Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 năm 2025 (Đề 7)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 năm 2025 (Đề 7) được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Đề kho sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và thc hin các yêu cu n dưới:
“Nhiều người An Nam thích bp b năm ba tiếng Tây hơn diễn t ý tưởng cho
mch lc bng tiếng nước mình. Hình như đối vi h, vic s dng Pháp ng
mt du hiu thuc giai cp quý tộc, cũng như sử dụng nước sui Pê-ri-ê (Perrier)
và rượu khai v biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam b Tây
hóa hiện nay tưởng rng khi cóp nht nhng cái tầm thường ca phong hóa châu
Âu h s làm cho đồng bào ca mình tin là hc đã được đào to theo kiu Tây
phương”.
(Nguyn An Ninh, Tiếng m đẻ - ngun gii phóng các dân tc b áp bc)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phong cách ngôn ng của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề.
Câu 3 (1đ): Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì?
Câu 4 (1đ): Hãy chỉ ra giá tr thi s ca vấn đề trong giai đoạn hin nay?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị lun v ý kiến: “Gc ca s hc là học làm người”.
Câu 2 (5đ): Phân tích nỗi thng kh của người nông dân b áp bức trước ch
mng qua nhân vt Chí Phèo trong truyn Chí Phèo ca Nam Cao.
Đáp án Đề kho sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Câu 1 (0,5đ):
Phong cách ngôn ng: chính lun.
Câu 2 (0,5đ):
Câu văn nêu khái quát ch đề: “Nhiều người An Nam thích bp b năm ba tiếng
Tây hơn diễn t ý tưởng mch lc bng tiếng nước mình.”
Câu 3 (1đ):
Bài hc rút ra:
Tác gi phê phán hiện tượng học đòi tiếng Tây ca mt b phận con ngưi Vit
Nam (trong những năm đầu ca thế k XX 1925).
Câu 4 (1đ):
Tính thi s ca vn đề trong giai đoạn hin nay:
- Biết tiếng nước ngoài, hc tiếng nước ngoài mt yêu cu trong quá trình hi
nhập nhưng không cùng nghĩa vi vic lm dng nhng th tiếng đó vào cuộc
sng phi trau di tiếng m đẻ.
- Phi bo vphát huy v đẹp ca tiếng m đẻ.
II. Làm văn (7đ);
Câu 1 (2đ):
Dàn ý ngh lun v ý kiến “Gốc ca s hc là học làm người”
1. M bài
Gii thiu vấn đề cn ngh lun: “Gc ca s hc là học làm người”.
2. Thân bài
a. Gii thích
Gc: ngun gốc, cái cơ bản, ct lõi ca vấn đề.
Học làm người: học để s dng c tri thức, đạo đức trong vic rèn luyn nhân
cách để hoàn thin bn thân.
b. Phân tích
Ch khi rèn luyn tt nhân cách ca bn thân thì chúng ta mi có th làm tt nhng
điu khác.
Học làm người để rèn luyn nhng k năng cơ bn nht, những điều nh nht nht.
Chúng ta không th b giai đoạn này để phát trin nhân cách của con người.
c. Chng minh
Hc sinh la chn nhng dn chng tiêu biểu để minh ha cho luận điểm ca
mình.
d. Phn bin
những người lười biếng, không chu hc tp, trau dồi để hoàn thin bản thân…
đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Liên h bn thân và rút ra bài hc.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích Ni thng kh của người nông dân b áp bức trước Cách mng
qua nhân vt Chí Phèo
1. M bài
Gii thiu tác gi Nam Cao, truyn ngn Chí Phèo ni thng kh của người
nông dân b áp bức trước Cách mng qua nhân vt Chí Phèo.
2. Thân bài
Chí Phèo một đa không cha không m, t c thân, hết đi cho nhà này li
đi cho nhà n mt tuổi thơ đầy bt hạnh, đáng thương!
Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến và b đẩy vào tù.
Sau tám năm đi về, Chí hoàn toàn thay đi tr nên tha hóa biến cht n
thc dân làm tha hóa, biến cht.
Gây nhiu chuyện động tri: xát với ng ri rch mặt, kêu làng ăn v;
cm dao nhọn đến nhà Bá Kiến ln th hai xin đi ở tù;…
Chí b đầu độc bng rượu và các món li khác; tr thành k đâm thuê chém mướn.
Sau đêm ăn nằm vi th N, hn mun thoát khi lt qu d, mun tr li làm
người nhưng không ai cho hắn hội Hắn đến gp Kiến để "đòi lương
thiện", đâm chết Bá Kiến ri t sát Quy lut khc lit đời: "ác gi ác báo!".
Mt nhân vật điển hình cho s thng kh lưu manh hóa ca tng lp nông
dân nghèo trong xã hi thc dân phong kiến.
3. Kết bài
Khẳng định li giá tr ni dung và ngh thut ca tác phm.
-----------------------
| 1/3

Preview text:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho
mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là
một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier)
và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây
hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu
Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”.

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề.
Câu 3 (1đ): Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì?
Câu 4 (1đ): Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay? II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về ý kiến: “Gốc của sự học là học làm người”.
Câu 2 (5đ): Phân tích nỗi thống khổ của người nông dân bị áp bức trước Cách
mạng qua nhân vật Chí Phèo trong truyện Chí Phèo của Nam Cao.
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ):
Phong cách ngôn ngữ: chính luận. Câu 2 (0,5đ):
Câu văn nêu khái quát chủ đề: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng
Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.”
Câu 3 (1đ): Bài học rút ra:
Tác giả phê phán hiện tượng học đòi tiếng Tây của một bộ phận con người ở Việt
Nam (trong những năm đầu của thế kỉ XX – 1925). Câu 4 (1đ):
Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay:
- Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu trong quá trình hội
nhập nhưng không cùng nghĩa với việc lạm dụng những thứ tiếng đó vào cuộc
sống → phải trau dồi tiếng mẹ đẻ.
- Phải bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. II. Làm văn (7đ); Câu 1 (2đ):
Dàn ý nghị luận về ý kiến “Gốc của sự học là học làm người” 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Gốc của sự học là học làm người”. 2. Thân bài
a. Giải thích
Gốc: nguồn gốc, cái cơ bản, cốt lõi của vấn đề.
Học làm người: học để sử dụng các tri thức, đạo đức trong việc rèn luyện nhân
cách để hoàn thiện bản thân. b. Phân tích
Chỉ khi rèn luyện tốt nhân cách của bản thân thì chúng ta mới có thể làm tốt những điều khác.
Học làm người để rèn luyện những kỹ năng cơ bản nhất, những điều nhỏ nhặt nhất.
Chúng ta không thể bỏ giai đoạn này để phát triển nhân cách của con người. c. Chứng minh
Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.
d. Phản biện
Có những người lười biếng, không chịu học tập, trau dồi để hoàn thiện bản thân… → đáng bị phê phán. 3. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích Nỗi thống khổ của người nông dân bị áp bức trước Cách mạng
qua nhân vật Chí Phèo 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và nỗi thống khổ của người
nông dân bị áp bức trước Cách mạng qua nhân vật Chí Phèo. 2. Thân bài
Chí Phèo là một đứa không cha không mẹ, tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại
đi ở cho nhà nọ → một tuổi thơ đầy bất hạnh, đáng thương!
Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến và bị đẩy vào tù.
Sau tám năm đi tù về, Chí hoàn toàn thay đổi trở nên tha hóa biến chất → nhà tù
thực dân làm tha hóa, biến chất.
Gây nhiều chuyện động trời: Xô xát với Lý Cường rồi rạch mặt, kêu làng ăn vạ;
cầm dao nhọn đến nhà Bá Kiến lần thứ hai xin đi ở tù;…
Chí bị đầu độc bằng rượu và các món lợi khác; trở thành kẻ đâm thuê chém mướn.
Sau đêm ăn nằm với thị Nở, hắn muốn thoát khỏi lốt quỷ dữ, muốn trở lại làm
người nhưng không ai cho hắn cơ hội → Hắn đến gặp Bá Kiến để "đòi lương
thiện", đâm chết Bá Kiến rồi tự sát → Quy luật khốc liệt ở đời: "ác giả ác báo!".
→ Một nhân vật điển hình cho sự thống khổ và lưu manh hóa của tầng lớp nông
dân nghèo trong xã hội thực dân phong kiến. 3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. -----------------------