Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.a, Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh là tổng hòa của các yếu tố sau:* Nhân tố khách quan- Truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường của dân tộcViệt Nam: Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc quahàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền thốngnày đã trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy nhân dân ta giành thắng lợitrong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214 KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
a, Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh là tổng hòa của các yếu tố sau:
* Nhân tố khách quan
- Truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường của dân tộc
Việt Nam: Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua
hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền thống này
đã trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy nhân dân ta giành thắng lợi trong
các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết
khoa học về cách mạng xã hội, đã được kiểm nghiệm và chứng minh trong
thực tiễn cách mạng thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Hồ
Chí Minh một hệ thống quan điểm khoa học về thế giới và con người, là nền
tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam.
- Tư tưởng của các bậc tiền bối yêu nước, cách mạng Việt Nam:
Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa tinh hoa tư tưởng của các bậc tiền bối
yêu nước, cách mạng Việt Nam, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Ái Quốc, Phan
Bội Châu,... Tư tưởng của các bậc tiền bối đã góp phần quan trọng hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cách mạng Việt Nam:
Hồ Chí Minh đã trực tiếp tham gia và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt
Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Kinh nghiệm thực
tiễn của phong trào cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng bổ sung,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
*Nhân tố chủ quan lOMoAR cPSD| 45734214
- Khả năng tư duy và trí tuệ của HCM: HCM là 1 người thông minh và sắc sảo
- Khả năng hoạt động thực tiễn: Trong bối cảnh đất nước rối ren,
đói nghèo, HCM dũng cảm ra đi tì đường cứu nước bằng hì bàn tay trắng.
- Phẩm chất đạo đức: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài và đức ở con người HCм.
=> Điều kiện ĐỦ cho sự ra đời tư tưởng HCM b,
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và nó đã trải qua một quá
trình lâu dài thông qua khoảng thời gian tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn
thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người.
– Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng
cáchmạng từ 1890 đến 1911:
Khi còn trẻ, với những đặc điểm quê hương, gia đình và môi trường
sống, Hồ Chí Minh đã tư tích lũy được những hiểu biết và tạo dựng cho
mình nhiều phẩm chất đáng quý.
– Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm từ 1911 đến 1920 là giai
đoạnbôn ba tìm đường cứu nước:
+ Hồ Chí Minh đã đi tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới
và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức.
+ Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với Luận cương của V.I.Lênin về
các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường chân
chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
+ Hồ Chí Minh đã chọn con đường đó là đứng hẳn về Quốc tế III,
tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
Sự kiện đứng hẳn về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản
Pháp đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ
giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản. lOMoAR cPSD| 45734214
– Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng
Việt Nam (1921 – 1930):
+ Trong giai đoạn này, chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động tích cực trong
Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội
liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm mục đích để có thể tuyên
truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa.
+ Hồ Chí Minh tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào
Đoàn chủ tịch của Hội giữa năm 1923.
+ Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, cho ra đời Báo thanh niên, cùng với đó là mở các lớp
huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động cuối năm 1924.
+ Tháng 02- 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và
trực tiếp thảo ra các văn kiện cụ thể đó là các văn kiện sau: Chánh cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các
văn kiện được nêu này, cùng với hai tác phẩm Người hoàn thành và xuất
bản trước đó là Bản án chế độc thực dân Pháp (1925) và Đường Kách mệnh
(1927) đã đánh dấu cơ bản sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con
đường cách mạng của Việt Nam.
– Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định
của cách mạng Việt Nam (1930 – 1941):
+ Đại hội VII Quốc tế cộng sản năm 1935 đã có sự chuyển hướng về
sách lược, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít.
+ Năm 1936, Đảng ta đề ra chiến sách mới, phê phán những biểu hiện
tả khuynh, cô độc, biệt phái ở giai đoạn trước đây. Từ đây Đảng ta đã trở lại
với Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh.
+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 cũng đã khẳng
định rõ là cần phải đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi lOMoAR cPSD| 45734214
dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền
địa cũng phải nhằm vào cái mục đích giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân
tộc làm tối cao để mà giải quyết.
Những diễn biến của quá trình này cũng đã góp phần quan trọng phản
ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 đến 1969):
+ Đầu năm 1941, chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước, trực tiếp chỉ đạo
Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5 năm 1941), tại hội nghị này đã đặt nhiệm
vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết.
+ Sau khi giành được chính quyền và chiến thắng lịch sử vào năm
1945, Đảng ta và nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu
tranh giải phóng miền Nam.
+ Trước khi qua đời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã để lại di chúc gửi
gắm trong đó những tinh hoa của tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của
một vĩ nhân hiếm có, đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và toàn nhân loại của Người.
+ Đảng ta và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn
di sản tinh thần vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta cũng đã khẳng định rằng Đảng lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định được
vai trò của mình và đây thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và
thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển của toàn đất nước ta.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống
những quan điểm toàn diện và sâu sắc về con đường cứu nước, chiến lược lOMoAR cPSD| 45734214
CM, sách lược CM và PPCM nhằm giải phóng ách áp bức, nô dịch, XD một
nước VN hoà bình thống nhất, độc lập và CNXH.
* Cơ sở hình thành –
Lý luận: Theo chủ nghĩa M-L: CM là sự nghiệp của quần
chúng,còn ở VN: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. –
Thực tiễn: Khảo sát những PTCM GPDT (CM Pháp, Mỹ, Nga).
=> Muốn thoát khỏi ách áp bức phải tiến hành CMTS.
a. CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
– Ngay từ khi mới ra đời, gc TS đóng vai trò là người lãnh đạo
cáctầng lớp ND đấu tranh chống chế độ PK, chống ách áp bức bóc lột PK
đối với các dân tộc, góp phần hình thành nên các QG dân tộc cơ bản.
– Khi CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN chính nó đã trở thành
kẻáp bức bóc lột các dân tộc khác một cách dã man và tàn bạo, ngọn cờ dân
tộc đã chuyển sang tay GCVS, người đại diện cho LLSX tiên tiến của thời đại.
– Giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo CMGPDT vì mang nhữngphẩm chất:
+ Là người CM triệt để nhất.
+ Có tính kỷ luật và đoàn kết cao.
+ Đại diện cho LLSX mới.
+ Có hệ tư tưởng riêng.
– Sau khi khảo sát các phong trào trong nước và trên thế giới,Người
thấy sau CM người dân vẫn chưa được hưởng tự do, hạnh phúc, Người đã
gọi đó là cuộc CM chưa đến nơi. Còn ở CM Nga, Người đã gọi đó là cuộc
CM đến nơi. Vì thế VN phải đi theo con đường CM Nga. HCM khẳng định:
Sự nghiệp GPDTVN phải đặt dưới sự lãnh đạo của gc CN, phải đi theo con
đường CMVS, phải đặt CM DTDCND trong quĩ đạo của lOMoAR cPSD| 45734214
CMVS, là một bộ phận của CMTG. “Đây là sự phát hiện đầy sáng tạo của HCM”.
b. CMGPDT phải do ĐCS lãnh đạo –
Các vấn đề đặt ra trong CMGPDT là:
+ Ai là người lãnh đạo PT?
+ Những giai cấp nào, những liên minh giai cấp nào là lực lượng nòng cốt?
– Người khẳng định: Trong điều kiện CMVN muốn thành công
phảicó ĐCM lãnh dạo, Đảng có vững CM mới thành công, Đảng muốn vững
phải có chủ nghĩa làm nòng cốt.
– Theo HCM: Trong thời đại ngày nay, CMGPDT phải chống lạimột
kẻ thù tàn bạo và to lớn, giữa chúng có sự liên minh mang tính quốc tế,
muốn đánh thắng chúng cần có bộ tham mưu đủ khả năng, đường lối đúng
đắn, PP đấu tranh khoa học, đó chính là ĐCSVN.
c. Lực lượng của CMGPDT là toàn dân tộc.
– CM là việc chung của cả dân tộc có nghĩa là: Sĩ, Nông,
Công,Thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Trong lực lượng đó Công,
Nông là gốc của kách mệnh còn học trò, điền chủ nhỏ cũng bị TS áp bức
song không cực khổ bằng công nông. 3 lực lượng ấy đều là bạn của cách mệnh.
– Người xác định: Kẻ thù chính của CMVN là bọn đế quốc + PKtay
sai, còn phải tập trung lực lượng của toàn dân tộc để đánh đổ chúng giành lấy chính quyền.
– Khi phát động cuộc khánh chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp.Người kêu gọi toàn dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có
trong tay. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia
tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu nước. lOMoAR cPSD| 45734214
– Tính sáng tạo: Theo Lênin: mới chỉ là lời kêu gọi, còn trgTTHCM,
cuộc CMGPDT lực lượng là toàn dân.
d. CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc
– Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm
xemthắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của CM vô
sản ở chính quốc. Đề cương về phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1/9/1928) cho
rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa
khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Quan
điểm này vô hình chung đã giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào
CM ở thuộc địa. Còn theo HCM: Ko nhất thiết phải như vậy mà CMVS ở
thuộc địa có thể thắng lợi trc CMVS ở chính quốc; và thực tế đã chứng minh điều đó là đúng.
– Trong tác phẩm Đường kách mệnh, HCM có sự phân biệt vềnhiệm
vụ của CM và CM giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ CM đó tuy có
khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn;
một cống hiến rất quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, đã được thắng lợi của phong trào CM giải phóng dân tộc trên
toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
e. CMGPDT phải được tiến hành bằng con đường CM bạo lực
– Bạo lực CM trong CM giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Các thếlực
đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man
các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành
động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa đè bẹp ý chí xâm lược của
chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế con đường để giành và giữ
độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. Đánh giá đúng
bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai. Hồ Chí Minh cho rằng: lOMoAR cPSD| 45734214
Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền”.
– Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong CMGPDT:
Trướcnhững kẻ thù lớn mạnh, HCM chủ trương sử dụng phương châm chiến
lược đánh lâu dài. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói:
“Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì
địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Kháng chiến phải trường kỳ vì đất
nước ta hẹp, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị
của toàn dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định
chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Các
thành phố có thể bị tàn phá song nhân dân ta quyết không sợ. Không có gì
quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất
nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn.
Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế là một quan điểm nhất quán trong TTHCM. Trong 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Người động viên sức mạnh của toàn dân tộc,
đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu
qủa cả về vật chất và tinh thần kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại để kháng chiến thắng lợi.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (Tính
tấtyếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam).
3.1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
• HCM khẳng định (trong “Đường cách mệnh”) Đảng Cộng sản
làngười “cầm lái” con thuyền CMVN.
• Sự lãnh đạo và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
làmột tất yếu lịch sử. lOMoAR cPSD| 45734214
• Đảng CSVN là một đảng kiểu mới của GCCN. Đảng ra đời là
sựkết hợp giữa CNM-LN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
• Đảng CNVS được trao sứ mệnh lãnh đạo trong sự nghiệp GPDTvà đi lên CNXH
3.2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh
a. Đảng là đạo đức, là văn minh:
* Đảng là đạo đức
- Mục đích: đấu tranh GPDT, GPDT và danh dự của dân tộc xã hội,GPGC, GP con người
- Đảng luôn trung thành với lợi ích toàn DT nhân loại vì Đảngkhông có mục đích riêng.
- Đội ngũ đảng viên phải luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng
* Đảng là văn minh
- Là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc
- Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển
vănminh tiến bộ của dân tộc và nhân loại
- Đảng luôn phải trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch
sửdo nhân dân, dân tộc giao phó
- Đội ngũ đảng viên là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu
trongcông tác và trong cuộc sống hàng ngày - Là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
• Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng và
kim chỉnam cho hành động • Tập trung dân chủ
• Tự phê bình và phê bình
• Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
• Đảng phải thương xuyên tự chỉnh đốn lOMoAR cPSD| 45734214
• Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
• Đảng phải liên hệ mất thiết với nhân dân • Đoàn kết quốc tế
c. Xây dựng đội ng甃̀ cán bộ
• HCM đặc biệt coi trọng công tác cán bộ.
• Người yêu cầu, đối với CB, ĐV cần phải:
- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng
- Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh,
đườnglối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.
- Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức CM.
- Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Phải có mối liên hệ mật thiết với quần chúng ND.
- Phải luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo.
- Phải là người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do
nhândân, vì nhân dân (Nhà nước dân chủ; nhà nước pháp quyền; nhà
nước trong sạch, vững mạnh).
4.1. Nhà nước dân chủ
a. Bản chất GC của nhà nước
• Nhà nước ta là nhà nước DC và mang BC của GCCN.
• Bản chất GCCN thể hiện ở ba nội dung sau:
- Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Tính định hướng đi lên CNXH trong xây dựng, phát triển đấtnước.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước ta là Tập trung dânchủ.
* Bản chất GCCN của nhà nước thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc lOMoAR cPSD| 45734214
b. Nhà nước của Nhân dân: Là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực
trong nhà nước và trong XH đều thuộc về ND - một nhà nước “dân là chủ”.
• Trong nhà nước DC, ND thực thi quyền lực thông qua hai
hìnhthức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
• HCM coi trọng hình thức DC trực tiếp, đồng thời sử dụng rộng
rãihình thức DC gián tiếp. Theo HCM, DC gián tiếp bao gồm: -
Quyền lực nhà nước là “thừa uỷ quyền” của ND. -
ND có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi
miễnnhững ĐB họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những
thiết chế mà họ đã lập nên. -
Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của NDc. Nhà
nước do dân
• Nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp
cáchmạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
• Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ”.
• Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân được thực thi
nhữngquyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng dụng đầy đủ
quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của mình.
• Nhà nước cần coi trọng việc giáo dục ND, đồng thời ND cũngphải
tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình.
d. Nhà nước vì nhân dân
- Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có
đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính
- Thước đo một Nhà nước vì dân là phải được lòng dân
- Trong NN vì dân, CB vừa là đày tớ, nhưng đồng thời phải vừa
làngười lãnh đạo của ND
- Nhà nước cần coi trọng việc giáo dục ND, đồng thời nhân dâncũng
phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình
4.2. Nhà nước pháp quyền lOMoAR cPSD| 45734214
a. Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
• HCM luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền tảng pháp lý cho Nhànước Việt Nam mới.
• 2/9/1945, Người đọc bản TNĐL tuyên bố với đồng bào cả nước
vànhân dân thế giới về sự khai sinh ra nhà nước mới là nước VNDCCH
• 3/9/1945, HCM đã đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử để lập Quốc
hộirồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới.
• 6/1/1946: cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi
• Ngày 2/3/1946, QH khóa I họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức,bộ
máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước
b. Nhà nước thượng tôn pháp luật *
Nhà nước quản lý XH bằng bộ máy và nhiều biện pháp khác
nhau,quan trọng nhất là quản lý bằng HP và PL *
Để thực hiện tốt, theo HCM cần phải:
• Làm tốt công tác lập pháp; chú trọng đưa pháp luật vào trong
cuộcsống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật.
• Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời khuyến
khíchND phê bình, giám sát công việc của NN, giám sát quá trình NN thực thi pháp luật
• CB các cấp, các ngành phải gương mẫu trong tuân thủ PL,
trướchết là cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp…
c. Pháp quyền nhân nghĩa
- Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ
các quyền conngười, chăm lo đến lợi ích của mọi người
- Pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện4.3. Nhà
nước trong sạch, vững mạnh lOMoAR cPSD| 45734214
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước • Kiểm soát
quyền lực NN là tất yếu
• Cần phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng CSVN
• Vấn đề kiểm soát QL NN dựa trên cách thức tổ chức bộ máy NNvà
việc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi QL NN.
• ND là chủ thể tối cao của quyền lực NN, vì thế, ND có quyềnkiểm soát quyền lực NN
b. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
• HCM thường nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục những
tiêucực. Đó là: Đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí, quan liêu; tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo…
• HCM chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan (…) và khách quan(…)
của những tiêu cực trên đây.
• Phòng chống tiêu cực trong nhà nước là nhiệm vụ hết sức khókhăn.
• HCM đã nêu ra những biện pháp khác nhau để phòng chống tiêucực trong Nhà nước
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc (Vai trò
của đại đoàn kết toàn dân tộc; lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Mặt trận
dân tộc thống nhất).
* TTHCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc a, Đại đoàn kết dân
tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lượcquyết định thành công của CM: -
HCM chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế
quốcthực dân nhằm giải phóng dân tộcgiải phóng giai cấp và giải phóng con
người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công
và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp,
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. lOMoAR cPSD| 45734214 -
Chính sách mặt trần của Đảng ta và Chủ tịch HCM đặt ra là để
thựchiện đoàn kết dân tộcNhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng
đắnĐảng ta và CT HCM đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộcđưa
CM VN giành được nhiều thắng lợi to lớn. -
HCM đã rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm “Đoàn kết làm ra
sứcmạnh". Người viết“Đoàn kết thì tạo ra sức mạnh, đoàn kết quyết định sự
sống còn và thành bại của cách mạng"; "Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà
thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt"...
b, Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc -
Trong tư tưởng HCMyêu nước- nhân nghĩa đoàn kết là sức mạnh,
làmạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác
định là mục tiêunhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả
mọi lĩnh vựctừ đường lốichủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng
Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động VN ngày 3-31951,
HCM đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: "Mục đích của Đảng
Lao động VN có thể gồm 8 chữ là Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". -
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời
cũnglà nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề
này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn
thành công nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối
đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp
cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng,
tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. lOMoAR cPSD| 45734214
HCM còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu
của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng
* TTHCM về nội dung của đại đoàn kết dân tộc.
a, Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân: -
Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là sự tập hợp, quy tụ thống nhất, sự
liênkết của tất cả những người VN yêu nước vào 1 khối thống nhất trong cuộc
đấu tranh chung: "Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục
vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ".
b, Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc: -
Phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của
dântộc. Truyền thống đó là sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến
thắng mọi thiên tai địch họa... cội nguồn -
Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Trong mỗi cá
nhâncũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu, khuyến điểm, mặt tốt, mặt xấu.
Cho nên, vì lợi ích của CM, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trong
cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi
mọi lực lượng. Lòng khoan dung, độ lượng ở HCM không phải là một sách
lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền
thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc CM mà Người suốt đời theo đuổi. -
Bên cạnh đó, cần có niềm tin vào nhân dân. Với HCM, yêu dân,
tindân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc
tối cao. Đây vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc, vừa là sự quán triệt sâu
sắc nguyên lí mác xít. Theo Người, dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là lOMoAR cPSD| 45734214
nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi
của CM, là nền, gốc, và chủ thể của Mặt trận.
* TTHCM về hình thức của đại đoàn kết dân tộc a, Hình thức tổ chức
của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất:
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong
đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợptổ chức lại thành 1 khối
vững chắcđược giác ngộ về mục tiêu chiến đấu Thung và hoạt động theo một
đường lối chính trị đúng đắnNếu không được như vậy, thì quần chúng hân dân
dù có đông tới hàng triệu, hàng trăm triệu con người cũng chỉ là một số đông
không có sức mạnh. Về 1 phương diện nào đó. Có thể khẳng định rằng, quá
trình tìm đường cứu nước của HCM cũng là quá trình tìm kiếm mô hình và
cách thức tổ chức quần chúng nhân dân, nhằm tạo sức mạnh cho quần chúng
trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng xã hộiDo vậy,, ngay
khi tìm thấy con đường cứu nướcHCM đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân
vào những tổ chức yêu nước phù hợp mà bao trùm là mặt trận dân tộc thống
nhấtMặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu
nướcnơi tập hợp mọi con dân ước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn bao
gồm cả những người VN định cư ở nước ngoàidù ở bất ở phương trời nào, nếu
tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc VNđều được coi là
mành viên của mặt trận.
Tùy theo từng thời kìcăn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ CM, cương lĩnh
và điều lệ của mặt trận dân tộc hóng thống nhất có thể có những nét khác nhau,
tên gọi của mặt trận dân tộc thống nhất theo đó, Cũng có thế khác nhau.
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận: -
Phài được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông- trí thức,
đặtdưới sự lãnh đạo của ng. lOMoAR cPSD| 45734214 -
Phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi
cơbản của các tầng lớp nhân n. -
Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn
kếtngày càng rộng rãi và bền ng. -
Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết
thậtsự, chân thành, thân ái úp đỡ nhau cùng tiến bộ.
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (Quan điểm
Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới; quan điểm Hồ Chí Minh
về những chuẩn mực đạo đức cách mạng; quan điểm của Hồ Chí Minh
về xây dựng con người).
* Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa là một phạm trù rộng lớn, bao gồm
tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lao động, sản xuất, sinh hoạt, giao tiếp. Văn hóa có vai trò to lớn đối với
đời sống xã hội, là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
Người đã khẳng định: •
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. •
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. •
Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. •
Văn hóa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
Về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ: •
Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và ở trong chính trị. •
Chỉ khi chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. •
Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển. lOMoAR cPSD| 45734214
Để xây dựng nền văn hóa mới, Hồ Chí Minh đề ra ba nguyên tắc: •
Dân tộc: văn hóa phải thể hiện được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc. •
Khoa học: văn hóa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời
phải phát triển phù hợp với thực tiễn của đất nước. •
Đại chúng: văn hóa phải phục vụ nhân dân, được nhân dân hưởng thụ.
Nền văn hóa mới mà Hồ Chí Minh hướng tới là một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa đó phải đáp ứng được những yêu cầu sau: •
Thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc: Văn hóa phải kế thừa và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời
phải sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, phù hợp với thời đại. •
Đảm bảo tính khoa học: Văn hóa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, đồng thời phải phát triển phù hợp với thực tiễn của đất nước. •
Phục vụ nhân dân: Văn hóa phải phục vụ nhân dân, được nhân dân hưởng thụ.
* Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Trung với nước, Hiếu với dân
Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng
đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn
nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”
(Quan niệm hạn hẹp trước đây, Hồ Chí Minh ví như là….)
Phẩm chất này được Hồ Chí Minh sử dụng với những nội dung mới, rộng
lớn: “Trung với nước, hiếu với dân”, đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu
sắc trong lĩnh vực đạo đức.
Trung với nước lOMoAR cPSD| 45734214
1. Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
2. Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
3. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hiếu với dân
1. Yêu dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc.
2. Đề cao tinh thần phục vụ nhân dân.
3. Luôn quan tâm chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
4. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí để dânbiết
và sử dụng quyền làm chủ của mình.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
1. Cần là siêng năng, chăn chỉ, lao động có hiệu quả, có kế hoạnh, cónăng
suất với tinh thần tự lực cánh sinh
2. Kiệm là tiết kiệm, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân
3. Liêm là tôn trọng của công và của dân. Phải luôn trong sạch, khôngtham lam
4. Chính là thẳng thắn, đứng đắn
5. Chí công vô tư là sự công bằng, công tâm không thiên tư, thiên vị,
làmviệc công minh, thẳng thắn vì lợi ích tập thể
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn, trước hết
dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người
bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. lOMoAR cPSD| 45734214
Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói
đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Có tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản
toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân
các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ,
hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền.
Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn
luôn kêu gọi phải tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời phải ra
sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
Ý nghĩa xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, nó
vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Hoàn
thành xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phân hợp thành để trong
chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, nó cũng có quan hệ mật thiết
đến nhiệm vị xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Người cho rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa” Đó là những con người “có tư tưởng và
tác phong XHCN”, “có ý thức làm chủ Nhà nước”, “thấm nhuần sâu sắc
tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình”,
“chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà”, “biết tự mình lo toan, gánh vác,
không ỷ lại, không ngồi chờ, đùn đẩy công việc”; đồng thời, phải biết “thắng