lOMoARcPSD|44862240
quan của con người. Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực thực sự của sự phát triển khi con người
nhận thức được nó và có cách giải quyết đúng đắn.
Thứ hai, cần nhận thức rõ ràng mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay. Đó là mâu thuẫn giữa
khuynh hướng tư bản chủ nghĩa với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Là mặt đối lập với
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa vừa tồn tại trong tàn dư của
xã hội cũ, vừa tồn tại trong các yếu tố mới hình thành trong công cuộc đổi mới. Mâu thuẫn cơ
bản ở nước ta hiện nay biểu hiện tập trung ở lĩnh vực chính trị là mâu thuẫn giữa chủ thuyết
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và khuynh hướng tư bản chủ nghĩa; giữa những
nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với âm mưu
và các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, mâu thuẫn cơ bản được biểu hiện tập trung giữa quá trình hoàn
thiện nền văn hóa tiên tiến, đàm đà bản sắc dân tộc với tình trạng tha hóa, xuống cấp về văn
hóa, đạo đức, lối sống trong xã hội; mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng
kinh tế và mục tiêu tiến bộ công bằng xã hội;...
Mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay, nổi bật nhất là trên lĩnh vực kinh tế, đó là mâu thuẫn
giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự lỗi thời, thiếu hoàn thiện của hệ thống tổ
chức, quản lý tương ứng; giữa mục tiêu từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu với tình
trạng phát triển còn thấp của lực lượng sản xuất; giữa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái. Cùng với đó, ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại đa
dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế có lợi ích khác biệt. Tất nhiên, sự đối lập
đó chỉ có tính chất cục bộ, còn sự thống nhất là cơ bản, thể hiện ở tính chỉnh thể của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường “có quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật...” (18).
Những nhận thức đó chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của V. I. Lê-nin về phương pháp
kết hợp các mặt đối lập. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân trong suốt thời
kỳ quá độ ở Việt Nam, về bản chất, là thừa nhận sự đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Song, do nó vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nên vẫn được xem là một động lực quan trọng
của nền kinh tế. Trên thực tế, sự vận dụng ấy đã và đang đem lại hiệu quả tích cực, góp phần
to lớn vào thành tựu của 30 năm đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, vận dụng tư tưởng của V. I. Lê-nin phải phân biệt rõ giữa mâu thuẫn đối kháng và
mâu thuẫn không đối kháng trong xã hội để xác định phương hướng giải quyết đúng đắn.
Trong xã hội nước ta hiện nay, các mâu thuẫn phổ biến thuộc về mâu thuẫn không đối kháng.
Đó là mâu thuẫn giữa các giai tầng, các nhóm xã hội có lợi ích cục bộ, tạm thời khác biệt. Để
giải quyết các mâu thuẫn ấy chủ yếu phải thông qua các biện pháp giáo dục, thuyết phục, thỏa
thuận, hợp tác... mà không cần đến sự trấn áp bằng sức mạnh bạo lực. Đặc biệt, đối với vấn đề
xây dựng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, việc nhận thức và giải quyết các mâu
thuẫn không đối kháng trên cơ sở thống nhất chung về lợi ích là một phương hướng hữu hiệu,
góp phần hoàn thiện nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - một động lực to lớn để phát
triển xã hội.
Bên cạnh đó, những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội ta không phải đã mất đi. Kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội hoàn toàn đối lập “một mất, một còn”
với khuynh hướng tư bản chủ nghĩa; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cũng
hoàn toàn mâu thuẫn với sự nghiệp cách mạng nước ta. Do vậy, trong suốt thời kỳ quá độ,