Đề cương triết học│Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương triết học│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
29 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương triết học│Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương triết học│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

89 45 lượt tải Tải xuống
Đề cương triết học:
Câu 1. Triết học gì? Trình bày vấn đề bản của triết học? Tại sao vấn đề
đó lại vấn đề bản của triết học?
Trả li
*Triết học là gì:
- Ở TQ, chữ triết đã có từ rất sớm (tương đương với thuật ngữ “philosophia” của
Hy Lạp, với ý nghĩa là sự nhận thức bản chất của đối tượng nhận thức) => Triết
học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế
giới thiên – địa – nhân và định hướng nhân sinh quan
- Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar’sana nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa
trên lí trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải
- Phương Tây => giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn
mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lí của con người
- Với sự ra đời của triết học Mác – Lênin: “Triết học là hệ thống các quan điểm lí
luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”
Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn
đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết 1 vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là
điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại – vấn đề về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Ph. Ăngghen
viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn
đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”
Để giải quyết được các vấn đề chuyên sâu của từng học thuyết về thế giới,
câu hỏi đặt ra đối với triết học trước hết vẫn là: Thế giới tồn tại bên ngoài tư duy
con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong ý thức con
người? Con người có khả năng hiểu biết đến đâu về sự tồn tại thực của thế giới?
Bất kì trường phái triết học nào cũng không thể lảng tránh giải quyết vấn đề này –
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.
Khi giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền tảng và
điểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác mà thông qua đó, lập
trường, thế giới quan của các học thuyết và của các triết gia cũng đc xác định
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn:
- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào? Nói cách khác, khi tìm ra nguyên nhân cuối cùng của hiện
tượng, sự vật hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì nguyên nhân vật chất
hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Nói
cách khác, khi khám phá sự vật hiện tượng, con người dám tin rằng mình
sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không
Cách trả lời hai câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học và của
trường phái triết học, xác định việc hình thành các trường phái lớn của triết học
Tại sao: Theo Ăngghen, ngay từ thời cổ xưa con người đã gặp phải vấn đề về mối
quan hệ giữa linh hồn và thể xác của nó. Và từ quan niệm về sự tách rời giữa linh
hồn và thể xác đã nảy sinh vài vấn đề về quan hệ giữa linh hồn con người và thế
giới bên ngoài. Lúc này với tầm khái quát cao hơn vấn đề được đặt ra là mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa vật và ý thức, vấn đề cơ bản của
triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Vậy
vật chất (tồn tại) và ý thức (tinh thần, tư duy) có quan hệ như thế nào? Các học
thuyết triết học rất đa dạng, song bên cạnh đó cũng đều phải trả lời câu hỏi đó và
xem đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lời này có ảnh hưởng trực tiếp đến những
vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất hay giữa tư
duy và tồn tại (linh hồn con người và thế giới bên ngoài) được coi là vấn đề cơ bản
của triết học
Câu 2: Phân tích định nghĩa VC của Lênin rút ra ý nghĩa
* Quan niệm của CNDT và CNDV trước Mác về phạm trù vật chất:
- Quan niệm của CNDT: thừa nhận sự tồn tại của sv, htg vật chất nhưng phủ định
đặc tính tồn tại khách quan của chúng
- Quan niệm của CNDV trước Mác:
+ Thời cổ đại:
Phương Đông cổ đại:
Thuyết tứ đại (Ấn Độ): đất, nước, lửa gió
Thuyết Âm – Dương: cho rằng có 2 lực lượng âm – dương đối lập
nhau nhưng lại gắn bó, cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên
của mọi sự sinh thành, biến hoá
Thuyết Ngũ hành: coi năm yếu tố (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) là
những yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật
Phương Tây cổ đại:
Heraclit cho rằng lửa, Anaxime cho rằng là gió, Talet cho rằng
là nước, Đêmocrit cho rằng: “Vật chất là nguyên tử”
=> Tích cực: Xuất phát từ chính TGVC để giải thích TG, là cơ sở để các nhà triết
học duy vật về sau pt quan điểm về TGVC
=> Hạn chế: Đồng nhất VC với 1 dạng vật thể cụ thể; những yếu tố khởi nguyên
chỉ là các giả định, còn mang tính chất trực quan cảm tính, chưa đc chứng minh về
mặt KH
+ Thời cận đại:
Chứng minh sự tồn tại thực sự của nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của VC
vĩ mô thông qua thực nghiệm của vật lí học cổ điển
Đồng nhất VC với khối lượng, giải thích sự vận động của TGVC trên nền
tảng cơ học; tách rời VC khỏi vận động, ko gian và thời gian
Không đưa ra được khái quát triết học trong quan niệm về TGVC =>
Hạn chế phương pháp luận siêu hình
* Định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
*Phân tích định nghĩa:
- Vật chất là “phạm trù triết học” do vậy vừa có tính trừu tượng vừa có tính cụ thể:
+ Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật
chất - đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đây cũng
là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
VD: Nhà nước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống lại
nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi
mặt của địa chủ.
+ Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất bằng
các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc
nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể.
VD: Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên cứu
biết được rằng nước sôi nóng 100 độ C.
- Vật chất là “thực tại khách quan” có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng cơ bản) là
tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức được hay chưa
nhận thức được nó nó vẫn tồn tại.
VD: Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ
thời gian phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn,đặc tínhbản của sông nước.
Nó tồn tại một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức của con người.
- Vật chất có tính khách thể - con người có thể nhận biết vật chất bằng các giác
quan.
VD: Sự tăng trưởng về cân nặng, kích thước của đàn lợn sau một thời gian nuôi
dưỡng có thể được người chủ nhận biết bằng thị giác, xúc giác, …
- Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I. Lênin đã thừa nhận
rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, tồn tại độc lập với ý thức,
là nội dung - là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.
VD: Trước thời kì đổi mới, do những ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh (đàn ông
ra trận và hi sinh nhiều, ở hậu phương chỉ còn đàn bà và người già) thì kinh tế
không phát triển. Vì thế, nếu đường lối chủ trương chính sách lúc đó không phù
hợp với thực tế thì kinh tế (vật chất) cũng không thể đi lên.
- Khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh", V.I. Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác
nhau, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất; chỉ có những sự vật, hiện
tượng của thực tại khách quan chưa được nhận biết chứ không thể không biết.
VD: Kiến thức của nhân loại là kết quả của quá trình con người tiếp xúc và nghiên
cứu thế giới khách quan. Mọi khía cạnh về thế giới được con người cảm nhận và
ghi chép lại.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Giải quyết 1 cách đúng đắn và triệt để cả 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học
- Triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong KH tự nhiên, mở đường
cho sự phát triển của KH
- Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử loài người
- Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ
giữa triết học duy vật biện chứng với KH
Câu 3: Trình bày nguồn gốc cho sự ra đời của ý thức. Liên hệ vai trò của lao
động đến sự phát triển ý thức của bản thân.
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức
luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của
khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề trên.
Ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó:
a. Nguồn gốc tự nhiên:
+ Thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, não người phản ánh lại,
sinh ra ý thức. Bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức
của con người càng phong phú và sâu sắc.
+ Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Sự phản ánh
của vật chất là một trong những nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Phản ánh của vật
chất có quá trình phát triển lâu dài và từ hình thức thấp lên hình thức cao- tùy
thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất.
+ Ý thức là sản phẩm của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà
chỉ của một dạng vật chất cao nhất và duy nhất đó là bộ não của con người.
b. Nguồn gốc hội:
+ Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
tạo ra của cải để tồn tại và phát triển. Lao động làm cho ý thức không ngừng phát
triển, tạo cơ sở cho con người nhận thức những tính chất mới của giới tự nhiên;
dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dần được hình
thành và phát triển.
+ Ngôn ngữ thành phương tiện để trao đổi thông tin. Nhờ ngôn ngữ, con người
khái quát hoá, trừu tượng hoá những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau. Ngôn
ngữ là sản phẩm của lao động, đến lượt nó, ngôn ngữ lại thúc đẩy lao động phát
triển.
=> Kết luận: sự xuất hiện của ý thức là kết quả đồng thời của hai quá trình tiến
hóa: tiến hóa về mặt tự nhiên và tiến hóa về mặt xã hội. Nguồn gốc trực tiếp và
quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực
tiễn xã hội. ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc người thông qua lao
động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
Vai trò của LĐ: nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ, cải thiện
đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên
nhiên để khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động.
Việc sử dụng đồ đá để làm công cụ dần tìm tới việc tạo ra lửa trở thành
bước ngoặt to lớn trong qua trình tiến hóa mấy triệu năm và giúp con người
tồn tại. Hoặc có lao động con người bắt đầu hòa đồng với nhau, sống với
nhau thành từng nhóm, biết được vai trò của mình trong nhóm và thông qua
quá trình lao động đã dẫn tới quá trình phân cấp và phân hóa xã hội. Tất cả
đều thuộc vào ý thức của con người.
Học tập – lao động trí óc => giúp bản thân ntn?
Câu 4: Phân tích bản chất kết cấu của ý thức theo quan niệm chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
*Bản chất của ý thức:
Ý thức sự phản ánh mang tính chủ quan
+ Ý thức của mỗi cá nhân phụ thuộc vào trình độ tổ chức bộ óc của từng chủ thể
phản ánh.
+ Sự phản ánh của từng chủ thể phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội ở đó người ta tồn
tại.
+ Hình ảnh của thế giới được phản ánh trong óc người là hình ảnh đã được cải
biến, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức sự phản ánh mang tính sáng tạo
+ Ý thức là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt.
Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám
phá không ngừng các đối tượng phản ánh
+ Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra những tri thức mới về sự vật; từ
những cái có trên thực tế, ý thức sáng tạo ra những cái không có trên thực tế
(huyền thoại, truyền thuyết,…); ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai
+ Ý thức không chỉ dừng lại ở việc phản ánh thế giới, thông qua hoạt động thực
tiễn của con người, nó còn có khả năng cải tạo thế giới, sáng tạo ra “thiên nhiên
thứ hai” theo nhu cầu của con người
Ý thức một hiện tượng hội mang bản chất hội.
+ Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý, nó không chỉ có nguồn
gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội. Người nào tách rời khỏi đời sống xã hội
của con người sẽ không thể có ý thức. Cũng vì vậy, ý thức luôn mang bản chất xã
hội
+ Bản chất xã hội của ý thức thể hiện ở chỗ: Ý thức luôn là ý thức của con người,
mà mỗi con người luôn tồn tại trong một xã hội nhất định, cho nên ý thức phát
triển tuỳ thuộc vào sự phát triển của xã hội
Kết cấu ý thức :
- Các lớp cấu trúc của ý thức: Khi xem xét từ góc độ cấu trúc hợp thành, ý thức
gồm nhiều yếu tố quan hệ mật thiết với nhau, trong đó các yếu tố bản là: Tri
thức, tình cảm, niềm tin, ý chí
+ Tri thức là thành tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức. Muốn cải tạo được sự vật,
trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó
+ Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ
giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm
tham gia và trở thành một trong các động lực quan trọng của hoạt động con người
+ Sự hoà quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn tạo niềm tin mà
tính bền vững của nó thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh
+ Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực của con người để vượt qua khó khăn trong
quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt chân lí và kết quả mong muốn
- Cấp độ của ý thức: Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con
người, ý thức bao gồm: Tự ý thức, tiềm thức, vô thức
+ Tự ý thức, ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới => Tự đánh
giá năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân; qua đó xác định đúng vị trí, mạnh
yếu của mình; luôn làm chủ bản thân, chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong
tác động qua lại với TGKQ ( Trương Ba tự ý thức về bản thân -> nhận ra độ dài
cuộc sống không qtrong bằng chất lượng cs….)
+ Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó gần như
trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý thức chủ thể, là ý
thức dưới dạng tiềm tàng.
+ Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng
xử của con người xảy ra mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự kiểm
tra, tính toán của lý trí được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau và chỉ là
mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người. (Nhà thơ sáng tác thơ trong vô
thức: Hoàng Cầm viết “Lá diêu bông”….)
Câu 5: Trình bày nội dung nguyên mối liên hệ phổ biến trong phép BCDV.
Ý nghĩa ppl của nguyên đó trong giải quyết dịch Covid VN
*Khái niệm:
- Mối liên hệ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau
- Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi; ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của
các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối
tượng khác, không làm chúng thay đổi => Mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa
cô lập vừa liên hệ với nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, và không
liên hệ với nhau những khía cạnh khác; trong chúng có cả những biến đổi khiến
các đối tượng khác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác
thay đổi. Như vậy, liên hệ và cô lập thống nhất với nhau, tồn tại cùng nhau, là
những mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thể giữa các đối tượng
- Mối liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của
thế giới, chúng là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật
*Tính chất:
- Tính khách quan của các mối liên hệ: Các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Do đó, tự chúng có mối liên
hệ, tác động qua lại với nhau
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng hóa- dị
hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh – trưởng thành – già – chết...-> (cái
chung) -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó không còn là con
vật, con vật đó sẽ chết...
- Tính phổ biến: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy, ý
thức con người, cũng như các mặt trong các sự vật, hiện tượng đều có liên hệ với
nhau
dụ: Không gian thời gian; svật, hiện tượng; tự nhiên, hội, duy đều
có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau...
- Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật, hiện tượng khác nhau có những mối liên hệ
khác nhau. Mỗi sv, htg không chỉ có một mà có cả một hệ thống các mối liên hệ đa
dạng, phong phú, có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự
vật, htg. Có thể phân loại các mối liên hệ thành: mối liên hệ bên trong và bên
ngoài; mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp;… Như vậy, mỗi sự vật hiện tượng luôn
tồn tại trong vô vàn mối liên hệ chằng chịt với các sự vật hiện tượng khác
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Cần đặt đối tượng trong chỉnh thể, phải xem xét từ nhiều phương diện, trong các
mối liên hệ, tác động qua lại với các đối tượng khác; cũng như mối liên hệ, tác
động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận, thuộc tính của chính đối tượng
VD: Nhân vật Chí Phèo (đằng sau hình dạng con quỷ dữ của làng Vũ Đại, giết
người không ghê tay là một khao khát lương thiện mãnh liệt để đến lúc kết thúc
kiếp sống bế tắc, Chí đã thốt lên: “Ai cho tao lương thiện”?)
- Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, cần xem xét một cách có
trọng tâm, tránh dàn trải. Tức là phải rút ra các yếu tố, mối liên hệ bản chất, cái có
ý nghĩa quyết định đến sự vận động, phát triển của đối tượng từ trong hệ thống các
yếu tố, mối liên hệ của đtg
- Cần phải quay lại xem xét toàn bộ đtg trên cơ sở liên kết bản chất với tất cả các
mối liên hệ khác; nghiên cứu cả những mối liên hệ của đtg trong quá khứ, hiện
tại và nhận định cả tương lai của nó
VD: “Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi tội đồ đều có một tương lai”
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt
này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải,
không thấy mặt bản chất của đtg nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện chiết trung (lắp
ghép vô nguyên tắc của các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ
biến)
* Liên hệ cách giải quyết dịch Covid:
- Dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo gánh nặng lên ngành y tế, đến
nguồn lực, kinh tế của không chỉ ảnh hưởng một nước mà nhiều nước. Tăng trưởng
toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu
suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong khó khăn
do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh
tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và
thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực
tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những
sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
=> Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng thời
cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng vươn lên
mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt cơ hội sẽ gặp
nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
- Cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người, khuynh đảo nền kinh tế thế
giới…nhưng Covid-19 cũng có một số tác động tích cực tới môi trường. Do
dịch bệnh hoạt động của con người cũng đình trệ, sản xuất hạn chế tác động đến
môi trường trong lành hơn, giảm ô nhiễm không khí và nước, tầng ozôn phục
hồi....
- Dạy học trực tuyến sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự giác, tính độc lập, linh hoạt
trong học tập cho học sinh, sinh viên. Bằng cách tạo lập các mô-đun, những chủ đề
thảo luận nhóm, giao bài tập và những nhiệm vụ học tập khác, buộc người học phải
chủ động tìm kiếm tài liệu, khai phá kiến thức cho bản thân mình.
Câu 6: Trình bày nguyên về sự phát triển trong phép BCDV. Từ đó, đưa
ra đánh giá về sự sụp đổ hình hội chủ nghĩa Liên
*Khái niệm:
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là
vận
động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo
khuynh hướng đi lên mới là phát triển
* Tính chất:
- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự pt nằm trong chính bản thân sự vật, htg chứ
không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích, ý
muốn chủ quan của con người
- Tính phổ biến: Sự pt có ở mọi sự vật htg trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư
duy
- Tính kế thừa: Trong sự vật, htg mới còn giữ lại một cách có chọn lọc các yếu tố
của sự vật htg cũ; cải tạo các yếu tố còn thích hợp với chúng; đồng thời gạt bỏ mặt
tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật htg cũ đang gây cản trở sự vật htg mới tiếp
tục pt
- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật htg có quá trình phát triển không giống
nhau (phụ thuộc vào không gian và thời gian, các yếu tố, điều kiện tác động lên sự
pt đó,…)
* Ý nghĩa:
- Không chỉ nhận thức sự vật htg ở trạng thái hiện tại mà cần dự báo khuynh hướng
pt trong tương lai
- Cần phân kì lịch sử phát triển của sự vật htg để tìm hình thức, phương pháp tác
động phù hợp nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm sự pt đó
- Phải sớm phát hiện và ủng hộ đtg mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó pt;
chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến
- Phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và pt sáng tạo chúng trong
điều kiện mới
* Đánh giá về sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô:
- Ảnh hưởng quá lớn của mô hình Xô Viết dẫn tới “áp đặt mô hình Xô Viết”, coi
đó là mô hình duy nhất của chủ nghĩa xã hội. Từ sau thập kỷ 60 của thế kỷ XX, thế
giới diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, chuyển sang xã hội hậu công
nghiệp, sản xuất cần phát triển theo bề sâu bằng việc ứng dụng khoa học - công
nghệ hiện đại thì mô hình Xô viết không còn thích ứng được. Tuy Liên Xô và các
nước trong hệ thống XHCN đã thực hiện nhiều cuộc cải cách nhưng vẫn dựa theo
mô hình Xô viết cũ nên nền kinh tế ngày càng trì trệ, xã hội càng mất ổn định
- Những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận hành kém hiệu
quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Liên Xô
trở thành quyền lực tối cao, hòa trộn chức năng giữa Đảng và chính quyền, dẫn tới
Đảng có sự bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng, làm
cho bộ máy của Đảng cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không tập trung được
vào công việc chủ yếu của mình. Hệ thống điều hành tổng lực của đất nước xuất
hiện sự già cỗi, chậm đổi mới; không có thiết chế kiểm soát quyền lực của Đảng
Cộng sản và các cá nhân lãnh đạo Đảng. Nhóm cải cách do Mikhail Sergeyevich
Gorbachev đứng đầu vừa không thoát khỏi cách làm cũ, vừa mắc những sai lầm
mới: biến phản biện xã hội thành một quá trình không kiểm soát được, biến hoạt
động khoa học và lý luận của các cơ quan soạn thảo văn kiện nhiều khi thành một
hoạt động dạng câu lạc bộ vô chính phủ.
Câu 7: Nêu vị trí ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất
*Vị trí: Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật.
*Ý nghĩa ppl:
- Khi muốn đạt được những kết quả nhất định mà vẫn muốn giữ lại và củng cố chất
cũ, thì chỉ thực hiện những thay đổi nằm trong phạm vi của độ
- Muốn tạo ra một sự biến đổi về chất nào đó, phải có sự tích luỹ về lượng. Cần
tránh hai biểu hiện: nóng vội, chủ quan, duy ý chí, muốn tạo nhanh sự biến đổi về
chất mà chưa có sự tích luỹ đủ về lượng; hoặc bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, coi
sự phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự
biến đổi về chất khi có điều kiện phù hợp
- Không chỉ có sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất mà còn có sự biến
đổi về chất dẫn đến sự biến đổi về lượng
- Cần nghiên cứu và lựa chọn hình thức bước nhảy thích hợp nhất với điều kiện cụ
th
*Nội dung quy luật chuyển hóa lượng – chất:
- Khái niệm:
+ Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, htg;
là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật, htg là nó mà không phải
là sự vật, htg khác
+ Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tùy theo từng mối
quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong mối quan
hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.
VD: Lớp A và B có cùng sĩ số, lớp A có 20 HSG, lớp B có 30 HSG. Khi xét về
trình độ học tập của 2 lớp thì lớp B tốt hơn, 30 HSG là chất. Khi so sánh số HSG 2
lớp thì 30 HSG lớp B là lượng.
- Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt
này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại,
chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định.
+ Độ là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay
đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Sự thay đổi về
lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là cái cũ mất đi, cái mới ra đời.
VD: 0 < t < 100oC nước vẫn ở thể lỏng.
Lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay
đổi, chuyển thành chất mới - thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy - được
gọi là điểm nút.
VD: 0 và 100oC là điểm nút
+ Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện
tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là sự thay đổi về chất khi đã
tích lũy đủ về lượng. Sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi
tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút vô tận, làm cho sự
vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Các hình thức của bước nhảy.
+ Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, người ta chia bước nhảy thành
bước nhảy toàn bộ - là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các
yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi.
VD: chiến thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn, đất nước bước sang thời kì
mới.
+ Bước nhảy cục bộ - là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố,
một số bộ phận của sự vật, hiện tượng đó.
VD: Dù xã hội đã hiện đại, bình đẳng nhưng 1 phần nhỏ vẫn chưa thay đổi, tồn tại
tư tưởng trọng nam khinh nữ, …
+ Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi
đó, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy đột biến - khi chất của sự vật, hiện
tượng biến đổi mau chóng ở tất cả mọi bộ phận cơ bản của nó.
VD: Phóng xạ (radium biến đổi), núi lửa phun trào.
+ Bước nhảy dần dần - là quá trình thay đổi về chất diễn ra do sự tích luỹ dần
những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, làm cho sự vật,
hiện tượng biến đổi chậm.
VD: tích lũy tư duy từ cấp 1 – cấp 2 – cấp 3 – đại học - …
Quy luật lượng đổi-chất đổi không chỉ nói lên một chiều là lượng đổi dẫn đến chất
đổi mà còn có chiều ngược lại, là khi chất mới đã ra đời, nó lại tạo ra một lượng
mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng, thể hiện ở chỗ sự
tác động của chất mới về quy mô, trình độ, nhịp điệu v.v… đối với lượng mới tạo
nên tính thống nhất giữa chất mới với lượng mới.
VD: Sinh viên vượt qua kì thi tốt nghiệp (điểm nút), trở thành cử nhân (bước nhảy)
có tấm bằng tốt và tìm được việc làm tốt (chất mới thay đổi quy mô tồn tại của
SVHT). Sau đó, sinh viên có nhu cầu học tập cao hơn – thạc sĩ (chất mới thay đổi
sự vận động và phát triển)
=> Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa
chất với lượng. Sự thống nhất đó thể hiện ở
+ những thay đổi dần về lượng tới điểm nút chuyển thành những thay đổi về chất
thông qua bước nhảy
+ chất mới ra đời sẽ tác động tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới; lượng mới
lại tiếp tục biến đổi, đến một mức độ nào đó lại phá vỡ chất cũ kìm hãm nó.
+ quá trình tác động qua lại giữa lượng và chất tạo nên con đường vận động liên
tục trong đứt đoạn, đứt đoạn trong liên tục; từ sự biến đổi dần dần về lượng tiến
tới
nhảy vọt về chất; rồi lại biến đổi dần dần về lượng để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp
theo của chất, cứ thế làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, biến đổi
và phát triển
Câu 8: Trình bày khái niệm nguyên nhân kết quả. Từ đó, đánh giá về vấn đề
môi trường của Việt Nam hiện nay.
*Định nghĩa:
- Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra sự
biến đổi nhất định
- Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng mang tính nguyên nhân gây ra
* Đánh giá về vấn đề môi trường hiện nay:
- Nguyên nhân:
+ Ý thức cá nhân trong việc bảo về môi trường còn kém: Con người luôn đặt mình
là trung tâm vũ trụ => hình thành tư tưởng con người được toàn quyền chinh phục
tự nhiên theo kiểu “thống trị”, “tước đoạt” và “cư xử tệ” với môi trường tự nhiên,
từ đó để lại những hậu quả môi trường to lớn. (VD: xả rác bừa bãi, …)
+ Thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường trong tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh
doanh: Những năm gần đây, chúng ta có thể tự hào về sự phát triển kinh tế của
nước nhà, nhưng đáng tiếc mức độ và tần suất các vụ vi phạm pháp luật, các sự cố
trong sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường cũng tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng
kinh tế. (VD: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vào tháng
4/2016 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên - Huế,…)
+ Nạn khai thác tràn lan, kém hiệu quả nguồn khoáng sản tự nhiên cũng góp phần
gây ra một số vấn đề ô nhiễm môi trường
- Kết quả:
+ Khi môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng
con người
+ Những thiệt hại về môi trường là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội
Câu 9: Thực tiễn gì? Tại sao nói thực tiễn sở, động lực mục đích của
nhận thức, tiêu chuẩn của chân
* Định nghĩa:
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ
* Giải thích:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
+ Cung cấp tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người, tri thức của con người
xét đến cùng đều được nảy sinh từ thực tiễn
+ Đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức => thúc đẩy
sự ra đời của các ngành khoa học
+ Rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn,
hoàn thiện hơn => giúp quá trình nhận thức của con người hiệu quả, đúng đắn hơn
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
+ Nhận thức bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Chính nhu cầu sản xuất và
cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh
+ Nhận thức là nhằm phục vụ thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn. Nếu không vì thực tiễn,
nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc
VD: Trước nhu cầu đi lại hàng ngày của con người, để đáp ứng được nhu cầu sử
dụng, địa hình, các nhà sản xuất đã sản xuất ra nhiều phương tiện giao thông để
giúp con người có thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng như xe máy, ô tô, tàu cao
tốc, máy bay, ...; Để chống lại dịch bệnh Covid-19 với nhiều biến chủng phức tạp,
nhiều nước đã cố gắng sản xuất các loại vaccine để có thể chống lại loại bệnh này.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lí:
+ Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, có thể phản ánh đúng hoặc không
đúng hiện thực kq => Dựa vào thực tiễn, ng ta có thể khẳng định được chân lí hoặc
phủ định sai lầm nào đó
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối:
Tính tuyệt đối: là tiêu chuẩn kq duy nhất để kiểm tra, khẳng định chân lí, bác
bỏ sai lầm
Tính tương đối: có quá trình vận động, biến đổi, phát triển => không bao giờ
xác nhận hoặc bác bỏ hoàn toàn 1 biểu tượng nào đó
Câu 10: Trình bày các yếu tố cấu thành các lực lượng sản xuất. Nêu những
thuận lợi, khó khăn về người lao động VN hiện nay (thể lực, trí lực, yếu tố sức
khoẻ, số lượng, đạo đức…)
*Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên của con người
nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
VD: Công nghệ 4.0, Người công nhân đứng cạnh cái máy kéo đã chết thì chưa là
LLSX, kinh nghiệm lao động của con người, …
Các yếu tố của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của tư liệu sản
xuất và người lao động.
1). Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động - bộ phận của giới tự nhiên được đưa
vào sản xuất, chịu sự tác động của con người (nông nghiệp, công nghiệp nặng, …);
công cụ lao động - những vật thể hay phức hợp vật thể nối con người với đối tượng
lao động, truyền tác động từ con người đến đối tượng lao động (cuốc, xẻng, máy
tính, máy xúc, …); phương tiện lao động gồm đường xá, cầu cống, kho tàng, bến
bãi, phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc.
2). Người lao động là những người có thể lực, kỹ năng, kinh nghiệm lao động và
biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. VD: bác sĩ, kĩ sư, nông
dân,
3). Khoa học được coi là một trong những yếu tố thành phần của lực lượng sản
xuất. Khoa học-công nghệ đang trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trở thành
"lực lượng sản xuất độc lập" là đặc điểm thời đại của sản xuất vật chất hiện nay.
VD: Trí tuệ nhân tạo AI, Người nông dân Mỹ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất cho ra đời quả bí đỏ nặng 437kg
* Người lao động VN hiện nay:
- Thuận lợi:
+ Thể lực, sức khoẻ của người lao động được nâng cao đáng kể:
Hằng năm ở nước ta, trung bình có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào
tuổi lao động. Lực lượng lao động Việt Nam tương đối trẻ, có 51,2% (số liệu
năm 2023) những người có độ tuổi từ 15 đến 39 tham gia vào lực lượng lao
động
Thể lực và tầm vóc của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Chiều
cao trung bình nam giới khoảng 1m65 - 1m68, trong đó có khoảng trên 10%
nam giới cao trên 1m70; nữ cao trung bình từ 1m55 - 1m58, trong đó có
khoảng 10% cao trên 1m60. Cân nặng trung bình nam giới khoảng từ 56 - 60
kg; nữ là 48 - 50kg => góp phần đáng kể trong việc tăng cường sức bền, độ
dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn cho người lao động. Người lao động đã
bước đầu đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những dây chuyền sản
xuất hiện đại, với cường độ cao.
+ Tri thức, kỹ năng của người lao động không ngừng được nâng lên:
Sự tăng lên không ngừng của đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn đã
bước đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại
trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc cải
tạo nền sản xuất theo hướng hiện đại.
Nhiều trường dạy nghề đã được mở rộng và phát triển. Ngoài các trường
dạy nghề chung, hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế đều mở các
trường dạy nghề để nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động
+ Sự cần cù, sáng tạo; tính linh hoạt, tháo vát; khả năng thích ứng nhanh cũng là
một trong những ưu điểm nổi bật của người lao động Việt Nam
- Khó khăn:
+ Thể lực, sức khoẻ của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế:
Vì nền kinh tế của Việt Nam chưa thực sự phát triển nên việc đầu tư
cho công tác y tế,chăm sóc sức khỏe nhân dân nhìn chung còn thấp
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế
giới
+ Tính kỷ luật, ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của
người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế
Câu 11: Phân tích quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất
* Khái niệm:
- QHSX là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất
- Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên của con người
nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
*Vị trí: Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội
* Nội dung quy luật: LLSX quyết định QHSX, còn QHSX tác động trở lại đối với
LLSX
- Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX:
+ LLSX là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường
xuyên vận động và phát triển; QHSX là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, có
tính ổn định tương đối => Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó LLSX
quyết định QHSX
+ Cơ sở kq quy định sự vận động, pt ko ngừng của LLSX:
Biện chứng giữa sx và nhu cầu con người
Tính năng động và cách mạng của sự pt công cụ lao động
Vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng
đầu
Tính kế thừa khách quan của sự pt LLSX trong tiến trình lịch sử
+ Lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất biến đổi theo phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất phát triển đến mức nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi
xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực
lượng sản xuất đang phát triển, làm phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức
sản xuất mới xuất hiện. VD: săn bắn hái lượm – trồng trọt chăn nuôi – thuê người
làm – làm nông trên diện rộng…
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau đã quyết định sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất
mới cao hơn, đưa loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội khác nhau từ
thấp lên cao, với những kiểu quan hệ sản xuất khác nhau. VD: Chiếm hữu nô lệ -
Phong kiến – TBCN
- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ tạo
địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành động lực cơ
bản thúc đẩy, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
VD: trong cơ quan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều và tốt, năng suất lao động
tăng, người lao động hăng hái sản xuất.
+ Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất.
VD: sản phẩm máy móc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc ruộng
suy ra không còn đúng, dẫn đến cản trở; ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao
quá nhanh (cấp xã) cải tạo công thương nghiệp ồ ạt, mang tính chiến dịch trong khi
trình độ lực lượng sản xuất thấp kém.
+ Quan hệ sản xuất có thể tác động (thúc đẩy kìm hãm) sự phát triển của lực
lượng sản xuất, vì nó quy định mục đích của sản xuất; ảnh hưởng đến thái độ lao
động của quần chúng; kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ, việc áp dụng
thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động,
v.v..
VD: Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên tốt, sếp có nhiều chính sách khen thưởng
xứng đáng thì nhân viên tích cực làm việc hiệu quả, doanh thu cao.
+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp
mới giải quyết được mâu thuẫn đó để đưa xã hội tiến liên. VD: vô sản – tư bản.
+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất biểu hiện sự vận động nội tại của phương thức sản xuất khác cao
hơn. Quy luật này là quy luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội
loài người phát triển từ thấp đến cao.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Vì LLSX quyết định QHSX đối với quá trình sản xuất xã hội, cho nên trong hoạt
động thực tiễn cần coi trọng vị trí, vai trò của LLSX đối với QHSX. Muốn thúc
đẩy quá trình sản xuất xã hội cần phải phát huy vai trò của LLSX; cần phải ưu
tiên, mở đường cho LLSX phát triển tối đa.
+ Vì QHSX có sự tác động tích cực trở lại đối với LLSX (thể hiện thông qua sự
phù hợp và không phù hợp với trình độ LLSX) trong quá trình sản xuất xã hội, cho
nên không được xem thường, bỏ qua vai trò này và cần phải biết phát huy vai trò
của QHSX nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho LLSX.
+ Vì LLSX và QHSX tồn tại trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh lẫn
nhau, cho nên cần phải tôn trọng quy luật này. Việc tôn trọng quy luật giúp chúng
| 1/29