-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam
Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638 1.
Trình bày cách hiểu của bản thân về văn hóa? Tại sao nói
con người là chủ thể của văn hóa? 2.
Trình bày đặc điểm các loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và gốc du mục. 3.
Phân tích đặc trưng văn hóa Việt Nam nhìn từ môi trường tự nhiên. 4.
Đặc trưng làng người Việt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 5.
Trình bày những thay đổi về văn hóa trong giai đoạn nghìn
năm Bắc thuộc. Tại sao trong giai đoạn này người Việt không bị
đồng hóa về văn hóa về văn hóa? 6.
Trình bày đặc trưng văn hóa thời kì tự chủ của Việt Nam từ năm 938 đến năm 1858. 7.
Trình bày đặc trưng văn hóa Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 đến nay.
Khung đáp án: 1.
-Cách hiểu của bản thân về văn hoá?
UNESCO,HCM định nghĩa như nào về văn hoá
So sánh với những định nghĩa khác
-Con người là chủ thể của văn hoá
+Con người sáng tạo ra văn hoá
+Sáng tạo ra những gì,nhằm mục đích gì lOMoARcPSD| 36149638 2.Sách
-Bắt đầu từ sinh kế nông nghiệp sau đó đến sinh kế du mục
2 loại tác động đến văn hoá như nào
So sánh 2 loại->Nhận xét 3.
Môi trường tự nhiên(vị trí,địa hình,kk…..)
Đặc trưng văn hoá VN gắn với đặc điểm tự nhiên
So sánh với các nền văn hoá xung quanh
4.Đặc trưng làng người Việt ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 5.
-Đầu tiên là nói về văn hoá gốc,sau đó trong giai đoạn cai trị văn
hoá thay đổi những gì,tại sao VN không bị đồng hoá(gắn liền
với vh nông nghiệp,văn hoá làng,…) 6.
Văn hoá từng triều đại từ 938-1858 7.
Đặc trưng VN qua các giai đoạn: Pháp Mỹ Liên Xô ở Miền Bắc Sau đổi mới
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Văn hóa gồm tất cả những giá trị do con người tạo ra
Câu 2: Nêu đặc điểm các loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp và gốc du mục? - Khái niệm:
Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự
khác biệt của các yếu tố: môi trường tự nhiên, phương thức sản lOMoARcPSD| 36149638
xuất kinh tế, lối cư trú. Từ ba yếu tố cơ bản này, giới nghiên cứu
quy văn hoá nhân loại vào hai loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp
và văn hoá gốc du mục (tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây).
- Đặc điểm loại hình văn hóa: Văn hóa gốc nông
Văn hóa gốc du mục nghiệp
+ Nguồn gốc: chủ yếu + Nguồn gốc:
ứng với môi trường sống chủ yếu ứng với môi
trường sống của các cộng đồng cư
của các cộng đồng cư dân dân ở phương Tây ở phương Đông
+ Môi trường tự nhiên:
xứ nóng, mưa nhiều, các + Môi trường tự nhiên: xứ lạnh, khí
con sông lớn, đồng bằng hậu khô, đất đai khô cằn màu mỡ
+ Nghề mưu sinh: trồng + Nghề mưu sinh: chăn nuôi là
trọt là chính, định canh chính, du canh du cư định cư
+ Tổ chức đời sống: cuộc + Tổ chức đời sống: di chuyển
sống ổn định lâu dài, ít di nhiều, mang tính chất động, cuộc
chuyển, mang tính chất sống năng động trọng tĩnh
+ Ứng xử với môi trường + Ứng xử với môi trường tự nhiên:
tự nhiên: hòa hợp với
con người muốn chinh phục, chế
thiên nhiên, ăn thực vật là ngự tự nhiên, di chuyển nơi ở nhiều,
chính, tôn sùng tự nhiên coi thường tự nhiên, chủ yếu ăn thịt động vật. lOMoARcPSD| 36149638
+ Lối nhận thức, tư duy:
Tổng hợp, biện chứng + Lối nhận thức, tư duy: Trọng sức
(trọng tình nghĩa, dân mạnh, trọng cá nhân, tính độc tôn, chủ, mềm dẻo và hòa cứng nhắc, hiếu thắng thuận)
+ Xu hướng khoa học: + Xu hướng khoa học: thiên về khoa
thiên về thiên văn, triết học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
học tâm linh và tôn giáo
+ Ứng xử xã hội: quyền lực ở tay
+ Ứng xử xã hội: con người cai trị, sống quy tắc, tuân theo người trọng tình cảm pháp luật
+ Đặc trưng văn hóa: + Đặc trưng văn hóa:
dung hợp trong tiếp nhận độc tôn tiếp
nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong
và mềm dẻo, hiếu hòa đối phó trong đối phó
+ Tôn giáo: đa thần sơ khai sau đó
+ Tôn giáo: đa thần, đa chuyển thành nhất thần, độc tôn giáo tôn giáo
+ Văn học nghệ thuật: + Văn học nghệ thuật: thiên về kịch,
thiên về thơ, nhạc, trữ tình truyện, múa sôi động
Câu 3: Nêu đặc điểm về tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lý)
quy định và ảnh hưởng thế nào đến văn hóa Việt Nam?
- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á: (gần núi
Hymalaya, dãy Thiên Sơn, gần hạ lưu các con sông lớn, chênh
lệch lớn giữa bình nguyên và núi rừng, chênh lệch nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển…)
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều
(1500-2000mm/năm), đồi núi chiếm ¾ diện tích lOMoARcPSD| 36149638
=> Điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều có gió mùa.
- Nằm ngã tư đường của các cư dân và các nền vănminh.
- Khí hậu Nhiệt đới ẩm nên có hệ sinh thái phồn tạp: Đa
dạng sinh học, thực vật phát triển hơn động vật (VD: sếu đầu đỏ, voọc, chim, thú).
- Địa hình Việt Nam: Dài hơn 3200km, trải dài từ Bắc –
Nam; địa hình hẹp hướng Tây – Đông; Đi từ Tây sang Đông có
núi - đồi - thung lũng - châu thổ - vùng ven biển - biển - hải
đảo; Đi từ Bắc vào Nam là đèo cắt ngang (Đèo Ngang, Đèo Hải Vân…)
- Đa dạng môi trường sinh thái
Đa dạng văn hoá: Văn hoá sông nước và thực vật
+ Văn hoá thực vật: Bữa cơm (Cơm – Rau - Cá), tục thờ cây cối, thần Linh…
+ Văn hoá sông nước: Kỹ thuật canh tác (xây đe, đập, kênh);
Cư trú (Làng ven sông, chợ nổi…); => Ứng xử (linh hoạt như
nước); Sinh hoạt cộng đồng (Ghe, đua thuyền, lặn, bơi..).
+ Phong tục – tập quán đa dạng trên cả nước, các dân tộc đều
có nhiều nét riêng về văn hóa.
- Khó khăn: Thiên tai, lũ lụt, bão => tạo tính kiên cường,
tinh thần cố kết cộng đồng…
Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa Việt
Nam trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á?
Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần
trung tâm khu vực Đông Nam Á và là ngã tư đường nền văn hóa,
văn minh, có nhiều các dòng sông và ven biển màu mỡ… Vì vậy,
Việt Nam mang đủ tính chất của nền văn hóa khu vực.
Việt Nam được coi là một khu vực Đông Nam Á thu nhỏ. lOMoARcPSD| 36149638
Việt Nam có các dòng sông lớn bắt nguồn từ dãy núi
Himalaya (Trung Quốc) và Thiên Sơn: sông Hồng, sông Mekong,
sông Chaphea… => đồng bằng vùng này thích hợp phát triển
nông nghiệp, nên mang đậm bản sắc cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á.
Có tính thực vật trong văn hóa Việt Nam
Các điểm chung giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á:
+ Văn minh về lúa nước và nông nghiệp, đồ ăn và đồ uống đa dạng
+ Truyền thống về tôn trọng nữ giới trong xã hội
+ Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thần…
+ Quan niệm lưỡng phân trong tư duy: âm – dương, đực – cái; xuôi – ngược…
+ Ngôn ngữ đa phần thuộc ngữ hệ Nam Á nên phần lớn là sử dụng hệ từ đơn.
Câu 5: Phân tích đặc trưng của văn hóa Việt Nam nhìn từ
môi trường tự nhiên?
Sự đa dạng về cấu trúc địa hình, khí hậu, tài nguyên và phân
bố dân tộc, dân cư… tạo ra những vùng văn hóa có nhiều nét độc
đáo, mới lạ ở Việt Nam
+ Văn hóa người Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu
là văn hóa Kinh bắc, Kinh Kỳ - Phố Hiến, có tính cộng đồng làng xã cao
+ Văn hóa các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc theo các
luật tục riêng trong đời sống của họ: du canh du cư, nhà sàn, nhà
đất, định canh định cư, làm ruộng bậc thang, dệt… lOMoARcPSD| 36149638
+ Văn hóa Tây Nguyên: mang sắc thái của núi rừng bazan với
các lễ hội: cồng chiêng, bỏ mã, uống rượu cần, mừng lúa mới…
+ Văn hóa của người Chăm, Khmer… tiếp thu văn hóa của
khu vực Đông Nam Á và có sự du nhập vào Việt Nam: tháp Chăm,
Tết Chol Chnam Thmay, Lễ Ok Bom Bok…
Việt Nam nằm gần giữa khu vực Đông Nam Á và là ngã tư
đường nền văn minh, đặc trưng môi trường tự nhiên là nhiều sông
nước, đồng bằng ven biển màu mỡ…
Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biển
của văn hóa nói chung và có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù.
Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết,
bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị -
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhiều học giả, nhà nghiên cứu
chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam đã
có nhiều ý kiến đa chiều về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tạo nên
bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, đôi khi là tương phản, nhưng
tổng hợp lại, văn hóa Việt Nam có những nét chung tương đối
khái quát, thể hiện ở 5 đặc trưng sau:
+ Một là, tính cộng đồng làng xã, thể hiện rõ ở 6 phẩm chất:
Tính đoàn kết, giúp đỡ; Tính tập thể thương người; Tính dân chủ,
làng xã; Tính trọng thể diện; Tình yêu quê hương, làng xóm; Lòng
biết ơn. Bên cạnh những phẩm chất tốt, tính cộng đồng làng xã
cũng để lại nhiều tật xấu trong văn hóa: Thói dựa dẫm; Thói cào
bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích; Bệnh
phong trào; Bệnh hình thức v.v..
+ Hai là, tính trọng âm. 7 phẩm chất tốt được biểu hiện trong
tính trọng âm là: Tính ưa ổn định; Tính hiền hòa, bao dung; Tính
trọng tình, đa cảm; Thiên hướng thơ ca; Sức chịu đựng, nhẫn nhịn;
Lòng hiếu khách. Bên cạnh đó, tính trọng âm cũng là mảnh đất
hình thành những bệnh xấu như: Bệnh thụ động, khép kín; Bệnh lOMoARcPSD| 36149638
lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn; Bệnh sùng ngoại v.v..
+ Ba là, tính ưa hài hòa, thể hiện ở bốn phẩm chất: Tính mực
thước; Tính ung dung; Tính vui vẻ, lạc quan; Tính thực tế. Tuy
nhiên, tính ưa hài hòa cũng gây mặt hạn chế, như: Bệnh đại khái,
xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi quý; Bệnh trung bình chủ nghĩa; Bệnh
nước đôi, thiếu quyết đoán...
+ Bốn là, tính kết hợp, thể hiện ở hai khả năng: Khả năng bao
quát tốt; Khả năng quan hệ tốt. Mặt trái của tính kết hợp này cũng
tạo ra những hậu quả xấu như: Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ…
+ Năm là, tính linh hoạt. Biểu hiện của tính linh hoạt được thể
hiện ở 2 phẩm chất tốt: Khả năng thích nghi cao; Tính sáng tạo.
Tính linh hoạt nhiều khi cũng dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy
tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức pháp luật…
=> Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy
phẩm chất, giá trị cốt lõi tốt nhất là lòng yêu nước; tinh thần dân
tộc; lòng nhân ái, thương người; tính cộng đồng làng xã; tính tinh tế.
Câu 7: Phân tích các biểu hiện văn hóa ứng xử trong gia
đình người Việt?
- Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống:
Xây dựng trên nền tảng “gia đạo: đạo hiếu, đạo ông bà, đạo
cha con, đạo vợ - chồng, đạo anh em”; “gia phong: thói nhà, tập
quán, nề nếp riêng của gia đình”; “gia lễ: những nghi lễ, tập tục,
cách ứng xử trở thành truyền thống theo tôn ti trật tự”.
- Văn hóa ứng xử trong gia đình hiện đại:
+ Quan hệ vợ - chồng: được xây dựng trên cơ sở tình yêu,
được tự do tìm hiểu, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chế độ 1 vợ 1 chồng đã bền chặt. lOMoARcPSD| 36149638
+ Quan hệ cha mẹ - con cái: quan hệ tình cảm, bao gồm sự
ứng xử của bậc trên với bậc dưới và ngược lại. Mặc dù xã hội phát
triển, nhưng các khuôn phép, trật tự vẫn được con người chú
trọng, ghi nhớ, nhất là các mối quan hệ.
+ Quan hệ ông bà – con cháu: truyền thống về trợ giúp và
chăm sóc người cao tuổi với con cháu trong gia đình.
+ Quan hệ xã hội: Ứng xử theo tuổi, bề bậc, công việc, địa vị…
Câu 8: Nêu đặc trưng làng người Việt ở vùng châu thổ Bắc
Bộ, so sánh với Nam Bộ?
Làng người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ
Có tính cộng đồng và tự trị cao
+ Tính cộng đồng: Tính dân chủ, công bằng, cá nhân hòa tan
trong cộng đồng, có nhà hình chữ đinh, nhà mái lợp cỏ tranh…
+ Tính tự trị: Hình thức công xã nông thôn “nửa kín, nửa hở”
với thành trì kiên cố, có cổng làng, lũy tre làng, cây đa, giếng
nước, sân đình, dân cư khu vực ổn định, phân biệt rõ dân ngụ
cư với dân bản địa, có các quy tắc của làng đề ra theo hương ước.
Câu 18: Diễn trình văn hóa Việt Nam bao gồm mấy giai
đoạn? Nêu ngắn gọn đặc điểm, nội dung, tính chất của từng giai đoạn?
2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được
hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và
giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng của lớp văn hóa này là sự
song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là lOMoARcPSD| 36149638
xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống
Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
2.1. Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ
trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được
đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là:
+ Đặc điểm 1: Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực
trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra
đời của quốc hiệu “Nam Việt” từ trước Công nguyên, trong đó
yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ tồn
tại trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một bước ngoặt
trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ
phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở
thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
Tinh thần đối kháng thường trực và bất khuất ấy đã bộc lộ
mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43),
Triệu Thị Trinh (246), Lí Bôn với nước Vạn Xuân (544-548),
Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng
(791), cha con họ Khúc (906- 923), Dương Diên Nghệ (931- 937)
và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).
+ Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là
sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ: (1)
sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền
vănhóa sau khi đạt đến đỉnh cao; (2)
sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với
âmmưu đồng hóa thâm độc.
+ Đặc điểm thứ ba là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã
mở đầu cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và
khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội lOMoARcPSD| 36149638
nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây là, tuy tiếp xúc trực
tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn này,
Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu
như chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
2.2. Nhờ đã có được nền móng vững vàng tạo nên từ
đỉnhcao rực rỡ trong lớp văn hóa bản địa, tinh thần Văn
Lang – Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt
thời kì chống Bắc thuộc, để khi bước sang giai đoạn văn hóa
Đại Việt, chỉ sau ba triều đại (Ngô – Đinh – Tiền Lê) lo việc
gây dựng lại, văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hoa
nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai
trong lịch sử văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và
Lê: (Đại Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời kì
này). Truyền thống tổng hợp bao dung của văn hóa dân tộc
(lớp văn hóa bản địa), được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo
giàu lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc), đã làm nên
linh hồn của thời đại Lí-Trần. Văn hóa LíTrần chứng kiến
thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với nhu cầu
xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh
dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo.
Đồng thời, với tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở
rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo. “Tam giáo đồng quy
” trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa Việt
Nam thời Lí-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.
Thế là, Nho giáo (và cùng với nó là văn hóa Trung Hoa) mà
trong suốt thời Bắc thuộc đã không thể thâm nhập sâu rộng được,
thì giờ đây, từ khi được nhà Lí mở cửa và đặt nền móng (xây Văn
Miếu thờ Khổng Tử năm 1070, lập trường Quốc Tử Giám năm
1076,…), đã thâm nhập mỗi ngày một mạnh. Đến giữa thời Trần,
Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều lOMoARcPSD| 36149638
đình, các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Phật
giáo và các triều vua trước. Đến thời Lê, Nho giáo đạt đến độ
thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội. Xu
hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo.
Tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập dần vào
xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo;
pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một bị
khinh rẻ… Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh
cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo.
2.3. Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng
chữHán làm văn tự. Chữ Nôm – chữ của người Nam (chữ
“nôm” gồm bộ khẩu và chữ “nam”), một trong những sản
phẩm của cuộc giao lưu này – manh nha từ cuối giai đoạn
chống Bắc thuộc và hình thành vào đầu giai đoạn Đại Việt,
được dùng trong sáng tác văn chương và đặc biệt được đề
cao dưới triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang Trung đã
sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ
của mình và từng có kế hoạch giao cho La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ Hán sang Nôm.
3. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây
Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Cho đến
nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện
đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái ngược: Một bên là xu hướng
âu hóa, bên kia là xu hướng chống âu hóa và Việt Nam hóa các
ảnh hưởng phương Tây. Song biểu hiện của chúng không phân rõ
theo từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian.
3.1. Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các
chúa Nguyên và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc.
Tên gọi Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đó là quốc hiệu lOMoARcPSD| 36149638
chủ yêu của nước ta trong giai đoạn này (thời Gia Long, quát hiệu
nước ta là Việt Nam). Văn hóa tại Nam có các đặc điểm:
+ Từ những tiền đề mà triều đại Tây Sơn đã chuẩn bị, với sự
hoàn tất của nhà Nguyễn, lần đầu tiên nước ta có được sự thống
nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau.
+ Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn, đến nhà
Nguyên. Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày một suy tàn.
+ Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây,
cũng là khởi đầu thời kì văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn
hoá nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm văn hóa Việt Nam biến đổi
về mọi phương diện: Lối tư duy phân tích phương Tây đã hổ sung
khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống; ý thức
về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung cho ý thức cộng
đồng truyền thống; đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn.
Tất cả đã khiến cho lịch sử văn hoá Việt Nam lật sang trang mới.
3.2. Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng
văn hóa Đại Nam: Sự giao lưu với phương Tây mở đầu bằng giai
đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư
tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. Từ những năm 30-40 trở lại đây,
rõ ràng là văn hóa Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Tuy
nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, thời gian văn hóa là khái niệm mờ,
một giai đoạn văn hóa ngắn nhất (như Đại Nam) cũng phải tính
bằng vài thế kỉ cho nên may chục năm tồn tại của giai đoạn văn
hóa hiện đại chưa cho phép tổng kết đầy đủ những đặc điểm của
nó: Đây là giai đoạn văn hóa đang định hình.
Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây đem đến một sản phẩm
của cuộc giao lưu mới: chữ Quốc ngữ. lOMoARcPSD| 36149638
Câu 21: Trình bày những thay đổi về tư tưởng và văn hóa
trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc? Tại sao trong 1000 năm
Bắc thuộc người Việt không bị đồng hóa về văn hóa?
- Những thay đổi về tư tưởng và văn hóa giai đoạn 1000
năm Bắc thuộc:
+ Tiếp xúc cưỡng bức văn hóa Việt – Trung: tiếng Hán được
du nhập ồ ạt vào nước ta
+ Tiếp thu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ Mã Lai, Hán –
Tạng, nhất là Ấn Độ.
+ Đây vừa là giai đoạn để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc,
vừa là giai đoạn để tiếp thu văn hóa mới
=> Thành tựu tư tưởng, văn hoá: Từ trong các xóm làng cổ;
người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái vốn liếng
văn hoá bản địa; nội sinh tích luỹ được qua hàng nghìn năm trước.
Đành rằng trong suốt thời kì dài đằng đẵng đó; nhân dân ta phải
sống cảnh “cá chậu chim lồng” trong một cơ cấu văn minh ngoại
lai. Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân dân. Bất cứ lực
lượng xã hội nào; bất cứ bạo lực chính trị nào cũng không ngăn
cản được sự phát triển kinh tế; văn hoá tự mở lấy đường đi.
+ Văn hoá vật chất: Ngay trong khi vay mượn; nhân dân ta
vẫn thể hiện được tinh thần sáng tạo. Về văn hoá vật chất; từ chỗ
tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc; nhân dân ta đã
biết tìm tòi; khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ trầm; rêu biển)
để chế tác những loại giấy tốt; chất lượng; có phần hơn giấy sản
xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ
thuật gốm sứ Trung Quốc; ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc
đáo như: sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo); ống nhổ; bình
con tiện đầu voi; bình gốm có nạm hạt đá ở chung quanh cổ tựa
như loại “iang” của đồng bào Mơnông gần đây.
+ Văn hoá tinh thần: lOMoARcPSD| 36149638
Chủ thể mang truyền thống văn hoá ngàn xưa và sáng tạo nền
văn hoá mới trong khi không ngừng hấp thu và hội nhập những
yếu tố văn hoá ngoại sinh là người Việt cổ. Đấu tranh văn hoá;
trước tiên là sự đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hoá
của kẻ thù để bảo tồn nòi giống Việt.
Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và văn hoá Việt đặng
chống đồng hoá là sự bảo tồn tiếng Việt; tiếng mẹ đẻ; tiếng nói của dân tộc.
Tiếng nói là một thành tựu văn hoá; là một thành phần của
văn hoá. Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ được xác lập từ xưa ở
miền Đông Nam Á và điều đó chứng tỏ cái gốc tích lâu đời; bản
địa của dân tộc ta trên dải đất này.
Khi bị đế chế Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ;
tiếng Hán- và chữ Hán- được du nhập ồ ạt vào nước ta. Song nó
không thể tiêu diệt được tiếng Việt bởi một lí do rất đơn giản là
chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động
trong các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của
mình; cho nên họ duy trì tiếng nói của tổ tiên; tiếng nói biểu hiện
cuộc sống và tâm hồn người Việt.
Dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài; trong cuộc sống
đã xảy ra những biến đổi về vật chất và tinh thần; đã nảy sinh
những nhu cầu mới. Cho nên tiếng Việt cũng phải biến đổi và phát
triển. Trải qua nhiều thế kỉ; tiếng Việt ngày càng xa với trạng thái
ban đầu của nó. Nó đã hấp thu những yếu tố ngôn ngữ Hán. Tiếng
Việt có nhiều từ gốc Hán.
Trước và trong thời Bắc thuộc; tiếng Việt cũng tiếp thu nhiều
ảnh hưởng của ngôn ngữ Mã Lai; Tạng- Miến; và nhất là Ấn Độ
(các từ chỉ cây trồng như mít; lài.. và đặc biệt là các từ thuộc về
Phật giáo như Bụt; bồ đề; bồ tát; phù đồ; chùa; tháp; tăng già…).
Điều đó khiến vốn từ tiếng Việt thêm phong phú. lOMoARcPSD| 36149638
Nét đặc biệt; là lòng tôn trọng phụ nữ của phong hoá Việt cổ.
Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ; cố sức
thắt chặt họ vào cỗ xe “tam tòng; tứ đức” nhưng vẫn không ngăn
cản được truyền thống dũng cảm đánh giặc và lãnh đạo nhân dân
đánh giặc của Hai Bà Trưng; Bà Triệu…Vai trò của phụ nữ trong
gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao.
Cùng với phong tục dùng trống đồng; nhiều tục lệ cổ truyền
khác vẫn được giữ vững như tục cạo tóc hay búi tóc; xăm mình;
chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét
rỗng; tục nhuộm răng; ăn trầu cau… Cố nhiên; trong diễn trình
lịch sử; nhiều phong tục tập quán đã thay đổi. Từ tập quán giã gạo
bằng chày tay (hình ảnh khắc trên trống đồng); từ đầu công
nguyên trở về sau; người Việt chuyển sang lối giã gạo bằng cối
đạp (theo hệ thống đòn bẩy). Từ tập tục ở nhà sàn; dần dần người
Việt chuyển sang ở nhà đất bằng…
Từ thời Hán; nền văn học nghệ thuật Trung Quốc đã đạt đến
trình độ cao và có ảnh hưởng lớn ở vùng Đông Á. Nền văn học
nghệ thuật ấy cũng dần dần được du nhập vào nước ta. Do du nhập
bằng con đường nô dịch; với mục đích nô dịch nên mức độ truyền
bá cũng chậm và mức độ tiếp thu của ta cũng hạn chế nhiều.
Nhưng dù sao nó cũng để lại dấu ấn trên sự phát triển của nền văn
hoá Việt. Thời Văn Lang; Âu Lạc; ta chưa có một nền văn học
chính thức và thành văn tuy vẫn có một đời sống văn hoá khá cao.
Nét đặc trưng của nó là văn hoá ngôn từ (chứ không phải chữ
nghĩa sách vở) với phương thức thông tin truyền miệng. Nền văn
nghệ dân gian của ta khá giàu có và tiếp tục phát triển dưới dạng
các huyền thoại; huyền thích hay cao dao; tục ngữ. Cuộc sống của
nông dân còn hạn chế trong khuôn khổ xóm làng; vùng địa
phương; với những điều kiện còn chật hẹp; cho nên sự sáng tạo
về nghệ thuật còn mang tính chất giản dị. Sự du nhập nền văn học lOMoARcPSD| 36149638
nghệ thuật Trung Quốc đã có một tác dụng tích cực nhất định đối
với đời sống văn hoá Việt Nam; nhất là ở một số trung tâm chính
trị và buôn bán tập trung như Luy Lâu; Long Biên
Cho đến một hai thế kỉ sau công nguyên; văn hoá Đông Sơn
và nghệ thuật Đông Sơn vẫn tiếp tục tồn tại tuy đang trên đà suy thoái mạnh.
Về âm nhạc; bên cạnh một số nhạc cụ có chịu ảnh hưởng
Trung Hoa như khánh; chuông… chịu ảnh hưởng Ấn Độ và Trung
Á như trống cơm; hồ cầm; vẫn tồn tại những nhạc cụ độc đáo của
nền nhạc Việt như trống; khèn; cồng chiêng…
Phong tục tập quán thời các vua Hùng dựng nước nhìn chung
còn thuần hậu; chất phác. Đó là phong hoá tín ngưỡng của một cư
dân sống trong khung cảnh một nền văn minh nông nghiệp lúa nước đang phát triển.
Nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc
chỉ có bề dài của thời gian; chứ thiếu bề rộng trong không gian và
càng thiếu hẳn bề sâu trong lòng cấu trúc của xã hội nước ta. Nền
đô hộ ấy bạo ngược và thâm độc; song vẫn có phần hờt hợt và chỉ
có tác động trên bề mặt của xã hội Việt Nam.
- Giải thích:
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta không bị đồng hoá. Vì:
+ Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình
và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng
nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán
sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.
+ Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta,
dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng,
Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan... Nhân dân ta liên tục đứng lên
đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc. lOMoARcPSD| 36149638
+ Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương
Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến
động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.
+ Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết
dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng
phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu...
+ Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới
làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng xã
là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Câu 22: Trình bày đặc điểm văn hóa Đại Việt thời Lý?
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
+ Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
+ Hoạt động ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc,
điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng,
độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật Adi-
đà, hình rồng thời Lý.
+ Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
+ Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
+ Chăm lo việc giáo dục, tuyển chọn người tài (Năm 1070:
xây Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên)
=> Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự
ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc – Văn hoá Thăng Long.
Câu 23: Trình bày đặc điểm văn hóa Đại Việt thời Trần? lOMoARcPSD| 36149638
- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân
tộc,người có công với làng, nước...
- Tư tưởng: Nho, Phật, Đạo (chính sách: Tam Giao
đồngnguyên), trong đó Phật Giáo được chú trọng hơn.
- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múarối,
đấu vật, cướp cầu, đua thuyền...
- Tạo ra việc học hành quy củ, lập Quốc học viện cho conem
quý tộc, quan lại, nho sĩ
- Nền văn hóa bác học phát triển
Câu 24: Trình bày đặc điểm văn hóa Đại Việt thời Lê sơ? * Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đôThăng
Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi
để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm
tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của
đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy
đỗ989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nômgiữ
vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu
sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần
bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí,Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Namhình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu. lOMoARcPSD| 36149638
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều pháttriển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Câu 25: Trình bày và phân tích những thay đổi về kinh tế,
xã hội, tư tưởng của Việt Nam những năm cuối thế kỉ 19, đầu
thế kỉ 20 và nêu những thành công về tiếp xúc, giao lưu văn
hóa Việt Nam – phương Tây giai đoạn này?
- Những thay đổi về kinh tế, xã hội, tư tưởng của Việt Nam
những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng
bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia
phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
+ Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực
dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền
phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và
áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.
+ Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột,
cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên;
xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông,
bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa. Nền kinh tế nước
ta bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
+ Về tư tưởng: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn
hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín lOMoARcPSD| 36149638
dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm
đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của
nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính
sách ngu dân để dễ bề cai trị. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra của
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… nhưng đều thất bại.
- Những tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt Nam – phương Tây:
+ Đời sống nhân dân phát triển hơn
+ Ăn uống: có sự du nhập của các nền ẩm thực phương Tây:
rượu vang, bò bít tết, pate, khoai tây chiên, gà rán, hambuger…
+ Mặc: xuất hiện nhiều kiểu áo dài mới: âu phục, áo dài Trần
Lệ Xuân, comple, cà vạt, vest, váy đầm, âu phục, quần tây…)
+ Nơi ở: tiếp cận kiến trúc phương Tây, kiến trúc cổ và mới
+ Cơ sở vật chất: yếu tố mới bổ sung văn hóa truyền thống
+ Chữ viết: phát triển chữ Quốc ngữ thành ngôn ngữ quốc gia
ở Việt Nam, sự xuất hiện của Tiếng Anh du nhập vào nước ta
+ Nghệ thuật: được bổ sung thêm về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và phim ảnh
+ Tư tưởng yêu nước chuyển biến tiến bộ hơn, cách mạng giải
phóng dân tộc triệt để. Trong đó có tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc.
7. Văn hóa Việt nam từ 1945-nay
Bối cảnh lịch sử:
+ Lịch sử 30 năm chống xâm lược:
Cách mạng tháng 8 là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
Việt Nam. Từ đây; toàn dân Việt Nam bước sang một cuộc đời lOMoARcPSD| 36149638
mới; lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới. Ngày 2-91945;
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ở quảng
trường ba Đình lịch sử; chấm dứt chế độ thực dân nửa phong
kiến ở nước ta. Thế nhưng chỉ hai chục ngày sau đó; ngày 23-9-
1945; thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh trong vai trò lực
lượng đồng minh sang giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương;
gây hấn ở Nam Bộ. Ngày 19-12-1946; nghe theo lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; cả dân tộc
bước vào cuộc trường chinh kháng chiến ba ngàn ngày không
nghỉ để bảo vệ quyền độc lập mới giành lại được.
Trong cuộc chiến đấu không cân sức này; dân tộc Việt Nam;
ngoài một chủ nghĩa yêu nước truyền thống còn có một hệ tư
tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin soi đường. Ngày 21-7-1954; Hiệp
định Giơnevơ được kí kết; nước ta tạm thời chia làm hai miền
với hai thể chế chính trị khác nhau. Quân dân ta; dưới sự lãnh
đạo của Đảng ở hai miền cùng tiến hành hai nhiệm vụ chính trị
khác nhau. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đế
quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào miền Nam; từ chỗ
viện trợ đến chỗ đưa quân lính vào; gây chiến tranh với lực
lượng cách mạng của ta. Ngày 5-8-1964; Mĩ lại leo thang; dùng
máy bay đánh phá miền Bắc. Phạm vi cuộc chiến đấu bảo vệ dân
tộc không còn giới hạn ở miền Nam nữa; nói như Tố Hữu; cả
nước là chiến trường; “Ba mốt triệu nhân dân; tất cả hành quân;
tất cả thành chiến sĩ”. Năm 1968; chính quyền Mĩ phải chấp
nhận thất bại; không ném bom ở Bắc Việt Nam nữa; nhưng đến
năm 1972; chúng lại đưa máy bay ném bom phá hoại miền Bắc với quy mô lớn hơn. lOMoARcPSD| 36149638
Ở miền Nam; cuộc chiến tranh ngày càng mở rộng về quy mô và
khốc liệt về tính chất. Việt Nam trở thành nơi đấu đầu của hai
trào lưu tư tưởng trên thế giới. Với chiến dịch Hồ Chí Minh năm
1975; công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta
toàn thắng; giành lại toàn vẹn non sông.
Như thế; nét riêng của lịch sử Việt Nam 50 năm qua là cả
dân tộc phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm. Nhìn ở
phương diện văn hoá học; chiến tranh là “giai điệu” không bình
thường của cuộc sống. Tính chất không bình thường này sẽ chi
phối mọi phương diện trong đời sống văn hoá dân tộc từ nội
dung đến thể loại; loại hình.
+ Sự thay đổi toàn diện của xã hội Việt Nam:
Tác động lớn nhất của cuộc cách mạng tháng tám đối với
văn hoá là tạo ra một xã hội của những người chủ mà nguồn gốc
xuất thân của họ là nông dân; công nhân. Từ thân phận bị áp
bức; nô lệ; họ vụt đứng lên làm chủ cuộc đời mình và xây dựng
một xã hội của mình. Sự vận động xã hội thực sự có những thay
đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và cá nhân;
kinh tế; chính trị đến văn hoá.
Ở nông thôn; việc tổ chức đời sống sản xuất vào thời
chiến tranh được làm theo mô hình hợp tác xã; nông trường
quốc doanh đã khiến cho diện mạo làng xã ở nông thôn Bắc Bộ
có một thời hơi khác so với xã hội nông thôn Việt Nam cổ
truyền. Nếu nhìn ở phương diện kinh tế- chính trị; mô hình ấy đã
góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì
ở phương diện văn hoá; thực ra; nó chưa đủ sức để làm biến đổi
hẳn làng xã cổ truyền; nhất là ở Bắc bộ. Từ sau năm 1985; chủ
trương khoán hộ được thực hiện đại trà. Công cuộc đổi mới do lOMoARcPSD| 36149638
Đảng đề xướng; lãnh đạo đã đem đến cho nông thôn Việt Nam một sinh khí mới.
Trong khi đó; từ năm 1945 đến nay; nền công nghiệp của
Việt Nam có nhiều bước tiến nổi bật; dần vượt lên hẳn những gì
chính phủ thực dân đã làm trước 1945. Các khu công nghiệp
Việt Trì; Thái Nguyên; Vinh; Hải Phòng… xuất hiện làm cho bộ
mặt xã hội Việt Nam thay đổi hẳn. Sau năm 1975; chúng ta lại
có điều kiện xây dựng xã hội trong thời bình. Từ sau năm 1975
đến năm 1985; nền công nghiệp có phát triển; đạt được nhiều
thành tựu nhưng không phải không mắc những sai lầm. Công
cuộc đổi mới sau năm 1986 khiến cho nhịp độ phát triển công
nghiệp nói riêng; kinh tế nói chung nhanh hơn rất nhiều.
Về giáo dục; “Một thành tựu xuất sắc của Cách mạng
tháng Tám là đặt nâng cao dân trí là nhiệm vụ thường xuyên của
chính quyền nhân dân- sản phẩm của cách mạng; thức tỉnh mọi
tầng lớp nhân dân có ý thức về quyền lợi trách nhiệm học tập.
Thời đại mới này là thời đại truyền thống hiếu học của dân tộc
Việt Nam được phát triển rực rỡ nhất.
Lần đầu tiên; nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
đã từng bước xây dựng được một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh;
đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí của nhân dân; nhất là của
thế hệ trẻ; phục vụ đắc lực các cuộc kháng chiến cứu nước;
giành và bảo vệ độc lập dân tộc; hoà bình; thống nhất đất nước
cũng như xây dựng và phát triển đất nước với một xã hội công
bằng; văn minh; đem lại hạnh phúc cho toàn thể dân tộc; cho
từng người và từng gia đình.” Theo điều tra dân số năm 1989; tỉ
lệ người biết chữ ở Việt Nam là 88%. lOMoARcPSD| 36149638
Số học sinh các cấp học tăng lên theo từng năm; chẳng hạn; năm
1989-1990 con số này là 14.649.455 thì năm 1992-1993 con số
đó là 15.215.897 và đến năm 1993-1994; nó đã là 16.012.702.
Một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đã xuất hiện với 450 tiến
sĩ; 3000 phó tiến sĩ; 600 giáo sư; 2800 phó giáo sư và hơn một
triệu người có trình độ từ công nhân kĩ thuật đến đại học tính
đến thời điểm năm 1995.
Như thế; những thay đổi cơ bản từ kinh tế đến giáo dục
khiến cho xã hội Việt Nam có những thay đổi căn bản. Nhìn ở
phương diện văn hoá học; ít nhất cần ghi nhận các khía cạnh sau: –
Người dân; với tư cách công dân được khẳng định. Cùng
với điều này; ý thức cá nhân được tô đậm. –
Dân trí ngày càng được nâng cao; tầng lớp trí thức càng
ngày càng đông đảo. Như vậy; chủ/ khách thể của văn hoá Việt
Nam thay đổi so với giai đoạn trước cả về chất lượng lẫn số lượng.
+ Sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện văn hoá:
Khác với các giai cấp từng giữ vai trò lãnh đạo xã hội Việt
Nam; giai cấp vô sản rất chú trọng lãnh đạo các phương diện của
văn hoá. Quán triệt và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin; Đảng ta
đã có một quan điểm đúng đắn về văn hoá; đồng thời có một
phương pháp lãnh đạo đúng đắn đối với văn hoá. Quan điểm ấy
là sự kết hợp những nguyên tắc cách mạng với những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngay từ những năm chưa giành được chính quyền; Đảng
Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã
chú trọng đến văn hoá. Năm 1943; bản Đề cương văn hoá Việt lOMoARcPSD| 36149638
Nam của Đảng được công bố. Bản đề cương nhấn mạnh ba
nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá là: dân tộc hoá;
đại chúng hoá và khoa học hoá.
Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hoá mới
ở giai đoạn sau năm 1945. Ngày 24-11-1946; Hội nghị văn hoá
toàn quốc lần thứ hai họp tại chiến khu Việt Bắc. Đồng chí
Trường Chinh- lúc ấy là Tổng bí thư của Đảng- đã trình bày bản
báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam. Có thể nói
đây là văn kiện lí luận đầu tiên mà Đảng ta đã vận dụng chủ
nghĩa Mác- Lênin để giải quyết một số vấn đề thuộc văn hoá Việt Nam.
Các đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957); lần thứ ba
(1962); lần thứ 4 (1968) do Đảng ta trực tiếp chỉ đạo đều đã
đánh giá đúng đắn những thành tựu đã qua và đề ra phương
hướng cho chặng đường tới.
Đại hội đại biểu lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Việt Nam
trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật; đã khẳng
định vị trí; vai trò của văn hoá văn nghệ. Nối tiếp tinh thần này;
nghị quyết V của Bộ chính trị đã khẳng định văn hoá là nhu cầu
thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội; thể hiện trình độ
phát triển chung của một đất nước; một thời đại; là lĩnh vực sản
xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hoá; những công trình
nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác; làm giàu
đẹp thêm cuộc sống con người.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã tiếp tục phát
triển những luận điểm cơ bản của Đại hội VI; cũng như nghị
quyết V của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VII.
Triển khai nghị quyết này; hội nghị lần thứ IV của BCH Trung lOMoARcPSD| 36149638
ương khoá VII đã đưa ra nghị quyết về công tác văn hoá văn nghệ.
Nghị quyết đã khẳng định; văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội; thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một
dân tộc; là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất giữa con người
với con người; với xã hội và với thiên nhiên: Văn hoá vừa là
một động lực thức đẩy kinh tế xã hội vừa là một mục tiêu của chúng ta.
Tháng 7 năm 1998; nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH Trung
ương khoá VIII lại tiếp tục khẳng định quan niệm ấy và chỉ ra
phương hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Như vậy; từ Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 đến
nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khoá VIII;
quan điểm của Đảng về văn hoá ngày càng tiếp cận tính chất
khoa học của đối tượng. Đồng thời; sự lãnh; chỉ đạo của Đảng
đã sâu sát; kịp thời. Chính quan điểm; sự lãnh-chỉ đạo này đã
khiến văn hoá Việt Nam từ 1945 đến nay có bước phát triển vượt bậc.
Sự phát triển văn hoá:
Tiến trình 50 năm qua của văn hóa Việt Nam thực ra rất
ngắn ngủi so với toàn bộ diễn trình văn hóa Việt Nam; nhưng lại
là một giai đoạn văn hóa Việt Nam phát triển cả về lượng lẫn về
chất. Tuy vậy; nó lại là một giai đoạn còn đang chịu sự thử thách
khắc nghiệt của thời gian. Sự khái quát những đặc điểm của tiến
trình văn hóa Việt Nam từ năm 1945 đến nay còn ở mức ban đầu.
+ Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp: lOMoARcPSD| 36149638
Điều dễ nhận thấy của văn hóa Việt Nam từ năm 1945 đến
nay là sự phát triển của văn hóa chuyên nghiệp; chuyên nghiệp
hóa hoạt động văn hóa. Sự phát triển này ngày càng khẳng định
rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc; cũng khẳng định sự tiếp cận với
xu thế hiện đại của thời đại. Chín năm kháng chiến chống Pháp
ác liệt; hoạt động báo chí; in ấn vẫn được chú trọng. Năm 1947;
Đảng ta chủ trương xây dựng lại các nhà xuất bản sách và các
báo. Hoạt động văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong
thời kì kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng chín năm từ 1945
– 1954; ta đã xuất bản được 8. 579.415 bản sách; sản xuất được
35 bộ phim thời sự tài liệu.
Ngay sau khi hòa bình lập lại; lực lượng hoạt động văn
hóa nghệ thuật chuyên nghiệp được được tổ chức lại. Các đoàn
kịch nói như Hà Nội; Quân đội; Nam bộ; đoàn ca múa nhạc
Trung ương; Đoàn văn công Tổng cục chính trị; Đoàn dân ca
khu V; Đoàn ca kịch Trị Thiên…; các thể loại như nhạc; kịch;
thơ múa; kịch múa; các thể loại nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh
hoa văn hóa bác học thế giới là những thể loại đòi hỏi phải có
kiến thức phong phú; trình độ kĩ thuật nghiệp vụ cao (cả về sáng
tác lẫn biểu diễn) đã phát triển.
Chính vì thế có thể nói rằng đây là thời kì nghệ thuật ca múa và
sân khấu; đặc biệt là kịch nói rất phát triển. Nghệ thuật điện ảnh
qua thời kì phôi thai trước năm 1945; sau chín năm kháng chiến
và từ 1954 đến nay là bước phát triển đột biến. Đã có những
phim Việt Nam như Cánh đồng hoang và một số phim khác đoạt giải thưởng quốc tế.
Cùng với điện ảnh là nghệ thuật sân khấu; tạo hình; tất cả đều rất phát triển. lOMoARcPSD| 36149638
Đáng kể hơn cả là sự phát triển của văn học. Trong lịch sử
văn học dân tộc; chưa bao giờ đội ngũ sáng tác văn học lại đông
đảo như hiện tại và có nhiều tác phẩm như thời gian từ 1945 đến
nay. Sự đa dạng về chủ đề; trong sáng về ngôn từ; phong phú về
sáng tác; thể loại đã khiến cho nền văn học hiện đại xứng đáng
với đánh giá của Đại hội đại biểu lần thứ tư của Đảng Cộng sản
Việt Nam.: Đứng vào hàng tiên phong của văn học các dân tộc
bị áp bức; đấu tranh giải phóng dân tộc.
Có được những thành tựu ấy chính là nhờ sự phát triển cả
về chất và lượng của đội ngũ hoạt động văn hóa chuyên nghiệp.
Trình độ dân trí được nâng cao; khiến cho chủ/ khách thể của
văn hóa Việt Nam thay đổi. Nhiều nhà hoạt động văn hóa sinh ra
và trưởng thành từ đội ngũ những người lao động. Xin đơn cử
những nhà văn như Võ Duy Tâm; Nguyễn Khải… Cả hai vốn là
công nhân; bộ đội. Hoặc Trần Đăng Khoa- nhà thơ thiếu nhi
được người đọc trong nước và thế giới biết đến; vốn là con em
của một gia đình nông dân; nhờ học tập dưới mái trường chủ
nghĩa xã hội mà thành nhà thơ.
Mặt khác; chính hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân
tộc đã đào luyện một đội ngũ những nhà hoạt động văn hóa nghệ
thuật chuyên nghiệp. Hàng loạt các tác giả ở mọi lĩnh vực như
văn học với Tố Hữu; Chế Lan Viên; Huy Cận; Xuân Diệu; Tế
Hanh; Nguyễn Khoa Điềm; Lê Anh Xuân; Phạm Tiến Duật;
Nguyễn Quang Sáng; Xuân Quỳnh; Lưu Quang Vũ; Hữu
Thỉnh…; điện ảnh như Phạm Văn Khoa; Bùi Đình Hạc; Trà
Giang; Nguyễn Hải Ninh; Khải Hưng…được tôi luyện qua hai
cuộc kháng chiến trở thành những tác giả; những nhà hoạt động
văn hóa chuyên nghiệp trong thời gian qua. lOMoARcPSD| 36149638
Hơn nữa; sự thay đổi trong chủ/khách thể của văn hóa
Việt Nam cần phải được nhìn nhận từ phía phong trào văn hóa
quần chúng. Chưa bao giờ trong diễn trình văn hóa Việt Nam lại
có một phong trào văn hóa quần chúng như 50 năm qua. Nếu
trong kháng chiến chống Pháp có phong trào kháng chiến hóa
văn hóa; văn hóa hóa kháng chiến thì kháng chiến chống Mĩ lại
có phong trào tiếng hát át tiếng bom; tiếng loa hòa tiếng súng.
Tất cả những phong trào này đều là phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng.
Sự phát triển áy; ít nhất phải được ghi nhận từ hai phương
diện: Chứng tỏ sự thay đổi chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam
và tạo môi trường; tạo nguồn cho văn hóa chuyên nghiệp phát triển.
+ Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống:
Từ quan điểm về văn hóa; những năm qua; Đảng; Nhà nước ta
rất chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Chưa
bao giờ trong diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam; văn hóa
truyền thống lại được chú trọng kế thừa; phát huy một cách sâu
sắc đến như vậy. Ngay từ năm 1946; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phát biểu trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất: “Phải
biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và
nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất dân
tộc; khoa học và đại chúng.
”Cho nên; 50 năm qua; công tác kế thừa; phát triển văn hóa
truyền thống đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chẳng hạn với
nghệ thuật truyền thống chèo; tuồng; mĩ thuật dân gian; việc kế
thừa được thực thi ở cả hai phương diện khôi phục; bảo tồn và
chỉnh lí; cải biên. Công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian
đã đạt được những thành tựu vượt bậc. lOMoARcPSD| 36149638
Nếu như “trước Cách mạng tháng Tám; ở nước ta chưa có ngành
nghiên cứu văn học dân gian và khoa nghiên cứu văn hóa dân
gian” thì hiện nay khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đã phát
triển; trở thành một ngành khoa học có vị thế quan trọng trong
các ngành nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam.
Các lĩnh vực của văn hóa dân gian được khai thác; lĩnh vực nào
cũng có những công trình đáng kể như văn học dân gian với Tục
ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan; Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi…; như lễ hội với
Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ Việt Nam do Lê Trung
Vũ chủ biên; Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại
do Đinh Gia Khánh; Lê Hữu Tầng đồng chủ biên…; như mĩ
thuật dân gian với các công trình Mĩ thuật thời Lý; Trần;
Lê sơ; Mạc; Mĩ thuật Huế của Viện mĩ thuật (nay thuộc trường
Đại học Mĩ thuật Hà Nội)…
Với văn hóa bác học; công việc nghiên cứu đã đạt được
những thành tựu đáng kể; nhiều tác giả của văn học cổ được
nghiên cứu; đánh giá; khẳng định như Nguyễn Trãi; Nguyễn Du;
Hồ Xuân Hương; Cao Bá Quát; Nguyễn Đình Chiểu… Hầu hết
tác giả; tác phẩm của văn học dân tộc đã được giới thiệu; nghiên
cứu. Có lẽ; chỉ dưới ánh sáng của thời đại mới; văn học truyền
thống mới được đánh giá với đầy đủ các giá trị của nó.
Sau nghị quyết V của Bộ Chính trị BCH Trung ương khóa
VI; đặc biệt là sau nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung
ương khóa VII về văn hóa văn nghệ; việc khai thác di sản văn
hóa dân tộc ngày càng được chú trọng. Vấn đề gìn giữ bản sắc
văn hóa dân tộc được Đảng; Nhà nước ta đặt ở tầm vĩ mô để giải
quyết các công việc nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vì
thế; việc kế thừa phát huy các giá trị văn hóa mới và kết quả của lOMoARcPSD| 36149638
công việc không chỉ là bảo lưu; gìn giữ văn hóa dân gian; truyền
thống mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn hóa
chuyên nghiệp; đồng thời chứng tỏ sự thống nhất của văn hóa
các dân tộc ở Việt Nam.
+ Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng:
Nét khác biệt căn bản giữa văn hóa từ 1945 đến nay và
các giai đoạn trước là ở mức độ của sự giao lưu văn hóa. Giai
đoạn từ 1945 đến nay; sự giao lưu này diễn ra trong sự tự nhiên
và tự giác. Điểm xuất phát của vấn đề là quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước
ngoài để xây dựng nền văn hóa mới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá
trình lãnh đạo; chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác văn hóa.
Việc trao đổi văn hóa với nước ngoài được chú ý ngay từ sau khi
hòa bình lập lại ở tất cả các bộ môn văn hóa: sân khấu; âm nhạc;
ca múa; giao hưởng; điện ảnh; thư viện; bảo tàng; văn hóa quần
chúng; ba lê;… Nhiều hiệp định văn hóa được kí giữa nước ta và
các nước bạn. Sự trao đổi văn hóa giữa nước ta với các nước bạn cũng đã diễn ra.
Mặt khác; từ năm 1951; nhất là sau năm 1954; khi Việt
Nam là thành viên của các nước XHCN nên sự giao lưu văn hóa
giữa nước ta với các nước XHCN như Liên Xô và các nước
Đông Âu (trước đây) cũng như Trung Quốc đã được đẩy mạnh.
Trong khi đó ở miền Nam; từ năm 1954 đến năm 1975; giao lưu
giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Mĩ không phải là giao lưu
tự nhiên mà là giao lưu cưỡng bức.
Từ sau năm 1975; hai miền thống nhất; việc giao lưu văn
hóa giữa nước ta và thế giới càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Và cuối
cùng; không thể không công nhận sự tiến bộ về khoa học kĩ lOMoARcPSD| 36149638
thuật; nhất là khoa học thông tin hiện đại đã khiến cho việc giao
lưu văn hóa ở thời hiện đại diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây.
Tóm lại; giai đoạn từ năm 1945 đến nay thực ra là ngắn
ngủi so với diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam. Thêm vào
đó trong giai đoạn này văn hóa Việt Nam lại phát triển trong
điều kiện của cuộc chiến tranh giữ nước kéo dài trong 30 năm;
trong điều kiện lịch sử đầy biến động phức tạp; trong điều kiện
khoa học công nghệ thông tin phát triển như vũ bão khắp toàn
cầu nhưng nó vẫn đạt được những thành tựu rất đỗi tự hào; tiếp
nối mạch phát triển của văn hóa dân tộc.