đề
đói nghèo ở nước ta (vấn đề đói nghèo đang tồn tại và ảnh hưởng của vấn đề đó
lên xã hội hay các chủ thể kinh tế xã hội có liên quan như thế nào).
+Nhận biết được bản chất của vấn đề và mục đích của đối tượng/tổ chức đề xuất
và lựa chọn chính sách.
Các bên liên quan sẽ xem xét lại bản chất của vấn đề, mục đích và đưa ra các
hướng giải quyết. (nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo ở nước ta, mục đích
khi đề xuất đến vấn đề này là gì và hướng giải quyết vấn đề đó).
Câu 15: Liệt kê các bước trong quá trình hoạch định chính sách công? Cho ví dụ minh họa? lOMoARcPSD|359 747 69
Các bước trong quá trình hoạch định chính sách công :
· Nhận diện và phân tích vấn đề chính sách.
· Xây dựng chương trình nghị sự chính sách. · Thiết kế chính sách.
· Ra quyết định và hợp pháp hóa chính sách
Ví dụ : Trong bước thiết kế chính sách thành hai công đoạn đó là xây dựng đề
xuất chính sách và hoàn thiện dự thảo chính sách. Quy định trong Luật Ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, mỗi một dự án luật khi trình lên Quốc
hội phải có bản báo cáo – đó chính là báo cáo đánh giá tác động của văn bản
pháp luật RIA. Đây cũng chính là giai đoạn phân tích chính sách, tìm kiếm
những bằng chứng và giải pháp sơ bộ cho những vấn đề chính sách. Trên cơ sở
báo cáo này, cơ quan đề xuất chính sách sẽ ra lựa chọn ra những phương án tối
ưu và đưa ra một văn bản dự thảo.
Câu 16. Phân tích các hoạt động của giai đoạn thiết kế chính sách trong quá
trình hoạch định chính sách công? Cho ví dụ minh hoạ.
Thiết kế chính sách chia thành 2 công đoạn:
1. Xây dựng đề xuất chính sách.
+ Ví dụ: Theo quy định trong Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
mỗi 1 dự án luật khi trình lên Quốc hội phải có bản báo cáo – là báo cáo đánh giá
tác động của văn bản pháp luật RIA.
2. Hoàn thiện dự thảo chính sách.
+ Ví dụ: Ngày 29/10/2021, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai
tổ chức hội thảo nhằm kiểm định, thống nhất, hoàn thiện dự thảo chính sách phát
triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Phân tích giai đoạn xây dựng chương trình nghị sự chính sách
- Chương trình nghị sự chính sách là xem xét các vấn đề, đưa ra những lý giải
vềnguyên nhân, hệ quả và cân nhắc về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng chính sách
- Mục tiêu hoạt động của các nhóm trong chương trình nghị sự là tìm kiếm sự
ảnhhưởng và duy trì quyền lực của mình để làm thay đổi các chính sách.
Ví dụ: Về chính sách an ninh mạng ở việt nam gần đây các hacker hay các lỗ hổng về
bảo mật, hành vi tiêu cực lan truyền trên mạng xã hội đã làm cho xã hội không ít lần bị
đánh cắp thông tin. Chính vì vậy chính phủ đã đưa ra 1 vài chính sách để khắc phục
kịp thời vấn đề này ví dụ như: Đạo luật cơ bản về an ninh mạng, Đạo luật Cấm truy
cập máy tính trái phép, Đạo luật Bảo vệ thông tin cá nhân, sau đó áp dụng truyền thông
lan truyền cảnh báo người sử dụng tự tạo bảo mật cho chính thông tin của mình và
thông báo các chính sách mới đề ra. lOMoARcPSD|359 747 69
Câu 18: Chương trình nghị sự chính sách và xây dựng nghị trình chính sách
là gì? Cho một ví dụ minh họa về vai trò của truyền thông đối với nghị sự và
nghị trình chính sách.
- Chương trình nghị sự chính sách là xem xét các vấn đề, đưa ra những lý giải
về nguyên nhân, hệ quả và cân nhắc về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng chính sách
- Mục tiêu hoạt động của các nhóm trong chương trình nghị sự là tìm kiếmsự
ảnh hưởng và duy trì quyền lực của mình để làm thay đổi các chính sách.
- VD: Phân làn đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Trường Chinh đưa raphương
án đề xuất tránh tắc đường và phổ biến trên mạng XH, đưa tin trên các bản tin.
Qua ý kiến người dân phân lại đường và thay đổi lại phương án. Dự thảo
chính sách về Đặc khu kinh tế trên khắp trang mạng XH và bản tin thời sự trên
cả nước, người dân phản đối nên chính sách ko được thông qua.
Câu 19: Tại sao khi hoạch định chính sách cần phải dựa trên bằng chứng?
Ví dụ minh họa (ở file CS thực tiễn)
- Nguyên tắc dựa trên bằng chứng: Tiến trình hoạch định chính sách cần
đượckết hợp với các hoạt động phân tích , đánh giá chính sách cà phải được thực
hiện trên cơ sở các bằng chứng khoa học, có độ tin cậy cao. Quá trình hoạch định
chính sách cũng phải tận dụng được các thành quả của Khoa học và công nghệ,
nhằm giúp cho chính sách có nền tảng vững chắc khi ra đời.
- Vì chính sách và thực tiễn được dựa vào bằng chứng có tính hệ thống đượcnhìn
nhận là cho ra kết quả tốt hơn.
- Ví dụ: Về chính sách hoạch định đất xây chợ dựa trên bằng chứng qua khảosát
nhu cầu, dựa trên quỹ đất.
Chính sách về ô nhiễm sông Tô Lịch, dựa vào bằng chứng ta sử dụng
biện pháp xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra sông.
Câu 20: Năng lực thực tế của cơ quan hoạch định chính sách ảnh hưởng như
thế nào đến quá trình hoạch định chính sách. Cho ví dụ minh họa trong thực tiễn.
- Ví dụ thực tiễn: CS cho người có công vs cách mạng. Nếu như nhóm ng hoạch định
chính sách kém, ko chuyên môn sẽ ko hiểu được chính sách phải ntn để gảii quyết đc
vấn đề nảy sinh (Ở câu 11) lOMoARcPSD|359 747 69
Câu 21: Năng lực thực tế của cơ quan thực thi chính sách ảnh hưởng như
thế nào đến quá trình hoạch định chính sách. Cho ví dụ minh họa trong thực tiễn.
- Ví dụ: Về chính sách an sinh xã hội ở việt nam hệ thống các chính sáchvà
chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho
mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở
mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở,
nước sạch, thông tin,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người
dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn
diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và
người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích
đến của các quốc gia trên thế giới. Thông qua phân tích của các nhà hoạch định
chính sách tầm nhìn về các vấn đề hiện hữu trong xã hội để đưa ra các giải pháp trên.
Câu 22: Vai trò của tuyên truyền trong thực thi chính sách. Cho ví dụ minh họa? Ví dụ:
- Chính sách xây dựng nông thôn mới do tuyên truyền, vận động tốt, nhiều
người dân đã tự nguyện hiến đất của mình để làm đường giao thông công cộng…
- “Chính sách đại đoàn kết các dân tộc” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất,
dotuyên truyền, vận động thuyết phục đã tạo nên sức mạnh thực hiện thành công
cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến tranh chống đế quốc Mỹ.
- Chính sách “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” do tuyên
truyềnthực hiện tốt đã làm thay đổi cách tư duy, cơ chế quản lý trong nông nghiệp,
mang lại kết quả to lớn, làm cho nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành
nước xuất khẩu lương thực ra thế giới.
Câu 23: Khái niệm thực thi chính sách công. Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới
hiệu quả thực thi của chính sách công. Cho một ví dụ minh họa về một trong
các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi của chính sách công.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi của chính sách công -
Nhân tố tự thân chính sách
VD: Chính sách kế hoạch hóa gia đình đối với đối tượng là cán bộ, công chức
đơn giản hơn là đối với công nhân và nông dân.
Nếu vấn đề CS là phức tạp. Ví dụ: CS tôn giáo, CS đất đai. lOMoARcPSD|359 747 69
-Tính chất của vấn đề chính sách: là yếu tố gắn liền với mỗi vấn đề chính sách,
có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằng chính sách và tổ chức thực thi chính sách.
VD: Vấn đề lạm phát => lựa chọn giải pháp nào
- Lĩnh vực mà CSC đề cập đến có thể là + Đa ngành / Đơn ngành
+ Mới xuất hiện hoặc đã có từ lâu
+ Là hậu quả của các chính sách khác hay vấn đề độc lập
+ Là vấn đề kinh tế-xã hội hay chính trị-xã hội, tôn giáo, dân tộc. - Nguồn lực chính sách
VD: +Chương trình tái định cư, trợ giá, trợ cấp.
+Nhà nước hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng cho người dân và các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID -19
- Nhân tố chủ thể chính sách
Năng lực thực thi chính sách của cán bộ - công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước - Tiềm lực chính sách
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng
mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác
VD: tiềm lực tài chính, nhân lực
- Đối tượng chính sách: là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có đượctừ
bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên qua quá trình vận động mang tính lịch sử
VD: +Văn hóa, niềm tin, giá trị
+Sự đồng tình ủng hộ của người dân giúp chính sách dân số kế hoạch hóa
gia đình ở VN đạt hiệu quả cao (tỉ lệ tăng dân số đã giảm) - Biện pháp thực thi
VD: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 30/12/2019
Tại Thủ đô Hà Nội, sau gần hai năm triển khai thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP,
ý thức tham gia giao thông của người dân đã thay đổi, giúp làm giảm tai nạn giao thông
và các hệ quả tiêu cực của tình trạng lạm dụng rượu, bia.
Trong Tháng An toàn giao thông, Công an Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 127.750 trường
hợp vi phạm; phạt tiền trên 31 tỷ đồng, tạm giữ 41 ô tô, 4.400 xe máy, 20 xe ba bánh tự
chế; tạm giữ trên 29.000 bộ giấy tờ xe và tước 8.441 giấy phép lái xe... Trong 127.750
trường hợp vi phạm bị xử phạt có 1.676 ca điều khiển phương tiện giao thông có nồng
độ cồn vượt quá mức quy định. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã có tác
động sâu sắc tới thói quen và đi vào đời sống người dân. Đa số người dân đều rất đồng lOMoARcPSD|359 747 69
tình, ủng hộ việc xử phạt nặng các phường hợp vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm
về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Câu 24: Trong thực thi chính sách công các biện pháp cơ bản nào được sử
dụng và cho ví dụ minh họa?
Có 4 biện pháp thực thi chính sách cơ bản :
• Biện pháp hành chính :
VD: Những đơn vị nào sản xuất hàng giả hàng nhái bị Nhà nước phát hiện sẽ phải
chịu xử phạt hành chính như: Bị đình chỉ sản xuất kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản,…
Chính sách phòng, chống mại dâm bên cạnh tuyên truyền, giáo dục, thì chính
sách này còn sử dụng rộng rãi các biện pháp hành chính của chính quyền địa
phương các cấp, tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý chặt chẽ các hành vi vi phạm. • Biện pháp kinh tế :
VD: Việc quy định chế độ thưởng, người lao động nào cũng muốn được thưởng
mức cao nhất. Muốn vậy họ phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
• Biện pháp thuyết phục :
VD: Việc chấp hành quy định bắt buộc đội MBH, hiệu quả do phương pháp thuyết
phục mang lại được thể hiện ở chỗ, khi người dân đã nhận thức được sự cần thiết
phải thực hiện các quy định của pháp luật thì họ không chỉ tự giác chấp hành mà
còn tham gia tích cực vào các công tác của QLHCNN, sáng tạo ra những cách
làm hay, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
• Biện pháp cưỡng chế:
VD: Khi cảnh sát giao thông phát hiện ra một người không tuân thủ hiệu lệnh khi
tham gia giao thông, cảnh sát giao thông có những biện pháp nghiệp vụ chặn
người vi phạm lại hay nói cách khác là buộc cá nhân phải ngừng thực hiện hành vi vi phạm.
*Ví dụ minh họa: Biện pháp cưỡng chế hành chính
CS của nhà nước về bài trừ các tệ nạn xã hội nghiêm trọng là một CS quan trọng
nhằm làm lành mạnh hóa xã hội. Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục; còn dụng
rộng rãi các biện pháp hành chính của chính quyền địa phương các cấp, tiến
hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh, chặt chẽ các hành vi vi phạm. lOMoARcPSD|359 747 69
Câu 25: Phân tích các giai đoạn trong thực thi chính sách công. Cho 1 ví dụ
minh họa về một trong các giai đoạn đó?
•Ví dụ : Khuyến khích đầu tư, giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp… Trong kinh
tế thị trường, chính sách công được sử dụng để phát huy những mặt tích cực của
thị trường, đồng thời khắc phục những hạn chế do chính thị trường gây ra. Ngoài
ra Nhà nước có thể dùng chính sách công để tạo lập các cân đối trong phát triển;
kiểm soát các nguồn lực trong xã hội; tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt
động kinh tế – xã hội; tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền
vì mục tiêu phát triển.
Ví dụ: các giai đoạn thực thi cs bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối vs ng ngồi trên xe moto xe gắn máy.
• GĐ 1: tuyên truyền về chính sách, mục tiêu của cs là gì, ngày h bắt đầu áp
dụng, chế tài sử phạt ra sao, cơ quan chịu trách nhiệm là gì,…
• GĐ 2: lập các kế hoạch thực thi cs, lập các tổ công tác ra sao, số lượng nhân lực ntn,..
• GĐ 3: chuẩn bị các cơ sở vc, kĩ thuât, để thực hiện cs trên, như sổ sách,
phương tiện đi lại cho nhân sự,…
• GĐ 4: triển khai chính sách: điều động nhân lực thực thi chính sách, và
nhắc nhở xử phạt theo các chế tài đã được thông báo trước đó
• GĐ 5: kiểm soát chính sách: kiểm soát quá trình người dân thực hiện chinh
sách, kiểm tra bộ phận thực hiện cs có nghiêm túc k,…
Câu 26: Tại sao phải thực thi chính sách vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc
và tính linh hoạt. Cho một ví dụ minh họa.
Chính sách tiêm vaccine covid-19.
-Vì sao thực hiện theo nguyên tắc: đảm bảo hiệu quả, mng bắt buộc tiêm.
+ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký quyết định 1286/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030.
Mục tiêu của chương trình là đáp ứng đủ nhu cầu vaccine phòng các bệnh truyền
nhiễm bắt buộc triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine dùng
cho tiêm chủng dịch vụ và vaccine dùng trong phòng, chống dịch bệnh.
-Vì sao phải linh hoạt: linh hoạt điểm nào, theo tỉnh, theo tgian,... lOMoARcPSD|359 747 69
+Tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử tại hơn 12.000 điểm tiêm
ở tất cả các tỉnh, thành phố, bao gồm cả điểm tiêm cố định và lưu động.
+ Bộ Y tế đã liên tục tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị trực tuyến, kiểm tra giám
sát với các địa phương để đôn đốc triển khai chiến dịch tiêm chủng trên nguyên
tắc đẩy nhanh bao phủ mũi 1, vaccine nào về thì tổ chức triển khai tiêm ngay, sau
đó trả bù mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đến thời hạn. Vì vậy, tốc độ tiêm
vaccine của nước ta hiện nay ở mức độ cao so với nhiều nước trên thế giới, có
nhiều ngày vượt trên 1 triệu liều/ngày.
Câu 28: Đối tượng chính sách ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả thực
thi chính sách. Cho một ví dụ minh hoạ trong thực tiễn.
Ví dụ: -Hà Nội xử phạt người vi phạm “hạn chế ra đường” để đảm bảo an toàn
trong xã hội được nhiều người đồng tình.
-Chính sách tiêm phòng vắc xin covid 19 ở Việt Nam và các nước châu Âu. Khi
dịch bùng nổ toàn cầu, chính phủ Việt Nam thi hành tiêm vắc xin cho người dân
cả nước, người dân chấp hành tiêm phòng đầy đủ. Ở các nước phương Tây khi
chính phủ ban hành chính sách thì người dân đa số né tránh việc tiêm phòng vì
họ nghĩ chỉ là virus cảm cúm bình thường và không ảnh hưởng gì đến họ.
Câu 29: Nguồn lực chính sách ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả thực thi
chính sách. Cho một ví dụ minh họa?
VD: -Thời điểm dịch bệnh đã ra chính sách đeo khẩu trang. Cần nhờ đến nguồn
lực về truyền thông, tuyên truyền thông điệp 5k để đối tượng như người dân biết đến.
-Chính sách tiêm vaccine có hiệu quả đc hay ko nếu ko có nguồn lực tốt: nhân
lực, vaccine, chi phí trả cho nhân lực này…. Thời điểm căng thẳng dịch, có tỉnh
ko có vaccine, ko có nhân lực y tá tiem thì tỷ lệ phủ vaccine ít hơn các tỉnh mà đầy đủ nguồn lực.
Câu 30: Nhân tố tự thân chính sách ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả thực
thi chính sách. Cho một ví dụ minh họa?
VD: -Chính sách tăng lương hưu đối với cán bộ sẽ đơn giản hơn tăng lương cho
cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân
-Luật đất đai. nó cũ, nó bất cập. dẫn tới vấn đề thực thi kém hiệu quả. lOMoARcPSD|359 747 69
Câu 32 : Phân tích vai trò và tác dụng của thực thi chính sách . Cho ví
dụ minh họa trong thực tiễn VD:
- Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động,
đangở thuê ở trọ. Đối tượng là người lao động làm việc trong các khu công
nghiệp khu chế xuất khu vực kinh tế trọng điểm. Đồng thời tăng hạn mức bảo
lãnh chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho ngân hàng chính
sách xã hội tối đa 38.400 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên
- Chính sách chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid 19 thì đoàn viên, người lao động là F0 được hỗ trợ 1,5 - 3 triệu đồng
Tối đa 3 triệu đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng phải điều trị từ 21 ngày
trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế
Tối đa 1 triệu 500 nghìn/người nếu phải điều trị ngoại trú từ 21 ngày trở lên hoặc
điều trị nội trú dưới 21 ngày tại bệnh viện
Đoàn viên, người lao động tại các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh
phí công đoàn bị tử vong do nhiễm covid thì thân nhân của họ được hỗ trợ là 5 triệu đồng/người.
Câu 33: Khái niệm vấn đề chính sách. Vấn đề chính sách ảnh hưởng như thế
nào tới hiệu quả thực thi chính sách. Cho một ví dụ minh họa.
VD: hoạt động phân tích, đánh giá CSC còn ở trong tình trạng lẻ tẻ, rời rạc, hình
thức; không có nhiều những sản phẩm nghiên cứu có tầm cỡ về nội dung, chất
lượng và quy mô để có thể tạo ra được những đột phá về chính sách trong từng lĩnh vực.
Câu 35. Tại sao phải tiến hành đánh giá chính sách công. Cho một ví dụ minh hoạ * Ví dụ minh hoạ:
- Những năm gần đây dịch covid đang hoành hành, Chính phủ có chính sách hỗ
trợ tiêm vacxin covid cho người dân từ trẻ nhỏ tới người già. Kết quả sau khi thực
hiện đánh giá chính sách hợp lý này thì thấy có hiệu quả rõ rệt, số ca nhiễm giảm
đi rất nhiều so với khi chưa được tiêm covid…
Câu 36. Theo anh/chị có những nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới thất bại của
chính sách. Phân tích một thất bại chính sách trong thực tiễn.
*Nguyên nhân dẫn tới thất bại của chính sách lOMoARcPSD|359 747 69
1. Nguyên nhân tự thân của chính sách :
VD: Cs phát triển đặc khu kinh tế ở VN thất bại do mục tiêu, biện pháp không
đồng bộ và chi phí lớn: mục tiêu xây dựng đặc khu kt là xây dựng khu vực kinh
doanh thuạn lợi cho nhà đầu tư, thu hút vốn, tạo việc làm, đòn bẩy cho khu vực
phát triển, nhưng biện pháp lại cho xây dựng quá nhiều, vị trí không thuận tiện,
thể chế ưu đãi chưa đạt kì vọng, chi phí xây dựng lớn trong khi thiếu vốn.
2. Nguyên nhân từ chủ thể thực thi .
VD: việc quy hoạch và xây dựng các đặc khu kinh tế không hợp lí của nhà nước
với 18 đặc khu -trong khi TQ 4 đặc khu, Hàn Quốc 1 đặc khu dẫn đến CS phát
triển đặc khu kinh tế thất bại, gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát tiền của,nợ công...
3. Các nhóm mục tiêu không hợp tác : các đối tượng không có thái độ hợp
tác, thậm chí phản đối chính sách.
VD: Các doanh ngiệp không mặn mà với đặc khu kinh tế vì các yếu tố về đất đai,
tài chính, thuế, nhân lực...
4. Nguồn lực đầu tư cho chính sách không đầy đủ .
VD: để xây dựng một đặc khu kinh tế cần tối thiểu 11 triệu USD trong khi đó
nguồn vốn rót vào quá ít, dẫn đến không đủ điều kiện hoạt động.
5. Nguyên nhân từ các yếu tố khách quan .
VD: Trong cs phát triển đặc khu kinh tế có vị trí địa lí, giao thông không thuận
tiện, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nguồn nhân lực trình độ thấp, chưa qua đào
tạo, thiếu nhà đầu tư...)
*Ví dụ: Thất bại của chính sách phát hành và sử dụng tiền xu.
Ngân hàng nhà nước phát hành tiền xu với mục đích để sử dụng các hệ thống bán
hàng tự động. Nhưng khi phát hành ra, cơ sở vật chất chưa được đồng bộ, hệ
thống bán hàng tự động chưa được đưa vào sử dung. Trong khi đó tiền xu lưu
thông với mệnh giá thấp, bảo quản và lưu trữ khó, chưa có công nghệ kiểm đếm,
dẫn đến việc chính sách đưa tiền xu vào lưu hành đã thất bại
*VD: -Chính sách đãi ngộ giáo viên dù NN đã ban hành nhưng ở nhiều địa
phương (đặc biệt là giáo viên tiểu học vùng sâu vùng xa) chính sách này vẫn k
được thực hiện đầy đủ tình trạng nợ lương giáo viên vẫn khá trầm trọng (Các cấp
ngân sách Trung ương đến địa phương đều khó khăn ở những mức độ khác nhau). lOMoARcPSD|359 747 69
- CS vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn tăng trưởng KT thị trường, đặt
trong thực tế người SX sẵn sàng “bán rẻ” an toàn sức khỏe thậm chí tính mạng
người tiêu dùng, trở nên khó giải quyết.
Câu 37. Đánh giá chính sách là gì? Thời điểm đánh giá chính sách có vai trò
như thế nào đối với hiệu quả của hoạt động đánh giá chính sách. Cho một ví dụ minh hoạ.
*Ví dụ: việc xem xét lại chính sách đôi khi chỉ được thực hiện khi xuất hiện “vấn
đề”. Trong một số trường hợp, các chính sách vẫn “bình yên” trong một thời gian
dài, chỉ đến khi “vấp váp” trong thực tiễn, người ta mới nhận ra được những “lỗ hổng” của chính sách.
Câu 39. Theo anh/chị, tại sao cần có tiêu chí đánh giá chính sách? Liệt kê các
tiêu chí trong đánh giá chính sách công? Theo Anh/ Chị, tiêu chí nào là quan
trọng nhất, vì sao? Nêu ví dụ minh họa.
*Tiêu chí đánh giá: - Tính hiệu quả:
Ví dụ: Đối với những chính sách điều tiết như sự kiểm soát đối với các nhà máy
điện gây ô nhiễm, thì xã hội lớn hơn nhận được các lợi ích, nhưng những người
chủ sở hữu của nhà máy và các cổ đông của công ty đó phải gánh chịu chi phí. - Tính công bằng: + Công bằng dọc + Công bằng ngang
VD: Năm 2013, nhằm tháo gỡ khó khăn thị trg bất động sản, CP đã ban hành gói
tín dụng 30 nghìn tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi 60% dành cho công chức và viên
chức mua nhà ở XH, CP phải đảm bảo rằng người có mức thu nhập hoặc đk sẽ
tiếp cận đc khoản vay đó (tính công = ngang) -
Tính hữu hiệu: phản ánh sự đạt được các mục tiêu của chương trình hay
những lợi ích trong mối quan hệ với các chi phí. -
Tính khả thi về mặt chính trị:
VD: CP ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ –CP sửa đổi 1 số điều của Nghị định
34/2010/NĐ – CP quy định của xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đg
bộ. Theo đó, sẽ tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm kể cả đối với chủ
phương tiện không chuyển quyền sở hữu.
+1 chính sách tốt, giúp cơ quan công an quản lý đc phương tiện giao thông, có
thể dùng camera xử phạt xe vi phạm.
+ Tuy nhiên chính sách gây tâm lý hoang mang, chưa nhận đc sự ủng hộ của người dân
Ví dụ: một sự gia tăng mạnh trong thuế xăng dầu liên bang ắt sẽ tỏ ra thiếu tính
khả thi khi đã biết về sự oán giận của dân chúng về những sự gia tăng thuế và
sự nhạy cảm với giá cả xăng dầu. lOMoARcPSD|359 747 69
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật:
VD: Muốn xây dựng đường sắt Bắc – Nam giá trị 56 tỷ USD, VN phải nhập hầu
hết các công nghệ từ nước ngoài như: mua tàu Shinkase , công nghệ làm đường
ray mới => quản lý vận hành tàu và trình độ thi công của VN còn yếu, cơ bản
phải phụ thuộc vào nc ngoài. => Phải lường trước mọi vấn đề công nghệ có thể áp dụng
*Tiêu chí hiệu quả là tiêu chí quan trọng nhất
Ví dụ: Trong chính sách đầu tư kinh tế của Việt Nam, các nhà hoạch định chính
sách hay nhà nước tập trung vào tiêu chí công bằng giữa các vùng, các địa
phương, dẫn đến đầu tư dàn trải, không chú trọng hiệu quả khiến kinh tế Việt
Nam được ví như nền Kinh tế quả mít, không có mũi nhọn, không quy tụ được
sức mạnh của cả nước (VN có 18 đặc khu KT trong khi TQ chỉ có 4 và Hàn
Quốc có 1) dẫn đến chính sách này không hiệu quả, không đem lại lợi ích kinh
tế thậm chí là gây ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát tiền của.Nếu xét theo tiêu
chí hiệu quả để đánh giá CS thì chính sách phát triển đặc khu kinh tế của VN là
chính sách thất bại. Nếu xét theo tiêu chí hiệu quả để xây dựng chính sách, VN
chỉ nên tập trung xây dựng 3-4 đặc khu kinh tế.
Câu 40. Đánh giá chính sách là gì? Phân biệt tính hiệu quả và tính hữu hiệu
của chính sách? Hãy cho ví dụ minh họa? * Phân biệt: Tính hiệu quả Tính hữu hiệu
Nhằm trả lời cho câu hỏi:
- CS có đạt đc các mục đích và mục
- Phản ánh sự đạt đc các mục tiêu
củatiêu đã đạt đc xác định hay chưa? chương trình hay những lợi ích trong
- Liệu chương trình này đạt đc các
kếtmối quan hệ với các chi phí. quả hay tác động CS đc kỳ vọng
- Chi phí thấp nhất đối vs 1 lợi ích
đãchưa? biết hoặc tương đương lợi ích lớn
VD: Kiểm soát được lạm phát thông nhất cho 1 phí tổn đã biết. qua
việc NHNN đã kiểm soát tốt cung
VD: Nhà nước đưa ra CS cấm không
tiền, chủ động trong việc điều chỉnh đc khai thác và xk gỗ để bv rừng. lượng
cung tiền tác động đến lạm phát.
Document Outline
- * Phân tích giai đoạn xây dựng chương trình nghị sự chính sách