Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính sách và Phát triển
Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (HVCS)
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Để trả lời cho câu hỏi “ Tại sao phải liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ?”.
Đầu tiên ta đến với khái niệm liên minh ở đây : Liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau… giữa các
giai cấp, tầng lớp nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên
minh, đồng thời tạo động lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một
cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng
chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhận là người
lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao chủ, văn minh.
Điểm mấu chốt ở đây chính là Chủ nghĩa Tư Bản. Vì nó là xiềng xích kìm nén các lực lượng sản xuất.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất ngày càng phát triển,những thành phố
lớn, những khu công nghiệp tập trung hình thành ngàycàng nhiều. Cùng với nó là
quy luật cạnh tranh theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé".
Để thắng trong cạnh tranh, giai cấp tư sản phải ra sức tìm ra những biện pháp hữu
hiệu để bóc lột công nhân. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây đang phát
triển trung bình, một ngày công nhân phải làm 12 tiếng. Điều đó giúp cho công
nhân dễ dàng nhận thấy rằng, họ là đồ vật, là tài sản của giai cấp tư sản và công
nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản với
lòng tham vô đáy, với khát vọng giàu có và quyền lực đã tiến hành những cuộc
chiến tranh xâm lược các nước khác và biến những nước này thành thuộc địa. Dẫn
đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa ngày càng gay gắt hơn.
Để có lợi nhuận cao, giai cấp tư sản, một mặt tiến hành khai thác cạn kiệt tài
nguyên của các nước, mặt khác tìm cách cải tiến máy móc, đầu tưtrang thiết bị
ngày càng hiện đại, dẫn tới tình trạng thất nghiệp của công nhân ngày càng gia
tăng. Điều đó càng làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết mâuthuẫn trên bằng một cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xoá bỏ ách áp bức của giai cấp tư sản, xoá bỏ quan hệ
sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất
mới và chếđộ mới xã hội chủnghĩa.
Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, dưới chủnghĩa tư bản,
nhưng lại không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động đểkiếm sống. Những
cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản đã nổra ngay từ khi chủ
nghĩa tư bản ra đời, theo quy luật có áp bức có đấu tranh. Quy mô những cuộc đấu
tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản ngày càng mở rộng. Nhưng chỉ khi
nào giai cấp công nhân nhận thức được rằng, chỉ có xoá bỏ chếđộ nô lệ làm thuê,
giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội bằng một cuộc cách mạng
thắng lợi triệt để họ mới được giải phóng thật sự. Giai cấp công nhân phải nhận
thức được sứ mệnh lịch sử của mình, của việc thực hiện việc xoá bỏ trật tự của
chếđộ tư bản chủnghĩa, thiết lập nên chếđộ xã hội chủ nghĩa; tức là phải nhận thức
được "việc giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân".
Trong chếđộ tư bản chủ nghĩa, không chỉ có giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột
mà cả những giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác như: thợ thủ công, nông
dân, những người buôn bán nhỏ và kể cảđa số trí thức... cũng bị bóc lột. Dưới chủ
nghĩa tư bản, giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của
giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người thợ thủ công, v.v.. Điều đó đã tạo
ra những điều kiện cho giai cấp này có khả năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp
nhân dân lao động khác vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
Thực tế cuộc đấu tranh thử thách giai cấp công nhân, với sự soi sáng lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin, giúp giai cấp này nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng cho
mình một chính đảng thực sự cách mạng, có khả năng tập hợp quần chúng nhân
dân lao động, thực hiện việc giác ngộ quần chúng nhân dân, huy động họđi vào
cuộc đấu tranh, tổ chức cuộc đấu tranh, thì giai cấp công nhân mới thực hiện được
sứ mệnh lịch sử của mình là xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng được một chếđộ xã hội mới.
Cách mạng dân chủ tư sản với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái đã tập hợp quần
chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp quí tộc, phong kiến.
Nhưng khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, thìmọi quyền tự do, dân chủ
của quần chúng nhân dân lao động không được tôn trọng. Tự do trong chếđộ tư
bản chủ nghĩa là tự do bóc lột của giai cấp tư sản, tự do bán sức lao động của
người công nhân; tự do bóc lột của nước giàu với nước nghèo, tự do thống trị của
nước lớn với nước nhỏ, v.v.. Giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu
của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho nên có thể nói chủ
nghĩa xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ
dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc
giải phóng con người "trên thực tế, biến con người từ vương quốc của tất yếu sang
vương quốc tự do", tạo nên một thể liên hiệp "trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"1. Khi chúng ta nói
mục tiêu là cái đích cần đạt tới, do vậy, những mục tiêu khả thi nêu trên từng bước
biến thành hiện thực thông qua quá trình lao động nhiệt tình của quần chúng nhân
dân lao động, thông qua những biện pháp tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất
cả các lĩnh vực đời sống xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành lấy chính
quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là "xoá bỏmọi chếđộ
người bóc lột người... nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân". Khi mà "xoá bỏ
tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ".
Trên lĩnh vực chính trị: đưa quần chúng nhân dân lao động từđịa vịnô lệ, làm thuê,
bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làmchủ xã hội, bằng lao động
sản xuất, bằng cuộc đấu tranh xoá bỏ những cáixấu của xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới về mọi mặt làm cho xã hội ngày càng phát triển, mức sống của nhân dân ngày càng nâng lên.
Trên lĩnh vực kinh tế: những cuộc cách mạng trước đây về thực chất làcách mạng
chính trị. Chúng kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giaicấp này, thay thế
bằng sự thống trị của giai cấp khác. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực chất, là
có tính chất kinh tế. Việc giành được chính quyền vềtay giai cấp công nhân, nhân
dân lao động mới là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định cho sự
thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải phát triển kinh tế, không ngừng
nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Trong các xã hội trước đây, giai cấp bóc lột nắm
tư liệu sản xuất vật chất, họ cũng nắm luôn công cụ thống trịvề mặt tinh thần. Dưới
chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động đã là những
người làm chủ những tư liệu sản xuất chủyếu của xã hội, do vậy, cũng là những
sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội. Người lao động là người sáng tạo,
làm phong phú thêm những giá trị văn hoá tinh thần của xã hội, đồng thời cũng là
những người hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần đó.
Tóm lại trong thời kì quá độ lên CNXH giai cấp công nhân chưa đủ mạnh mẽ để
xóa bỏ được chủ nghĩa tư bản vì vậy cần phải liên minh với giai cấp nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hộ để tạo ra sức mạnh tổng hợp và có
thể cùng nhau xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một chế độ xã hội mới. Để cùng
nhau được phát triển và không còn bị kìm kẹp bởi CNTB.