Đề cương quản trị học căn bản | Trường đại học kinh tế - luật đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, hay còn gọi là “Cuộc cách mạng 4.0” của thế kỷ 21 diễn ra từ năm 2000 cho đến nay, mà trong đó, giới trẻ - chính là bộ phận đón đầu của làn sóng cách mạng mang tính toàn cầu này. Giới trẻ chính là đối tượng đầu tiên và chủ yếu mà các công ti công nghệ luôn nhắm tới, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46613224
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đang dùng Facebook ............................... 10
Hình 2. Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên dùng Facebook ....................................... 11
Hình 3. Biểu đồ thể hiện thời điểm sử dụng Facebook của người dùng ....................... 11
Hình 4. Biểu đồ thể hiện phương tiện sử dụng Facebook của người dùng ................... 12
Hình 5. Ảnh hưởng tâm lý từ Facebook ........................................................................ 13
Hình 6. An toàn thông tin trên Facebook ....................................................................... 15
Hình 7. Biểu đồ thể hiện những mặt tích cực của Facebook ......................................... 16
Hình 8. Biểu đồ thể hiện suy nghĩ của sinh viên về việc ngừng sử dụng Facebook ..... 17
Hình 9. Biểu đồ thể hiện cảm nhận của sinh viên khi dùng Facebook.......................... 18
lOMoARcPSD| 46613224
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, hay còn gọi
“Cuộc cách mạng 4.0” của thế kỷ 21 diễn ra từ năm 2000 cho đến nay,trong đó, giới trẻ - chính
bộ phận đón đầu của làn sóng cách mạng mang tính toàn cầu này. Giới trẻ chính là đối tượng đầu
tiên và chủ yếu mà các công ti công nghệ luôn nhắm tới, bởi họ là thế hệ ra đời gần như đồng thời
với giai đoạn phát triển vượt bậc khoa học công nghệ nên dễ dàng có thể nắm bắt được những cải
tiến và sự thay đổi một cách chóng mặt của các thiết bị máy móc và kỹ thuật thông tin.
Đồng thời trong giai đoạn đó, tháng 4/2024, cậu sinh viên trẻ tên Mark Zuckerberg và những
người bạn của anh ở Đại học Harvard đã hợp tác với nhau tạo ra một ứng dụng mang tên Facebook.
Từ đó, Facebook đã lan rộng phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam,
cứ trung bình 3 giây lại một tài khoản Facebook được tạo ra; sngười dùng Facebook tại Việt
Nam đạt 19,6 triệu người; chiếm 71,4% người dung mạng xã hội,…
1
Sở dĩ ứng dụng Facebook được phổ biến mạnh mẽ trong cộng đồng hội như trên là bởi vì
khắc phục được những nhược điểm của blog ra đời trước đó (một dạng nhật trực tuyến
cũng cho phép người dùng đăng tải các thông tin lên mạng) như: cải thiện tính riêng tư và bảo mật
của người dùng, không còn giới hạn số ký tự nhất định trong một bài viết, giao diện thân thiện, dễ
dàng truy cập dù là với trẻ em,...
Với sự ra đời của mạng xã hội Facebook, con người lần đầu tiên mra một kỷ nguyên số tràn
đầy lạc quan, cởi mở cũng như những cám dỗ mới lạ đi cùng với đó là những thách thức trong quản
trị các rủi ro về an toàn thông tin, bảo mật thông tin của các nhân sử dụng nó. Bên cạnh đó,
Facebook cũng tiềm ẩn những nguy cơ thông tin giả mạo bị lan truyền, dễ dàng khiến người dùng
khó thể rời mắt luôn đề xuất những nội dung “cuốn hút” dựa trên thói quen truy cập các bài
viết trước đó. đó ng lý do sau sự sụp đổ của các trang blog như Yahoo!, Facebook xuất hiện
hoàn toàn chiếm vị trí đầu tiên về lưu lượng thời gian truy cập của giới trẻ trong một giai đoạn
dài dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong một số hành vi, thói quen cụ thể như hành vi mua sắm
trực tuyến, thói quen cập nhật cuộc sống trên i khoản cá nhân, theo dõi liên lạc với bạn cũng
thông qua các nền tảng mạng hội trực tuyến khác liên kết đến Facebook (Messenger,
1
Nguyễn Hải Đăng, “Sự "bùng nổ" của Facebook và một số vấn đề đặt ra,
https://nhandan.vn/su-bung-no-cua-facebook-va-mot-so-van-de-dat-ra- post194613.html, 14:46,
06/02/2014
lOMoARcPSD| 46613224
Snapchat, Instagram,…) và chưa kể đến vô số những tác động lớn nhỏ đến cuộc sống thường nhật
của mỗi người trong chúng ta. Mặc cho có sự tuyên truyền khuyến cáo đến từ nhiều nguồn, trong
đó cả những nhắc nhở về thời gian sử dụng của chính máy chủ Facebook, vấn nạn dành quá
nhiều thời gian “lướt” Facebook, thậm chí nghiện, vẫn đang diễn ra không chỉ trong cộng đồng
các bạn trẻ mà cả trong không gian của những người lớn tuổi. Và đây cũng chính là lý do nhóm đã
lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Tác động của mạng xã hội Facebook lên giới trẻ hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua những nghiên cứu đánh giá về đề tài “Ảnh hưởng của mạng hội Facebook
đối với giới trẻ ngày nay” của nhóm, chúng tôi hướng đến mục tiêu thúc đẩy nhận thức của nhân
các bạn trẻ thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng về những
ảnh hưởng của nền tảng mạng xã hội Facebook đến đời sống và sức khỏe của con người ngày nay.
Từ đó, hi vọng các bạn trẻ có thể rút ra những phương pháp tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, nâng
cao trách nhiệm tự giữ gìn sức khỏe, cũng như học được cách quản lý thời gian, tài chính và thông
tin cá nhân, đặc biệt là trong thời đại số hóa như hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thảo luận nhóm: qua các buổi học trên lớp những buổi họp mặt ngoài giờ, từ
đó chúng tôi đã tổng hợp nên những trang tiểu luận với đầy đủ sự góp sức từ tất cả các thành
viên nhóm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: bài tiểu luận này sự tham khảo từ các trang tạp
chí, các bài báo, những nghiên cứu, hình ảnh, tài liệu,... đến từ nhiều nguồn
lOMoARcPSD| 46613224
có uy tín trong và ngoài nước khác nhau.
- Phương pháp thực hiện khảo sát, thống dữ liệu: chúng tôi đã tiến hành lập một mẫu hỏi
thực hiện khảo sát về chủ đề “Những ảnh hưởng của mạng hội Facebook đến giới trẻ hiện
nay” và được rất nhiều bạn trẻ của trường Đại học Kinh tế - Luật tham gia đóng góp. Đó chính
là nguồn dữ liệu thiết thực để chúng tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận ngày hôm nay.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá,...
lOMoARcPSD| 46613224
Phần 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm “tác động”
Tác động nghĩa làm cho một đối tượng nào đó những biến đối nhất định.
2
Với ý
nghĩa đó thì bất kể kích thích nào gây ra sự biến đổi (nội dung, tính chất, hình dạng, kích thước...)
của đối tượng đều được coi là tác động. Căn cứ vào những khía cạnh khác nhau, người ta chia tác
động thành nhiều hình thức khác nhau như:
- Theo tính chất: tác động có thể được chia thành tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Tác động tích cực là tác động có lợi, có ích, mang lại kết quả tốt cho đối tượng bị tác động.
Tác động tích cực có vai trò quan trọng trong sphát triển của thế giới tự nhiên hội. Tác động
tích cực thể thúc đẩy sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, tạo ra những giá trị mới cho đời
sống.
Tác động tiêu cực là tác động có hại, có hại, mang lại kết quả xấu cho đối tượng bị tác động.
Tác động tiêu cực có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các
sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể dẫn đến sự suy thoái, hủy diệt.
- Theo cấp độ: tác động có thể được chia thành tác động đơn giản và tác động phức tạp.
Tác động đơn giản tác động một cấp độ nhất định. Tác động đơn giảnthường chỉ tác
động đến một khía cạnh nhất định của đối tượng bị tác động.
Tác động phức tạp là tác động nhiều cấp độ khác nhau. Tác động phức tạpthường tác động
đến nhiều khía cạnh khác nhau của đối tượng bị tác động.
- Theo hướng tác động: tác động có thể được chia thành tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.
Tác động trực tiếp là c động mà không cần thông qua một sự vật, hiện tượngtrung gian nào.
Tác động trực tiếp thường xảy ra nhanh chóng và rõ ràng.
Tác động gián tiếp tác động thông qua một sự vật, hiện tượng trung gian. Tácđộng gián
tiếp thường xảy ra chậm hơn và khó nhận biết hơn tác động trực tiếp.
- Theo thời gian: tác động có thể được chia thành tác động tức thời và tác động lâu dài.
2
Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, tr.882
lOMoARcPSD| 46613224
Tác động tức thời c động xảy ra ngay lập tức, ngay sau khi tác nhân tácđộng đến đối
tượng. Tác động tức thời thường xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, thể một giây,
một phút, hoặc thậm chí là một phần của giây.
Tác động lâu dài tác động xảy ra trong một khoảng thời gian dài, thường lànhiều năm,
nhiều thập kỷ, hoặc thậm chí là nhiều thế kỷ.
Tác động có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội. Tác động
thể thúc đẩy sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, nhưng cũng thể gây ra những hậu quả
tiêu cực.
2. Khái niệm “mạng xã hội”
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng
mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao
gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
3
Đặc điểm cơ bản của mạng xã hội đó chính là :
- Có sự tham gia trực tuyến của các cá nhân hay các chủ thể
- các trang web mở, người chơi tự xây dựng nội dung trong đó các thành viên trong nhóm
đấy sẽ biết được các thông tin mà người dùng viết .
Mạng xã hội có thể được chia thành hai loại chính:
- Mạng hội nhân (personal social media): cho phép người dùng kết nối với bạn bè, người
thân, đồng nghiệp,... Ví dụ: Facebook, Twitter, Instagram,...
- Mạng xã hội chuyên ngành (professional social media): cho phép người dùng kết nối với những
người có cùng sở thích, mối quan tâm,... Ví dụ: LinkedIn, Quora, Reddit,...
3
Thư viện pháp luật, “Mạng xã hội là gì? Cấm thực hiện các hành vi nào khi sử dụng mạng
internet?”, https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/24E70-hd-mang-xa- hoi-la-
gi.html#google_vignette, 09:21, 09/11/2016
lOMoARcPSD| 46613224
3. Khái niệm “Facebook”
Facebook là một trong những trang mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số
1 tại Việt Nam. Tại đây, mọi người trên khắp mọi nơi có thể kết nối với nhau, xóa tan khoảng cách
địa lý. Nơi các thành viên thể ơng tác với đối phương bằng ch chat, đăng tải nh ảnh,
video và những bình luận, chia sẻ của bản thân,…
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội được thành lập o năm 2004 tại Mỹ. Đây
là công trình nghiên cứu của Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và các bạn
cùng phòng của ông Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes.
Facebook được xem một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Amazon, Apple
Google.
4
Facebook có nhiều tính năng khác nhau, bao gồm:
- Trang nhân: nơi người dùng thể chia sẻ thông tin về bản thân, bao gồm ảnh, video, bài viết,...
- Danh sách bạn bè: nơi người dùng kết nối với những người khác.
- Nhóm: nơi người dùng có thể tham gia các nhóm có cùng sở thích, mối quan tâm.
- Sự kiện: nơi người dùng có thể tạo và tham gia các sự kiện.
- Quảng cáo: nơi các doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, với hơn 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng
tháng. Facebook có mặt ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
4. Khái niệm “giới trẻ
Theo cách hiểu phổ biến, giới trẻ là khái niệm chỉ nhóm người đang ở độ tuổi trưởng thành,
có thể là thanh thiếu niên (15-25 tuổi), hoặc thanh niên (16-30 tuổi). Thực tế khi nghiên cứu về số
người sử dụng mạng xã hội với những mục đích khác nhau, quan niệm trên đây cũng thể xê dịch
một chút. Giới trẻ ở các quốc gia khác nhau, tuy có sự khác biệt về tư ởng, lối sống nhưng có một
4
Diễm Phương, “Tổng quan về Facebook Mạng xã hội có hơn 2,7 tỷ người dùng tích cực trên
toàn thế giới”, https://bachkhoawiki.com/Facebook-la-gi/, 05/10/2021
lOMoARcPSD| 46613224
số điểm chung để phân biệt họ với các nhóm xã hội khác, đó là sự năng động, sáng tạo, thích khám
phá, thậm chí là cả sự ham vui, sành điệu và chịu chơi…
Giới trẻ Việt Nam hiện chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dân số cả nước? Theo Báo cáo quốc
gia về thanh niên Việt Nam năm 2015, dân số thanh niên tính đến năm
2014 là 25.078.764 người, chiếm 27,7% dân số cả nước; trong đó nam thanh niên là 12.756.842
người, nữ thanh niên là 12.321.922 người; thanh niên khu vực nông thôn là
17.797.550 người, thanh niên khu vực đô thị 7.281.214 người. Hiện khoảng hơn 16 triệu thanh
niên tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 38,7% lực lượng lao động hội; hơn 6,5 triệu thanh niên
trong độ tuổi đi học, chiếm 27,6%. Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh
thiếu niên cao nhất trong lịch sử, nhóm dân số từ 10 đến 29 tuổi chiếm khoảng 33% dân số 1. Như
vậy, nếu tính cả độ tuổi trên dưới 15 thanh niên, giới trẻ ở Việt Nam ước tính chiếm trên 30%
dân số cả nước.
nhìn phương diện nào thì giới trẻ - thanh niên, vẫn ờng cột của nước nhà, chủ
nhân tương lai của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà thế giới quan niệm rằng chính sự khác biệt
lớn về tưởng lối sống trong nhân cách của giới trẻ hiện nay, là nguyên nhân tạo nên khoảng
cách giữa các quốc gia trên biểu đồ GDP thế giới.
5
5
PGS. TS. Nguyễn Thị Hương - Đào Duy Anh, “Mạng xã hội ảnh hưởng đến sự định hướng nhân
cách của giới trẻ”, https:// www.nxbctqg.org.vn/2017-02-23-08-48-
lOMoARcPSD| 46613224
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
Hiện nay, Facebook đang mạng xã hội được nhiều người dùng nhất trên thế giới bởi những
chức năng của nó. Và Việt Nam cũng vậy, Facebook hiện đang là mạng xã hội được sử dụng phổ
biến nhất bởi người dùng ở hầu hết các độ tuổi. Đặc biệt là giới trẻ như là sinh viên, vì nó đóng vai
trò quan trọng trong cuộc sống của sinh viên Việt Nam: đóng p vào việc kết nối, gia tăng kiến
thức và tạo ra các cơ hội mở rộng cho việc học tập và giao tiếp.
Mục đích của mạng hội này để người dùng thể tham gia mạng lưới được tổ chức
theo khu vực để liên kết giao tiếp với người khác. Mọi người thể kết bạn tương c lẫn
nhau hoặc thể nhắn tin, gọi điện cho bạn cũng như thể cập nhật hồ nhân của mình
để thông báo cho mọi người. Thêm một đặc tính nổi bật của Facebook chính là người dùng có thể
cập nhật trạng thái, cảm xúc hay bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Chính những đặc điểm trên đã khiến
Facebook trở thành mạng xã hội được dùng rộng rãi nhất ở khắp nơi trên thế giới.
thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến quan trọng trong lĩnh
vực phương tiện truyền thông mới bởi đã mang đến nhiều tiện ích cũng như đáp ứng nhu cầu,
mục đích của mỗi cá nhân: từ công việc, học tập, kinh doanh đến cả khả năng mở rộng và thiết lập
các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng không bị giới hạn về không gian thời gian
với chi phí rẻ nhất. Bên cạnh đó, Facebook cũng trở thành một kênh giải trí hoàn hảo khi trở thành
nơi tưởng để giới trẻ giải tỏa áp lực trước những vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống hàng
ngày. Tớc hàng loạt công dụng mà mang lại, mạng hội Facebook dường như đang trở thành
người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của thanh thiếu niên.
6
38.html#:~:text=Giới%20trẻ%20Việt%20Nam%20và,(16%2D30%20tuổi)., 15:02,
24/12/2017
6
“Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook ở nước ta hiện nay”,
https://tdfoss.vn/tin-tuc/goc-chia-se/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-Facebook-o- nuoc-ta-hien-
nay-254.html, 14:00, 20/08/2019
lOMoARcPSD| 46613224
Hình 1. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đang dùng Facebook
Theo như khảo sát mà nhóm đã thực hiện đối với 72 sinh viên đang theo học tại Trường Đại
học Kinh tế - Luật thì kết quả cho thấy tất cả 72 sinh viên tham gia khảo sát (100%) đều đang sử
dụng Facebook. Qua đó, thấy được mức độ phổ biến của Facebook đối với sinh viên nói riêng
giới trẻ Việt Nam nói chung hiện nay.
Thứ nhất, về thời gian truy cập
Facebook đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Đa số
sinh viên dành nhiều thời gian để cập nhật thông tin và tương tác với bạn bè trên mạng xã hội này.
Dưới đây là kết quả khảo sát cho thấy rằng có đến 59,7% dùng Facebook từ 1-3 tiếng. Đáng chú ý
số sinh viên dùng Facebook từ 4 tiếng trở lên cũng khá cao (19,4%), cho thấy việc dùng Facebook
trong thời gian dài của sinh viên cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Ngoài ra, vẫn có một số
lượng ít sinh viên (1,4%) dùng trên 9 tiếng một ngày cho thấy được thời gian mà các sinh viên này
dành cho mạng xã hội trong một ngày là khá nhiều.
lOMoARcPSD| 46613224
Hình 2. Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên dùng Facebook
Việc truy cập Facebook quá nhiều trong một ngày thể m phản lại những tác dụng
mang lại. Thời gian truy cập dài trên Facebook thể làm giảm sự tập trung hiệu suất làm
việc của người dùng. Khi người ta dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, họ dễ phân tâm và không
thể tập trung vào công việc hay hoạt động khác. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công
việc một cách hiệu quả và thậm chí có thể gây stress.
Có thể nói việc sử dụng Facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện đang dần trở nên đáng
báo động đối với toàn hội Việt Nam hiện nay. Trước những ảnh hưởng tiêu cực nh vi
nghiện Facebook ảnh hưởng hội, nhà trường gia đình hết sức lo lắng. Trong thời gian qua,
trên các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu đăng tải khá nhiều vấn đề liên quan đến mặt
tích cực tiêu cực của trẻ vị thành niên khi sử dụng Facebook cũng như ý kiến từ phía lãnh đạo
nhà trường và phụ huynh về việc khắc phục tình trạng nghiện Facebook ở các em.
5
Thứ hai, về thời điểm và phương tiện truy cập.
Hình 3. Biểu đồ thể hiện thời điểm sử dụng Facebook của người dùng
Kết quả khảo sát thể hiện rõ rằng người dùng có thể sử dụng Facebook ở bất cứ đâu, bất cứ
lúc nào kết nối internet, đặc biệt khi công nghệ wifi đang ngày càng trở nên phổ biến khắp
nơi. Tỷ lệ sử dụng Facebook cao thuộc về những thời điểm sau: “lúc rảnh, không có gì làm” chiếm
tỷ lệ cao nhất (91,7%), “trước khi đi ngủ” (66,7%). Thời điểm có tỷ lệ truy cập Facebook thấp nhất
là “trong giờ học” bởi đây dường như là khoảng thời gian thích hợp cho các bạn trẻ có nhu cầu tập
trung cho việc đọc và nghiên cứu thay vì sự giải trí.
5
Xuân Phương, “Báo động tình trạng nghiện Facebook trẻ vị thành niên”,
https://thanhnien.vn/bao-dong-tinh-trang-nghien-facebook-tre-vi-thanh-nien- 185601333.htm,
14:02, 19/10/2016
lOMoARcPSD| 46613224
Tần suất sử dụng mạng hội của thanh, thiếu niên đang xu hướng ngày càng gia tăng,
bởi họ có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi nhờ sở hữu các thiết bị công nghệ hiện đại.
6
Hình 4. Biểu đồ thể hiện phương tiện sử dụng Facebook của người dùng
Theo kết quả khảo sát, giới trẻ đang xu ớng truy cập Facebook nhiều nhất thông qua
điện thoại di động (95,8%). Ngoài ra, các số liệu thống kê gần đây của mạng xã hội Facebook cũng
đã chứng minh sự bùng nổ của việc sử dụng thiết bị smartphone trong giới trẻ chính Mark
Zuckerberg – người sáng lập ra Facebook cũng từng nhận định rằng những người truy cập, kết nối
mạng xã hội qua di động hoạt động tích cực hơn qua các thiết bị khác, điều đó đang biến mạng
hội facebook trở thành nền tảng ưu tiên cho di động. Ngoài ra, thanh, thiếu niên còn truy cập
Facebook từ các thiết bị công nghệ khác như: máy tính xách tay (61,1%), máy tính để bàn (13,9%).
Thứ ba, hiện trạng tâm lý giới trẻ đang dần bị tác động.
6
Nguyễn Thị Lan Hương, “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện
nay”, https://vhnt.org.vn/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-cua-thanhthieu-nien-o-viet-nam-hien-
nay/, 16/10/2021
lOMoARcPSD| 46613224
Hình 5. Ảnh hưởng tâm lý từ Facebook
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội) cũng
cho biết, gần đây ngày càng nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện mạng hội, nghiện điện
thoại, trò chơi game đến mức phải nhập viện. Người bệnh chỉ thích tập trung vào điện thoại, ít tiếp
xúc với thế giới bên ngoài; nếu để lâu trên 6 tháng thì sẽ chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị
có thể kéo dài 3 - 5 năm… Chính vì thế, các gia đình cần quan tâm, chú ý đến con em hơn nữa để
phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.
Trầm cảm tình trạng buồn chán, giảm hoặc mất hứng thú ít nhất 2 tuần, kèm theo mệt mỏi,
hay hồi hộp, ăn ngủ không ngon làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Đây một rối loạn
tâm thần thường gặp; là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh
lOMoARcPSD| 46613224
nặng bệnh tật, m cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động. Trong trường hợp xấu nhất,
trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.
Có 3 nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn đó là học sinh và thanh thiếu niên, phụ
nữ trước sinh và sau sinh, người cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, người trầm cảm có nguy cơ tự
tử cao gấp 25 lần so với người khác và trên 50% số ca tự tử có rối loạn trầm cảm.
7
Ngoài ra, khi thường xuyên tiếp xúc với các bức ảnh hoàn hảo, người ta thể cảm thấy
không hạnh phúc với cuộc sống của mình. Họ có thể so sánh cuộc sống của mình với những người
khác và cảm thấy rằng mình thiếu những điều tốt đẹp và hạnh phúc như những người khác.
Thứ tư, những vấn nạn về bảo mật thông tin.
Facebook thể tạo ra một môi trường trực tuyến không an toàn cho giới trẻ. Họ thể bị
quấy rối, lừa đảo hoặc bị kẻ xấu theo dõi thông qua thông tin nhân hoạt động trên mạng
hội này. Với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới, Facebook một nơi thu hút sự chú ý của nhiều
kẻ xấu nhằm lợi dụng thông tin và hoạt động cá nhân của người dùng.
Theo báo cáo của Cục An ninh mạng, tổng cộng khoảng 49 triệu người dùng bhack
thông tin nhân trên nhiều lãnh thquốc gia (bao gồm Mỹ, Anh Ấn Độ). Các thông tin bị đánh
cắp của người dùng bao gồm họ tên đầy đủ, nơi sinh sống, email nhân hay thậm chí cả số điện
thoại riêng
10
.
Ngoài ra, Facebook cũng có khả năng trở thành một môi trường cho các hoạt động lừa đảo.
Kẻ xấu có thể tạo các tài khoản giả mạo hoặc tham gia vào các nhóm hoặc trang để lừa đảo người
dùng. Họ thể yêu cầu thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, địa chnhà hoặc thông tin
nhân khác để lợi dụng trong mục đích gian lận.
7
Cảnh báo bệnh trầm cảm do nghiện Facebook”, https://tuoitre.vn/canh-bao-benhtram-cam-
do-nghien-facebook-2018011310361799.htm, 13:46, 13/01/2018
10
Thảo Thành, “Hơn nửa
triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới bị đánh cắp thông tin cá nhân”,
https://vtv.vn/the-gioi/hon-nua-trieu-nguoi-dung-facebook-trentoan-the-gioi-bi-danh-cap-
thong-tin-ca-nhan-20210405114344696.htm, 14:16, 05/04/2021
lOMoARcPSD| 46613224
Hình 6. An toàn thông tin trên Facebook
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
Không thể phnhận được sự quan trọng của việc hội nhập quốc tế cũng như những lợi ích
đem lại. Như mở rộng thị trường mang đến hội việc làm cho người lao động. Hay tăng
trải nghiệm kiến thức giúp phát triển công nghệ, từ đó cải thiện được chất ợng sản phẩm
dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã tình gây nên
hậu quả nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay. Hệ quả lớn nhất đó chính sự phát triển mạnh
mẽ và phổ biến của công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội, trong đó có Facebook. Điều này
dẫn đến sự tiếp cận dễ dàng rộng rãi đến các thông tin, nội dung quan điểm trên Facebook
nhưng cũng tiềm tàng không ít ảnh hưởng tiêu cực cho giới trẻ.
Hiện nay, Facebook đã trở thành một mạng hội rất phổ biến được sử dụng trên toàn
cầu. Việc sử dụng Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều
người trẻ. Facebook cung cấp cho người dùng hàng tỉ thông tin và tin tức từ mọi nguồn khác nhau.
Việc người trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin đa dạng có thể ảnh hưởng đến quan điểm và ý kiến của
họ.
Không chỉ vậy, Facebook còn cung cấp cho người trẻ một nền tảng để kết nối giao tiếp
với bạn bè, gia đình mọi người trên toàn thế giới. Điều này thể tạo ra sự phụ thuộc và ảnh
hưởng đến cách người trẻ tương tác và giao tiếp với nhau.
lOMoARcPSD| 46613224
Facebook có mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo và tiếp thị. Việc truyền tải thông điệp
quảng cáo đến người trthể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn hành vi tiêu dùng của
họ.
Bên cạnh đó, Facebook còn có thể tác động đến văn hóa và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ.
Những nội dung phổ biến trên Facebook như video viral
8
, trò chơi trực tuyến hay phong cách sống
'insta-worthy'
9
thể tạo ra sức ép ảnh hưởng đến giới trẻ, thậm chí làm thay đổi các giá trị
mục tiêu của họ.
Hình 7. Biểu đồ thể hiện những mặt tích cực của Facebook
Theo kết quả mà nhóm đã khảo sát cũng cho thấy rằng đa số sinh viên đồng ý với những lợi
ích Facebook mang lại. Trong đó, đến 87,5% lựa chọn việc “Dễ dàng kết nối, giao lưu với
bạn bè, người thân trong và ngoài nước” là mặt tích cực của Facebook cho thấy rõ ràng rằng đây
nguyên nhân chủ yếu sinh viên lựa chọn sử dụng mạng hội Facebook. Không kém cạnh thì
“Giúp hỗ trợ công tác tuyên truyền cho các hoạt động xã hội” cũng được đến 75% lựa chọn là mặt
tích cực khi dùng Facebook. Chứng tỏ rằng không thể phủ nhận được sự phổ biến cũng như sức
mạnh truyền thông Facebook đem lại. Bên cạnh đó, cũng những nguyên nhân khác được
nhiều sinh viên xem mặt tích cực của Facebook như cập nhật thông tin nhanh chóng hay là một
công cụ giải trí hữu ích.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
8
nổi tiếng, phổ biến.
9
là những từ mới mà người ta dùng để chỉ những nơi chốn, đồ vật, món ăn hay bất cứ thứ gì đẹp
đẽ, hoàn hảo đúng chuẩn để chụp ảnh đăng Instagram.
lOMoARcPSD| 46613224
Cảm giác kết nối: Facebook cung cấp một nền tảng để giới trẻ thể kết nối tương tác
với bạn bè, người quenngười mới gặp. Việc này tạo cảm giác kết nối hội mạnh mẽ và đáng
giá cho giới trẻ.
Phát triển cá nhân: Facebook cho phép giới trẻ xây dựng hồ sơ cá nhân, chia sẻ thông tin,
ảnh và video để tạo dựng hình ảnh cá nhân. Điều này giúp giới trẻ xây dựng và biểu đạt bản thân,
phát triển kỹ năng giao tiếp, viết lách và thể hiện cá nhân tốt hơn.
Tiếp cận thông tin và giáo dục: Facebook là nguồn thông tin đa dạng về nhiều lĩnh vực như
tin tức, giải trí, giáo dục, sức khỏe và thể thao. Qua Facebook, giới trẻ có thể tiếp cận kiến thức và
học hỏi nhanh chóng từ nhiều nguồn thông tin trên mạng.
Giao tiếp và tương tác: Facebook cung cấp các công cụ như tin nhắn, bình luận, like, chia sẻ
để giới trẻ giao tiếp tương tác với nhau. Điều này giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp xây dựng
mối quan hệ xã hội tương tác.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan cũng chứa những tiềm tàng về các ảnh hưởng tiêu cực
như mất thời gian, áp lực xã hội hay những nội dung không đáng tin cậy và chưa được xác thực.
Hình 8. Biểu đồ thể hiện suy nghĩ của sinh viên về việc ngừng sử dụng Facebook
Kết quả khảo sát đã cho thấy đến hơn một nửa số lượng sinh viên tham gia khảo t
(65,3%) lựa chọn chưa từng nghĩ đến việc ngừng sử dụng Facebook. Bởi lẽ bây giờ Facebook đã
trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của sinh viên kể cả những bất lợi
mang lại. Bên cạnh đó, cũng một phần khác (34,7%) lựa chọn đã từng nghĩ đến việc
lOMoARcPSD| 46613224
ngừng sử dụng Facebook nhưng đó cũng chỉ là việc từng nghĩ đến chứ chưa ai thực sự ngừng
sử dụng bởi có tất cả 72 sinh viên tham gia khảo sát đều đang sử dụng Facebook.
Hình 9. Biểu đồ thể hiện cảm nhận của sinh viên khi dùng Facebook
Mặt khác, Facebook cả tích cực lẫn tiêu cực cũng không thể chắc chắn rằng mặt
nào nhiều hơn nhưng dựa vào kết quả khảo sát trên, thể thấy rằng không ai lựa chọn việc
hoàn toàn không hài lòng về Facebook. Và số lượng không hài lòng cũng không đáng kể khi chỉ
2,8% sinh viên lựa chọn. Trong khi đó, bên cạnh 51,4% sinh viên lựa chọn trải nghiệm bình
thường khi dùng Facebook thì đến 44,4% sinh viên lựa chọn hài lòng khi trải nghiệm trên
Facebook và 1,4% sinh viên chọn hoàn toàn hài lòng về Facebook. Qua đó, có thể khẳng định rằng
hầu hết sinh viên tham gia khảo sát đều hài lòng với Facebook với số lượng áp đảo so với số lượng
không hài lòng.
Tóm lại, việc tác động của Facebook đến giới trẻ hiện nay cả nguyên nhân khách quan
nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan sự phát triển công nghệ mạng hội,
trong khi nguyên nhân chủ quan liên quan đến nhu cầu kết nối, tiếp cận thông tin, phát triển cá nhân
cũng như áp lực xã hội và tiềm tàng các ảnh hưởng tiêu cực.
3. Hậu quả
Nghiện mạng xã hội thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tâm thần và tinh thần
của người sử dụng. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến của việc nghiện mạng xã hội:
- Cảm giác cô đơn tách biệt: Người nghiện mạng hội thể trải qua cảm giác đơn khi
họ dành quá nhiều thời gian trực tuyến thay vì tương tác trực tiếp với người khác trong đời sống
thực.
lOMoARcPSD| 46613224
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Việc sử dụng mạng xã hội vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến chất
lượng giấc ngủ do ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị, cũng như do stress từ nội dung trực tuyến.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Mất thời gian: Thời gian dành cho việc lướt mạng hội có thể làm giảm hiệu suất công việc
học tập, dẫn đến việc mất cân đối giữa cuộc sống trực tuyến cuộc sống ngoại tuyến. Việc
dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thể khiến chúng ta bỏ lỡ những thông tin, công việc
quan trọng; khiến bản thân chúng ta trnên trì hoãn, hiệu suất hiệu quả trong ng việc giảm
sút.
- Tác động đến tâm thần và tinh thần: Một số người có thể phát triển các vấn đề tâm thần như
trầm cảm, lo âu hoặc tự ti do áp lực xã hội và so sánh không ngừng trên mạng xã hội. Bên cạnh đó,
tinh thần của họ có thể bị ảnh hưởng từ các vụ việc bạo lực ngôn từ, bạo lực mạng, hoặc thậm chí
họ có thể trở thành nạn nhân của nạn bạo lực mạng xã hội.
- Tác hại của mạng hội khiến người dùng suy nghĩ tiêu cực: Thông tin tràn lan trên mạng
hội thường chứa đựng nhiều thông tin không chính xác do đa số bài viết không trải qua quá trình
kiểm chứng trước khi được đăng tải. Sự tiếp xúc thường xuyên với những thông tin không chính
xác này có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với tư duy và tâm trạng của người tiêu dùng. Thế
giới ảo, trong trường hợp này, không chỉ là một nguồn thông tin còn nguồn gốc của những
suy ngkhông tích cực. Các suy nghĩ này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng, và thậm chí làm tăng
nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,...
- Đánh mất quyền riêng tư: với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, việc lừa đảo thông
tin online, đánh cắp thông tin người dùng bằng những chiêu trò tinh vi thông qua đường dẫn vi rút
đã trở nên phổ biến. Nghiêm trọng hơn, khi tài khoản bạn bị mạo danh thực hiện các hành động phi
pháp như lừa gạt tiền bạc, buôn bán trái pháp luật,...
- Trở nên thiếu kỹ năng mềm: Người nghiện mạng xã hội có thgặp khó khăn trong giao tiếp,
trong cách ứng xử và hành vi đối với người khác. Đồng thời trở nên thụ động, kém sáng tạo.
- Gặp khó khăn trong mối quan hệ: Việc sử dụng mạng hội quá mức có thể dẫn đến sự xa
cách trong các mối quan hệ cá nhân, vì người ta dành quá nhiều thời gian trên mạng thay vì tương
tác trực tiếp với bạn bè và gia đình.
- Bất hòa gia đình: Nghiện mạng xã hội có thể tạo ra sự hiểu lầm và bất hòa trong gia đình khi
các thành viên dành nhiều thời gian dùng mạng xã hội thay vì kết nối, tương tác với gia đình.
10
10
Phan Vân Anh, 2023, https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/van-de-tam-ly-tam- than/tac-hai-
cua-mang-xa-hoi/, 14/06/2023
lOMoARcPSD| 46613224
4. Giải pháp
Việc vượt qua nghiện mạng xã hội đòi hỏi sự nhất quán và cam kết bản thân. Từ những hậu
quả đã được thể hiện bên trên, nhóm chúng tôi nhận thấy được một số cách khắc phục những tình
trạng chung ở giới trẻ như sau:
- Đặt mục tiêu và giới hạn thời gian: Xác định thời gian cụ thể mà bạn có thể dành cho mạng
hội mỗi ngày tuân thủ quy tắc đó. Sử dụng các ng dụng hoặc tính năng giới hạn thời gian
trên điện thoại để hạn chế việc sử dụng.
- Tạo lịch trình cố định: Xác định các khoảng thời gian cụ thể trong ngày để sử dụng mạng xã
hội, và tránh sử dụng vào những lúc khác.
- Loại bỏ thông báo: Tắt hoặc giảm bớt thông báo từ ứng dụng mạng hội để tránh sự xao
lãng và giữ tập trung.
- Khám phá sở thích mới: Dành thời gian cho các hoạt động mới ch cực ngoại tuyến để
giảm thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội.
- Thiết lập mục tiêu cá nhân: Xác định mục tiêu cá nhân và chủ đề, do bạn muốn tập trung
khi sử dụng mạng xã hội, giúp tránh việc lạc lõng trong thông tin không cần thiết. Quan trọng nhất
khi sử dụng mạng hội đặt ra những mục tiêu rõ ràng và do chặt chẽ về việc tại sao bạn
muốn có sự xuất hiện trên nền tảng này. Hãy tập trung vào tương lai và những điều tích cực mà bạn
muốn đạt được.
- Xem xét danh sách bạn bè: Loại bỏ hoặc giảm số lượng người bạn trên mạng xã hội để giảm
áp lực so sánh và cảm giác "phải" tương tác với nhiều người.
- Tìm kiếm hỗ trợ: Nếu nghiện mạng xã hội gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thì việc
tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tâm lý có thể là quyết định quan trọng.
- Thiền tập thể dục: Thiền tập thể dục thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp cải
thiện tâm trạng và giảm khả năng nghiện mạng xã hội.
- Dùng ứng dụng hỗ trợ: Sử dụng ứng dụng giúp kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại
mạng xã hội.
- Gỡ ứng dụng mạng hội ra khỏi điện thoại: Khi loại bỏ ứng dụng mạng hội khỏi điện
thoại, bạn vẫn có khả năng truy cập chúng thông qua laptop hoặc máy tính để
bàn, tuy nhiên, sẽ không còn tần suất liên tục như khi sử dụng trên điện thoại thông minh. Nhiều
người đã thử nghiệm cách này và nhận thấy hiệu quả.
| 1/23

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46613224 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đang dùng Facebook ............................... 10
Hình 2. Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên dùng Facebook ....................................... 11
Hình 3. Biểu đồ thể hiện thời điểm sử dụng Facebook của người dùng ....................... 11
Hình 4. Biểu đồ thể hiện phương tiện sử dụng Facebook của người dùng ................... 12
Hình 5. Ảnh hưởng tâm lý từ Facebook ........................................................................ 13
Hình 6. An toàn thông tin trên Facebook ....................................................................... 15
Hình 7. Biểu đồ thể hiện những mặt tích cực của Facebook ......................................... 16
Hình 8. Biểu đồ thể hiện suy nghĩ của sinh viên về việc ngừng sử dụng Facebook ..... 17
Hình 9. Biểu đồ thể hiện cảm nhận của sinh viên khi dùng Facebook.......................... 18 lOMoAR cPSD| 46613224 Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, hay còn gọi là
“Cuộc cách mạng 4.0” của thế kỷ 21 diễn ra từ năm 2000 cho đến nay, mà trong đó, giới trẻ - chính
là bộ phận đón đầu của làn sóng cách mạng mang tính toàn cầu này. Giới trẻ chính là đối tượng đầu
tiên và chủ yếu mà các công ti công nghệ luôn nhắm tới, bởi họ là thế hệ ra đời gần như đồng thời
với giai đoạn phát triển vượt bậc khoa học công nghệ nên dễ dàng có thể nắm bắt được những cải
tiến và sự thay đổi một cách chóng mặt của các thiết bị máy móc và kỹ thuật thông tin.
Đồng thời trong giai đoạn đó, tháng 4/2024, cậu sinh viên trẻ tên Mark Zuckerberg và những
người bạn của anh ở Đại học Harvard đã hợp tác với nhau tạo ra một ứng dụng mang tên Facebook.
Từ đó, Facebook đã lan rộng và phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam,
cứ trung bình 3 giây lại có một tài khoản Facebook được tạo ra; số người dùng Facebook tại Việt
Nam đạt 19,6 triệu người; chiếm 71,4% người dung mạng xã hội,…1
Sở dĩ ứng dụng Facebook được phổ biến mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội như trên là bởi vì
nó có khắc phục được những nhược điểm của blog ra đời trước đó (một dạng nhật ký trực tuyến
cũng cho phép người dùng đăng tải các thông tin lên mạng) như: cải thiện tính riêng tư và bảo mật
của người dùng, không còn giới hạn số ký tự nhất định trong một bài viết, giao diện thân thiện, dễ
dàng truy cập dù là với trẻ em,...
Với sự ra đời của mạng xã hội Facebook, con người lần đầu tiên mở ra một kỷ nguyên số tràn
đầy lạc quan, cởi mở cũng như những cám dỗ mới lạ đi cùng với đó là những thách thức trong quản
trị các rủi ro về an toàn thông tin, bảo mật thông tin của các cá nhân sử dụng nó. Bên cạnh đó,
Facebook cũng tiềm ẩn những nguy cơ thông tin giả mạo bị lan truyền, dễ dàng khiến người dùng
khó có thể rời mắt vì luôn đề xuất những nội dung “cuốn hút” dựa trên thói quen truy cập các bài
viết trước đó. Và đó cũng là lý do sau sự sụp đổ của các trang blog như Yahoo!, Facebook xuất hiện
hoàn toàn chiếm vị trí đầu tiên về lưu lượng và thời gian truy cập của giới trẻ trong một giai đoạn
dài dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong một số hành vi, thói quen cụ thể như hành vi mua sắm
trực tuyến, thói quen cập nhật cuộc sống trên tài khoản cá nhân, theo dõi và liên lạc với bạn bè cũng
thông qua các nền tảng mạng xã hội trực tuyến khác có liên kết đến Facebook (Messenger,
1 Nguyễn Hải Đăng, “Sự "bùng nổ" của Facebook và một số vấn đề đặt ra,
https://nhandan.vn/su-bung-no-cua-facebook-va-mot-so-van-de-dat-ra- post194613.html, 14:46, 06/02/2014 lOMoAR cPSD| 46613224
Snapchat, Instagram,…) và chưa kể đến vô số những tác động lớn nhỏ đến cuộc sống thường nhật
của mỗi người trong chúng ta. Mặc cho có sự tuyên truyền và khuyến cáo đến từ nhiều nguồn, trong
đó có cả những nhắc nhở về thời gian sử dụng của chính máy chủ Facebook, vấn nạn dành quá
nhiều thời gian “lướt” Facebook, thậm chí là nghiện, vẫn đang diễn ra không chỉ trong cộng đồng
các bạn trẻ mà cả trong không gian của những người lớn tuổi. Và đây cũng chính là lý do nhóm đã
lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Tác động của mạng xã hội Facebook lên giới trẻ hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua những nghiên cứu và đánh giá về đề tài “Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook
đối với giới trẻ ngày nay” của nhóm, chúng tôi hướng đến mục tiêu thúc đẩy nhận thức của cá nhân
các bạn trẻ thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng về những
ảnh hưởng của nền tảng mạng xã hội Facebook đến đời sống và sức khỏe của con người ngày nay.
Từ đó, hi vọng các bạn trẻ có thể rút ra những phương pháp tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, nâng
cao trách nhiệm tự giữ gìn sức khỏe, cũng như học được cách quản lý thời gian, tài chính và thông
tin cá nhân, đặc biệt là trong thời đại số hóa như hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thảo luận nhóm: qua các buổi học trên lớp và những buổi họp mặt ngoài giờ, từ
đó chúng tôi đã tổng hợp nên những trang tiểu luận với đầy đủ sự góp sức từ tất cả các thành viên nhóm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: bài tiểu luận này có sự tham khảo từ các trang tạp
chí, các bài báo, những nghiên cứu, hình ảnh, tài liệu,... đến từ nhiều nguồn lOMoAR cPSD| 46613224
có uy tín trong và ngoài nước khác nhau.
- Phương pháp thực hiện khảo sát, thống kê dữ liệu: chúng tôi đã tiến hành lập một mẫu hỏi và
thực hiện khảo sát về chủ đề “Những ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến giới trẻ hiện
nay” và được rất nhiều bạn trẻ của trường Đại học Kinh tế - Luật tham gia đóng góp. Đó chính
là nguồn dữ liệu thiết thực để chúng tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận ngày hôm nay.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá,... lOMoAR cPSD| 46613224 Phần 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm “tác động”
Tác động có nghĩa là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đối nhất định.2 Với ý
nghĩa đó thì bất kể kích thích nào gây ra sự biến đổi (nội dung, tính chất, hình dạng, kích thước...)
của đối tượng đều được coi là tác động. Căn cứ vào những khía cạnh khác nhau, người ta chia tác
động thành nhiều hình thức khác nhau như:
- Theo tính chất: tác động có thể được chia thành tác động tích cực và tác động tiêu cực.
● Tác động tích cực là tác động có lợi, có ích, mang lại kết quả tốt cho đối tượng bị tác động.
Tác động tích cực có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội. Tác động
tích cực có thể thúc đẩy sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, tạo ra những giá trị mới cho đời sống.
● Tác động tiêu cực là tác động có hại, có hại, mang lại kết quả xấu cho đối tượng bị tác động.
Tác động tiêu cực có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các
sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể dẫn đến sự suy thoái, hủy diệt.
- Theo cấp độ: tác động có thể được chia thành tác động đơn giản và tác động phức tạp.
● Tác động đơn giản là tác động ở một cấp độ nhất định. Tác động đơn giảnthường chỉ tác
động đến một khía cạnh nhất định của đối tượng bị tác động.
● Tác động phức tạp là tác động ở nhiều cấp độ khác nhau. Tác động phức tạpthường tác động
đến nhiều khía cạnh khác nhau của đối tượng bị tác động.
- Theo hướng tác động: tác động có thể được chia thành tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.
● Tác động trực tiếp là tác động mà không cần thông qua một sự vật, hiện tượngtrung gian nào.
Tác động trực tiếp thường xảy ra nhanh chóng và rõ ràng.
● Tác động gián tiếp là tác động thông qua một sự vật, hiện tượng trung gian. Tácđộng gián
tiếp thường xảy ra chậm hơn và khó nhận biết hơn tác động trực tiếp.
- Theo thời gian: tác động có thể được chia thành tác động tức thời và tác động lâu dài.
2 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, tr.882 lOMoAR cPSD| 46613224
● Tác động tức thời là tác động xảy ra ngay lập tức, ngay sau khi tác nhân tácđộng đến đối
tượng. Tác động tức thời thường xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, có thể là một giây,
một phút, hoặc thậm chí là một phần của giây.
● Tác động lâu dài là tác động xảy ra trong một khoảng thời gian dài, thường lànhiều năm,
nhiều thập kỷ, hoặc thậm chí là nhiều thế kỷ.
Tác động có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội. Tác động
có thể thúc đẩy sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực.
2. Khái niệm “mạng xã hội”
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng
mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao
gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.3
Đặc điểm cơ bản của mạng xã hội đó chính là :
- Có sự tham gia trực tuyến của các cá nhân hay các chủ thể
- Có các trang web mở, người chơi tự xây dựng nội dung trong đó và các thành viên trong nhóm
đấy sẽ biết được các thông tin mà người dùng viết .
Mạng xã hội có thể được chia thành hai loại chính:
- Mạng xã hội cá nhân (personal social media): cho phép người dùng kết nối với bạn bè, người
thân, đồng nghiệp,... Ví dụ: Facebook, Twitter, Instagram,...
- Mạng xã hội chuyên ngành (professional social media): cho phép người dùng kết nối với những
người có cùng sở thích, mối quan tâm,... Ví dụ: LinkedIn, Quora, Reddit,...
3 Thư viện pháp luật, “Mạng xã hội là gì? Cấm thực hiện các hành vi nào khi sử dụng mạng
internet?”, https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/24E70-hd-mang-xa- hoi-la-
gi.html#google_vignette, 09:21, 09/11/2016 lOMoAR cPSD| 46613224
3. Khái niệm “Facebook”
Facebook là một trong những trang mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số
1 tại Việt Nam. Tại đây, mọi người trên khắp mọi nơi có thể kết nối với nhau, xóa tan khoảng cách
địa lý. Nơi mà các thành viên có thể tương tác với đối phương bằng cách chat, đăng tải hình ảnh,
video và những bình luận, chia sẻ của bản thân,…
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội được thành lập vào năm 2004 tại Mỹ. Đây
là công trình nghiên cứu của Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và các bạn
cùng phòng của ông là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes.
Facebook được xem là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Amazon, Apple và Google.4
Facebook có nhiều tính năng khác nhau, bao gồm:
- Trang cá nhân: nơi người dùng có thể chia sẻ thông tin về bản thân, bao gồm ảnh, video, bài viết,...
- Danh sách bạn bè: nơi người dùng kết nối với những người khác.
- Nhóm: nơi người dùng có thể tham gia các nhóm có cùng sở thích, mối quan tâm.
- Sự kiện: nơi người dùng có thể tạo và tham gia các sự kiện.
- Quảng cáo: nơi các doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, với hơn 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng
tháng. Facebook có mặt ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
4. Khái niệm “giới trẻ”
Theo cách hiểu phổ biến, giới trẻ là khái niệm chỉ nhóm người đang ở độ tuổi trưởng thành,
có thể là thanh thiếu niên (15-25 tuổi), hoặc thanh niên (16-30 tuổi). Thực tế khi nghiên cứu về số
người sử dụng mạng xã hội với những mục đích khác nhau, quan niệm trên đây cũng có thể xê dịch
một chút. Giới trẻ ở các quốc gia khác nhau, tuy có sự khác biệt về tư tưởng, lối sống nhưng có một
4 Diễm Phương, “Tổng quan về Facebook – Mạng xã hội có hơn 2,7 tỷ người dùng tích cực trên
toàn thế giới”, https://bachkhoawiki.com/Facebook-la-gi/, 05/10/2021 lOMoAR cPSD| 46613224
số điểm chung để phân biệt họ với các nhóm xã hội khác, đó là sự năng động, sáng tạo, thích khám
phá, thậm chí là cả sự ham vui, sành điệu và chịu chơi…
Giới trẻ ở Việt Nam hiện chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dân số cả nước? Theo Báo cáo quốc
gia về thanh niên Việt Nam năm 2015, dân số thanh niên tính đến năm
2014 là 25.078.764 người, chiếm 27,7% dân số cả nước; trong đó nam thanh niên là 12.756.842
người, nữ thanh niên là 12.321.922 người; thanh niên khu vực nông thôn là
17.797.550 người, thanh niên khu vực đô thị là 7.281.214 người. Hiện có khoảng hơn 16 triệu thanh
niên tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 38,7% lực lượng lao động xã hội; hơn 6,5 triệu thanh niên
trong độ tuổi đi học, chiếm 27,6%. Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh
thiếu niên cao nhất trong lịch sử, nhóm dân số từ 10 đến 29 tuổi chiếm khoảng 33% dân số 1. Như
vậy, nếu tính cả độ tuổi trên dưới 15 và thanh niên, giới trẻ ở Việt Nam ước tính chiếm trên 30% dân số cả nước.
Dù nhìn ở phương diện nào thì giới trẻ - thanh niên, vẫn là rường cột của nước nhà, là chủ
nhân tương lai của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà thế giới quan niệm rằng chính sự khác biệt
lớn về tư tưởng và lối sống trong nhân cách của giới trẻ hiện nay, là nguyên nhân tạo nên khoảng
cách giữa các quốc gia trên biểu đồ GDP thế giới.5
5 PGS. TS. Nguyễn Thị Hương - Đào Duy Anh, “Mạng xã hội ảnh hưởng đến sự định hướng nhân
cách của giới trẻ”, https:// www.nxbctqg.org.vn/2017-02-23-08-48- lOMoAR cPSD| 46613224
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
Hiện nay, Facebook đang là mạng xã hội được nhiều người dùng nhất trên thế giới bởi những
chức năng của nó. Và ở Việt Nam cũng vậy, Facebook hiện đang là mạng xã hội được sử dụng phổ
biến nhất bởi người dùng ở hầu hết các độ tuổi. Đặc biệt là giới trẻ như là sinh viên, vì nó đóng vai
trò quan trọng trong cuộc sống của sinh viên Việt Nam: đóng góp vào việc kết nối, gia tăng kiến
thức và tạo ra các cơ hội mở rộng cho việc học tập và giao tiếp.
Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức
theo khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người có thể kết bạn và tương tác lẫn
nhau hoặc có thể nhắn tin, gọi điện cho bạn bè cũng như có thể cập nhật hồ sơ cá nhân của mình
để thông báo cho mọi người. Thêm một đặc tính nổi bật của Facebook chính là người dùng có thể
cập nhật trạng thái, cảm xúc hay bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Chính những đặc điểm trên đã khiến
Facebook trở thành mạng xã hội được dùng rộng rãi nhất ở khắp nơi trên thế giới.
Có thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến quan trọng trong lĩnh
vực phương tiện truyền thông mới bởi nó đã mang đến nhiều tiện ích cũng như đáp ứng nhu cầu,
mục đích của mỗi cá nhân: từ công việc, học tập, kinh doanh đến cả khả năng mở rộng và thiết lập
các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian
với chi phí rẻ nhất. Bên cạnh đó, Facebook cũng trở thành một kênh giải trí hoàn hảo khi trở thành
nơi lý tưởng để giới trẻ giải tỏa áp lực trước những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống hàng
ngày. Trước hàng loạt công dụng mà nó mang lại, mạng xã hội Facebook dường như đang trở thành
người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của thanh thiếu niên.6
38.html#:~:text=Giới%20trẻ%20Việt%20Nam%20và,(16%2D30%20tuổi)., 15:02, 24/12/2017
6 “Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook ở nước ta hiện nay”,
https://tdfoss.vn/tin-tuc/goc-chia-se/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-Facebook-o- nuoc-ta-hien-
nay-254.html, 14:00, 20/08/2019 lOMoAR cPSD| 46613224
Hình 1. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đang dùng Facebook
Theo như khảo sát mà nhóm đã thực hiện đối với 72 sinh viên đang theo học tại Trường Đại
học Kinh tế - Luật thì kết quả cho thấy tất cả 72 sinh viên tham gia khảo sát (100%) đều đang sử
dụng Facebook. Qua đó, thấy được mức độ phổ biến của Facebook đối với sinh viên nói riêng và
giới trẻ Việt Nam nói chung hiện nay.
Thứ nhất, về thời gian truy cập
Facebook đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Đa số
sinh viên dành nhiều thời gian để cập nhật thông tin và tương tác với bạn bè trên mạng xã hội này.
Dưới đây là kết quả khảo sát cho thấy rằng có đến 59,7% dùng Facebook từ 1-3 tiếng. Đáng chú ý
là số sinh viên dùng Facebook từ 4 tiếng trở lên cũng khá cao (19,4%), cho thấy việc dùng Facebook
trong thời gian dài của sinh viên cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Ngoài ra, vẫn có một số
lượng ít sinh viên (1,4%) dùng trên 9 tiếng một ngày cho thấy được thời gian mà các sinh viên này
dành cho mạng xã hội trong một ngày là khá nhiều. lOMoAR cPSD| 46613224
Hình 2. Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên dùng Facebook
Việc truy cập Facebook quá nhiều trong một ngày có thể làm phản lại những tác dụng mà
nó mang lại. Thời gian truy cập dài trên Facebook có thể làm giảm sự tập trung và hiệu suất làm
việc của người dùng. Khi người ta dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, họ dễ phân tâm và không
thể tập trung vào công việc hay hoạt động khác. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công
việc một cách hiệu quả và thậm chí có thể gây stress.
Có thể nói việc sử dụng Facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện đang dần trở nên đáng
báo động đối với toàn xã hội Việt Nam hiện nay. Trước những ảnh hưởng tiêu cực mà hành vi
nghiện Facebook ảnh hưởng xã hội, nhà trường và gia đình hết sức lo lắng. Trong thời gian qua,
trên các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu đăng tải khá nhiều vấn đề liên quan đến mặt
tích cực và tiêu cực của trẻ vị thành niên khi sử dụng Facebook cũng như ý kiến từ phía lãnh đạo
nhà trường và phụ huynh về việc khắc phục tình trạng nghiện Facebook ở các em.5
Thứ hai, về thời điểm và phương tiện truy cập.
Hình 3. Biểu đồ thể hiện thời điểm sử dụng Facebook của người dùng
Kết quả khảo sát thể hiện rõ rằng người dùng có thể sử dụng Facebook ở bất cứ đâu, bất cứ
lúc nào có kết nối internet, đặc biệt khi công nghệ wifi đang ngày càng trở nên phổ biến ở khắp
nơi. Tỷ lệ sử dụng Facebook cao thuộc về những thời điểm sau: “lúc rảnh, không có gì làm” chiếm
tỷ lệ cao nhất (91,7%), “trước khi đi ngủ” (66,7%). Thời điểm có tỷ lệ truy cập Facebook thấp nhất
là “trong giờ học” bởi đây dường như là khoảng thời gian thích hợp cho các bạn trẻ có nhu cầu tập
trung cho việc đọc và nghiên cứu thay vì sự giải trí.
5 Xuân Phương, “Báo động tình trạng nghiện Facebook trẻ vị thành niên”,
https://thanhnien.vn/bao-dong-tinh-trang-nghien-facebook-tre-vi-thanh-nien- 185601333.htm, 14:02, 19/10/2016 lOMoAR cPSD| 46613224
Tần suất sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên đang có xu hướng ngày càng gia tăng,
bởi họ có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi nhờ sở hữu các thiết bị công nghệ hiện đại.6
Hình 4. Biểu đồ thể hiện phương tiện sử dụng Facebook của người dùng
Theo kết quả khảo sát, giới trẻ đang có xu hướng truy cập Facebook nhiều nhất thông qua
điện thoại di động (95,8%). Ngoài ra, các số liệu thống kê gần đây của mạng xã hội Facebook cũng
đã chứng minh sự bùng nổ của việc sử dụng thiết bị smartphone trong giới trẻ và chính Mark
Zuckerberg – người sáng lập ra Facebook cũng từng nhận định rằng những người truy cập, kết nối
mạng xã hội qua di động hoạt động tích cực hơn qua các thiết bị khác, điều đó đang biến mạng xã
hội facebook trở thành nền tảng ưu tiên cho di động. Ngoài ra, thanh, thiếu niên còn truy cập
Facebook từ các thiết bị công nghệ khác như: máy tính xách tay (61,1%), máy tính để bàn (13,9%).
Thứ ba, hiện trạng tâm lý giới trẻ đang dần bị tác động.
6 Nguyễn Thị Lan Hương, “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện
nay”, https://vhnt.org.vn/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-cua-thanhthieu-nien-o-viet-nam-hien- nay/, 16/10/2021 lOMoAR cPSD| 46613224
Hình 5. Ảnh hưởng tâm lý từ Facebook
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội) cũng
cho biết, gần đây ngày càng có nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện mạng xã hội, nghiện điện
thoại, trò chơi game đến mức phải nhập viện. Người bệnh chỉ thích tập trung vào điện thoại, ít tiếp
xúc với thế giới bên ngoài; nếu để lâu trên 6 tháng thì sẽ chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị
có thể kéo dài 3 - 5 năm… Chính vì thế, các gia đình cần quan tâm, chú ý đến con em hơn nữa để
phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.
Trầm cảm là tình trạng buồn chán, giảm hoặc mất hứng thú ít nhất 2 tuần, kèm theo mệt mỏi,
hay hồi hộp, ăn ngủ không ngon làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Đây là một rối loạn
tâm thần thường gặp; là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh lOMoAR cPSD| 46613224
nặng bệnh tật, làm cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động. Trong trường hợp xấu nhất,
trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.
Có 3 nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn đó là học sinh và thanh thiếu niên, phụ
nữ trước sinh và sau sinh, người cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, người trầm cảm có nguy cơ tự
tử cao gấp 25 lần so với người khác và trên 50% số ca tự tử có rối loạn trầm cảm.7
Ngoài ra, khi thường xuyên tiếp xúc với các bức ảnh hoàn hảo, người ta có thể cảm thấy
không hạnh phúc với cuộc sống của mình. Họ có thể so sánh cuộc sống của mình với những người
khác và cảm thấy rằng mình thiếu những điều tốt đẹp và hạnh phúc như những người khác.
Thứ tư, những vấn nạn về bảo mật thông tin.
Facebook có thể tạo ra một môi trường trực tuyến không an toàn cho giới trẻ. Họ có thể bị
quấy rối, lừa đảo hoặc bị kẻ xấu theo dõi thông qua thông tin cá nhân và hoạt động trên mạng xã
hội này. Với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới, Facebook là một nơi thu hút sự chú ý của nhiều
kẻ xấu nhằm lợi dụng thông tin và hoạt động cá nhân của người dùng.
Theo báo cáo của Cục An ninh mạng, có tổng cộng khoảng 49 triệu người dùng bị hack
thông tin cá nhân trên nhiều lãnh thổ quốc gia (bao gồm Mỹ, Anh và Ấn Độ). Các thông tin bị đánh
cắp của người dùng bao gồm họ tên đầy đủ, nơi sinh sống, email cá nhân hay thậm chí cả số điện thoại riêng10.
Ngoài ra, Facebook cũng có khả năng trở thành một môi trường cho các hoạt động lừa đảo.
Kẻ xấu có thể tạo các tài khoản giả mạo hoặc tham gia vào các nhóm hoặc trang để lừa đảo người
dùng. Họ có thể yêu cầu thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, địa chỉ nhà hoặc thông tin cá
nhân khác để lợi dụng trong mục đích gian lận.
7 “Cảnh báo bệnh trầm cảm do nghiện Facebook”, https://tuoitre.vn/canh-bao-benhtram-cam-
do-nghien-facebook-2018011310361799.htm, 13:46, 13/01/2018 10 Thảo Thành, “Hơn nửa
triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới bị đánh cắp thông tin cá nhân”,
https://vtv.vn/the-gioi/hon-nua-trieu-nguoi-dung-facebook-trentoan-the-gioi-bi-danh-cap-
thong-tin-ca-nhan-20210405114344696.htm, 14:16, 05/04/2021 lOMoAR cPSD| 46613224
Hình 6. An toàn thông tin trên Facebook 2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
Không thể phủ nhận được sự quan trọng của việc hội nhập quốc tế cũng như những lợi ích
mà nó đem lại. Như mở rộng thị trường mang đến cơ hội việc làm cho người lao động. Hay tăng
trải nghiệm và kiến thức giúp phát triển công nghệ, từ đó cải thiện được chất lượng sản phẩm và
dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã vô tình gây nên
hậu quả nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay. Hệ quả lớn nhất đó chính là sự phát triển mạnh
mẽ và phổ biến của công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội, trong đó có Facebook. Điều này
dẫn đến sự tiếp cận dễ dàng và rộng rãi đến các thông tin, nội dung và quan điểm trên Facebook
nhưng cũng tiềm tàng không ít ảnh hưởng tiêu cực cho giới trẻ.
Hiện nay, Facebook đã trở thành một mạng xã hội rất phổ biến và được sử dụng trên toàn
cầu. Việc sử dụng Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều
người trẻ. Facebook cung cấp cho người dùng hàng tỉ thông tin và tin tức từ mọi nguồn khác nhau.
Việc người trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin đa dạng có thể ảnh hưởng đến quan điểm và ý kiến của họ.
Không chỉ vậy, Facebook còn cung cấp cho người trẻ một nền tảng để kết nối và giao tiếp
với bạn bè, gia đình và mọi người trên toàn thế giới. Điều này có thể tạo ra sự phụ thuộc và ảnh
hưởng đến cách người trẻ tương tác và giao tiếp với nhau. lOMoAR cPSD| 46613224
Facebook có mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo và tiếp thị. Việc truyền tải thông điệp
quảng cáo đến người trẻ có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn và hành vi tiêu dùng của họ.
Bên cạnh đó, Facebook còn có thể tác động đến văn hóa và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ.
Những nội dung phổ biến trên Facebook như video viral8, trò chơi trực tuyến hay phong cách sống
'insta-worthy'9 có thể tạo ra sức ép và ảnh hưởng đến giới trẻ, thậm chí làm thay đổi các giá trị và mục tiêu của họ.
Hình 7. Biểu đồ thể hiện những mặt tích cực của Facebook
Theo kết quả mà nhóm đã khảo sát cũng cho thấy rằng đa số sinh viên đồng ý với những lợi
ích mà Facebook mang lại. Trong đó, có đến 87,5% lựa chọn việc “Dễ dàng kết nối, giao lưu với
bạn bè, người thân trong và ngoài nước” là mặt tích cực của Facebook cho thấy rõ ràng rằng đây là
nguyên nhân chủ yếu mà sinh viên lựa chọn sử dụng mạng xã hội Facebook. Không kém cạnh thì
“Giúp hỗ trợ công tác tuyên truyền cho các hoạt động xã hội” cũng được đến 75% lựa chọn là mặt
tích cực khi dùng Facebook. Chứng tỏ rằng không thể phủ nhận được sự phổ biến cũng như sức
mạnh truyền thông mà Facebook đem lại. Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân khác được
nhiều sinh viên xem là mặt tích cực của Facebook như cập nhật thông tin nhanh chóng hay là một
công cụ giải trí hữu ích.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
8 nổi tiếng, phổ biến.
9 là những từ mới mà người ta dùng để chỉ những nơi chốn, đồ vật, món ăn hay bất cứ thứ gì đẹp
đẽ, hoàn hảo đúng chuẩn để chụp ảnh đăng Instagram. lOMoAR cPSD| 46613224
Cảm giác kết nối: Facebook cung cấp một nền tảng để giới trẻ có thể kết nối và tương tác
với bạn bè, người quen và người mới gặp. Việc này tạo cảm giác kết nối xã hội mạnh mẽ và đáng giá cho giới trẻ.
Phát triển cá nhân: Facebook cho phép giới trẻ xây dựng hồ sơ cá nhân, chia sẻ thông tin,
ảnh và video để tạo dựng hình ảnh cá nhân. Điều này giúp giới trẻ xây dựng và biểu đạt bản thân,
phát triển kỹ năng giao tiếp, viết lách và thể hiện cá nhân tốt hơn.
Tiếp cận thông tin và giáo dục: Facebook là nguồn thông tin đa dạng về nhiều lĩnh vực như
tin tức, giải trí, giáo dục, sức khỏe và thể thao. Qua Facebook, giới trẻ có thể tiếp cận kiến thức và
học hỏi nhanh chóng từ nhiều nguồn thông tin trên mạng.
Giao tiếp và tương tác: Facebook cung cấp các công cụ như tin nhắn, bình luận, like, chia sẻ
để giới trẻ giao tiếp và tương tác với nhau. Điều này giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và xây dựng
mối quan hệ xã hội tương tác.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan cũng chứa những tiềm tàng về các ảnh hưởng tiêu cực
như mất thời gian, áp lực xã hội hay những nội dung không đáng tin cậy và chưa được xác thực.
Hình 8. Biểu đồ thể hiện suy nghĩ của sinh viên về việc ngừng sử dụng Facebook
Kết quả khảo sát đã cho thấy có đến hơn một nửa số lượng sinh viên tham gia khảo sát
(65,3%) lựa chọn chưa từng nghĩ đến việc ngừng sử dụng Facebook. Bởi lẽ bây giờ Facebook đã
trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của sinh viên kể cả những bất lợi
mà nó mang lại. Bên cạnh đó, cũng có một phần khác (34,7%) lựa chọn đã từng nghĩ đến việc lOMoAR cPSD| 46613224
ngừng sử dụng Facebook nhưng đó cũng chỉ là việc từng nghĩ đến chứ chưa có ai thực sự ngừng
sử dụng bởi có tất cả 72 sinh viên tham gia khảo sát đều đang sử dụng Facebook.
Hình 9. Biểu đồ thể hiện cảm nhận của sinh viên khi dùng Facebook
Mặt khác, dù Facebook có cả tích cực lẫn tiêu cực và cũng không thể chắc chắn rằng mặt
nào nhiều hơn nhưng dựa vào kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng không có ai lựa chọn việc
hoàn toàn không hài lòng về Facebook. Và số lượng không hài lòng cũng không đáng kể khi chỉ có
2,8% sinh viên lựa chọn. Trong khi đó, bên cạnh 51,4% sinh viên lựa chọn có trải nghiệm bình
thường khi dùng Facebook thì có đến 44,4% sinh viên lựa chọn hài lòng khi trải nghiệm trên
Facebook và 1,4% sinh viên chọn hoàn toàn hài lòng về Facebook. Qua đó, có thể khẳng định rằng
hầu hết sinh viên tham gia khảo sát đều hài lòng với Facebook với số lượng áp đảo so với số lượng không hài lòng.
Tóm lại, việc tác động của Facebook đến giới trẻ hiện nay có cả nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là sự phát triển công nghệ và mạng xã hội,
trong khi nguyên nhân chủ quan liên quan đến nhu cầu kết nối, tiếp cận thông tin, phát triển cá nhân
cũng như áp lực xã hội và tiềm tàng các ảnh hưởng tiêu cực. 3. Hậu quả
Nghiện mạng xã hội có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tâm thần và tinh thần
của người sử dụng. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến của việc nghiện mạng xã hội:
- Cảm giác cô đơn và tách biệt: Người nghiện mạng xã hội có thể trải qua cảm giác cô đơn khi
họ dành quá nhiều thời gian trực tuyến thay vì tương tác trực tiếp với người khác trong đời sống thực. lOMoAR cPSD| 46613224
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Việc sử dụng mạng xã hội vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến chất
lượng giấc ngủ do ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị, cũng như do stress từ nội dung trực tuyến.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Mất thời gian: Thời gian dành cho việc lướt mạng xã hội có thể làm giảm hiệu suất công việc
và học tập, dẫn đến việc mất cân đối giữa cuộc sống trực tuyến và cuộc sống ngoại tuyến. Việc
dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những thông tin, công việc
quan trọng; khiến bản thân chúng ta trở nên trì hoãn, hiệu suất và hiệu quả trong công việc giảm sút.
- Tác động đến tâm thần và tinh thần: Một số người có thể phát triển các vấn đề tâm thần như
trầm cảm, lo âu hoặc tự ti do áp lực xã hội và so sánh không ngừng trên mạng xã hội. Bên cạnh đó,
tinh thần của họ có thể bị ảnh hưởng từ các vụ việc bạo lực ngôn từ, bạo lực mạng, hoặc thậm chí
họ có thể trở thành nạn nhân của nạn bạo lực mạng xã hội.
- Tác hại của mạng xã hội khiến người dùng suy nghĩ tiêu cực: Thông tin tràn lan trên mạng
xã hội thường chứa đựng nhiều thông tin không chính xác do đa số bài viết không trải qua quá trình
kiểm chứng trước khi được đăng tải. Sự tiếp xúc thường xuyên với những thông tin không chính
xác này có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với tư duy và tâm trạng của người tiêu dùng. Thế
giới ảo, trong trường hợp này, không chỉ là một nguồn thông tin mà còn là nguồn gốc của những
suy nghĩ không tích cực. Các suy nghĩ này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng, và thậm chí làm tăng
nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,...
- Đánh mất quyền riêng tư: với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, việc lừa đảo thông
tin online, đánh cắp thông tin người dùng bằng những chiêu trò tinh vi thông qua đường dẫn vi rút
đã trở nên phổ biến. Nghiêm trọng hơn, khi tài khoản bạn bị mạo danh thực hiện các hành động phi
pháp như lừa gạt tiền bạc, buôn bán trái pháp luật,...
- Trở nên thiếu kỹ năng mềm: Người nghiện mạng xã hội có thể gặp khó khăn trong giao tiếp,
trong cách ứng xử và hành vi đối với người khác. Đồng thời trở nên thụ động, kém sáng tạo.
- Gặp khó khăn trong mối quan hệ: Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến sự xa
cách trong các mối quan hệ cá nhân, vì người ta dành quá nhiều thời gian trên mạng thay vì tương
tác trực tiếp với bạn bè và gia đình.
- Bất hòa gia đình: Nghiện mạng xã hội có thể tạo ra sự hiểu lầm và bất hòa trong gia đình khi
các thành viên dành nhiều thời gian dùng mạng xã hội thay vì kết nối, tương tác với gia đình.10
10 Phan Vân Anh, 2023, https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/van-de-tam-ly-tam- than/tac-hai- cua-mang-xa-hoi/, 14/06/2023 lOMoAR cPSD| 46613224 4. Giải pháp
Việc vượt qua nghiện mạng xã hội đòi hỏi sự nhất quán và cam kết bản thân. Từ những hậu
quả đã được thể hiện bên trên, nhóm chúng tôi nhận thấy được một số cách khắc phục những tình
trạng chung ở giới trẻ như sau:
- Đặt mục tiêu và giới hạn thời gian: Xác định thời gian cụ thể mà bạn có thể dành cho mạng
xã hội mỗi ngày và tuân thủ quy tắc đó. Sử dụng các ứng dụng hoặc tính năng giới hạn thời gian
trên điện thoại để hạn chế việc sử dụng.
- Tạo lịch trình cố định: Xác định các khoảng thời gian cụ thể trong ngày để sử dụng mạng xã
hội, và tránh sử dụng vào những lúc khác.
- Loại bỏ thông báo: Tắt hoặc giảm bớt thông báo từ ứng dụng mạng xã hội để tránh sự xao lãng và giữ tập trung.
- Khám phá sở thích mới: Dành thời gian cho các hoạt động mới và tích cực ngoại tuyến để
giảm thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội.
- Thiết lập mục tiêu cá nhân: Xác định mục tiêu cá nhân và chủ đề, lý do bạn muốn tập trung
khi sử dụng mạng xã hội, giúp tránh việc lạc lõng trong thông tin không cần thiết. Quan trọng nhất
khi sử dụng mạng xã hội là đặt ra những mục tiêu rõ ràng và có lý do chặt chẽ về việc tại sao bạn
muốn có sự xuất hiện trên nền tảng này. Hãy tập trung vào tương lai và những điều tích cực mà bạn muốn đạt được.
- Xem xét danh sách bạn bè: Loại bỏ hoặc giảm số lượng người bạn trên mạng xã hội để giảm
áp lực so sánh và cảm giác "phải" tương tác với nhiều người.
- Tìm kiếm hỗ trợ: Nếu nghiện mạng xã hội gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thì việc
tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tâm lý có thể là quyết định quan trọng.
- Thiền và tập thể dục: Thiền và tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp cải
thiện tâm trạng và giảm khả năng nghiện mạng xã hội.
- Dùng ứng dụng hỗ trợ: Sử dụng ứng dụng giúp kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại và mạng xã hội.
- Gỡ ứng dụng mạng xã hội ra khỏi điện thoại: Khi loại bỏ ứng dụng mạng xã hội khỏi điện
thoại, bạn vẫn có khả năng truy cập chúng thông qua laptop hoặc máy tính để
bàn, tuy nhiên, sẽ không còn tần suất liên tục như khi sử dụng trên điện thoại thông minh. Nhiều
người đã thử nghiệm cách này và nhận thấy hiệu quả.