-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Đề cương ôn tập - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45316467 lOMoAR cPSD| 45316467
1.Trình bày lịch sử và quá trình phát triển triết học hy lạp Cổ Đại?Nội
dung cốt lõi triết học Hy Lạp cổ đại?
*Lịch sử và quá trình phát triển triết học Hy lạp Cổ Đại
- Triết học ra đời khoảng thế kỷ VI TCN khi chế độ chiếm hữu nô lệ
được xác lập trên cơ sở phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp. Sự phát triển kinh tế thúc đẩy sự ra đời, phát
triển của khoa học và triết học.
- Nhà nước Hy Lạp xuất hiện dưới hình thức các quốc gia thị thành
(thành bang); xã hội phân chia thành hai giai cấp đối lập là chủ nô và nô
lệ. Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của
các khuynh hướng triết học.
*Nội dung cốt lõi triết học Hy lạp Cổ Đại
Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất,
nước, lửa và không khí.
Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống”.
Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:
Pitago là nhà triết học, toán học uyên bác. Ông cho rằng “con số” là bản
nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với
một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư tưởng Pitago cũng
thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. lOMoAR cPSD| 45316467
Xénophane cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất.
Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn
loài. Parménide cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống
nhất của vạn vật trong thế giới, mang tính khái quát cao, và nhận thức
bởi tư duy, lý tính. Zeno đưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không
có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng, “tồn
tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và
vận động của thế giới là không thực. Platon là nhà triết họ duy tâm xuất
sắc nhất. Ông cho rằng thế giới bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối. Socrate,
khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiên cứu về giới tự nhiên,
ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức, về nhân sinh
quan. Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức của con người về
chính mình. Ông cho rằng, “Hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là
cội nguồn của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo
đức, mới là cơ sở của đức hạnh”.
- Quan niệm của chủ nghĩa nhị nguyên:Aristote là học trò xuất sắc của
Platon, nhưng đặc biệt ông phê phán học thuyết “ý niệm” của Platon.
Ông cho rằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận động”. Tự
nhiên là toàn bộ của sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và
biến đổi. Thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện. Aristot là
người khởi đầu xây dựng logic học với tư cách là logic nhận thức ông đã
chỉ ra mối quan hệ phụ thuộc và kéo theo tạo ra sự phát triển của nhận
thức như mối quan hệ giữa khái niệm và phán đoán, giữa phán đoán và lOMoAR cPSD| 45316467
suy luận chính là cơ sở hình thành tư duy trừu tượng. Aristot là người
đầu tiên đưa ra lý thuyết về Tam đoạn luận (tư duy 3 đoạn). Tuy nhiên,
triết học của Aristote còn hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
2. So sánh sự khác nhau giữa Triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ, Trung
Hoa cổ đại? Từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của Triết học Hy Lạp Cổ đại?
* Sự khác nhau giữa Triết học Hy Lạp Cổ Đại và Ấn Độ, Trung Hoa Cổ đại
- Triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào
lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần
và hữu thần. Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những
nền tảng cơ bản đó. Thế giới quan triết học Hy Lap - La Mã thời cổ đại
là sự phong phú và đa dạng của các quan niệm Triết học. Các nhà triết
học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự
nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới
việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của
các khoa học". Ngoài ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.
- Triết học Ấn Độ cổ đại rất phong phú và đa dạng, nó đề cập đến vấn đề
xã hội, vũ trụ, tự nhiên. Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm nhất là đi sâu vào đời
sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Các luận thuyết về Triết học của Ấn
Độ cổ đại rất chú ý đến vấn đề nhân sinh, đó là nhân sinh quan và lOMoAR cPSD| 45316467
con đường giải thoát. Hầu hết hệ thống triết lý Ấn Độ là hệ thống triết
lý tôn giáo vì vậy nó đều liên quan đến giải thích các vấn đề về con
người, đời người, các luân lý đạo đức, hướng tới con đường giải thoát
chúng sinh bởi xã hội Ấn Độ thấm đượm màu sắc tâm linh và đầy rẫy
những bất công về phân chia đẳng cấp, nghèo đói bệnh tật, chiến tranh
phi nghĩa. Những điều này đã đặt con người Ấn Độ cổ đại vào bối cảnh
xã hội khắc nghiệt, họ khao khát tìm một lối thoát, một đời sống tốt đẹp hơn.
* Những giá trị và hạn chế của Triết học Hy Lạp Cổ đại? *Giá trị:
- Triết học Hy Lạp cổ đại như hồi chuông thức tỉnh giấc mộng thần
thánh muôn đời của người dân Hy Lạp, tách ly vai trò của thần thánh
ra khỏi ý thức hệ của con người.
- Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan.
Nhằm đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về
đâu. Tư tưởng của các triết gia về vấn đề con người và xã hội phản ánh
thực tiễn điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội Hy Lạp giai đoạn này.
- Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
- Triết học Hy Lạp cổ đại đã đánh dấu sự xuất hiện và cũng là cơ sở để
phát triển những tư tưởng mới, tiến bộ, và là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
- Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành. lOMoAR cPSD| 45316467
- Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không? *Hạn chế:
- Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
- Quan điểm duy vật mới chỉ dừng lại ở tính mộc mạc, sơ khai.
- Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống
hóa một cách chặt chẽ.
- Do hạn chế của sự khái quát thuộc về trình độ nhận thức đặc trưng
của thời đại nên các nhà triết học đồng nhất vật chất với một hoặc một
số dạng biểu hiện của vật chất, làm hạn chế vai trò phương pháp luận
của triết học và không đáp ứng được sự phát triển của khoa học tự
nhiên trong quan niệm về vật chất.
- Tuy có đề cập đến vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn
tách khỏi yếu tố thần linh.