Đề cương ôn tập Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ Nguyễn Khánh Vy 23070680 1 ĐỖ THỊ MAI CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG
CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Từ thời xa xưa, đã xuất hiện tư tưởng kinh tế chính trị. Tuy nhiên, đó mới chỉ
là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn, rời rạc, có tính chất tổng kết kinh nghiệm
và phan trộn với các kiến thức khoa học khác, chưa có học thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập.
Khoa học kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn độc lập vào thời kỳ
tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa, hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Người đầu tiên đặt tên cho khoa học kinh tế chính trị vào năm 1615 là
A.Môngcrêchiên – nhà kinh tế học người pháp.
Khoa học kinh tế chính trị phát triển qua ba thời kì:
a) Kinh tế chính trị trước Mác:
- Chủ nghĩa trọng thương (giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII)
- Chủ nghĩa trọng nông (giữa thế kỷ XVII) xuất hiện chủ yếu ở Pháp.
- Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.
b) Kinh tế chính trị Mác-Lênin: -
C.Mác (1818-1883) và Ph.Ănghen (1820-1895) là người đã sáng lập chủ
nghĩa Mác dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc triết học cổ điển Đức, kinh tế chính
trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. -
Sau khi Mác và Ănghen qua đời, V.I.Lênin đã tiếp tục kế thừa, bổ sung và
phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới.
c) Kinh tế chính trị sau Mác: -
Cách tân và bổ khuyết cho tư tưởng cổ điển. -
Học thuyết J.M Keynes (1883-1946) -
Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế học hiện đại phát triển 2 dòng
chính: Phi cổ điển và Cổ điển. -
Một số lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế.
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN:
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin:
- Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự
tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc tượng tầng. 1 ĐỖ THỊ MAI
- Và mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là nhằm tìm ra những quy
luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất.
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin:
a) Phương pháp biện chứng duy vật:
- Là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng đối với
nhiều môn khoa học. Trong kinh tế chính trị, khi xem xét các hiện tượng và
quá trình kinh tế phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường
xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến.
b) Phương pháp trừu tượng hóa khoa học:
- Là phương pháp gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn giản,
ngẫu nhiên, tạm thời, hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra
những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện
tượng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật
phản ánh những bản chất đó.
Từ cụ thể -> trừu tượng
Từ trừu tượng -> cụ thể
Ngoài ra, kinh tế chính trị còn sử dụng nhiều phương pháp khác như logic và
lịch sử, phân tích và tổng hợp, các phương pháp toán học, thống kê, mô hình
hóa các quá trình kinh tế được nghiên cứu, v.v..
1.3 CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN:
1.3.1 Chức năng nhận thức:
- Là chức năng chung của mọi khoa học, là lý do xuất hiện của các khoa học
trong đó có kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị phát hiện bản chất của các
hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật chi phối
sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một
cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
1.3.2 Chức năng tư tưởng:
- Góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản cho người lao động.
- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học.
1.3.3 Chức năng thực tiễn: -
Cải tạo thực tiễn, thúc đầy văng minh xã hội.
1.3.4 Chức năng phương pháp luận:
- Thế hiện chức năng phương pháp luận, nền tảng lý luận khoa học cho việc
tiếp cận ác khoa học kinh tế chuyên ngành.
VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN:
- Hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các
quy luật kinh tế. Vận dụng vào thực tế, hành động theo quy luật, tránh chủ
quan, giáo điều, duy ý chí.. 1 ĐỖ THỊ MAI -
Giúp người đọc hiểu được sự thay đổi của các phương thức sản xuất, các
hình thái KT-XH là tất yếu khách quan, là quy luật của lịch sử; có niềm tin sâu
sắc vào con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn nhằm thực hiện mục
tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không chỉ vậy,
còn giúp ta nắm được các phạm trù và quy luật kinh tế, là cơ sở giúp người học
hình thành tư duy kinh tế; đồng thời còn là cơ sở lý luận cho việc hình thành các
đường lối, chính sách phát triển nền KTHH nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, định hướng XHCN ở VN hiện nay CHƯƠNG 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƯỜNG
2.1LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
2.1.1 Sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời, đăc trưng và ưu thế của nó
a)Khái niệm sản xuất hàng hoá:
Là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không
nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bản
b)Điều kiện ra đời: Điều kiện
phân công lao động xã hội. Điều kiện
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
c) Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Kinh tế tự nhiên: Không trao đổi mua bán
Kinh tế hang hoá: Trao đổi, mua bán Đặc trưng:
+ Sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán.
+ Lao động của sản xuất hàng hóa mang tính tư nhân và tính xã hội.
+ Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi
nhuận giá trị, không phải giá trị sử dụng. Ưu thế:
+ Khai thác hiệu quả lợi thế về tự nhiên xã
hội của con người, từng vùng, từng địa phương 1 ĐỖ THỊ MAI
+ Người sản xuất hàng hóa cải tiến kĩ thuật,
chiến lược dài hạn, đổi mới quản lý sản xuất.
+ Kích thích Nghiên cứu và ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất
+ Mở cửa kinh tế, giao lưu kinh tế, văn hóa.
Một số tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế (mặt trái): Phân hóa giàu
nghèo, chạy theo lợi nhuận làm tổn hại đến các giá trị đạo đức truyền thống, hàng
giả, hàng kém chất lượng, khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trường, … 2.1.2 Hàng hóa
- Là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán. đủ 3 yếu tố trên mới đủ điều kiện để coi là hàng hóa.
a. Thuộc tính của hàng hóa Giá trị sử dụng Giá trị (hàng hóa)
Khái niệm: là công dụng của vật phẩm, có Khái niệm: Giá trị hàng hóa là sự kết tinh
thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con của lao động hao phí của người sản xuất
người. (nhu cầu vật chất/tinh thần/cá vào bên trong hàng hóa. nhân...)
Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết Giá trị trao đổi: định
+ Là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị
+ Thiếu 1 trong 2 gtri trên ko dc coi là hàng hóa
GTSD là phạm trù vĩnh viễn. GTSD cho xã hội 1 ĐỖ THỊ MAI
=> MỐI QUAN HỆ VỪA THỐNG NHẤT VỪA MÂU THUẪN.
b. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Lao động cụ thể
Lao động trừu tượng
(base on kết quả/thành phẩm l.động)
(base on hao phí lao động)
tạo ra giá trị sử dụng nhất định tạo ra giá trị hàng hóa
+ cơ sở so sánh: dựa trên hao phí lao động (sức ldong)
+ ví dụ: ng sửa xe máy có LDTT >> ng nuôi gà
phản ánh trình độ phân công lao động
Là phạm trù lịch sử của kinh tế hàng hóa xhoi
là phạm trù vĩnh viễn ko phụ thuộc hình thái kte nào
ngày càng phong phú, đa dạng, chuyên môn hóa cao
Sản xuất cgi? Cho ai? Thế
Hao phí l.động nhiều hay ít? nào?
MỐI QUAN HỆ MÂU THUẪN.
c. Mối quan hệ giữa LDCT và LDTT Lao động tư nhân Lao động xã hội
pros: Thúc đẩy vận động
Cons: Khủng hoảng sxuat thừa 1 ĐỖ THỊ MAI
Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đển lượng giá trị của hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cẩn thiết – đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: năng suất lao động.
tính chất phức tạp hay đơn giản của lao động. 2.1.3 Tiền
Bản chất của tiền: Là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá
chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền
phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Chức năng của tiền
2.1.4 Dịch vụ và một số yếu tố có tính hàng hóa
Dịch vụ: Là một loại hàng hóa, nhưng là hàng hóa vô hình.
Một số yếu tố có tính hàng hóa: Đất đai, thương hiệu, chứng khoán và một số giấy tờ có giá.
2.2THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG 2.2.1 THỊ TRƯỜNG Theo
Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa
giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Theo
Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao
đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành dó những điều kiện lịch sử,
kinh tế, xã hội nhất định.
Vai trò của thị trường
thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất phát triển.
thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm định năng lực của các chủ thể kinh tế. 1 ĐỖ THỊ MAI
thị trường là thành tố gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể từ sản
xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng, gắn kết nền sản xuất trong nước và nền kinh tế thế giới.
Chức năng chủ yếu của thị trường
chức năng thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
thị trường là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa.
thị trường cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế, điều tiết và kích
thích hoạt động đổi mới, hạ thấp hao phí lao động các biệt.
Các quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường: + Quy luật giá trị + Quy luật cung cầu
+ Quy luật lưu thông tiền tệ + Quy luật cạnh tranh
2.2.2 Vai trò của một số chủ thể chính tham giá thị
trường: Người sản xuất
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa,
dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Họ gồm các
nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh, dịch vụ,.. trực tiếp tạo ra của cải vật chất và sản
phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Họ bào gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình, các tổ
chức xã hội, nhà nước, người nước ngoài, …
Các chủ thể trung gian trong thị trường
Có vai trò kết nối, thong tin trong các quan hệ mua, bán. Nhà nước
Vừa là người tiêu dùng lớn; đồng thời vừa là nhà sản xuất và cung cấp chủ
yếu các hàng hóa, dịch vụ công cộng cho cá nhân và xã hội như dịch vụ quốc
phòng, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, …
VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN:
1. CNXH là định hướng mà nền kinh tế thị trường nước ta hướng tới. Hiểu như
thế về “định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường hướng tới ở nước ta” cho
phép chúng ta có cách nhìn khách quan về nền kinh tế thị trường của các nước
TBCN, cho phép chúng ta tổng kết, học hỏi những bài học kinh nghiệm của chính các nước này.
2. Mặc dù CNXH và CNTB là hai chế độ chính trị xã hội khác nhau nhưng
cùng đứng trước sự giới hạn về tài nguyên, hàng hóa và dịch vụ so với nhu cầu của 1 ĐỖ THỊ MAI
con người, nên nền sản xuất tất yếu là sản xuất hàng hóa. Do đó, sự cần thiết phải
quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có điều tiết hay cơ chế kinh tế hỗn hợp
cũng là lẽ đương nhiên.
3. Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu
cầu đa dạng và phong phú của xã hội. Phải coi trọng cả 2 thuộc tính của hàng hóa
để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Hơn thế, cần
nhận thức khách quan và phạm vi hoạt động rộng lớn, lâu dài của quy luật giá trị
trong nền kthh nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và vận dụng tốt cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước để phát huy vai trò tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của cơ chế thị trường để thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bao công bằng xã hội CHƯƠNG 3
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
3.1 LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
3.1.1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư
C.Mac khẳng định: Nhà đầu tư đã mua được một loại hàng hoá đặc biệt nào đó
mà trong quá trình sử dụng loại hang hoá này, giá trị của nó không những được
bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thânnó. Đó là hàng hoá sức lao động.
Thep C.Mac hai điều kiện để sức lao động trở thành hang hoá là:
Một là, người lao động tự do về thân thể
Hai là, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết
Giá trị hàng hoá sức lao dộng cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết đế sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Cấu thành giá trị của hàng hoá sức lao động bao gồm:
Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động
Phí tổn đào tạo của người lao động
Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết( vật chất và tinh thần) nuôi
con của người lao động.
3.1.2 Bản chất của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất
kinh tế - xã hộilà quan hệ giai cấp.
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: Tương đối Tuyệt đối
3.2 Tích luỹ tư bản 1 ĐỖ THỊ MAI
Bản chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư
Nhân tố góp phần làm tang quy mô tích luỹ:
Nâng cao tỷ suất gía trị thặng dư
Nâng cao năng suất lao động
Sử dụng hiệu quả máy móc
Đại lượng tư bản ứng trước Quy luật:
Làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Làm tang cấu tạo hữu cơ cơ bản
Làm tang chênh lệch thu nhập giữa nhà tư bản và người lao động cả tương đối lẫn tuyệt đối
3.3 CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 3.3.1 Lợi nhuận
Chi phí sản xuất giá trị của hàng hoá bù lại giá cả của tư liệu sản xuất đã tiêu
dung và sức lao động đã sử dụng phản ánh số chi phí mà nhà đầu tư đã bỏ ra để
sản xuất là chi phí sản xuất. Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất giá trị thặng dư
Cấu tạo hữu cơ tư bản
Tốc độ chu chuyển của tư bản
Tiết kiệm tư bản bất biển
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản đầu tư như
nhauvào các ngành khác nhau.
Lợi nhuận thương nghiệp là một số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá.
3.3.2 Các hình thức biểu hiện giá trị của thăng dư Đại tô TBCN Lợi tức.
VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN:
- Giúp cho chúng ta xác định được lợi ích của mình hình thành kỹ năng biết tự bảo
vệ lợi ích chính đáng của mình , biết cách giải quyết có căn cứ khoa học quan hệ
lợi ích của mình trong quan hệ với lợi ích của người lao động , với lợi ích của xã 1 ĐỖ THỊ MAI
hội khi khởi nghiệp hoặc tham gia các hoạt động kinh tế xã hội trong bối cảnh xã hội hiện đại. CHƯƠNG 4
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I) QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NÊN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Cạnh tranh và mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền KTTT
a. Hai hình thức cạnh tranh cơ bản;
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Cạnh tranh giưã các ngành
- Tác động của cạnh tranh trong nền KTTT
+ Tác động tích cực: Cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy phát
triển KTTT, điiều chỉnh linh hoạt và phân bố nguồn lực kinh tế, tạo cơ sở phân
phối thu nhập, tạo sản phẩm phong phú đạ dạng…
+ Tác động tiêu cực: Hình thành các tổ chức độc quyền, phân hoá giàu
nghèo,ônhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, cạnh tranh không lành
mạnh, vi phạm đạo đức kinh doanh…
2. Độc quyền và cạnh tranh giưã các tổ chức độc quyền trong nền KTTT
-Nguyên nhân hình thành độc quyền:
Tác động của quy luật KTTT
Sự phát triển của lực lượng sản xuất Những thành tựu KH-KT
Cạnh tranh gay gắt, phá sản Khủng hoảng kinh tế 1873
Sự phát triển của hệ thống tín dụng
-Lợi nhuận độc quyền: Là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân do
sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.
-Giá cả độc quyền: là giá cả của các tổ chức độc quyền đặt trong mua và bán hang hoá.
-Đặc điểm KT cơ bản:
Sự phân chia thế giới giữa về lãnh thổ củacác cường quốc tư bản Xuất khẩu tư bản
Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tư bản tài chính và hệ thống tài phệt
Sự phan chia thế giới giữacác tập đoàn tư bản độc quyền
-Tac động của độc quyền 1 ĐỖ THỊ MAI
II) ĐÔC QUYỀN VA ĐỘC QUYỀN NN TRONG NỀN KTTT 1. Nguyên nhân ra đời
Quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng thị trường của lien minh độc quyền
Sự phát triển phân công lao động xã hội
Tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao Sinh ra cơ cấu KT to lớn
Sự thống trị độc quyền
2. Bản chất : Chủ nghĩa tư bản độc quyềnnhà nước là sự kết hợp giưa các tổ
chức tư nhân và nhà nước tư bản hình thành một hệ thống thống nhất nhằm phục
vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền.
3. Biểu hiện chủ yếu:
Sự kết hợp về nhân sự của các tổ chức độc quyền và NN
Sự hình thànhvà sở hữu nhà nước
Sự điều tiết nhà nước tư bản
VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN:
Nâng cao hiểu biết về bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những đặc trưng
mới và hình thành được tư duy thích ứng với bối cảnh thế giới luôn có nhiều thử
thách và sự thay đổi không ngừng. CHƯƠNG 5
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I)KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đặc điểm chung
Vận hành đầy đủ và đồng bộ theo các quy luật thị trường
Có nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu
tập thể, sở hữu hỗn hợp…
Chủ thể thị trường có tính độc lập
Các chủ thể thị trường có địa vị bình đẳng về mặt pháp lý trong các giao
dịch, kinh doanh, được bảo hộ bởi hệ thống pháp luật đồng bộ
Thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ các nguồn lực xã hội
Giá cả hàng hóa, dịch vụ hình thành tự do trên thị trường 1 ĐỖ THỊ MAI Là nền kinh tế mở
Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường
Nội hàm của khái niệm
Là một mô hình kinh tế thị trường đặc thù của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Vừa chứa đựng những đặc điểm của kinh tế thị trường nói chung (tính phổ
biến) vừa chứa đựng những đặc điểm của định hướng xã hội dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh một cách tự giác, xuyên suốt quá trình phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam (tính đặc thù).
Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế
Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của thị trường
Góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước
Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Định hướng
Có sự quản lý của nhà nước Việt Nam mà nhà nước này do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Việc xác lập thể chế về sở hữu, phân phối, quản trị kinh doanh của các chủ
thể cũng như quản lý nhà nước hướng tới xác lập những giá trị cốt lõi về xã
hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Cần sự phát huy trí tuệ, nguồn lực của toàn bộ hệ thống các tổ chức chính trị
xã hội cũng như của tất cả nhân dân cùng tham gia phát triển.
Thực hiện phân phối công bằng chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.
Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng
II) HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thể chế:
Là những quy định luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo
Là những quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều
chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội 1 ĐỖ THỊ MAI
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính
sách xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương
thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế
Xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo
hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thể chế kinh tế :Là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành
nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế Các thành tố
Các bộ quy tắc, chế định, luật pháp
Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Các cơ chế vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thể chế về các yếu tố thị trường và các thị trường
Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Là yêu cầu mang tính khách quan
Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để
thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.
Các tổ chức ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường như đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường; phản biện chính sách công; là cầu nối giữa nhà nước, chính phủ với quần
chúng nhân dân, với các tổ chức trong và ngoài nước.
Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Hoàn thiện thể chế về sở hữu
Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình chủ thể kinh tế
Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền
vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng an ninh và thích ứng với biến đổi khí hậu 1 ĐỖ THỊ MAI
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế
kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế
VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN:
- Đem đến hiểu biết về lí do khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hình thành kỹ năng tư duy vận dụng lí luận nền tảng vào giải
quyết các vấn đề kinh tế khi tham gia các quan hệ kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. CHƯƠNG 6
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG
PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
I)CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
1.Khái quất cách mạng công nghiệp và công nghiệp hoá
a.Cách mạng công nghiệp:
Khái niệm : Là nhứngc bước phát triển nhảy vọt về chất, trình đột của tư liệu lao
động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ. Vai trò:
Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: người lao động, tư liệu sản xuất, KH-CN
Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị b.Công nghiệp hoá Khái niệm:
-Công nghiệp hoá: Là quá trình chuyển nền kinh tế từ lao động thủ công là chính -> lao động cơ khíhoá
-Hiện đại hoá: Là quá trình chuyển từ nền kinh tế từ cơ khí hoá ->tự động hoá
2.Tính tất yếu khách quan và nộ dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Viêt Nam Tính tất yếu:
Yêu cầu xây dựng cở vật chất – kỹthuật tiên tiến
Phương thức sản xuất XHCN phải được phát triển cở vật chất kỹ thuật cao hơn CNTB Nội dung:
Phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghê mới, hiên đại
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợplý và hiệu quả 1 ĐỖ THỊ MAI
Từng bước hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
II. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1.Khái niệm hội nhập quốc tế
a. Khái niệm: Là quá trình một quốc gia tiến hành các hoạt động gắn kết với các
nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới dựatrên sự chia sẻcác nguồn lực
và lợi ích trên cơ sở các quy định chung trong khuôn khổ các điịnh chế hoăc tổ chức quốc tế.
b. Tính tất yếu khác quan:
Hội nhâp kinh tế quốc tế là sư hướng khách quan trong bối cảnh toàncầu hoá kinh tế
Hội hâp kinh tế quốc tế là pthuc phát triển chủ phổ biến của các nước 2.Nội dung
Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công
Thực đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. 3.Tác động
Tích cực: mở rộng thị trường,…
Tiêu cực: gia tăngcạnh tranh gay gắt,..
VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN:
Giúp chúng ta hình thành được tư duy và tầm nhìn để vừa giải quyết các mục
tiêu rõ ràng của bản thân vừa có thể lý giải và sẵn sàng tham gia các hoạt động
kinh tế xã hội để xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới , đồng thời
cho ta thấy được thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập vào môi trường toàn cầu. Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin
2.Tài liệu tham khảo tại Coggle
3.Tài liệu trên LMS của Lưu Thị Kim Hoa 1 ĐỖ THỊ MAI