-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
---------------------------
CHỦ ĐỀ: TRÌNH BÀY NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC,
ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
Môn học: Triết học Mác – Lênin
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Nga Lớp: K11A THÀNH VIÊN: - Hoàng Việt Hà - Hoàng Hiền Thanh - Hồ Minh Tú - Phan Trung Sơn - Trần Lê Minh - Phạm Thị Liên Hương - Nguyễn Thu Hạnh - Hoàng Phương Chi - Nguyễn Quốc Đại Dương
Hà nội, ngày 4 tháng 1 năm 2024 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Môn học: Triết học Mác – Lênin 2. Lớp: K11A
3. Đề tài nghiên cứu: Trình bày nguồn gốc, bản chất của nhà nước, đặc trưng của nhà nước.
4. Thời gian, địa điểm, thành phần - Thời gian:
+ Lần thứ nhất: 26/12/2023 + Lần thứ hai: 30/12/2023
- Địa diểm: trực tuyến, sân bóng - Thành phần: + Lần 1: 9/9 + Lần 2: 9/9
5. Nội dung thảo luận - Lần họp thứ nhất: + Bầu nhóm trưởng
+ Thảo luận, quyết định đề tài, nội dung nghiên cứu
+ Phân công công việc cho từng thành viên - Lần họp thứ hai:
+ Kiểm tra chéo chất lượng làm việc của từng thành viên
+ Bổ sung, đóng góp ý kiến sửa đổi nội dung cho phù hợp với đề tài
+ Hoàn thiện nội dung đề tài
+ Rà soát, bổ sung lần cuối.
+ Soạn biển bản thảo luận nhóm + Diễn tập thuyết trình 2
6. Kết quả buổi họp nhóm
Sau thời gian thảo luận, nhóm đã thống nhất phân công công việc và nội dung
làm việc của từng cá nhân. Dựa trên quá trình làm việc và kết quả làm việc,
nhóm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân như sau: Nhận S xét mức Họ và tên Nhiệm vụ Kí tên TT độ hoàn thành - Xây dựng dàn ý. - Phân chia công việc. Hoàng Việt 1
- Tham gia làm bài tiểu luận. Hà ( Trưởng 1 - Thuyết trình. nhóm)
- Xây dựng nội dung: Câu hỏi trò chơi. - Xây dựng dàn ý.
- Tham gia làm bài tiểu luận. - Tham gia làm powerpoint. 2 Hồ Minh Tú
- Xây dựng nội dung: Khái niệm 2
nhà nước, các học thuyết tiêu
biểu về nguồn gốc của nhà nước. - Xây dựng dàn ý.
- Tham gia làm bài tiểu luận. 3 Hoàng
- Tổng hợp nội dung vào word 3 Phương Chi
- Xây dựng nội dung: Đặc trưng của nhà nước. 3 Trần Lê - Xây dựng dàn ý. 4 Minh
- Tham gia làm bài tiểu luận. - Thuyết trình 3
- Xây dựng nội dung: Bản chất của nhà nước. - Xây dựng dàn ý.
- Tham gia làm bài tiểu luận. 5 Phan Trung - Tham gia làm powerpoint. 5 Sơn
- Xây dựng nội dung: Đặc trưng của nhà nước. - Xây dựng dàn ý.
- Tham gia làm bài tiểu luận. 6 Hoàng Hiền
- Tổng hợp nội dung vào word 6 Thanh
- Xây dựng nội dung: Bản chất của nhà nước. - Xây dựng dàn ý.
- Tham gia làm bài tiểu luận. 7 Nguyễn Thu
- Tổng hợp nội dung vào word 7 Hạnh
- Xây dựng nội dung: Nguồn gốc nhà nước. - Xây dựng dàn ý.
- Tham gia làm bài tiểu luận. 8 Phạm Thị - Tham gia làm powerpoint. 8 Liên Hương
- Xây dựng nội dung: Nguồn gốc nhà nước. - Xây dựng dàn ý. Nguyễn
- Tham gia làm bài tiểu luận. 9 Quốc Đại - Tham gia làm powerpoint. 9 Dương
- Xây dựng nội dung: Liên hệ về nhà nước Việt Nam.
7. Nhận xét của giáo viên bộ môn
...............................................................................................................................
............................................................................................................................... 4
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2024 Thư kí Nhóm trưởng Phạm Thị Liên Hương Hoàng Việt Hà 5 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU:.....................................................................................................7
B. NỘI DUNG:.................................................................................................7
I. Nguồn gốc của nhà nước:..........................................................................7 1.
Khái niệm của nhà nước:.......................................................................7 2.
Nguồn gốc của nhà nước dưới quan điểm Phi Mác-xít:........................7 3.
Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước:.............................8
3.1. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc:.......................8
3.2. Sự tan rã của chế độ thị tộc và sự xuất hiện nhà nước:......................10
II. Bản chất của nhà nước:...........................................................................11 1.
Tính giai cấp:.......................................................................................11 2.
Tính xã hội:..........................................................................................12 3.
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội:....................................12
III. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước:...............................................12 1.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia:.......................................................12 2.
Nhà nước phân chia dân cư theo từng vùng lãnh thổ:.........................13 3.
Nhà nước có quyền thiết lập quyền lực công cộng:............................14 4.
Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý mọi công dân tuân theo:.....15 5.
Nhà nước quy định và quản lý thu thuế:..............................................15
IV. Liên hệ về nhà nước Việt Nam:..............................................................16
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................17 6 A. MỞ ĐẦU:
Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý
luận của V.I.Lê – nin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học mà
gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản là những suy tư tinh
thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ông. Chính vì
vậy, tìm hiểu những tư tưởng của V.I.Lê – nin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Để có cái nhìn toàn diện về
nhà nước qua tư tưởng Triết học Mác – Lênin thì ta cần hiểu rõ được nguồn gốc,
bản chất và đặc trưng của nhà nước. B. NỘI DUNG:
I. Nguồn gốc của nhà nước:
1. Khái niệm của nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, là một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt
nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
2. Nguồn gốc của nhà nước dưới quan điểm Phi Mác-xít:
Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước:
-Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội,
thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một
sản phẩm của thượng đế.
-Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển
của gia đình và quyền gia trưởng. Thực chất nhà nước chính là mô hình của một
gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng
cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
-Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả
là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại. 7
-Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
-Thuyết khế ước xã hội: nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội
(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội (vốn
có các quyền được sống, tự do, bình đẳng, sở hữu tài sản ...là các quyền tự
nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm) với nhau. Quyền lực nhà nước thuộc
về các công dân, vì lợi ích của các công dân. Trong trường hợp nhà nước không
giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất
hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước này và ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời.
-Ngoài ra còn có các học thuyết khác về nguồn gốc và bản chất nhà nước như:
nhà nước phúc lợi chung, nhà nước kỹ trị, nhà nước hậu công nghiệp …
Các học thuyết phi Mác-xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình
hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai cấp của nhà nước.
3. Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước:
Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên
thủy, là “sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều
hoà được”. Nhà nước là “bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác”.
-Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi
những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
-Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn
nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên
thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.
3.1.Xã hội cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc:
-Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ (CSNT) và tổ chức thị tộc – bộ lạc: 8
Đây là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại, trong đó không
tồn tại giai cấp và nhà nước.
+ Thị tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống- là một nhóm người cùng
huyết tộc về phía nữ và không có quyền lấy nhau, có một bà mẹ tổ chung.
+ Về kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất.
Thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ. Chế độ sở
hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động với nguyên tắc phân phối
bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ. Xã hội không
có kẻ giàu người nghèo, không có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nền kinh tế của
thị tộc là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc, săn bắn và hái lượm. Trong thị
tộc có sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và
trẻ nhỏ để thực hiện các công việc khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội.
+ Việc điều hành và quản lý thị tộc do tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đảm đương.
Những người này do các thành viên của thị tộc bầu chọn.
+ Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, xuất hiện khi xã hội đã phát
triển tới một trình độ nhất định. Vì vậy, đây được coi là bước tiến trong lịch sử của nhân loại.
Thị tộc là một cộng đồng xã hội độc lập, là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội
cộng sản nguyên thủy. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, do có sự cấm
đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc mà các thành viên của thị tộc này đã có quan
hệ hôn nhân với các thành viên của thị tộc khác hình thành nên chế độ hôn nhân
ngoại tộc. Các thị tộc mà các thành viên có quan hệ ngoại tộc với nhau hợp lại
thành bào tộc. Nhiều bào tộc liên kết lại với nhau thành bộ lạc. Bộ lạc có tên gọi,
nơi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất,… riêng.
+ Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng bộ lạc do hội nghị bộ lạc bầu ra. Tù trưởng bộ
lạc có quyền giải quyết những công việc gấp, không quan trọng giữa hai kỳ hội
nghị bộ lạc và có quyền triệu tập hội nghị.
Và đến giai đoạn cuối cùng của chế độ cộng sản nguyên thủy thì các liên minh
bộ lạc hình thành. Liên minh bộ lạc có hai thủ lĩnh tối cao, không ai hơn ai về
quyền hạn và chức trách. Về cơ bản, tính chất quyền lực, cách thức tổ chức 9
quyền lực trong bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc được xây dựng trên cơ sở
những nguyên tắc trong xã hội thị tộc nhưng chừng mực nào đó thì được tập trung cao hơn.
+ Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, tuy
nhiên đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý các thị tộc, nhưng đó là thứ
quyền lực xã hội được tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ thực
sự. Quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng. Ví dụ:
-Một thị tộc chung sống trong khu vực ở rừng cây có nhiều cây ăn quả, nhiều
thú… thì sự phân chia thức ăn là bình đẳng, không có sự phân biệt với bất kì ai trong thị tộc.
-Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh
quân sự,…để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
3.2.Sự tan rã của chế độ thị tộc và sự xuất hiện nhà nước:
-Nguyên nhân: sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề
làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và dẫn tới sự phân công lao động xã hội.
Sau ba lần phân công lao động xã hội, đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối
lập nhau, luôn mâu thuẩn và đấu tranh gay gắt với nhau, xã hội này đòi hỏi phải
có một tổ chức đủ sức dập tắt các xung đột công khai giữa các giai cấp và giữ
cho các xung đột ấy trong vòng “trật tự”. Tổ chức ấy gọi là nhà nước.
Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một xã hội đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
So với tổ chức thị tộc trước đây, nhà nước có hai đặc trưng cơ bản khác biệt với thị tộc:
-Nhà nước tổ chức dân cư theo lãnh thổ: nếu như thị tộc, bộ lạc được hình thành
và duy trì bởi những quan hệ huyết thống thì nhà nước lại tổ chức và quản lý
dân cư theo địa vực mà họ cư trú, nó lấy địa vực cư trú của công dân làm nơi để 10
họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với xã hội của họ, bất kể họ thuộc thị tộc, bộ
lạc nào. Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm xuất phát.
Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của tất cả các nhà nước
-Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: “không còn trực tiếp là dân
cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa”. (Quyền lực công cộng trong chế độ
CSNT là quyền lực xã hội, do dân cư tự tổ chức ra, không mang tính chính trị,
giai cấp). Quyền lực công cộng đặc biệt sau khi có nhà nước thuộc về giai cấp
thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Để duy trì quyền lực công cộng
đó, cần phải có sự đóng góp của công dân nên nhà nước phải thu thuế và còn
phải phát hành cả công trái. Ví dụ:
-Súc vật được chuyển từ sở hữu công cộng của bộ lạc hoặc của thị tộc sang sở
hữu của những người chủ gia đình cá thể làm xuất hiện chế độ tư hữu.
-Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc, săn bắn và hái lượm đã được thay thế
bằng nền kinh tế sản xuất và trao đổi, với sự hình thành và phát triển của các
ngành, nghề sản xuất khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp…
II.Bản chất của nhà nước: 1. Tính giai cấp:
-Khái niệm tính giai cấp: là sự tác động mang tính chất quyết định của yếu tố
giai cấp đến nhà nước và sự tác động này quyết định những xu hướng phát triển
và đặc điểm cơ bản của nhà nước.
-Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, vì vậy nhà nước thể
hiện bản chất giai cấp sâu sắc thể hiện ở việc nhà nước là một bộ máy cưỡng chế
đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối
với xã hội trên 3 lĩnh vực:
+ Quyền lực kinh tế: giai cấp thống trị sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội.
+ Quyền lực chính trị: thành lập các thiết chế để duy trì địa vị của giai cấp thống
trị và đàn áp sự phản kháng của giai cấp đối lập. 11
+ Quyền lực tư tưởng: xây dựng 1 hệ tư tưởng thống trị và tuyên truyền vào đời
sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất, thực hiện tư tưởng.
Những chức năng thể hiện rõ nhất là chức năng bảo vệ trật tự có lợi cho giai
cấp thống trị, bảo vệ chế độ cai trị và trấn áp giai cấp bị trị. 2. Tính xã hội:
-Khái niệm: là sự tác động của những yếu tố xã hội bên trong quyết định những
đă ˆc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
-Nhà nước không thể tồn tại và hoạt động độc lập với xã hội, nhà nước là chủ
thể bảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai
cấp khác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội. Điều hòa ý chí của
các giai tầng trong xã hội, thực hiện các chức năng xã hội ví dụ là: xây dựng các
công trình phúc lợi cộng cộng,…
3. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội:
-Là mối quan hê ˆ giữa những mă ˆt, những yếu tố thuô ˆc bản chất của nhà nước.
-Bất cứ nhà nước nào cũng có 2 thuộc tính là: giai cấp và xã hội, nếu thiếu một
trong hai tính chất này thì nhà nước đó không còn là nhà nước.
-Tính xã hội và giai cấp có mối liên hệ mất thiết vừa là những mặt đối lập vừa thống nhất với nhau.
-Nếu tính giai cấp lớn hơn tính xã hội: bản chất nhà nước là bóc lột (chủ nô, phong kiến, tư sản,…).
-Nếu tính xã hội lớn hơn tính giai cấp: bản chất nhà nước là dân chủ (XHCN).
III. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước:
Khái niệm: Nhà nước là mô ˆt tổ chức chính trị có quyền lực công cô ˆng đă ˆc
biê ˆt, được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu
quản lý các công viê ˆc chung của xã hô ˆi.
1. Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước là có chủ quyền quốc
gia. Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ sự độc lập và quyền kiểm soát một
lãnh thổ cụ thể của một quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nước ta sở
hữu và kiểm soát lãnh thổ của quốc gia mình. 12
Chủ quyền quốc gia cho phép nhà nước xác định và bảo vệ ranh giới, quyền tài
phán và thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ. Nhà nước có quyền đại diện cho
quốc gia trong các hoạt động quốc tế và thực hiện quan hệ với các quốc gia khác. -Nội dung đặc điểm:
+ Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước
lên cư dân và trong phạm vi lãnh thổ.
+ Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia, các chủ thể khác không có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia khi nó có khả năng thực hiện các quyết định
đối với lãnh thổ và dân cư của mình mà không bị can thiệp bởi bất kỳ quốc gia
hoặc thực thể nào khác. Điều này bao gồm quyền thiết lập các luật lệ, đưa ra các
chính sách, quản lý tài nguyên và hậu cần, và duy trì quyền thực thi pháp luật trên lãnh thổ của mình.
-Lý do nhà nước có chủ quyền quốc gia:
+ Nhà nước đóng vai trò bộ máy quản lý xã hội, đại diện cho quốc gia, toàn thể cư dân.
+ Chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế.
+ Sự độc lập và bình đẳng giữa các dân tộc, các nhà nước.
Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp mà chủ quyền quốc gia bị
xâm phạm do xung đột lãnh thổ, xâm lược, hoặc các tình huống đặc biệt khác.
Trong những trường hợp như vậy, cộng đồng quốc tế có thể tham gia để giải
quyết vấn đề chủ quyền qua các cơ chế như hòa giải, đàm phán hoặc thông qua các tổ chức quốc tế.
2. Nhà nước phân chia dân cư theo từng vùng lãnh thổ:
Nhà nước thường phân chia dân cư thành các vùng lãnh thổ nhỏ hơn,
chẳng hạn như tỉnh, hạt, quận hoặc thành phố. Mỗi vùng địa lý sẽ có chính
quyền địa phương và cơ quan quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của cộng đồng trong khu vực đó. -Nội dung đặc điểm: 13
+ Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các bộ phận và quản lý cư dân theo sự phân chia này.
+ Chỉ có nhà nước có thể phân chia cư dân và lãnh thổ, các chủ thể khác không thể chia lãnh thổ.
Các vùng lãnh thổ thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm địa lý,
dân số, kinh tế, văn hóa và chính trị. Nhà nước có thể chia dân cư thành các đơn
vị hành chính như thành phố, tỉnh, huyện, xã hoặc các khu vực đặc biệt khác
như khu vực kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp, khu du lịch…
-Lý do nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ:
+ Xuất phát từ vai trò quản lý công việc chung của xã hội.
+ Xuất phát từ đặc trưng của đối tượng và không gian quản lý (văn hoá, địa lý…).
Phân chia dân cư theo từng vùng lãnh thổ giúp nhà nước quản lý và cung cấp
dịch vụ công cộng một cách hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện phát triển địa
phương và tăng cường sự tham gia của công dân trong việc quản lý và phát triển cộng đồng.
3. Nhà nước có quyền thiết lập quyền lực công cộng:
Nhà nước có quyền thiết lập, duy trì và sử dụng quyền lực công cộng.
Quyền lực công cộng bao gồm các cơ quan thi hành pháp luật, quân đội và lực
lượng an ninh. Những yếu tố này được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ, quyền lợi
cũng như sự an toàn của quốc gia. Nhà nước có quyền xác định và áp dụng
quyền lực công cộng theo quy định của pháp luật với mục đích duy trì trật tự và ổn định trong xã hội. -Nội dung đặc điểm:
+ Quyền lực mang tính chất công cộng (áp đặt chung cho các chủ thể trong xã hội).
+ Quyền lực tách biệt khỏi xã hội, được thực hiện bởi bộ máy cưỡng chế chuyên nghiệp.
+ Độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực.
+ Quyền lực mang tính giai cấp. 14
+ Quyền lực dựa trên những nguồn lực (kinh tế, chính trị, tư tưởng) lớn nhất trong xã hội.
-Cơ sở quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước:
+ Vì nhà nước đảm nhiệm vai trò quản lý các công việc chung của xã hội, đại
diện cho toàn thể xã hội nên nhà nước phải có quyền lực đặc biệt.
+ Xuất phát từ khả năng kiểm soát sức mạnh kinh tế, chính trị, tư tưởng.
4. Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý mọi công dân tuân theo: -Nội dung đặc điểm:
+ Ban hành pháp luật có nghĩa là xây dựng pháp luật, thể chế hoá ý chí của xã
hội và các quy luật vận động của các quan hệ xã hội vào trong pháp luật.
+ Quản lý xã hội bằng pháp luật: pháp luật là công cụ, phương tiện quan trọng
nhất để quản lý xã hội.
+ Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng nhà nước cũng cần
phải tôn trọng pháp luật.
Qua việc ban hành pháp luật, nhà nước xác định các quyền và nghĩa vụ của mọi
công dân, đồng thời thiết lập các biện pháp kiểm soát và trừng phạt đối với
những hành vi vi phạm pháp luật. Mục tiêu của việc ban hành pháp luật là đảm
bảo trật tự, ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công dân, và xây
dựng một xã hội công bằng và văn minh.
-Lý do nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hô ˆi bằng pháp luật:
+ Nhu cầu quản lý xã hội cần có hai phương tiện: các thiết chế và các quy tắc
(trong nhà nước và pháp luật là hai yếu tố quan trọng nhất).
+ Các quy định pháp luật cần có chủ thể bảo vệ và bảo đảm thực hiện, đặc biệt
bằng biện pháp cưỡng chế đó là nhà nước.
+ Quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện sự minh bạch, tiên liệu được và có hiệu lực thực hiện.
5. Nhà nước quy định và quản lý thu thuế:
Thu thuế là một nguồn tài chính quan trọng cho nhà nước, đóng góp vào
nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách và dự án công cộng. Nhà nước có 15
quyền thiết lập các quy định liên quan đến thuế, xác định mức thuế, quyền lợi
thuế, thu thập thuế từ cá nhân, tổ chức và các hoạt động kinh tế. -Nội dung đặc điểm:
+ Thu thuế là việc nhà nước buộc các chủ thể đóng góp tài chính để duy trì bộ máy nhà nước.
+ Mục đích thu thuế: duy trì bộ máy nhà nước, đầu tư và tái phân phối, thực hiện công bằng xã hội.
+ Không chủ thể nào được quyền thu thế bắt buộc trừ nhà nước.
Nhà nước thường quy định các quy tắc và luật lệ liên quan đến thuế, bao gồm
các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị
gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, thuế bất động sản và nhiều loại thuế khác. Các
quy tắc và luật lệ này giúp xác định mức thuế và cách tính toán, ghi nhận và nộp
thuế cho những đối tượng khác nhau.
-Cơ sở của đặc điểm:
+ Vì nhà nước tách biệt khỏi sản xuất và chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý nên
nó cần có nguồn lực để duy trì.
+ Có những lĩnh vực cần phải có đầu tư của nhà nước.
+ Thực hiện công bằng xã hội cần nguồn lực tài chính.
IV. Liên hệ về nhà nước Việt Nam:
Với bản chất là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
những bản chất, đặc trưng riêng điển hình như:
- Nhà nước Việt Nam mang tính chất giai cấp công nhân, đứng đầu là Đảng cộng sản Việt Nam
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
đồng thời đặt nhân dân làm mục tiêu, lý tưởng hướng đến để phát triển.
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước mang một mặt là bộ máy cưỡng chế, trấn áp
để hỗ trợ, phát triển mặt còn lại bộ máy tổ chức, xây dựng xã hội điều hành quản lý kinh tế. 16
- Nhà nước Việt Nam khẳng định và đảm bảo sự thống trị của luật pháp để ràng
buộc và bắt buộc nhà nước cũng như đời sống xã hội trong khuôn khổ pháp luật,
đồng thời đảm bảo minh bạch, dân chủ thể hiện ý chí của nhân dân.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] PGS. TS. GVCC. Phan Trung Hiền (chủ biên), Giáo trình pháp luật đại
cương, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
[2] TS. Nguyễn Xuân Hưởng (Chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
[3] Văn Thoáng, "Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước,"
[Online]. Available: https://hocluat.vn/.
[4] Vũ Lan, "Nhà nước là gì? Đặc trưng cơ bản của nhà nước," [Online].
Available: https://luatvietnam.vn/. 17