Đề cương tự luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Đề cương tự luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Đề cương tự luận CSVH
1. Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi
trường này trong văn hóa Việt Nam truyền thống.
- Khái niệm:
Tính sông nước được xem là đặc trưng điển hình nhất trong văn hóa của
người Việt. “Tính sông nước – hay nói đầy đủ hơn là “tính hòa hợp cao với
thiên nhiên sông nước” – là một đặc trưng tính cách văn hóa xuất hiện ở
những vùng văn hóa có mạng lưới sông nước dày đặc chi phối toàn bộ đời
sống vật chất và tinh thần của con người và con người thì biết khai thác
tối đa lợi thế của thiên nhiên sông nước trong khi chỉ đối phó với nó ở mức
tối thiểu và đối phó mà không xung đột với nó.” (Trần Ngọc Thêm, 2018).
- Cơ sở hình thành
Việt Nam nằm ở góc tận cùng phía đông nam nên văn hóa Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước, và rộng hơn là văn hóa
nước. Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hàng ngàn con sông
lớn nhỏ, phân bố rộng khắp trên cả nước, lại có đường bờ biển dài hơn
3.260km, nên từ xa xưa, giao thông đường thủy, kỹ thuật đóng tàu
thuyền của người Việt đã phát triển. Do đó, nếu như người dân xứ du mục
gắn bó với vó ngựa và cao nguyên thì đời sống người dân Việt Nam lại
mang đậm hình ảnh của con thuyền và sông nước.
- Đặc điểm môi trường...
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp
phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của Việt Nam.
Tính sông nước biểu hiện trong rõ nhất là qua việc lựa chọn thủy ẩm thực
sản làm thức ăn chủ lực, cụ thể ngay trong bữa cơm hàng ngày của gia
đình. Trong lĩnh vực ẩm thực, thủy sản là thức ăn chủ yếu. Theo Trần
Ngọc Thêm, nếu cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt đồng bằng
Bắc Bộ là “cơm – rau – cá – thịt” thì cơ cấu bữa ăn của người Việt vùng
Tây Nam Bộ là “cơm – cá – rau – thịt”.
=> Cá tôm, cua, ốc, hến… là các món ăn hằng ngày của gia đình Việt,
mang đậm tính sông nước. Vì thế mà ông cha ta đánh giá cá cao hơn thịt:
Đắt cá hơn rẻ thịt. Từ các loại thủy sản, người Việt Nam chế biến ra nước
nắm và các loại mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc, mắm cua... rất đặc
trưng, chứa nhiều đạm.
Trong cách ăn mặc: Chất liệu của trang phục của người Việt chủ yếu từ
thiên nhiên, như tơ tằm, bông, sợi gai… Nữ mặc váy, yếm; nam cởi trần,
đóng khố. cách ăn mặc như vậy vừa để đối phó với khí hậu nóng bức vừa
tiện lợi trong khi làm công việc đồng áng.
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
Trong cách chọn nơi cư trú:
Tục ngữ có câu “nhất cận thị, nhị cận giang” (thứ nhất gần chợ, thứ hai
gần sông) để thể hiện quan điểm làm nhà ở của người dân từ xa xưa tới
nay. Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò,...)
thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở: đó là các nhà thuyền, nhà bè;
nhiều gia đình quần tụ lập nên các xóm chài, làng chài
Trong giao thông:
- VN có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên đường thủy
phát triện mạnh hơn đường bộ. Trung Hoa có câu tóm gọn về việc đi
lại của hai nước rất ngắn gọn: “Nam di chu, Bắc di mã” (Phía Nam đi
thuyền, phía Bắc đi ngựa).
- Phong phú về phương tiện: thuyền, bè, ghe, phà, tàu… Người Việt có
tục vẽ mắt cho tàu thuyền, vì người dân tin rằng thuyền có mắt sẽ
tránh bị thủy quái làm hại. Trên hình thuyền trang trí ở thạp Đào
Thịnh ở đầu thuyền đáng chú ý có vẽ con mắt chim to tròn với tròng
đen, tương đương với mắt tuyền
- Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng người Việt cổ “lặn giỏi, bơi tài,
thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”. VD: Yết Kiêu thời Trần, được xem
là vị tổ nghề bơi lặn
Trong văn hóa tinh thần
- Tín ngưỡng, VN là nước gắn với nền nông nghiệp lúa nước, vậy nên
tín ngưỡng sùng bái tự nhiên lại càng được thể hiện rõ ràng. Người
VN thờ các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa sấm chớp => Phật
giáo: Pháp Vân (chùa Bà Dâu), Pháp Vũ (chùa Bà Đậu), Pháp Lôi
(Chùa Bà Tướng), Pháp Điện(chùa Bà Dàn)
- Người Việt Nam có truyền thuyết Con rồng cháu tiên để giải thích
nguồn gốc của người VN, có ông tổ Lạc Long Quân có gốc từ nước
Phong tục:
Trong tang ma: các quan niệm về thế giới của người chết cũng nằm ở một
vùng sông nước (suối vàng) và để đến được với thế giới bên kia thì cần
phải đi bằng thuyền
Trong lễ tết, lễ hội: Nhiều lễ tết, lễ hội
Khát vọng cầu mưa: các trò tạo tiếng nổ như tiếng sấm để nhắc Trời tạo
mưa. VD Người dân làng Keo tung pháo (bắn pháo) trong lễ hội mùa xuân
Ngôn từ:
Trong ngôn ngữ có rất nhiều từ liên quan tới sông nước, hầu hết các mặt
sinh hoạt đời sống của con người đều lấy con thuyền, sông nước làm
chuẩn mực và đối tượng so sánh.
VD: Ý chí, nghị lực: chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Tình yêu đôi lứa: Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng
khăng đợi thuyền
Hiện nay: ánh mắt đắm đuối, làn sóng covid19
Lối sống: Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước muốn hòa hợp với thiên
nhiên.
Tư duy: Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, chủ quan, cảm tính và kinh
nghiệm.
Bên cạnh những ưu đãi, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam
không ít khó khăn, thách thức bằng những tai biến bất ngờ, khí hậu thất
thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, động vật,
mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường, chống chọi hàng ngàn năm với
những thứ thách này của thiên nhiên đã hun đúc nên tính cách kiên
cường, tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt mà điển hình là quá
trình trinh phục và khai phá các châu thổ.
2. Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý - Trần.
- Bối cảnh lịch sử
Thời kì độc lập tự chủ của Việt Nam kéo dài suốt một thiên niên kỉ, từ năm
938 đến 1858. Nhân dân và các vương triều phải liên tục tự bảo vệ mình
và bảo vệ cộng đồng quốc gia khỏi âm mưu xâm chiếm và hủy hoại nền
văn hóa dân tộc của đội quân phương Bắc. Song với tinh thần yêu nước
nồng nàn, nhân dân không chỉ bảo vệ được nền văn hóa Việt mà còn
khiến cho nó trỗi dậy, vươn đến đỉnh cao mà mở đầu của giai đoạn này là
sự phục hưng văn hóa lần thứ nhất vào thời Lý-Trần. Sau khi giải phóng
khỏi ách kìm kẹp của Bắc thuộc cùng với việc rời đô về Đại La và đổi tên
thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu cho giai đoạn phục hưng văn hóa
Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước phát triển
về mọi mặt.
- Đặc điểm văn hóa
a. Văn hóa vật chất
Bắt đầu từ năm 1010 nhà Lý đã chuyển đô từ kinh đô Hoa Lư Ninh Bình
đến thành Đại La và đổi tên thành Đại La thành Thăng Long. Nhà Lý đã
mở ra một giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt và nhà lý đã cho xây
dựng về văn hóa vật chất những cái cung điện những cái đền đài, những
cái thành lũy. Thành Thăng Long là một công trình xây dựng đại biểu cho
kiến trúc thời nhà Trần - công trình kiến trúc thành tựu lớn nhất trong các
triều đại phong kiến. Với 2 vòng thành và cái độ dài của vòng thành
khoảng tầm hơn 25km. Trong đấy có các cung điện cao tới 3 hay 4 tầng.
Với đặc điểm về kiến trúc mang phong cách gọn đẹp, hài hòa và cân xứng
cũng thể hiện chủ yếu trong kiến trúc về tôn giáo đặc biệt đó chính là
chùa và tượng Phật. Minh chứng là một loạt cái chùa quy mô lớn được xây
dựng dưới thời của nhà Lý. Nhà Lý lấy phật giáo làm quốc giáo vì thế cho
nên là chùa được đầu tư xây dựng. Tiêu biểu Tiêu biểu trong số đó phải
nhắc đến An Nam tứ đại khí, gồm tượng Phật chùa Quỳnh Lâm( Đông
Triều, Quảng Ninh), tháp Bảo Thiên(Thăng Long), chuông Quy
Điền/chuông ruộng rùa(chùa Diên Hựu /chùa Một Cột), vạc Phổ
Minh( chùa Phổ Minh, Thiên Trường, Nam Định). Hình tượng con Rồng thời
Lý cũng khá độc đáo, phải kể đến như Rồng ngậm ngọc tại Hoàng thành
Thăng Long. Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một phong
cách đặc sắc và một tay nghề khá thuần thục. Bố cục tượng gọn, đẹp và
cân xứng nhưng không trung lặp và đơn điệu. Từng chi tiết được chạm
trổ, những đường cong mềm mại, gợi tả nên vẫn thanh thoát, nhẹ nhàng.
Còn nghệ thuật điêu khác ở thời Trần lại mang tính chất phóng khoáng,
khỏe và thực hơn. Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở
thời Lý, như nghề dệt, gốm, mĩ nghệ,… Nghề dệt đã có nhiều thành tựu:
các vải, lụa hay gấm được các người thợ thủ công làm ra với đủ các màu
sắc và họa tiết trang trí đặc sắc. Nghề gốm cũng có bước phát triển khá
dài và đạt được trình độ cao: các loại gạch ngói bằng sứ trắng, tráng men,
khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu thời Lý. Đến thời Trần ,nghề thủ
công đã có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề
chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, phường thủ công hay phố xá
buôn bán.
b. Hệ tư tưởng
Đặc trưng nổi trội thời Lý-Trần là sự dung hòa tam giáo (Nho-Phật- Đạo)
hay còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trước tiên, nói về Phật
giáo, đến thế kỉ X, tôn giáo này đã có những bước phát triển lớn, nhiều
chùa chiền xuất hiện. Nhà vua và các tầng lớp quý tộc rất sủng mộ đạo
Phật. Bằng chứng là năm 1031, triều Lý bỏ tiền ra xây dựng 950 chùa.
Năm 1129, mở hội khánh thành 84000 bảo tháp. Đồng thời, các nhà sư
tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Phật
giáo giai đoạn này còn tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục và nếp
sống của đông đảo nhân dân các làng xã, ảnh hưởng to lớn đến kiến trúc,
điêu khắc, thơ văn và nghệ thuật.
Thời kì đầu giai đoạn tự chủ, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng với
chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển
nhiên. Chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đầu. Để
đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại cho bộ máy hành chính, nhà Lý bắt
đầu chăm lo cho việc học tập và thi cử. Năm 1070,nhà Lý dựng Văn Miếu,
mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu để chọn lựa
nhân tài. Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội. Mặt khác, Nho
giáo chỉ “cấu trúc hóa lại tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ đời sống theo
hình thức Nho giáo”.
Trong sự phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV có 2 khuynh hướng cơ
bản: Một là tư tưởng chính trị xã hội gắn liền với thực tiễn dựng nước
và giữ nước, hai là chủ nghĩa duy tâm có tính chất tín ngưỡng của
Phật giáo.
c. Nền văn hóa bác học
Nền văn hóa bác học cũng được hình thành và phát triển . Nền văn học
chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu, phát triển cả
về số lượng và chất lượng ở cả hai hình thức chữ Hán và chữ Nôm. Đáng
lưu ý nhất là bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Chiếu dời đô của
Lý Công Uẩn. Ở thời Trần, đa số các thi nhân đa phần là các nho sĩ, nổi
tiếng với các tên tuổi như Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Phi
Khanh,…Cùng với văn học, các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc,
chèo, tuồng cũng ra đời và phát triển trên cơ sở khai thác những giá trị
của kho tang văn hóa dân gian, thâu hóa những thành tựu văn hóa bác
học Trung Hoa, Ấn Độ.
3. Tín ngưỡng: khái niệm tín ngưỡng; tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên; tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng.
*Khái niệm tín ngưỡng, bản chất
Khái niệm: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông
qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (Luật Tín
ngưỡng tôn giáo năm 2016)
- Bản chất:
+ Đa tín, mê tín, dị tín, không cuồng tín
+ Tổng hợp, dung hợp, hỗn dung
+ Linh hoạt
+Đề cao nữ tính, yếu tố mẹ
+ Coi trọng sự cân bằng âm dương
-> Tín ngưỡng mang bản chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân
gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con
người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt
chẽ..
* Tín ngưỡng phồn thực/tín ngưỡng sùng bái con người/ tín
ngưỡng thờ Thành
Hoàng Làng: là gì, biểu hiện, ví dụ cụ thể minh họa, ý nghĩa trong
đời sống của người Việt
Tín ngưỡng phồn thực
Ẩn hiển trong không gian hùng vĩ của núi rừng vùng duyên hải miền
Trung là cụm di tích Thánh địa Mỹ Sơn - nơi được ví như cội nguồn sáng
tạo của nền văn hóa Chămpa cổ tại Việt Nam. Nơi đây còn ẩn chứa một
tín ngưỡng văn hóa tâm linh mang tên tín ngưỡng phồn thực. Với quan
niệm “Vạn vật đều có linh hồn từ mảnh đất sinh sôi nảy nở” liên hệ chặt
chẽ đến sự phát triển nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực chính là niềm
tin của người dân thể hiện ước vọng về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên,
của con người về cuộc sống ấm no đủ đầy.
Trước hết, tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái thiêng hóa sự sinh sản. Nó
thể hiện sự ước vọng niềm cầu mong về sự sinh sôi của tạo vật và con
người. Tín ngưỡng này được thể hiện qua tục thờ biểu tượng của sinh thực
khí và tục thờ hành vi giao phối.
Đặc biệt tục thờ hành vi giao phối là hình thái đơn giản của tín ngưỡng
phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp
Không chỉ vậy, đây còn là tín ngưỡng mang tính biểu tượng linh thiêng
được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự
sinh sôi, nảy nở. Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành
những trò chơi dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở
bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước sân đình hình
vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa
của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn
vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng
trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn - âm và đương dặt cạnh nhau
nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.
Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là trò chơi đơn thuần mà thông
qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió
hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi. Các trò chơi, màn biểu diễn mang giá trị
nghệ thuật trong hội làng đã phản ánh được nội dung một hình thức tín
ngưỡng dân gian. Những trò diễn đó nhằm biểu đạt lòng tin của người xưa
vào thế giới hư ảo, bên ngoài nhưng thể hiện giá trị thực tiễn của lòng tin
đó là con người rất mực chân thành đối với điều mình ngưỡng mộ và phải
có lòng tin đó thì con người và cộng đồng đó mới tiến hành một cuộc sống
bình thường được. Con người thời xưa tự hình thành các tín ngưỡng dân
gian và lấy những niềm tin đó làm giàu có thêm đời sống tinh thần của
cộng đồng. Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà
đặc trưng là dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. Rất nhiều bức tranh mang
sắc thái phồn thực, thể hiện ước mong một cuộc sống viên mãn như tranh
đàn gà, đàn lợn, đàn cá.
-> Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng phồn thực có vai trò rất quan trọng
trong đời sống tâm linh của người dân. Tín ngưỡng này đã tồn tại từ tất
lâu và cho đến nay nó vẫn được duy trì và thể hiện dưới nhiều hình thức
thờ và trò diễn, phong tục mang tính phồn thực hết thức đa dạng. Tín
ngưỡng phần thực không tồn tại như một bản sao văn hóa- tôn giáo mà
biến thành một thực thể sống động thông qua các biểu tượng phồn thực
trong cá nghi lễ nông nghiệp cổ truyền để làm nên nét văn hóa đặc trưng,
độc đáo của Việt Nam.
Tín ngưỡng sùng bái con người
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Câu ca dao quen thuộc với bao thế hệ Việt về lòng hiếu thảo tổ tiên, ông
bà, cha mẹ. Là sự tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của các bậc
tiền nhân. Chính vì vậy, tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn
hóa của người Việt xưa và nay.
- Nguồn gốc:
+ Quan niệm về Hồn – Vía – Thể xác (khi con người mất đi → chỉ chết
về mặt thể xác còn hồn vía vẫn còn → đi theo con cháu để phù hộ độ
chì → Lập bàn thờ người đã khuất)
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu
- Biểu hiện:
+ Tục thờ tổ tiên: Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong
mỗi gia đình không kể giàu hay nghèo hay địa vị xã hội. Tục thờ
cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi cúng bái nhằm
thể hiện tấm lòng thành kính đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn
tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho
con cháu. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt bắt nguồn từ nền kinh
tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập
vào Việt Nam, chữ Hiếu được đề cao đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên
có nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc và vấn đề dương danh
hiện ra được đề cao. Đến thế kỉ 15, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế
trong xã hội và nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên theo bộ
luật Hồng Đức quy định rõ việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên năm
đời. Tự mình là con còn tính ngược lên bốn đời là cha mẹ ông bà cụ
kỵ. Ruộng Hưng Hòa, ruộng đèn nhau - cơ sở kinh tế để duy trì thờ
cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cẩm bán.
Đến thời Nguyễn, nghi thức thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách Thọ
Mai gia lễ. Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương tượng trưng
cho tinh tú và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng tượng trưng
cho trục vũ trụ . Ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn hoặc nến
tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao
tiếp với tổ tiên cũng như lúc có thỉnh cầu hay có khi sám hối người ta
thường đốt nến dầu và thắp hương. Có thể nói mọi biến cố trong gia đình
được gia chủ báo cáo với tổ tiên, mọi nguyện cầu theo các vòng khói
hương chuyển đến ông bà, tổ tiên.
Để tưởng nhớ người đã khuất trong gia đình, người Việt có tục lệ làm cúng
giỗ. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm tròn bổn phận với người đã
khuất. Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia ra, người Việt còn có ngày giỗ họ.
Trưởng tộc là người được hưởng hương quả của tổ tiên nên phải có trách
nhiệm làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ
đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử
của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ vấn
tổ tầm tâm.
+ Thờ người có công với làng xã, danh nhân, anh hùng
+ Thờ vua tổ (Giỗ tổ Hùng Vương)
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
“Kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng chưa vị đại vương ngài bản xứ thần
linh thổ địa, bản giao Táo quân ngũ phương long mạch, tài thần “.
Đây là mở đầu của bài văn khấn nôm được người dân Việt Nam sử dụng
trong các dịp lễ bái, là hiện thân của tính ngưỡng thờ cúng - một nét văn
hóa riêng biệt
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ
biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. “Người Việt phổ biến
nhất, nổi bật nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình,
đền, miếu thờ thần”(Đại Việt sử kí toàn thư). “Bởi thế, thần Thành hoàng
là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xưa
kia”(Đại Việt sử ký toàn thư).
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng
bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh.
- Đây là tín ngưỡng độc đáo mà tất cả các làng đều có ngôi đình. Đình
làng chính là thờ thành hoàng làng
- Thành hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh thành. Các làng ở VN
chúng ta không bao giờ có thành bao quanh mà chỉ có lũy tre làng,
nhưng cta vẫn gọi vị thần thờ trong làng là Thành Hoàng Làng. Tín
ngưỡng này chúng ta chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng Trung Hoa.
- 2 tín ngưỡng thành hoàng:
+ Thành hoàng ở kinh đô, tỉnh: Trước kia ở Thăng Long, thần Bạch
mã, vốn là hiện thân của thần sông Tô Lịch thì cũng chính là thành
hoàng làng của kinh thành Thăng Long. Một số tỉnh trước kia cũng
thờ vị thành hoàng là người bảo hộ cho cả tỉnh
+ Nổi bật nhất vẫn là thờ thành Hoàng ở làng
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XVI.
Người ta bắt đầu xây các ngôi đình ở các làng. Trc đó có đình rồi
nhưng chỉ mang ý nghĩa là trạm dừng chân, nơi hóng mát. Sau đó
ngôi đình đã trở thành nơi thờ của thành hoàng làng, ng bảo trợ cho
không gian của làng đó.
- Phân loại thành hoàng làng
+ Giới: Nam thần; nữ thần
+ Nguồn gốc: Nhân thần (những vị anh hùng dân tộc, người có công
với làng), Nhiên thần (thần sông thần cây thần biển)
+ Công trạng: Anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa (Tản viên sơn
thánh- Vị nhiên thần, Thánh gióng), Người có công với làng (Có các vị
tiền hiền và hậu hiền)
+ Sắc phong: Trước kia các chính quyền quân chủ, vương triều sắc
phong cho vị thần thành hoàng làng gồm: Tối linh thượng đẳng thần;
Thượng đẳng thần; Trung đẳng thần. Sắc phong là thể hiện quan
điểm của nhà nước quân chủ.
- Cơ sở thờ tự: đình làng (vừa là nơi thờ thành hoàng làng, vừa là nơi
hội họp quyết định việc làng), phối thờ ở đền. Có nhiều nơi thành
hoàng làng được thờ ở cả 2 nơi.
- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn liền với tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng. Lễ hội tại đình chính là lễ hội chung của cả làng
Tín ngưỡng súng bái con người
- Nguồn gốc:
+ Quan niệm về Hồn – Vía – Thể xác (khi con người mất đi → chỉ chết
về mặt thể xác còn hồn vía vẫn còn → đi theo con cháu để phù hộ độ
chì → Lập bàn thờ người đã khuất)
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu
- Biểu hiện:
+ Tục thờ tổ tiên (Việt Nam khác với các dân tộc Á Đông khác: Hàn,
Nhật, Triều Tiên – tông tộc trưởng đảm nhận phụ trách, trong các gia
đình nhỏ không có bản thờ. Việt Nam – gia đình nào cũng có bàn thờ
ông bà tổ tiên)
+ Thờ người có công với làng xã, danh nhân, anh hùng
+ Thờ vua tổ (Giỗ tổ Hùng Vương)
4. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và liên hệ thực tế.
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa
con người với con người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiế , p có th
thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất
coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng
đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc
biệt coi trọng việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ, củng cố tình
thân, năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu
để đánh giá con người. Vì coi
trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc thích giao
tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích
thăm viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng
ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn
tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà
là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan
hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách
đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu,
cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình,
dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính gần
như ngược lại là rụt rè. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách này chính là
bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng
và tính tự trị.
Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy
mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng
ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những
người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại,
bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Đó là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt
của người Việt Nam.
Tiếp theo, xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với
đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm – lấy sự
yêu sự ghét – làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Người Việt Nam luôn
nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Trong gia đình thì Vợ
chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn (ca dao). Ngoài xã
hội, ai giúp mình một chút gì đều phải nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý gì
cũng đều tôn làm thầy.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan
sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa,
mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.
Đặc tính này chính là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã. Do
tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm
đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác,
do phân biệt chi ly các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những
cách xưng hô riêng, mà muốn chọn được từ xưng hô cho thích hợp thì cần
phải có đủ các thông tin cần thiết về cá nhân người đối thoại. Tính hay
quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng
hết sức phong phú: chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, con mắt… là đã biết
được tính
cách con người.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao
tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Như đã nói, danh dự được người Việt
Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng
tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì quá
coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện. Ở làng quê, thói
sĩ diện thể hiện trầm trọng ở tục lệ ngôi thứ nơi đình trung là tục chia
phần. Các cụ già bảy tám mươi, tuy ăn không ăn được, nhưng vì danh dự
(sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn. Thói sĩ diện buộc người
ta phải sống và hành động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình.
Lối sống trọng danh dự, trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư
luận như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định
của làng xã. “Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ ai dám dẫm
lên dư luận mà đi theo ý mình”.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa
thuận.
Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp
“vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn
đề. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền,
hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Lối giao tiếp “vòng vo tam quốc” kết hợp
với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói
quen chào hỏi “chào” đi liền với “hỏi”: “Bác
đi đâu đấy?”, “Cụ đang làm gì đấy?”… Ban đầu, hỏi là để có thông tin,
dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời
và hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi đi đằng này một
cái” hoặc trả lời bằng cách hỏi lại, chẳng hạn, với câu hỏi: Cụ đang làm gì
đấy?, có thể trả lời: Vâng, bác đi đâu đấy? Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là
sản phẩm của lối sống trọng tình và lối
tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy tổng hợp, biện chứng). Nó tạo
nên một thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng. Chính sự đắn đo
cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết
đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai,
để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười
là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người
ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý
trọng sự hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn
nhau.
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô tiếng Việt: Trong
khi các ngôn ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt,
ngoài các đại từ nhân xưng (mà số lượng cũng rất phong phú do có nhiều
biến thể), còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng
(anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu, con…) và một số danh từ
chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý, ông huyện, ông
đội…) để thay thế cho đại từ, chúng trở thành các từ đại từ hóa, những từ
đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Trong tiếng Việt
có tổng cộng trên 60 từ xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong phú này
thể hiện rất rõ các đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:
Có tính chất thân mật hóa cao, có tính chất cụ thể hóa cao, có tính xã hội
hóa cao, có tính đa nghĩa cao, có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất
dân chủ, thể hiện tâm lý nhường nhịn, trọng sự hòa thuận (hiếu hòa).\
1
3
4
2
| 1/16

Preview text:

Đề cương tự luận CSVH
1. Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi
trường này trong văn hóa Việt Nam truyền thống. - Khái niệm:
Tính sông nước được xem là đặc trưng điển hình nhất trong văn hóa của
người Việt. “Tính sông nước – hay nói đầy đủ hơn là “tính hòa hợp cao với
thiên nhiên sông nước” – là một đặc trưng tính cách văn hóa xuất hiện ở
những vùng văn hóa có mạng lưới sông nước dày đặc chi phối toàn bộ đời
sống vật chất và tinh thần của con người và con người thì biết khai thác
tối đa lợi thế của thiên nhiên sông nước trong khi chỉ đối phó với nó ở mức
tối thiểu và đối phó mà không xung đột với nó.”
(Trần Ngọc Thêm, 2018). - Cơ sở hình thành
Việt Nam nằm ở góc tận cùng phía đông nam nên văn hóa Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước, và rộng hơn là văn hóa
nước. Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hàng ngàn con sông
lớn nhỏ, phân bố rộng khắp trên cả nước, lại có đường bờ biển dài hơn
3.260km, nên từ xa xưa, giao thông đường thủy, kỹ thuật đóng tàu
thuyền của người Việt đã phát triển. Do đó, nếu như người dân xứ du mục
gắn bó với vó ngựa và cao nguyên thì đời sống người dân Việt Nam lại
mang đậm hình ảnh của con thuyền và sông nước.
- Đặc điểm môi trường...
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp
phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của Việt Nam.
Tính sông nước biểu hiện trong ẩm thực rõ nhất là qua việc lựa chọn thủy
sản làm thức ăn chủ lực, cụ thể ngay trong bữa cơm hàng ngày của gia
đình. Trong lĩnh vực ẩm thực, thủy sản là thức ăn chủ yếu. Theo Trần
Ngọc Thêm, nếu cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt đồng bằng
Bắc Bộ là “cơm – rau – cá – thịt” thì cơ cấu bữa ăn của người Việt vùng
Tây Nam Bộ là “cơm – cá – rau – thịt”.
=> Cá tôm, cua, ốc, hến… là các món ăn hằng ngày của gia đình Việt,
mang đậm tính sông nước. Vì thế mà ông cha ta đánh giá cá cao hơn thịt:
Đắt cá hơn rẻ thịt. Từ các loại thủy sản, người Việt Nam chế biến ra nước
nắm và các loại mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc, mắm cua... rất đặc trưng, chứa nhiều đạm.
Trong cách ăn mặc: Chất liệu của trang phục của người Việt chủ yếu từ
thiên nhiên, như tơ tằm, bông, sợi gai… Nữ mặc váy, yếm; nam cởi trần,
đóng khố. cách ăn mặc như vậy vừa để đối phó với khí hậu nóng bức vừa
tiện lợi trong khi làm công việc đồng áng.
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
Trong cách chọn nơi cư trú:
Tục ngữ có câu “nhất cận thị, nhị cận giang” (thứ nhất gần chợ, thứ hai
gần sông) để thể hiện quan điểm làm nhà ở của người dân từ xa xưa tới
nay. Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò,...)
thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở: đó là các nhà thuyền, nhà bè;
nhiều gia đình quần tụ lập nên các xóm chài, làng chài Trong giao thông:
- VN có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên đường thủy
phát triện mạnh hơn đường bộ. Trung Hoa có câu tóm gọn về việc đi
lại của hai nước rất ngắn gọn: “Nam di chu, Bắc di mã” (Phía Nam đi
thuyền, phía Bắc đi ngựa).
- Phong phú về phương tiện: thuyền, bè, ghe, phà, tàu… Người Việt có
tục vẽ mắt cho tàu thuyền, vì người dân tin rằng thuyền có mắt sẽ
tránh bị thủy quái làm hại. Trên hình thuyền trang trí ở thạp Đào
Thịnh ở đầu thuyền đáng chú ý có vẽ con mắt chim to tròn với tròng
đen, tương đương với mắt tuyền
- Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng người Việt cổ “lặn giỏi, bơi tài,
thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”. VD: Yết Kiêu thời Trần, được xem
là vị tổ nghề bơi lặn
Trong văn hóa tinh thần
- Tín ngưỡng, VN là nước gắn với nền nông nghiệp lúa nước, vậy nên
tín ngưỡng sùng bái tự nhiên lại càng được thể hiện rõ ràng. Người
VN thờ các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa sấm chớp => Phật
giáo: Pháp Vân (chùa Bà Dâu), Pháp Vũ (chùa Bà Đậu), Pháp Lôi
(Chùa Bà Tướng), Pháp Điện(chùa Bà Dàn)
- Người Việt Nam có truyền thuyết Con rồng cháu tiên để giải thích
nguồn gốc của người VN, có ông tổ Lạc Long Quân có gốc từ nước Phong tục:
Trong tang ma: các quan niệm về thế giới của người chết cũng nằm ở một
vùng sông nước (suối vàng) và để đến được với thế giới bên kia thì cần phải đi bằng thuyền
Trong lễ tết, lễ hội: Nhiều lễ tết, lễ hội
Khát vọng cầu mưa: các trò tạo tiếng nổ như tiếng sấm để nhắc Trời tạo
mưa. VD Người dân làng Keo tung pháo (bắn pháo) trong lễ hội mùa xuân Ngôn từ:
Trong ngôn ngữ có rất nhiều từ liên quan tới sông nước, hầu hết các mặt
sinh hoạt đời sống của con người đều lấy con thuyền, sông nước làm
chuẩn mực và đối tượng so sánh.
VD: Ý chí, nghị lực: chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Tình yêu đôi lứa: Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Hiện nay: ánh mắt đắm đuối, làn sóng covid19
Lối sống: Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước muốn hòa hợp với thiên nhiên.
Tư duy: Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.
Bên cạnh những ưu đãi, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam
không ít khó khăn, thách thức bằng những tai biến bất ngờ, khí hậu thất
thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, động vật,
mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường, chống chọi hàng ngàn năm với
những thứ thách này của thiên nhiên đã hun đúc nên tính cách kiên
cường, tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt mà điển hình là quá
trình trinh phục và khai phá các châu thổ.
2. Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý - Trần.
- Bối cảnh lịch sử
Thời kì độc lập tự chủ của Việt Nam kéo dài suốt một thiên niên kỉ, từ năm
938 đến 1858. Nhân dân và các vương triều phải liên tục tự bảo vệ mình
và bảo vệ cộng đồng quốc gia khỏi âm mưu xâm chiếm và hủy hoại nền
văn hóa dân tộc của đội quân phương Bắc. Song với tinh thần yêu nước
nồng nàn, nhân dân không chỉ bảo vệ được nền văn hóa Việt mà còn
khiến cho nó trỗi dậy, vươn đến đỉnh cao mà mở đầu của giai đoạn này là
sự phục hưng văn hóa lần thứ nhất vào thời Lý-Trần. Sau khi giải phóng
khỏi ách kìm kẹp của Bắc thuộc cùng với việc rời đô về Đại La và đổi tên
thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu cho giai đoạn phục hưng văn hóa
Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. - Đặc điểm văn hóa a. Văn hóa vật chất
Bắt đầu từ năm 1010 nhà Lý đã chuyển đô từ kinh đô Hoa Lư Ninh Bình
đến thành Đại La và đổi tên thành Đại La thành Thăng Long. Nhà Lý đã
mở ra một giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt và nhà lý đã cho xây
dựng về văn hóa vật chất những cái cung điện những cái đền đài, những
cái thành lũy. Thành Thăng Long là một công trình xây dựng đại biểu cho
kiến trúc thời nhà Trần - công trình kiến trúc thành tựu lớn nhất trong các
triều đại phong kiến. Với 2 vòng thành và cái độ dài của vòng thành
khoảng tầm hơn 25km. Trong đấy có các cung điện cao tới 3 hay 4 tầng.
Với đặc điểm về kiến trúc mang phong cách gọn đẹp, hài hòa và cân xứng
cũng thể hiện chủ yếu trong kiến trúc về tôn giáo đặc biệt đó chính là
chùa và tượng Phật. Minh chứng là một loạt cái chùa quy mô lớn được xây
dựng dưới thời của nhà Lý. Nhà Lý lấy phật giáo làm quốc giáo vì thế cho
nên là chùa được đầu tư xây dựng. Tiêu biểu Tiêu biểu trong số đó phải
nhắc đến An Nam tứ đại khí, gồm tượng Phật chùa Quỳnh Lâm( Đông
Triều, Quảng Ninh), tháp Bảo Thiên(Thăng Long), chuông Quy
Điền/chuông ruộng rùa(chùa Diên Hựu /chùa Một Cột), vạc Phổ
Minh( chùa Phổ Minh, Thiên Trường, Nam Định). Hình tượng con Rồng thời
Lý cũng khá độc đáo, phải kể đến như Rồng ngậm ngọc tại Hoàng thành
Thăng Long. Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một phong
cách đặc sắc và một tay nghề khá thuần thục. Bố cục tượng gọn, đẹp và
cân xứng nhưng không trung lặp và đơn điệu. Từng chi tiết được chạm
trổ, những đường cong mềm mại, gợi tả nên vẫn thanh thoát, nhẹ nhàng.
Còn nghệ thuật điêu khác ở thời Trần lại mang tính chất phóng khoáng,
khỏe và thực hơn. Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở
thời Lý, như nghề dệt, gốm, mĩ nghệ,… Nghề dệt đã có nhiều thành tựu:
các vải, lụa hay gấm được các người thợ thủ công làm ra với đủ các màu
sắc và họa tiết trang trí đặc sắc. Nghề gốm cũng có bước phát triển khá
dài và đạt được trình độ cao: các loại gạch ngói bằng sứ trắng, tráng men,
khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu thời Lý. Đến thời Trần ,nghề thủ
công đã có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề
chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, phường thủ công hay phố xá buôn bán. b. Hệ tư tưởng
Đặc trưng nổi trội thời Lý-Trần là sự dung hòa tam giáo (Nho-Phật- Đạo)
hay còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trước tiên, nói về Phật
giáo, đến thế kỉ X, tôn giáo này đã có những bước phát triển lớn, nhiều
chùa chiền xuất hiện. Nhà vua và các tầng lớp quý tộc rất sủng mộ đạo
Phật. Bằng chứng là năm 1031, triều Lý bỏ tiền ra xây dựng 950 chùa.
Năm 1129, mở hội khánh thành 84000 bảo tháp. Đồng thời, các nhà sư
tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Phật
giáo giai đoạn này còn tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục và nếp
sống của đông đảo nhân dân các làng xã, ảnh hưởng to lớn đến kiến trúc,
điêu khắc, thơ văn và nghệ thuật.
Thời kì đầu giai đoạn tự chủ, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng với
chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển
nhiên. Chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đầu. Để
đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại cho bộ máy hành chính, nhà Lý bắt
đầu chăm lo cho việc học tập và thi cử. Năm 1070,nhà Lý dựng Văn Miếu,
mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu để chọn lựa
nhân tài. Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội. Mặt khác, Nho
giáo chỉ “cấu trúc hóa lại tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ đời sống theo hình thức Nho giáo”.
Trong sự phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV có 2 khuynh hướng cơ
bản: Một là tư tưởng chính trị xã hội gắn liền với thực tiễn dựng nước
và giữ nước, hai là chủ nghĩa duy tâm có tính chất tín ngưỡng của Phật giáo.
c. Nền văn hóa bác học
Nền văn hóa bác học cũng được hình thành và phát triển . Nền văn học
chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu, phát triển cả
về số lượng và chất lượng ở cả hai hình thức chữ Hán và chữ Nôm. Đáng
lưu ý nhất là bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Chiếu dời đô của
Lý Công Uẩn. Ở thời Trần, đa số các thi nhân đa phần là các nho sĩ, nổi
tiếng với các tên tuổi như Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Phi
Khanh,…Cùng với văn học, các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc,
chèo, tuồng cũng ra đời và phát triển trên cơ sở khai thác những giá trị
của kho tang văn hóa dân gian, thâu hóa những thành tựu văn hóa bác học Trung Hoa, Ấn Độ.
3. Tín ngưỡng: khái niệm tín ngưỡng; tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên; tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.
*Khái niệm tín ngưỡng, bản chất
Khái niệm: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông
qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (Luật Tín
ngưỡng tôn giáo năm 2016) - Bản chất:
+ Đa tín, mê tín, dị tín, không cuồng tín
+ Tổng hợp, dung hợp, hỗn dung + Linh hoạt
+Đề cao nữ tính, yếu tố mẹ
+ Coi trọng sự cân bằng âm dương
-> Tín ngưỡng mang bản chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân
gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con
người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ..
* Tín ngưỡng phồn thực/tín ngưỡng sùng bái con người/ tín ngưỡng thờ Thành
Hoàng Làng: là gì, biểu hiện, ví dụ cụ thể minh họa, ý nghĩa trong
đời sống của người Việt
Tín ngưỡng phồn thực
Ẩn hiển trong không gian hùng vĩ của núi rừng vùng duyên hải miền
Trung là cụm di tích Thánh địa Mỹ Sơn - nơi được ví như cội nguồn sáng
tạo của nền văn hóa Chămpa cổ tại Việt Nam. Nơi đây còn ẩn chứa một
tín ngưỡng văn hóa tâm linh mang tên tín ngưỡng phồn thực. Với quan
niệm “Vạn vật đều có linh hồn từ mảnh đất sinh sôi nảy nở” liên hệ chặt
chẽ đến sự phát triển nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực chính là niềm
tin của người dân thể hiện ước vọng về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên,
của con người về cuộc sống ấm no đủ đầy.
Trước hết, tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái thiêng hóa sự sinh sản. Nó
thể hiện sự ước vọng niềm cầu mong về sự sinh sôi của tạo vật và con
người. Tín ngưỡng này được thể hiện qua tục thờ biểu tượng của sinh thực
khí và tục thờ hành vi giao phối.
Đặc biệt tục thờ hành vi giao phối là hình thái đơn giản của tín ngưỡng
phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp
Không chỉ vậy, đây còn là tín ngưỡng mang tính biểu tượng linh thiêng
được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự
sinh sôi, nảy nở. Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành
những trò chơi dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở
bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước sân đình hình
vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa
của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn
vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng
trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn - âm và đương dặt cạnh nhau
nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.
Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là trò chơi đơn thuần mà thông
qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió
hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi. Các trò chơi, màn biểu diễn mang giá trị
nghệ thuật trong hội làng đã phản ánh được nội dung một hình thức tín
ngưỡng dân gian. Những trò diễn đó nhằm biểu đạt lòng tin của người xưa
vào thế giới hư ảo, bên ngoài nhưng thể hiện giá trị thực tiễn của lòng tin
đó là con người rất mực chân thành đối với điều mình ngưỡng mộ và phải
có lòng tin đó thì con người và cộng đồng đó mới tiến hành một cuộc sống
bình thường được. Con người thời xưa tự hình thành các tín ngưỡng dân
gian và lấy những niềm tin đó làm giàu có thêm đời sống tinh thần của
cộng đồng. Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà
đặc trưng là dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. Rất nhiều bức tranh mang
sắc thái phồn thực, thể hiện ước mong một cuộc sống viên mãn như tranh
đàn gà, đàn lợn, đàn cá.
-> Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng phồn thực có vai trò rất quan trọng
trong đời sống tâm linh của người dân. Tín ngưỡng này đã tồn tại từ tất
lâu và cho đến nay nó vẫn được duy trì và thể hiện dưới nhiều hình thức
thờ và trò diễn, phong tục mang tính phồn thực hết thức đa dạng. Tín
ngưỡng phần thực không tồn tại như một bản sao văn hóa- tôn giáo mà
biến thành một thực thể sống động thông qua các biểu tượng phồn thực
trong cá nghi lễ nông nghiệp cổ truyền để làm nên nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của Việt Nam.
Tín ngưỡng sùng bái con người
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Câu ca dao quen thuộc với bao thế hệ Việt về lòng hiếu thảo tổ tiên, ông
bà, cha mẹ. Là sự tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của các bậc
tiền nhân. Chính vì vậy, tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn
hóa của người Việt xưa và nay. - Nguồn gốc:
+ Quan niệm về Hồn – Vía – Thể xác (khi con người mất đi → chỉ chết
về mặt thể xác còn hồn vía vẫn còn → đi theo con cháu để phù hộ độ
chì → Lập bàn thờ người đã khuất)
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu - Biểu hiện:
+ Tục thờ tổ tiên: Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong
mỗi gia đình không kể giàu hay nghèo hay địa vị xã hội. Tục thờ
cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi cúng bái nhằm
thể hiện tấm lòng thành kính đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn
tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho
con cháu. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt bắt nguồn từ nền kinh
tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập
vào Việt Nam, chữ Hiếu được đề cao đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên
có nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc và vấn đề dương danh
hiện ra được đề cao. Đến thế kỉ 15, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế
trong xã hội và nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên theo bộ
luật Hồng Đức quy định rõ việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên năm
đời. Tự mình là con còn tính ngược lên bốn đời là cha mẹ ông bà cụ
kỵ. Ruộng Hưng Hòa, ruộng đèn nhau - cơ sở kinh tế để duy trì thờ
cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cẩm bán.
Đến thời Nguyễn, nghi thức thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách Thọ
Mai gia lễ. Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương tượng trưng
cho tinh tú và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng tượng trưng
cho trục vũ trụ . Ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn hoặc nến
tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao
tiếp với tổ tiên cũng như lúc có thỉnh cầu hay có khi sám hối người ta
thường đốt nến dầu và thắp hương. Có thể nói mọi biến cố trong gia đình
được gia chủ báo cáo với tổ tiên, mọi nguyện cầu theo các vòng khói
hương chuyển đến ông bà, tổ tiên.
Để tưởng nhớ người đã khuất trong gia đình, người Việt có tục lệ làm cúng
giỗ. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm tròn bổn phận với người đã
khuất. Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia ra, người Việt còn có ngày giỗ họ.
Trưởng tộc là người được hưởng hương quả của tổ tiên nên phải có trách
nhiệm làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ
đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử
của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ vấn tổ tầm tâm.
+ Thờ người có công với làng xã, danh nhân, anh hùng
+ Thờ vua tổ (Giỗ tổ Hùng Vương)
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
“Kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng chưa vị đại vương ngài bản xứ thần
linh thổ địa, bản giao Táo quân ngũ phương long mạch, tài thần “.
Đây là mở đầu của bài văn khấn nôm được người dân Việt Nam sử dụng
trong các dịp lễ bái, là hiện thân của tính ngưỡng thờ cúng - một nét văn hóa riêng biệt
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ
biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. “Người Việt phổ biến
nhất, nổi bật nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình,
đền, miếu thờ thần”(Đại Việt sử kí toàn thư). “Bởi thế, thần Thành hoàng
là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xưa
kia”(Đại Việt sử ký toàn thư).
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng
bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh.
- Đây là tín ngưỡng độc đáo mà tất cả các làng đều có ngôi đình. Đình
làng chính là thờ thành hoàng làng
- Thành hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh thành. Các làng ở VN
chúng ta không bao giờ có thành bao quanh mà chỉ có lũy tre làng,
nhưng cta vẫn gọi vị thần thờ trong làng là Thành Hoàng Làng. Tín
ngưỡng này chúng ta chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng Trung Hoa.
- 2 tín ngưỡng thành hoàng:
+ Thành hoàng ở kinh đô, tỉnh: Trước kia ở Thăng Long, thần Bạch
mã, vốn là hiện thân của thần sông Tô Lịch thì cũng chính là thành
hoàng làng của kinh thành Thăng Long. Một số tỉnh trước kia cũng
thờ vị thành hoàng là người bảo hộ cho cả tỉnh
+ Nổi bật nhất vẫn là thờ thành Hoàng ở làng
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XVI.
Người ta bắt đầu xây các ngôi đình ở các làng. Trc đó có đình rồi
nhưng chỉ mang ý nghĩa là trạm dừng chân, nơi hóng mát. Sau đó
ngôi đình đã trở thành nơi thờ của thành hoàng làng, ng bảo trợ cho không gian của làng đó.
- Phân loại thành hoàng làng
+ Giới: Nam thần; nữ thần
+ Nguồn gốc: Nhân thần (những vị anh hùng dân tộc, người có công
với làng), Nhiên thần (thần sông thần cây thần biển)
+ Công trạng: Anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa (Tản viên sơn
thánh- Vị nhiên thần, Thánh gióng), Người có công với làng (Có các vị
tiền hiền và hậu hiền)
+ Sắc phong: Trước kia các chính quyền quân chủ, vương triều sắc
phong cho vị thần thành hoàng làng gồm: Tối linh thượng đẳng thần;
Thượng đẳng thần; Trung đẳng thần. Sắc phong là thể hiện quan
điểm của nhà nước quân chủ.
- Cơ sở thờ tự: đình làng (vừa là nơi thờ thành hoàng làng, vừa là nơi
hội họp quyết định việc làng), phối thờ ở đền. Có nhiều nơi thành
hoàng làng được thờ ở cả 2 nơi.
- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn liền với tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng. Lễ hội tại đình chính là lễ hội chung của cả làng
Tín ngưỡng súng bái con người - Nguồn gốc:
+ Quan niệm về Hồn – Vía – Thể xác (khi con người mất đi → chỉ chết
về mặt thể xác còn hồn vía vẫn còn → đi theo con cháu để phù hộ độ
chì → Lập bàn thờ người đã khuất)
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu - Biểu hiện:
+ Tục thờ tổ tiên (Việt Nam khác với các dân tộc Á Đông khác: Hàn,
Nhật, Triều Tiên – tông tộc trưởng đảm nhận phụ trách, trong các gia
đình nhỏ không có bản thờ. Việt Nam – gia đình nào cũng có bàn thờ ông bà tổ tiên)
+ Thờ người có công với làng xã, danh nhân, anh hùng
+ Thờ vua tổ (Giỗ tổ Hùng Vương)
4. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và liên hệ thực tế.
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa
con người với con người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể
thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất
coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng
đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc
biệt coi trọng việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ, củng cố tình
thân, năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu
để đánh giá con người. Vì coi
trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc thích giao
tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích
thăm viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng
ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn
tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà
là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách
đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu,
cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình,
dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính gần
như ngược lại là rụt rè. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách này chính là
bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.
Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy
mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng
ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những
người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại,
bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Đó là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Tiếp theo, xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với
đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm – lấy sự
yêu sự ghét – làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Người Việt Nam luôn
nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Trong gia đình thì Vợ
chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn (ca dao). Ngoài xã
hội, ai giúp mình một chút gì đều phải nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý gì cũng đều tôn làm thầy.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan
sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa,
mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.
Đặc tính này chính là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã. Do
tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm
đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác,
do phân biệt chi ly các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những
cách xưng hô riêng, mà muốn chọn được từ xưng hô cho thích hợp thì cần
phải có đủ các thông tin cần thiết về cá nhân người đối thoại. Tính hay
quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng
hết sức phong phú: chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, con mắt… là đã biết được tính cách con người.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao
tiếp
, có đặc điểm là trọng danh dự: Như đã nói, danh dự được người Việt
Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng
tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì quá
coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện. Ở làng quê, thói
sĩ diện thể hiện trầm trọng ở tục lệ ngôi thứ nơi đình trung là tục chia
phần. Các cụ già bảy tám mươi, tuy ăn không ăn được, nhưng vì danh dự
(sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn. Thói sĩ diện buộc người
ta phải sống và hành động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình.
Lối sống trọng danh dự, trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư
luận như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định
của làng xã. “Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ ai dám dẫm
lên dư luận mà đi theo ý mình”.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp
“vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn
đề. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền,
hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Lối giao tiếp “vòng vo tam quốc” kết hợp
với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói
quen chào hỏi “chào” đi liền với “hỏi”: “Bác
đi đâu đấy?”, “Cụ đang làm gì đấy?”… Ban đầu, hỏi là để có thông tin,
dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời
và hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi đi đằng này một
cái” hoặc trả lời bằng cách hỏi lại, chẳng hạn, với câu hỏi: Cụ đang làm gì
đấy?, có thể trả lời: Vâng, bác đi đâu đấy? Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là
sản phẩm của lối sống trọng tình và lối
tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy tổng hợp, biện chứng). Nó tạo
nên một thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng. Chính sự đắn đo
cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết
đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai,
để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười
là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người
ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý
trọng sự hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn nhau.
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô tiếng Việt: Trong
khi các ngôn ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt,
ngoài các đại từ nhân xưng (mà số lượng cũng rất phong phú do có nhiều
biến thể), còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng
(anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu, con…) và một số danh từ
chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý, ông huyện, ông
đội…) để thay thế cho đại từ, chúng trở thành các từ đại từ hóa, những từ
đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Trong tiếng Việt
có tổng cộng trên 60 từ xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong phú này
thể hiện rất rõ các đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:
Có tính chất thân mật hóa cao, có tính chất cụ thể hóa cao, có tính xã hội
hóa cao, có tính đa nghĩa cao, có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất
dân chủ, thể hiện tâm lý nhường nhịn, trọng sự hòa thuận (hiếu hòa).\ 1 3 4 2