Đề cương tự luận môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Đề cương tự luận môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1) Tính sông nước trong các thành tố văn hóa Việt Nam
Văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con
người tạo ra. Vì vậy, ta có 2 thành tố văn hóa lớn, đó là văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Và do nhiều lí do khác nhau, sông nước và
những thực thể có liên quan tới sông nước có một ý nghĩa khá quan
trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt.
*) Thành tố văn hóa lớn thứ nhất là văn hóa vật chất, trong đó, ta lại
có các tiểu thành tố là văn hóa ứng xử với môi trưng tự nhiên (ăn
mặc - ở - đi lại) và văn hóa tổ chức đời sống cng đồng, ở đó tính
sông nước đều được thể hiện một cách rõ nét.
Trước hết, ta có thể tìm thấy tính sông nước trong về lĩnh vực
ăn uống.
Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, ta dễ dàng
nhận thấy ba món cơ bản là cơm – rau – cá, thịt, trong đó cá và
thịt thường có ít và chủ yếu là các động vật nhỏ từ sông nước:
tôm, cua, cá. Ngay từ thời tiền sử, động vật đã ít hơn thực vật
và chủ yếu là các động vật ăn thịt và động vật nhỏ, không có
các loại động vật ăn cỏ lớn như ở châu Âu. Văn hóa ẩm thực
này đã có tử lâu và thể hiện rất rõ nét trong những câu ca dao
nói về đời sống người Việt:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”
Bên cạnh đó, nổi bật nhất trong bữa ăn người Việt phải kể đến
là nước mắm, do
khí hậu nóng ẩm nên ông cha ta thường ướp muối các loại thịt
động vật đê có thể bảo quản được lâu hơn. Khi cá được ướp
muối lâu ngày thì sẽ rỉ ra một loại nước cốt được gọi là nước
mắm, đây là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam,
dùng để nêm nếm hay chấm đều rất ngon. Cùng với đó nước ta
còn nổi tiếng với các đồ ăn lên men như cà muối, dưa cải muối
hay thịt chua, nem chua,..., cách làm này giúp tránh phát sinh
vi khuẩn làm thức ăn bị ôi thiu, chính sự sáng tạo này đã làm
nên những món ăn với hương vị vô cùng đặc biệt.
Không giống như các nước có khí hậu lạnh giá ở châu Âu như
Nga, Đức,... để giữ nhiệt cho cơ thể thì họ ăn các món súp nóng
hổi và dùng thìa để ăn, trái lại đất nước ta nằm ở khu vực có
khí hậu nóng ẩm nên các món ăn chủ yếu được chế biến luộc
thanh đạm để giải nhiệt, ăn cả nước lẫn cái nên ta dùng đũa đ
dễ gắp hơn. Từ việc nấu thức ăn, xới cơm, gắp thức ăn đều
dùng đũa. Bữa ăn vô cùng đơn giản, cốt để no lấy sức lao động
ấy được kích thích chủ yếu bằng các yếu tố tâm lí như sự quây
quần của gia đình, ăn chung nồi, chung đĩa thức ăn,... vẫn tạo
nên không khí vô cùng ấm áp gần gũi cho mỗi gia đình. Đặc
biệt, tùy theo từng vùng miền lại có những đặc trưng riêng:
Người miền Bắc thường ăn những món thanh đạm nhưng lại rất
cầu kì trong chế biến và cách sử dụng gia vị. Ngay từ món phở
bò, về khâu chuẩn bị nước dùng đã phải có rất nhiều gia vị như
hoa hồi, thảo quả, quế, phải ninh xương lâu nhưng vẫn phải giữ
được độ trong của nước dùng, đặc biệt thịt bò phải thái vừa ăn
để giữ được độ giòn, dày quá thì sẽ dai còn mỏng quá thì bị
mềm,...
Bữa ăn của người miền Trung thường có nhiều yếu tố biển, do
đó hương vị cay,
mặn sẽ át đi được mùi tanh của động vật biển và bảo quản thịt
cá được lâu hơn. Ăn cay, mặn còn giúp cho người miền Trung
cân bằng âm dương do thịt cá có tính hàn, và làm cho con
người khỏe hơn, rắn rỏi hơn để đi đánh bắt xa bờ. Qua nghiên
cứu các nhà khoa học còn phát hiện cách chế biến món ăn của
người Huế là học tập từ người Mường, do đó các món ăn xứ Huế
còn được gọi với cái tên “đế vương hóa các món ăn Mường”.
Cuối cùng là miền Nam, đây là vùng đất lớn, dân cư có nguồn
gốc từ tứ phía đểu đổ về đây sinh sống, do đó mà họ tiếp thu
hàng loạt cách chế biến món ăn và cách ăn uống của nhiều tộc
người : người Việt, người Chăm, người Hoa, người Ấn,... Hương
vị món ăn cũng rất đa dạng : cay, ngọt, lạ, dân dã, vô cùng
phong phú. Ta có thể bắt gặp người miền Nam ăn cơm ngon
lành với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu,... do phong tục
ăn uống vô cùng đơn giản của họ, ăn cốt để cho qua bữa chứ
không cầu kì.
Trong nước uống hàng ngày, ta dễ dàng nhận thấy người Việt
chủ yếu uống các
loại nước pha từ lá cây như lá chè, lá vối,... để uống hàng ngày
thay cho nước lọc. Đây đều là những loại lá có lợi cho sức khỏe,
giúp giải nhiệt, giải khát rất tốt. Một thức uống khác không th
thiếu trong mâm cơm ngườ Việt chính là rượu, rượu gắn với
sinh hoạt cộng đồng, với mọi nghi lễ, cũng chính vì thế mà
chẳng biết từ bao giờ rượu đã đi vào ca dao, tục ngữ một cách
hết sức tự nhiên:
- “Đốt than nướng cá cho vàng,
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi.”
- “Còn trời, còn nước còn non
Còn có bạn rượu, anh còn say sưa.”
Bên cạnh đó còn có các loại đồ tráng miệng vô cùng đa dạng:
từ hoa quả cho đến các loại bánh kẹo truyền thống (được làm
chủ yếu từ đường mật) như kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam, mứt bí
đao, mứt dừa,... với vị ngọt dịu nhẹ khiến người ta ăn một lại
muốn ăn hai.
Như vậy tất cả các loại đồ ăn, thức uống kết hợp lại với nhau đã
tạo nên một nền
ẩm thực nhiều màu sắc với đặc trưng riêng của Việt Nam ta.
Tiếp theo là về trang phục, đặc điểm tự nhiên cũng đã có
những tác động rất lớn
đến cách ăn mặc của người Việt Nam. Chất liệu được sử dụng
chủ yếu là từ nguồn gốc
thực vật như bông, tơ, đay,... tạo nên các loại vải mỏng nhẹ,
giúp thấm hút mồ hôi tốt
trong thời tiết nóng ẩm. Người Việt cũng rất sáng tạo trong việc
tạo màu sắc cho quần
áo, thường dùng các nguyên liệu tự nhiên từ củ nâu, chàm để
nhuộm màu. Trong lao
động thường ngày trước kia, nam giới thường ở trần, đóng khố
và đi chân đất, còn nữ
giới thường mặc yếm, váy. Đây là cách ăn mặc truyền thống,
đơn giản, gọn gàng và
giúp con người dễ dàng di chuyển trên môi trường sông nước.
Trái lại, trong lễ hội
người ta ăn mặc vô cùng cầu kì, diêm dúa với nhiều màu sắc:
nam thường mặc áo the,
đội khăn xếp; nữ thì mặc áo tứ thân, vấn tóc đeo khăn mỏ quạ
và đội nón quai thao,
chân đi guốc và không quên đeo hoa tai để làm điểm nhấn.
Như vậy trong mỗi hoàn
cảnh, người Việt Nam lại có cách ăn mặc khác nhau, tuy nhiên
nhìn chung khá giản dị
và gọn gàng với các loại quần áo có chất liệu mỏng nhẹ.
Một trong những yếu tố khác mang đậm dấu ấn của tự nhiên
được nhắc đến
chính là nhà ở. Người Việt ở các loại nhà truyền thống như nhà
sàn ở miền núi, và
nhà tranh vách đất ở miền xuôi. Chất liệu làm nhà thường được
sử dụng là các loại gỗ,
thảo mộc như tre, nứa, cây dừa,... dễ kiếm, tiện lợi, làm cho
ngôi nhà thoáng mát. Ông
cha ta vẫn có câu: “Nhà cao cửa rộng”, có thể hiểu nhà cao để
cách nhiệt, cửa rộng để
đón gió nhưng không làm cửa cao để ngăn ánh nắng xuyên vào
ngôi nhà. Cũng do
nằm ở khu vực hay xảy ra thiên tai, bão, lũ nên nhà ở được
người Việt xây dựng rất
kiên cố với kết cấu “kèo”, “mộng”: dùng các thân cây gỗ to
dựng lên tạo hình mái (gọi
là kèo), sau đó dùng các thanh gỗ xếp đan nhau tạo nên vì,
cuối cùng rồi mới lợp mái
ngói lên trên, do vậy vô cùng chắc chắn. Ngói được sử dụng để
lợp mái là loại ngói
vẩy cá, trước kia các nhà truyền thống thường có mái cong (mô
phỏng con thuyền, còn
được gọi là nhà thuyền). Các tỉnh miền Trung do thường xuyên
lũ lụt nên còn làm nhà
nổi để tiện sinh hoạt. Về hướng nhà, ta thường chọn hướng
Nam, Đông Nam bởi đây
là hướng giúp cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào
mùa đông, cùng với đó
là giúp tránh bão phía Tây, tránh ánh nắng phía Đông.
Về giao thông đi lại, chủ yếu là phát triển đường thủy với rất
nhiều phương tiện
phong phú: thuyền thúng, thuyền độc mộc, đò, bè,..., con người
thì giỏi đi trên sông
nước, giỏi bắc cầu, hiểu rõ về thủy triều. Đặc biệt ông cha ta có
tục vẽ mắt cho thuyền
bởi quan niệm thuyền cũng là một sinh vật có hồn, vẽ mắt cho
truyền để tránh các loài
thủy quái dưới biển làm hại. Bên cạnh đó, các hoạt động
thương mại nơi bến sông
cũng rất phát triển, hình thành nên những đô thị ven sông ven
biển. So với đường thủy
thì đường bộ thì kém phát triển hơn do tục sống định cư để
trồng lúa nước, các con
đường chủ yếu là nhỏ hẹp, chưa có nhiều các phương tiện giao
thông và con người thì
đi bộ, dùng trâu bò là phương tiện giúp kéo, thồ, tích hợp với
việc cày cấy. Nhìn chung
với đời sống vật chất đơn giản nên giao thông đi lại của người
Việt cũng không có
bước phát triển vượt bậc, chủ yếu phục vụ cho nhu cu của
chính mình.
Tiếp đến là phong tục tập quán, Việt Nam được biết đến là quốc
gia văn hiến với
bề dày lịch sử, vì thế mà các phong tục tập quán nơi đây
cùng đa dạng. Trước hết là
tín ngưỡng, ông cha ta có tục thờ nước và thờ các loài sống
vùng sông nước bởi tầm
quan trọng của nước đối với sự sống. Các tục lên này nhằm
nhắc nhở con cháu biết
quý trọng và bảo vệ nguồn nước của mình. Tiêu biểu trong đó
là Lễ hội cầu nước và trị
thuỷ của người Việt ven sông Hồng vùng Hà Nội trong quan hệ
với tục thờ Đá, lễ rước
Nước tế Cá đền Trần (Nam Định) và Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
(Ba Vì, Hà Nội),
trong lễ hội này, nhân dân làm lễ để mong sức mạnh của các vị
thần để trị thủy mang
lại mùa màng tốt tươi.
Nối tiếp những phong tục đó là tang ma, ông cha ta thường có
lễ Phạn Hàm, đây là
nghi lễ để chờ hồn phách người chết hồi sinh trở lại. “Phạn
nghĩa là cơm, “hàm”
nghĩa là ngậm. Người ta sẽ để một chiếc đũa ngáng ngang
miệng người mới mất cho
khỏi cắn răng, và cũng là để dễ cho ngậm hàm, chờ xem hồn
phách người người có hồi
sinh trở lại hay không. Tiếp đó là bỏ một vốc gạo và ba động
tiền vào miệng, nếu nhà
phú quý có điều kiện thì dùng ba miếng vàng sống, chín ht
trân châu. Sau đó trải
chiếu xuống đất và đặt người chết nằm xuống bởi quan niệm
sinh ra ở đất thì khi chết
sẽ lại quay về đất, để một lúc rồi lại mới lên giường. Con cái sẽ
cầm cái áo của người
chết mới thay rồi trèo lên mái nhà gọi vía ba tiếng, mong người
mất sống lại rồi lại lấy
chính chiếc áo ấy phủ lên thân. Cùng với đó, để linh hồn người
chết đi đến bờ cõi bên
kia thì trong đám tang còn có lễ “bắc cầu”, căng dải lụa để làm
cầu cho người chết lên
đường thuận lợi. Tiếp đó là tục chèo đò, con cái hoặc người
trong làng xóm thân thiết
sẽ cầm một cây gậy, làm giả động tác chèo đò vừa đi vừa hát
để đưa tiễn linh hồn
người chết.
Bên cạnh đó, các lễ hội và lễ tết vô cùng phong phú, thường
được tổ chức theo
mùa vụ lúa nước. Trong đó nổi bật phải kể đến là Tết cơm mới,
đây là lễ hội quan
trọng nhất trong số các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt
Nam. Khi mới thu hoạch
mùa màng, gặt lúa xong, ta sẽ lấy chính gạo mới thu hoạch để
nấu cơm và cúng tế, ăn
mừng mùa màng thuận lợi, cầu mong các vị thần giúp cho bội
thu hơn nữa. Tết Đoan
Ngọ,.... Cùng với đó cũng có rất nhiều nghi lễ đến nước phải kể
đến là tục đi lấy nước
mới vào đêm giao thừa của người Phù Lá ở Yên Bái, tiếp đến là
trò chơi đi cà kheo –
đi trên hai thanh gỗ cao, ban đầu là để lội nước dễ hơn, sau này
đã dần trở thành trò
chơi dân gian vô vùng nổi tiếng và được yêu thích. Đặc biệt là
trò chơi ném pháo đất,
khi ném pháo xuống thì tiếng tổ rền vang giống với tiếng sấm,
trò chơi này thể hiện
ước vọng cầu mưa của dân ta. Hay trò chơi thả diều, thể hiện
ước vọng cầu nắng.
Về ngôn từ, ta thường hay sử dụng những từ ngữ liên quan đến
nghề nông nghiệp
như thay vì nói nghề giáo thì thường dùng với từ “người lái đò”,
nghề trồng người”,
người gieo mầm”, hay dùng từ “phao” để chỉ tài liệu mang vào
phòng thi.
Đặc biệt, ta còn bắt gặp trong thơ ca rất nhiều hình ảnh sông
nước được dùng để ví
von:
- “Ba chìm bảy nổi”: chỉ số phận héo hon, long đong lận đận.
- “Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”: chỉ sự chung thủy.
- “Nước đến chân mới nhảy”.
- “Nước chảy đá mòn”.
- “Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”: coi trọng sự học, kính
trọng
người đã dạy dỗ mình.
Những hình ảnh sông nước này đã khắc họa rõ nét mọi hoạt
động sống của người Việt
và nó đã đi sâu vào văn hóa Việt Nam. Và đặc biệt, chính vì đời
sống thường ngày
luôn nhẹ nhàng tình cảm nên tâm lí người Việt cũng mềm mại
như nước: “Ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài” hay “Nước nổi bèo trôi”,..., luôn ứng biến,
không ngại thay dổi
bản thân để phù hợp với hoàn cành. Đặc biệt là đề cao tính
cộng đồng, tập thể.
Qua đây ta có thể thấy tính sông nước đã in đậm dấu ấn trong
mọi lĩnh vực trong đời sống của người Việt, từ ăn, mặc ở cho
đến giao thông đi lại, phong tục tập quán.
Điều này thể hiện rõ nét đặc điểm văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa đặc sắc với bề dày lịch sử. Như vậy mỗi con người chúng ta
phải ra sức học tập, tìm hiểu và phải có bản lĩnh văn hóa vững
vàng để giữ gìn và phát huy nền văn hóa có truyền thống lâu
đời này, phải biết chọn lọc yếu tố mới để phát huy sức mạnh
nội nại của mình bên cạnh yếu tố ngoại sinh.
*) Thành tố hóa lớn thứ hai là văn hóa tinh thần, trong đó ta cũng có
các tiểu thành tố gồm tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục-lễ tết, lễ hội,
ngôn từ cũng tái hiện được tính sông nước tái hiện.
Người dân thuở xưa cho rằng trên đời này các thần linh trông coi
về nước, về mưa để dân chúng trồng cấy và sinh sống. Các hình thức
làm lễ nguyện cầu các thần phù hộ độ trì cho con người thoát khỏi
tai ương, lễ thờ nước, thờ các loài sống vùng nước ra đời. Nhiều tập
tục có ý nghĩa xã hội như hội té nước, hội đua thuyền còn lưu truyền
đến tận ngày nay. Hàng loạt các loại hình văn hóa, nghệ thuật ra đời
bắt nguồn từ sông nước: Truyện dân gian, truyền miệng, ca dao, tục
ngữ liên quan đến sông nước như Sơn Tinh-Thủy Tinh đánh nhau
do ghen tuông tạo ra trận lụt hằng năm; Chử Đồng Tử Tiên
Dung trong câu chuyện tình huyền thoại bên dòng sông… Rồi những
điệu hát ngồi tựa mạn thuyền, chèo đò, đò đưa, các điệu hò kéo lưới,
quăng chài xuất hiện đặc sắc vùng sông biển. Bên cạnh đó, tính
sông nước được thể hiện trong ngôn từ, từ ngôn ngữ ra đời gắn liền
với địa hình sông nước, hoạt động trên sông nước, dần dần hình
thành nên cả một trường ngôn ngữ sông nước trong giao tiếp của
người Việt, sử dụng nhiều hình ảnh sông nước để ví von.
2) Bối cảnh, thành tựu của một giai đoạn văn hóa Việt Nam
*) Bối cảnh: Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn
tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn
hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền thuyết thì có thể hình dung
giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công
nguyên.
Truyền thuyết Hồng Bàng thị kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng
tên Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế họ Thần Nông, con một
nàng tiên núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào
khoảng năm 2879 trước Công nguyên, lấy hiệu Kinh Dương, đặt
tên nước Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động
Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba
Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc
Tục lấy con gái vua hồ Động Đình Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối
ngôi làm vua xưng Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh
ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theo cha xuống
bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng Việt T
ngày nay), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng
là Vua Hùng.
Về mặt không gian, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết trải dài
từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình chính địa bàn cư trú của người
Nam-Á Bách Việt, khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa
Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là một bộ
phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận
của khối cư dân Nam-Á – Bách Việt.
Về mặt thời gian, thiên niên kỉ thứ III trước Công nguyên ứng với giai
đoạn đầu thời đại đồ đồng, cũng chính là thời điểm hình thành chủng
Nam-Á (Bách Việt).
*) Thành tựu:
Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người
Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều
thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh
bản địa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Về chính trị - xã hội, nhà nước của các vua Hùng và quốc gia Văn
Lang đã đưa toàn bộ xã hội của các thị tộc, bộ lạc Việt cổ sang
một thời đại mới
- Về kinh tế, thời VL-AL đã hình thành nền văn minh nông nghiệp
lúa nước: cư dân đã phát triển được kỹ thuật canh tác nông
nghiệp, nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ phong
phú, đa dạng, rất giàu chất bột, chất đạm và nhiều chất bổ khác,
trong đó lúa gạo là chính, thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà
vịt, heo), biết dùng trâu, bò để cày bừa, biết trồng dâu nuôi tằm,
dệt vải, thạo nghề đi biển đánh bắt hải sản;…
+ Nghề thủ công và kĩ thuật luyện kim phát triển mạnh mẽ tạo
điều kiện làm phong phú, đa dạng đồ trang sức. Cư dân Văn Lang
– Âu Lạc đã đạt được những thành tựu to lớn về nghề luyện kim
đồng. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng,
đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt
đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu,
pha chế hợp kim, làm hoa văn,…)
- Trang phục của cư dân Âu Lạc cũng đã phản ánh một phần trình
độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của người Việt
cổ, do nghề dệt rất phát triển, con người đã sản xuất được nhiều
loại vải khác nhau từ đợi đay, gai, tơ tằm, nên đã đáp ứng được
nhu cầu may mặc của nhân dân.
- Về ngoại giao, ta đã có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền văn
minh Trung Hoa và Ấn Độ
- Còn về mặt tổ chức xã hội, ta đã tổ chức xóm làng dựa trên cơ cấu
nông thôn kiểu Á châu, nhà nước mới hình thành bóc lột công xã,
đại diện cho lợi ích chung của công xã, ở các vùng núi tổ chức bộ
lạc, trung du và đồng bằng tổ chức liên minh bộ lạc.
- Cuối cùng là các thành tựu về mặt đời sống tinh thần, ta đã thể
hiện đậm nét bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống:
đoàn kết, gắn bó, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn
thờ tổ tiên, anh hùng nghĩa sĩ. Không chỉ vậy, nền văn học dân
gian hình thành và phát triển đặc biệt là các thể loại như thần
thoại, truyền thuyết,... Đặc biệt là sự hình thành của hệ thống văn
tự, chữ viết “khoa đẩu”.
3) Một loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều loại hình tín ngưỡng, một trong số đó không
thể không kể đến tín ngưỡng phồn thực. Thực chất của tín ngưng
phồn thực là khát vọng cầu mong về sự sinh sôi này nở, là sự sùng
bái, thiêng hóa sự sinh sản, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và
hành vi giao phối làm đối tượng. Tín ngưỡng này có mặt rất sớm
trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên
khác nhau giữa các vùng, do sự ảnh hưởng của văn hóa Hán nhiều
hay ít.
Để duy trì cuộc sống cần cho mùa màng tươi tốt, còn để phát triển
sự sống, cần cho con người sinh sôi. Từ thực tiễn đó, tư duy cư dân
nông nghiệp Nam Á đã phát triển theo hai hướng: những trí tuệ sắc
sảo đi tìm quy luật khách quan để lí giải hiện thực, kết quả tìm được
triết lí âm dương, còn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thy
ở hiện thực một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như
thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài của
lịch sử với hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao
phối. Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ gọi là thờ sinh thực khí. Đây
là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó ph biến ở các
nền văn hóa nông nghiệp. Nhiều nơi như Phú Thọ, Hà Tĩnh có tục thờ
cũng mõ nường, hay như Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực
khí, sau đó đem đốt và tro chia cho mọi người rắc ngoài ruộng, hay
trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và
khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau vì tin rằng chúng
sẽ đem lại may mắn, no đủ cho cả năm. Việc thờ sinh thực khí còn
thể hiện ở việc thờ các loại cột đá (cột đá sinh thực khí nam ở chùa
Dạm, Bắc Ninh) và các loại hốc (Lỗ Lường ở Hòn Đỏ, Khánh Hòa).
Bên cạnh đó, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy quan trọng quan
hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng
phồn thực độc đáo, đặc biệt bổ biến ở khu vực ĐNA. Trên nắp đồng
tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh hình mặt trời là 4
đôi nam nữ đang giao phối, hay ở các nhà mồ Tây Nguyên hiện vẫn
dựng tượng nam nữ giao phối hồn nhiên với bộ hân sinh dục phóng
to, hay như trong dịp hội ở đền Hùng, người ta lưu truyền điệu múa
“tùng dí”, thanh niên nam nữ múa từng đôi, cầm trong tay những vật
biểu trưng cho sinh thực khí của nam và nữ.
Sau này, một số vương triều, do ảnh hưởng của văn hóa Hán đã đàn
áp các dâm từ và dâm thần. Tuy nhiên, tín ngưỡng này chỉ tự giải thể
mà không hề mất đi, nó hội nhập và đan xen với các loại hình văn
hóa nghệ thuật khác. Qua biến thiên lịch sử, dâu bể cuộc đời, tín
ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn
hóa Việt Nam.
3. Bối cảnh và 1 số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần:
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần.
Đánh giá: thời kỳ phục hưng lần 1, vì sao.
Bối cảnh lịch sử: năm bắt đầu, sơ lược tình hình.
Thời kì độc lập tự chủ của Việt Nam kéo dài suốt một thiên niên kỉ,từ
năm 938 đến
1858. Nhân dân và các vương triều phải liên tục tự bảo vệ mình và
bảo vệ cộng đồng
quốc gia khỏi âm mưu xâm chiếm và hủy hoại nền văn hóa dân tộc
của đội quân
phương Bắc. Song với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân dân không
chỉ bảo vệ được
nền văn hóa Việt mà còn khiến cho nó trỗi dậy,vươn đến đỉnh cao
mà mở đầu của giai
đoạn này là sự phục hưng văn hóa lần thứ nhất vào thời Lý-Trần.
Sau khi giải phóng khỏi ách kìm kẹp của Bắc thuộc cùng với việc rời
đô về Đại La và
đổi tên thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu cho giai đoạn phục
hưng văn hóa Đại
Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước phát triển
về mọi mặt.
Thành tựu:
Về văn hóa vật chất, sau khi dời đô,nhà Lý cho xây dựng nhiều
cung điện,đền
đài,thành lũy. Tiêu biểu như Thành Thăng Long là một công trình kiến
trúc to lớn nhất
trong số các triều đại phong kiến.
Kiến trúc thời Lý phát triển rất mạnh,mỹ thuật tập trung chủ yếu vào
các ngôi chùa và
tượng Phật. Tu biểu trong số đó phải nhắc đến An Nam tứ đại
khí,gồm tượng Phật
chùa Quỳnh Lâm( Đông Triều,Quảng Ninh), tháp Bảo Thiên(Thăng
Long), chuông
Quy Điền/chuông ruộng rùa(chùa Diên Hựu/chùa Một Cột), vạc Phổ
Minh( chùa Phổ
Minh, Thiên Trường, Nam Định). Hình tượng con Rồng thời Lý cũng
khá độc đáo,
phải kể đến như Rồng ngậm ngọc tại Hoàng thành Thăng Long. Nghệ
thuật điêu khắc
trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề
khá thuần thục. Bố
cục tượng gọn, đẹp và cân xứng nhưng không trung lặp và đơn điệu.
Từng chi tiết
được chạm trổ,những đường cong mềm mại, gợi tả nên vẫn thanh
thoát,nhẹ nhàng.
Còn nghệ thuật điêu khác ở thời Trần lại mang tính chất phóng
khoáng, khỏe và thực
hơn.
Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý, như
nghề dệt, gốm, mĩ
nghệ,… Nghề dệt đã có nhiều thành tựu: các vải,lụa hay gấm đưc
các người thợ thủ
công làm ra với đủ các màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc. Nghề
gốm cũng có bước
phát triển khá dài và đạt được trình độ cao: các loại gạch ngói bằng
sứ trắng,tráng
men, khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu thời Lý. Đến thời
Trần,nghề thủ công đã có
những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề chuyên sản
xuất một mặt
hàng nhất định,phường thủ công hay phố xá buôn bán.
Về hệ tư tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý-Trần là sự dung hòa tam
giáo (Nho-Phật-
Đạo) hay còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trước tiên, nói
về Phật giáo,
đến thế kỉ X, tôn giáo này đã có những bước phát triển lớn, nhiều
chùa chiền xuất hiện.
Nhà vua và các tầng lớp quý tộc rất sủng mộ đạo Phật. Bằng chứng
là năm 1031, triều
Lý bỏ tiền ra xây dựng 950 chùa. Năm 1129, mở hội khánh thành
84000 bảo tháp.
Đồng thời, các nhà sư tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Phật giáo giai đoạn này còn tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục
và nếp sống của
đông đảo nhân dân các làng xã,ảnh hưởng to lớn đến kiến trúc, điêu
khắc, thơ văn và
nghệ thuật.
Thời kì đầu giai đoạn tự chủ, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng
với chữ Hán tồn
tại trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Chế
độ giáo dục và
thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đầu. Để đào tạo nhân tài và
tuyển lựa quan lại
cho bộ máy hành chính, nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập và
thi cử. Năm 1070,
nhà Lý dựng Văn Miếu,mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở
khoa thi đầu để
chọn lựa nhân tài. Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.
Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hóa, tạo ra quy củ cho việc
học hành, thi cử,
lập Quốc học viện cho con em quan lại quý tộc vào học và các
trường học ở xóm làng
cũng dần được mở ra. Thể lệ thi cử,học vị được quy định,tầng lớp
quan lại xuất thân từ
nho sĩ ngày càng đông đảo. Nho giáo dần phát triển lấn át Phật giáo.
Nằm trong sự tiến bộ về hệ tư tưởng, thời kì này, nền văn hóa bác
học cũng được
hình thành và phát triển . Nền văn học chữ viết được hình thành với
một đội ngũ tác
giả hùng hậu,phát triển cả về số lượng và chất lượng ở cả hai hình
thức chữ Hán và
chữ Nôm. Đáng lưu ý nhất là bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường
Kiệt và Chiếu dời
đô của Lý Công Uẩn. Ở thời Trần, đa số các thi nhân đa phần là các
nho sĩ,nổi tiếng
với các tên tuổi như Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Phi
Khanh,…
Cùng với văn học, các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc, chèo,
tuồng cũng ra đời và
phát triển trên cơ sở khai thác những giá trị của kho tang văn hóa
dân gian, thâu hóa
những thành tựu văn hóa bác học Trung Hoa,Ấn Độ.
4) Văn hóa giao tiếp của người Việt
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất
giữa con người với con người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có
thể thấy đặc điểm của người Việt Nam vừa thích giao tiếp, lại vừa
rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và
rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên
trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này nguyên nhân khiến
người Việt Nam đặc biệt Sự giao tiếp tạocoi trọng việc giao tiếp.
ra mối quan hệ, củng cố tình thân, năng lực giao tiếp được người
Việt Nam xem tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người. coi
trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất . Việcthích giao tiếp
thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có
tính . Phàm đã người Việt Nam, đã thân nhau,thích thăm viếng
thì cho hàng ngày gặp nhau đâu, bao nhiêu lần đi nữa,
những c rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây
không còn nhu cầu công việc biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách.
khách đến nhà, quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt nghèo
khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo tiếp đãi
một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ
ăn ngon nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính
gần như ngược lại . Sự tồn tại đồng thời của hai tính cáchrụt
này chính bắt nguồn từ hai đặc tính bản của làng
Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.
Đúng người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó khi
thấy mình đang , nơi tínhtrong phạm vi của cộng đồng quen thuộc
cộng đồng ngự trị. Còn khi đã vượt ,ra khỏi phạm vi của cộng đồng
trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt
Nam, ngược lại, bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Đó biểu hiện cho
cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Tiếp theo, xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp
với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình
cảm – lấy sự yêu sự ghét – trong giao tiếp.làm nguyên tắc ứng xử
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở
đời. Trong gia đình thì Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời
thiệt hơn (ca dao). Ngoài hội, ai giúp mình một chút đều phải
nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý gì cũng đều tôn làm thầy.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu,
quan sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã
hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có
con chưa, mấy trai mấy gái…) những vấn đề người Việt Nam
thường quan tâm. Đặc tính này chính một sản phẩm nữa của tính
cộng đồng làng xã. , người Việt Nam tự thấy Do tính cộng đồng
trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, muốn quan tâm thì
cần biết hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi ly các quan hệ
hội, mỗi cặp giao tiếp đều những cách xưng riêng, muốn
chọn được từ xưng cho thích hợp thì cần phảiđủ các thông tin
cần thiết về nhân người đối thoại. Tính hay quan sát khiến người
Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong
phú: chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, con mắt… là đã biết được tính
cách con người
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể
giao tiếp, có đặc điểm là : Như đã nói, danh dự đượctrọng danh dự
người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết,
tạo thành , nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tiếng tăm tai
tiếng. Chính quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc
bệnh . làng quê, thói diện thể hiện trầm trọng tục lệ diện
ngôi thứ nơi đình trung tục chia phần. Các cụ già bảy tám mươi,
tuy ăn không ăn được, nhưng vì danh dự (sĩ diện), vẫn có thể to tiếng
với nhau miếng ăn. Thói sĩ diện buộc người ta phải sống hành
động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình. Lối sống trọng
danh dự, trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế , tạotin đồn
nên như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để dư luận duy trì
sự ổn định của làng . “Người ta chỉ dám lựa theo luận sống
chứ ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình”.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng
sự hòa thuận.
Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam thói quen giao tiếp
vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng
vào vấn đề. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp phải vấn
cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Lối giao tiếp vòng vo
tam quốc” kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra
người Việt Nam thói quen “chào” đi liền với “hỏi”: chào hỏi “Bác
đi đâu đấy?”, “Cụ đang làm gì đấy?” Ban đầu, hỏi để thông
tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi không cần
nghe trả lời hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi
đi đằng này một cái” hoặc trả lời bằng cách hỏi lại, chẳng hạn, với
câu hỏi: , thể trả lời: Cụ đang làm gì đấy? Vâng, bác đi đâu đấy?
Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là sản phẩm của lốilối sống trọng tình
tư duy (tư duy tổng hợp, biện chứng). coi trọng các mối quan hệ
tạo nên một kỹ càng khi nói năng.thói quen đắn đo cân nhắc
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược
điểm là . Để tránh phải quyết đoán, và đồngthiếu tính quyết đoán
thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết,
người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười một bộ phận quan trọng
trong thói quen giao tiếp của người Việt; người tathể gặp nụ cười
Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý trọng sự hòa thuận
khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhau. nhường nhịn
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đó sự phong p trong tiếng Việt:hệ thống xưng
Trong khi các ngôn ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì
tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng (mà số lượng cũng rất phong
phú do có nhiều biến thể), còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ
chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu,
con…) một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ,
ông cai, ông , ông huyện, ông đội…) để thay thế cho đại từ, chúng
trở thành các , những từ đại từ hóa này có xu hướng lấntừ đại từ hóa
át các đại từ nhân xưng. Trong tiếng Việt tổng cộng trên 60 từ
xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong phú này thể hiện rất rõ các
đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:
tính chất cao, tính chất cao, thân mật hóa cụ thể hóa
tính cao , có tính cao, có tính , nhưng đồngxã hội hóa đa nghĩa tôn ty
thời lại vẫn rất , thể hiện tâm dân chủ nhường nhịn, trọng sự hòa
thuận (hiếu hòa).
| 1/17

Preview text:

1) Tính sông nước trong các thành tố văn hóa Việt Nam
Văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con
người tạo ra. Vì vậy, ta có 2 thành tố văn hóa lớn, đó là văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Và do nhiều lí do khác nhau, sông nước và
những thực thể có liên quan tới sông nước có một ý nghĩa khá quan
trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt.
*) Thành tố văn hóa lớn thứ nhất là văn hóa vật chất, trong đó, ta lại
có các tiểu thành tố là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên (ăn
mặc - ở - đi lại) và văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, ở đó tính
sông nước đều được thể hiện một cách rõ nét.
Trước hết, ta có thể tìm thấy tính sông nước trong về lĩnh vực ăn uống.
Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, ta dễ dàng
nhận thấy ba món cơ bản là cơm – rau – cá, thịt, trong đó cá và
thịt thường có ít và chủ yếu là các động vật nhỏ từ sông nước:
tôm, cua, cá. Ngay từ thời tiền sử, động vật đã ít hơn thực vật
và chủ yếu là các động vật ăn thịt và động vật nhỏ, không có
các loại động vật ăn cỏ lớn như ở châu Âu. Văn hóa ẩm thực
này đã có tử lâu và thể hiện rất rõ nét trong những câu ca dao
nói về đời sống người Việt:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”
Bên cạnh đó, nổi bật nhất trong bữa ăn người Việt phải kể đến là nước mắm, do
khí hậu nóng ẩm nên ông cha ta thường ướp muối các loại thịt
động vật đê có thể bảo quản được lâu hơn. Khi cá được ướp
muối lâu ngày thì sẽ rỉ ra một loại nước cốt được gọi là nước
mắm, đây là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam,
dùng để nêm nếm hay chấm đều rất ngon. Cùng với đó nước ta
còn nổi tiếng với các đồ ăn lên men như cà muối, dưa cải muối
hay thịt chua, nem chua,..., cách làm này giúp tránh phát sinh
vi khuẩn làm thức ăn bị ôi thiu, chính sự sáng tạo này đã làm
nên những món ăn với hương vị vô cùng đặc biệt.
Không giống như các nước có khí hậu lạnh giá ở châu Âu như
Nga, Đức,... để giữ nhiệt cho cơ thể thì họ ăn các món súp nóng
hổi và dùng thìa để ăn, trái lại đất nước ta nằm ở khu vực có
khí hậu nóng ẩm nên các món ăn chủ yếu được chế biến luộc
thanh đạm để giải nhiệt, ăn cả nước lẫn cái nên ta dùng đũa để
dễ gắp hơn. Từ việc nấu thức ăn, xới cơm, gắp thức ăn đều
dùng đũa. Bữa ăn vô cùng đơn giản, cốt để no lấy sức lao động
ấy được kích thích chủ yếu bằng các yếu tố tâm lí như sự quây
quần của gia đình, ăn chung nồi, chung đĩa thức ăn,... vẫn tạo
nên không khí vô cùng ấm áp gần gũi cho mỗi gia đình. Đặc
biệt, tùy theo từng vùng miền lại có những đặc trưng riêng:
Người miền Bắc thường ăn những món thanh đạm nhưng lại rất
cầu kì trong chế biến và cách sử dụng gia vị. Ngay từ món phở
bò, về khâu chuẩn bị nước dùng đã phải có rất nhiều gia vị như
hoa hồi, thảo quả, quế, phải ninh xương lâu nhưng vẫn phải giữ
được độ trong của nước dùng, đặc biệt thịt bò phải thái vừa ăn
để giữ được độ giòn, dày quá thì sẽ dai còn mỏng quá thì bị mềm,...
Bữa ăn của người miền Trung thường có nhiều yếu tố biển, do đó hương vị cay,
mặn sẽ át đi được mùi tanh của động vật biển và bảo quản thịt
cá được lâu hơn. Ăn cay, mặn còn giúp cho người miền Trung
cân bằng âm dương do thịt cá có tính hàn, và làm cho con
người khỏe hơn, rắn rỏi hơn để đi đánh bắt xa bờ. Qua nghiên
cứu các nhà khoa học còn phát hiện cách chế biến món ăn của
người Huế là học tập từ người Mường, do đó các món ăn xứ Huế
còn được gọi với cái tên “đế vương hóa các món ăn Mường”.
Cuối cùng là miền Nam, đây là vùng đất lớn, dân cư có nguồn
gốc từ tứ phía đểu đổ về đây sinh sống, do đó mà họ tiếp thu
hàng loạt cách chế biến món ăn và cách ăn uống của nhiều tộc
người : người Việt, người Chăm, người Hoa, người Ấn,... Hương
vị món ăn cũng rất đa dạng : cay, ngọt, lạ, dân dã, vô cùng
phong phú. Ta có thể bắt gặp người miền Nam ăn cơm ngon
lành với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu,... do phong tục
ăn uống vô cùng đơn giản của họ, ăn cốt để cho qua bữa chứ không cầu kì.
Trong nước uống hàng ngày, ta dễ dàng nhận thấy người Việt chủ yếu uống các
loại nước pha từ lá cây như lá chè, lá vối,... để uống hàng ngày
thay cho nước lọc. Đây đều là những loại lá có lợi cho sức khỏe,
giúp giải nhiệt, giải khát rất tốt. Một thức uống khác không thể
thiếu trong mâm cơm ngườ Việt chính là rượu, rượu gắn với
sinh hoạt cộng đồng, với mọi nghi lễ, cũng chính vì thế mà
chẳng biết từ bao giờ rượu đã đi vào ca dao, tục ngữ một cách hết sức tự nhiên:
- “Đốt than nướng cá cho vàng,
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi.”
- “Còn trời, còn nước còn non
Còn có bạn rượu, anh còn say sưa.”
Bên cạnh đó còn có các loại đồ tráng miệng vô cùng đa dạng:
từ hoa quả cho đến các loại bánh kẹo truyền thống (được làm
chủ yếu từ đường mật) như kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam, mứt bí
đao, mứt dừa,... với vị ngọt dịu nhẹ khiến người ta ăn một lại muốn ăn hai.
Như vậy tất cả các loại đồ ăn, thức uống kết hợp lại với nhau đã tạo nên một nền
ẩm thực nhiều màu sắc với đặc trưng riêng của Việt Nam ta.
Tiếp theo là về trang phục, đặc điểm tự nhiên cũng đã có
những tác động rất lớn
đến cách ăn mặc của người Việt Nam. Chất liệu được sử dụng
chủ yếu là từ nguồn gốc
thực vật như bông, tơ, đay,... tạo nên các loại vải mỏng nhẹ,
giúp thấm hút mồ hôi tốt
trong thời tiết nóng ẩm. Người Việt cũng rất sáng tạo trong việc tạo màu sắc cho quần
áo, thường dùng các nguyên liệu tự nhiên từ củ nâu, chàm để nhuộm màu. Trong lao
động thường ngày trước kia, nam giới thường ở trần, đóng khố
và đi chân đất, còn nữ
giới thường mặc yếm, váy. Đây là cách ăn mặc truyền thống, đơn giản, gọn gàng và
giúp con người dễ dàng di chuyển trên môi trường sông nước. Trái lại, trong lễ hội
người ta ăn mặc vô cùng cầu kì, diêm dúa với nhiều màu sắc: nam thường mặc áo the,
đội khăn xếp; nữ thì mặc áo tứ thân, vấn tóc đeo khăn mỏ quạ và đội nón quai thao,
chân đi guốc và không quên đeo hoa tai để làm điểm nhấn. Như vậy trong mỗi hoàn
cảnh, người Việt Nam lại có cách ăn mặc khác nhau, tuy nhiên nhìn chung khá giản dị
và gọn gàng với các loại quần áo có chất liệu mỏng nhẹ.
Một trong những yếu tố khác mang đậm dấu ấn của tự nhiên được nhắc đến
chính là nhà ở. Người Việt ở các loại nhà truyền thống như nhà sàn ở miền núi, và
nhà tranh vách đất ở miền xuôi. Chất liệu làm nhà thường được
sử dụng là các loại gỗ,
thảo mộc như tre, nứa, cây dừa,... dễ kiếm, tiện lợi, làm cho ngôi nhà thoáng mát. Ông
cha ta vẫn có câu: “Nhà cao cửa rộng”, có thể hiểu nhà cao để
cách nhiệt, cửa rộng để
đón gió nhưng không làm cửa cao để ngăn ánh nắng xuyên vào ngôi nhà. Cũng do
nằm ở khu vực hay xảy ra thiên tai, bão, lũ nên nhà ở được
người Việt xây dựng rất
kiên cố với kết cấu “kèo”, “mộng”: dùng các thân cây gỗ to
dựng lên tạo hình mái (gọi
là kèo), sau đó dùng các thanh gỗ xếp đan nhau tạo nên vì,
cuối cùng rồi mới lợp mái
ngói lên trên, do vậy vô cùng chắc chắn. Ngói được sử dụng để lợp mái là loại ngói
vẩy cá, trước kia các nhà truyền thống thường có mái cong (mô phỏng con thuyền, còn
được gọi là nhà thuyền). Các tỉnh miền Trung do thường xuyên lũ lụt nên còn làm nhà
nổi để tiện sinh hoạt. Về hướng nhà, ta thường chọn hướng Nam, Đông Nam bởi đây
là hướng giúp cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, cùng với đó
là giúp tránh bão phía Tây, tránh ánh nắng phía Đông.
Về giao thông đi lại, chủ yếu là phát triển đường thủy với rất nhiều phương tiện
phong phú: thuyền thúng, thuyền độc mộc, đò, bè,..., con người thì giỏi đi trên sông
nước, giỏi bắc cầu, hiểu rõ về thủy triều. Đặc biệt ông cha ta có tục vẽ mắt cho thuyền
bởi quan niệm thuyền cũng là một sinh vật có hồn, vẽ mắt cho
truyền để tránh các loài
thủy quái dưới biển làm hại. Bên cạnh đó, các hoạt động
thương mại nơi bến sông
cũng rất phát triển, hình thành nên những đô thị ven sông ven
biển. So với đường thủy
thì đường bộ thì kém phát triển hơn do tục sống định cư để trồng lúa nước, các con
đường chủ yếu là nhỏ hẹp, chưa có nhiều các phương tiện giao thông và con người thì
đi bộ, dùng trâu bò là phương tiện giúp kéo, thồ, tích hợp với việc cày cấy. Nhìn chung
với đời sống vật chất đơn giản nên giao thông đi lại của người Việt cũng không có
bước phát triển vượt bậc, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của chính mình.
Tiếp đến là phong tục tập quán, Việt Nam được biết đến là quốc gia văn hiến với
bề dày lịch sử, vì thế mà các phong tục tập quán nơi đây vô
cùng đa dạng. Trước hết là
tín ngưỡng, ông cha ta có tục thờ nước và thờ các loài sống
vùng sông nước bởi tầm
quan trọng của nước đối với sự sống. Các tục lên này nhằm nhắc nhở con cháu biết
quý trọng và bảo vệ nguồn nước của mình. Tiêu biểu trong đó
là Lễ hội cầu nước và trị
thuỷ của người Việt ven sông Hồng vùng Hà Nội trong quan hệ
với tục thờ Đá, lễ rước
Nước tế Cá đền Trần (Nam Định) và Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (Ba Vì, Hà Nội),
trong lễ hội này, nhân dân làm lễ để mong sức mạnh của các vị thần để trị thủy mang lại mùa màng tốt tươi.
Nối tiếp những phong tục đó là tang ma, ông cha ta thường có lễ Phạn Hàm, đây là
nghi lễ để chờ hồn phách người chết hồi sinh trở lại. “Phạn” nghĩa là cơm, “hàm”
nghĩa là ngậm. Người ta sẽ để một chiếc đũa ngáng ngang
miệng người mới mất cho
khỏi cắn răng, và cũng là để dễ cho ngậm hàm, chờ xem hồn
phách người người có hồi
sinh trở lại hay không. Tiếp đó là bỏ một vốc gạo và ba động
tiền vào miệng, nếu nhà
phú quý có điều kiện thì dùng ba miếng vàng sống, chín hạt trân châu. Sau đó trải
chiếu xuống đất và đặt người chết nằm xuống bởi quan niệm
sinh ra ở đất thì khi chết
sẽ lại quay về đất, để một lúc rồi lại mới lên giường. Con cái sẽ cầm cái áo của người
chết mới thay rồi trèo lên mái nhà gọi vía ba tiếng, mong người
mất sống lại rồi lại lấy
chính chiếc áo ấy phủ lên thân. Cùng với đó, để linh hồn người
chết đi đến bờ cõi bên
kia thì trong đám tang còn có lễ “bắc cầu”, căng dải lụa để làm cầu cho người chết lên
đường thuận lợi. Tiếp đó là tục chèo đò, con cái hoặc người trong làng xóm thân thiết
sẽ cầm một cây gậy, làm giả động tác chèo đò vừa đi vừa hát để đưa tiễn linh hồn người chết.
Bên cạnh đó, các lễ hội và lễ tết vô cùng phong phú, thường được tổ chức theo
mùa vụ lúa nước. Trong đó nổi bật phải kể đến là Tết cơm mới, đây là lễ hội quan
trọng nhất trong số các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Khi mới thu hoạch
mùa màng, gặt lúa xong, ta sẽ lấy chính gạo mới thu hoạch để nấu cơm và cúng tế, ăn
mừng mùa màng thuận lợi, cầu mong các vị thần giúp cho bội thu hơn nữa. Tết Đoan
Ngọ,.... Cùng với đó cũng có rất nhiều nghi lễ đến nước phải kể
đến là tục đi lấy nước
mới vào đêm giao thừa của người Phù Lá ở Yên Bái, tiếp đến là trò chơi đi cà kheo –
đi trên hai thanh gỗ cao, ban đầu là để lội nước dễ hơn, sau này đã dần trở thành trò
chơi dân gian vô vùng nổi tiếng và được yêu thích. Đặc biệt là trò chơi ném pháo đất,
khi ném pháo xuống thì tiếng tổ rền vang giống với tiếng sấm, trò chơi này thể hiện
ước vọng cầu mưa của dân ta. Hay trò chơi thả diều, thể hiện ước vọng cầu nắng.
Về ngôn từ, ta thường hay sử dụng những từ ngữ liên quan đến nghề nông nghiệp
như thay vì nói nghề giáo thì thường dùng với từ “người lái đò”, “nghề trồng người”,
“người gieo mầm”, hay dùng từ “phao” để chỉ tài liệu mang vào phòng thi.
Đặc biệt, ta còn bắt gặp trong thơ ca rất nhiều hình ảnh sông
nước được dùng để ví von:
- “Ba chìm bảy nổi”: chỉ số phận héo hon, long đong lận đận.
- “Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”: chỉ sự chung thủy.
- “Nước đến chân mới nhảy”.
- “Nước chảy đá mòn”.
- “Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”: coi trọng sự học, kính trọng
người đã dạy dỗ mình.
Những hình ảnh sông nước này đã khắc họa rõ nét mọi hoạt
động sống của người Việt
và nó đã đi sâu vào văn hóa Việt Nam. Và đặc biệt, chính vì đời sống thường ngày
luôn nhẹ nhàng tình cảm nên tâm lí người Việt cũng mềm mại
như nước: “Ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài” hay “Nước nổi bèo trôi”,..., luôn ứng biến, không ngại thay dổi
bản thân để phù hợp với hoàn cành. Đặc biệt là đề cao tính cộng đồng, tập thể.
Qua đây ta có thể thấy tính sông nước đã in đậm dấu ấn trong
mọi lĩnh vực trong đời sống của người Việt, từ ăn, mặc ở cho
đến giao thông đi lại, phong tục tập quán.
Điều này thể hiện rõ nét đặc điểm văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa đặc sắc với bề dày lịch sử. Như vậy mỗi con người chúng ta
phải ra sức học tập, tìm hiểu và phải có bản lĩnh văn hóa vững
vàng để giữ gìn và phát huy nền văn hóa có truyền thống lâu
đời này, phải biết chọn lọc yếu tố mới để phát huy sức mạnh
nội nại của mình bên cạnh yếu tố ngoại sinh.
*) Thành tố hóa lớn thứ hai là văn hóa tinh thần, trong đó ta cũng có
các tiểu thành tố gồm tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục-lễ tết, lễ hội,
ngôn từ cũng tái hiện được tính sông nước tái hiện.
Người dân thuở xưa cho rằng trên đời này có các thần linh trông coi
về nước, về mưa để dân chúng trồng cấy và sinh sống. Các hình thức
làm lễ nguyện cầu các thần phù hộ độ trì cho con người thoát khỏi
tai ương, lễ thờ nước, thờ các loài sống vùng nước ra đời. Nhiều tập
tục có ý nghĩa xã hội như hội té nước, hội đua thuyền còn lưu truyền
đến tận ngày nay. Hàng loạt các loại hình văn hóa, nghệ thuật ra đời
bắt nguồn từ sông nước: Truyện dân gian, truyền miệng, ca dao, tục
ngữ có liên quan đến sông nước như Sơn Tinh-Thủy Tinh đánh nhau
do ghen tuông tạo ra trận lũ lụt hằng năm; Chử Đồng Tử và Tiên
Dung trong câu chuyện tình huyền thoại bên dòng sông… Rồi những
điệu hát ngồi tựa mạn thuyền, chèo đò, đò đưa, các điệu hò kéo lưới,
quăng chài xuất hiện đặc sắc ở vùng sông biển. Bên cạnh đó, tính
sông nước được thể hiện trong ngôn từ, từ ngôn ngữ ra đời gắn liền
với địa hình sông nước, hoạt động trên sông nước, dần dần hình
thành nên cả một trường ngôn ngữ sông nước trong giao tiếp của
người Việt, sử dụng nhiều hình ảnh sông nước để ví von.
2) Bối cảnh, thành tựu của một giai đoạn văn hóa Việt Nam
*) Bối cảnh: Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn
tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn
hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền thuyết thì có thể hình dung
giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên.
Truyền thuyết Hồng Bàng thị kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng
tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế họ Thần Nông, con một
nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào
khoảng năm 2879 trước Công nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt
tên nước là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động
Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba
Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc
Tục lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối
ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh
ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theo cha xuống
bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng Việt Trì
ngày nay), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Vua Hùng.
Về mặt không gian, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết trải dài
từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình chính là địa bàn cư trú của người
Nam-Á – Bách Việt, là khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa
Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là một bộ
phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận
của khối cư dân Nam-Á – Bách Việt.
Về mặt thời gian, thiên niên kỉ thứ III trước Công nguyên ứng với giai
đoạn đầu thời đại đồ đồng, cũng chính là thời điểm hình thành chủng Nam-Á (Bách Việt). *) Thành tựu:
Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người
Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều
thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh
bản địa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Về chính trị - xã hội, nhà nước của các vua Hùng và quốc gia Văn
Lang đã đưa toàn bộ xã hội của các thị tộc, bộ lạc Việt cổ sang một thời đại mới
- Về kinh tế, thời VL-AL đã hình thành nền văn minh nông nghiệp
lúa nước: cư dân đã phát triển được kỹ thuật canh tác nông
nghiệp, nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ phong
phú, đa dạng, rất giàu chất bột, chất đạm và nhiều chất bổ khác,
trong đó lúa gạo là chính, thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà
vịt, heo), biết dùng trâu, bò để cày bừa, biết trồng dâu nuôi tằm,
dệt vải, thạo nghề đi biển đánh bắt hải sản;…
+ Nghề thủ công và kĩ thuật luyện kim phát triển mạnh mẽ tạo
điều kiện làm phong phú, đa dạng đồ trang sức. Cư dân Văn Lang
– Âu Lạc đã đạt được những thành tựu to lớn về nghề luyện kim
đồng. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng,
đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt
đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu,
pha chế hợp kim, làm hoa văn,…)
- Trang phục của cư dân Âu Lạc cũng đã phản ánh một phần trình
độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của người Việt
cổ, do nghề dệt rất phát triển, con người đã sản xuất được nhiều
loại vải khác nhau từ đợi đay, gai, tơ tằm, nên đã đáp ứng được
nhu cầu may mặc của nhân dân.
- Về ngoại giao, ta đã có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ
- Còn về mặt tổ chức xã hội, ta đã tổ chức xóm làng dựa trên cơ cấu
nông thôn kiểu Á châu, nhà nước mới hình thành bóc lột công xã,
đại diện cho lợi ích chung của công xã, ở các vùng núi tổ chức bộ
lạc, trung du và đồng bằng tổ chức liên minh bộ lạc.
- Cuối cùng là các thành tựu về mặt đời sống tinh thần, ta đã thể
hiện đậm nét bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống:
đoàn kết, gắn bó, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn
thờ tổ tiên, anh hùng nghĩa sĩ. Không chỉ vậy, nền văn học dân
gian hình thành và phát triển đặc biệt là các thể loại như thần
thoại, truyền thuyết,... Đặc biệt là sự hình thành của hệ thống văn
tự, chữ viết “khoa đẩu”.
3) Một loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều loại hình tín ngưỡng, một trong số đó không
thể không kể đến tín ngưỡng phồn thực. Thực chất của tín ngưỡng
phồn thực là khát vọng cầu mong về sự sinh sôi này nở, là sự sùng
bái, thiêng hóa sự sinh sản, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và
hành vi giao phối làm đối tượng. Tín ngưỡng này có mặt rất sớm
trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên
khác nhau giữa các vùng, do sự ảnh hưởng của văn hóa Hán nhiều hay ít.
Để duy trì cuộc sống cần cho mùa màng tươi tốt, còn để phát triển
sự sống, cần cho con người sinh sôi. Từ thực tiễn đó, tư duy cư dân
nông nghiệp Nam Á đã phát triển theo hai hướng: những trí tuệ sắc
sảo đi tìm quy luật khách quan để lí giải hiện thực, kết quả tìm được
triết lí âm dương, còn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thấy
ở hiện thực một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như
thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài của
lịch sử với hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao
phối. Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ gọi là thờ sinh thực khí. Đây
là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các
nền văn hóa nông nghiệp. Nhiều nơi như Phú Thọ, Hà Tĩnh có tục thờ
cũng mõ nường, hay như Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực
khí, sau đó đem đốt và tro chia cho mọi người rắc ngoài ruộng, hay
trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và
khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau vì tin rằng chúng
sẽ đem lại may mắn, no đủ cho cả năm. Việc thờ sinh thực khí còn
thể hiện ở việc thờ các loại cột đá (cột đá sinh thực khí nam ở chùa
Dạm, Bắc Ninh) và các loại hốc (Lỗ Lường ở Hòn Đỏ, Khánh Hòa).
Bên cạnh đó, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy quan trọng quan
hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng
phồn thực độc đáo, đặc biệt bổ biến ở khu vực ĐNA. Trên nắp đồng
tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh hình mặt trời là 4
đôi nam nữ đang giao phối, hay ở các nhà mồ Tây Nguyên hiện vẫn
dựng tượng nam nữ giao phối hồn nhiên với bộ hân sinh dục phóng
to, hay như trong dịp hội ở đền Hùng, người ta lưu truyền điệu múa
“tùng dí”, thanh niên nam nữ múa từng đôi, cầm trong tay những vật
biểu trưng cho sinh thực khí của nam và nữ.
Sau này, một số vương triều, do ảnh hưởng của văn hóa Hán đã đàn
áp các dâm từ và dâm thần. Tuy nhiên, tín ngưỡng này chỉ tự giải thể
mà không hề mất đi, nó hội nhập và đan xen với các loại hình văn
hóa nghệ thuật khác. Qua biến thiên lịch sử, dâu bể cuộc đời, tín
ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam.
3. Bối cảnh và 1 số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần:
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần.
Đánh giá: thời kỳ phục hưng lần 1, vì sao.
Bối cảnh lịch sử: năm bắt đầu, sơ lược tình hình.
Thời kì độc lập tự chủ của Việt Nam kéo dài suốt một thiên niên kỉ,từ năm 938 đến
1858. Nhân dân và các vương triều phải liên tục tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng
quốc gia khỏi âm mưu xâm chiếm và hủy hoại nền văn hóa dân tộc của đội quân
phương Bắc. Song với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân dân không chỉ bảo vệ được
nền văn hóa Việt mà còn khiến cho nó trỗi dậy,vươn đến đỉnh cao mà mở đầu của giai
đoạn này là sự phục hưng văn hóa lần thứ nhất vào thời Lý-Trần.
Sau khi giải phóng khỏi ách kìm kẹp của Bắc thuộc cùng với việc rời đô về Đại La và
đổi tên thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu cho giai đoạn phục hưng văn hóa Đại
Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Thành tựu:
Về văn hóa vật chất, sau khi dời đô,nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện,đền
đài,thành lũy. Tiêu biểu như Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc to lớn nhất
trong số các triều đại phong kiến.
Kiến trúc thời Lý phát triển rất mạnh,mỹ thuật tập trung chủ yếu vào các ngôi chùa và
tượng Phật. Tiêu biểu trong số đó phải nhắc đến An Nam tứ đại khí,gồm tượng Phật
chùa Quỳnh Lâm( Đông Triều,Quảng Ninh), tháp Bảo Thiên(Thăng Long), chuông
Quy Điền/chuông ruộng rùa(chùa Diên Hựu/chùa Một Cột), vạc Phổ Minh( chùa Phổ
Minh, Thiên Trường, Nam Định). Hình tượng con Rồng thời Lý cũng khá độc đáo,
phải kể đến như Rồng ngậm ngọc tại Hoàng thành Thăng Long. Nghệ thuật điêu khắc
trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá thuần thục. Bố
cục tượng gọn, đẹp và cân xứng nhưng không trung lặp và đơn điệu. Từng chi tiết
được chạm trổ,những đường cong mềm mại, gợi tả nên vẫn thanh thoát,nhẹ nhàng.
Còn nghệ thuật điêu khác ở thời Trần lại mang tính chất phóng khoáng, khỏe và thực hơn.
Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý, như nghề dệt, gốm, mĩ
nghệ,… Nghề dệt đã có nhiều thành tựu: các vải,lụa hay gấm được các người thợ thủ
công làm ra với đủ các màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc. Nghề gốm cũng có bước
phát triển khá dài và đạt được trình độ cao: các loại gạch ngói bằng sứ trắng,tráng
men, khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu thời Lý. Đến thời
Trần,nghề thủ công đã có
những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt
hàng nhất định,phường thủ công hay phố xá buôn bán.
Về hệ tư tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý-Trần là sự dung hòa tam giáo (Nho-Phật-
Đạo) hay còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trước tiên, nói về Phật giáo,
đến thế kỉ X, tôn giáo này đã có những bước phát triển lớn, nhiều chùa chiền xuất hiện.
Nhà vua và các tầng lớp quý tộc rất sủng mộ đạo Phật. Bằng chứng là năm 1031, triều
Lý bỏ tiền ra xây dựng 950 chùa. Năm 1129, mở hội khánh thành 84000 bảo tháp.
Đồng thời, các nhà sư tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Phật giáo giai đoạn này còn tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục và nếp sống của
đông đảo nhân dân các làng xã,ảnh hưởng to lớn đến kiến trúc, điêu khắc, thơ văn và nghệ thuật.
Thời kì đầu giai đoạn tự chủ, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn
tại trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Chế độ giáo dục và
thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đầu. Để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại
cho bộ máy hành chính, nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập và thi cử. Năm 1070,
nhà Lý dựng Văn Miếu,mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu để
chọn lựa nhân tài. Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.
Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hóa, tạo ra quy củ cho việc học hành, thi cử,
lập Quốc học viện cho con em quan lại quý tộc vào học và các trường học ở xóm làng
cũng dần được mở ra. Thể lệ thi cử,học vị được quy định,tầng lớp quan lại xuất thân từ
nho sĩ ngày càng đông đảo. Nho giáo dần phát triển lấn át Phật giáo.
Nằm trong sự tiến bộ về hệ tư tưởng, thời kì này, nền văn hóa bác học cũng được
hình thành và phát triển . Nền văn học chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác
giả hùng hậu,phát triển cả về số lượng và chất lượng ở cả hai hình thức chữ Hán và
chữ Nôm. Đáng lưu ý nhất là bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Chiếu dời
đô của Lý Công Uẩn. Ở thời Trần, đa số các thi nhân đa phần là các nho sĩ,nổi tiếng
với các tên tuổi như Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh,…
Cùng với văn học, các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng cũng ra đời và
phát triển trên cơ sở khai thác những giá trị của kho tang văn hóa dân gian, thâu hóa
những thành tựu văn hóa bác học Trung Hoa,Ấn Độ.
4) Văn hóa giao tiếp của người Việt
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất
giữa con người với con người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có
thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và
rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên
trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến
người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo
ra mối quan hệ, củng cố tình thân, năng lực giao tiếp được người
Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người. Vì coi
trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc
thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có
tính thích thăm viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau,
thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa,
những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây
không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách.
khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo
khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi
một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính
gần như ngược lại là rụt rè. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách
này chính là bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã
Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.
Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi
thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính
cộng đồng ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng,
trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt
Nam, ngược lại, bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Đó là biểu hiện cho
cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Tiếp theo, xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp
với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình
cảm – lấy sự yêu sự ghét – làm nguyên tắc ứng xử tr ong giao tiếp.
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở
đời. Trong gia đình thì Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời
thiệt hơn (ca dao). Ngoài xã hội, ai giúp mình một chút gì đều phải
nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý gì cũng đều tôn làm thầy.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu,
quan sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã
hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có
con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam
thường quan tâm. Đặc tính này chính là một sản phẩm nữa của tính
cộng đồng làng xã. Do tính cộng ,
đồng người Việt Nam tự thấy có
trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì
cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi ly các quan hệ xã
hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, mà muốn
chọn được từ xưng hô cho thích hợp thì cần phải có đủ các thông tin
cần thiết về cá nhân người đối thoại. Tính hay quan sát khiến người
Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong
phú: chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, con mắt… là đã biết được tính cách con người
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể
giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Như đã nói, danh dự được
người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết,
tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai
tiếng. Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc
bệnh sĩ diện. Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng ở tục lệ
ngôi thứ nơi đình trung là tục chia phần. Các cụ già bảy tám mươi,
tuy ăn không ăn được, nhưng vì danh dự (sĩ diện), vẫn có thể to tiếng
với nhau vì miếng ăn. Thói sĩ diện buộc người ta phải sống và hành
động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình. Lối sống trọng
danh dự, trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin , đồn tạo
nên dư luận như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì
sự ổn định của làng xã. “Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống
chứ ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình”.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp
“vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng
vào vấn đề. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn
xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Lối giao tiếp “vòng vo
tam quốc” kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra
ở người Việt Nam thói quen chào hỏi “chào” đi liền với “hỏi”: “Bác
đi đâu đấy?”, “Cụ đang làm gì đấy?”… Ban đầu, hỏi là để có thông
tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần
nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi
đi đằng này một cái” hoặc trả lời bằng cách hỏi lại, chẳng hạn, với
câu hỏi: Cụ đang làm gì đấy?, có thể trả lời: Vâng, bác đi đâu đấy?
Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối
tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy tổng hợp, biện chứng). Nó
tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng.
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược
điểm là thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng
thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết,
người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng
trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười
Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý trọng sự hòa thuận
khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn nhau.
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng tiếng hô Việt:
Trong khi các ngôn ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì
tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng (mà số lượng cũng rất phong
phú do có nhiều biến thể), còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ
chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu,
con…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ,
ông cai, ông lý, ông huyện, ông đội…) để thay thế cho đại từ, chúng
trở thành các từ đại từ hóa, những từ đại từ hóa này có xu hướng lấn
át các đại từ nhân xưng. Trong tiếng Việt có tổng cộng trên 60 từ
xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong phú này thể hiện rất rõ các
đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:
Có tính chất thân mật hóa cao, có tính chất cụ thể hóa cao, có
tính xã hội hóa cao , có tính đa nghĩa cao, có tính tôn ty, nhưng đồng
thời lại vẫn rất dân chủ, thể hiện tâm lý nhường nhịn, trọng sự hòa thuận (hiếu hòa).