ĐỀ CƯƠNG TRIẾT│Đại học Sư phạm Hà Nội
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
107
54 lượt tải
Tải xuống
CHƯƠNG I: Vấn đề cơ bản của Triết học
(Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?)
*Định nghĩa VĐCB của triết học: Ăngghen viết:” Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi
triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại (vật
chất và ý thức).
*Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn
- Mặt thứ nhất: giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?
+Có ba cách trả lời:
Cách 1: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức (chủ nghĩa duy
vật).Chủ nghĩa duy vật chất phác; Chủ nghĩa duy vật siêu hình; Chủ nghĩa duy vật
biện chứng (không trình bày)
Cách 2: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất (chủ nghĩa duy
tâm).Chủ nghĩa duy tâm chủ quan;Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Cách 3: vật chất, ý thức cùng tồn tại, không nằm trong mối quan hệ quyết định
nhau (chủ nghĩa nhị nguyên). (nhưng xét cho cùng thì cũng thuộc vào chủ nghĩa
duy tâm)
-Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Có 2
cách trả lời:
+Cách 1: con người có khả năng nhận thức được thế giới (khả tri).
+Cách 2: con người không có khả năng nhận thức được thế giới, hoặc chỉ có thể
nhận biết được hiện tượng bề ngoài mà không thể nắm bắt được bản chất bên trong
(bất khả tri).
-Lý do đó là vấn đề cơ bản của triết học:
+Trong thế giới có vô vàn sự vật hiện tượng khác nhau, nhưng tựu chung lại chỉ
có 2 hiện tượng chính đó là hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần ý thức. Vì
vậy giải quyết MQH này là cơ sở đểnền tảng để giải quyết những vấn đề của triết
học.
+Hơn nữa, giải quyết vấn đề này cũng là cơ sở để phân định lập trường tư tưởng,
thế giới quan của các NTH cũng như các học thuyết của họ.Tất cả các NTH trên
thế giới đều trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết mối quan hệ này.
CHƯƠNG III: HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP DUY VẬT BIỆN
CHỨNG.
I.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.KHÁI NIỆM
-khái niệm liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi
-khái niệm về mối liên hệ: dùng để chỉ các mối rang buộc tương hỗ, quy định và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các
đối tượng với nhau.
=> Ví dụ: Giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ) trên thị trường luôn luôn diễn
ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không
ngừng của cả cung và cầu.
- Quan điểm siêu hình về mối liên hệ phổ biến: Các nhà siêu hình không thừa nhận
về mối liên hệ khách quan của các sự vật, hiện tượng; họ cho rằng các sự vật, hiện
tượng tồn tại biệt lập, tách rời, cô đọng, tĩnh tại, cái này tồn tại bên cạnh cái kia,
hết cái này đến cái kia; giữa chứng không có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Nếu có liên hệ chỉ là ngẫu nhiên, bề ngoài.
- trái lại, phép luận chứng duy vật xem xét mọi sự vật, hiện tượng đang tồn tại luôn
luôn có mối quan hệ chằng chịt với nhau. Đó chính là mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ phổ biến dễ khái quát sự quy định, tác động qua lại, ràng buộc, phụ
thuộc và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của 1 sự vật, hiện tượng, hay giữa các
sự vật hiện tượng trong thế giới. Cơ sở khách quan của mối liên hệ phổ biến là tính
thống nhất vật chất của thế giới, theo đó các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng
phong phú và khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những
dạng cụ thể khác nhau của 1 thế giới vật chất duy nhất.
VD: Xét kết nạp Đảng
-Xét các mặt cấu thành: các phòng ban trong 1 đơn vị,…
-Quá trình phát triển: xét quá trình hoạt động, công tác cá nhân để kết nạp
-Xét trong mỗi liên hệ: quan hệ xã hội….
2.CÁC TÍNH CHẤT
1. Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con
người; con ngưòi chỉ nhận thức sự vật thông qua mối liên hệ vốn có của nó
+ Ngoài sự tác động của tự nhiên, con ngưòi còn phải tiếp nhận sự tác động của xã
hội và của những người xung quanh.
+ Tính khách quan luôn làm tiền đề để xây dựng một hệ thống của sự vận động và
phát triển của tự nhiên, xã hội, của loài ngưòi và của tư duy.
VD mối liên hệ có tính khách quan : cây vẫn phải chịu sự tác động của các yếu tố
thời tiết : độ ẩm , ánh sáng,..thì mới có thể phát triển.
Hoặc là Mối liên hệ giữa vũ trụ và các hành tinh trong dải ngân hà.
2. Tính phổ biến của các mối liên hệ:
+ Bất kì nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các
mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vị trí, vai trò khác nhau trong sự vận
động,chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng...
+ Mối liên hệ biểu hiện dưói những hình thức riêng biệt tùy theo điều kiện nhất
định
Ví dụ : Mối liên hệ phổ biến tác động qua lại lẫn nhau trong : + Giới tự nhiên vô
cơ: nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay,...
3. Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ...: Mọi sự vật, hiện tượng đều có những
mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác
nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
Ví dụ về tính đa dạng phong phú của mối liê hệ phổ biến,cá sống thường xuyên
trong nước không có nước cá không thể sống và tồn tại được nhưng những loài
chim và thú thì không thể sống thường xuyên trong nước được
4. Ý nghĩa của phương pháp luận : Nội dung của quan điểm toàn điện
- Thứ nhất, từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, ta
rút ra được nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất
của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng các mối liên hệ của
chúng , nhận thức sự vật trong các mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính
sự vật và trong sự tác động giữa các vật đó với các sự vật khác.
- Thứ hai, phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ giữa sự vật
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác và môi trường xung quanh, kể cả các
mặt, các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.Nguyên tắc này yêu cầu phải biết phân
loại từng mối liên hệ, xem xét trọng tâm, trọng điểm làm nổi bật cái quan trong
nhất , cơ bản nhất của sự vật hiên tượng.
- Thứ ba: nguyên tắc lịch sử - cụ thể - phải xem xét sự vật hiện tượng trong
không gian, thời gian nhất định, có nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động
của sự vật hiện tượng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể , trong quá khứ, hiện tại
và tương lai.
- Thứ tư, nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chỉ thấy mặt
này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến rất nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn
lan, dàn đều, không thấy bản chất của sự vật hiện tượng, rơi vào thuật ngụy biện và
chủ nghĩa chiết trung. Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung ngụy biện.
Ví dụ: ý nghĩa của phương pháp luận của nguyên lí mối liên hệ phổ biển: nét đặc
trưng của xã hội loài người là con người ta phải sản xuất thì mới có thể tồn tại và
phát triển; thời đại nào cũng phải sản xuất. Như thế, nói theo ngôn ngữ biện chứng
thì sản xuất là một phạm trù “vĩnh viễn”, nghĩa là nó luôn luôn xảy ra, bất kể trong
hình thái xã hội nào, giai đoạn nào.
II.Nguyên lý về sự phát triển
Nhóm 6: Lớp A1-Khoa Giáo Dục Tiểu Học K71
Các thành viên:
1.Lê Nguyễn Quỳnh Anh
2.Lê Minh Anh
3.Lê Thị Lan Anh
4.Quàng Giang Kiều Anh
5.Triệu Thư Kỳ Anh
6.Nông Thị Vân Anh
7.Trần Thị Quỳnh Anh
8.Trần Phương Anh
9.Vũ Kiều Anh
10.Đinh Thị Phương Anh
11.Lê Thị Phương Anh
12.Nguyễn Thị Hồng Ánh
13.Trần Thị Ngọc Ánh
14.Đặng Thị Ánh
15.Mai Ngọc Bích
16.Hoàng Mai Bình
17.Nguyễn Thị Thanh Bình
18.Trần Ngọc Bảo Châu
19.Bế Linh Chi
20.Nguyễn Thị Linh Chi
21.Đỗ Quỳnh Chi
22.Đỗ Mai Chi
23.Lê Lệ Chi
24.Hồ Phương Chi
NHÓM 6
NGUYÊN LÍ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1/ Khái niệm phát triển:
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến thống nhất hữu
cơ với nguyên lí về sự phát triển, bởi liên hệ cũng là vận động, không có vận động
sẽ không có sự phát triển nào.
Chúng ta có sự khác nhau giữa hai quan điểm: Quan điểm siệu hình, uan điểm biện
chứng:
Quan điểm siêu hình: nói chung, phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định
của sự vật, hiện tượng. Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt lượng, không có
sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.
Quan điểm biện chứng lại cho rằng: phát triển là sựu vận động theo hướng đi lên,
từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hòa thiện của sự vật. Sự phát
triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp thậm chí có những
bước thụt lùi.
Từ đó ta đưa ra khái niệm về Phát triển:
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
Phát triện là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà
chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển.
Ví dụ: Sự phát triển của nhận thức do quá trình đấu tranh giữa cái đã biết và cái
chưa biết của con người về TGKQ.
- Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng
cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Nguồn gốc của sự phát triển
nằm ở mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng, động lực của sự phát triển là việc
giải quyết mâu thuẫn đó.
Chúng ta sẽ cần phân biệt hai khái niệm gắn liền với khái niệm phát triển đó là tiến
hóa và tiến bộ:
• Tiến hóa: là một dạng của phát triển, phải diễn ra từ từ là sự biến đổi
hình thức của tồn tại từ đơn giản đến phức tạp.
VD: các nhà khoa học cho rằng, Moeritherium, một loài động vật sống trong đầm
lầy giống như hà mã có họ hàng với loài voi cổ đại.
• Tiến bộ: là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội
từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
VD: dùng máy cấy, 1h cấy được năm sào ruộng thay vì phương pháp thủ công.
2/ Tính chất của sự phát triển
a. Tính khách quan: Nguồn gốc và động lực của sự phát triển nằm trong bản
thân, sự vật, hiện tượng
VD: Hạt lúa, hạt dầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con
người nhưng nó vẫn phát triển
b. Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy
VD: Tự nhiên: sự thích nghi của động vật dưới nước khi tự nhiên thay đổi
Xã hội: sự thay thế của các nền văn minh: VMNN -> VMCN -> VM tri thức
Tư duy: năng lực nhận thức của con người về TGTN ngày càng sâu sắc
c. Tính kế thừa: Cái mới ra đời từ sự phủ định có tính kế thừa cái cũ, cái mới
còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo những mặt còn thích hợp của cái cũ.
VD: Nền văn hóa VN hiên đại có sự thay đổi hàng ngày, du nhập thêm những
nét văn hóa mới( hallowen, valentine, noel,…) nhưng vẫn giữ gìn nét văn hóa
truyền thống( ca trù, quan họ, tục ăn trầu…)
d. Tính đa dạng, phong phú: Sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và
thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó
VD: - Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em
ở thế hệ trước
- Hạt giống được gieo trồng ở không gian, thời gian khác nhau sẽ có sự phát
triển khác nhau.
3/ Ý nghĩa phương pháp luận:
• Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận
động, biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hương biến đổi.
• Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh
co, phức tạp của sự phát triển.
• Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ , trì trệ định kiến.
• Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới.
VD: Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật
hay hiên tượng nào đo thì các KHTN, XH và nhân văn sẽ không thể phát triển và
thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ.
CHƯƠNG III: CÁC CẶP PHẠM TRÙ
I.CHUNG – RIÊNG
1. Khái niệm cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
Cái riêng: là phạm trù triết học dùng để chỉ một vật, hiện tượng, một quá trình hay
một hệ thống các sự vật tạo thành một chính thể tồn tại độc lập tương đối với cái
riêng khác.
Ví dụ , một tác phẩm văn học cụ thể, chẳng hạn tác phẩm Thép đã tôi thế đấy, một
ngôi nhà cụ thể…
Cái chung: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
giống nhau được lặp lại trong nhiều cái riêng khác.
Ví dụ, thuộc tính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả một quốc gia dân
tộc của thủ đô. Thuộc tính này được lặp đi, lặp lại ở nhiều thủ đô cụ thể, riêng biệt
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm, những thuộc tính vốn có
chỉ của một sự vật, hiện tượng, quá trình và không lặp lại ở các cái riêng khác. Ví
dụ, vân tay của mỗi người, số điện thoại (kể cả mã vùng, mã nước luôn là đơn
nhất)…
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, cả cái chung và cái riêng đều tồn tại
khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở
chỗ:
- Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu
hiện sự tồn tại của mình.
Điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng nó chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng,
ngoài cái riêng.
Ví dụ 1: không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà
cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng đều bao hàm trong
nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và
môi trường.
Ví dụ 2: Trên cơ sở khảo sát về về chất lượng học sinh có thể rút ra kết luận
về ttrình độ học tập của 1 trường học
Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng, cùi,
múi, tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái
riêng).
- Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái
riêng nào cũng bao hàm cái chung.
V.I.Lênin viết: “cái riêng không tồn tại như thế nào khác ngoài mối liên hệ dẫn tới
cái chung” . Điều này có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập
đó không phải là hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào
cũng nằm trong mối liên hệ dẫn tới cái chung và bất cứ cái riêng nào cũng bao
hàm trong nó cái chung.
Ví dụ 1: nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là
những cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật
chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng v.v..
Ví dụ 2: không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại
không tuân theo các quy tắc chung của thị trường. Nếu doanh nghiệp nào đó bất
chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị
trường. Cái chung “thủ đô” chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể như Hà Nội,
Ph-nôm- pênh, Viêng-chăn, v.v.
- Thứ ba, cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng là cái toàn bộ,
nó không gia nhập hết vào cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm, thuộc
tính chung được lặp lại ở các sự vật khác ra thì bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa
đựng những cái đơn nhất, tức là những mặt, những thuộc tính v.v. chỉ có ở nó và
không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác, những đặc điểm riêng
phong phú đó không gia nhập hết vào cái chung. Cái chung phản ánh những thuộc
tính, những mối liên hệ bản chất tất nhiên, lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng riêng
lẻ, những thuộc tính chung ấy chỉ là bộ phận của cái riêng nhưng lại sâu sắc hơn
cái riêng, vì nó gắn liền với cái bản chất chung của cả một tập hợp những cái
riêng, nó quy định phương hướng tồn tại và phát triển của những cái riêng đó.
Ví dụ 1: Người nông dân bên cạnh cái chung với nông dân các nước khác trên
tgioi là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn, còn có những đặc điểm riêng
là chịu ảnh hưởng của làng xã, các tập quán lâu đời,... mỗi vùng mỗi miền lại khác
nhau rất phong phú. cái chung sâu sắc hơn vì người nông dân ở đâu cũng rất cần
cù lao động, có khả năng
Ví dụ 2: khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết
mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn
nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết
mỗi vấn đề riêng.
- Thứ tư, cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình
phát triển của sự vật thông qua sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất, cái đặc thù,cái
phổ biến.
Trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, ban đầu nó
xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt ở một cái riêng nhất định; về sau, theo
quy luật tất yếu, cái mới nhất định phát triển mạnh dần lên và mở rộng ra ở một số
cái riêng với tư cách là cái đặc thù; cuối cùng, cái mới hoàn thiện và hoàn toàn
chiến thắng cái cũ và trở thành cái chung – cái phổ biến. Ngược lại, cái cũ lúc đầu
là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau cái cũ ngày càng mất dần thành cái đặc
thù, rồi thành cái đơn nhất trước khi hoàn toàn mất hẳn.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Muốn nhận thức cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng.
- Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực
tiễn phải dựa vào cái chung để cái tạo cái riêng.
- Trong hoạt động thực tiễn ta cần chủ động tác động vào sự chuyển hóa cái
mới thành cái chung để phát triển nó và ngược lại cái cũ thành cái đơn nhất để xóa
bỏ nó.
II.NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
1. KHÁI NIỆM
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến
đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác
động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
tạo nên.
VD:
• (Nguyên nhân) Sự tiếp xúc giữa tờ giấy và ngọn lửa Tờ giấy cháy (Kết
quả)
• (Nguyên nhân) Sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống Tiếng trống kêu
(Kết quả)
2. BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
Quan hệ “nhân – quả” là quan hệ có tính tất yếu khách quan: không có
nguyên nhân phi kết quả và ngược lại không có kết quả nào (sự biến đổi nào)
không có nguyên nhân của nó. Đây là quan hệ có tính quy luật, trong đó nguyên
nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả luôn phụ thuộc tất yếu vào nguyên
nhân. Do vậy, khi nắm bắt được nguyên nhân có thể dự báo được kết quả xảy ra
và ngược lại, trước mỗi sự biến đổi cần đặt vấn đề nghiên cứu xác định nguyên
nhân của nó bởi vì không có kết quả nảo không do những nguyên nhân nhất định.
VD: Khi khảo sát (đo đạc, tính toán,…) được thực trạng của các nhân tố tác động
đến sự biến đổi của khí hậu, người ta có thể dự báo trước được những diễn biến
của thời tiết sẽ diễn ra trong thời gian gần hoặc xa.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Tuy nhiên, không phải sự tiếp nối nào theo thời gian cũng là mối liên hệ nhân quả.
Cần phân biệt tính nhân quả với sự tiếp nối về thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân
và kết quả còn có quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
VD: Trong một ngày thì ngày xuất hiện trước đêm nhưng ngày không phải là
nguyên nhân của đêm và đêm cũng ko phải kết quả của ngày
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau, trong hoàn cảnh này thì
nó là kết quả và trong hoàn cảnh khác thì sẽ là nguyên nhân
đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả mang tính tương đối.
Phân biệt sự thay
VD: Chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là
nguyên nhân để năng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người
Sự tác động của nguyên nhân đến kết quả có thể theo hai hướng:
thuận, nghịch, vì thế các kết quả được sinh ra từ nguyên nhân cũng khác
nhau.
VD: Sức khỏe của con người (Kết quả) được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau
(Nguyên nhân) như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, thể dục, môi trường tự
nhiên, trạng thái tinh thần. nếu có yếu tố di truyền tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ
phù hợp cùng với chế độ thể dục thể thao thường xuyên, tốt và có một trạng thái
tinh thần ổn định thì con người sẽ có một sức khỏe tốt, tinh thần khỏe mạnh. nếu
ngược lại, ăn uống không đầy đủ, yếu tố di truyền của bố mẹ không được tốt, cùng
với việc không thường xuyên rèn luyện bản thân và luôn có trạng thái tinh thần bất
ổn thì con người sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, bất ổn, không được khỏe mạnh.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và
do nguyên nhân quyết định, thì sẽ nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó
không
cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó Trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự
vật, hiện tượng.
VD: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là do nhóm vi rút Coxsackie A16 gây nên. Vậy
muốn không bị bệnh thì phải ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay sà phòng trước khi ăn..
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liên
hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối
quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa
lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định
phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần những sự vật, hiện tượng đó trong
mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ
vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định Cần phải phân loại
các nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
VD: Ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân: thức ăn không đảm bảo, đồ dùng
chưa vệ sinh sạch sẽ, giá thành thấp không đảm bảo vệ sinh (nguyên nhân khách
quan); bản thân người dùng bị dị ứng sản phẩm (nguyên nhân chủ
quan) những giải quyết khác nhau.
có
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và
quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên
nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực
tiễn
cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chứ
không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra mùa
sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa
vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong Phải tận dụng các kết quả
đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt
mục đích đã đề ra.
VD: Một học sinh giỏi có thể do nhiều nguyên nhân: bản thân tự nỗ lực trong học
tập (nguyên nhân chủ yếu); gen di truyền (nguyên nhân bên trong), điều kiện gia
đình (nguyên nhân thứ yếu)…
CHƯƠNG IV:QUY LUẬT
I.LƯỢNG CHẤT
LƯỢNG – CHẤT (NHÓM 2)
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật, hiện tượng là
nó chứ không phải là cái khác
Chất của sự vật, hiện tượng được xác định bởi: Các thuộc tính cơ bản và kết cấu cả
SV (tức phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật)
Ví dụ: Thuộc tính của đường là ngọt
Thuộc tính của muối là mặn. Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn
Nguуên tố đồng ᴄó nguуên tử lượng là 63,54đᴠC, nhiệt độ nóng ᴄhảу là 1083,
nhiệt độ ѕôi là 2880oC… Những thuộᴄ tính (tính ᴄhất) nàу nói lên ᴄhất riêng ᴄủa
đồng, phân biệt nó ᴠới ᴄáᴄ kim loại kháᴄ.
→ Chất là cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, hay nói cách khác sự vật
khác nhau là khác nhau về chất
Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật, hiện tượng, biểu thị về trình độ phát
triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng ( ít,
nhiều)….của sự vật, hiện tượng.Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau: Số lượng,
kích thước, quy mô, trình độ, tốc độ, mức độ
Vd: Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hidro và 01 nguyên tử Oxy
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.
Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải sự
thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất
định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay
đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Độ là giới hạn tồn tại của SV, HT mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự
thay đổi căn bản về chất của SV, HT đó.
Lượng đổi đến một giới hạn sẽ dẫn đến chất đổi. Giới hạn đó chính là điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ
dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy. Bước nhảy
là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng; là sự kết
thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai
đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật.
→ Bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về
lượng của sự vật trước đó gây ra.
Quy luật chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất. Những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về
lượng: Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới
lượng mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát
triển của sự vật.
Ví dụ: Là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được
coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến
thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết
toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi
đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt
qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người khác do việc tích
lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua
được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào
năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên,
chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động
đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự
chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ
thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt
đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ
thông trung học. Đây là một ví dụ điển hình của quy luật lượng chất
Các hình thức bước nhảy:
• Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh
chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
• Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
• Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt
các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
• Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận
của sự vật.
Ý nghĩa của phương pháp luận
-Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn
và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
-Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất
định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi
chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi
về lượng của sự vật.
-Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn
điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì
trệ.
-Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận
dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc
biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần
phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển
hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: về tình yêu : 2 con ng khi gặp nhau thì theo thời gian họ sẽ tìm hiểu nhau và
lâu dần sẽ tiến tới làm bạn -> sự tăng về lượng ( tăng thời gian tìm hiểu nhau) sẽ
dẫn tới sự thay đổi về chất ( từ ng dưng thành bạn ) và trên quy luật về lượng chất
như vậy thời gian tìm hiểu của 2 ng càng nhiều thì sẽ liên tục dẫn tới sự thay đổi về
chất : từ bạn thành người yêu rồi đi đến hôn nhân
Ví dụ ᴠề ѕự biến đổi ᴠề lượng dẫn đến ѕự biến đổi ᴠề ᴄhất trong họᴄ tập: Nếu bạn
tăng thời gian ᴄhuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn ѕẽ mau hiểu ᴠà nhớ bài
hơn.Nếu bạn tăng thời gian tự họᴄ ở nhà, giảm thời gian ᴄhơi Game online thì ѕẽ
thu nhận đượᴄ nhiều kiến thứᴄ hơn, làm bài ѕẽ đạt đượᴄ nhiều điểm ᴄao
hơn.Trong một kỳ thi, nếu ѕau khi làm bài хong bạn nán lại thêm một ᴄhút để dò
lại bài, tìm ѕửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó ᴄủa bạn ѕẽ mắᴄ ít lỗi hơn ᴠà ѕẽ đượᴄ
điểm ᴄao hơn.
II.PHỦ ĐỊNH
Ăng-ghen đã từng phát biểu: “Phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô
cùng phổ biến và chính vì vậy mà có tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn
về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”. Bàn về vấn đề này, quy
luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó
sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn
đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trôn ốc. Sau đây, nhóm em
xin được trình bày cụ thể về “quy luật phủ định của phủ định”.
1. Khái niệm:
Phủ định nói chung là sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bởi một sự vật, hiện
tượng khác: A => B
Ví dụ về phủ định:
+ Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định
đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy.
+ Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định cha.
Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.
Phủ định biện chứng: là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt
xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ
hơn so với sự vật, hiện tượng cũ
Ví dụ về phủ định biện chứng cụ thể như sau:
Quá trình nảy mầm của hạt giống. Trong ví dụ này mầm ra đời từ hạt giống, sự
ra đời này chính là sự phủ định biện chứng đối với hạt, nhờ sự ra đời này thì mới
có quá trình tiếp tục phát triển thành cây và sinh tồn.
Quá trình phủ định của phủ định diễn ra vô tận trong bản thân của mỗi sự vật và
hiện tượng từ đó tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới vật chất.
Ở mỗi chu kỳ phát triển khác nhau của những sự vật, hiện tượng thường sẽ trải
qua hai lần phủ định biện chứng. Điều này có nghĩa là trải qua một quá trình phủ
định của phủ định. Phủ định của phủ định sẽ kết thúc một chu kỳ phát triển nhưng
đồng thời đây cũng lại là một điểm xuất phát của một chu kỳ mới và chi kỳ này sẽ
được lặp lại vô tận.
Ví dụ về sự phủ định của phủ định như sau: Một quả trứng sẽ là sự khẳng định ban
đầu ở trong điều kiện được ấp qua quá trình phủ định lần 1 sẽ tạo ra gà mái con
tiếp đó trải qua quá trình phủ định lần 2 tức là khi gà mái con lớn lên thì sẽ sinh ra
nhiều quả trứng.
Đây chính là kết quả sự phủ định của phủ định. Sự phát triển biện chứng thông qua
mỗi lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, những kế thừa và phát
triển. Trải qua mỗi lần phủ định sẽ loại bỏ được những cái cũ, những vấn đề còn
lạc hậu từ đó sẽ tạo ra được những cái mới hơn, những cái phù hợp hơn với sự
phát triển.
2. Đặc trưng của phủ định biện chứng:
- Nói về đặc trưng của PĐBC, có 4 đặc trưng đó là : tính khách quan, tính
phổ biến, tính đa dạng phong phú, tính kế thừa
+ Về Tính khách quan: Do nguyên nhân bên trong, là kết quả của sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập của sự vật
• Ví dụ:
+- trứng- nòng nọc- ếch- trứng (chu trình mới)
Nòng nọc là sự phủ định của trứng, ếch là sự phủ định của nòng nọc. Các giai đoạn
và quá trình phủ định ấy hoàn toàn khách quan, diễn ra bởi thuộc tính sinh nở và
phát triển của loài ếch chứ không do ý muốn của con người hay con ếch
+Vd2( tiến trình văn học Việt Nam ( mảng thơ))
ca dao dân ca----thơ Đường----thơ mới----thơ hiện đại( thơ cách
mạng)---- thơ hậu hiện đại----
Có thể thấy thơ Đường là sự phủ định của thơ ca dân gian, thơ mới lại là sự phủ
định của thơ Đường, thơ hiện đại lại là sự phủ định của thơ mới, thơ hậu hiện đại
lại là sự phủ định của thơ hiện đại.
Các quá trình phủ định ko phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân nào mà phụ
thuộc vào quy luật nội tại của đời sống văn học. Đó là không ngừng vận động và
tạo ra những cái mới, giai đoạn văn học mới dựa trên cái cũ, sự kế thừa và phát huy
+ về tính phổ biến: Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
• Ví dụ: Qúa trình vận động, phát triển của xã hội của loài người: xã hội
chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thủy, đến lượt nó lại
bị xã hội phong kiến phủ định
+ về tính đa dạng phong phú: Thể hiện ở nội dung, hình thức của phủ định
• Ví dụ: Các ví dụ trên của các bạn như về gà - trứng, tiến trình văn học
Việt Nam hay về giai cấp thì mỗi ví dụ lại có 1 nội dung khác nhau (về nội dung
tự nhiên, xã hội)
+về tính kế thừa: Thể hiện ở tính chu kỳ theo đường xoáy ốc, gắn SV cũ với SV
mới
3. Tính kế thừa
ở đây, chúng ta sẽ làm rõ và đi sâu hơn về đặc trưng tính kế thừa:
- Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó
không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.
+ Ví dụ về phủ định biện chứng cụ thể như sau: Quá trình nảy mầm của hạt giống.
Trong ví dụ này mầm ra đời từ hạt giống, sự ra đời này chính là sự phủ định biện
chứng đối với hạt, nhờ sự ra đời này thì mới có quá trình tiếp tục phát triển thành
cây và sinh tồn.
- Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác
động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự
vật.
Ví dụ về phủ định siêu hình:
– Gió bão làm đổ cây cối.
– Động đất làm sập nhà.
– Nước chảy đá mòn.
– Không có lửa làm sao có khói.
– Gạo đem cán thành mì để ăn
– Người tối cửa tiến hoá thành người tinh khôn
- Đặc trưng của phương pháp siêu hình là chỉ thấy sự vật hiện tượng trong
sự cô lập, tách rời, không thấy sự liên hệ tác động qua lại và chỉ thấy sự tĩnh tại
mà không thấy sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
- Phương pháp siêu hình là phương pháp chỉ có giá trị khi nghiên cứu sự vật,
hiện tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nhưng nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính
phiến diện, máy móc không thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật,
hiện tượng.
- Ý nghĩa của phủ định siêu hình góp phần tạo nên một sự vật hiện tượng mới
và không có tính kế thừa hay phát huy sự vật và hiện tượng cũ.
- Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô.
Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt
tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn
thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.
- Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt,
tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.
- Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó những giai
đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ
sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.