-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương trọng tâm Tâm lý học đại cương - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hoạtđộnglàphươngthứctồntạicủaconngườibằngcáchtácđộngqualạigiữaconngườivàthếgiớixungquanhđểtạorasảnphẩmvềphíathếgiớivàsảnphẩmvềphíaconngười.
Môn: Tâm lý
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG TRỌNG TÂM TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm về hoạt động:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động qua lại giữa con người và thế
giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.
+ Quá trình đối tượng hóa ( quá trình xuất tâm ) : chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản
phẩm hoạt động hay tâm lí con người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm.
+ Quá trình chủ thể hóa ( quá trình nhập tâm ) : con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân
mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức,
nhân cách của bản thân bằng cách chiếm lĩnh thế giới.
=> Con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình hay nói khác đi tâm
lí, ý thức, nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.
2. Cấu trúc của hoạt động:
Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học A.N Lêônchiev mô tả như sau:
3. Đặc điểm hoạt động vd:
*tính đối tượng: hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kiến thức, kĩ năng,...
*tính chủ thể: bản thân người học sinh là chủ thể của việc học, trước khi đến lớp, ta sẽ chuẩn bị bài, đọc
trước bài giảng, ghi chú lại những vấn đề chưa hiểu, đến lớp ta chăm chú tập trung nghe giảng bài, tranh
luận, phát biểu, hỏi giảng viên về những vấn đề chưa hiểu, sau giờ học ta tổng kết lại những kiến thức
chúng ta đã học được, tim tòi nghiên cứu sâu hơn,...
*tính mục đích: lao động nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho lợi ích con người, học tập để con
người ta có thêm kiến thức, kĩ năng, phát triển bản thân,...
ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY
Khái niệm: Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tỉnh quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Đặc điểm của tư duy
*Tính có vấn đề
Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Trên thực tế, tư duy chỉ xuất hiện khi gặp
những hoàn cảnh, nhũng tinh huống “có vấn để”. Tức là những tinh huống chứa đựng một mục đích,
một vấn để mới mà những hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ, tuy còn cần thiết song không đủ
sức giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề mới đó, để đạt được mục đích mới đó, con người phải tim cách
thức giải quyết mới. Tức là con người phải tư duy.
Hoàn cảnh (tinh huống) có vấn đề kích thích con người tư duy. Song vấn để chỉ trở thành tinh huống “có
vấn đề” khi con người nhận thức dược (ý thức được) tinh huống có vấn để, nhận thức được mâu thuẫn
chứa đựng trong vấn để, chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và phải có những tri thức cần thiết có liên
quan tới vấn đề, chỉ có trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện.
(Do vậy trong dạy học cũng như trong công tác giáo dục cần phải đưa học sinh vào “hoàn cảnh có vấn
đề” và hướng dẫn các em tự giải quyết vấn đề.) Ví dụ:
Giả sử đưa một bài toán 2x-2=0 với một học sinh lớp 2 với 1 học sinh lớp 5. Và bảo 2 học sinh “đọc to”
bài toán. Thì 2 học sinh trên sẽ không xuất hiện tư duy bởi chúng không nhận được tính có vấn đề ở đây,
chúng chỉ việc đọc những con số. Nhưng nếu bảo 2 học sinh “giải bài toán” thì chúng sẽ xuất hiện tư duy. Tuy nhiên
Tư duy của học sinh lớp 2 sẽ không xuất hiện bởi học sinh lớp 2 bởi vấn đề ở đây không trở thành “tinh
huống có vấn đề” bởi họ không có những tri tức liên quan tới vấn đề (chưa đọc học bài toán này)
Đối với học sinh lớp 5, trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, sau đó
nhớ lại các quy tắc, công thức, định lí có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tim, phải
chứng minh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện.
Phát triển bản thân dựa vào tính có vấn đề:
Tình huống có vấn đề có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho tư duy. Mỗi chúng ta trong cuộc sống
thường nhật hãy tự đặt mình vào những tinh huống “có vấn đề”. Ví dụ như bạn cần phải đến một địa
điểm nào đó, bạn tra trên bản đồ có hai con đường để đến đó, bạn đừng vội chọn con đường gần hơn.
Mà thay vào đó hãy tư duy đặt ra các tinh huống, con đường nào sẽ phù hợp với phương tiện của bạn,
con đường nào sẽ an toàn hơn. Như vậy bạn sẽ đến địa điểm đó một cách thuận lợi hơn. Khi đặt ra các
tinh huống tư duy sẽ giúp chúng ta tiếp xúc với những vấn đề phức tạp như khi gặp tinh huống lạc
đường, xảy ra va chạm với người xung quanh, có người bị tai nạn, bị đánh cắp túi…thì khi đó kĩ năng giải
quyết các vấn đề sẽ được nâng cao, trong các tinh huống đó bạn sẽ nhanh chóng tư duy và tim được
cách giải quyết. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải đặt ra những tinh huống phù hợp với mình, không thể
tư duy một vấn đề quá khó, khi đó thì sẽ làm cho mình không tim được ra kết quả và không muốn tư duy nữa.
Thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến những bài giảng hay những vấn đề trong cuộc sống để nhằm
kích thích khả năng tư duy giúp nhớ bài và hiểu bài sâu sắc hơn. Khi không ngừng học tập, trau dồi bản
thân, ta sẽ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng giải
quyết các vấn đề. Việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhưng đó cũng là động lực
giúp chúng ta có thể trưởng thành hơn.
*Tính khái quát Khái niệm
Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư
duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ
giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những
sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.
Phát triển bản thân
Khái quát những kiến thức đã được học thành một tổ hợp, phân loại tổ hợp để có thể xử lý vấn đề ở
hiện tại, cũng như có thể được những vấn đề tương tự trong tương lai.
VD: Những kiến thức cô đọng, súc tích được khái quát lại không chỉ có thể làm được bài tập (vấn đề hiện
tại) mà có thể dùng nó trong các môn học liên quan tới những kiến thức đó (vấn đề trong tương lai).
(Cần phải biết khái quát vấn đề, từ đó hiểu được cái chung, cái cốt lõi của vấn đề từ đó sẽ hiểu được cái
cụ thể chi tiết hơn. Trừu tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính
bản chất chung cho sự vật hiện tượng, như vậy một khối lượng kiến thức lớn nhưng khi được quy về
những thuộc tính bản chất thì rất dễ nhớ, dễ vận dụng.)
*Tính gián tiếp Khái niệm
Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách
gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư
duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy
luật…) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…) để
nhận thức được cái bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.
Ví du: Để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại
các công thức, định lí…có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con
người đã dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các quy tắc, định lí… ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản
thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó.
Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những
công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo. Để đo người ta dùng các thiết bị đo
đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan thông thường mà biết được.
Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con
người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai.
Ví dụ: Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu con người thu thập được mà con người dự báo được bão.
Ví dụ: Các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi… giúp chúng ta hiểu biết về những hiện
tượng thiên nhiên, thực tế nhưng chúng ta không tri giác trực tiếp.
Ví dụ: Dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lưu lại mà chúng ta tính toán được nhiều
về vũ trụ, mà kết quả là chúng ta phát hiện thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chưa một lần đặt chân đến.
Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ.
*Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Khái niệm:
Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy ở
con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (những khái niệm, phán đoán…)
cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả
tư duy, do đó có thể khách quan hoá kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy.
Ngược lại, nếu không có tư duy (với những sản phẩm của nó) thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh
vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy.
Phát triển bản thân
Rèn luyện khả năng tư duy ta cần phải rèn luyện ngôn ngữ trong sáng, khúc chiết … vì nó là công cụ, là
phương tiện của tư duy.
VD: Học cách nói chuyện rành mạch, rõ ràng. Diễn đạt một cách dễ hiểu …
Trong học tập, việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song thông qua hoạt động truyền thụ tri
thức qua ngôn ngữ. Với việc lên lớp nghe giảng viên giảng bài thì sinh viên không nên thụ động chỉ ngồi
nghe, bên cạnh quá trình nghe giảng thì sinh viên phải tư duy thì mới có thể tiếp thu vận dụng những tri
thức đó. Quá trình học tập phải gắn với quá trình trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ nắm vững ngôn ngữ thì học
sinh mới có phương tiện để tư duy hiệu quả. Bên cạnh đó việc học tập thêm những ngôn ngữ khác sẽ
làm cho sinh viên hiểu biết được thêm nhiều điều hơn.
*Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. Khái niệm
Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó:
Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp
tác động vào giác quan của ta.
Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi
chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở
trực quan sinh động. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà
nảy sinh tinh huống có vấn đề. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với
hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, quy luật… là chất liệu
của những khái quát hiện thực theo một nhóm, một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.
Phát triển bản thân
Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con
người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Trong cuộc sống
muốn tư duy một vấn đề nào đó thì cần phải có một những hiểu biết cơ bản về vấn đề đó. Bên cạnh đó
việc rèn luyện cảm giác, tri giác, quan sát sẽ làm cho quá trình tư duy nhanh chóng có kết quả hơn.
VD: Vẽ một bức tranh thì rèn luyện cảm giác sẽ giúp cho bức tranh đó có màu sắc, bố cục đẹp mắt.
Rèn luyện bằng cách tim điểm khác biệt giữa 2 bức tranh sẽ giúp ta có khả năng quan sát tỉ mỉ, chi tiết.
Rèn luyện nhìn nhận sự vật hiện tượng tuần tự, nhiều mặt. Như việc đánh giá một bức tranh ta có thể
thấy nét đẹp ở nhiều chỗ khác nhau trên đó.
QUY LUẬT TÌNH CẢM
Quy luật lây lan
Xúc cảm, tinh cảm của người này có thể truyền “lây” sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta
thường thấy hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”, “đồng cảm”, …Cơ sở của quy luật này do
tính xã hội trong tinh cảm của con người chi phối. Chính tinh cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được
hình thành trên cơ sở của quy luật này. VD:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”
Ví dụ: An vừa nhận được giấy báo nhập học. An vô cùng sung sướng, vui mừng. An thông báo cho bố mẹ
và bạn bè của mình. Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh.
Ủng hộ người nghèo để lan truyền tinh cảm yêu thương đối với một cộng đồng lớn đó là cả nước.
Một bộ phim khi xem một mình đến một phân cảnh gây cười nhưng bạn lại không cười. Khi ra rạp cùng
bộ phim đó, đến phân cảnh gây cười trên bạn lại cười cùng với mọi người ở rạp
Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các phong trào, hoạt động mang tính tập thể.
Ví dụ: Ba lớp: Tâm lý-Quản lý giáo dục-Kinh tế cùng học chung một lớp vì học môn chung. Lúc đầu mỗi
thành viên của 3 lớp luôn tự đặt cho mình một khoảng cách. Nhưng khi 3 lớp trưởng đều là những
người biết quan tâm, giúp đỡ, hòa đồng với tất cả các thành viên không phân biệt lớp nào đã tạo cho
lớp không khí vui vẻ đoàn kết.
Tránh những cảm xúc tiêu cực hay phá bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ: Tránh những người tiêu cực khi mình đang buồn. Ngược lại những người đang vui, tích cực sẽ lan
truyền cảm xúc cho mình.
Hiểu rõ quy luật lây truyền và ứng dụng trong trị liệu: Ta sẽ hiểu được thân chủ đang lan truyền cảm xúc
tiêu cực cho nhà tham vấn. Vậy nên nhà tham vấn phải “thấu hiểu” chứ không “đồng cảm” bị thân chủ
“lây” cảm xúc của thân chủ.
Quy luật thích ứng
Xúc cảm, tinh cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ không thay đổi thì cuối cùng cũng
sẽ suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường được gọi là sự “chai sạn” của tinh cảm. VD:
“Gần thường xa thương”
“Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen”
“ Sự xa cách đối với tinh yêu giống như gió với lửa, gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ, nhưng lại đốt cháy,
bùng nổ những tia lửa lớn” (Ngạn ngữ Nga)
Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình đau khổ, vất vả, nhớ nhung
… những năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng, ta cũng phải nguôi dần …để sống.
Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứng
Biết trân trọng những gì mình đang có. Không phải lúc mất đi rồi mới nhận ra nói quan trọng.
Trong đời sống hằng ngày quy luật này được ứng dụng như phương pháp “lấy độc trị độc” học sinh.
Ví dụ: Hoa là một học sinh nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người.Mỗi lần bị giáo viên gọi dậy trả lời câu
hỏi, Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt. Nhưng một thời gian sau, việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp
đi lặp lại nhiều lần và nhờ sự khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả lời những câu hỏi trước lớp.
Ứng dụng trong trị liệu: Nhà tham vấn sẽ tập thích ứng với những xúc cảm, tinh cảm tương đối tiêu cực của những thân chủ.
Trong điều trị vấn đề hôn nhân, gia đình sẽ giúp thân chủ tránh thích ứng để không bị “chai sạn” tinh cảm.
Quy luật tương phản (cảm ứng)
Xúc cảm và tinh cảm tiêu cực hay tích cực thuộc cùng một loại luôn có tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể
là một trải nghiệm này có thể tăng cường một trải nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. VD:
Khi cô chấm bài thi, đang chấm đều đều những bài chỉ khoảng 6-7 điểm nhưng có một bài nhỉnh hơn
những bài khác xuất hiện. Bình thường cô sẽ cho 8 nhưng cô cho hẳn 9 điểm.
“Càng yêu nước càng căm thù giặc”
“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”
“Mai sau anh gặp người đẹp
Đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi.” Ứng dụng:
Cần có cái nhìn vấn đề khách quan hơn.
Trong một cuộc tranh luận giữa A và B. Và A đang chiếm ưu thế, ta không thể cứ thế theo bên A mà phải
có cái nhìn khách quan về 2 phía vấn đề.
“Làng này khối kẻ sợ anh. Rượu bé với chiếc mảnh sành cầm tay. Sợ anh chửi đổng suốt ngày. Chỉ mình
em biết anh say rất hiền” –Thị Nở (truyện: Chí Phèo)
Trong dạy học, giáo dục tư tưởng, tinh cảm người ta sử dụng quy luật này như một biện pháp “ôn nghèo
nhớ khổ, ôn cố tri ân”
Trong nghệ thuật,quy luật này là cơ sở để xây dựng nhân vật phản diện và chính diện và các tinh tiết gây
cấn,đẩy cao mâu thuẫn.
Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu độc ác.
Nhân vật phản diện càng mạnh mẽ bao nhiêu nhưng đều bị nhân vật chính đánh bại điều đó càng làm
tăng tính mạnh mẽ của nhân vật chính.
Trong trị liệu: Lúc nào cũng cần có cái nhìn khách quan đối với vấn đề của thân chủ. Tránh tham vấn cho
người thân, bởi dễ bị nhìn vấn đề một cách phiến diện.
Quy luật di chuyển
Tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan
tới đối tượng gây nên tinh cảm trước đó. VD:
Ví dụ: H đang tập trung làm một bài tập rất khó, áp lực tâm lí đang đè lên người cô. Lúc này cô cần sự
yên tinh nhưng A vô tinh đã hỏi cô liên tục một câu hỏi. H cảm thấy khó chịu và cáu gắt với A cho dù A không thực sự có lỗi. “Giận cá chém thớt”
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” “Vơ đũa cả nắm” Ứng dụng:
Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm. Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”.
Cần một cái đầu lạnh và trái tim nóng.
Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan, công bằng khi chấm bài.
Những cuộc cãi vã trong gia đình, tốt nhất là bạn nên tránh mặt. Đợi lúc nguôi ngoai để phân giải.
Trong trị liệu: Nhà tham vấn phải luôn giữ bình tinh trước mọi vấn đề của thân chủ. Dù vấn đề tốt hay
xấu đều phải giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng.
Quy luật pha trộn.
Tính pha trộn cho phép hai tinh cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau
mà chúng “pha trộn” vào nhau.
VD: Sự pha trộn tinh cảm của cảm xúc hạnh phúc và lo sợ bị lừa dối của đôi nam nữ yêu nhau.
Ví dụ: Thanh yêu Lợi, cô luôn muốn Lợi ở bên cạnh cô, quan tâm chăm sóc cô. Nhưng khi cô thấy Lợi có
một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới một người con gái khác thì Thanh tỏ ra khó chịu ghen tuông.
“Giận mà thương,thương mà giận”
“Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự hào”
“Bởi trưng hay ghét cũng vì hay yêu”
“Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”
Ứng dụng: Đời sống tinh cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết quy luật này để thông cảm,
điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình.
Bởi vì biết quy luật pha trộn nên những lần ba mẹ quát mắng đều là chỉ điểm những điều tốt đẹp đối với con cái,
Giáo viên phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học sinh.
Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan công bằng. Khi chấm bài, không vì sự yêu mến học
trò này mà cho điểm cao và không có cảm tinh với học trò kia nên cho điểm thấp. Phải nhìn vào kết quả
học sinh đó làm được để đánh giá.
Cẩn thận suy xét người khác bởi những biểu hiện đối lập.
“Không có hạnh phúc nào là hoàn toàn hạnh phúc, không có đau khổ nào là hoàn toàn đau khổ” –Mark
Trong trị liệu: Nhà tham vấn phải hiểu rõ những xúc cảm, tinh cảm mà tham chủ thể hiện đối với vấn đề
của tham chủ cũng như sự phóng chiếu, chuyển di tinh cảm của tham chủ nên nhà tham vấn như thế
nào. Để có thể điều chỉnh, điều khiển hành vi của NTV.
Quy luật hình thành tinh cảm.
Tình cảm được hình thành từ xúc cảm. Nó do các xúc cảm cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa mà thành.
Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước
Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một
loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan hệ chung nhất định.
VD: Tình cảm của con với mẹ được hình thành từ những xúc cảm cùng loại do người mẹ mang lại.
“Năng mưa thì giếng năng đầy.
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.”
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.”
“Mưa dầm thấm đất.”
“Đẹp trai không bằng chai mặt”
Ứng dụng: Muốn hình thành tinh cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
Ví dụ: Xây dựng tinh yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tinh yêu gia đình,mái nhà,làng xóm.
“Dòng suối chảy ra dòng sông, dòng sông chảy ra Đại trường giang Vônga, Đại trường giang Voonga chảy
ra biển cả. Lòng yêu quê hương đất nước trở nên lòng yêu Tổ quốc” –Erenbua, nhà văn Nga
Người thực việc thực là kích thích dễ gây rung động nhất. VD: Để tạo những xúc cảm, trong khi dạy lịch
sử nên tổ chức cho học sinh tham quan lại chiến trường xưa, các di tích xưa…
Trong trị liệu: Nhà tham vấn không được có tinh cảm với thân chủ. Vì theo quy luật này thân chủ và nhà
tham vấn rất dễ hình thành tinh cảm. Nếu hình thành tinh cảm sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng trong
trường hợp của thân chủ đó.
Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tinh cảm thì sẽ khó hình thành nên tinh cảm hoặc gây ra
hiện tượng “ đói tinh cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường.
Đời sống tinh cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tinh cảm của bản thân.
Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tinh cảm của mọi người.
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tinh cảm.
CÁC THUỘC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH XU HƯỚNG nhân cách
Là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực
hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó.
Xu hướng nhân cách thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin,...
Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tồn tại và phát triển.
Nhu cầu của con người có những đặc điểm cơ bản sau:
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thoả mãn nó thì lúc đó
nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng.
- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định.
- Nhu cầu có tính chu kì.
- Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: nhu cầu của con người mang bản chất xã hội.
- Nhu cầu của con người rất đa dạng: nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: nhu cầu
ăn, ở, mặc...; nhu cầu tinh thần bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu giao tiếp và nhu
cầu hoạt động xã hội.
Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân dối với đối tượng nào dó, vữa có ý nghĩa đối với cuộc sống,
vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú
nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực
trong hoạt động, và vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Cùng với nhu cầu, hứng thú là một
thành phần trong hệ thống dộng cơ của nhân cách.
Lí tưởng: là một mục tiêu cao dẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.
Lí tưởng khác với ước mơ ở điểm: Trong lí tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể về các
điều kiện chủ quan và khách quan để vươn tới lí tưởng, đồng thời chủ thể có tinh cảm mãnh liệt đối với
hình ảnh mẫu mực của mình. Chính vì thế, lí tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người
vào các hoạt động vươn tới lí tưởng của mình. Tuy vậy, ước mơ có thể là cơ sở cho sự hình thành lí tướng cao đẹp sau này.
Lí tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Có tính hiện thực vì lí tưởng bao giờ cũng được xây
dựng từ nhiều “chất liệu” có thực trong đời sống. Song lí tưởng lại là hình ảnh mẫu mực chưa có trong
hiện thực, là cái chỉ có thể đạt được trong tương lai. Lí tưởng phản ánh xu thế phát triển của con người.
Lí tưởng mang tính lịch sử và giai cấp. Ví dụ: Lí tưởng của người nông dân trong xã hội phong kiến khác
với lí tường của người nông dân sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa; lí tưởng của các nhà tư bản khác với
lí tưởng của người cộng sản.
Lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, điều
khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân.
Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành
dộng của con người. Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
Niềm tin: là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được
con người thể nghiệm, trở thành chân lí bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị
lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người. TÍNH CÁCH
Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với
hiện thực và thể hiện trong hệ thông hành vỉ, cử chí, cách nói nâng tương ứng.
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường dùng các từ “tính tinh”, “tính nết”, “tư cách” để chỉ tính cách.
Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinh thần”... Những nét tính cách xấu
thường được gọi là “thói”, “tật”...
Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất và dồng thời cũng mang tính độc đáo, riêng
biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. Vì thế, tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái
riêng, cái điển hình và cái cá biệt. Tính cách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội.
Cấu trúc của tính cách
Tính cách có cấu trúc rất phức tạp, bao gồm: hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm bốn mặt sau đây:
- Thái độ đối với tập thể và xã hội, thể hiện qua nhiều nét tính cách như: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác cộng đồng,...
- Thái độ đối với lao dộng, thể hiện ở những nét tính cách cụ thể như: lòng yêu lao động, cần cù, sáng
tạo, lao động có kí luật, tiết kiệm, đem lại năng suất cao,...
- Thái độ đối với mọi người, thể hiện ở những nét tính cách như: lòng yêu thương con người theo tinh
thần nhân đạo, quý trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành,
thẳng thắn, công bằng,...
- Thái độ đối với bản thân, thể hiện ở những nét tính cách như: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình,...
Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói nang của cá nhân: Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống
thái độ nói trên. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái
độ. Người có tính cách tốt, nhất quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ,
cách nói năng. Trong đó, thái độ là mặt nội dung, mặt chí đạo; còn hành vi, cử chỉ, cách nói nâng là hình
thức biểu hiện của tính cách, chúng không tách rời nhau mà thống nhất hữu cơ với nhau.
Tính cách có quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính, các phẩm chất khác của nhân cách như: xu hướng, khí
chất, tinh cảm, ý chí, kĩ xảo, thói quen và vốn sống của cá nhân. 3. Khí chất
3.1 Khí chất là gì?
Khí chất là thuộc tính tâm lí phức lợi? của cá nhân, hiểu hiện cường độ, tiến độ và nhịp độ của các hoạt
động tâm lí, thể hiện sắc thúi của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Khí chất có cơ sở sinh lí là các kiểu thần kinh, quy định nhịp độ, tiến độ của các hoạt động tâm lí. Do đó
là nguyên nhân gây ra sự khác biệt rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi con người. Tuy
nhiên, khí chất mang bản chất xã hội.
Khí chất không tiền định các giá trị đạo đức - xã hội của nhân cách. Những người có khí chất hoàn toàn
khác nhau có thể có cùng một giá trị đạo đức và ngược lại.
Khí chất không tiền định những nét tính cách của cá nhân. Khí chất là nền tảng tự nhiên của tính cách.
Trong một mức độ đáng kể, khí chất quy định hình thức thể hiện của tính cách và ảnh hưởng đến mức
độ dễ dàng hay khó khăn trong việc hình thành các nét tính cách.
Khí chất không tiền định trình độ năng lực của nhân cách. Những người khác nhau về khí chất vẫn có thể
có mức độ phát triển năng lực như nhau và ngược lại.
Như vậy, khí chất không tiền định các thuộc tính phức hợp của nhân cách, song các đặc điểm về động
thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính nhân cách đều phụ thuộc vào khí chất ở một mức dộ nhất định.
Các kiểu khí chất
Các kiểu khí chất và cơ sở sinh lí của chúng
Kiểu khí chất là sự kết hợp khác nhau của những thuộc tính khí chất có quan hệ qua lại với nhau một
cách có quy luật. Ngay từ thời cổ đại, Hippocrates (460 - 356 TCN) - danh y người Hi Lạp đã cho rằng,
con người có bốn kiểu khí chất và do sự chiếm ưu thế của một trong bốn chất nước trong cơ thể quy định nên.
Chất nước chiếm ưu thế:
➢ Máu (ở tim, có đặc tính nóng)
➢ Nước nhờn (ở não, có đặc tính khô ráo)
➢ Mật vàng (ở gan, có đặc tính khô ráo)
➢ Mật đen (ở dạ dày, có đặc tính ẩm ướt) ➢
Kiểu khí chất tương ứng ➢ Hăng hái (Sanguin)
➢ Bình thản (Flegmatique) ➢ Nóng nảy (Cholerique) ➢ Ưu tư (Melancolique)
Ngày nay, cách giải thích của Hippocrates không cohù hợp nữa nhưng những tên gọi của kiểu khí chất
vẫn dược sử dụng. I.p. Pavlov dã chứng minh rằng sự kết hợp giữa ba thuộc tính: cường độ, tính cân
bằng và tính linh hoạt của hai quá trinh thần kinh cơ bán là hưng phấn và ức chế tạo ra bốn kiểu thần
kinh cơ bản làm cơ sở cho bốn kiểu khí chất.
Đặc điểm chủ yếu của mỗi loại khí chất
✓ Kiểu khí chất hăng hái: Người thuộc kiểu khí chất này thường là người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời,
năng động, ham hiểu biết; cảm xúc khống sâu, dễ hình thành và dễ thay đổi; nhận thức nhanh
nhưng cũng hay quên; tâm hồn hướng ngoại, cởi mở, dề thích nghi với môi trường mới.
✓ Kiểu khí chất bình thản: Người thuộc kiểu khí chất này thường là người chậm chạp, điềm tinh, chắc
chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm nhưng chắc chắn,
tinh cảm khó hình thành nhưng sâu sắc, không ưa cãi cọ và không thích ba hoa, có tính ì khi khởi
động hoạt động, khó thích nghi đối với môi trường mới.
✓ Kiểu khí chất nóng nảy: Người có kiểu khí chất này thường có đặc điểm là hành động nhanh, mạnh,
hào hứng, nhiệt tinh, hay có tính gay gắt, nóng nảy, mệnh lệnh quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng
thắn, chân tinh, khả năng kiềm chế thấp,...
✓ Kiểu khí chất ưu tư: Người có kiểu khí chất này thường có biểu hiện: hoạt động chậm chạp, chóng
một mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó nảy sinh nhưng rất
sâu sắc, có cường độ mạnh và bền vững. Với kiểu khí chất này, con người thường có sự nhạy bén,
tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng; trong quan hệ thường mềm mỏng, tế nhị, nhã nhặn, chu đáo và
vị tha, họ thường hay sống với nội tâm của mình (hướng nội), đặc biệt là khó thích nghi với môi trường mới.
Tóm lại, mỗi kiểu khí chất trên đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng. Trôn thực tế thường gặp ở một người
có những nét của kiểu khí chất nào đó chiếm ưu thế, nhưng đồng thời lại có những nét riêng lẻ nào đó
thuộc kiểu khí chất khác. Ngoài ra, còn có những kiểu khí chất trưng gian bao gồm nhiều đặc tính của cả
bốn kiểu khí chất trên. Mặc dù khí chất có cơ sở là kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của
các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục. 4. Năng lực
4.1 Năng lực là gì?
Năng lực là tổ hợp các thuộc tỉnh độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động
nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt.
Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lí xuất sắc nào đó mà là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá
nhân. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động.
Năng lực là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả, nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy.
Năng lực là sản phẩm của lịch sử. Sự phân công và chuyên môn hoá lao động đã dẫn đến sự phân hoá và
chuyên môn hoá năng lực người. Mặt khác, mỗi khi nền văn minh nhân loại giành được những thành
tựu mới thì lại xuất hiện ở con người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây song bây
giờ chứa đựng một nội dung mới.
4.2 Các mức độ năng lực
Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động, người ta phân biệt ba mức độ phát triển
của năng lực: năng lực, tài nâng, thiên tài.
✓ Năng lực: là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết
quả một hoạt động nào đó (tốc dộ và chất lượng hoạt động ở mức trung bình, nhiều người có thể đạt tới).
✓ Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.
✓ Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất trong hoạt
động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại
4.3 Phân loại năng lực
Năng lực có thể chia làm hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên hiệt.
✓ Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Ví dụ: Năng lực học
tập, năng lực giao tiếp... là điều kiện cần thiết giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
✓ Năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn): là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt dáp
ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kết quả
tốt. Chẳng hạn như: năng lực toán học, năng lực thơ văn, năng lực hội hoạ, năng lực âm nhạc, năng lực sư phạm,..
Hai loại năng lực chung và năng lực chuyên biệt luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
4.4 Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực và trí thức, kĩ năng, kĩ xảo
Năng lực và tư chất
Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí bẩm sinh của bộ não, của hệ thần kinh,
của cơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo ra sự khác biệt giữa con người với nhau.
Tư chất là cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hưởng tới tốc độ, chiều hướng và
đỉnh cao phát triển năng lực.
Tuy vậy, không thể suy ra trực tiếp rằng năng lực khác nhau là do tư chất khác nhau quyết định. Các đặc
điểm bẩm sinh, di truyền có được bảo tồn và thể hiện ở thế hệ sau hay không và thể hiện ở mức độ nào,
điều đó hoàn toàn do hoàn cảnh sống quyết định. Như vậy, tư chất là một trong những điều kiện hình
thành năng lực, nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của năng lực. Trên cơ sở của tư chất
nào đó, có thể hình thành những năng lực rất khác nhau. Ví dụ: Cùng thuộc kiểu thần kinh yếu, người
này hình thành năng lực kĩ thuật, người kia lại hình thành năng lực văn học... Có thể kết luận rằng: Dựa
trên điều kiện xuất phát là tư chất, sự hình thành năng lực là quá trình hoạt động tích cực của cá nhân
trong những điều kiên xã hội thuận lợi.
Năng lực và thiên hướng
Khuynh hướng của cá nhân đối với một hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng.
Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp và cùng
phát triển với nhau. Thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi
là dấu hiệu của những năng lực đang hình thành.
Năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có quan hệ mật thiết với năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực. Tri thức,
kĩ năng, kĩ xào trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực ấy. Ví dụ:
Không thể có những năng lực toán nếu không có tri thức toán... Ngược lại, năng lực góp phần làm cho
việc tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó được dễ dàng và
nhanh chóng hơn. Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có sự thống nhất biện chứng. Một
người có năng lực trong một lĩnh vực nào đấy có nghĩa là người ấy dã có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất
định của lĩnh vực này. Nhưng khi có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thuộc một lĩnh vực nào đó không nhất thiết
là sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó. Hình thành năng lực là một quá trình phức tạp, bao gồm trong đó
quá trình tiếp thu tri thức. Bản thân quá trình hình thành năng lực là một thành tố của quá trình mang
tính chất chính thổ và trọn vẹn nhưng rất phức tạp của sự phát triển nhân cách trong hoạt động và bằng hoạt động. Bài tập
Tình huống 1:
Thời cấp 3, Mai và B học chung một lớp và yêu nhau nhưng không để ai biết. Mẹ B là giáo viên
chủ nhiệm của lớp mà Mai và B đang theo học. Sau khi yêu MAI, kết quả học tập của B giảm sút đáng
kể. Trong một lần dọn sách vở của B, mẹ B tinh cờ nhìn thấy bức thư Mai gửi cho B và phát hiện ra
chuyện tinh của 2 người. Mẹ B lập tức hẹn Mai đến nhà B để nói chuyện với cả 2. Trong cuộc trò
chuyện này, mẹ B khuyên 2 người nên tạm gác chuyện yêu đương lại và lấy việc học làm mục tiêu
hàng đầu. Mai nghe xong, tỏ vẻ hiểu ý của mẹ B và nói với mẹ B rằng sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn. Trong
khoảng thời gian ấy, trong lòng Mai rất hoang mang, vừa sợ mẹ B ngăn cấm vừa muốn tiếp tục tinh yêu với B.
Mai đem câu chuyện của mình đến tâm sự với một nhóm bạn trong lớp. Trong lúc nổi nóng, Mai đã
không kiềm chế được cảm xúc và nói quá mọi việc lên, nói rằng mẹ B cấm đoán và dọa nạt nếu Mai
không chia tay với B thì mẹ B sẽ mời mẹ Mai đến nói chuyện và có thề cho Mai nghỉ học. Hành động
này của Mai dẫn đến việc bạn bè trong lớp bắt đầu có thái độ không đúng và tỏ vẻ ác cảm với mẹ B.
B biết chuyện và không hài lòng với hành động này của Mai, nghe lời mẹ, B đã quyết định chia tay
Mai. Sau khi chia tay, những món đồ kỉ niệm giữa hai người bị Mai trút giận một cách không thương
tiếc. Tuy nhiên, mỗi lần đi qua những nơi chứa đựng kỉ niệm giữa hai người, Mai lại thấy rất buồn và
nhớ B, những cảnh vật trước đây từng tràn đấy niềm vui, tiếng cười của hai người giờ chỉ còn là một
màu u tối. Mai từ một cô gái lạc quan, yêu đời giờ đây đã trở nên trầm lặng, khép kín, nhìn đâu cũng
thấy chán nản, buồn bã. Câu hỏi:
1. Hãy vận dụng các quy luật tinh cảm để giải thích tinh huống trên.
2. Từ tinh huống nêu trên chúng ta rút ra được kinh nghiệm gì?
Tình huống 2:
Phân tích câu ca dao sau:
“Càng thắm thì lại càng phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu”.
1. Bằng tri thức tâm lý học hãy phân tích câu ca dao, tục ngữ trên. Qua đó chỉ ra xem quy luật nào
của xúc cảm, tinh cảm được thể hiện ở đó? 2. Giải thích tại sao? Hướng dẫn giải Tình huống 1:
1. Các quy luật tinh cảm và giải thích.
Quy luật pha trộn
Quy luật pha trộn được thể hiện trong tinh huống trên như sau: Cùng trong suy nghĩ tinh cảm của
Mai có 2 mặt đối lập: một là sợ mẹ của B, hai là vẫn còn yêu B. Có thể dễ dàng lý giải lý do tại sao
những tinh cảm xúc cảm này lại cùng một lúc xuất hiện trong bản thân B. Thứ nhất là cảm xúc lo âu, sợ
sệt bởi mẹ B là giáo viên chủ nhiệm của lớp Mai và B, hơn nữa mẹ B lại không thích Mai vì sau khi
Mai, B yêu nhau thì tinh hình học tập của B giảm sút. Chính sự ngăn cấm tinh yêu tuổi học trò của
người vừa là cô giáo, vừa là phụ huynh đã khiến Mai có cảm giác lo lắng. Mai còn đang là học sinh,
còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, thầy cô và nhà trường nên chưa thể có đủ ý chí, sự mạnh mẽ trong
tinh yêu nên ngay khi vấp phải sự phản đối thì phát sinh ra những cảm xúc lo lắng, sợ sệt. Thứ hai,
chuyện tinh cảm được Mai, B hình thành trong một khoảng thời gian nhất định, bởi sự gặp gỡ, chung
tính cách, chung sở thích, cùng đồng cảm với nhau, có sự rung động, thương nhớ lẫn nhau. Sự ngăn cản
của mẹ B không thể ngay lập tức phá bỏ được tinh cảm của hai bạn và phải mất một thời gian hoặc có
yếu tố tác động thì tinh cảm này mới có thể phai nhạt, xóa bỏ hoặc có thể nó sẽ vẫn tồn tại và phát triển
hơn nữa. Do vậy, ngay khi bị mẹ B ngăn cấm, tinh cảm yêu thương mà B dành cho Mai vẫn còn đó,
chưa thể ngay lập tức biến mất.
Một bên là người mình yêu, một bên là phụ huynh người yêu, đồng thời là cô giáo, đối với Mai việc
lựa chọn thực sự là không dễ dàng. Những tinh cảm có phần mâu thuẩn đó hoà trộn vào trong Mai và
làm cho Mai có một quyết định khó khăn đó là tiếp tục yêu B.
Quy luật lây lan
Như đã nói ở trên, quy luật lây lan là quy luật mà xúc cảm và tinh cảm của chủ thể này có thể lan
truyền sang chủ thể khác. Trong thực tế thì chính tinh cảm của tập thể hay tâm trạng của xã hôi được
hình thành trên cơ sở quy luật này.
Ở tinh huống này, khi Mai và B đang trong quá trình yêu nhau, cả hai lại bị mẹ B ngăn cấm vì lý do
kết quả học tập của B giảm sút. Do đó, kể từ lúc mẹ B ngăn cấm Mai đã khiến Mai dần có ác cảm với
mẹ B. Đây là điều dễ hiểu, khi Mai đang trong độ tuổi đời sống tinh cảm khá phong phú với những say
mê thực sự đối với người khác giới đang dần xuất hiện. Vậy nên khi tinh yêu của mình bị ngăn cấm,
Mai cảm thấy buồn chán, không biết làm gì cho bớt nỗi buồn nên cô đã tâm sự với bạn bè trong lớp về
chuyện tinh cảm của mình để giải khuây. Tuy nhiên, vì đang có ác cảm với mẹ của B nên trong quá
trình tâm sự với bạn bè trong lớp, Mai đã bịa đặt, xuyên tạc điều không hay về mẹ của B với mục đích
làm cho các bạn trong lớp cùng có ác cảm với cô giáo chủ nhiệm. Điều này dẫn đến việc các thành viên
trong lớp học hình thành một ấn tượng không tốt với cô giáo. Với việc các thành viên trong lớp nghe
theo Mai không cần biết Mai kể đúng sự thật hay không là do tinh cảm tập thể, tâm trạng muốn chia sẻ
nỗi buồn với bạn nên mặc định điều Mai kể là đúng. Cũng giống như khi ta ghét mô mt ai đó và kể cho
những người khác, họ cũng sẽ có xu hướng cảm thấy ghét theo. Đây là biểu hiện của quy luật lây lan
trong thực tế và việc hình thành nên quy luật này dựa vào tinh cảm của tập thể.
Quy luật di chuyển
Khi Mai và B còn bên nhau, họ đã có những khoảnh khắc, những kỉ niệm đẹp gắn liền với những
nơi chốn quen thuộc. Những con đường ngày nào họ đi cùng nhau, những nơi hẹn hò với bao kí ức vui
vẻ, hạnh phúc. Chính những điều đó đã khiến cho Mai không chỉ yêu B mà còn yêu cả những địa điểm
đó, yêu những địa điểm gắn liền với kỉ niệm hạnh phúc của cả hai. Tình cảm của Mai không chỉ dành
cho B mà còn di chuyển sang những nơi quen thuộc ấy. Mai yêu B nên cũng yêu những cảnh vật,
những kỉ niệm đó. Những nơi ấy chứa đựng những kỉ niệm của Mai và B, gợi cho Mai nhớ về hình ảnh
của B, người mà Mai rất yêu thương.
Khi hai người chia tay, nghĩ về B, Mai lại buồn nên khi nhìn thấy nơi quen thuộc cả hai từng đến,
Mai cũng thấy buồn. Mai vẫn còn yêu B nên khi nhìn những nơi quen thuộc giờ chỉ có mình Mai, Mai
lại nhớ B, nhớ về những kỉ niệm ngày xưa, nhưng những kỉ niệm đẹp ngày nào giờ đây chỉ mang lại
cho Mai những nỗi buồn. Cảnh vật thân thương mà Mai từng rất yêu giờ cũng không còn đẹp trong mắt
Mai nữa. Tình yêu của Mai với B đã mất nên những tinh cảm của Mai dành cho những nơi kỉ niệm cũng đã biến mất theo.
2. Kinh nghiê m
Câu chuyện trên, đáng lẽ có thể trở thành một câu chuyện tinh yêu học sinh đẹp và thơ mộng. Thế
nhưng, chỉ vì những hành vi thiếu đúng đắn từ cả phía Mai và B, nó đã kết thúc và để lại những cảm
xúc không như mong đợi cho cả hai phía. Trong cuộc sống, còn nhiều câu câu chuyện khác tương tự,
và cũng có thể một ngày nó sẽ xảy ra với chính bản thân chúng ta. Vì vậy, từ câu chuyện tinh cảm của
Mai và B, chúng ta học được và rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân?
Trước hết, phải làm chủ được tinh cảm của mình. Tình cảm mang tính đối cực, chính vì thế bên
cạnh mặt tích cực còn là mặt tiêu cực. Mai và B yêu nhau, có thể đem lại cho nhau cảm giác được yêu
thương và quan tâm, đó chính là mặt tích cực. Tuy nhiên, việc nàycũng chính là nguyên nhân khiến cho
thành tích học tập của B bị giảm sút, đây không chỉ là vấn đề riêng của B mà là vấn đề của rất nhiều
các bạn trẻ hiện nay: Yêu nhau nhưng không làm chủ tinh cảm của mình, dẫn đến những tác động xấu,
trở thành sự hạn chế và cản trở trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, làm việc. Chính vì vậy, chúng ta hãy
làm chủ tinh cảm của mình, để tinh cảm trong cuộc sốn trở thành động lực , củng cố ý chí, thôi thúc
hành động, nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ hai, theo quy luật lây lan của xúc cảm và tinh cảm, thì xúc cảm và tinh cảm của người này có
thể lây lan sang người khác, thậm chí là cả một tập thể. Vì vậy, với những tinh cảm có xu hướng tiêu
cực, chúng ta nên hạn chế thể hiện ra ngoài; bên cạnh đó cũng nên rèn luyện thói quen hình thành tinh
cảm tích cực. Một trong những đặc trưng của tinh cảm là tính đối cực, tinh cảm ở mức độ nào cũng
mang tính chất hai mặt, có yêu thì có ghét. Việc Mai nói xấu mẹ của B là hành vi không đúng đắn, có
phần bồng bột. Nhưng ở độ tuổi học sinh đó, việc tinh cảm đúng hay sai rất khó để nhận thức một cách
đúng đắn, vậy nên chúng ta có thể thông cảm và bỏ qua cho những suy nghĩ cá nhân của Mai và từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho mình cho những tinh huống tương tự sau này trong cuộc sống.
Tình huống 2:
1. Các câu ca dao sau đây nói lên quy luật về tính thích ứng của xúc cảm, tinh cảm:
“Càng thắm thì lại càng phai
Thoang thoảng hoa nhà mà lại thơm lâu”.
2. Giải thích: Quy luật về tính thích ứng của xúc cảm, tinh cảm khẳng định rằng: Xúc cảm, tinh cảm
nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một các không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng
xuống. Đó là hiện tượng “nhàm quen”, “chai sạn” của tinh cảm.