-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác -Thứ nào có tính khách quan đều là vật chất “Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người”. VD: Cầm một cây bút chì trên tay và dùng ý thức nói rằng “ bút chì ơi bạn hãy biến mất” thì cái bút chì đâu có thể biến mất được ý thức không thể quyết định được sự tồn tài hay không của cái bút chì này. Vì cây bút chì là vật chất và có tính khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Triết học mác - lênin (LT1011) 87 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Đề cương ôn tập học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác -Thứ nào có tính khách quan đều là vật chất “Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người”. VD: Cầm một cây bút chì trên tay và dùng ý thức nói rằng “ bút chì ơi bạn hãy biến mất” thì cái bút chì đâu có thể biến mất được ý thức không thể quyết định được sự tồn tài hay không của cái bút chì này. Vì cây bút chì là vật chất và có tính khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011) 87 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN
1. Khái niệm vật chất và các hình thức tồn tại của vật
chất theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. 1.1. Vật chất:
-KN: Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp
lại, chép lại, phản ánh tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác -Thứ
nào có tính khách quan đều là vật chất “Tính khách quan là tính
độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người”
VD: - Cầm một cây bút chì trên tay và dùng ý thức nói rằng “ bút
chì ơi bạn hãy biến mất” thì cái bút chì đâu có thể biến mất được
ý thức không thể quyết định được sự tồn tài hay không của cái
bút chì này. Vì cây bút chì là vật chất và có tính khách quan
- Đun nước đến 100 độ C thì nước sẽ chuyển sang trạng thái hơi
(đây là quy luật) những nếu chúng ta dùng ý thức của mình muốn
nước chuyển sang trạng thái hơi ở 10 độ C đương nhiên là không
được. Quy luật nước sôi ở 100 độ C này cũng là vật chất vì có tính
khách quan, tồn tạo không phụ thuộc vào ý thức
=> Vật chất có thể là: vật thể, tri thức, quy luật hay bất cứ thứ gì
tồn tạo khách quan không phụ thuộc vào ý thức
1.2. Các hình thức tồn tại của vật chất a. Vận động
Vận động: “ Hiểu theo nghĩa chung nhất, bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy” -
Là phương thức tồn tại của vật chất: thông qua vận động, các dạng
vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình -
Là thuộc tính cố hữu của vật chất:không có vật chất không vận
động , không có vận động nằm ngoài vật chất - Nguồn gốc của sự
vận động nằm bên trong vật chất tức sự tự thân vận động của
vật chất - Đứng im cũng là một hình thức đặc thù của vận động, vận động trong sự
cân bằng( chưa làm thay đổi cơ bản bản chất của sự vật). Đứng im chỉ là
tạm thời , tương đối, chỉ diễn ra trong 1 mqh với 1 hình thức vận động ở
thời điểm nhất định còn vận động là thuộc tính cố hữu , phương thức tồn
tại của vật chất nên vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn.
- Các hình thức vận động
+ Vận động cơ học: Chuyển dịch vị trí của vât thể trong không gian
+ Vận động vật lý: Quá trình biến đổi của điện, trường, các hạt cơ bản...
+ Vận động hóa học: Quá trình phân giải, hóa hợp các hợp chất vô cơ, hữu cơ.
+ Vận động sinh học: Sự biến đổi của cơ thể sống, cấu trúc gen....
+ Vận động xã hội: Sự biến đổi các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa
b. Không gian và thời gian Không gian:
- Sự cùng tồn tại và tách biệt giữa các sự vật
- Quy mô và mức độ kết cấu của sv
-Vị trí và trật tự phân bố của sự vật trong thế giới. Thời gian
Thời gian phản ánh những quá trình kế tiếp nhau của mọi sự vật,
hiện tượng, theo trật tự từ trước tới sau, từ xuất hiện, tồn tại và
diệt vong của mọi quá trình vật chất trong không gian.
→ Không thể tách biệt không gian và thời gian thành hai hiện
tượng, trạng thái, quá trình độc lập.
Không gian - thời gian - vật chất tồn tại trong sự thống
nhất.Không có vật chất tồn tại ngoài không gian, thời gian và
ngược lại, không có không gian, thời gian phi vật chất.
- Tính chất của không gian thời gian + Tính khách quan + Tính vĩnh cửu vô tận
+ Tính ba chiều của không gian và một chiều của thời gian
+ Không gian và thời gian mang tính tương đối
2. Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức theo chủ nghĩa duy
vật biện chứng. - Nguồn gốc tự nhiên: có nhiều yếu tố cấu thành
nguồn gốc tự nhiên nhưng 2 yếu tố cơ bản chủ yếu là bộ óc người
và mqh giữa con ng với tgioi khách quan.
+Về bộ óc người: ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất
có tổ chức cao của bộ não người, là kết quả của quá trình tiến
hóa, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.
+ Về mqh con người – thế giới khách quan: tgkq được phản
ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã được tác động
đến bộ óc người, hình thành nên ý thức. - Nguồn gốc xã hội: có
nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội nhưng cơ bản nhất và
trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ. + Lao động: sáng tạo
ra bản thân con người, giúp cng tách ra khỏi tgioi động vật; nhờ
có lao động con người tác động vào tự nhiên buộc chúng bộc
lộ các thuộc tính mà nhờ đó cng mới có ý thức. + Ngôn ngữ:
nhờ có lao động hình thành nên nhu cầu giao tiếp, từ đó xuất
hiện ngôn ngữ. Ý thức không thể toòn tại nếu không có ngôn ngữ. - Bản chất
+ Là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa
trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan về thế giới
khách quan ,là phản ánh tích cưc, chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan .
+ Là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy
định cả về nội dung và hình thức biểu hiện , nhưng nó không còn
y nguyên như thế giới khách quan mà nó còn cải biến thông qua
lăng kính chủ quan ( tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm của con
người) + Tính năng động , sáng tạo:thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý
tưởng, giả thuyết ...dựa trên cơ sở cả sự phản ánh + Là một hiện
tượng xã hội và mang bản chất xã hội: do sự ra đời và tồn tại của
ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các
quy luật tự nhiên và các quy luật xã hội .
3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp
luận. Liên hệ với hoạt động của bản thân
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự
vật,hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan
điểm lịch sử– cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. a.
Quan điểm toàn diện -
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liênhệ, tác
động qualại với nhau, do vậy khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần
tuân thủ nguyên tắc toàn diện. -
Thứ nhất, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nótrong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, thuộc
tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó. -
Thứ hai, xem xét các mối liên hệ tất yếu của đốitượng đó và
nhậnthức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại để phản ánh
đầy đủ sựtồn tại khách quan với nhiều thuộc tính mối liên hệ,
quan hệ và tác động qua lại của đối tượng. -
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liênhệ với đối
tượngkhác và với môi trường xung quanh, kể cả trực tiếp, gián
tiếp, trongkhông gian, thời gian nhất định, nghiên cứu cả những
mối liên hệtrong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai. - Thứ
tư, tránh quan điểm phiến diện, một chiều khi xem xét sự
vật,hiện tượng. Tức là chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác,
hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy
cái bản chất, cái quan trọng nhất của đối tượng nên dễ rơi vào
thuật nguỵ biện, chủ nghĩa chiết trung.
b. Quan điểm lịch sử – cụ thể: Cần xét đến những tính chất đặc
thù của đối tượng nhận thức và tình huống giải quyết khác nhau
trong thực tiễn. Xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mỗi liên
hệ để có giải pháp đúng đắn và hiệu quả. Như vậy, trong nhận
thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan
điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh quan điểm chiết trung, nguỵ biện
• Vận dụng liên hệ
* Vận dụng quan điểm toàn diện trong cuộc sống, học tập của bản thân. Trong cuộc sống:
- Khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải nhìn đó dưới nhiều
góc độ, khía cạnh, nhiều mặt khác nhau, nhìn nhận và đánh giá
một cách toàn diện các mặt của một vấn đề để hiểu được bản
chất của nó một các đầy đủ và sâu sắc nhất, không thể chỉ nhìn
bề ngoài hay một khía cạnh nào đó mà phán xét, đánh giá một
sự vật, hiện tượng hay con người. -
Cần tránh “trông mặt mà bắt hình dong” hay như những người
thầy bói câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” chỉ cảm nhận
một bộ phận của con voi mà đã đưa ra nhận định về hình dạng
của nó. Nếu cứ như vậy thì mãi chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ được.
Ví dụ: Khi tiếp xúc với người xa lạ nào đó, có lẻ vẻ bề ngoài sẽ là
ấn tượng đầu tiên của mình về họ. Khi nhìn thấy một người xăm
trổ đầy người, bản thân tôi thấy sợ hãi và thậm chí kì thị họ
nhưng sau khi tiếp xúc tôi thấy họ lại có một trái tim ấm áp giàu
lòng yêu thương và sự trắt ẩn. Ẩn đằng sau vẻ bặm trợn, gân guốt
đó là một tấm lòng thương người và luôn giúp đỡ những con
người có số phận khó khăn, kém may mắn có
thể bằng tiền bạc hoặc vật chất. Vì vậy mà đừng để vẻ bề ngoài
của một con người đánh lừa bạn, hãy nhìn nhận tất cả các khía
cạnh khác của họ, bạn sẽ cảm nhận được con người thật của họ
là như thế nào giống như bản thân tôi. Vì vậy muốn đánh giá
một con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn
nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời điểm từng hoàn
cảnh khác nhau. Tôi phải đặt một con người trong mối liên hệ
với tất cả mọi thứ xung quanh họ để có thể nhìn nhận một cách
đầy đủ từng khía cạnh để biết họ là con người như thế nào, có
nên kết bạn hay nói chuyện hay không. Trong quan hệ giữa
người với người, cần phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng
con người. Phải luôn cư
xử lễ phép với người lớn tuổi và tôn trọng bạn bè hay những
người xung quanh mình. Ngay cả quan hệ với một con người
nhất định ở những không gian và trong những thời gian khác
nhau cũng phải có cách giao tiếp phù hợp: “Đối nhân xử thế”.
4. Khái niệm cái riêng và cái chung. Mối quan hệ biện chứng
giữa cái riêng và cái chung. Bài học phương pháp luận vận
dụng trong hoạt động thực tiễn 4.1.Khái niệm: -
Cái chung: Là phạm trù dùng để chỉ những thuộc tính, những
mặt giống nhau và được lặp lại trong các cái riêng khác nhau -
Cái riêng: Là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, hiện
tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định - Cái đơn nhất: Là phạm
trù dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ có ở sự vật, hiện
tượng này mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác VD: -
Hai bạn SV A và B thì mỗi bạn SV là một cái riêng nhưng ở mỗi
bạn SV này sẽ có những thuộctính giống nhau như là cùng là SV,
cùng giới tính nam, cùng độ tuổi. Cái chúng; cái đơn nhất chính
là dấu vân tay của hai bạn vì dấu vân tay của mối người là khác nhau.
4.2.Mối quan hệ của cái riêng-cái chung-cái đơn nhất
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu
hiện sự tồn tại của mình -> Không có cái chung thuần túy tồn
tạo bên ngoài cái riêng VD: Không có con sông chung nào tồn
tại bên ngoài sông Nin, sông Hồng,… hay con sông cụ thể khác
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung ->
Không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập
VD: Mỗi con người là mỗi cái riêng nhưng mà mỗi con người
không thể tồn tại bên ngoài mối liên hệ với XH và TN, không có
cá nhân nào mà không chịu sự tác động của những cái chung
tức là các quy luật sinh học hay các quy luật XH
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phông phú. Cái chung là cái bộ phận, sâu sắc
VD: Trong một lớp học có 8 bạn SV là 8 cái riêng khác nhau đa
dạng, phong phú sắc thái khác nhau như là tính tình, ngoại
hình, năng lực riêng biệt, phong cách nhưng có cái chung là đều
còn trẻ, có tri thức, được đào tạo chuyên môn và nó phản ánh
sâu sắc bản chất SV của 8 bạn này
+ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong
quá trình phát triển - Ý nghĩa:
+ Cái chung tồn tại trong cái riêng, biểu thị thông qua cái riêng:
chỉ có thể tìm cái chung trong những sự vật, hiện tượng riêng lẻ
không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người
+ Cái chung là cái sâu sắc, bản chất: phải dựa vào cái chung, để
tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết
những nguyên lý chung, sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng
hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng
+ Cái đơn nhất có thể thành cái chung và ngược lại: trong hoạt
động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất
tích cực trở thành cái chung và cái chung tiêu cực trở thành cái
đơn nhất. 4.3. Vận dụng
Gia đình còn là một bến bờ vững chắc nếu chúng ta có sa cơ
lỡ vận. Ngoài ra gia đình còn là một tổ hợp chính thể của tất cả
những quan hệ ông – bà, con – cháu, vợ - chồng, anh – em. Họ
là một tổ hợp của lối sống đầm ấm, chan hoà. Ở đó chúng ta có
tình thương yêu vô bờ bến không có khoảng cách, được gieo
trồng và vun đắp trong mỗi con người. Đó là những cái chung
còn về bản thân của chúng ta là một cái riêng trong cái chung
đó. Mà trong đó con người chúng ta có những đặc tính, đặc
điểm, học vấn, tính cách khác nhau giữa mỗi con người. Cái
riêng này tạo ra những khác biệt chomỗi người trong gia đình.
Mỗi con người sinh ra đều có họ tên, ngày tháng năm sinh, có
các đặc điểm nhận dạng dấu vân tay,… đặc điểm di truyền như
ADN, tính cách: nhu mì, hiền lành… tất cả những đăc điểm đó
tạo nên sự khác biệt giữa các thành viên với nhau, cũng như
giữa con ngưới với con người trong một xã hội. Còn đối với gia
đình, khi ta nhắc đến 2 từ đó thôi thì ta cũng có thể hình dung
ra được những đặc điểm chung nhất để tạo nên một gia đình
đó là mỗi thành viên trong gia đình đó có mối liên hệ với nhau
về mặt huyết thống hay có mối liên hệ vể mặt luật pháp: ông,
bà, cha, mẹ, con, anh chị em… Tất cả cùng sống trong một mái
nhà cùng lao động, cùng sinh
hoạt, cùng xây đắp nên một gia đình hoàn chỉnh hơn. Và gia
đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân
cách cho mỗi con người trong xã hội.
5. Khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn 5.1.Khái niệm:
+ Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau, và sẽ gây ra một biến đổi nhất định
nào đó + Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất
hiện do nguyên nhân gây ra -
Nguyên cớ: là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả -
Điều kiện: là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết
quả nhưng bản thân điều kiện không sinh ra kết quả. 5.2. Mối
quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách
quan,tất yếu + Nguyên nhân có trước và sinh ra kết quả
+ Có nguyên nhân thì chắc chắn sẽ có kết quả
+ Có kết quả thì tức là do nguyên nhân gây ra
--> Một kết quả có thể do một nguyên nhân tạo ra hoặc do
nhiều nguyên nhân tạo ra--> Tránh tư tưởng chủ quan
VD: Bạn A có tính côn đồ thì tính côn đồ là kết quả của rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tính côn đồ đó như được di truyền, do
không được GD tốt, do môi trường sống --> tìm và triệt tiêu đủ nguyên nhân gây nên
VD: Chặt phá rừng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả
là có đất để canh tác, có gỗ hay
những kết quả xấu như xói mòn đất, biến đổi khí hậu
--> Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên
nhân của một kết quả khác 5.3. Ý nghĩa:
+ Nguyên nhân luôn có trước kết quả: muốn tìm nguyên nhân
của một hiện tượng nào đó cần tìm những sự kiện xảy ra trước
khi hiện tượng đó xuất hiện.Và muốn loại bỏ kết quả nào đó,
cần loại bỏ nguyên nhan làm nảy sinh ra nó
+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra: cần phân
loại các nguyên nhân để có những giải pháp xử lý đứng đắn.Kết
hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy hình thành
kết quả tích cực.Triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế
kết quả không mong muốn
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả: phải tìm ra
những kết quả nào là kết quả chính, kết quả nào phụ, cơ bản và
không cơ bản + Nguyên nhân sinh ra kết quả.Kết quả lại trở
thành nguyên nhân tiếp theo: Trong hoạt động thực tiễn chúng
ta cần phải có tầm nhìn,điều chỉn nguyên nhân ban đầu để định
hướng kết quả trong tương lai 5.4. Vận dụng:
Ví dụ, lợi nhuận buôn ma túy là rất cao, cho nên bọn buôn bán
ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán
ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất
có hại, hành động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy
nhiên, những tác động đó người ta không thể ngăn chặn một
sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những quan hệ lợi ích
tác động vào quan hệ nhân – quả.
6. Khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và và
hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng trong hoạt động thực tiễn 6.1.Khái niệm:
+ Nội dung: Phạm trù nội dung dùng để chỉ toàn bộ các mặt, các
yếu tố, quá trình cấu thành nên sự vật, hiện tượng
+ Hình thức: Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn
tại của sự vật, hiện tượng. Là hệ thống các mối liên hệ giữa các
yếu tố của sự vật, hiện tượng
--> Hình thức chủ yếu là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng
VD: Yếu tố cấu thành nên nước là 2 nguyên tử hidro và 1
nguyên tử oxi là nội dung, cách thức liên kết H-O-H là hình thức
VD: Trong cơ thể con người nội dung là các bộ phận như chân
tay, tim gan… các bộ phận, cơ quan, quá trình là nội dung còn
hình thức là tổng thể các phương thức liên kết, thể hiện của các
bộ phận, cơ quan, quá trình này
6.2.Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức : Nội dung và hình
thức sẽ thống nhất và gắn bố với nhau trong đó thì nội dung sẽ
quyết định hình thức, còn hình thức có thể tác động trở lại nội dung
- Nội dung và hình thức thống nhất, gắn bó với nhau
+ Bất cứ sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không
có hình thức nào mà không tồn tại nội dung và cũng không nội
dung nào mà không tồn tại một hình thức nhất định
+ Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức
VD: Thạch Sanh là người hiền lành, dũng cảm, trung thực được
nhiều người yêu quý thì nội dung này có thể được biểu hiện ở
nhiều hình thức khác nhau như là truyện, phim, nhạc hay kịch
+ Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung VD: Với nội
dung cô Tấm là người xinh đẹp, hiền hậu, cam chịu; có thể được
biểu hiện trong cùng một hình thức đó là kịch
+ Nội dung quyết định hình thức: nội dung có khung hướng
chủ đạo là biến đổi, còn hình thức tương đối bền vững, ổn
định. Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi
theo cho phù hợp với nội dung mới
- Hình thức có thể tác động trở lại nội dung
+ Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát
triển của nội dung. Ngược lại, nếu không phù hợp, hình thức sẽ
kìm hãm nội dung phát triển VD: Nội dung là học hát khi nó
được thể hiện dưới hình thức là trực tiếp thì nó sẽ hiệu quả
hơn là hình thức học online hay qua sách vở 6.3.Ý nghĩa nội dung- hình thức
+ Thứ nhất, không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt
đối hóa một trong 2 mặt đó. Do nội dung và hình thức luôn
gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta
không được tách rời nội dung và hình thức. Và cần chống lại
hia thái cực sai lầm: tuyệt đối hóa hình thức, xem thường ND;
tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức
+ Thứ hai, cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự
vật: do ND quyết định hình tức nên để xét đoán sự vật nào
đấy, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó.Và nếu muốn
làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi nội dung
+ Thứ ba, phát huy tác động tích cực của hình thức với nội
dung: cần sử dụng hình thức phù hợp với nội dung, đồng thời
thay đổi những cái hình thức không còn phù hợp với nội dung
để tránh cản trở sự phát triển 6.4. Vận dụng:
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bị "mất kết nối" trong
vấn đề sống xa hoa lãng phí và phô trương hình thức
+ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là một mối quan hệ
biện chứng, tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ không tách rời.
+ VD Trường hợp của xa hoa, lãng phí và bệnh phô trương hình
thức (thể hiện qua những biểu hiện của thói xa hoa, lãng phí,
phô trương như: Mua những món đồ hiệu, đắt tiền hay xe
sang; Thường xuyên tổ chức những bữa tiệc tùng hoành tráng,
đắt đỏ) thường được sử dụng để trang trí hoặc làm nổi bật nội
dung (những giá trị bên trong của con người như: Thích khoe
khoang về quyền lực, tài sản hoặc địa vị xã hội; Ham hư vinh;
Tự ti, mặc cảm về bản thân)
+ Xa hoa lãng phí và phô trương là biểu hiện của sự bất cân
xứng giữa nội dung và hình thức, cần được đẩy lùi.
7. Khái niệm chất và lượng. Mối quan hệ biện chứng giữa
chất và lượng. Ý nghĩa phương pháp luận, ví dụ minh họa
7.1. Khái niệm về chất và lượng
- Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy
định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó và phân biệt nó với cái khác.
Ví dụ: + chất của đường là các tinh thể rắn, nhỏ có vị ngọt; chanh thì có vị chua; - Đặc trưng của chất
+ Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng,
do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc
tính ở đây có thể hiểu là “tính chất”, trạng thái: như tính đàn
hồi, tính dẫn điện, tính tan trong nước, tính chua, tính ngọt.
+ Là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính. Không phải là sự
cộng lại hay xếp đặt một cách ngẫu nhiên của các thuộc tính mà
là sự liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động, quy định lẫn nhau cùng
tồn tại trong sự vật hiện tượng. Các thuộc tính này chỉ thể hiện
ra bên ngoài thông qua sự tác động với chinh nó hoặc sự vật,
hiện tượng khác. Ví dụ tính tan của đường chỉ được bộc lộ khi
có tác động với nước.
+ Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật. Khi sự
vật, hiện tượng này chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng
khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi.
+ Chất còn được xác định bởi trật tự sắp xếp, phương thức liên
kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật.
Ví dụ: học sinh được giáo dục như nhau nhưng tính cách từng
người lại khác nhau. Một tập thể mạnh hay yếu không chỉ phụ
thuộc vào cá nhân mà còn sự liên kết giữa các cá nhân.
- Lượng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy
định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển.
Ví dụ: lượng của sinh viên thể hiện qua khối lượng kiến thức
của 4 năm đại học; số lượng sinh viên của Học Viện Ngân Hàng, quyển sách 20 chương...
- Đặc trưng của lượng
+ Lượng cũng mang tính khách quan như chất, là cái vốn có của
sự vật. Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo
lường cụ thể và chính xác như kích thước dài hay ngắn, số
lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp,
nhịp điệu nhanh hay chậm…Ví dụ: vận tốc xe máy
40km/giờ; số tín chỉ của sinh
viên ngành ngôn ngữ anh Học Viện Ngân Hàng là 135 tín chỉ...
+ Lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ
thể với con số chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới
dạng khái quát, phải dùng tới khả năng trừu tượng hóa để nhận
thức. Ví dụ: Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con; Trình
độ nhận thức của con người, phẩm chất đạo đức của một công
dân, tinh thần trách nhiệm của học sinh...
+ Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về
lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với
sự vận động biến đổi của sự vật.
7.2. MQH biện chứng giữa chất và lượng
- Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật
vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động,
biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc
lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không
phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay
đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi
trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất
của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
+ Độ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác.
Ví dụ: - Quá trình học tập của sinh viên đại học 4 năm từ 2021-
2025, 2025- 2029, ... Thì các đoạn thời gian này chính là độ.
Trong khoảng độ, lượng kiến thức không ngừng tăng lên tuy
nhiên vẫn chưa thể biến đổi chất sinh viên thành một cử nhân đã tốt nghiệp.
- Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến
sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
+ Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại
đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+ Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa
về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.
Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự
vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Ví
dụ: từ học sinh tiểu học thực hiện bước nhảy thành học sinh
trung học; từ cử nhân thực hiện bước nhảy lên thạc sĩ...
- Có 4 hình thức bước nhảy:
+ Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về
chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
+ Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
+ Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở
tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1
số bộ phận của sự vật.
2.Sự thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về
lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động
trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự
vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Sau khi đã tốt nghiệp đại học sinh viên học lên thạc sĩ, khi
đó lượng kiến thức, kĩ năng cần học cũng nhiều hơn, cần nhiều
thời gian tự nghiên cứu, tìm tòi để thu nạp được nhiều hiểu
biết hơn. - Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng.
Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi
về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở
lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó
liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
7.3. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng quy luật vào
quá trình học tập của sinh viên. •
Ý nghĩa phương pháp luận. •
Bất cứ sự vật nào cũng có hai phương diện chất và
lượng tồn tại trong tính quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy
cần coi trọng và tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật. •
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn
ra bằng cách tích lũy dần dần số lượng đến một giới
hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển đổi
chất. Đây là quá trình vận động và phát triển của sự
vật. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn con người phải biết từng bước tích lũy về
lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Phương
pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ
quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn
thực hiện những bước nhảy liên tục. •
Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có
tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra
một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được
thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con
người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có
quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời
chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh”. •
Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh
hoạt cáchình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy
thuộc vào việc phân tích đúng đắn các điều kiện khách
quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng
trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể và quan hệ cụ thể. •
Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự
thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách
tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó.
7.4. Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên. •
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở phổ thông và đại học.
So với việc học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ
đại học tăng lên một cách đáng kể. Nếu ở phổ thông một môn
học sẽ kéo dài trong một năm vì thế khối lượng kiến thức được
chia đều ra khiến học sinh dễ tiếp thu hơn, trong khi ở đại
học một môn chỉ kéo dài khoảng 8-18 buổi (2 tháng). Rõ ràng số
lượng kiến thức tăng lên đáng kể mang đến nhiều khó khăn cho
sinh viên. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu ở phổ
thông chủ yếu hoạt động là ở trên lớp còn học đại học là đi kiến
tập, thực tập... Đây là cơ hội cũng như thách thức của sinh viên.
Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi
về hình thức, bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông lên
đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. 8.
Khái niệm, sự hình thành mâu thuẫn. Sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập. Liên hệ
xem xét vấn đề mâu thuẫn hiện nay ở Việt Nam và thế giới 8.1. Khái niệm -
Khái niệm mâu thuẫn đã được chỉ ra trong triết học cổ đại,
tuy nhiệ do hạn chế bởi trình độ phát triển của khoa học, nên
chỉ hiểu mâu thuẫn trong lĩnh vực tư duy (ý kiến, quan điểm).
Dưới ảnh hưởng của khoa học đương thời, các nhà kinh điển
Mác – Lênin đã hiểu mâu thuẫn bao quát hơn, coi mâu thuẫn
như là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong mọi sự
vật, hiện tượng, là nguồn gốc vận động và phát triển. -
Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản
trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử
khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều
có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. - Quy luật mâu thuẫn còn
được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. -
Nội dung của quy luật mâu thuẫn+ Mọi sự vật hoặc hiện
tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó
tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. +Sự thống
nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự
vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới. -
Mặt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính,đặc
điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái
ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã
hội. Ví dụ: Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự
nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết. Đối với sinh vật
sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau. - Mâu thuẫn biện
chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác
động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn
tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự
nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu
thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức. Sự thống nhất của các
mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không
tách rời với nhau của các mặt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự
tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. - Sự thống nhất đó tạo lên
những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức
độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau. Sự thống nhất
của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó
chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau
theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. -
Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và
đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn
ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất. -
Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển. Sự
thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác
động khác nhau mặt đối lập. Trong đó, hai xu hướng này tạo ra
loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện chứng bao gồm
sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập. Trong quá trình
phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối
lập không tách rời nhau. -
Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự
thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển. -
Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác
nhau cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì
sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở
thành đối lập. Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ
điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn
nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết
theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống
nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi. -
Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập. Ta đã thấy
rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ có đấu tranh,
đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập thì không thể tách rời
khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng. -
Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn
định và tính thay đổi, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập
quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do đó, mâu
thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động. -
Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn
sẽ được phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn
bên ngoài. Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật
thì mâu thuẫn được chia làm mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn
không cơ bản. Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát
triển sự vật ở một giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn phân loại
là mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ
yếu. Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm
mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
8.2. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn -
Để nhận thức được ban chất của sự vật hoặc tìm ra
phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải
nghiên cứu mâu thuẫn sự vật. - Việc nghiên cứu quy luật thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn
có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực tiễn.
Bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận
động, phát triển, có tính khách quan phổ biến. -
Trong hoạt động thực tiễn, cần chú ý phát hiện mẫu thuẫn của sự vật
Phân tích mẫu thuẫn, xác định vị trí, vai trò của từng loại mâu
thuẫn để có biện pháp giải quyết phù hợp. -
Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu
tranh, tránh khuynh hướng thủ tiêu mâu thuẫn hoặc điều hòa mâu thuẫn.
9. Phân loại mâu thuẫn và ý nghĩa của các loại mâu thuẫn đối
với sự tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Ví dụ liên hệ
Dựa trên ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật, người ta chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn cơ bản và
mâu thuẫn không cơ bản. Trong đó: •
Mâu thuẫn cơ bản (mâu thuẫn chính): tồn tại xuyên suốt quá
trình tồn tại và phát triển của sự vật, do đó quy định bản chất
của sự vật cũng như quy định sự phát triển của sự vật ở tất cả
các giai đoạn. Việc nảy sinh hoặc giải quyết mâu thuẫn cơ bản
này sẽ khiến sự vật thay đổi về chất. •
Mâu thuẫn không cơ bản (mâu thuẫn phụ): không quy định
bản chất của sự vật, nhưng thể hiện một phương diện nào đó
của sự vật. Khi mâu thuẫn phụ nảy sinh, hoặc mâu thuẫn phụ
được giải quyết thì cũng không dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật.
Như vậy, khi giải quyết mâu thuẫn dựa trên quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập, ta cần xác định cái gốc của
mâu thuẫn, tức là xác định, nghiên cứu và phân tách rõ mâu
thuẫn cơ bản (mâu thuẫn chính) và mâu thuẫn không cơ bản
(mâu thuẫn phụ), từ đó tìm ra phương hướng giải quyết mâu thuẫn.
Căn cứ vào vai trò đối với sự tồn tại và phát triển trong giai
đoạn nhất định của sự vật
- Dựa trên vai trò của mâu thuẫn đối với các giai đoạn nhất định
trong sự tồn tại, phát triển của sự vật, ta chia mâu thuẫn thành
mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
-Tức là, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu được xác định
trong từng giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, không phải
toàn bộ quá trình phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau
thì nội tại sự vật sẽ tồn tại những mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu khác nhau. Trong đó: •
Mâu thuẫn chủ yếu trong một giai đoạn phát triển của sự vật
sẽ là mâu thuẫn hàng đầu, nổi lên chi phối các mâu thuẫn khác
(mâu thuẫn thứ yếu) trong giai đoạn đó. •
Mâu thuẫn thứ yếu trong một giai đoạn phát triển của sự vật
sẽ chịu sự chi phối của mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn đó.
Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu được dựa trên việc
giải quyết từng bước đối với các mâu thuẫn thứ yếu.
Theo quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, khi
mâu thuẫn chủ yếu trong một giai đoạn được giải quyết thì chính
là điều kiện để sự vật vận động phát triển sang giai đoạn mới.
Mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn cơ bản nổi bật trong một giai
đoạn. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là nền tảng để giải quyết mâu thuẫn cơ bản.
Căn cứ vào tính chất của quan hệ lợi ích
Khi xét tới các mâu thuẫn trong xã hội, dựa trên tính chất của các
quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn thành hai loại là mâu
thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Trong đó: •
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn xảy ra khi các lực lượng xã
hội (các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn người trong xã hội) có các
lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ: giai cấp nông dân và địa chủ,
giai cấp vô sản và tư sản có lợi ích cơ bản đối lập nhau do đó
giữa họ tồn tại mâu thuẫn đối kháng). •
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn xảy ra khi lợi ích cơ
bản của các lực lượng xã hội thống nhất nhau, tuy nhiên
những lợi ích không cơ bản (lợi ích tạm thời, cục bộ) lại đối lập nhau.
Mâu thuẫn đối kháng chỉ có thể được giải quyết bằng phương
pháp đối kháng. Để xác định được phương pháp giải quyết mâu
thuẫn đúng đắn, cần phân biệt rõ giữa mâu thuẫn đối kháng với
mâu thuẫn không đối kháng.