Đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tài liệu Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống, sẽ cung cấp đề đọc hiểu của tác phẩm trong chương trình học môn Tiếng Việt 4, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

B đề đọc hiu Tiếng Vit 4 Kết ni tri thc vi cuc sng
Đề đọc hiu s 1
“Ve đã ngưng tiếng hát
Phượng kết trái đầy cành
Sen cũng vừa tra ht
Lá phai dần sc xanh
Chùm vải đi đâu mất
Tiếng giông rền v đâu?
Cái nắng oi bc thế
Cũng biệt tăm nơi nào?
Gió hiền ngoan quá đỗi
Dìu mây bay lưng trời
Ngợp đường hương cốm mi
Va gn vừa xa xôi
Mùa thu về khp chn
Lá vàng sân nhà ai
ới đêm trăng lồng lng
Ếch siêng năng học bài”
(Sang thu, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc tr lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết theo th thơ nào?
A. Bn ch
B. Năm chữ
C. Sáu chữ
D. By ch
Câu 2. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 3. Ở hai kh thơ đầu, các hình ảnh thiên nhiên gợi nhc v mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 4. Ở hai kh thơ sau, mùa thu xuất hin với hình ảnh?
A. Gió, mây, hương cốm
B. Lá vàng, đêm trăng, ếch
C. C A, B đều đúng
D. C A, B đều sai
Câu 5. Câu thơ “Gió hiền ngoan quá đỗi” s dng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Điệp ng
C. n d
D. Nhân hóa
Câu 6. Trong câu thơ “Phượng kết trái đầy cành”, phần được gạch chân trả li cho
câu hỏi gì?
A. Là gì?
B. đâu?
C. Như thế nào?
D. Làm gì?
Câu 7. Xác định ch ng, v ng trong câu: Ve đã ngưng tiếng hát.
Câu 8. Tìm một câu hỏi trong bài thơ?
Đáp án
Câu 1. Bài thơ viết theo th thơ nào?
B. Năm chữ
Câu 2. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ?
C. Mùa thu
Câu 3. Ở hai kh thơ đầu, các hình ảnh thiên nhiên gợi nhc v mùa nào?
B. Mùa hạ
Câu 4. Ở hai kh thơ sau, mùa thu xuất hin với hình ảnh?
C. C A, B đều đúng
Câu 5. Câu thơ “Gió hiền ngoan quá đỗi” s dng biện pháp tu từ gì?
D. Nhân hóa
Câu 6. Trong câu thơ “Phượng kết trái đầy cành”, phần được gạch chân trả li cho
câu hỏi gì?
D. Làm gì?
Câu 7.
Ch ng: Ve
V ngữ: đã ngưng tiếng hát
Câu 8. Câu hỏi: Tiếng giông rền v đâu?
Đề đọc hiu s 2
“Mt tuần sau em gái tôi trở v trong vòng tay dang sẵn ca c b mẹ tôi: Bức
tranh của được trao gii nhất. lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi vin c đang dở
việc đẩy nh nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn c anh cùng
đi nhận giải”.
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bc tranh của thí sinh treo kín
bn bức tường. B, m tôi kéo tôi chen qua đám đông đ xem bc tranh ca Kiu
Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bu tri trong xanh. Mặt chú như ta ra mt th ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cp mắt, thế ngi của chú không chỉ s suy còn rất
mng na. M hi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chng hiểu sao tôi phải bám chặt ly tay m. Thoạt tiên sự
ng ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến
thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào ng ch đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – M vn hi hp.
Tôi không trả li m tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được vi mẹ, tôi sẽ nói
rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Bc tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc tr lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì?
A. Gii Nht
B. Giải Nhì
C. Gii Ba
D. Giải Tư
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai?
A. Người m
B. Người anh trai
C. Người b
D. Người ch gái
Câu 3. Chọn câu văn miêu t tâm trạng của người anh khi nhìn thy bức tranh n
thế nào?
A. Tôi giật sững người.
B. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
C. Thoạt tiên là sự ng ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu h.
D. Chng hiểu sao tôi phải bám chặt ly tay m.
Câu 5. Tìm các câu văn miêu tả bc tranh.
Câu 6. Xác định các thành phần câu trong: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn
ra ngoài cửa sổ, nơi bầu tri trong xanh.
Câu 7. Tìm một câu sử dng du gạch ngang. Nêu tác dụng ca du gch
ngang.
Câu 8. Tìm năm danh từ trong đoạn trích trên.
Đáp án
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì?
A. Gii Nht
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai?
B. Người anh trai
Câu 3. Chọn câu văn miêu t tâm trạng của người anh khi nhìn thy bức tranh n
thế nào?
C. Thoạt tiên là sự ng ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu h.
Câu 5. Các câu văn miêu t bc tranh: Trong tranh, một chú đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bu tri trong xanh. Mặt chú như ta ra mt th ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cp mắt, tư thế ngi của chú không chỉ s suy còn rất
mng na.
Câu 6. Xác định các thành phần câu trong: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn
ra ngoài cửa sổ, nơi bầu tri trong xanh.
Trng ngữ: Trong tranh, ngoài cửa sổ, nơi bầu tri trong xanh
Ch ng: một chú bé
V ngữ: đang ngồi nhìn ra
Câu 7.
Câu sử dng du gạch ngang: “- Con có nhận ra con không?”
Tác dụng: báo hiệu mt lời nói trong đoạn đối thoi
Câu 8. Năm danh từ gm: bức tranh, em gái, thí sinh, cửa sổ, chú bé.
Đề đọc hiu s 3
Con chim chin chin
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập tri xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói.
Chim ơi, chim nói
Chuyn chi, chuyn chi?
Lòng vui bối ri
Đời lên đến thì…
Tiếng ngc trong veo
Chim gieo tng chui
Lòng chim vui chiều
Hót không biết mi.
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sa
Đồng quê chan chứa
Nhng li chim ca
Bay cao, cao vút
Chim biến mt ri
Ch còn tiếng hót
Làm xanh da trời…
(Con chim chin chin, Huy Cn)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc tr lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết v loài chim nào?
A. Chim chích bông
B. Chim chin chin
C. Chim tu hú
D. Chim sơn ca
Câu 2. Câu thơ “Tiếng hót long lanh/Như cành sương chói” s dng biện pháp tu
t gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Điệp ng
D. Đảo ng
Câu 3. Xác định th thơ của bài thơ?
A. Bn ch
B. Năm chữ
C. Sáu chữ
D. By ch
Câu 4. Trong câu thơ “Chim biến mt rồi”, phần được gạch chân trả lời cho câu hi
gì?
A. Làm gì?
B. Là gì?
C. Khi nào?
D. đâu?
Câu 5. Từ “bay” là từ loại gì?
A. Danh t
B. Động t
C. Tính từ
D. Thán từ
Câu 6. Tìm các từ láy trong bài thơ trên.
Câu 7. Đặt câu với các từ láy vừa tìm được.
Câu 8. Tra t đin, giải thích nghĩa của c từ sau: lon ton, màu sắc, lấp lánh, vui
tươi.
Đáp án
Câu 1. Bài thơ viết v loài chim nào?
B. Chim chin chin
Câu 2. Câu thơ “Tiếng hót long lanh/Như cành sương chói” s dng biện pháp tu
t gì?
A. So sánh
Câu 3. Xác định th thơ của bài thơ?
A. Bn ch
Câu 4. Trong câu thơ “Chim biến mt rồi”, phần được gạch chân trả lời cho câu hi
gì?
A. Làm gì?
Câu 5. Từ “bay” là từ loại gì?
B. Động t
Câu 6. Các từ láy gồm: ngọt ngào, long lanh, bối ri, chan cha
Câu 7.
Thu có giọng nói ngọt ngào, ấm áp.
Nhng giọt sương long lanh còn đọng trên chiếc lá.
Tôi cảm thy bi ri khi gp lại người bạn cũ.
Ging ca chan chứa tình cảm ngọt ngào.
Câu 8.
lon ton: gi t dáng đi, chạy (thường của tr em) vi những bước ngn,
nhanh nhn
màu sắc: các màu nói chung
lấp lánh: có ánh sáng phản chiếu không liên tục, nhưng đều đặn, v sinh động
vui tươi: vui vẻ và tươi tắn
| 1/12

Preview text:


Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề đọc hiểu số 1
“Ve đã ngưng tiếng hát
Phượng kết trái đầy cành
Sen cũng vừa tra hạt
Lá phai dần sắc xanh
Chùm vải đi đâu mất
Tiếng giông rền về đâu?
Cái nắng oi bức thế
Cũng biệt tăm nơi nào?
Gió hiền ngoan quá đỗi
Dìu mây bay lưng trời
Ngợp đường hương cốm mới
Vừa gần vừa xa xôi
Mùa thu về khắp chốn Lá vàng sân nhà ai
Dưới đêm trăng lồng lộng
Ếch siêng năng học bài”
(Sang thu, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Bảy chữ
Câu 2. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 3. Ở hai khổ thơ đầu, các hình ảnh thiên nhiên gợi nhắc về mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 4. Ở hai khổ thơ sau, mùa thu xuất hiện với hình ảnh? A. Gió, mây, hương cốm
B. Lá vàng, đêm trăng, ếch C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Câu thơ “Gió hiền ngoan quá đỗi” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 6. Trong câu thơ “Phượng kết trái đầy cành”, phần được gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? A. Là gì? B. Ở đâu? C. Như thế nào? D. Làm gì?
Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Ve đã ngưng tiếng hát.
Câu 8. Tìm một câu hỏi trong bài thơ? Đáp án
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? B. Năm chữ
Câu 2. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ? C. Mùa thu
Câu 3. Ở hai khổ thơ đầu, các hình ảnh thiên nhiên gợi nhắc về mùa nào? B. Mùa hạ
Câu 4. Ở hai khổ thơ sau, mùa thu xuất hiện với hình ảnh? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Câu thơ “Gió hiền ngoan quá đỗi” sử dụng biện pháp tu từ gì? D. Nhân hóa
Câu 6. Trong câu thơ “Phượng kết trái đầy cành”, phần được gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? D. Làm gì? Câu 7. ⚫ Chủ ngữ: Ve
⚫ Vị ngữ: đã ngưng tiếng hát
Câu 8. Câu hỏi: Tiếng giông rền về đâu?
Đề đọc hiểu số 2
“Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức
tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở
việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều
Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ
mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự
ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến
thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói
rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất B. Giải Nhì C. Giải Ba D. Giải Tư
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? A. Người mẹ B. Người anh trai C. Người bố D. Người chị gái
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
A. Tôi giật sững người.
B. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
D. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.
Câu 5. Tìm các câu văn miêu tả bức tranh.
Câu 6. Xác định các thành phần câu trong: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn
ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
Câu 7. Tìm một câu có sử dụng dấu gạch ngang. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
Câu 8. Tìm năm danh từ trong đoạn trích trên. Đáp án
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? B. Người anh trai
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Câu 5. Các câu văn miêu tả bức tranh: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Câu 6. Xác định các thành phần câu trong: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn
ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
Trạng ngữ: Trong tranh, ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh Chủ ngữ: một chú bé
Vị ngữ: đang ngồi nhìn ra Câu 7.
⚫ Câu sử dụng dấu gạch ngang: “- Con có nhận ra con không?”
⚫ Tác dụng: báo hiệu một lời nói trong đoạn đối thoại
Câu 8. Năm danh từ gồm: bức tranh, em gái, thí sinh, cửa sổ, chú bé.
Đề đọc hiểu số 3
Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói. Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi? Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì…
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui chiều
Hót không biết mỏi. Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa Những lời chim ca Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời…
(Con chim chiền chiện, Huy Cận)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về loài chim nào? A. Chim chích bông B. Chim chiền chiện C. Chim tu hú D. Chim sơn ca
Câu 2. Câu thơ “Tiếng hót long lanh/Như cành sương chói” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Đảo ngữ
Câu 3. Xác định thể thơ của bài thơ? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Bảy chữ
Câu 4. Trong câu thơ “Chim biến mất rồi”, phần được gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? A. Làm gì? B. Là gì? C. Khi nào? D. Ở đâu?
Câu 5. Từ “bay” là từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Thán từ
Câu 6. Tìm các từ láy trong bài thơ trên.
Câu 7. Đặt câu với các từ láy vừa tìm được.
Câu 8. Tra từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau: lon ton, màu sắc, lấp lánh, vui tươi. Đáp án
Câu 1. Bài thơ viết về loài chim nào? B. Chim chiền chiện
Câu 2. Câu thơ “Tiếng hót long lanh/Như cành sương chói” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh
Câu 3. Xác định thể thơ của bài thơ? A. Bốn chữ
Câu 4. Trong câu thơ “Chim biến mất rồi”, phần được gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? A. Làm gì?
Câu 5. Từ “bay” là từ loại gì? B. Động từ
Câu 6. Các từ láy gồm: ngọt ngào, long lanh, bối rối, chan chứa Câu 7.
⚫ Thu có giọng nói ngọt ngào, ấm áp.
⚫ Những giọt sương long lanh còn đọng trên chiếc lá.
⚫ Tôi cảm thấy bối rối khi gặp lại người bạn cũ.
⚫ Giọng ca chan chứa tình cảm ngọt ngào. Câu 8.
⚫ lon ton: gợi tả dáng đi, chạy (thường là của trẻ em) với những bước ngắn, nhanh nhẹn
⚫ màu sắc: các màu nói chung
⚫ lấp lánh: có ánh sáng phản chiếu không liên tục, nhưng đều đặn, vẻ sinh động
⚫ vui tươi: vui vẻ và tươi tắn