-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập tâm lý học - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tâm lý là toàn bộ hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và chi phối hoạt động của con người.
Tâm lý 21 tài liệu
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 40 tài liệu
Đề cương ôn tập tâm lý học - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tâm lý là toàn bộ hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và chi phối hoạt động của con người.
Môn: Tâm lý 21 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 40 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
Bài 1: Những vấn đề chung của tâm lý học Vấn đề 1: Bản chất của tâm lý
Câu 1: Hãy phân tích, chứng minh tâm lý mang bản chất xã hội – lịch sử.
Tâm lý là toàn bộ hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và
chi phối hoạt động của con người.
Tâm lý người là hiện tượng tinh thần nảy sinh, diễn biến trong bộ não (đầu óc) của
con người, gắn liền và điều hành (chi phối: định hướng, điều khiển, điều chỉnh) mọi hoạt động của con người.
Về bản chất của tâm lý người, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý
người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể; Tâm lý người
có bản chất xã hội – lịch sử. Có thể thấy, tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử, được thể hiện như sau:
Thứ nhất, tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, bao gồm cả giới tự
nhiên và xã hội, trong đó, thế giới xã hội là nguồn gốc sâu xa, quyết định. Tâm lý người
chịu ảnh hưởng quyết định bởi các yếu tố xã hội là chủ yếu. Ngay cả phần tự nhiên của thế
giới cũng đã được xã hội hoá mạnh mẽ. Trên thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các mối
quan hệ xã hội, quan hệ người - người thì tâm lý người cũng không phát triển được. Nói
cách khác, tâm lý con người có nguồn gốc từ xã hội và mang nội dung xã hội. Theo
C.Mác: “bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Con người sống
trong xã hội, cũng hoạt động và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Đó cũng là
quá trình thiết lập và chịu ảnh hưởng của các quan hệ xã hội: các quan hệ kinh tế - xã hội,
các mối quan hệ đạo đức, pháp quyền, các quan hệ người – người từ gia đình, làng xóm,
quê hương cho đến các quan hệ nhóm, quan hệ cộng đồng … Các mối quan hệ nói trên
quyết định bản chất tâm lý người.
- Tâm lý người mang nội dung xã hội, lịch sử: luận cứ chứng minh riêng.
+ Tâm lý người phản ánh các quan hệ xã hội mà họ là thành viên, các quan hệ xã
hội gồm có quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ gia đình, làng 1 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
xóm, quê hương, quan hệ nhóm, tập thể, cộng đồng,... Vì vậy, cá nhân là thành viên của
quan hệ xã hội nào thì tâm lý thường phản ánh quan hệ xã hội đó.
+ Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển
của lịch sử cá nhân, lịch sử xã hội, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
Thứ hai, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Phần
tự nhiên trong con người như: các đặc điểm cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, bộ não cũng
đã được xã hội hóa ở mức cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể tích cực,
sáng tạo của nhận thức, của hoạt động và giao tiếp. Khác biệt hoàn toàn với động vật bởi
hành động của động vật chỉ mang tính bản năng. Vì vậy, tâm lý người là sản phẩm của hoạt
động và giao tiếp của con người trong xã hội. Nó mang đầy đủ dấu ấn xã hội – lịch sử của con người.
Thứ ba, mỗi cá nhân thuộc các thời kỳ lịch sử khác nhau, thuộc các tầng lớp, giai
cấp khác nhau, nghề nghiệp khác nhau thì nội dung tâm lý của họ sẽ khác nhau. Tâm
lý của mỗi người đều mang dấu ấn lịch sử - xã hội. Nó được hình thành và phát triển, biến
đổi cùng với sự phát triển của xã hội, của cộng đồng. Xã hội phát triển đến đâu thì tâm lý
phát triển theo đến đó. Xã hội thay đổi thì tâm lý cũng thay đổi theo.
Thứ tư, tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh
nghiệm xã hội - lịch sử, tiếp thu kinh nghiệm xã hội lịch sử thông qua hoạt động, giao
tiếp, giáo dục, …
Kinh nghiệm xã hội- lịch sử: Là toàn bộ những tri thức mà loài người đã tạo ra và
tích lũy trong quá trình phát triển của mình. Kinh nghiệm xã hội lịch sử tồn tại trong các
công cụ lao động sản xuất, trong các đồ dùng hàng ngày, các công trình kiến trúc và sản
phẩm văn hóa nghệ thuật… Và trong chính thế giới con người đang sinh sống. Ví dụ: Trong
các công cụ lao động sản xuất có chứa đựng cách thức chế tạo, cách sử dụng và nguyên vật
liệu làm ra đồ dùng đó, đôi khi có cả tình cảm ở trong đó nữa… Hoặc các công trình kiến
trúc là những kinh nghiệm về phương pháp xây cất, đặc điểm kiến trúc đặc trưng của từng
quốc gia, vùng lãnh thổ, khí hậu và nền văn minh của một giai đoạn nhất định… lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
Con người, thông qua lao động đã thúc đẩy quá trình hợp tác lao động và xuất hiện
ngôn ngữ. Mỗi người khi lĩnh hội kinh nghiệm chính là quá trình thông qua hoạt động và
giao tiếp biến kinh nghiệm của xã hội thành kinh nghiệm của bản thân mình, biến thành
cái riêng, cái đặc thù của mỗi người. Do đó, con người luôn là sản phẩm của lịch sử, của
một xã hội nhất định.
- Tâm lý người được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp: Tâm lý của mỗi
cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội qua hoạt động và
giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội) trong đó giáo dục giữ vai
trò chủ đạo, hoạt động và giao tiếp giữ vai trò quyết định. Cá nhân càng kiên trì học tập,
hăng hái lao động, tích cực tham gia hoạt động xã hội bao nhiêu thì đời sống tâm lý càng phong phú bấy nhiêu.
Câu 2: Chứng minh tâm lý mang tính chất chủ thể.
Tâm lý là toàn bộ hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và
chi phối hoạt động của con người.
Tâm lý người là hiện tượng tinh thần nảy sinh, diễn biến trong bộ não (đầu óc) của
con người, gắn liền và điều hành (chi phối: định hướng, điều khiển, điều chỉnh) mọi hoạt động của con người.
Về bản chất của tâm lý người, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lý
người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể; Tâm lý người
có bản chất xã hội – lịch sử. Như vậy có thể thấy, tâm lý người mang tính chủ thể được thể
hiện như sau:
+ Cùng phản ánh về một sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan nhưng những
chủ thể khác nhau sẽ tạo nên những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.
+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động đến một chủ thể nhưng vào những thời điểm
khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau hoặc với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần
khác nhau có thể tạo nên những kết quả phản ánh khác nhau. 3 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
+ Chính chủ thể phản ánh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện rõ nhất
các hình ảnh tâm lý đó.
+ Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể sẽ tỏ thái độ
và phản ứng khác nhau đối với hiện thực khách quan.
- Tâm lý người mang tính chủ thể là vì:
+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, não bộ.
+ Mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau.
+ Mức độ tích cực hoạt động, giao tiếp của mỗi người là khác nhau.
Vấn đề 2: Một số khái niệm cơ bản của tâm lý học. (Học Ý thức và Hoạt động)
Câu 3: Khái niệm ý thức? Phân loại các tình huống có ý thức và không có ý thức?
- Khái niệm: Ý thức được quan niệm là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở
người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình
quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
* Cấu trúc của ý thức: tham khảo giáo trình trang 65-66 *
Sự hình thành ý thức cá nhân: -
Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản
phẩmhoạt động của cá nhân -
Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp với người khác,với xã hội -
Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ýthức xã hội -
Ý thức cá nhân còn được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh
giá, tựphân tích hành vi của bản thân.
* Bài tập nhận biết hiện tượng có ý thức và không có ý thức. lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
Câu 4: Hoạt động (T82 – T89) Tập trung vào phân tích vai trò của hoạt động đối với
sự phát triển tâm lý cá nhân.
Trước đó trình bày: tâm lý, tâm lý cá nhân khẳng định hoạt động, bên cạnh ý thức,
nhân cách và giao tiếp, hoạt động là một trong những khái niệm cơ bản của tâm lý học.
Hoạt động cũng là một trong những yếu tố, bên cạnh thể chất, môi trường sống, ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới, biểu thị mối quan hệ
qua lại tích cực giữa con người và hoàn cảnh, qua đó làm biến đổi hoàn cảnh và biến đổi chính bản thân mình.
Cá nhân là một con người cụ thể, sống trong những điều kiện xã hội – lịch sử nhất
định gắn với một thời đại, một giai cấp, một dân tộc. Cá nhân là sản phẩm của sự phát triển
xã hội lịch sử, là một thành viên của xã hội đồng thời là một chủ thể tích cực.
Tâm lý cá nhân là toàn bộ thể giới chủ quan của một cá nhân phản ảnh thế giới
khách quan thông qua điều kiện sống, hoạt động và thể nghiệm của bản thân. Tâm lý cá
nhân là một hiện tượng rất phức tạp, là một sản phẩm của cuộc sống.
Sự phát triển tâm lý cá nhân là quá trình vận động đi lên của các hiện tượng tâm lý
theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn các cấu trúc tâm lý.
a) Về đặc điểm, phân loại và cấu trúc của hoạt động (giáo trình trang 84 - 89) – đọc để hiểu.
* Đặc điểm của hoạt động: -
Tính đối tượng: Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”. Đối
tượngcủa hoạt động là cái chủ thể cần làm ra, cần chiếm lĩnh. -
Tính chủ thể: Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành, chủ thể hoạt động
cóthể là một hay nhiều người. 5 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương -
Tính mục đích: Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể)
nhằmthoả mãn nhu cầu, đồng thời làm biến đổi bản thân chủ thể. Tính mục đích gắn liền
với tính đối tượng và bị chế ước bởi nội dung của cái tâm lý - xã hội. -
Tính gián tiếp: Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt
động,chủ thể “gián tiếp” tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý trong đầu, gián tiếp
qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng phương tiện ngôn ngữ.
Như vậy, công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian
giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.
* Phân loại hoạt động -
Căn cứ vào khách thể tác động là con người hay không là con người, hoạt độngđược chia thành:
+ Hoạt động giao tiếp (S - S): Chủ thể và khách thể của hoạt động đều là Chủ thể
Khách thể (thế giới đối tượng) Sản phẩm tinh thần ở chủ thể Sản phẩm vật chất hoặc tinh
thần (đối tượng của hoạt động) Quá trình chủ thể hoá đối tượng Quá trình đối tượng hoá
chủ thể con người nên đều được coi như chủ thể (Subject)
+ Hoạt động có đối tượng (S - O): Chủ thể của hoạt động là con người (Subject).
Khách thể là đồ vật, biểu tượng, khái niệm…(Object) ở trong đầu của chủ thể. -
Căn cứ vào khách thể và sản phẩm được tạo ra là vật chất hay tinh thần,
hoạtđộng được chia thành:
+ Hoạt động vật chất: Tác động vào vật thể và có sử dụng công cụ lao động làm
biến đổi nó, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.
+ Hoạt động tinh thần (hoạt động bên trong, hoạt động tâm lý): Diễn ra với hình ảnh,
biểu tượng, khái niệm… không làm thay đổi vật thể tại vật thể mà tạo ra sản phẩm tinh thần. -
Căn cứ vào vai trò của hoạt động đối với sự hình thành, phát triển tâm lý
lứatuổi, hoạt động được chia thành: lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương + Hoạt động chủ đạo
+ Hoạt động không chủ đạo
* Cấu trúc của hoạt động: nhà tâm lý học Liên Xô A. N. Lêônchiev đã khái quát về
cấu trúc vĩ mô của hoạt động: Gồm 6 thành tố có mỗi quan hệ biện chứng theo sơ đồ:
Hoạt động bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy và được chia thành nhiều hành động,
một hành động gồm nhiều thao tác; động cơ của hoạt động là mục tiêu xa mà hoạt động
nhằm đạt tới hay còn gọi là mục tiêu chung, mục tiêu cuối cùng của nhiều hành động đơn
vị của hoạt động. Động cơ được cụ thể hóa bằng những mục đích (mục tiêu gần) của các
hành động, mục đích được thực hiện thông qua hành động của chủ thể bằng các thao tác
sử dụng phương tiện. Các dạng hoạt động dù là bên ngoài (hoạt động vật chất) hay hoạt
động bên trong (hoạt động tâm lý) đều có cấu trúc và cơ chế vận hành chung theo mẫu này.
b) Về vai trò của hoạt động (T117)
Hoạt động có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành
và phát triển tâm lý cá nhân. Yếu tố hoạt động có vai trò đối với sự hình thành và phát triển tâm lý như sau:
Thứ nhất, tâm lý cá nhân được hình thành, phát triển, bộc lộ thông qua hoạt động.
Thông qua hoạt động, con người tác động vào hoàn cảnh để tạo ra các sản phẩm cần thiết
cho mình và xã hội. Từ đó, giúp cho cá nhân có thể phản ánh được các thuộc tính, các quy
luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực và tạo nên đời sống tâm lý và nhân cách của mình.
Thứ hai, thông qua hoạt động, năng lực nhận thức cũng như tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo của cá nhân được nảy sinh, phát triển. Những cá nhân sống, hoạt động bằng 7 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
những nghề nghiệp khác nhau thì có những kinh nghiệm hiểu biết, năng lực chuyên môn khác nhau.
Thứ ba, thông qua hoạt động, tính cách của cá nhân được hình thành, tôi luyện
và phát triển. Các cá nhân hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau sẽ hình thành ở cá
nhân những đặc điểm tâm lý khác nhau. Người nào hoạt động càng đa dạng, thì đời sống
tâm lý của người đó càng phong phú, sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của cá nhân
thì hoạt động chủ đạo sẽ quyết định sự hình thành và phát triển những đặc điểm tâm lý cơ
bản của cá nhân trong giai đoạn đó. Tùy theo mục đích hoạt động của cá nhân tốt hay xấu
sẽ làm nảy sinh những đặc điểm tâm lý có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực.
Thứ tư, thông qua hoạt động sẽ làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố
khác đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.. Trong các loại hoạt động thì lao
động sản xuất và hoạt động xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và
phát triển tâm lý của con người mới xã hội chủ nghĩa. Có tham gia lao động trong sản xuất
thì cá nhân mới có nhận thức đúng đắn về xã hội, có quan điểm đúng đắn về quan hệ lợi
ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội. Ngược lại, những người không lao động thì khó tiếp thu
những tập quán xã hội tốt đẹp, khó có những khuynh hướng xã hội đúng đắn và dễ bị ảnh
hưởng bởi những thói hư tật xấu. Xem tiếp ở câu
Bài 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân Vấn đề 3: Tâm lý cá nhân
Câu 5: Tâm lý cá nhân là gì? Động lực hình thành và phát triển tâm lý cá nhân?
Cá nhân là một con người cụ thể, sống trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định.
Tâm lý cá nhân là hiện tượng tinh thần của cá nhân, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của cá nhân đó. -
Là những hiện tượng tinh thần được hình thành ở mỗi cá nhân như: cảm giác,
trigiác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… không thể nhìn thấy trực tiếp hay cân đong đo đếm lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
được bằng các đại lượng vật lý nên rất khó tìm hiểu tâm lý của từng cá nhân. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn có thể nghiên cứu tâm lý của cá nhân thông qua kết quả hoạt động, qua những
hành vi cụ thể trong đời sống hàng ngày của họ bằng hệ thống các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học. -
Tâm lý cá nhân không có sẵn ngay từ khi cá nhân mới sinh ra, cũng không
phảido thượng đế đặt vào đầu óc của cá nhân mà là kết quả của sự tác động của hiện thực
khách quan đến não và tạo ra ở não các hiện tượng tâm lý. Tâm lý cá nhân có nguồn gốc
từ hiện thực khách quan, là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình
sống và hoạt động của chính cá nhân đó... Tuy nhiên cũng cần chú ý mọi tác động của hiện
thực khách quan đến cá nhân đều phải được "khúc xạ" qua "lăng kính chủ quan" của cá
nhân chứ không phải đơn giản theo kiểu Kích thích - Phản ứng (S - R) như tâm lý học
Hành vi cổ điển quan niệm hay nói cách khác tâm lý cá nhân mang tính chủ thể như chúng ta đã tìm hiểu. -
Về chức năng, tâm lý cá nhân điều hành hoạt động của cá nhân. Điều đó thể
hiện rõ: Tâm lý cá nhân luôn là yếu tố giữ vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân.
+ Tâm lý cá nhân định hướng, điều khiển hoạt động. Tâm lý được hình thành và phát
triển thông qua hoạt động và đến lượt nó, lại tham gia điều hành mọi hoạt động của con
người. Khi con người làm bất cứ một việc gì cũng đều hình dung trước trong đầu mình
"mô hình tâm lý" về nội dung hoạt động và sản phẩm mà mình sẽ làm ra. Từ đó, "mô hình
tâm lý" này sẽ định hướng, điều khiển con người tiến hành hoạt động. Tâm lý cá nhân còn
tham gia điều chỉnh hoạt động của cá nhân đó. Trong quá trình làm ra sản phẩm, cá nhân
đối chiếu các hành động với điều kiện thực tế và mô hình tâm lý ở trong đầu để điều chỉnh
hành động cho phù hợp với "mô hình tâm lý" ban đầu, đảm bảo hiệu quả của hoạt động.
Nhờ chức năng này mà hành vi của cá nhân có tính linh hoạt, sáng tạo.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy: Tâm lý cá nhân là tâm lý của một con
người cụ thể, được hình thành phát triển trong hoạt động của cá nhân. Nghiên cứu khái 9 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
niệm tâm lý cá nhân để phân biệt tâm lý cá nhân này với tâm lý cá nhân khác và với tâm lý xã hội.
Phát triển tâm lý cá nhân
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin:
Sự phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là sự biến
đổi từ sự tích lũy dần về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, cái mới sinh ra trên cơ sở kế
thừa cái cũ; và phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng.
Tuân theo nguyên lý chung của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, tâm lý cá nhân
cũng luôn vận động và biến đổi, quá trình này diễn ra từ khi sinh ra đến khi mất đi, trải qua
nhiều giai đoạn lứa tuổi khác nhau.
Phát triển tâm lý cá nhân là quá trình vận động biến đổi theo quy luật; là quá trình
tiếp nhận,bổ sung và cấu tạo lại cấu trúc của đời sống tâm lý theo hướng ngày càng hoàn thiện. -
Định nghĩa được hiểu là: Động lực hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.
+ Đời sống tâm lý cá nhân không phải là cái vốn có từ khi họ sinh ra mà là quá trình
vận động, biến đổi theo qui luật, biến cái bên ngoài thành cái bên trong của cá nhân, là quá
trình phản ánh hiện thực khách quan ngày càng đầy đủ và sâu sắc. Cá nhân có những nhận
thức về thế giới hiện thực khách quan, bên trong phát sinh những nhu cầu, những mâu
thuẫn. Quá trình giải quyết mẫu thuẫn đó liên tục làm nảy sinh cái mới về chất trong tâm
lý cá nhân biểu hiện ở chỗ từ chưa có tâm lý đến có tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý
đơn giản, sơ đẳng đến những hiện tượng tâm lý phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn... Ví dụ: Tình cảm mẹ - con,…
+ Thông qua hoạt động cá nhân tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm XH – LS của
loài người để bổ sung vào vốn kinh nghiệm của mình, nhờ đó đời sống tâm lý của họ dần
được hoàn thiện, phát triển ngày càng cao hơn ở tất cả các giai đoạn lứa tuổi, từ lúc chào lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
đời cho đến khi cá nhân mất đi. Đó là một quá trình phát triển liên tục. Các chức năng tâm
lý được hoàn thiện là do sự tiếp nhận, bổ sung, tích lũy dần về Lượng của các hiện tượng
tâm lý và đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự cấu tạo lại cấu trúc, tạo ra sự nhảy vọt
về chất, đánh dấu sự phát triển trong tâm lý cá nhân ở các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí
hay ở tất cả các quá trình, thuộc tính và trạng thái tâm lý. Càng hoạt động thì tâm lý cá
nhân càng trở nên phong phú, phát triển hơn. -
Sự phát triển tâm lý cá nhân tuân theo những quy luật phát triển chung của
tồn tại xã hội, quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, quy luật phủ định
của phủ định, đồng thời sự phát triển tâm lý cá nhân tuân theo những quy luật riêng, đó là
những quy luật: (tự tìm hiểu).
+ Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý
+ Tính toàn vẹn của tâm lý
+ Quy luật về tính bù trừ của tâm lý
Tóm lại, sự phát triển tâm lý cá nhân là quá trình tiếp nhận, bổ sung và cấu tạo lại
cấu trúc bên trong của đời sống tâm lý cá nhân trên cơ sở tiếp thu, lĩnh hội những kinh
nghiệm mới chứ không phải chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt số lượng của các hiện tượng tâm lý cá nhân. Ý nghĩa -
Sự phát triển tâm lý cá nhân diễn ra trong suốt quá trình sống của cá nhân. Do
đócá nhân phải tích cực hoạt động để lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm xã hội- lịch sử làm
cho đời sống tâm lý cá nhân luôn được bổ sung, cấu tạo lại theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn. -
Sự phát triển tâm lý cá nhân do sự tác động qua lại giữa cá nhân với hoàn
cảnhcá nhân sống, môi trường xung quanh trong đó môi trường sống tác động đến sự hình
thành phát triển tâm lý cá nhân thì môi trường xã hội có ý nghĩa chủ yếu quyết định đến sự 11 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
phát triển tâm lý cá nhân, do đó cần tạo ra môi trường lành mạnh, phát triển bền vững cho
sự phát triển hoàn thiện tâm lý cá nhân. -
Cần quán triệt nguyên tắc phát triển khi nghiên cứu tâm lý cá nhân.
Vấn đề 4: Các yếu tố hình thành tâm lý cá nhân
Câu 6: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố thể chất đến hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.
Trình bày các khái niệm cơ bản: Cá nhân, tâm lý cá nhân, sự hình thành và phát
triển tâm lý cá nhân. Khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
phát triển tâm lý cá nhân trong đó có thể chất.
a. Định nghĩa: Thể chất là toàn bộ cấu trúc giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ
thể. Thuộc tính tự nhiên này của cá nhân một mặt kế thừa của thế hệ trước bằng con đường
di truyền, bẩm sinh hoặc do cá nhân tự tạo trong quá trình sống và hoạt động (phong tục,
tai nạn, thể dục thể thao...):
+ Con đường thứ 1: Yếu tố thể chất hình thành do di truyền Di truyền là sự tái tạo ở
thế hệ sau những đặc điểm sinh học giống với thế hệ trước mà những đặc điểm đó đã được
ghi lại trong gien. Mỗi một cá nhân đều được di truyền những đặc điểm cơ bản, đặc trưng của cơ thể con người.
+ Con đường thứ 2: Yếu tố thể chất hình thành do bẩm sinh Những đặc điểm thể chất
do bẩm sinh là những đặc điểm sinh học mà trẻ có ngay từ khi mới được sinh ra, bao gồm
những đặc điểm về cấu trúc cơ thể, 6 màu da, tóc, nhóm máu… do sự di truyền thừa hưởng
từ thế hệ trước kết hợp với sự vận động, tương tác của bào thai với cơ thể người mẹ và môi
trường xung quanh trong suốt thai kỳ.
+ Con đường thứ 3: Yếu tố thể chất hình thành trong quá trình hoạt động của cá nhân.
b. Vai trò của yếu tố thể chất đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương -
Thuyết “Duy tâm”. Những học giả theo thuyết duy tâm quan niệm rằng tâm
lý dothượng đế, đất trời sinh ra rồi nhập vào thể xác con người, tâm lý con người không
phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người
như một điều gì đó thần bí. -
Thuyết “Di truyền quyết định” Những tác giả theo thuyết này cho rằng tâm lý
cánhân chẳng qua chỉ là sự nhớ lại những cái đã có trước đây, được di truyền lại theo gien.
Cơ thể con người cứ tăng dần và tâm lý cũng theo đó mà tăng lên, tất cả đều vốn có cứ
mọc dần ra để chịu sự tác động của mọi hoàn cảnh, môi trường xung quanh, giống như cây
cối trước ánh nắng và gió mưa, cá dưới biển sâu hay thú trong rừng rậm. Trong đó, yếu tố
giáo dục giữ vai trò như một chất xúc tác, con người có được giáo dục đi chăng nữa thì
giỏi lắm cũng chỉ có thể làm cho cái “tự nhiên” trong con người mọc sớm hơn và nhanh lên mà thôi. -
Tâm lý học hoạt động thừa nhận: Thể chất có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực
trítuệ nói riêng và tâm lý nói chung, nhưng thể chất không quy định trước bất cứ một phẩm
chất tâm lý nào. Yếu tố thể chất đóng vai trò là cơ sở vật chất, là tiền đề cho sự hình thành
và phát triển tâm lý cá nhân. Cần hiểu về vai trò của thể chất như sau: -
Yếu tố thể chất là cơ sở vật chất của sự hình thành và phát triển tâm lý cá
nhân,nghĩa là muốn có tâm lý người chúng ta phải có hệ thần kinh (não và 7 các giác quan)
cũng như sự vận hành của hệ thần kinh. Không có thể chất người, đặc biệt là không có não
người thì sẽ không có tâm lý người. - Yếu tố thể chất là tiền đề của sự hình thành và phát
triển tâm lý cá nhân, nghĩa là thể chất không trực tiếp quyết định đặc điểm tâm lý cá nhân,
mà chỉ đặt ra trước cá nhân các khả năng khác nhau, còn tâm lý cá nhân phát triển như thế
nào tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân đó. -
Yếu tố thể chất ảnh hưởng đến tốc độ, nhịp độ của sự phát triển tâm lý
chứkhông định trước một đặc điểm tâm lý cá nhân nào. 13 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương -
Yếu tố thể chất có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn
nhấtđịnh cho sự hình thành, phát triển một loại hoạt động, một hiện tượng tâm lý nào đó ở cá nhân.
* Tư chất tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tài năng. (Tư chất là những đặc
điểm giải phẫu sinh lý của cá nhân, làm tiền đề, cơ sở vật chất của năng lực nào đó).Tư
chất qui định mức "trần" cao nhất của sự phát triển tâm lý, đặc biệt đối với sự hình thành
năng lực, tài năng ở cá nhân.
c. Ý nghĩa vận dụng -
Có quan điểm đúng đắn về vai trò của thể chất đối với sự hình thành và phát
triểntâm lý cá nhân, có thái độ đúng đắn, không chủ quan trong việc rèn luyện bản thân và
tôn trọng, giúp đỡ những người khuyết tật. -
Có ý thức rèn luyện thể chất, luyện tập TDTT, phòng tránh những tác động
gâyhại cho cơ thể. Đặc biệt là bảo vệ hệ thần kinh, não bộ và các giác quan. -
Khi nghiên cứu đối tượng phục vụ cho công tác công an, cần phải nghiên cứu
đặcđiểm thể chất của họ.
Câu 7: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố môi trường sống ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và phát triển tâm lý cá nhân?
Trình bày các khái niệm cơ bản: Cá nhân, tâm lý cá nhân, sự hình thành và phát
triển tâm lý cá nhân. Khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
phát triển tâm lý cá nhân trong đó có yếu tố môi trường sống.
a. Định nghĩa: Môi trường sống là toàn bộ những điều kiện bên ngoài, có quan hệ
đến sự sống và hoạt động của cá nhân.
Môi trường sống được chia thành: Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội. -
Môi trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên như: Đất đai, nước,
khôngkhí, động vật, thực vật,... vận động và phát triển theo những quy luật tự nhiên. lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương -
Môi trường xã hội: là toàn bộ những điều kiện xã hội và các quan hệ xã hội
(haylà nền văn hóa xã hội) như chế độ chính trị - xã hội, quan hệ giai cấp, dân tộc, phong
tục tập quán, quy tắc hành vi... vận động và phát triển theo những quy luật xã hội.
b. Vai trò của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân
- Tâm lý học hoạt động khẳng định
Môi trường sống đóng vai trò là nguồn gốc của tâm lý cá nhân. Tâm lý cá nhân hình
thành và phát triển trong quá trình tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống, trong
đó bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nghĩa là nội dung tâm lý cá nhân
phản ánh hiện thực khách quan và hoạt động của chính cá nhân. Cụ thể:
* Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sắc thái biểu hiện tâm lý cá nhân. Điều
kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cường độ, tốc độ và nhịp độ biểu hiện tâm lý của cá nhân
(sắc thái bề ngoài). Sắc thái biểu hiện chính là những biểu hiện ra bên ngoài của đời
sống tâm lý cá nhân. Mỗi cá nhân có một sắc thái biểu hiện tâm lý khác nhau, mang
đậm tính chủ thể của tâm lý. Môi trường tự nhiên không ảnh hưởng một cách trực tiếp
mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân thông qua
môi trường xã hội. Môi trường xã hội như là chiếc “lăng kính” cho phép tia sáng tự
nhiên khúc xạ hoặc phản chiếu tới con người.
* Môi trường xã hội quy định bản chất, nội dung của tâm lý cá nhân -
Nội dung của tâm lý cá nhân chính là những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà
cánhân tiếp thu được trong quá trình phát triển của mình. Những gì cần phải xuất hiện trong
bước đường phát triển tâm lý của cá nhân và cái đích mà sự phát triển tâm lý cá nhân cần
đạt được thì ngay từ đầu đã có sẵn trong môi trường sống. -
Không có môi trường xã hội thì không thể hình thành và phát triển tâm lý
cánhân. Ví dụ: Trường hợp cô bé người rừng Hphnhiêng ở Campuchia sau thời gian dài
sống trong rừng, tách rời khỏi xã hội loài người, khi được tìm thấy không có những đặc
điểm tâm lý của con người. 15 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương -
Tâm lý cá nhân mang "dấu ấn" của môi trường xã hội mà cá nhân là thành
viên.Mỗi cá nhân bao giờ cũng sống trong một môi trường xã hội nhất định, do đó, tâm lý
cá nhân phản ánh hoàn cảnh xã hội, những mối quan hệ mà cá nhân tham gia. K. Marx đã
nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội”. Mỗi một thời đại, quốc gia, dân tộc khác nhau về lịch sử, điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hóa nên đời sống tâm lý của mỗi cá nhân người cũng khác nhau; thậm chí trong cùng
một chế độ chính trị - xã hội như nhau, tâm lý cá nhân cũng khác nhau vì mỗi người tiếp
nhận nền văn hoá theo cách của riêng mình. Cá nhân thuộc giai cấp nào thì có tâm lý của
10 giai cấp đó. Do đó khi xem xét tâm lý của một cá nhân ta phải xem xét cá nhân đó thuộc
chế độ xã hội nào, quốc gia nào.
Tóm lại, môi trường sống có ý nghĩa đối với sự hình thành, phát triển tâm lý cá nhân
chủ yếu là môi trường xã hội, môi trường tự nhiên chỉ ảnh hưởng một cách tự phát đến sự
hình thành và phát triển tâm lý cá nhân, sự ảnh hưởng này là thông qua môi trường xã hội.
Các hướng tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.
Môi trường xã hội tác động đến cá nhân theo hai hướng tự phát và tự giác.
+ Tác động tự phát của môi trường xã hội đến cá nhân: là sự tác động mang tính
ngẫu nhiên (không có mục đích, kế hoạch...) của môi trường xã hội đến sự hình thành và
phát triển tâm lý cá nhân. Tác động tự phát của môi trường sống có thể là tích cực hoặc
tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý cá nhân tuỳ thuộc chủ yếu vào hoạt
động của cá nhân, trong đó đặc điểm của môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
+ Tác động tự giác của môi trường xã hội đến cá nhân: là sự tác động chủ động
của xã hội đến cá nhân, có chương trình, kế hoạch, biện pháp nhằm giúp cá nhân hình thành,
phát triển tâm lý theo định hướng của xã hội. Trong môi trường xã hội, giáo dục – một hình
thái phát triển đặc biệt của loài người có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển
tâm lý cá nhân. (câu hỏi riêng)
c. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò yếu tố môi trường sống lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương -
Khi tìm hiểu đánh giá một con người phải tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh sống,
cácmối quan hệ xã hội và vị trí của họ trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là môi trường,
điều kiện giáo dục của họ. -
Phát huy vai trò của giáo dục trong hình thành, rèn luyện nhân cách. -
Muốn cải tạo những nét tâm lý tiêu cực, xây dựng những phẩm chất tâm lý
tíchcực cho một cá nhân ta phải chú ý tách họ ra khỏi môi trường sống cũ tiêu cực đưa họ
vào hoàn cảnh sống mới và phải tổ chức xây dựng môi trường mới sao cho có ảnh hưởng tốt đến cá nhân
Câu 8: Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục trong sự phát triển tâm lý cá nhân.
Phát triển tâm lý cá nhân -> Môi trường sống -> sự tác động tự giác -> giáo dục.
Trong môi trường xã hội, giáo dục – một hình thái phát triển đặc biệt của loài người có vai
trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.
Giáo dục: là sự tác động tự giác của môi trường sống đến tâm lý cá nhân theo mục
dích, kế hoạch, biện pháp định trước nhằm phát triển thể chất và hình thành ở cá nhân
những đặc điểm tâm lý nhất định.
+ Theo nghĩa rộng: Là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục tác
động đến người được giáo dục nhằm làm hình thành và phát triển nhân cách cho người được giáo dục.
+ Theo nghĩa hẹp: Giáo dục có thể xem như là một quá trình tác động đến thế hệ trẻ
về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi... nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử
đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Tâm lý học hoạt động khẳng định: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình
thành và phát triển tâm lý cá nhân. Vai trò đó được thể hiện như sau: -
Thứ nhất, giáo dục vạch ra phương hướng và cách thức cho sự hình thành
và phát triển tâm lý. Bởi giáo dục là một bộ phận của môi trường xã hội, tác động tự giác
của môi trường xã hội, một bộ phận của quá trình xã hội hóa con người, đóng vai trò chủ 17 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
đạo trong sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. Biểu hiện ở việc đặt ra mục tiêu giáo
dục, đào tạo của các nhà trường và các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường. Giáo dục cũng
tỏ rõ vai trò của mình trong việc xây dựng con người trong tình hình kinh tế- xã hội đất
nước ta hiện nay. Giáo dục giữ vị trí trung tâm, điều phối các yếu tố tác động khác và tạo
ra phương hướng, mục tiêu, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển tâm
lý cá nhân theo hướng nhất định. -
Thứ hai, Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành, phát triển tâm lý cá
nhân bằng cách tác động vào “vùng phát triển gần" (L.X.Vưgôtxki) của cá nhân. Giáo
dục có thể đi trước hiện thực, dẫn dắt thế hệ trẻ vươn tới những gì họ sẽ có, tạo cho họ sự
phát triển nhanh mạnh, hướng về tương lai. -
Thứ ba, giáo dục có thể đem lại cho con người sự tiến bộ mà các yếu tố
bẩmsinh di truyền hay môi trường sống không thể có được. Những phẩm chất sinh lý thể
chất không phải là năng lực sẵn có mà chỉ là khả năng tiềm tàng. Giáo dục tạo điều kiện
thuận lợi cho sự biểu hiện và mở rộng những tư chất của cá nhân. Chẳng hạn, nếu không
bị khuyết tật và được sống trong môi trường xã hội, thì theo sự tăng trưởng và phát triển
của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết nói hoặc đến một độ tuổi nhất định
12 thì đứa trẻ sẽ làm được mọi động tác vốn có của con người (cầm nắm, đi lại, chạy
nhảy…) nhưng để có được những kĩ xảo nghề nghiệp thì dứt khoát phải học nghề, cho nên
thành ngữ đã có câu: "Không thầy đố mày làm nên". -
Thứ tư, thông qua giáo dục, thế hệ đi trước truyền đạt kinh nghiệm xã hội
– lịch sử cho thế hệ sau. Người giáo dục chọn trong kho tàng văn hóa xã hội những cái
cần thiết để biến nó thành vốn kinh nghiệm riêng của người được giáo dục. -
Thứ năm, giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh của các yếu tố
chi phối sự hình thành và phát triển tâm lý. Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà giáo
dục phát hiện năng khiếu và định hướng cho những năng khiếu đó phát triển đúng hướng
để trở thành những tài năng. Ví dụ: Những tài năng và thiên tài như Moza, Đặng Thái Sơn... lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
ngoài tư chất tốt còn được đặt trong môi trường âm nhạc từ sớm với tác động giáo dục phù
hợp nên đã đạt được những thành công lớn trong âm nhạc. -
Thứ sáu, giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do bẩm sinh di
truyền tạo ra, tác động tích cực đến yếu tố thể chất. Giáo dục giúp cho cá nhân khắc phục
những khiếm khuyết về mặt chức năng của cơ thể. Ví dụ: Bằng những phương pháp giáo
dục đặc biệt, những cá nhân chẳng may bị khuyết tật (mù, câm, điếc…) được phục hồi
những chức năng đã mất, thậm chí có những trường hợp còn có thể phát triển thành tài năng. -
Thứ bảy, giáo dục có thể uốn nắn được những phẩm chất tâm lý sai lệch
đãhình thành thông qua tác động giáo dục lại. Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất
tâm lý xấu, do tác động tự phát tiêu cực của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển
theo hướng mong muốn của xã hội. Giáo dục kết hợp với hoạt động của cá nhân có thể cải
tạo những nét tâm lý cũ, xây dựng nét tâm lý mới theo yêu cầu xã hội. Ví dụ: Công tác giáo
dục lại trong hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân là một trong những hoạt động có ý
nghĩa thiết thực như vậy. Nhờ đó mà những cá nhân đã từng có sự phát triển nhân cách
lệch lạc, sau khi nhận tác động cải tạo, giáo dục ở các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,
trại giam,... có thể hoàn lương và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
*) Điều kiện để giáo dục hiệu quả:
- Giáo dục gắn với chính trị.
- Phù hợp với đối tượng.
- Phù hợp với kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Tóm lại, giáo dục vạch ra phương hướng và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình
thành và phát triển tâm lý cá nhân theo hướng phù hợp yêu cầu xã hội. Giáo dục giữ vai
trò điều phối hoạt động của các yếu tố khác, còn việc cá nhân có phát triển theo hướng đó
hay không, phát triển như thế nào thì giáo dục không quyết định trực tiếp được. Vì vậy, cá
nhân một mặt phải tích cực hợp tác, tiếp nhận những tác động giáo dục; mặt khác không 19 lOMoAR cPSD| 47171770
Đề cương ôn tập
Tâm lý học đại cương
nên tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố giáo dục, ỷ lại vào giáo dục mà phải phát huy tính tích
cực, chủ động của mình. Xã hội phải chú trọng đầu tư cho giáo dục nhưng không xuôi
chiều mà phải luôn tính đến đặc điểm riêng của cá nhân.
Câu 9: Trong bài thơ "Nửa đêm" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Đồng chí hãy vận dụng tri thức của tâm lý học hoạt động để phân tích và chứng minh
quan điểm của Hồ Chủ tịch trong câu thơ trên? Rút ra ý nghĩa đối với bản thân và trong công tác?
1. Giải nghĩa câu thơ dưới góc độ tâm lý học: -
"Thức, ngủ" là hai trạng thái sinh học của con người còn dưới góc độ tâm lý
học chỉ yếu tố hoạt động của con người. -
"Hiền" và "dữ", "lương thiện" ở đây chỉ các nét tính cách của cá nhân (theo
nghĩa hẹp) và đời sống tâm lý của cá nhân theo nghĩa rộng. -
Yếu tố giáo dục ở đây với nghĩa không phải chỉ là hệ thống giáo dục quốc
dânmà là toàn bộ tác động tự giác của môi trường xã hội đến cá nhân.
2. Phân tích và chứng minh: * Phân tích: -
Hai câu thơ đầu trong bài thơ đề cập đến vai trò của yếu tố hoạt động đối với
sựhình thành và phát triển tâm lý cá nhân. Thông qua hoạt động, tâm lý cá nhân được hình
thành, phát triển và bộc lộ ra bên ngoài.
Thông qua các hoạt động và giao tiếp, tâm lý, nhân cách con người được bộc lộ rõ
nét với những phẩm chất, năng lực phong phú và đa dạng. Bởi vậy, khi Bác viết: “Tỉnh dậy